Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Sổ tay kiến thức pháp luật dành cho hòa giải viên ở cơ sở (tập 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.73 KB, 101 trang )

UBND TỈNH GIA LAI
SỞ TƯ PHÁP

SỔ TAY

KIẾN THỨC PHÁP LUẬT
DÀNH CHO
HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ

(TẬP 2)

NĂM 2017
1

2


SỔ TAY

KIẾN THỨC PHÁP LUẬT
DÀNH CHO
HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ
(TẬP 2)

3

4


LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng pháp luật cho


cán bộ, công chức quản lý nhà nước về cơng tác hồ
giải ở cơ sở và đội ngũ hồ giải viên trên địa bàn tỉnh,
Sở Tư pháp tiếp tục biên tập cuốn “Sổ tay kiến thức
pháp luật dành cho hòa giải viên ở cơ sở - Tập 2” để
làm tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về cơng tác hịa giải ở
cơ sở; giới thiệu những quy định cơ bản của một số lĩnh
vực pháp luật thường được vận dụng trong cơng tác hịa
giải ở cơ sở.
Cuốn sổ tay gồm có 04 phần:
Phần 1 - Lĩnh vực pháp luật đất đai, xây dựng, bảo
vệ môi trường.
Phần 2 - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
Phần 3 - Pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Phần 4 - Các bước tiến hành hòa giải và kỹ năng
hòa giải ở cơ sở.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Gia Lai, tháng 7 năm 2017
BAN BIÊN TẬP

5

6


Phần 1
LĨNH VỰC PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI,
XÂY DỰNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
A. LĨNH VỰC PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
I. HÀNH VI BỊ CẤM TRONG LĨNH VỰC ĐẤT
ĐAI

Điều 12 Luật đất đai năm 2013 quy định nghiêm cấm
những hành vi sau:
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai
- Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển
dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện
tích đất (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP
ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực đất đai).
- Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử
dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết
thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia
hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi
chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy
định của pháp luật về đất đai (Khoản 1 Điều 3 Nghị định
số 102/2014/NĐ-CP).
- Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm
suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc
giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác
định (Khoản 25 Điều 3 Luật đất đai năm 2013).

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được công bố
- Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh
vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ
mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm
năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh
vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành
chính trong một khoảng thời gian xác định (Khoản 2

Điều 3 Luật đất đai năm 2013).
- Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy
hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong
kỳ quy hoạch sử dụng đất (Khoản 3 Điều 3 Luật đất
đai năm 2013).
Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng 10 năm một
lần, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng 05 năm một
lần, riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được xây
dựng hàng năm.
Để Nhà nước có thể thực hiện được các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ
mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu thì người sử
dụng đất cần sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
3. Khơng sử dụng, sử dụng đất khơng đúng mục
đích
Đất đai là một loại tư liệu sản xuất quan trọng. Nếu
như người sử dụng đất có đất mà khơng sử dụng thì đó
chính là hành vi trực tiếp gây lãng phí đất đai. Sử dụng

7

8


đất khơng đúng mục đích là việc người sử dụng đất
khơng sử dụng đúng theo mục đích đã đăng ký với Nhà
nước. Việc sử dụng đất khơng đúng mục đích vừa gây
khó khăn cho quản lý nhà nước, đồng thời cũng có thể là
hành vi gián tiếp gây lãng phí đất đai.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật
khi thực hiện quyền của người sử dụng đất
Hành vi này được thể hiện cụ thể như tự ý chuyển
nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là GCNQSDĐ), đất
đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi
hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng khơng được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn; tự ý chuyển
nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lơ, bán
nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở…
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân
Mục đích của việc cấm hành vi này nhằm hạn chế tích
tụ đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp - loại đất sản xuất
đặc biệt quan trọng. Hạn mức nhận chuyển quyền cụ thể
đối với từng loại đất được quy định tại Điều 44 Nghị
định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
(gọi tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP). Các hộ gia
đình, cá nhân chỉ được chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp nằm trong hạn mức này.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử
dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền
Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất
và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo

yêu cầu của chủ sở hữu.
Đăng ký sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, bao gồm cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến
động theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai năm 2013 là
hoạt động bắt buộc đối với người sử dụng đất, nhằm
phục vụ cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
Đất đai tại Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện việc trao
quyền sử dụng đất cho các chủ thể khác trong xã hội sử
dụng và các chủ thể sử dụng đất có nghĩa vụ phải thực
hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Ngoài các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất được quy định tại Điều 110 Luật đất đai
năm 2013, người sử dụng đất có nghĩa vụ phải thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy
định về quản lý đất đai
Các sai phạm trong hoạt động quản lý đất đai có thể
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là gây thất
thoát tài nguyên đất đai của quốc gia, ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Do đó,

9

10


người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định

về quản lý đất đai có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
đối với hành vi của mình.
9. Khơng cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất
đai không chính xác theo quy định của pháp luật
Hành vi khơng cung cấp hoặc cung cấp thông tin
về đất đai không chính xác có thể bị phạt tiền đến tối
đa 3.000.000 đồng căn cứ theo tính chất của hành vi
vi phạm.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện
quyền của người sử dụng đất theo quy định của
pháp luật
Nhà nước bảo đảm quyền cho chủ thể sử dụng đất hợp
pháp nhưng các quyền đó phải nằm trong giới hạn, bảo
đảm không xâm phạm đến quyền của chủ thể sử dụng
đất hợp pháp khác.
II. QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
1. Quyền chung của người sử dụng đất
Điều 166 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng
đất có các quyền sau:
a. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đây là một trong những quyền rất quan trọng của
người sử dụng đất. Thông qua GCNQSDĐ, Nhà nước
xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước - với tư cách
là chủ sở hữu đất đai đối với các tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân được Nhà nước giao đất cho sử dụng. Mặt khác,
GCNQSDĐ cịn có ý nghĩa xác định phạm vi, giới hạn
quyền và nghĩa vụ mà mỗi người sử dụng đất được phép

thực hiện (ranh giới sử dụng đất, thời hạn và mục đích

sử dụng…).
Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định:
GCNQSDĐ “là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản
khác gắn liền với đất”. Đây là cơ sở để người sử dụng
đất được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp về đất đai và
được Nhà nước bảo hộ khi quyền của họ bị xâm hại, là
điều kiện để họ được nhận bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất và là cơ sở pháp lý cần thiết trong việc giải quyết
các tranh chấp về đất đai.
Những chủ thể sử dụng đất đai hợp pháp sẽ được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ.
b. Quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư
trên đất
Thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất là những
sản phẩm lao động hoặc đầu tư của người sử dụng, gồm:
- Những tài sản gắn liền với đất như: nhà cửa, vật kiến
trúc, cây trồng...
- Khả năng sinh lợi, lợi thế được tạo nên trong quá
trình sử dụng đất như cải tạo, khai phá, san lấp, tôn tạo...
- Sản phẩm thu hoạch từ cây trồng, vật nuôi.
Người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật bảo hộ
quyền hưởng một cách tuyệt đối tất cả thành quả lao
động và đầu tư trên đất được giao.
c. Quyền được bảo vệ và nhận lợi ích từ hoạt động
của Nhà nước, gồm:

11


12


- Được hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước
về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp mang lại.
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải
tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm
đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy
định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi
phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những
hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
2. Quyền thực hiện giao dịch dân sự đối với quyền
sử dụng đất
2.1. Các giao dịch dân sự đối với đất đai
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, có 8 loại
giao dịch dân sự sau đây được thực hiện đối với quyền
sử dụng đất, bao gồm:
- Chuyển đổi: là việc các bên thỏa thuận chuyển giao
đất và quyền sử dụng đất cho nhau.
- Chuyển nhượng: là việc các bên thỏa thuận, theo đó
bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất
và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn
bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển
nhượng.
- Cho thuê: là việc thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong

một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục
đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn. Chủ thể có

quyền cho thuê đất không phải là chủ thể sử dụng đất dưới
hình thức được Nhà nước cho thuê đất.
- Cho thuê lại: đối với chủ thể sử dụng đất dưới hình
thức Nhà nước cho th đất thì việc chủ thể đó cho chủ
thể khác thuê quyền sử dụng đất được gọi là cho thuê lại.
- Thừa kế: là việc chuyển quyền sử dụng đất của
người chết sang cho người thừa kế.
- Tặng cho: là việc các bên thỏa thuận, theo đó bên
tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho
mà khơng u cầu đền bù, cịn bên được tặng cho đồng ý
nhận.
- Thế chấp: là việc các bên thỏa thuận, theo đó bên sử
dụng đất (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của
mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên
kia (bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử
dụng đất trong thời hạn thế chấp.
- Góp vốn: là việc các bên thỏa thuận, theo đó người
sử dụng đất (bên góp vốn) góp phần vốn của mình bằng
giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh
với chủ thể khác.
2.2. Chủ thể được phép thực hiện giao dịch dân sự
đối với đất đai
* Có 04 nhóm chủ thể được phép thực hiện các giao
dịch dân sự đối với đất đai, bao gồm:
- Tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, đơn
vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ

13

14


chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định
của pháp luật về dân sự.
Các quyền cụ thể của tổ chức trong nước được quy
định tại Mục 2 Chương XI Luật đất đai năm 2013 từ
Điều 173 đến Điều 178.
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước
Các quyền cụ thể của hộ gia đình, cá nhân trong nước
được quy định tại Điều 179 và Điều 180 Luật đất đai
năm 2013.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật về quốc tịch, nghĩa là bao gồm công dân
mang quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú,
sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam
định cư ở nước ngoài được hiểu là người Việt Nam đã
từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của
họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con,
cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
(Khoản 3, 4 Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008).
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bao gồm
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu
tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy
định của pháp luật về đầu tư.

Các quyền cụ thể của người Việt Nam định cư ở nước
ngồi và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy
định từ Điều 183 đến Điều 187 Luật đất đai năm 2013.
* 03 nhóm chủ thể cịn lại khơng được phép thực hiện
08 loại giao dịch dân sự nêu trên đối với quyền sử dụng
đất, gồm có:

- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam
sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bn,
phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong
tục, tập qn hoặc có chung dịng họ;
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện,
thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện,
trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn
giáo và cơ sở khác của tơn giáo;
- Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan
đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại giao
được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện
của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ
chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên
chính phủ.
2.3. Điều kiện thực hiện giao dịch dân sự đối với đất
đai
Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định chủ thể
được phép thực hiện giao dịch dân sự đối với đất đai bao
gồm hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong nước, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi để có thể thực hiện quyền năng của
mình cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định
tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013;
- Đất khơng có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi
hành án;

15

16


- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện trên, pháp luật đất đai còn đặt ra
một số điều kiện riêng về:
- Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất được
Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm (Điều
189);
- Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông
nghiệp (Điều 190);
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất (Điều 191);
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng,
tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện (Điều 192);
- Điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê
quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu
tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (Điều 193);
- Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong
thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; dự
án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng

hoặc cho thuê (Điều 194).
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan
đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
vào sổ địa chính.
2.4. Công chứng, chứng thực văn bản chuyển quyền
Các văn bản chuyển quyền bắt buộc phải công chứng
tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực
tại UBND cấp xã, bao gồm: Hợp đồng chuyển nhượng,

tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường
hợp kinh doanh bất động sản.
Các văn bản chuyển quyền không bắt buộc phải công
chứng hoặc chứng thực bao gồm: Hợp đồng cho thuê,
cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng
đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các
bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh
bất động sản. Các văn bản này có thể được cơng chứng
hoặc chứng thực nếu các bên có yêu cầu.
Riêng văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc
chứng thực theo quy định của pháp luật dân sự.
III. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 170 Luật đất đai năm 2013 quy định người sử
dụng đất có 07 nghĩa vụ chung, cụ thể:
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất,

đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lịng đất và chiều
cao trên khơng, bảo vệ các cơng trình cơng cộng trong
lịng đất và tn theo các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
- Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ
tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật.

17

18


- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không
làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
có liên quan.
- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm
thấy vật trong lịng đất.
- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất,
khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Các tranh chấp đất đai mang tính phổ biến và phức
tạp, có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Tính phức tạp của nó
khơng chỉ dừng lại ở khía cạnh tranh chấp dân sự mà
cịn có thể dẫn đến các vụ án hình sự, thậm chí cịn mang

tính chính trị, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Vì vậy,
giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung rất quan
trọng và không thể thiếu của pháp luật đất đai.
1. Khái niệm tranh chấp đất đai và giải quyết
tranh chấp đất đai
a. Tranh chấp đất đai
Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong
quan hệ đất đai”.
Tranh chấp đất đai có các đặc điểm sau:
- Không tranh chấp về quyền sở hữu: Đối tượng của
tranh chấp không là quyền sở hữu đất và các chủ thể
tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền

sở hữu đối với đất, bởi lẽ đất đai tại Việt Nam thuộc về
sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu,
chứ không thuộc về từng cá nhân riêng lẻ. Các chủ thể
sử dụng đất không nắm giữ quyền sở hữu đất mà chỉ
nắm giữ quyền sử dụng đất.
- Các tranh chấp đất đai ngày càng gay gắt, phức tạp
trong bối cảnh kinh tế thị trường, người dân ý thức được
giá trị của đất. Khi đó, mỗi diện tích đất, thậm chí rất
nhỏ cũng có thể làm phát sinh tranh chấp lớn.
- Tranh chấp đất đai có khả năng lơi kéo nhiều người,
gây bất ổn chính trị, mất ổn định xã hội. Đặc biệt là
tranh chấp đất đai giữa các dòng họ, tài sản chung
khác... thuộc quyền sử dụng của nhiều chủ thể khiến cho
việc giải quyết tranh chấp rất khó khăn, dẫn đến việc các
bên “tự giải quyết” tranh chấp mà không tuân thủ các

quy định của pháp luật cũng như không cần đến sự can
thiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
b. Giải quyết tranh chấp đất đai
Khi các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất bị xâm phạm thì tâm lý nói chung của người sử dụng
đất là muốn được phục hồi quyền lợi, các lợi ích được
xem xét bảo vệ và được tơn trọng. Do đó, Nhà nước phải
can thiệp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp này.
Các biện pháp giải quyết không nhất thiết cứ phải khiếu
kiện đến các cơ quan nhà nước mà có thể thơng qua
nhiều con đường khác nhau từ cộng đồng, từ sự chia sẻ
của xã hội và vai trị trung gian hồ giải ở cơ sở, hịa giải
của các tổ chức đồn thể. Tuy nhiên, nếu những biện
pháp giáo dục thuyết phục từ cộng đồng vẫn khơng thể
đạt được sự nhất trí của các bên đương sự thì đương

19

20


nhiên bằng con đường tư pháp, bằng con đường hành
chính, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có
trách nhiệm bình ổn các quan hệ xã hội thơng qua việc
áp dụng pháp luật để giải quyết mọi quyền lợi chính
đáng của các bên đương sự. Qua việc giải quyết đó,
quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất được khôi
phục, mang lại niềm tin cho người bị xâm hại, đồng
thời khuyến cáo người vi phạm pháp luật về các trách
nhiệm pháp lý có thể được áp dụng để xử lý đối với

hành vi vi phạm.
Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết
các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp
luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
trong quan hệ đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai có các đặc điểm sau:
- Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Để giải quyết một tranh
chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự
thương lượng, thỏa thuận với nhau. Trường hợp giữa
các bên không thể tự thỏa thuận để đi đến thống nhất thì
cơ quan nhà nước sẽ can thiệp. Theo đó, các cơ quan
nhà nước vận dụng quy định của pháp luật liên quan để
giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục
quy định.
- Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là
tranh chấp đất đai, trong đó các đương sự yêu cầu cơ
quan nhà nước xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của
các bên đối với khu đất đang bị tranh chấp.

- Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai
sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực
pháp luật.
- Đề cao hịa giải, huy động đồn thể địa phương tham
gia.
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như: nhà, xây
dựng...

- Cần phải hiểu phong tục, tập quán địa phương để có
cách giải quyết thỏa đáng.
Mục đích của việc giải quyết tranh chấp đất nhằm:
- Giải quyết bất đồng, bảo vệ quyền cho các chủ thể
có quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Duy trì ổn định trật tự xã hội.
- Thể hiện vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất
đai bao gồm: Tòa án nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
Trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai liên
quan đến địa giới hành chính, Quốc hội và Chính phủ
cũng là các chủ thể có quyền quyết định.
a) Tịa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai trong các trường hợp:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong
các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều
100 Luật đất đai năm 2013.

21

22


Nếu các đương sự không đồng ý với kết quả giải
quyết lần 1 thì có thể khiếu nại để giải quyết lần 2 hoặc
khởi kiện tại Tịa án theo trình tự tố tụng hành chính.
Ngồi ra, khoản 4 Điều 29 Luật đất đai năm 2013 quy

định: Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị
hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành
chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp

đặc biệt nếu không đạt được sự nhất trí về phân định địa
giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa
giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định
như sau:
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của
đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của
đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Khi có tranh chấp đất đai phát sinh, Nhà nước khuyến
khích các bên tranh chấp đất đai tự hịa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở.
a. Hòa giải tại UBND cấp xã
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hịa
giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất tranh chấp để hịa giải.
Điều 202 Luật đất đai năm 2013, Điều 88 Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, khoản
57 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày
06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị
định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai quy định thủ
tục hòa giải tại UBND cấp xã như sau:

- Trong 45 ngày từ ngày nhận đơn yêu cầu giải quyết
tranh chấp đất đai, UBND xã phải lập Hội đồng hịa giải

23

24

- Các đương sự khơng có các loại giấy tờ trên nhưng
lựa chọn khởi kiện tại Tịa án mà khơng giải quyết tại
UBND cấp có thẩm quyền.
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
b) Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp đất đai trong trường hợp: các đương sự tranh chấp
về đất mà khơng có một trong các loại giấy tờ nêu trên
để chứng minh quyền của mình đối với đất.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp cụ thể như sau:
Đương sự

Thẩm quyền
Giải quyết lần 1 Giải quyết lần 2

Hộ gia đình, cá Chủ tịch UBND Chủ tịch UBND
nhân, cộng đồng cấp huyện
cấp tỉnh
dân cư với nhau.
Một bên là tổ Chủ tịch UBND Bộ trưởng Bộ
chức, cơ sở tôn cấp tỉnh
Tài ngun Mơi
giáo, người Việt
trường.

Nam định cư ở
nước ngồi, doanh
nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài


(gồm: đại diện UBND, Mặt trận Tổ quốc và các thành
viên khác của mặt trận) để tổ chức thực hiện hòa giải.
- Kết quả hòa giải phải được thể hiện bằng biên bản
có chữ kí xác nhận của Hội đồng hòa giải và các bên
đương sự.
- Hệ thống Tòa án nhân dân và UBND từ cấp huyện
trở lên khơng có quyền thụ lý, nhận đơn để giải quyết
tranh chấp nếu tranh chấp đó chưa được tổ chức hịa giải
tại UBND cấp xã.
Đối với trường hợp hịa giải thành mà có thay đổi hiện
trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã
gửi biên bản hịa giải đến Phịng Tài nguyên và Môi
trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở
Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phịng Tài ngun và Mơi trường, Sở Tài ngun và
Mơi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận
việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
Nếu tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã
nhưng khơng thành thì căn cứ theo quy định về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai, các đương sự có thể
yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND hoặc tại Tịa án

nhân dân có thẩm quyền.
b. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân
Để khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án và
được Tòa án thụ lý giải quyết thì các đương sự phải thỏa
mãn 02 điều kiện.

- Đương sự phải thuộc trường hợp mà Tịa án có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
- Vụ việc đã qua hòa giải tại UBND cấp xã trong
những trường hợp pháp luật quy định.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Toà án được
thực hiện theo quy định chung của Bộ luật Tố tụng
dân sự.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc
thơng qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án
tại Toà án có thẩm quyền.
Đất đai là một loại bất động sản nên Tồ án có thẩm
quyền giải quyết là Tồ án nơi có bất động sản.
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo đến Tồ án có thẩm quyền, thực hiện
việc tạm ứng án phí và hồn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện
theo u cầu của Tịa án. Sau đó, Tịa án sẽ thụ lý giải
quyết. Toà án nhân dân tiến hành hoà giải để các đương
sự tiến hành thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ
án. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết
vụ án dân sự và việc hoà giải này cũng khác với việc hoà
giải trước khi khởi kiện. Hoà giải trong giai đoạn này do
Toà án nhân dân chủ trì và tiến hành. Nếu hịa giải thành
thì Tịa án lập biên bản hịa giải thành, hết thời hạn 07
ngày mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh

chấp chính thức kết thúc. Nếu hồ giải khơng thành thì
Tồ án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá
trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thoả thuận với
nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý với
bản án, các bên đương sự có thể kháng cáo theo trình tự

25

26


phúc thẩm. Việc giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án
về tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự.
c. Giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện trở lên
Để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND
cấp huyện trở lên cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Các đương sự khơng có giấy tờ chứng minh quyền
sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh
chấp tại UBND.
- Tranh chấp đã qua hòa giải tại UBND cấp xã.
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân
dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ
chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước

ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không
đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại
đến Bộ trưởng Bộ Tài ngun và Mơi trường hoặc khởi
kiện tại Tịa án nhân dân theo quy định của pháp luật về
tố tụng hành chính.
B. LĨNH VỰC PHÁP LUẬT XÂY DỰNG
I. CẤP PHÉP XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
1. Giấy phép xây dựng

- Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình (Khoản 17 Điều
3 Luật xây dựng năm 2014 quy định).
- Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây
dựng cấp cho xây dựng cơng trình, nhà ở riêng lẻ được
sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện
quy hoạch xây dựng (Khoản 18 Điều 3 Luật xây dựng
năm 2014).
- Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây
dựng cấp cho từng phần của cơng trình hoặc từng cơng
trình của dự án khi thiết kế xây dựng của cơng trình hoặc
của dự án chưa được thực hiện xong (Khoản 19 Điều 3
Luật xây dựng năm 2014).
Như vậy, khi xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nhà ở thì
người dân phải xin giấy phép xây dựng. Việc cấp giấy
phép xây dựng là một phương thức để Nhà nước quản lý
hoạt động xây dựng nhằm đảm bảo cơng trình xây dựng
tn thủ quy hoạch xây dựng, phù hợp với kiến trúc cảnh
quan của đô thị hoặc của khu dân cư nông thôn.

Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 quy định
Giấy phép xây dựng bao gồm:
- Giấy phép xây dựng mới;
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
- Giấy phép di dời cơng trình.
Thời hạn khởi cơng cơng trình khơng q 12 tháng kể
từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
2. Trường hợp phải xin giấy phép xây dựng,
trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng

27

28


Khoản 1, 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy
định trước khi khởi cơng xây dựng cơng trình, chủ đầu
tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp trừ các trường hợp được miễn giấy phép
xây dựng sau đây:
a. Cơng trình bí mật nhà nước, cơng trình xây dựng
theo lệnh khẩn cấp và cơng trình nằm trên địa bàn của
hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
b. Cơng trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (UBND các cấp)
quyết định đầu tư.
c. Công trình xây dựng tạm phục vụ thi cơng xây
dựng cơng trình chính.
d. Cơng trình xây dựng theo tuyến ngồi đơ thị

nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận về hướng
tuyến cơng trình.
đ. Cơng trình xây dựng thuộc dự án khu cơng nghiệp,
khu chế xuất, khu cơng nghệ cao có quy hoạch chi tiết
1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của
Luật Xây dựng.
e. Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển
nhà ở có quy mơ dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới
500m2 có quy hoach chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.

g. Cơng trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên
trong cơng trình khơng làm thay đổi kết cấu chịu lực,
không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh
hưởng tới mơi trường, an tồn cơng trình.
h. Cơng trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiên
strusc mặt ngoài khơng tiếp giáp với đường trong đơ thị
có u cầu về quản lý kiến trúc.
i. Cơng trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu
lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu
vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư
nơng thơn được duyệt.
k. Cơng trình xây dựng ở nơng thơn thuộc khu vực
chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết
xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ
nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích
lịch sử - văn hóa thì phải có giấy phép xây dựng.

l. Chủ đầu tư xây dựng cơng trình được miễn giấy
phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ, i nêu
trên có trách nhiệm thơng báo thời điểm khởi công xây
dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan
quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
3. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng:
a. Đối với cơng trình trong đơ thị
Điều 91 Luật xây dựng năm 2014 quy định việc cấp
giấy phép xây dựng đối với cơng trình trong đơ thị phải
đảm bảo các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với cơng
trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn

29

30


định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải
phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử
dụng đất được phê duyệt.
- Bảo đảm an tồn cho cơng trình, cơng trình lân cận
và u cầu về bảo vệ mơi trường, phịng, chống cháy,
nổ; bảo đảm an tồn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ
cơng trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thơng, khu
di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng

cách an tồn đến cơng trình dễ cháy, nổ, độc hại và cơng
trình quan trọng có liên quan đến quốc phịng, an ninh.
- Thiết kế xây dựng cơng trình đã được thẩm định,
phê duyệt.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với
từng loại giấy phép.
b. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với cơng
trình khơng theo tuyến ngồi đơ thị
Điều 92 Luật xây dựng năm 2014 quy định điều kiện
cấp giấy phép xây dựng đối với công trình khơng theo
tuyến ngồi đơ thị như sau:
- Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng
văn bản.
- Bảo đảm an tồn cho cơng trình, cơng trình lân cận
và u cầu về bảo vệ mơi trường, phịng, chống cháy,
nổ; bảo đảm an tồn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ
cơng trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thơng, khu

di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng
cách an tồn đến cơng trình dễ cháy, nổ, độc hại và cơng
trình quan trọng có liên quan đến quốc phịng, an ninh.
- Thiết kế xây dựng cơng trình đã được thẩm định,
phê duyệt.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với
từng loại giấy phép.
c. Đối với nhà ở riêng lẻ
Điều 93 Luật xây dựng năm 2014 quy định điều kiện
cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:
- Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà

ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch
sử dụng đất được phê duyệt;
+ Bảo đảm an tồn cho cơng trình, cơng trình lân cận
và u cầu về bảo vệ mơi trường, phịng, chống cháy,
nổ; bảo đảm an tồn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ
cơng trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thơng, khu
di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng
cách an tồn đến cơng trình dễ cháy, nổ, độc hại và cơng
trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
+ Đảm bảo yêu cầu về thiết kế xây dựng nhà ở riêng
lẻ;
+ Đảm bảo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo
quy định.
- Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các
điều kiện quy định như đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị
và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà

31

32


ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn
định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải
phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị
hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
- Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng
phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân

cư nông thôn.
4. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Điều 5 Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa
bàn tỉnh Gia Lai (Ban hành kèm theo Quyết định số
49/2016/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 của Ủy ban nhân
dân tỉnh) quy định việc phân cấp thẩm quyền cấp, điều
chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
như sau:
- Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các
cơng trình xây dựng cấp I, cấp II; cơng trình quảng cáo,
cơng trình tơn giáo; cơng trình di tích lịch sử - văn hóa,
cơng trình tượng đài, tranh hồnh tráng đã được xếp
hạng trên địa bàn tỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) trên các
tuyến, trục đường phố chính trong đơ thị cho đơ thị loại
IV trở lên; cơng trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi.
- Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh được cấp giấy phép
xây dựng đối với các cơng trình trong phạm vi ranh giới
đất của các khu công nghiệp, khu kinh tế được giao quản
lý (trừ nhà ở riêng lẻ, cơng trình cơng cộng, cơng trình
tơn giáo, cơng trình di tích lịch sử - văn hóa, tượng đài,
tranh hồnh tráng).

Điều 106 Luật xây dựng năm 2014 quy định về quyền
và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng
như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có
các quyền sau:
+ Yêu cầu cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải thích,
hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy

phép xây dựng.
+ Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc cấp giấy phép xây dựng.
+ Được khởi công xây dựng cơng trình theo quy định
của Luật xây dựng.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng có
các nghĩa vụ sau:
+ Nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
+ Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của
nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
+ Thông báo ngày khởi công xây dựng bằng văn bản
cho UBND cấp xã nơi xây dựng cơng trình trong thời

33

34

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
Pleiku cấp giấy phép xây dựng gồm: Cơng trình nhà ở
riêng lẻ xây dựng trong đô thị, khu kinh tế, khu bảo tồn,
khu dic tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình
quản lý, cơng trình cịn lại trừ các cơng trình xây dựng
nêu trên.
5. Quyền và nghĩa vụ của người đề nghị cấp giấy
phép xây dựng


hạn 07 ngày làm việc trước khi khởi công xây dựng
cơng trình.
+ Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây dựng.

6. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Khoản 1 Điều 98 Luật xây dựng năm 2014 quy định:
Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh
thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì
chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngồi của cơng
trình đối với cơng trình trong đơ thị thuộc khu vực có
yêu cầu về quản lý kiến trúc.
- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây
dựng; quy mơ, chiều cao, số tầng của cơng trình và các yếu
tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính.
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong cơng trình làm thay
đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an tồn,
phịng, chống cháy, nổ, bảo vệ mơi trường.
7. Gia hạn giấy phép xây dựng
Điều 99 Luật xây dựng năm 2014 quy định việc gia
hạn giấy phép xây dựng như sau:
- Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực
khởi cơng xây dựng, nếu cơng trình chưa được khởi
cơng thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây
dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa
02 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết
thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi cơng
xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép xây dựng mới.

- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:
+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng;
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
- Đối với cơng trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy

phép xây dựng có thời hạn đã hết thời hạn tồn tại ghi
trong giấy phép, nhưng quy hoạch chưa được thực hiện
thì chủ sở hữu cơng trình hoặc người được giao sử dụng
cơng trình đề nghị cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem
xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi quy hoạch được
triển khai thực hiện. Thời hạn tồn tại cơng trình được ghi
ngay vào giấy phép xây dựng có thời hạn đã được cấp.
8. Cấp lại giấy phép xây dựng
Điều 100 Luật xây dựng năm 2014 quy định việc cấp
lại giấy phép xây dựng như sau:
- Giấy phép xây dựng được cấp lại trong trường hợp
bị rách, nát hoặc bị mất.
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng;
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với
trường hợp giấy phép xây dựng bị rách, nát.
9. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
Điều 101 Luật xây dựng năm 2014 quy định giấy
phép xây dựng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định
của pháp luật;
- Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với
giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử

35

36


lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền.
Sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy
phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với trường hợp thu hồi, hủy, nếu chủ đầu tư không nộp
lại giấy phép xây dựng cho cơ quan đã cấp giấy phép thì
cơ quan cấp giấy phép hoặc cơ quan có thẩm quyền
quyết định hủy giấy phép xây dựng và thông báo cho
chủ đầu tư, UBND cấp xã nơi có cơng trình xây dựng.
Quyết định hủy giấy phép xây dựng được đăng trên
trang thông tin điện tử của Sở xây dựng.
II. CHỈ GIỚI ĐƯỜNG ĐỎ
Khoản 5 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 quy định:
“Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định
trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới
giữa phần đất cơng trình và phần đất được dành cho
đường giao thơng hoặc cơng trình hạ tầng kỹ thuật,
không gian công cộng khác”.
Như vậy, tổ chức, cá nhân chỉ được phép xây dựng
nhà ở, cơng trình xây dựng nằm bên trong chỉ giới
đường đỏ.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở,
cơng trình xây dựng nằm bên ngồi chỉ giới đường đỏ có
nghĩa là đã vi phạm pháp luật xây dựng và nhà ở, cơng
trình xây dựng này bị coi là xây dựng trái phép sẽ được
yêu cầu tự phá dỡ hoặc bị cưỡng chế phá dỡ.
Khoản 6 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 quy định:
“Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây
dựng cơng trình chính trên thửa đất”.

III. NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM

Điều 12 Luật xây dựng năm 2014 quy định trong lĩnh
vực xây dựng nghiêm cấm tổ chức, cá nhân thực hiện
các hành vi sau đây:
- Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy
định của Luật xây dựng.
- Khởi cơng xây dựng cơng trình khi chưa đủ điều
kiện khởi công theo quy định của Luật xây dựng.
- Xây dựng cơng trình trong khu vực cấm xây dựng;
xây dựng cơng trình lấn chiếm hành lang bảo vệ cơng
trình quốc phịng, an ninh, giao thơng, thủy lợi, đê điều,
năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo
vệ cơng trình khác theo quy định của pháp luật; xây
dựng cơng trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ
lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ cơng trình xây dựng để khắc
phục những hiện tượng này.
- Xây dựng cơng trình khơng đúng quy hoạch xây
dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn;
vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng cơng
trình khơng đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của cơng
trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định
của Luật xây dựng.
- Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ
điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
- Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện
năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
- Xây dựng cơng trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho cơng trình.

37


38


- Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại
cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
- Vi phạm quy định về an tồn lao động, tài sản,
phịng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi
trường trong xây dựng.
- Sử dụng cơng trình khơng đúng với mục đích, cơng
năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn
chiếm khơng gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp
của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng,
khu vực sử dụng chung.
- Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây
dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động
xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả
lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây
dựng cơng trình.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về
xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp
luật về xây dựng.
- Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.
C. LĨNH VỰC PHÁP LUẬT BẢO VỆ MƠI
TRƯỜNG
Điều 3 Luật bảo vệ mơi trường năm 2014 quy định
một số khái niệm cơ bản sau:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật. Môi trường được tạo thành từ các

yếu tố khác nhau, gọi là thành phần mơi trường, gồm:
đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và
các hình thái vật chất khác.

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn,
phịng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến mơi trường;
ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy
thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường
trong lành.
Lợi ích về mơi trường là lợi ích chung của cả cộng
đồng và có tính đặc thù đối với từng nhóm hoạt động sản
xuất kinh doanh. Bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của
các ngành, các cấp, là quyền và nghĩa vụ của toàn dân.

39

40

I. NHỮNG HOẠT ĐỘNG BẢO
TRƯỜNG ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH

VỆ

MƠI

Để nâng cao nhận thức, khuyến khích các hoạt động
tích cực trong bảo vệ mơi trường, Điều 6 Luật bảo vệ
môi trường năm 2014 quy định về những hoạt động bảo
vệ mơi trường được khuyến khích bao gồm:

- Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham
gia bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh mơi trường, bảo
vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Việc
truyền, thông giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường… có vai trị đặc biệt quan trọng thúc đẩy các tổ
chức, cá nhân tự giác thực hiện hoạt động bảo vệ môi
trường, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên. Hoạt động này góp phần quan trọng trong phát
triển bền vững, bảo đảm kết hợp hài hịa giữa các lợi ích
kinh tế và lợi ích mơi trường, giữa thế hệ hiện tại và thế
hệ tương lai.


- Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất
thải. Chất thải là một trong những nguồn chủ yếu gây
nên ô nhiễm môi trường. Các tổ chức cá nhân tự giác,
tích cực giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất
thải một cách hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc bảo
vệ mơi trường.
- Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển,
sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng
nghiên trọng của biến đổi khí hậu nên thực hiện những
hoạt động ứng phó thích nghi với biến đổi khí hậu sẽ
góp phần tích cực bảo vệ chính cuộc sống của con người
trước những tác động xấu của môi trường.
- Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường;
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với

môi trường. Hoạt động này giúp cho con người vừa
được hưởng lợi ích tương xứng với các hoạt động sản
xuất kinh doanh tiêu dùng, vừa bảo vệ được môi trường
ở mức độ cao hơn nên đây là một hoạt động cần được
triển khai mạnh trong thời gian tới.
- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công
nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với
môi trường. Hoạt động này là hết sức quan trọng, giúp
con người có thể ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ hiện đại nhằm bảo vệ môi trường đạt hiệu
quả cao nhất.
- Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo
vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ mơi trường;
thực hiện kiểm tốn mơi trường; tín dụng xanh; đầu tư

xanh. Những giải pháp này khơng chỉ góp phần kết hợp
hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ mơi trường mà
cịn thực hiện minh bạch các chỉ số môi trường, phù hợp
với xu thế phát triển của xã hội hiện đại.
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo,
nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho
mơi trường. Đây là hoạt động góp phần quan trọng trong
việc bảo tồn đa dạng sinh học cũng như phát triển các
hoạt động kinh doanh mới gắn liền với bảo vệ môi
trường (du lịch sinh thái, kinh doanh vật nuôi, cây trồng
đặc hữu…).
- Xây dựng thơn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, khu
dân cư thân thiện với môi trường. Đây là một nét văn
hóa cần được phát huy để bảo vệ mơi trường nói chung,
tạo nên các làng bản, phum, sóc, ngày càng văn minh

sạch, đẹp.

41

42

- Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt
động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng
dân cư để phát huy được sức mạnh của cộng đồng bảo
đảm xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường, nâng cao
đáng kể hiệu quả cơng tác bảo vệ mơi trường.
- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh mơi
trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường để tạo nên
một lối sống văn minh, hiện đại vừa bảo vệ môi trường,
vừa nâng cao giá trị văn hóa.
- Đóng góp kiến thức, cơng sức, tài chính cho hoạt
động bảo vệ mơi trường; thực hiện, hợp tác công tư
về bảo vệ môi trường. Đây là việc làm để huy động


được mọi nguồn lực xã hội nhằm chung tay bảo vệ
môi trường.
II. NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM
Để bảo vệ môi trường, Điều 7 Luật bảo vệ môi trường
năm 2014 quy định những hành vi bị nghiêm cấm sau:
- Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
- Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương
tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ
và sản lượng theo quy định của pháp luật.

- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật,
động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
- Vận chuyển, chơn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất
thải và chất nguy hại khác khơng đúng quy trình kỹ thuật
về bảo vệ môi trường.
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ
thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất
nguy hại khác vào đất, nguồn nước và khơng khí.
- Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi
sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác
đối với con người và sinh vật.
- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào
khơng khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa
vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật
môi trường.

- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngồi dưới
mọi hình thức.
- Nhập khẩu, q cảnh động vật, thực vật chưa qua
kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho
con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng
nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt
quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên,
khu bảo tồn thiên nhiên.
- Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ

hoạt động bảo vệ môi trường.
- Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm
do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con
người.
- Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt
động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến
gây hậu quả xấu đối với môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn
hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm
trái quy định về quản lý mơi trường.
Bên cạnh những hành vi trên thì cịn có những hành vi
khác có thể gây tổn hại trực tiếp tới mơi trường trong
q trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Những hành vi này cũng được pháp luật quy định
cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như
Luật tài nguyên nước năm 2012 (Điều 9), Luật khoáng
sản năm 2010 (Điều 8), Luật bảo vệ và phát triển rừng

43

44


năm 2004 (Điều 12), Luật thủy sản năm 2003 (Điều 6),
Luật đa dạng sinh học năm 2008 (Điều 7)…
III. MỘT SỐ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỤ THỂ CỦA
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
1. Các quyền trong lĩnh vực môi trường

a) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
Theo quy định tại Điều 162 Luật Bảo vệ mơi trường
năm 2014 thì tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi
kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật. Cá nhân có quyền tố cáo vi
phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường với cơ quan, người
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Thời hiệu khởi kiện về mơi trường được tính từ thời
điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt
hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ
chức, cá nhân khác. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
về môi trường được pháp luật quy định và bảo đảm thực
hiện trong nhiều văn bản khác nhau như Luật khiếu nại,
Luật tố cáo, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự…
b) Quyền được đối thoại môi trường của cộng đồng
dân cư
Điều 146 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định,
đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động
môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường thông qua đối
thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực

tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thơng tin cho cơ
quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin
cung cấp. Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu
tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối

với cơ sở; tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường
của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các
biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân
cư theo quy định của pháp luật. Chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ phải thực hiện các yêu cầu của đại diện
cộng đồng dân cư theo các nội dung trên.
Thực hiện quyền này sẽ góp phần bảo đảm dân chủ cơ
sở, bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp về mơi trường
của người lao động, cộng đồng dân cư, tổ chức cá nhân
liên quan, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp
trong thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường phù
hợp, bảo đảm khơng gây ảnh hưởng xấu tới quyền, lợi
ích hợp pháp của người dân địa phương. Tuy nhiên, việc
thực hiện quyền này phải bảo đảm tuân theo một trật tự
nhất định, tránh biến cuộc đối thoại môi trường thành
những cuộc tụ tập đơng người mang tính tự phát, nảy
sinh các mâu thuẫn khơng đáng có. Giữa các bên đối
thoại phải có sự thống nhất về nội dung đối thoại, thời
gian, địa điểm đối thoại, người đại diện đối thoại… và
đặc biệt phải có sự giám sát của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
c) Quyền được tham vấn trong q trình đánh giá tác
động môi trường của dự án đầu tư

45

46


Điều 21 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định,

chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng
đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Thực chất của
quyền này là việc cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá
nhân tại nơi thực hiện dự án đầu tư có quyền được biết
các thơng tin liên quan đến môi trường của dự án đầu tư
thông qua việc chủ đầu tư phải tổ chức thông báo, xin ý
kiến của cộng đồng dân cư và các tổ chức cá nhân về
vấn đề ảnh hưởng tới môi trường cũng như giải pháp bảo
vệ môi trường của chủ dự án, qua đó nhằm hạn chế tới
mức thấp nhất các tác động xấu tới môi trường và bảo vệ
quyền lợi của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên
quan một cách hiệu quả nhất.
d) Quyền được cung cấp thông tin môi trường thông
qua hoạt động công khai thông tin môi trường của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức liên quan
Điều 131 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định
thông tin môi trường phải được công khai gồm:
- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải;
- Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy
cơ xảy ra sự cố mơi trường;
- Các báo cáo về môi trường;
- Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
Các thông tin môi trường nêu trên mà thuộc danh mục
bí mật nhà nước thì khơng được cơng khai.

Cơ quan cơng khai thơng tin mơi trường chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.

Việc thực hiện quyền nêu trên bảo đảm cho các tổ
chức, cá nhân liên quan có được thông tin cần thiết về
giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội, mặt khác nắm được tình hình, diễn biến
của các sự cố mơi trường cũng như tình hình quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
đ) Quyền được khai thác sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên
Các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt, tùy theo tính chất,
quy mơ, mức độ hoạt động mà được phép khai thác, sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên với quy mô khác
nhau và phải đồng thời thực hiện các giải pháp bảo vệ
môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
một cách phù hợp để bảo đảm phát triển bền vững.
Quyền được khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên được pháp luật quy định ở các Điều 35, 36,
37, 38 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và trong các
đạo luật chuyên ngành về quản lý tài nguyên thiên nhiên
như Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đa
dạng sinh học năm 2008, Luật khoáng sản năm 2010,
Luật tài nguyên nước năm 2012...
2. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá
nhân trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể:
a) Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ (Điều 68 Luật bảo vệ môi trường năm
2014):

47


48


Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi
trường sau:
- Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ
thuật môi trường;
- Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải
rắn theo quy định của pháp luật;
- Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy
định của pháp luật; bảo đảm khơng để rị rỉ, phát tán khí
độc hại ra mơi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát
sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường
xung quanh và người lao động;
- Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng
phịng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
- Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi
trường.
- Đối với cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các
trường hợp có chất dễ cháy, dễ nổ; có chất phóng xạ
hoặc bức xạ mạnh; có chất độc hại đối với người và sinh
vật; phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức
khỏe con người; gây ơ nhiễm nguồn nước, thì phải có
khoảng cách bảo đảm khơng có tác động xấu đối với khu
dân cư.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát
sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến mơi trường phải có bộ phận chun mơn hoặc
nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường; phải được xác

nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của
Chính phủ.

b) Bảo vệ mơi trường trong sản xuất nơng nghiệp
(Điều 69 Luật bảo vệ môi trường năm 2014):
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực
hiện quy định về bảo vệ mơi trường.
- Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã
hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được
xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
- Khu chăn ni tập trung phải có phương án bảo vệ
môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:

49

50

+ Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
+ Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy
định về quản lý chất thải;
+ Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm
phịng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
+ Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý
theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh
phòng bệnh.
Những nội dung liên quan đến bảo vệ mơi trường
trong sản xuất nơng nghiệp cịn được quy định chi tiết,
cụ thể trong Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm

2015, Luật thú y năm 2015.
c) Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Điều
71 Luật bảo vệ môi trường năm 2014):
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh
thuốc thú y thủy sản, hóa chất trong ni trồng thủy sản


×