Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài thu hoạch:Những biện pháp cơ bản để nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kiến thức pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.04 KB, 4 trang )

Lê Minh Hoàng
Trường tiểu học Him Lam
BÀI THU HOẠCH
Câu hỏi: Những biện pháp cơ bản để nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kiến thức pháp luật
cho công nhân trong giai đoạn hiện nay.
Bài làm
1. Quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân lực
Đại hội X tiếp tục khẳng định quyết tâm phấn đấu để giáo dục và đào tạo cùng với khoa
học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu. Quyết tâm của Đại hội là tập trung
đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, chấn hưng giáo dục Việt Nam để phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Đại hội cũng nêu ra biện pháp cụ thể là: Đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương
pháp dạy và học theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Trọng tâm của đổi
mới giáo dục là phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học,
nâng cao tính hiệu quả, tính thực tiễn của giáo dục.
Về mô hình giáo dục: Đảng ta nhấn mạnh phải chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay
sang mô hình giáo dục mở, mô hình giáo dục học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên
thông giữa các ngành học, bậc học. Đảm bảo phát triển đồng bộ giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông và hệ thống hướng nghiệp dạy nghề. Đổi mới giáo dục đại học, sau
đại học; gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ với sử dụng trực tiếp phục vụ
chuyển đổi cơ cấu lao động phát triển kinh tế.
Về công tác quản lý: Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền, tạo động lực và sự
chủ động của các cơ sở, các chủ thể tiến hành giáo dục. Nhà nước tăng cường đầu tư
tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục. Đồng
thời chú trọng hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo; thực hiện miễn giảm sự đóng góp và cấp học bổng cho học sinh nghèo, các đối
tượng chính sách, học sinh giỏi.
2. Về giải quyết việc làm:
Từ năm 2001 đến nay, chương trình giải quyết việc làm luôn gắn chặt với chương trình
phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm, đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động trong độ
tuổi xuất khẩu lao động và chuyên gia tăng 2,3 lần so với 5 năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp


của thành thị giảm xuống còn 5,3%. Thời gian sử dụng lao động nông thôn đạt 80,6%.
Công tác xoá đói giảm nghèo có tiến bộ nổi bật. Tuy nhiên, có vấn đề đáng chú ý là:
Dân số và lao động thành thị tuy không lớn, song tình trạng thiếu việc làm luôn diễn ra
căng thẳng, cấp bách. Số người chưa có việc làm phần lớn tập trung vào thanh niên,
đại bộ phận chưa có nghề, một số là học sinh đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học chưa có
việc làm, một số không nhỏ đã rơi vào tệ nạn xã hội. Đối với khu vực nông thôn, những
năm gần đây đã có nhiều cố gắng trong phân công và sử dụng hợp lý lao động, trên cơ
sở lấy gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, phát triển đa dạng các hình thức hợp tác tạo
ra động lực to lớn cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và sử dụng lao động có hiệu
quả hơn. Song khi lao động nông thôn đang có xu hướng tăng lên thì diện tích đất canh
tác lại bị giảm nhanh do quá trình đô thị hoá; diện tích đất nông nghiệp mất dần, nhất là
vùng ven thành thị, khu công nghiệp, hai bên trục lộ giao thông. Do đó, tình trạng thiếu
việc làm diễn ra thường xuyên, nhất là vào thời gian nông nhàn, ảnh hưởng lớn đến thu
nhập, đời sống của người lao động. Đó chính là rào cản, thách thức lớn đối với nguồn
nhân lực của đất nước trong quá trình đi lên CNH-HĐH.
3. Giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực
Để chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH, từ
nay đến năm 2010 cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau đây:
Một là, quản lý quá trình phát triển dân số và nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát
triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện tốt chiến lược Dân số & Phát triển, duy trì vững chắc mức giảm tỷ lệ sinh
0,07% trong các năm 2006 – 2007 và 0,06% đến năm 2010. Đồng thời, giải quyết từng
bước và có trọng điểm một số yếu tố về chất lượng dân số, nâng cao thể lực, trí lực của
con người, thực hiện bình đẳng giới, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình văn
hoá, phát triển bền vững… làm cho nhân tố con người thật sự trở thành thế mạnh của
đất nước trong công cuộc đổi mới. Để đạt được các mục tiêu trên, cần kiện toàn, củng
cố và ổn định hệ thống cán bộ làm công tác dân số ở các cấp và đặc biệt ở cấp cơ sở.
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác dân số. Phát huy cao nhất sự
hợp tác tích cực giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức tham gia công tác dân số
để từng bước quản lý có hiệu quả các biến động dân số, nguồn lao động. Nâng cao

chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. Đẩy mạnh công
tác truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức về sức khoẻ thông qua các tổ chức Hội
Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ.
Để nâng cao thể lực cho người lao động, cần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu
quốc gia về Y tế, có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, các bệnh xã hội nhất là
HIV/AIDS. Bảo đảm tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường với vệ sinh an toàn
lao động, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.
Hai là, đổi mới phương thức đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Là một trong những giải pháp đột phá, tạo điều kiện cho người lao động có nhiều cơ hội
việc làm trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, phải giải quyết hài hoà mối quan hệ
giữa đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với thị trường, thực chất là phải chuyển căn bản
từ phương thức đào tạo theo hướng cung lao động, hướng vào việc cung cấp lao động
có chất lượng chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, sức khoẻ, kỷ luật, tác phong công nghiệp,
bản lĩnh văn hoá… đồng thời có khả năng thích ứng với môi trường, sự thay đổi nhanh
chóng của kỹ thuật công nghệ mới.
Để nâng cao trình độ học vấn và kỹ thuật chuyên môn cho người lao động, cần coi trọng
việc giáo dục cơ bản, giáo dục đào tạo chất lượng cao, chọn lọc, bồi dưỡng nhân tài
nhằm tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh doanh, quản lý có
trình độ cao, đặc biệt đối với lao động trẻ.
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động. Nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo
lên 40% so với tổng số lao động. Trong đó khoảng 70% người lao động được đào tạo ở
trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho lao động phổ thông ở các khu kinh
tế phát triển tập trung. Tăng cường dạy nghề phổ thông cho thanh niên nông thôn để
thúc đẩy nhanh chuyển dịch kinh tế nông nghiệp. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo
(trường, lớp, trung tâm thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các tổ chức xã hội, đoàn
thể, tư nhân); tổ chức học lý thuyết và thực hành theo nhóm, lớp, kèm cặp theo đơn vị
sản xuất, tại nhà… lấy thực hành là chính, vừa học vừa làm; đẩy mạnh chuyển giao
KHKT - công nghệ mới. Củng cố và tăng mức đầu tư cho cơ sở dạy nghề, khôi phục và
phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề ở nông thôn. Lồng ghép chương trình phổ
cập nghề cho người lao động với chương trình quốc gia giải quyết việc làm gắn liền với

chương trình phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương, khu kinh tế,
khu dân cư.
Ba là, phát triển nguồn nhân lực gắn liền với tạo việc làm cho người lao động. Tạo việc
làm tại chỗ bằng các biện pháp phát triển sản xuất, sản xuất các sản phẩm có chất
lượng cao, xuất khẩu. Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,
thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, mở rộng các ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp chế biến, dịch vụ. Khuyến khích các nhà đầu tư về nông thôn,
miền núi. Chuyển một phần đáng kể lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các
biện pháp đào tạo nghề cho lực lượng thanh niên có sức khoẻ, văn hoá để cung cấp
cho thành thị và các khu công nghiệp, vùng động lực kinh tế và xuất khẩu lao động. Đối
với vùng ven đô thị nơi có sự biến động lớn về đất đai, cần phải có chính sách hỗ trợ
đào tạo nghề cho phù hợp với thị trường đang cần. Trong chi phí đền bù có chi phí về
học nghề và quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo, tuyển dụng tại chỗ.
Xây dựng hệ thống dịch vụ việc làm từ tỉnh đến huyện thị. Cung cấp thông tin về thị
trường lao động, thực hiện giới thiệu, cung ứng lao động, các dịch vụ khác về lao động,
việc làm. Hình thành mối liên kết người sử dụng lao động với các cơ sở dạy nghề, các
đơn vị sản xuất, tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động có việc làm, thu nhập.
Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước với chiến lược tăng cường đầu tư
mở thị trường xuất khẩu lao động sang các nước, trong đó ngành giáo dục đào tạo phải
đảm trách về đào tạo và chất lượng của ngoại ngữ, pháp luật và tay nghề.


Phát triển mạnh hơn nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp
hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ ở nông thôn phát triển bằng cơ
chế chính sách tài chính; hỗ trợ pháp lý cho người lao động, cho nông dân, người
nghèo nhằm triệt để giải phóng sức lao động, thúc đẩy dân chủ, công bằng xã hội phát
triển phù hợp với tăng trưởng kinh tế của đất nước. Sứ mệnh lịch sử của ngành Giáo
dục & Đào tạo rất nặng nề, song vinh quang và ắp đầy tính nhân văn cao cả. Đường lối
chủ trương chính sách của Đảng đã rõ hướng đi, hướng mở. Hệ thống pháp luật tuy
chưa đồng bộ, nguồn lực vật chất còn nhiều khó khăn đã trở thành rào cản, thách thức

đối với ngành. Song, với truyền thống văn hoá, lịch sử của đất nước và quyết tâm đổi
mới, tự vận động, tự khẳng định mình chắc chắn sẽ đưa sự nghiệp Giáo dục và Đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực lên tầm cao mới, đáp ứng tốt hơn cho sự nghiệp CNH-
HĐH đất nước.

×