Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Cùng khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 224 trang )




HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
TRẦN THANH LÂM
Phó Chủ tịch Hội đồng
Giám đốc - Tổng Biên tập
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
PHẠM MINH TUẤN
Thành viên
NGUYỄN HOÀI ANH
PHẠM THỊ THINH
NGUYỄN ĐỨC TÀI
TỐNG VĂN THANH




LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chăn nuôi gia súc là ngành sản xuất cung cấp các
sản phẩm thịt và sữa chủ yếu cho con người. Trong
bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ở nước ta, ngành
chăn nuôi gia súc có nhiều lợi thế để phát triển do nhu
cầu tiêu dùng trong nước về các sản phẩm thịt, sữa
gia tăng, đồng thời cơ hội xuất khẩu các sản phẩm này
ra các nước trên thế giới ngày càng mở rộng. Để ngành
chăn nuôi gia súc phát triển đáp ứng được các nhu cầu
của thực tiễn sản xuất, ngoài việc xây dựng các chính


sách hỗ trợ và đầu tư nguồn vốn để mở rộng chăn ni,
việc nâng cao kiến thức và trình độ kỹ thuật của người
chăn ni gia súc có vai trị rất quan trọng, góp phần
nâng cao giá trị và phát triển bền vững nghề chăn
nuôi gia súc ở nước ta.
Cuốn sách Khởi nghiệp với nghề chăn nuôi gia
súc giới thiệu tổng quan về tình hình chăn ni giai
đoạn 2005-2019; cách phát triển kinh tế từ các nghề
chăn nuôi lợn, trâu, bò và dê; quan điểm, chủ trương và
giải pháp phát triển chăn ni gia súc đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045 ở Việt Nam.
Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích và có ý nghĩa thiết thực đối với người dân, cán bộ
làm công tác quản lý nhà nước, cán bộ làm công tác

5


thơng tin tun truyền trong việc thực hiện chính
sách xóa đói, giảm nghèo, giúp bạn đọc có những
thơng tin bổ ích để phát triển chăn nuôi gia súc mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong quá trình biên soạn, biên tập có thể cịn thiếu
sót, hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất
bản sau.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!

Tháng 12 năm 2022
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

SỰ THẬT

6


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ NGHỀ CHĂN NUÔI
GIA SÚC
I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NI
MỘT SỐ GIA SÚC PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
Trong giai đoạn 2005-2019, ngành chăn ni nói
chung và chăn ni gia súc nói riêng đã dần phát triển
theo hướng ngành sản xuất hàng hóa lớn, gắn với thị
trường và hội nhập quốc tế, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh
an toàn thực phẩm, phát triển bền vững, thân thiện với
môi trường; tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm
chăn ni có lợi thế, khả năng cạnh tranh như lợn, bò,
trâu, dê và những sản phẩm đặc sản.
Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn giữ mức
cao trong nhiều năm qua, góp phần duy trì mức tăng
trưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản
nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, thay thế
nhập khẩu và bước đầu xuất khẩu các sản phẩm của
ngành chăn nuôi gia súc như lợn sữa, lợn thịt và các sản
phẩm sữa. Trong nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi gia
súc là lĩnh vực thu hút đầu tư xã hội lớn nhất mà phần
lớn đều do tư nhân đầu tư như Công ty Hòa Phát, TH
True Milk, CP Việt Nam, Mavin, GreenFeed, v.v..
Nhiều chuỗi liên kết trong chăn ni được hình

thành tại hầu hết các địa phương, dưới các hình thức:

7


chăn nuôi gia công, hợp tác xã chăn nuôi, doanh nghiệp
và nơng dân cùng làm, v.v.. Điển hình là chuỗi sản xuất
thịt lợn của Công ty CP Việt Nam, Dabaco, GreenFeed,
Bình Minh; chuỗi sản xuất sữa của Cơng ty Vinamilk,
Mộc Châu, Cô gái Hà Lan, Hợp tác xã chăn nuôi bị sữa
Sóc Trăng, các chuỗi liên kết trong sản xuất, xuất khẩu
các sản phẩm chăn nuôi lợn sữa của Thắng Lợi (Hải
Dương, Hà Nam, Nam Định), Hoa Mai (Thanh Hóa)…
1. Quy mô đàn gia súc và sản lượng sản phẩm
chăn nuôi
a) Chăn nuôi lợn
Trong giai đoạn 2005-2019, quy mô đàn lợn dao
động từ 24,93 đến 29,08 triệu con (xem Hình 1.1).
Tổng đàn lợn cao nhất vào năm 2016, thời điểm giá
lợn ổn định ở mức cao nên người dân đầu tư nhiều vào
chăn nuôi lợn. Tổng đàn lợn xuống thấp nhất vào năm
2019 do khủng hoảng giá lợn xuống thấp vào năm
2017 và 2018, sau đó xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi
vào tháng 2/2019 kéo dài cho tới nay.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.1: Tổng đàn lợn cả nước giai đoạn
2005-2019


8


Chăn nuôi lợn tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực
Đồng bằng sơng Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc,
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung nhiều hơn so
với các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam
Bộ và ít nhất ở khu vực Tây Nguyên. Xu hướng đàn lợn
tăng ở các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc,
Đơng Nam Bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long, xu hướng
giảm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
và Duyên hải miền Trung, ổn định ở khu vực Tây
Nguyên. Vùng Đồng bằng sông Hồng ln có đàn lợn
với số lượng lớn nhất, chiếm 25,42-28,41% tổng đàn lợn
cả nước. Mặc dù vậy, xu hướng đàn lợn tăng mạnh ở
khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (tăng 5,44%)
và giảm mạnh ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung (giảm 5,48%) (Hình 1.2).

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.2: Phân bố đàn lợn ở các vùng sinh thái
năm 2005 và 2018
Sản lượng thịt lợn xuất chuồng trong giai đoạn
2005-2019 có tốc độ tăng trưởng khoảng 4,45%/năm,
tăng từ 2,29 triệu tấn năm 2005 lên 3,29 triệu tấn
năm 2019, đạt mức cao nhất là 3,82 triệu tấn năm
2018. Hình 1.3 cho thấy, sản lượng thịt lợn có xu
hướng tăng dần đều đến năm 2018, nhưng sang năm


9


2019 giảm 13,80% do đàn lợn giảm mạnh bởi bệnh
dịch tả lợn châu Phi đã làm giảm 11,45% tổng đàn
lợn so với năm 2018.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.3: Sản lượng thịt lợn cả nước giai đoạn
2005-2019
b) Chăn nuôi trâu
Đàn trâu đã suy giảm liên tục trong giai đoạn
2005-2019, từ 2,92 triệu con giảm xuống còn 2,25
triệu con, bình quân giảm 1,62%/năm (Hình 1.4).

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.4: Tổng đàn trâu cả nước giai đoạn
2005-2019

10


Việc duy trì đàn trâu gặp khó khăn do cơng tác
phát triển đàn trâu ở Việt Nam chưa được quan tâm
đúng mức. Tình trạng ở nhiều nơi thiếu trâu đực
giống, hiện tượng cận huyết khá phổ biến dẫn đến
đàn trâu có chiều hướng suy giảm cả về số lượng, tầm
vóc và khối lượng. Q trình đơ thị hố làm thu hẹp

bãi chăn thả, q trình cơ giới hố nơng nghiệp làm
giảm nhu cầu cày, kéo, v.v.. cũng là nguyên nhân làm
giảm đàn trâu.
Đàn trâu phân bố chủ yếu ở các khu vực Trung
du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Dun hải
miền Trung và ít có sự biến động về phân bố giữa các
vùng trong giai đoạn 2005-2019. Đàn trâu ở các khu
vực Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ,
Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có xu hướng
tăng số lượng từ 1,06 đến 1,74% trong cả giai đoạn,
cịn khu vực Đồng bằng sơng Hồng, Đơng Nam Bộ và
Đồng bằng sơng Cửu Long có xu hướng giảm từ 0,25
đến 2,16% (xem Hình 1.5).

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.5: Phân bố đàn trâu ở các vùng sinh
thái năm 2005 và 2018

11


Hình 1.6 cho thấy, sản lượng thịt trâu từ 59,8
nghìn tấn (năm 2005) đã tăng lên 95,1 nghìn tấn
(năm 2019), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
3,9%/năm nhờ cải tiến kỹ thuật chăn nuôi và tăng
khối lượng giết thịt, sản lượng thịt trâu vẫn tăng
trưởng đều qua các năm.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.


Hình 1.6: Sản lượng thịt trâu cả nước giai đoạn
2005-2019
c) Chăn ni bị thịt
Trong giai đoạn 2005-2008, đàn bị thịt có xu hướng
tăng từ 5,44 triệu con (năm 2005) lên 6,23 triệu con
(năm 2008) với tốc độ bình quân đạt 3,65%/năm. Giai
đoạn 2008-2013, mỗi năm đàn bò thịt giảm 4,22%, còn
4,97 triệu con vào năm 2013, đây là giai đoạn chăn ni
bị thịt gặp khó khăn về đầu ra nên xu hướng chăn ni
bị giảm. Giai đoạn 2013-2019, đàn bị thịt lại có xu
hướng tăng, bình quân 1,92%/năm, đạt 5,64 triệu con
năm 2019 (Hình 1.7), do có nhiều doanh nghiệp lớn như
Hồng Anh Gia Lai, Hịa Phát, v.v.. đầu tư nhập khẩu
hàng trăm nghìn con bị thịt từ Ơxtrâylia về ni vỗ béo
bán thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất

12


tiểu ngạch đi Trung Quốc, tác động tích cực đến sự phát
triển chung của chăn ni bị thịt. Trong giai đoạn này,
quy mơ chăn ni bị trong cơ sở chăn ni có xu hướng
tăng, đặc biệt có những trang trại chăn ni bị thâm
canh có quy mơ hàng nghìn con tại các tỉnh Hịa Bình,
Thái Bình, Nghệ An, Gia Lai, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.7: Tổng đàn bị thịt cả nước giai đoạn

2005-2019
Giai đoạn 2005-2018, đàn bò thịt tập trung chủ
yếu ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung,
chiếm 40,77-43,39%; đàn bị thịt vùng Trung du và
miền núi phía Bắc dao động ở mức 15,80-17,62%,
vùng Tây Nguyên 11,13-13,29%, vùng Đồng bằng
sông Hồng 8,61-12,61%, vùng Đông Nam Bộ 6,817,15% và vùng Đồng bằng sông Cửu Long 9,7112,90%. Từ năm 2005 đến năm 2018, tỷ trọng đàn bị
khu vực Đồng bằng sơng Hồng giảm 4,20%, trong khi
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng đàn bị
tăng 3,19% (Hình 1.8).
Đa số các tỉnh có đàn bị lớn như Nghệ An, Sơn

13


La, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Phú
n, Tây Ninh, v.v.. đều thực hiện tốt chương trình
thụ tinh nhân tạo cho bò, đây là giải pháp quan trọng
kết hợp hài hịa với chế độ chăm sóc và ni dưỡng
nhằm cải tiến cả chất lượng và số lượng đàn bò tại địa
phương. Một số giống bò thịt năng suất cao được đưa
vào sản xuất trong thời gian qua như Brahman, Red
Angus, Charolaise và BBB, v.v.. tạo con lai cho năng
suất, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người chăn nuôi.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.8: Phân bố đàn bị thịt ở các vùng sinh
thái năm 2005 và 2018

Sản lượng thịt bò tăng từ 142,20 nghìn tấn năm
2005 lên 349,20 nghìn tấn năm 2019, đạt tốc độ tăng
trưởng 9,07%/năm. Chăn ni bị thịt được hầu hết
các địa phương có chủ trương phát triển, các chương
trình giống, chương trình khuyến nơng đều dành
phần lớn kinh phí cho cơng tác cải tạo đàn bị và trồng
cỏ, chế biến phụ phẩm ni dưỡng, vỗ béo bị thịt. Mặc

14


dù tổng đàn bị có xu hướng giảm nhưng nhờ tăng
năng suất chăn nuôi và tăng khối lượng giết thịt, sản
lượng thịt bò đạt được tương đối cao.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.9: Sản lượng thịt bị cả nước giai đoạn
2005-2019
d) Chăn ni bị sữa
Giai đoạn 2005-2019, số lượng bị sữa cả nước
tăng từ 104,10 nghìn con lên 321,23 nghìn con, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 13,91%/năm. Từ năm
2008 đến năm 2019, đàn bò sữa liên tục tăng về số
lượng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 16,45%/năm
(Hình 1.10). Việc phát triển mạnh đàn bị sữa có sự
tham gia của các doanh nghiệp chăn ni lớn, đầu tư
bài bản như TH True Milk, Vinamilk, Mộc Châu
Milk... đã tiến hành đầu tư nhập khẩu hàng chục
nghìn con bị sữa chất lượng cao từ Hoa Kỳ, Ơxtrâylia,

Niu Dilân, v.v., để nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất chăn ni bị
sữa của các đơn vị.

15


Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.10: Tổng đàn bò sữa cả nước giai đoạn
2005-2019
Giai đoạn 2005-2019, sản lượng sữa có tốc độ
tăng trưởng bình qn đạt 28,05%, tăng từ 197,7
nghìn tấn lên 1,03 triệu tấn (Hình 1.11). Đây là thành
tựu lớn của ngành chăn ni bị sữa Việt Nam. Sữa
và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu sang
46 thị trường, trong đó có Trung Quốc, Inđơnêxia,
Philíppin, Malaixia, các nước Trung Đơng, v.v..

Hình 1.11: Sản lượng sữa bò tươi cả nước
giai đoạn 2005-2019

16


Cơ cấu đàn bò sữa tập trung nhiều ở khu vực
Đông Nam Bộ (33,35%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung (25,69%), còn các vùng khác dao động
trong khoảng 8,12-12,22% (Hình 1.12). Đặc biệt,, khu
vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tốc độ

tăng đàn bị sữa rất nhanh do các doanh nghiệp lớn
như TH True Milk và Vinamilk đã đầu tư mạnh mẽ
vào đàn bò sữa ở các tỉnh thuộc khu vực này như
Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí
Minh, v.v..

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Chăn ni.

Hình 1.12: Phân bố đàn bị sữa ở các vùng sinh
thái năm 2018
2. Tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc
Sự đổi mới trong tổ chức sản xuất chăn ni trong
nước thời gian qua là sự hình thành và phát triển các
chuỗi giá trị sản phẩm chăn ni. Các chuỗi liên kết
chăn ni có thể gồm một số cơng đoạn hoặc khép kín,
được xây dựng bởi các nhóm hộ, hợp tác xã, nhất là của

17


các doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Chăn nuôi
CP Việt Nam, Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam,
Japfa Comfeed, Vissan, TH True Milk, Vinamilk,
Masan, Mavin, v.v..
Ngành chăn nuôi đang chuyển dịch từ hình thức
chăn ni nơng hộ nhỏ lẻ sang hình thức chăn ni
trang trại tập trung và các hộ lớn, hộ chăn nuôi
chuyên nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng, khả năng kiểm sốt dịch
bệnh, an tồn thực phẩm và hạ giá thành sản phẩm

chăn ni. Số hộ chăn ni có xu hướng giảm trong
thời gian qua, nhất là chăn nuôi lợn. Năm 2011, cả
nước có 4,13 triệu hộ chăn ni lợn, năm 2016 có 3,44
triệu hộ, đến năm 2019 chỉ cịn khoảng 2,96 triệu hộ
chăn ni lợn.
Nhờ sự chuyển đổi tổ chức sản xuất, đầu tư công
nghệ chăn nuôi hiện đại, giống, thức ăn chất lượng
cao, quản lý chăn nuôi tiên tiến hơn nên năng suất và
chi phí chăn ni trong nước đã được cải thiện đáng
kể. Giai đoạn 2005-2019 cũng là thời kỳ mà số lượng
và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực
chăn nuôi, thú y tăng mạnh, đặc biệt là từ năm 2015
trở lại đây đã có nhiều doanh nghiệp lớn trong nước
đầu tư rất mạnh vào chăn ni, như Masan, Hịa
Phát, PAN, Hùng Vương, Nutifood... Đầu tư FDI
trong lĩnh vực chăn nuôi cũng không ngừng gia tăng
về số lượng doanh nghiệp, quy mô vốn và lĩnh vực đầu
tư. Các doanh nghiệp đầu tư có chất lượng hơn vào
chuỗi liên kết khép kín, thúc đẩy sản xuất chăn nuôi
trong nước phát triển bền vững hơn, như đầu tư
nghiên cứu, sản xuất con giống, thiết bị chuồng trại,
đặc biệt là vào những lĩnh vực khó khăn, còn nhiều

18


rủi ro là giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp áp
dụng cơng nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến.
Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự
phát triển của ngành chăn nuôi là nguồn lực chủ đạo

cho đầu tư phát triển và “dẫn dắt” người chăn nuôi
vào các chuỗi liên kết, mà thực sự đội ngũ doanh
nghiệp chăn nuôi đã trở thành lực lượng sản xuất lớn
đủ sức chống chịu với những biến động của thị trường
và cạnh tranh quốc tế.
3. Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm
chăn nuôi gia súc
Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Cơng Thương
khuyến khích tối đa các doanh nghiệp tổ chức sản
xuất, chế biến, xuất khẩu thực phẩm và đã đạt được
những kết quả đáng ghi nhận đối với một số mặt
hàng. Tính đến năm 2018, cả nước đã có 18 doanh
nghiệp đăng ký kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản
phẩm sữa sang 17 nước trên thế giới với tổng sản
lượng xuất khẩu là 11.450 tấn (tăng gần 84% so với
năm 2017). Ngày 26/4/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan
Trung Quốc đã ký Nghị định thư về các điều kiện thú
y và sức khỏe cộng đồng đối với sản phẩm sữa xuất
khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Việc ký Nghị
định thư này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành
sữa Việt Nam, bởi Trung Quốc là thị trường lớn về
tiêu thụ và nhập khẩu sữa. Đến ngày 22/10/2019,
Việt Nam đã chính thức xuất khẩu chính ngạch lơ
sản phẩm sữa đầu tiên sang Trung Quốc.
Cùng với đó, xuất khẩu thịt lợn vẫn được triển

19



khai đều đặn qua đường tiểu ngạch tới các nước trong
khu vực, bao gồm lợn sống, lợn mảnh và lợn sữa. Tổng
sản lượng thịt lợn xuất khẩu năm 2018 của cả nước
theo chính ngạch (bao gồm cả hàng nhập khẩu để gia
công, chế biến xuất khẩu) đạt 9.335 tấn. Các doanh
nghiệp của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thịt lợn sữa
và lợn choai đông lạnh sang Hồng Kông (Trung Quốc)
và Malaixia.
II. VAI TRỊ CỦA NGHỀ CHĂN NI GIA SÚC
Theo Luật Chăn nuôi năm 2018, chăn nuôi là
ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong
lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện
chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn
nuôi. Gia súc là các lồi động vật có vú, có bốn chân
được con người thuần hóa và chăn ni.
Trong cơ cấu ngành nơng nghiệp cũng như trong
nền kinh tế của Việt Nam, ngành chăn ni đóng vai
trị quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Chăn ni nói chung và chăn ni gia súc nói riêng ở
Việt Nam đã có lịch sử lâu đời và có những đóng góp
to lớn vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và
nâng cao đời sống người dân. Chăn nuôi gia súc ở Việt
Nam có những lồi vật ni chính như lợn, trâu, bị,
dê, cừu, ngựa, thỏ… chiếm phần lớn về số lượng đầu
con, số lượng giống, lồi vật ni, chúng đã cung cấp
các nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng và quan
trọng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Trong quá trình phát triển từ hàng nghìn năm
qua, con người đã thuần hóa các lồi vật ni nhằm

đáp ứng những nhu cầu khác nhau của mình. Đầu

20


tiên, con người thuần hóa gia súc hoang dã và sau đó
dần dần thơng qua q trình chọn lọc và lai tạo để
tạo nên một số lượng lớn các giống gia súc có màu sắc,
hình dáng và kích thước khác nhau. Vật ni nói
chung và gia súc nói riêng được chọn lọc để đáp ứng
một số mục tiêu khác nhau của con người và thích
hợp với các điều kiện mơi trường địa lý khác nhau.
Khi con người định canh trên một vùng đất mới nào
đó, họ tiến hành trồng trọt và chăn nuôi các loại gia
súc, gia cầm và trồng các loại cây mà họ mang theo,
đồng thời họ tiến hành thử nghiệm các giống cây
trồng và vật nuôi mới. Giống vật ni nào có hiệu quả
thì được giữ lại và phát triển, cịn các giống khác thì
bị loại thải. Gia súc hiện nay đang được con người
chăn nuôi là kết quả của hàng loạt q trình chọn lọc
chính thức và khơng chính thức của con người và tự
nhiên. Do vậy, chăn ni gia súc có vai trị quan trọng
trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của con người.
Từ lâu đời nay chăn nuôi gia súc được sử dụng
vào mục đích cung cấp sức kéo để làm đất phục vụ
trồng trọt. Ngồi việc làm đất, trâu, bị, ngựa cịn được
sử dụng để kéo xe vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ, kéo
nước, kéo cối xay, v.v.. Lợi thế của sức kéo gia súc là
có thể hoạt động ở bất kỳ địa bàn nào, sử dụng tối đa
nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ và các phụ phẩm nông

nghiệp làm nguồn cung cấp năng lượng.
Chăn nuôi gia súc cung cấp thực phẩm và các sản
phẩm chế biến có giá trị dinh dưỡng cao cho con
người. Thịt gia súc được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị
dinh dưỡng cao. Sữa bò, sữa trâu và sữa dê là những
loại thực phẩm cao cấp do hoàn chỉnh về dinh dưỡng
và rất dễ tiêu hóa. Các loại sản phẩm chế biến như

21


sữa tươi tiệt trùng/thanh trùng, sữa bột, pho mai, bơ,
thịt xơng khói (bacon), thịt hộp, thịt xay, v.v. đều là
các loại thực phẩm đóng vai trị quan trọng trong bữa
ăn của con người ở nhiều nơi trên thế giới. Các món
ăn truyền thống của người Việt Nam như giị, chả, v.v.,
cũng làm từ thịt gia súc như lợn, trâu, bò.
Chăn ni gia súc cung cấp phân bón cho cây
trồng, đây là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt,
có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là
đất nông nghiệp.
Chăn nuôi gia súc cung cấp nguyên liệu cho các
ngành chăm sóc sắc đẹp, dệt may và thủ cơng mỹ
nghệ như: mỡ lợn và mỡ cừu có thể tạo ra những sản
phẩm chăm sóc da, lơng cừu được chế biến thành len;
sừng trâu được chế biến thành nhiều mặt hàng mỹ
nghệ khác nhau như cúc áo, trâm cài, lược, thìa, dĩa,
các vịng số đeo, đồ trang trí, kim đan, móc áo..; da
trâu bị được thuộc da làm áo da, găng tay, bao súng,
dây lưng, giày, dép, cặp, bao da...; lơng trâu thích hợp

cho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một
số máy móc quang học.
Chăn ni gia súc có thể tạo ra nguồn ngun liệu
cho y học trong công nghệ sinh học y học, như lợn đã
được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích
nâng cao sức khỏe con người (cơng nghệ ghép tạng).
Một vai trị quan trọng của chăn ni gia súc là
được người nông dân coi như một phương tiện tích lũy
tài chính hay một ngân hàng sống để bảo đảm an
ninh kinh tế cho hộ gia đình.
Các lồi gia súc ăn cỏ như trâu, bị, dê,... có thể
coi như là “nhà máy sinh học” với nguyên liệu là cây
cỏ, không cạnh tranh lương thực với con người, và

22


sản phẩm là thịt, sữa, sức kéo, phân bón kèm theo
các phụ phẩm khác. Nguyên liệu cho hoạt động này
dễ sản xuất cịn thị trường sản phẩm thì hết sức rộng
lớn. Chăn nuôi gia súc nhai lại cho phép khai thác
tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, kể
cả những nguồn năng lượng có thể tái tạo đang bị bỏ
phí gây ơ nhiễm mơi trường như rơm rạ và các phụ
phẩm cây trồng khác, để tạo ra những sản phẩm có
giá trị cao cho xã hội. Đây là kế sinh nhai, là một
phương tiện xóa đói giảm nghèo, là cơng cụ để góp
phần phát triển bền vững nơng nghiệp, nông thôn
và nông dân ở nhiều nơi. Với việc đầu tư và tổ chức
hợp lý trên cơ sở khoa học thì chăn ni gia súc sẽ

giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra
nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập trên một đơn
vị diện tích đất đai, tạo điều kiện làm giàu bền vững
cho nhiều hộ nơng dân.
Chăn ni gia súc góp phần giữ vững cân bằng
sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Các
lồi gia súc là những vật ni đóng vai trị quan trọng
không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp
cũng như trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của
người Việt Nam.
III. MỘT SỐ GIỐNG GIA SÚC PHỔ BIẾN
Ở VIỆT NAM
1. Giống lợn
Việt Nam là một trong những nước có quần thể
lợn bản địa đa dạng và phong phú với khoảng 24-32
nhóm quần thể/giống lợn khác nhau, phân bố đều
khắp các vùng trong cả nước. Một số giống lợn bản

23


×