Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

chiến lược phát triển tpcn giai đoạn 2013 - 2020 và tầm nhìn 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 56 trang )



1
HIỆP HỘI TPCN VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TPCN GIAI ĐOẠN 2013-2020
VÀ TẦM NHÌN 2030
(Ban hanh kèm theo Quyết định số: 468/QĐ-VAFF ngày 21 tháng 06 năm 2013
của Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam)

PHẦN I: TÍNH CẤP THIẾT
I. Cơn thủy triều dịch bệnh mạn tính không lây.
Khi ở giai đoạn kém phát triển, đời sống khó khăn, đói kém, mất vệ sinh, chúng
ta phải đối phó với các dịch bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, dịch
hạch, bại liệt … làm chết đi hàng triệu người và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khỏe, nòi giống và phát triển kinh tế xã hội. Bệnh dịch hạch trong 3 năm 1347 – 1351
đã làm chết 75.000.000 người trên thế giới, đại dịch tả thế kỷ 19-20 đã làm chết
20.000.000 người. Vụ dịch tả năm 1892 ở Hamburg (Đức) do nguồn nước bị ô nhiễm
đã làm 17.000 người mắc bệnh, chết hơn 8.000 người. Vụ dịch viêm gan cũng do
nước ô nhiễm ở New Dehli (1955-1956) đã làm 29.000 người mắc bệnh. Bệnh sốt rét
những năm cuối thế kỷ trước mỗi năm có gần 200.000.000 ca bệnh với trên
10.000.000 tử vong. Ở nước ta những năm 1970-2000, các bệnh dịch tả, thương hàn,
lỵ trực trùng, sốt rét, sốt xuất huyết, tê phù … thường xuyên xảy ra với hàng triệu ca
mắc và hàng vạn ca tử vong. Nhờ sự tiến bộ của y học, các vaccine phòng bệnh dần
dần được ra đời, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các dịch bệnh truyền nhiễm
dần dần được kiểm soát, có bệnh đã được thanh toán. Khi bước sang giai đoạn công


nghiệp hóa, đô thị hóa, đời sống ngày càng phát triển, cuộc sống ấm no, xã hội ngày
càng văn minh hiện đại. Bên cạnh những ưu điểm của cuộc cách mạng công nghiệp
đem lại, chúng ta phải đối mặt với 4 thay đổi cơ bản là: (Xem sơ đồ Hình 1)

2



Hình 1: Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh mạn tính không lây

(1) Thay đổi về phương thức làm việc: Từ chỗ lao động xã hội chủ yếu là lao động
cơ bắp, chuyển sang lao động trí óc với không gian là phòng kín, công cụ là
máy vi tính, môi trường tĩnh tại ít vận động.
(2) Thay đổi về lối sống và lối sinh hoạt: Từ lối sống vận động chuyển sang lối
sống tĩnh tại, xu thế sinh hoạt trong phòng, trong nhà với đầy đủ các thiết bị,
tiện nghi, các phương tiện nghe, nhìn với hàng trăm kênh từ thể thao, giải trí,
kinh tế, thời sự, phim truyện, thời trang, giá cả, mua bán, làm đẹp … từ khắp
thế giới thu về một màn hình nhỏ tại phòng ngủ đầy đủ hơn cả một rạp hát
trong nhà. Từ đó tạo cho con người lười vận động thể lực, thích sống yên tĩnh
hơn.
(3) Thay đổi về môi trường: với 2 đặc điểm cơ bản là biến đổi khí hậu và ô nhiễm
môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm cả sinh học, hóa học và lý học.
Ô nhiễm thực phẩm đang là vấn đề báo động đỏ không chỉ ở nước ta mà cho cả
thế giới.
Cơn thủy triều
dịch bệnh mạn tính không lây
gia tăng
CNH + Đô thị hóa
Thay đổi
phương thức

làm việc
Thay đổi
lối sống –
lối sinh hoạt
Thay đổi cách
tiêu dùng
thực phẩm
Thay đổi
môi trường
Hậu quả
1. Ít vận động thể lực (70-80%)
2. Sử dụng TP chế biến sẵn
3. Tăng cân, béo phì
4. Stress
5. Ô nhiễm môi trường
6. Di truyền
1. Tăng các gốc tự do
2. Thiếu hụt vi chất, vitamin,
khoáng chất, hoạt chất sinh học

3
(4) Thay đổi về phương thức tiêu dùng thực phẩm: chuyển từ thực phẩm tự nhiên
sang thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến, thực phẩm bảo quản. Trong
sản xuất thực phẩm tình trạng Nitrit trong rau, sử dụng phân bón, nước tưới,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Trong chế
biến lưu thông thực phẩm làm kéo dài chu trình cung cấp thực phẩm: con
đường vận chuyển lâu hơn, thời gian bảo quản tăng, sử dụng các chất bảo
quản, dễ bị ô nhiễm.
Từ 4 thay đổi trên dẫn tới hậu quả là trong khẩu phần ăn hàng ngày bị thiếu hụt
các vi chất (các vitamin, chất khoáng, hoạt chất sinh học), chất chống oxy hóa, chất

xơ. Cùng với ô nhiễm môi trường, ít vận động thể lực, càng làm gia tăng các gốc tự
do (Free Radical) trong cơ thể, làm tăng sự đề kháng của các cơ quan Receptor (thụ
cảm thể) với các kích thích (Hormone và thần kinh). Từ đó làm rối loạn cấu trúc và
chức năng của các tế bào, cơ quan và tổ chức; rối loạn cần bằng nội môi và giảm khả
năng thích nghi của cơ thể. Đó là cơ sở gây nên các bệnh mạn tính không lây như
bệnh tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, ung thư, tăng cân béo phì, rối loạn
chuyển hóa, viêm và thoái hóa … Các bệnh này gia tăng cả về số lượng và trẻ hóa về
lứa tuổi mắc. Đó là cơn thủy triều dịch bệnh mạn tính không lây (Xem sơ đồ Hình 2)



Hình 2: TPCN là “vaccine” dự phòng bệnh mạn tính không lây

4
Bức tranh về cơn thủy triều dịch bệnh mạn tính không lây thể hiện:
- Hiện tại: 6/10 dân số thế giới chết sớm do các bệnh mạn tính. 50% người chết
dưới 70 tuổi là do bệnh mạn tính.
- Một tỷ người bị bệnh liên quan đến thiếu vi chất dinh dưỡng và 2 tỷ người có
nguy cơ bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Một tỷ người thừa cân, béo phì.
- 1,6 tỷ người giảm khả năng lao động do thiếu máu thiếu sắt. Có 136.000 phụ
nữ và trẻ em chết hàng năm do thiếu máu thiếu sắt. Có 150.000 trẻ sơ sinh bị dị
dạng do thiếu Folate.
- Có 1,1 trẻ em dưới 5 tuổi chết hàng năm do thiếu Vitamin A và kẽm. Có
18.000.000 trẻ sơ sinh bị giảm trí tuệ do thiếu Iode; có 350.000 trẻ em bị mù
lòa do thiếu Vitamin A. Toàn thế giới có 700.000.000 người bị ảnh hưởng do
thiếu Iode (hủy hoại não, chậm phát triển tâm thần).
- Thế giới cứ 2 giây có 1 người chết vì bệnh tim mạch, 5 giây có 1 người bị nhồi
máu cơ tim, 6 giây có 1 người bị đọt quỵ. Cả thế giới có 1,5 tỷ người bị cao
huyết áp. Mỗi năm có 2,5 triệu người tử vong do nhồi máu cơ tim. Ở nước ta

cứ 100 người trưởng thành có 27 người bị cao huyết áp; mỗi năm có 17.500
người bị tai biến mạch máu não, trong đó có 9.000 người tử vong. Ở miền Bắc,
có 16.3% những người trên 25 tuổi bị bệnh tim mạch, đứng đầu là bệnh mạch
vành.
- Trên thế giới cứ 10 giây có 1 người chết vì đái tháo đường. Hiện tại có
180.000.000 người bị đái tháo đường, dự kiến sẽ tăng gấp đôi và năm 2030. Ở
nước Mỹ có trên 60.000.000 người bị tiền đái tháo đường. Ở Việt Nam có gần
5.000.000 ca bị đái tháo đường và trên 10.000.000 người ở giai đoạn tiền đái
tháo đường.
- Đối với ung thư: mỗi năm trên thế giới có 12.700.000 ca mắc mới, trong đó có
7.600.000 ca tử vong. Dự kiến vào năm 2030 sẽ có 21.400.000 ca mắc mới với
13.200.000 ca tử vong. Ở Việt Nam có 116.000 ca mắc mới và 82.000 ca tử
vong. Tỷ lệ mắc mới là: 138,7/100.000 dân, tỷ lệ chết là 101/100.000 dân. Các
ung thư hay gặp là: gan (23%), phổi (21%), dạ dày (15%), đại trực tràng (7%),
vú (6,1%), cổ tử cung (4,6%). Ở nam giới hay bị ung thư phổi, gan và dạ dày;
ở nữ giới hay bị ung thư vú.
- Các bệnh khác như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương, suy giảm trí nhớ,
rối loạn thị lực, tăng cân béo phì, rối loạn chuyển hóa …cũng rất phổ biến.


5
II. Thực phẩm chức năng là “Vaccine” dự phòng dịch bệnh mạn tính không
lây.
Việc phòng chống “cơn thủy triều dịch bệnh mạn tính không lây” không thể
tiêm vaccine như với dịch bệnh truyền nhiễm mà phải tác động vào cơ chế sinh lý
bệnh học gây nên các bệnh mạn tính. Ta đã biết: 1) Sức khỏe là tình trạng lành lặn
của cơ thể về cấu trúc và chức năng; 2) Giữ vững cân bằng nội môi; và 3) Thích nghi
với sự thay đổi của hoàn cảnh Khi cơ thể xảy ra 1) Rối loạn các chức năng và cấu
trúc sinh lý của tế bào, cơ quan, tổ chức; 2) Rối loạn cân bằng nội môi; và 3) Giảm
khả năng thích nghi của cơ thể với hoàn cảnh, thì xảy ra tình trạng bệnh tật. Đó là cơ

sở xuất hiện các bệnh mạn tính không lây. Dẫn tới tình trạng trên là do cơ thể thiếu
hụt các vitamin, chất khoáng, hoạt chất sinh học (Nạn đói vi chất), thiếu hụt các chất
chống gốc tự do và thiếu hụt chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Phòng chống
dịch bệnh mạn tính không lây phải bổ sung các vi chất, các chất chống gốc tự do, bổ
sung chất xơ để phục hồi lại cấu trúc và chức năng của tế bào, phục hồi lại cân bằng
nội môi và tăng khả năng thích nghi của cơ thể. Phương thức bổ sung tối ưu nhất là
dưới dạng thực phẩm. Đó chính là thực phẩm chức năng (Xem sơ đồ Hình 3)
TPCN
•Cung cấp các
chất AO
•Bổ sung chất xơ
Cung cấp
hoạt chất
sinh học
Bổ sung
Vitamin
Bổ sung
Chất khoáng
1. Phục hồi, cấu trúc, chức năng
2.
Lập lạ
i
cân bằng nội môi
3. Tăng khả năng th
ích nghi
1. Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
2. Tạo sức khỏe sung mãn
3. Tăng sức đề kháng, giảm
nguy cơ bệnh
tật

4. Hỗ trợ làm đẹp
5. Hỗ trợ điều trị bệnh tật
TPCN - Công cụ dự phòng của thế kỷ 21
- “Vaccine dự phòng
dịch bệnh mạn tính
• 80% sự bùng phát bệnh tim mạch,
não, ĐTĐ
• 40% bùng phát ung thư
Có thể phòng
tránh được



Hình 3: TPCN là “vaccine” dự phòng bệnh mạn tính không lây

6
III. Tác dụng của TPCN:
1. TPCN chống lão hóa kéo dài tuổi thọ:
- TPCN cung cấp các chất chống oxy hóa như các Vitamin (A, E, C, B …), các
chất khoáng (Zn, Ca, Mg, Cr …), các hoạt chất sinh học (β-Caroten, α-
Tocoferol, Phytoestrogen, Resveratrol, CoQ
10 …), các Emzym, các chất màu
thực phẩm có tác dụng chống gốc tự do, làm cho cơ thể giàu các chất
Antioxydants, do đó chống lão hóa, giữ cơ thể trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ.
- TPCN còn có thế bổ sung các Hormone, tác dụng kích thích gen phát triển, ức
chế gen lão hóa, kéo dài thời gian sinh sản.
- TPCN còn làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại của bệnh tật, tăng
cường chức năng của các cơ quan tổ chức, qua đó cũng làm kéo dài tuổi thọ.
2. TPCN tạo sức khỏe sung mãn:
+ Sức khỏe sung mãn là tình trạng sức khỏe có chất lượng cao, không có các bệnh

và chứng bệnh như viêm khớp, HA cao, đái đường, béo phì, mất trí, ung thư …
+ Cái nồi sức khỏe sung mãn được giữ vững phải nhờ cái kiềng 3 chân, đó là:
Vận động – giải tỏa stress và chế độ ăn uống thích hợp, trong đó có TPCN với việc
bổ sung vitamin, chất khoáng, hoạt chất sinh học, chất xơ, chất chống oxy hóa.
3. TPCN tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật:
+ TPCN làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
+ TPCN bổ sung các hoạt chất chống gốc tự do, bổ sung các chất chống viêm,
làm tăng chức năng nội tiết, ngoại tiết, tăng chức năng của da, kích thích sản xuất các
tế bào bạch cầu, sản xuất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu, sản xuất Interferol,
các Cytokin có lợi … Do đó làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
+ Các sản phẩm nổi bật thuộc nhóm này là nấm linh chi, nấm Ngưu chương chi,
nấm Hương, Tảo, Đông trùng hạ thảo, Sâm, Hoàng kỳ, sữa ong chúa, vitamin A, D,
E, C, chất khoáng Zn, Ca …
4. TPCN hỗ trợ làm đẹp cho con người:
+ Đẹp là có hình thức, phẩm chất, có sự hài hòa, cân xứng, làm cho người ta
thích ngắm, ưa nhìn. Biểu hiện của đẹp là đẹp nội dung (không có bệnh tật, có sức
bền bỉ dẻo dai, các chức năng hoạt động tốt) và đẹp hình thức (cân đối chiều cao, cân
nặng, biểu hiện da đẹp, răng miệng đẹp, mắt mũi đẹp, đầu tóc đẹp, mặt đẹp, ngực,
mông đẹp, dáng đi đẹp và lời nói đẹp.
+ TPCN bổ sung các vitamin, chất khoáng, các hoạt chất sinh học làm giảm
nguy cơ bệnh tật, tăng chức năng các bộ phận cơ thể, làm đẹp từ nội dung đến hình

7
thức (các Vitamin E, B, A, các chất khoáng Zn, Si, S, các hoạt chất (Collagen,
Isoflavon, Carotenoids, các Hormone thực vật …)
5. TPCN hỗ trợ điều trị bệnh tật:
+ Cơ chế TPCN hỗ trợ điều trị bệnh tật được minh họa ở Sơ đồ Hình 4




+ TPCN hỗ trợ điều trị được rất nhiều chứng bệnh. Sau đây chỉ là một số ví dụ
(Xem Hình 5,6,7,8,9,10,11).
Hình 4:
Cơ chế TPCN hỗ trợ điều trị bệnh tật

Tăng cường các
chức năng các
bộ phận
• Cấu trúc sinh lý

Tăng sức đề
kháng
• Tăng khả năng
miễn dịch
Bản thân TPCN
tác động trực
tiếp tác nhân
gây bệnh:
• Kháng sinh
• Chống FR
• Ức chế hoặc
kích thích quá



Tăng hiệu quả
liệu pháp tân dược
• Giảm tác dụng
phụ, tai biến liệu
pháp tân dược

Khỏi bệnh

8
Bổ sung chất xơ

↓ G máu
1
Bổ sung ω-3 → cải thiện
dung nạp G và ↑
nh
ạy
cảm Insullin
2
Bổ sung Cr, Mg, Vit E.
Tăng dung
nạ
p
G
3
Bổ sung các AO:
- Bảo vệ TB β - Langerhan
- Kích thí
ch th
ụ cảm thể cớ Insulin
-
Kích thích SX NO → ↑ nhạy cảm Insullin.
5
Giảm cân
béo phì → giảm kháng Insullin.
Chứa hoạt chất ức chế men α-Glucosidase

→ ↓ phân giải thành G.
4
6
Chống viêm → tăng tái tạ
o TB →
↑ nh

y cảm Insullin.
7
Bổ
sung ho
ạt chất làm giảm G máu: Iridoids, Flavonoids …
8
TPCN phòng chống Đái tháo đường

Giảm HA:
Scopoletine, Oleacin tăng tạo NO → giãn mạch →↓ HA
Ức chế ngưng tụ TC, giảm và tan các huyết khối
(Polyphenol, Iridoids, Flavonoids … )
Cung cấp acid béo không no → làm giảm nguy cơ CVD
Cung cấp chất AO → chống nguy cơ tim mạch
(Vitamin,
chất khoáng, HCSH, chất màu … )
•Cung cấp chất xơ → làm ↓ mỡ máu
•Cung cấp Ca:
Tái sinh TB gốc tim và td tới phân chia, phát triển, biệt hóa TB
Tăng sức bền thành mạch →↑ lưu thông huyết quản:
Lecithin, Ginko, Catapol …
Chống VXĐM:
Acid Lindenic, Cathechin, Iridoids,

Flavonoids …
Làm ↓ Chol, TG, LDL, ↑ HDL: PUFA, MUFA, Resveratrol,
Polyphenol, Flavonoids, Iridoids …
Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây CVD
(ĐTĐ, mỡ máu cao, RLCH, tăng cân …. )
Phòng đột quỵ, suy vành, nhồi máu: tăng phân hủy
Homocysteine.
(Vitamin B6, B12, acid Folic …)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TPCN
phòng
chống
bệnh
tim
mạch

Hình 5: TPCN phòng chống đái tháo đường
Hình 6: TPCN phòng chống bệnh tim mạch

9
Bổ sung Vitamin,

chất khoáng,
HCSH →↓ sức đề kháng, ↑ miễn
dịch →↓ mắc, ↓ phát triển, ↓ nhiễm
trùng và bệnh cơ hội.
Cung cấp chất AO
→ bả
o
v

gen, AND
(Vit E,A,C, Iridoids, Polyphenol
,
Flavonoids …)
Cung cấp hoạt chất chống K: Alkyl,
Isothiocyanat
, Taxol, Flavonoid, Iridoids,
Isoflavon, Carotenoids, Vit D,E,
Acubin, AA, DAA …
Cung cấp chất xơ → giảm nguy cơ ung thư đường ruột.
Làm tăng hiệu quả và giảm tác
dụ
ng phụ, biến chứng của tân dược.
Cung cấp hoạt chất phân hủy Nitrosamin,
chất gây K:
Catechin, Flavonoids, Iridoids, Quercetin, Vitamin C,
β-caroten …
TPCN phòng chống Ung thư
2
1
3

4
5
6



TPCN
Bổ sung Ca
Phát triển
Phòng chống
chứng, bệnh
1. Trẻ em
2. Thiếu niên
3. Phụ nữ có thai
4. Phụ nữ cho con bú
5. Phụ nữ sau mãn kinh
6. Người già
4. Miễn dịch
5. Thần kinh
6. Cơ bắp
7. Cơn đau sinh trưởng
8. Cơn đau dạ dày-ruột
9. Vôi hóa
1. Còi xương
2. Loãng xương
3. Gãy xương
10. Đông máu, chảy máu
11. Hoạt động của tim

Hình 7: TPCN phòng chống bệnh ung thư

Hình 8: TPCN bổ sung Canxi

10



TPCN
Tăng
cường
chức
năng
gan
Tăng chức năng chuyển hóa
Tăng chức năng thải độc
1
2
TPCN cung cấp chất AO chống FR, bảo vệ
TB gan
3
TPCN chống viêm, bảo vệ TB gan
4
TPCN tăng hệ miễn dịch → bảo vệ “ Sức khỏe gan”
5
TPCN làm ↓ nguy cơ các bệnh đái đường, VXĐM, K, viêm ….
→ bảo vệ gan.
6


Hình 10: TPCN tăng cường chức năng gan


11
Hình
11: TPCN h

trợ

c
chứ
c năng
kh
ác
củ
a
cơ th

CH
ỨC NĂNG NỘ
I TiẾ
T:
1) Đi
ều hòa ch
ức
năng

thể
.
2) Đh
quá tr
ình:
trao đổ

i ch
ất, tăng tr
ưở
ng,
phá
t triể
n, sinh
sản,
chuyển
hóa

7
CH
ỨC NĂNG CHUYỂ
N HÓA V
À ĐiỀU
NHI
ỆT:
1)
Chuyể
n hóa
: G, L, P, NL
2)
Điều nhi
ệt:
sinh nhiệ
t,
th
ải nhiệt
6

CH
ỨC NĂNG C
Á
C GIÁC QUAN:
1) Th
ị gi
á
c; 2)
Thí
nh
giác; 3) Khứu giác
; 4)
Vị
giá
c
; 5) X
úc
gi
ác
5
CH
ỨC N
ẰNG TH

N KINH:
1)
Điề
u hòa
ch
ức

năng toàn cơ
th
ể.
2) Đi

u ti
ết
cung
phản xạ: Tiếp
nhậ
n
kt,
dẫ
n

o
, x
ử lý
,
dẫ
n ra
,
đá
p ứ
ng
.
3) Điều tiết
c
ảm
gi

ác

v
ận
độ
ng
4
CHỨ
C NẰNG THẬN:
1)
N
ội
tiế
t
: Renin
(đi

u hòa
HA);
Erythopoietin (
đi

u
hòa
HC).
2)
Ngo
ại
tiế
t

: + L

c (
Thả
i
bỏ
SP cu

i c
ùng c

a chuy
ển
h
óa
,
chấ
t đ

c, SP
thừ
a
).
+
Bài tiế
t: NH+ , H+, K+

+
Tái hấp thu
: acid

amin, glucose, Na+,
n
ướ
c.
3
CHỨ
C N
ẰNG HÔ H
ẤP:
Thông khí
(Th

i CO2 ,
hấ
p
thu O2 )
2
CHỨC N

NG TIÊU HÓ
A:
1) Co b
óp
; 2)
Tiế
t d

ch; 3)
Hấ
p

thu; 4)
B
à
i
ti
ế
t
.
1
TPCN
Tăng

ờng

c
chứ
c
năng
GIẢ
M
nguy
c
ơ

c
b
ệnh
mạn
t
í

nh

6. TPCN hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
(1) Tạo công ăn việc làm:
+ Bán hàng trực tiếp: trên thế giới có 200 triệu người với 25.000 mặt hàng ở 125
quốc gia.
+ Ở Việt Nam: khoảng 1.000.000 người tham gia bán hàng trực tiếp.
(2) Tăng trưởng kinh tế: 20-30% mỗi năm.
(3) Thuế công ty, thuế thu nhập.
(4) Thu nhập mỗi cá nhân.
(5) Hoạt động từ thiện.
(6) Thúc đẩy sản xuất: từ khâu nuôi trồng thảo dược đến sản xuất, chế biến, xuất
khẩu, nhập khẩu.

IV.Xu thế phát triển TPCN:
TPCN mà trong đó là thực phẩm bổ sung (Vitamin and Mineral Food
Supplement) và thực phẩm bổ sung các hoạt chất từ thảo dược (Botanical Herbal
Dietary Supplement) được phát triển rất sớm ở Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Canada. Nước
Nhật là nước đầu tiên ban hành Luật TPCN năm 1991. Mỹ ban hành Luật TPCN năm
1994. Đài Loan, Trung Quốc ban hành Luật TPCN năm 1999. Các nước khác đa số

12
ban hành luật TPCN giai đoạn 2000-2004. Thị trường TPCN là một trong những thị
trường tăng trưởng nhiều và nhanh nhất, đối với nhiều quốc gia tăng 20-30% / năm.
Tại Nhật Bản, năm 2004 các sản phẩm TPCN FOSHU đạt 5,5 tỷ USD, các sản phẩm
sức khỏe đạt 12,5 tỷ USD. Tại Mỹ, năm 2006, chỉ tính 20 loại TPCN từ dược thảo
được bán trên kênh FDM (Food, Drug of Market Retail Stores) đã đạt 249.425.000
USD, nguyên liệu tho đạt 388.000.000 USD. Năm 2007, thực phẩm bổ sung vitamin
đạt 1,8 tỷ USD. Toàn bộ TPCN ở Mỹ chiếm 32% TPCN trên toàn thế giới. Thị
trường TPCN thế giới năm 2007 đã đạt 70 tỷ USD, năm 2012 tăng lên trên 110 tỷ

USD.
Số người sử dụng TPCN cũng ngày càng tăng lên. Tại Nhật bình quân đầu người
sử dung 126 USD TPCN mỗi năm, tại Mỹ là 70 USD, tại châu Âu là 61 USD. Những
người trưởng thành ở Mỹ năm 2006 có 40% sử dụng TPCN, năm 2007 tăng lên 52%
và năm 2010 tăng lên 72%. Ở Nhật tỷ lệ ấy là 80%.
Năm 2004 thế giới đã thành lập Hiệp hội TPCN quốc tế (International Alliance
of Dietary / Supplement Association – IADSA) với hơn 60 thành viên. Các nước
ASEAN cũng thành lập Hiệp hội TPCN ASEAN năm 2004 (ASEAN – Alliance
ofHealth Supplements Association – AAHSA) với 8 nước thành viên. Hiệp hội
TPCN Việt Nam được thành lập tháng 12 – 2007 và là thành viên của Hiệp hội
TPCN quốc tế và ASEAN. Cũng năm 2004, Hội nghị quốc tế đầu tiên về TPCN họp
tại Mỹ với chủ đề : TPCN cho dự phòng và điều trị. Đến hết năm 2012, thế giới đã tổ
chức 13 Hội nghị quốc tế về TPCN, ASEAN đã tổ chức 16 Hội nghị TPCN và thuốc
Y học cổ truyền.
Từ năm 1999, TPCN từ các nước bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam.
Đồ
ng thời, do có sẵn nguồn nguyên liệu, có lịch sử lâu đời nền y học cổ truyền, có
sẵn dây truyền sản xuất thuốc và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và trào lưu phát
triển TPCN trên thế giới, các công ty dược, các cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền
bắt đầu chuyển sang sản xuất TPCN. Số người sử dụng TPCN ngày càng tăng. Chỉ
tính những người sử dụng TPCN qua kênh bán hàng đa cấp cho thấy: Năm 2005 có
khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1,1% dân số) sử dụng TPCN. Năm 2010 đã tăng lên
5.700.000 người ở khắp 63 tỉnh, thành phố (chiếm 6,6% dân số) sử dụng TPCN. Cục
An toàn thực phẩm đã điều tra (năm 2011) cho thấy ở Tp. Hồ Chí Minh có 43% số
người trưởng thành và ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN.
TPCN đã giúp nhiều người tăng cường sức khỏe, tăng cường cái đẹp, giảm nguy
cơ và tác hại của nhiều bệnh tật như tim mạch, đái tháo đường, viêm thoái hóa khớp,
ung thư … Tình hình sản xuất, kinh doanh TPCN ở Việt Nam được thể hiện ở Bảng 1
và Hình 12, 13.


13
2.316 (42,00)3.198 (58,00)5.5141.5522012
1.724 (48,43)1.836 (51,57)3.5601.512
2011
2.089 (56,19)
1.632 (43,86)3.721
1.626
2010
1.029 (55,29)832 (44,71)1.8611.1142009
632 (54,39)
530 (45,61)1.162
6742008
275 (35,35)503
(64,65)
7784832007
185
(30,73)
417 (69,27)6022142006
77 (21,33)284 (78,67)3611432005
063 (100,00)
6313
2000
SP SX trong nướcSP Nhập khẩu
Trong đó
Tổng số
sản phẩm TPCN
Tổng số
cơ sở SXKD
(Total of company
enterprise)

Năm
(Year)
Bảng 1: Số liệu thị trường TPCN Việt Nam (2000-2012)
Vietnam market of functional food (2000-2012)


1552
1512
1.626
1.114
674
483
214
143
13
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Năm

nh 12:
Số


sở
KDSX TPCN (2000-2012)
(Total of enterprise, business)



14
Sản phẩm TPCN ( 2000- 2012)
Product of functional food (2000-2012)
63
361
602
5.514
3.560
3.721
1.861
1.162
778
1.836
2.089
832
503
417
284
3.198
530
1.724
1.632
1.029

632
275
185
77
2.316
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
H
ì
nh
13:
S

n
phẩ
m TPCN ( 2000
-
2012)
Product of functional food (2000
-
2012)

V. Các thách thức và tồn tại:


1. Thách thức lớn nhất là nhận thức chưa đầy đủ về TPCN: từ định nghĩa, phân
loại, phân biệt, tác dụng, quản lý TPCN trên thế giới và ở Việt Nam.
2. Các quy định pháp luật về TPCN còn thiếu và chưa đầy đủ, đặc biệt là các tiêu
chuẩn, quy chuẩn và quy định quản lý.
3. Các cơ sở, công ty, tổ chức, cá nhân sản xuất còn mang tính riêng lẻ, trước mắt
vì lợi ích riêng của mình, chưa có sự liên kết, tổ hợp để tạo ra sức mạnh dây chuyền
và bền vững.
4. Người tiêu dùng sử dụng TPCN còn thấp, mục đích sử dụng phần lớn là để hỗ trợ
chữa bệnh. Kết quả điều tra của Cục ATTP (2011) cho thấy:
- Người sử dụng TPCN chủ yếu là người trưởng thành đang có bệnh.
- Tỷ lệ sử dụng TPCN ở Hà Nội là 68,1%, ở Tp. Hồ Chí Minh là 43,0%.
- Thời gian sử dụng mới chỉ từ 1-12 tháng.
5. Nguy cơ suy giảm nguồn dược thảo TPCN: Kết quả điều tra của Viện Dược liệu
cho thấy, ở Việt Nam có 11.000 loài thực vật bậc cao, 800 loại rêu, 600 loài nấm, hơn
2.000 loài tảo, 224 loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát và 5.500 loài côn trùng.
Điều kiện để nuôi trồng rất thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu. Song việc khải thác,
Tổng SP

Nhập khẩu

SX trong
nước

15
nuôi trồng đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng, thiếu hụt một chính sách, chiến
lược cơ bản, nhu cầu sử dụng chủ yếu là nhập khẩu, trong đó nhập lậu là chủ yếu.
6. Một số hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến phát triển của ngành:
+ Quảng cáo còn sai phạm: Kết quả điều tra của Cục ATTP (2011) cho thấy:
- Cứ 10 quảng cáo trên truyền hình còn có 2 chưa có giấy phép quảng cáo
(20%).

- Cứ 10 quảng cáo đã có giấy phép nhưng có 5 quảng cáo còn sai về nội dung so
với công bố tiêu chuẩn (50%).
+ Một số cơ sở kinh doanh đã tổ chức đi các vùng nông thôn liên kết với hội phụ nữ,
hội người cao tuổi tổ chức tuyên truyền, khám bệnh, xét nghiệm rồi bán sản phẩm với
phương thức “quét” một lần, đi qua không để lại đầu mối để liên hệ. Các hoạt động
này vi phạm luật khám chữa bệnh và các quy định quản lý của ngành y tế.
+ Còn có sản phẩm giả, nhập lậu, xách tay, kém chất lượng lưu hành trên thị trường.
Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng:

1. Do đặc điểm tiêu dùng thực phẩm hiện nay, do thay đổi phương thức làm
việc, lối sống và sinh hoạt, cùng với sự biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi
trường, trong đó có môi trường thực phẩm, khẩu phần ăn hàng ngày còn lại của
con người bị thiếu hụt các vi chất (thiếu hụt vitamin, chất khoáng và hoạt chất
sinh học), thiếu hụt các chất chống oxy hóa, chất xơ, dẫn tới rối loạn cấu trúc
và chức năng của cơ thể, làm xuất hiện các bệnh mạn tính không lây gia tăng
cả về số lượng và trẻ hóa người mắc, trở thành cơn thủy triều dịch bệnh mạn
tính không lây.
2. TPCN ra đời, phát triển nhanh chóng vì tính ưu việt vượt trội của nó là:
TPCN là công cụ bảo vệ sức khỏe của thế kỷ 21, là “vaccine” dự phòng dịch bệnh
mạn tính không lây. Chỉ có TPCN mới thực sự phòng ngừa được cơn thủy triều dịch
bệnh mạn tính không lây vì chính TPCN bổ sung cho cơ thể các vi chất thiếu hụt, các
chất chống oxy hóa và các chất xơ. TPCN đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cộng đồng.
Tác dụng với sức khỏe của TPCN: TPCN có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi
thọ; tác dụng tạo sức khỏe sung mãn; tác dụng tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ gây
bệnh; tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Tác dụng với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo: TPCN là một ngành
kinh tế y tế, tạo ra công ăn việc làm từ khâu nuôi trồng thảo dược cho đến sản xuất,
lưu thông, tiêu dùng. TPCN góp phần tăng trưởng nền kinh tế và thu nhập cho người
dân, tăng đóng thuế cho nhà nước. Các tổ chức, cá nhân, công ty sản xuất kinh doanh

TPCN còn làm công tác từ thiện tích cực hỗ trợ các chương trình xóa đói giảm nghèo.

16
TPCN còn kế thừa nền Y học cổ truyền hàng ngàn năm của dân tộc. Từ thảo dược,
nếu sử dụng công nghệ YHCT (thủy chế, hỏa chế, thủy – hỏa chế) thì sản phẩm là
thuốc YHCT. Song cũng từ thảo dược, với công nghệ hiện đại như chiết, nghiền với
kỹ thuật nano, sinh học, sản phẩm làm ra chính là TPCN. Nền YHCT phương Đông
là một nền Y học có hàng ngàn năm lịch sử, được đúc kết từ kinh nghiệm và thử
nghiệm từ cộng đồng, sử dụng các cây cỏ, động vật, khoáng vật tự nhiên. TPCN đã
kế thừa với công nghệ hiện đại nên đã phát triển rộng lớn và nhanh chóng đi vào cộng
đồng.
3. Với sự bùng nổ của TPCN, tiềm năng phong phú của đất nước ta, với xu thế
phát triển TPCN của nhân loại, cần phải có sự kiểm soát, định hướng và tổ
chức để TPCN ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đúng luật, phục vụ đắc lực cho
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vì thế, cần thiết có một
chiến lược phát triển TPCN ở nước ta.

* * *


















PHẦN II:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TPCN GIAI ĐOẠN 2013-2020

17
VÀ TẦM NHÌN 2030

I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát: Lấy công tác giáo dục truyền thông là trung tâm, đi trước
một bước trong mọi hoạt động để toàn hội “Hiểu đúng – làm đúng – dùng
đúng” về TPCN, phát triển TPCN thành một ngành Kinh tế - y tế, sản xuất
được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn và hiệu quả để tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, tăng cường sử dụng TPCN để chăm sóc bảo vệ
sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để toàn xã hội “Hiểu đúng –
làm đúng – dùng đúng” TPCN.
+ Chỉ tiêu: đến năm 2020, toàn xã hội:
- Hiểu đúng:
• Định nghĩa : 80%
• Phân loại : 80%
• Phân biệt : 80%
• Tác dụng : 80%
- Làm đúng:
• Sản xuất : 90%
• Kinh doanh : 80%

• Công bố - quảng cáo: 90%
• Quản lý : 100%
- Dùng đúng:
• Đối tượng : 90%
• Liều lượng : 90%
• Thời gian : 90%
• Cách dùng : 90%
2.2. Phát triển TPCN thành một ngành kinh tế y tế mang tính dân tộc, khoa
học, hiện đại, hội nhập phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.


+ Chỉ tiêu: đến năm 2020:

18
• Hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh 100% áp dụng GAP –
TPCN.
• Đảm bảo được 50% nhu cầu sử dụng
• Có 50% các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.
• Tỷ lệ sản phẩm sản xuất trong nước đạt 70%.
• Xuất khẩu TPCN đạt 1 tỷ VNĐ/năm.
2.3. Vận động nhân dân tăng cường sử dụng TPCN để tăng cường, bảo vệ
sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ và tác hại bệnh tật.
+ Chỉ tiêu đến 2020: phấn đấu đến năm 2020 có 60% số người lớn sử dụng TPCN
thường xuyên (Hiện tại có sử dụng TPCN ở người trưởng thành khoảng 43%).
3. Tầm nhìn đến năm 2030:
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% các nhóm đối tượng Hiểu đúng – làm đúng –
dùng đúng TPCN và phát triển TPCN trở thành một ngành kinh tế - y tế mạnh mẽ,
phấn đấu sản xuất TPCN trong nước chiếm 75%, trong đó tự túc nguyên liệu được
60%, xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, đưa tỷ lệ số người trưởng thành sử dụng TPCN thường
xuyên lên 70%.


II.GIẢI PHÁP:
1. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC ĐỂ TOÀN XÃ
HỘI “HIỂU ĐÚNG – LÀM ĐÚNG – DÙNG ĐÚNG” TPCN. Công tác giáo
dục truyền thông là hoạt động trung tâm, đi trước một bước trong tất cả các
hoạt động nhằm phát triển TPCN ở Việt Nam.
Xác định cách tiếp cận và đối tượng truyền thông:
Cách tiếp cận:
có 4 cách tiếp cận truyền thông sau đây được áp dụng để tuyên
truyền vận động các đối tượng:
(1) Chuyển tải thông tin để nâng cáo kiến thức (K).
(2) Hướng dẫn để nâng cao trình độ (K) và kỹ năng thực hành (P).
(3) Thuyết phục để thay đổi thái độ (A) và vận động thực hành (P).
(4) Đối thoại để thay đổi cả nhận thức, thái độ và thực hành (KAP).
Xác định đối tượng truyền thông:
Để đảm bảo tác động một cách hiệu quả và tập trung, nhằm đạt được các mục
tiêu, cần xác định được các nhóm đối tượng tùy theo liên quan ảnh hưởng tới
TPCN. Có thể chia ra nhóm đối tượng sau:

19
(1) Người lãnh đạo và quản lý: Nhóm này không trực tiếp tác động tới sự phát
triển của ngành nhưng tác động gián tiếp có ảnh hưởng to lớn đến phát
triển của ngành thông qua các chính sách, đường lối, các quy định pháp
luật liên quan đến TPCN. Nhóm này bao gồm:
- Các vị lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp.
- Các đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Các vị lãnh đạo đoàn thể, quần chúng và tổ chức xã hội.
- Các công chức ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn và
ngành công thương.
- Các bác sĩ, y sĩ, y tá công lập và dân lập.

(2) Người sản xuất TPCN: bao gồm:
+ Những người nuôi trồng dược thảo TPCN.
+ Những người sản xuất chế biến.
(3) Những người làm dịch vụ, kinh doanh TPCN.
+ Những người xuất khẩu, nhập khẩu TPCN.
+ Những người buôn bán TPCN.
+ Những người bán háng đa cấp TPCN.
(4) Người tiêu dùng TPCN:
Bất kể ai mua sản phẩm TPCN để sử dụng.
(5) Những người tham gia truyền thông TPCN:
• Cán bộ y tế.
• Giáo viên trường y và các trường liên quan đến ATTP.
• Cán bộ hệ thống quản lý ATTP.
• Cán bộ Hiệp hội TPCN Việt Nam.
• Các nhà phân phối bán hàng đa cấp.
• Các phóng viên báo chí.
Xây dựng thông điệp truyền thông:
Nguyên tắc xây dựng thông điệp: Dựa trên 7 nguyên tắc:
(1) Phù hợp với luật, chính sách, quy định của thế giới và Việt Nam.
(2) Phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn, các kiến thức giáo khoa đã dược phổ biến rộng
rãi.
(3) Dựa trên cơ sở khoa học, công bố của Codex, quốc tế và các công trình nghiên
cứu khoa học được thừa nhận.
(4) Thích hợp với các nhóm đối tượng đã chia và đã chọn.
(5) Đơn giản – dễ hiểu – dễ nhớ - dễ làm.
(6) Chính xác, nhất quán.

20
(7) Thường xuyên được xem xét và được kiểm định lại qua nghiên cứu và đánh
giá điều chỉnh phù hợp với đối tượng và sự phát triển của TPCN.

1.2.2. Nội dung chính của thông điệp:
(1) Nguy cơ xuất hiện dịch bệnh mạn tính không lây.
(2) TPCN là công cụ, là “vaccine” dự phòng các bệnh mạn tính.
(3) Thực hiện “Hiểu đúng – làm đúng – dùng đúng” TPCN:
+ Hiểu đúng:
- Định nghĩa
- Phân loại
- Phân biệt
- Tác dụng
+ Làm đúng:
- Sản xuất
- Kinh doanh
- Công bố - quảng cáo
- Quản lý
+ Dùng đúng:
- Liều lượng
- Đối tượng
- Thời gian
- Cách dùng
(4)Trách nhiệm của các nhóm đối tượng với sự phát triển TPCN.
(5) Các biện pháp phát triển TPCN:
+ Ban hành chính sách thích hợp.
+ Khâu nuôi trồng.
+ Khâu sản xuất – chế biến.
+ Lưu thông phân phối.
+ Xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tiêu dùng.
+ Giáo dục truyền thông “Hiểu đúng – làm đúng – dùng đúng” TPCN …
(6) Biện pháp đảm bảo quản lý và đánh giá chất lượng an toàn và hiệu quả.
1. 3. Sử dụng các kênh giáo dục truyền thông:

1.3.1. Những nguyên tắc huy động các kênh giáo dục truyền thông:
(1) Cần huy động và sử dụng kết hợp một cách có hiệu quả nhiều kênh giáo dục
truyền thông, nhiều phương tiện để thực hiện giáo dục truyền thông về TPCN.

21
(2) Cần khuyến khích các cách tiếp cận mới, có sáng tạo trong việc sử dụng và
huy động các kênh truyền thông (ví dụ kết hợp giữa tuyên truyền giáo dục và giải
trí).
(3) Cần tăng cường sự hỗ trợ qua lại giữa truyền thông đại chúng và truyền thông
trực tiếp nhằm tăng hiệu quả của từng kênh.
(4) Truyền thông đại chúng chịu trách nhiệm chính về sự chuyển đổi nhận thức
của các cấp lãnh đạo, của quảng đại quần chúng, tạo ra môi trường thuận lợi cho
phát triển TPCN.
(5) Truyền thông trực tiếp sẽ tập trung vào các nhóm đối tượng đã chọn, nhằm vận
động và thuyết phục chấp nhận, công nhận.
(6) Trong điều kiện hội nhập quốc tế, cần chú ý các kênh truyền thông mới có hiệu
quả để thực hiện giáo dục truyền thông về TPCN.
1.3.2.1. Kênh truyền thông trực tiếp:

(1) Tăng cường truyền thông trực tiếp thông qua hệ thống Hội viên của Hiệp hội
TPCN Việt Nam. Hiệp hội TPCN Việt Nam có Trung tâm giáo dục truyền thông,
Viện nghiên cứu TPCN, Trung tâm Kiểm nghiệm ATTP, Trung tâm Công nghệ
sinh học, Trung tâm chứng nhận, các chi hội các địa phương … Hiệp có 150 Hội
viên tập thể và gần 5.000 Hội viên cá nhân. Đây là lực lượng có trình độ, kỹ năng
thực hiện các công tác giáo dục và truyền thông có hiêu quả cao.
(2) Phát huy truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ y tế trong và ngoài
công lập. Cán bộ y tế là người chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân cần có hiểu
biết đúng đắn về TPCN để tư vấn, giải thích, hướng dẫn cho người dân hiểu và sử
dụng TPCN để bảo về sức khỏe và hỗ trợ cho điều trị. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ
trong bệnh viện, các phòng khám cũng cần phải tư vấn, hướng dẫn cho khách

hàng.
(3) Hệ thống cán bộ quản lý ATTP từ Trung ương đến cơ sở của các Bộ Y tế,
Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Công thương cần có kiến thức đầy đủ về
TPCN để chỉ đạo và hướng dẫn cho đội ngũ cấp dưới và nhân dân hiểu đúng – làm
đúng và dùng đúng TPCN.
(4) Các nhà phân phối của hệ thống bán hàng đa cấp TPCN: Đây là đội ngũ đông
đảo, nếu tận dụng được đội ngũ này thì sẽ có lợi cho công tác tuyên truyền giáo
dục sức khỏe cộng đồng rất rộng rãi. Ở nước tá có khoảng 1.000.000 các nhà phân
phối bán hàng đa cấp, thường xuyên phải tư vấn trực tiếp với khách hàng về sức
khỏe và sản phẩm. Cần trang bị một cách cơ bản về kiến thức cho đội ngũ này để
mỗi nhà phân phối có lương tâm đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức về sức khỏe
cộng đồng, kiến thức về TPCN, chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật về kinh

22
doanh và sản phẩm, thì lực lượng này sẽ là lực lượng tuyên truyền viên về chăm
sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và TPCN rất có hiệu quả.
(5) Truyền thông trực tiếp thông qua các tổ chức, đoàn thể quần chúng: Hội nghề
nghiệp, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội người tiêu dùng …
1.3.2.2. Kênh truyền thông đại chúng:

(1) Đài phát thanh truyền hình
(2) Báo điện tử
(3) Website
(4) Báo viết
1.3.2.3. Kênh đào tạo giáo dục:

(1) Chương trình giảng dạy ở các trường y– dược, trường Bách khoa, Nông
nghiệp, Công nghiệp chế biến thực phẩm.
(2) Các lớp tập huấn, đào tạo cấp chứng chỉ
(3) Các Hội thảo khoa học

(4) Các buổi nói chuyện sức khỏe.
1.3.2.4. Các ấn phẩm truyền thông:

(1) Sách chuyên ngành
(2) Tạp chí
(3) Tờ tin
(4) Tờ rơi, Poster
(5) Băng, đĩa.
1.3.2.5. Các kênh truyền thông khác:

(1) Văn nghệ dân gian
(2) Âm nhạc
(3) Quảng cáo
(4) Tư vấn
(5) Triển lãm, hội chợ
(6) Thi tìm hiểu
(7) Trao đổi nhóm giữa người sản xuất, người quản lý, người sử dụng.
(8) Băng, biểu ngữ, khẩu hiệu ….
2. NUÔI TRỒNG DƯỢC THẢO VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG:
2.1. Nuôi trồng dược thảo:
Ở Việt Nam có 2 thuận lợi cơ bản mà thiên nhiên ban cho, đó là: điều kiện địa lý
– khí hậu thuận lợi và chủng loại dược thảo phong phú.
Lãnh thổ đất liền Việt Nam hẹp chiều ngang và dài chiều dọc với tọa độ 8
0
30’
đến 23
0
22’ vĩ bắc và 102
0
10’ đến 109

0
24’ kinh đông, diện tích gần 1/3 triệu km
2


23
(331.688 km
2
). Có bờ biển dài hơn 3.000 km
2
với lãnh hải và vùng đặc kinh tế trên
1.000.000 km
2
. Địa hình 3/4 là núi đồi, đỉnh cao nhất là Fansipan: 3143m, cũng là
đỉnh núi cao nhất Đông dương. Diện tích đồi núi chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao từ
500m trở xuống chiếm tới 70%, độ cao 1.000m trở xuống chiếm tới 85% và chỉ có
15% diện tích lãnh thổ cao trên 1.000m và 1% cao trên 2.000m. Về khí hậu, Việt
Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm
trên 1500mm, thuận lợi cho cây cỏ phát triển quanh năm.
Về chủng loại thực vật, ở Việt Nam có 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch,
800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo. Về động vật, có 224 loài thú, 828
loài chim, 258 loài bò sát và 5.500 loài côn trùng. Đến nay đã có 3.948 loài thực vật
bậc cao và bậc thấp (kể cả nấm), 408 loài động vật, 75 khoáng vật được dùng làm
thuốc và TPCN, được xếp là nhóm tài nguyên phong phú và quý giá trong toàn bộ hệ
thống động thực vật ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Viện Dược liệu (2007) cho thấy:
+ Nhu cầu sử dụng dược liệu cần: 59.548 tấn, trong đó:
- Phục vụ cho công nghiệp dược: 20.986 tấn (chiếm 35,0%).
- Phục vụ YHCT: 18.452 tấn (chiếm 31,0%).
- Phục vụ xuất khẩu (kể cả chiết xuất và tinh dầu): 20.110 tấn (chiếm 34,0%).

Nhu cầu này chưa đề cập đến cho TPCN.
+ Khả năng cung cấp dược liệu hiện nay:
- Khai thác trong tự nhiên: 12.000 tấn (chiếm 12%)
- Nuôi trồng: 15.606 tấn (chiếm 26%)
- Nhập khẩu: 31.842 tấn (chiếm 54%)
Từ đây cho thấy việc khai thác, nuôi trông nguồn nguyên liệu trong nước đang
có xu hướng suy giảm cả về số lượng và chủng loại. Nhiều loài dược thảo có xu
hướng tuyệt chủng. Nhu cầu sử dụng chủ yếu là nhập khẩu, trong đó chủ yếu là nhập
lậu, chưa kiểm soát được tính chất lượng và tính an toàn. Do đó cần có một chính
sách nuôi trồng dược thảo có tính chiến lược lâu dài.
2.1.1.Nuôi trồng tự nhiên:
Dược thảo tự nhiên ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng, bao gồm các loài cây
cỏ, động vật, khoáng vật, côn trùng, thủy sản. Các dược thảo tự nhiên có thể làm
nguyên liệu sản xuất TPCN có ở rải rác khắp các vùng, từ đồng bằng đến miền núi.
Song do thiếu chính sách bảo tồn và khai thác bừa bãi, nên trữ lượng và chủng loại
phân tán, ít ỏi. Ví dụ như: cỏ xước, rau sam, rau má, bông mã đề, nhân trần, thảo
quyết minh, diệp hạ châu, ba kích, hoài sơn …

24
Một số vùng có nguyên liệu tự nhiên phong phú hơn tập trung ở Hoàng Liên
Sơn, Ba Vì, Tam Đảo, Lào Cai, Đà Lạt, Quảng Nam, Hòa Bình, SaPa, Bắc Kạn, Thái
Nguyên … Trong số dược thảo hoang dại, xác định còn 206 loài còn khả năng khai
thác với sản lượng ước tính 121.000 tấn/năm, và đánh giá thấy rằng có 136 loài dược
thảo hiếm gặp đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần có kế hoạch bảo vệ và khôi phục
phát triển. Riêng vùng biển Việt Nam rất phong phú về các loài động vật, thực vật
(rong, tảo) để sản xuất TPCN. Rong biển Việt Nam có 794 loài biển miền Bắc có
khoảng 310 loài, biển miền Nam có khoảng 484 loài. Nguồn rong tự nhiên chủ yếu là
rong nâu, trữ lượng khoảng 10.000 tấn khô/năm. Rong đỏ có 14 loài, trữ lượng
khoảng 2.000 tấn khô/năm. Theo báo cáo của Nguyễn Văn Lệ (Viện nghiên cứu hải
sản – 2006), một số vùng đã được điều tra như sau:

- Rong mơ mọc ở vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, khoảng 190.000m
2
với trữ
lượng 800 tấn rong tươi vào tháng 4.
- Tại Bình Định, diện tích rong mọc khoảng 40.000m
2
, trữ lượng khoảng 100 tấn
rong tươi/năm.
- Vùng biển Khánh Hòa, diện tích rong mơ mọc khoảng 2.000.000m
2
, trữ lượng
khai thác có thể đạt 11.000 tấn rong tươi/năm.
- Biển Ninh Thuận, diện tích khoảng 1.500.000m
2
với trữ lượng khai thác
khoảng 7.000 tấn rong tươi/năm.
Để bảo tồn và phát triển một cách bền vững nguồn dược thảo tự nhiên sẵn có ,
cần triển khai 2 hình thức nuôi trồng sau đây:
(1). Quy hoạch và đầu tư phát triển mang tính công nghiệp và các vùng dược thảo
tự nhiên: có thể hình thành 5 vùng còn khả năng khai thác tự nhiên, cần có kế
hoạch bảo tồn, duy trì và phát triển:
+ Vùng núi phía Bắc: Trên diện tích rừng tự nhiên, rừng đang phục hồi, rừng
phòng hộ của các huyện: Quản Bọ, Vị Xuyên, Bắc Quang (Hà Giang), Bát Xát,
Bảo Thắng, Văn Bàn, SaPa (Lào Cai), Chợ Đôn, Na Rì (Bắc Kạn), Sìn Hồ,
Mường Tè, Phong Thổ (Lai Châu), Sông Mã, Mường La (Sơn La), Lạc Sơn, Lạc
Thủy (Hòa Bình) , Quảng Bạ, Bảo Lộc (Cao Bằng), Ba Chẽ, Vân Đồn (Quảng
Ninh).
+ Vùng Bắc Trung bộ: Các huyện miền tây Thanh Hóa, Quỳ Sơn, Tương Dương,
Quỳ Hợp, Nghệ An, Hương Sơn (Hà Tĩnh), Tuyên Hóa (Quảng Bình), A-Roong,
Phú Lộc (Thừa Thiên Huế).

+ Vùng Nam Trung bộ: Phước Sơn, Tây Giang, nam và bắc Trà My (Quảng
Nam), Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng (Quảng Ngãi), Sông Hinh (Phú Yên).

25

×