Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài giảng sinh lý chuyển dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.12 KB, 25 trang )

SINH LÝ CHUYỂN DẠ
Bộ môn: Sản Phụ khoa
Đối tượng: Sinh viên Y4
Người biên soạn: BS Đinh Thị Ngọc Lệ


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Định nghĩa được chuyển dạ
2. Nêu được cơ chế khởi phát chuyển dạ và kể ra
được ba giai đoạn của chuyển dạ
3. Mô tả được đặc tính của cơn co tử cung trong
chuyển dạ
4. Trình bày được tác dụng của cơn co tử cung trong
chuyển dạ


1. Định nghĩa
Chuyển dạ là một quá trình diễn biến của nhiều
hiện tượng quan trọng nhất là những cơn co tử
cung làm xóa mở cổ tử cung và kết quả là thai và
nhau được sổ ra ngoài.


Các triệu chứng chuyển dạ
 Cơn

co tử cung
 Ra dịch nhầy âm đạo
 Xóa mở CTC
 Thành lập đầu ối
 Tiến triển ngôi thai




2. Cơ chế khởi phát chuyển dạ
2.1. Prostaglandin- hiện tượng chín muồi của cổ tử
cung
- Prostaglandin đóng vai trị khởi phát trong chuyển
dạ.
- Prostaglandin có trong nước ối, màng rụng và cơ tử
cung.
- Prostaglandin tăng từ từ trong thời kỳ thai nghén, và
đạt tỷ lệ cao sau khi bắt đầu chuyển dạ.
- -Prostaglandin góp phần làm mềm và co giãn CTC
bằng việc ly giải collagen và tăng giữ nước gọi là
hiện tượng chín muồi


2.2. Estrogen và Progesteron
- Estrogen
+ Làm tăng sự nhạy cảm của cơ TC và tốc độ truyền của
hoạt động điện tế bào.
+ Làm cơ TC tăng nhậy cảm với Ocytocin
+ Làm thuận lợi cho sự tổng hợp các Prostaglandin.
-

Progesteron có tác dụng ức chế cơn co tử cung

-

Vào cuối thai kỳ tỉ số Oestrogen/Progesteron tăng lên



2.3 Ocytocin
Ocytocin do tuyến yên giải phóng từng đợt, và tăng dần
khi chuyển dạ. Ocytocin khơng có vai trị trong khởi phát
chuyển dạ mà chỉ có vai trị trong việc thúc đẩy chuyển dạ.

2.4 Yếu tố về thai
Nếu thai bị quái thai vô sọ hoặc giảm sản tuyến
thượng thận thai nghén thường kéo dài, ngược
lại nếu tăng sản tuyến thượng thận của thai nhi
thường gây đẻ non.


● 3 giai đoạn của chuyển dạ
Giai đoạn mở cổ tử cung đến cổ tử cung mở trọn (gđ I)
- Giai đoạn tiềm thời( I a) : từ 0 - 4 cm
- Giai đoạn hoạt động ( I b) : từ 4cm  cổ tử cung mở trọn.
Giai đoạn sổ thai (gđ II)
Từ lúc cổ tử cung mở trọn đến thai nhi tống xuất ra
Giai đoạn sổ nhau (gđ III)
Từ lúc thai nhi được sổ ra ngoài đến nhau tống xuất ra
ngoài tử cung


3. Đặc tính của cơn co tử cung trong thời kỳ
chuyển dạ
3.2.1. Cơn co tử cung có tính chất tự động: Điểm
xuất phát từ sừng phải lan toả khắp tử cung
3.2.2. Cơn co tử cung gây đau. Nguyên nhân do:
-Tử cung thiếu dưỡng khí

- Chèn ép các hạch thần kinh tại cơ tử cung
- Cổ tử cung mở lớn dần
- Lớp phúc mạc bị căng kéo
3.2.3. Cơn co chuyển dạ có tính đều đặn, nhịp
nhàng, tăng dần về cường độ và tần số.


- Tần số: số cơn co/ 10 phút
- Cường độ: số đo lúc áp lực buồng tử cung
cao nhất (mmHg). Khi cơn co có áp lực = 20
mmHg, bắt đầu sờ được cơn co. Khi  25
mmHg, sản phụ cảm giác đau
- Hoạt độ: tích số giữa tần số và cường độ
(Montévideo-UM)
- Cơn co chuyển dạ thật sự: >=2cơn/10
phút và kéo dài >=20 giây



4. Tác dụng của cơn co tử cung trong chuyển
dạ
4.1. Sự xố cổ tử cung
Bình thường cổ tử cung hình trụ với 2 lỗ trong và
ngồi. Sự xố là sự biến đổi lỗ trong và cổ tử
cung từ một hình trụ trở thành phiến mỏng.
Sự xoá cổ tử cung thực hiện được là nhờ cơn
co tử cung làm co rút những thớ cơ dọc kéo lỗ
trong cổ tử cung lên trên, khiến cổ tử cung dần
dần ngắn lại và mỏng đi.



4. Tác dụng của cơn co tử cung trong chuyển
dạ
4.2. Sự mở cổ tử cung
Dưới tác dụng của cơn co tử cung,
màng ối căng phồng và áp lực của ngôi
thai làm mở cổ tử cung
Con so, cổ tử cung xoá trước mở sau,
có khi xố trước khi chuyển dạ.
Con rạ, cổ tử cung xoá và mở tiến
hành cùng một lúc.


Hình 1. Sự xóa mở cổ tử cung


4 Tác dụng của cơn co tử cung trong chuyển
dạ
4.3. Sự hình thành đoạn dưới
Đoạn dưới là eo tử cung (lúc khơng có thai
khoảng 0,5 cm). Những tháng cuối của thai kỳ, dưới
tác dụng của con gò Braxton-Hicks làm cơ phần
thân tử cung co, phần eo tử cung kéo dài và mỏng
dần, hình thành đoạn dưới. Và tiếp tục được hình
thành hồn tồn khi chuyển dạ (10cm)
Khi có cơn co tử cung, màng ối ở cổ tử cung
bị bong tách, nước ối dồn xuống tạo thành đầu ối
nong cổ tử cung.



5. Giai đoạn sổ thai
Bắt đầu khi cổ tử cung mở trọn. Dầu
thai nhi xuống thấp tì vào vùng hội âm trực
tràng làm cho sản phụ có cảm giác mót
rặn, khi rặn các bắp thịt thành bụng co lại
làm áp suất trong ổ bụng tăng lên giúp đẩy
thai nhi ra ngoài.


6. Giai đoạn sổ nhau
6.1. Kỳ tróc nhau:
Sau khi thai ra ngoài tử cung thu nhỏ lại, nhau
bắt đầu bong ra ở giữa lớp xốp và lớp đặc của
màng rụng, máu từ các xoang tĩnh mạch đỗ vào
tạo thành khối máu tụ sau nhau. Khối máu tụ ngày
càng to dần giúp nhau bong trọn vẹn.
6.2. Kỳ tống xuất nhau:
Dưới tác dụng của cơn co tử cung, nhau được tống
xuống âm đạo và sổ ra ngoài theo 1 trong 2 cách :
- Kiểu Baudelocque: mặt con của bánh nhau ra
trước.
- Kiểu Duncan: mặt mẹ của bánh nhau ra trước
6.3 thời kỳ cầm máu



CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1.Động lực của chuyển dạ là gì?

Cơn co tử cung


2. Các giai đoạn của chuyển dạ
Giai đoạn xóa mở CTC
Giai đoạn sổ thai
Giai đoạn sổ thai


1. Các câu sau đây về đặc tính cơn co
chuyển dạ đều đúng, ngoại trừ:
a. Gây đau
b. Cường độ đều ở khắp mọi nơi trên tử cung
c. Có tính chất tự động không phụ thuộc vào ý muốn
của sản phụ
d. Giúp đoạn dưới tử cung được thành lập hoàn toàn
e. Gây xóa cổ tử cung


2. Các câu sau về nguyên nhân gây đau
của cơn co tử cung chuyển dạ đều
đúng, ngoại trừ:
a.

Khi co tử cung bị thiếu dưỡng khí nên gây đau

b. Khi co tử cung chèn ép các hạch thần kinh tại lớp
cơ gây đau
c. Khi co áp lực trong buồng tử cung tăng gây đau
d. Khi co cổ tử cung mở lớn gây đau

e. Khi co lớp phúc mạc bên ngoài căng gây đau


3. Áp suất trong buồng tử cung bắt đầu
gây đau
a. 10 mmHg
b. 20mmHg
c. 25 mmHg
d. 50 mmHg


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!


×