Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bài giảng thai suy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.18 KB, 21 trang )

THAI SUY

BS. Đinh Thị Ngọc Lệ


MỤC TIÊU HỌC TẬP :
1) Trình bày được sinh lý bệnh của suy thai
2) Trình bày nguyên nhân, triệu chứng và cách
xử trí thai suy


1) Định nghĩa :
Suy thai là tình trạng sự sống của thai nhi bị
đe dọa do thiếu oxy khi thai cịn nằm trong
bụng mẹ.
Có hai loại:
- Suy thai cấp
- Suy thai mãn


2. SINH LÝ BỆNH
- Sự thích nghi: Khi thiếu ơxy  phân bố lại máu
• - Thay đổi tần số tim thai: Bình thường lưu
lượng máu qua thai là 180-200ml/kg/phút. Khi
có tình


• Hệ thống nhận cảm áp lực, nhận cảm hoá học hoạt động làm
tăng nhịp tim thai.
• Thiếu oxy kéo dài thì bản thân cơ tim cũng sẽ thiếu oxy, nhịp
tim sẽ chậm dần và ngưng đập.


• - Sự thải phân su vào nước ối
• - Sự thay đổi về sinh hố:

+ Toan hơ hấp: Khởi đầu là toan hơ hấp do sự gia tăng của
CO2 trong máu, có thể hồi phục nếu sự trao đổi máu mẹ và
con bình thường.

+ Toan chuyển hố: Tình trạng thiếu oxy kéo dài buộc các
cơ quan phải chuyển hố yếm khí tạo ra các sản phẩm chuyển
hố trung gian là Axít Lactic, Axít Pyruvic... các sản phẩm này
tích tụ lại làm nặng thêm tình trạng toan máu. Nếu tình trạng
toan kéo dài các cơ quan không thể hồi phục. Giai đoạn cuối
cùng là cơ tim bị ức chế, tim đập chậm lại, pH máu thai giảm
< 7,25 thai chết.


• - Hậu quả đối với trẻ sơ sinh:

Nếu tình trạng thai suy khơng được xử trí kịp thời,
tình trạng thiếu ơxy kéo dài đứa trẻ sinh ra có thể bị
các bệnh lý sau:
• + Tổn thương não, phù não, hơn mê, co giật, xuất
huyết não
• + Tim to do thiếu oxy kéo dài
• + Suy thận chức năng
• + Suy gan với vàng da do tăng bilirubin gián tiếp
• + Rối loạn chức năng đơng máu
• + Có thể gặp viêm ruột hoại tử
• + Tử vong sơ sinh có thể xảy ra



2) Nguyên nhân
2.1 Về phía thai:
- Thai suy dinh dưỡng, kém phát triển
- Thai già tháng (quá ngày)
- Thai dị dạng
- Do xung khắc máu mẹ & con


2.2 Về phía mẹ:
- Do mẹ mắc những bệnh làm giảm oxy như :
+ Suy tim
+ Thiếu máu
+ Lao phổi
+ Nhiễm độc
+ Nhiễm khuẩn cấp tính
- Do rối loạn cơn co TC: cơn co mạnh, tăng
trương lực cơ bản
- Do chuyển dạ kéo dài


2.3 Do phần phụ của thai
- Rau tiền đạo
- Rau bong non
- Bánh nhau xơ hóa trong trường hợp thai già
tháng
- Vỡ ối non
- Vỡ ối sớm
- Nhiễm trùng ối
- Sa dây rốn, rốn quấn cổ



2.4 Do thầy thuốc
- Do dùng thuốc tăng co không đúng chỉ định
trong đẻ chỉ huy
- Kích thích cơ TC làm cho cơn co tăng quá mức
- Can thiệp sản khoa sớm, không đúng chỉ định


3) Triệu chứng lâm sàng
3.1 Thay đổi nhịp tim thai
- Bình thường nhịp TT 120-160 lần/phút,đều,rõ
- Khi mới suy: >160 lần/ phút
- Khi suy nặng: TT<120 lần / phút,không đều
- Khi suy rất nặng : TT rời rạc, mờ, xa xăm
3.2 Nước ối có phân su
- Bình thường nước ối khi đủ tháng màu trắng
trong hơi đục
- Khi thai suy: nước ối có phân su


4. Phát hiện suy thai bằng
máy ghi cơn go- tim thai




-

Các chỉ số cần đọc

Tim thai cơ bản
Dao động nội tại
Nhịp giảm
+ nhịp giảm sớm
+ nhịp giảm muộn
+ nhịp giảm bất định



• Soi ối: Có thể kiểm tra màu sắc của nước ối
ngay giai đoạn đầu của chuyển dạ bằng
phương pháp soi ối. Bình thường nước ối
trong hoặc có lẫn ít chất gây. Nước ối xanh
hoặc lẫn phân su là có biểu hiện của suy thai.
Ngày nay soi ối ít được sử dụng .


• Đo pH máu da đầu
• + Bình thường pH lúc bắt đầu chuyển dạ 7,29 ±
0,05 duy trì trong suốt cuộc chuyển dạ nếu
khơng có suy thai.
• + Khi cổ tử cung mở hết pH giảm nhẹ 7,28 ± 0,05
• + Khi rặn sổ giảm cịn 7,23 ± 0,06
• + Có mối liên hệ giữa nhịp giảm muộn và pH với
chỉ số APGAR xấu, khi pH <7,25 là nghi ngờ nếu
pH < 7,20 là bệnh lý.
• Hiện nay xét nghiệm này hầu như khơng cịn
được sử dụng.



5) Xử trí suy thai
5.1 Xử trí triệu chứng
-Cho sản phụ nằm nghiêng trái
-Cho thở oxy
- Có thể truyền Ringers lactat, Natribicarbonat
4,2%,
- Kháng sinh nếu có nhiễm trùng
- Hạ sốt khi nhiệt độ >38.5


5.3 Xử trí sản khoa
- tìm ngun nhân để xử trí
- nếu khơng hiệu quả thì lấy thai thủ thật hoặc
mổ lấy thai


6.Dự phịng
• Theo dõi chuyển dạ bằng biểu đồ chuyển dạ để phát
hiện sớm suy thai và can thiệp lấy thai ra kịp thời
• Đánh giá đúng tình trạng bệnh lý của mẹ và thai
• Theo dõi liên tục tim thai 15-30 phút/lần phù hợp với
chuyển dạ
• Điều chỉnh cơn co cho phù hợp với giai đoạn chuyển
dạ
• Nếu có điều kiện nên theo dõi tim thai liên tục với
Monitoring sản khoa, phát hiện sớm các nhịp tim thai
bất thường.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×