Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tài liệu ôn tập phần chủ đề 1:THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 ).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.96 KB, 38 trang )

TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN CHỦ ĐỀ 1 :
THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )
I. Tri Thức Ngữ Văn :
1. Thần thoại và sử thi
- Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng,
nhân vật sáng tạo văn hóa,… phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời cổ đại về các
hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội.
- Sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là tác phẩm tự sự có quy mô lớn, bằng văn vần hoặc văn xuôi
kết hợp văn vần, xây dựng những hình tượng hào hùng, kì vĩ để kể về những sự kiện lớn diễn ra
trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
2. Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật :
- Không gian trong thần thoại là khơng gian vũ trụ ngun sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi
trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên, ba cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà
luôn biến chuyển, liên thông với nhau.
- Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không
gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với
lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
- Cốt truyện của thần thoại và sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự
nhất định: cái này tiếp cái kia, xơ đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng
lại.
- Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khơn
lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi
thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
- Trong thần thoại và sử thi, lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
3. Cách đọc thần thoại
- Xác định được các sự việc chính, bối cảnh diễn ra những sự việc ấy.
- Chỉ ra được những nhân vật của câu chuyện, đặc biệt là nhân vật chính; phân tích được nhân
vật chính.
- Nêu được ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong văn bản.
- Nêu được mục đích của văn bản.
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã đọc vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.


II. Thực hành Luyện Tập :
1.1 Đề Luyện số 01 :
I. Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản dưới đây:
GIẾT CON SƯ TỬ Ở NÊ-MÊ
Thuở ấy ở Nê-mê có một con sư tử to lớn hung dữ gấp mười lần con sư tử ở Xi-tê-rơng.
Bố nó chính là tên Đại khổng lồ Ty-phơng, đã có lần quật ngã Dớt. Mẹ nó là Ê-chit-na, một con
quỷ cái nửa người nửa rắn. Các anh em sư tử cũng đều là những loại ghê gớm cả. Nữ thần Hê-ra
đã nuôi con sư tử này và đem thả vào vùng Nê-mê. Ác thú sống trong một cái hang có hai lối:
một lối ra, một lối vào. Ngày ngày nó xuống đồng cỏ bắt gia súc, phá hoại mùa màng của nhân
dân. Sư tử Nê-mê cịn khác sư tử Xi-tê-rơng ở chỗ khơng cung tên, gươm dao nào đâm thủng,
1|

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


bắn thủng da nó được. Hê-ra-clet làm thế nào để trị được con quái vật này? Các vị thần luôn
luôn theo dõi giúp đỡ người anh hùng. Thần A-pô-lông cho chàng một cây cung và một ống tên.
Thần Héc-mes cho chàng một thanh gươm dài và cong. Thần Hê-phai-tôx rèn cho chàng một bộ
áo giáp vàng. Còn nữ thần A-then-na ban cho chàng một bộ quần áo do tự tay nàng dệt lấy vải
may thành áo, thành quần rất đẹp. Đây là cây chùy gỗ tự tay chàng làm lấy trước khi đi diệt trừ
ác thú ở Xi-tê-rông.
Hồi ấy chàng tìm thấy một cây gỗ to và quý ở trong một khu rừng già. Cây gỗ rắn như sắt,
chắc như đồng khiến chàng nghĩ tới có thể sử dụng nó làm một thứ vũ khí. Chàng bèn đốn cây
chặt hết cành lá, chỉ lấy đoạn gốc để đẽo thành chùy. Chính với cây chùy này mà chàng hạ thủ
được con sư tử Xi-tê-rông Nhưng lần giao đấu này với sư tử Nê-mê khơng dễ dàng như lần
trước. Hê-ra-clet phải tìm đến tận hang ổ của con vật. Chàng rình mị, xem xét thói quen, tính
nết của nó rồi nghĩ kế diệt trừ. Sư tử Nê-mê ở trong một cái hang có hai cửa, vì thế khơng dễ đón
đánh được nó. Hê-ra-clet thấy tốt nhất là phải lấp kín đi một cửa, buộc nó phải về theo một con
đường nhất định. Và chàng mai phục ngay trước cửa hang. Chờ cho con vật ra khỏi hang, chàng

giương cung bắn. Những mũi tên của chàng lao vút đi trúng liên tiếp vào thân con ác thú nhưng
bật nảy ra và quằn đi như bắn vào vách đá. Khơng cịn cách gì khác là phải lao vào con ác thú
giao chiến với nó bằng gươm, bằng chùy. Nhưng đến gần nó thì thật là nguy hiểm. Hê-ra-clet
thận trọng trong từng đòn đánh con vật, vì chỉ sơ hở một chút thì người anh hùng sẽ biến thành
bữa ăn ngon miệng cho sư tử. Lừa cho ác thú vồ hụt, chàng vung gươm bổ một nhát trời giáng
xuống đầu nó. Nhưng ghê gớm làm sao, thanh gươm bật nẩy như khi ta chém dao xuống đá. Da
con vật chẳng hề xây xát. Hê-ra-clet dùng chùy. Chàng hy vọng nện liên tiếp vào đầu nó thì nó
sẽ khơng thể cịn sức mà giao đấu với chàng. Nhưng chàng không thể nào nện liên tiếp vào đầu
con vật. Chàng còn phải tránh những đòn ác hiểm của nó như quật đi, vả trái, tát phải, nhẩy
bổ, lao húc... Bây giờ thì chỉ cịn cách vật nhau với nó. Hê-ra-clet lợi dụng một địn tấn cơng hụt
của ác thú, nhảy phắt lên lưng, cỡi trên mình nó, hai chân quặp lấy thân còn hai tay vươn ra bóp
cổ, ấn đầu nó xuống đất. Con sư tử khơng cịn cách gì đối phó lại được. Hai chân sau của nó ra
sức đạp mạnh xuống đất để hất người ngồi trên lưng nó xuống, nhưng vơ ích. Cịn hai chân trước
của nó chỉ biết cào cào trên mặt đất. Trong khi đó thì đơi bàn tay của Hê-ra-clet, như đơi kìm sắt
thít chặt lấy cổ họng nó, khiến nó ngạt thở phải há hốc mồm ra và hộc hộc lên từng cơn. Chẳng
bao lâu thì con thú yếu dần, cuối cùng chỉ còn là một cái xác. Thế là Hê-ra-clet vượt qua được
một thử thách, lập được một chiến công kỳ diệu. Chàng muốn lột lấy bộ da sư tử làm áo giáp,
dùng đầu sư tử làm mũ đội. Nhưng chẳng dao nào rạch được trên da con vật. Hê-ra-clet lấy ln
móng sắc con vật thay dao. Và chàng mặc bộ áo của chiến công ấy, đội chiếc mũ của vinh quang
ấy, trở về Mi-xen báo công với nhà vua Ơ-rit-xtê. Với bộ áo bằng da sư tử Nê-mê, từ nay trở đi
Hê-ra-clet trở thành vô địch, không vũ khí nào có thể làm chàng đứt thịt rách da.
Để ghi nhớ chiến công của người anh hùng Hê-ra-clet, nhân dân Hy Lạp sau này cứ
hai năm một lần tổ chức Hội Nê-mê ở thung lũng Nê-mê thuộc đất Ác-gô-lit. Hội mở vào giữa
mùa hè thường kéo dài độ ba đến bốn ngày để tỏ lịng thành kính và biết ơn đối với thần Dớt.
Sau cái nghi lễ tôn giáo là đến các trò thi đấu thể dục thể thao. Trong thời gian mở hội, các thành
bang Hy Lạp tạm thời hịa hỗn các cuộc xung đột, các mối hiềm khích để vui chơi.
(Trích Mười hai kỳ cơng của Hê-ra-clet, Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa, NXB Văn học,
2014, tr.386-389)

Lựa chọn đáp án đúng:

2|

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


1. Sự kiện chính được kể trong văn bản trên là gì?
A. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Xi-tê-rơng.
B. Hê-ra-clet giết con sư tử ở Nê-mê.
C. Hê-ra-clet nhận vũ khí từ các vị thần.
D. Hê-ra-clet được các thần giao sứ mệnh giúp lồi người.
2. Ai là người ni con sư tử Nê-mê?
A. Thần Dớt.
B. Thần A-pô-lông.
C. Thần Héc-mes.
D. Nữ thần Hê-ra.
3. Con sư tử Nê-mê thường gây họa gì cho con người?
A. Gây ra lũ lụt, mất mùa.
B. Bắt dân xứ Nê-mê phải hàng năm phải hiến tế người.
C. Bắt gia súc, phá hoại mùa màng.
D. Gây thảm họa động đất, sóng thần.
4. Hê-ra-clet hạ được con sư tử ở Nê-mê bẳng cách nào?
A. Dùng vũ khí của các vị thần ban cho.
B. Nhờ vào sự giúp sức của các vị thần.
C. Dùng cây chùy mà chàng tự làm.
D. Dùng chính đơi bàn tay của mình.
5. Chi tiết Hê-ra-clet lấp kín một cửa hang của con sư tử Nê-mê cho thấy chàng là con người
như thế nào?
A. Thông minh.
B. Dũng cảm
C. Kiên quyết

D. Tài hoa.
6. Hình tượng sư tử Nê-mê có ý nghĩa gì?
A. Tượng trưng cho lực lượng thống trị xã hội tàn ác.
B. Chỉ những hiện tượng tự nhiên gây tai họa cho con người.
C. Chỉ những các hiện tượng tiêu cực của xã hội.
D. Tượng trưng cho những tính cách tiêu cực của lồi người.
7. Chiến cơng của Hê-ra-clet trong câu chuyện có ý nghĩa gì?
A. Ca ngợi sức mạnh của nhà nước A-then cổ đại.
B. Ca ngợi, tự hào về sức mạnh và trí tuệ của con người.
C. Phản ánh những xung đột xã hội căng thẳng.
D. Phản ánh công cuộc khám phá đại dương của người Hy Lạp cổ.
Trả lời các câu hỏi:
8. Theo bạn, có thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sư tử Nê-mê “không cung tên, gươm dao nào
đâm thủng, bắn thủng da nó được” trong văn bản hay khơng? Vì sao?
9. Qua chi tiết Hê-ra-clet dù có đủ vũ khí được thần linh ban phát nhưng vẫn phải dùng chính
đơi tay của mình để diệt trừ ác thú, bạn rút ra bài học gì?
10. Sau khi diệt trừ con sư tử Nê-mê, Hê-ra-clet có được thêm bộ áo giáp và mũ hộ thân. Từ
chi tiết này, bạn quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa thách thức và cơ hội? (Trả lời
bằng 4-5 câu)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá vẻ đẹp của nhân vật Hê-ra-clet
trong văn bản “ Giết con sư tử ở Nê-mê ’’.
3|

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


1.2 Đáp án Đề Luyện số 01 :
Phầ
n

I


u
1
2
3
4
5
6
7

Nội Dung
Đọc hiểu
B
D
C
D
A
B
B

- Không thể lược bỏ chi tiết miêu tả con sử tử Nê-mê “không cung tên, gươm
dao nào đâm thủng, bắn thủng” . Vì nếu thiếu chi tiết này thì tác phẩm không
8 thể miêu tả cuộc chiến giữa con người và ác thú căng thẳng, làm nổi bật thử
thách của nhân vật chính; đồng thời, khơng thể tơn vinh sức mạnh của Hê-raclet.

9

10


II

- Khái quát đôi chút về chi tiết " Vũ Khí được Thần Linh ban cho..."
– Nêu ra bài học cho bản thân và Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy.

- Khái quát đôi chút về chi tiết " Sau khi diệt trừ con sư tử Nê-mê, Hê-ra-clet
có được thêm bộ áo giáp và mũ hộ thân. "
- Thách thức cũng chính là cơ hội khi bạn có thách thức bạn vượt qua nó, thì
nó chính là cơ hội là phần thưởng cho bạn. Cơ hội của bạn khi được đối đầu
với thử thách chông gai bạn sẽ nhận được phần thường xứng đáng.
Làm văn
Học Sinh cần đạt các yêu cầu sau :
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận : Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển
khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.Ý nghĩa, giá trị của của nhân vật Hê-ra-clet
trong văn bản ''Giết con sư tử ở Nê-mê.''
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Điể
m
6.0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5


1.0

1.0

0,5

4.0
0,25
0,25

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để
tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Khái quát tác giả, tác phẩm:
2. Phân tích, đánh giá nhân vật Hê-ra-clet :
4|

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )

0,25


* Nguồn gốc xuất thân :
- Là con riêng của thần Dớt, bị nữ thần Hê-ra – vợ thần Dớt thù ghét, ln tìm
cách hãm hại. Hê-ra-clét phải ở với nhà vua Ơ-ri-xê và làm nhiều cơng việc
khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng.
- Trong thần thoại Hy Lạp, Hê-ra-clét là hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh
thể chất và tinh thần của người anh hùng cổ đại với những chiến công phi
thường: tiêu diệt quái vật, trừng phạt bạo chúa những kẻ gian ác.
-Thuộc kiểu nhân vật anh hùng, là người thường nhưng có sức mạnh sánh tựa
thần linh".

* Vẻ đẹp phẩm chất :
- Sức mạnh phi thường: Được thể hiện qua chi thiết giết con sư tử .Các hành
động hối hả , quyết liệt : vả trái , vả phải , nhảy bổ ,cưỡi lên nó ,...
- Người có trí tuệ thơng minh: Tìm hiểu về con sư tử và tìm cách tiêu diệt nó
bằng chính sức mạnh của mình và có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các vị Thần Linh.
- Bản lĩnh,không chịu khuất phục trước khó khăn , kẻ thù : Để giết chết
con sư tử tạ Nê-mê Hê-ra-clet đã phải trải qua vô vàn những khó khăn , thử
thách chơng gai . Nhưng nhờ có ý chí , nghị lưc mà Hê-ra-clet có thể trải qua
hết các thử thách .
- Là người có tấm lòng nhân ái : Con sư tử đã gây ra biết bao nhiêu ảnh
hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và lao động của nhân dân tại Nê-mê . Chính
vì thế giết con sư tử và để bảo vệ cuộc sống bình an cho nhân dân.

0,5

1,75

3. Đánh giá chung :
- Về nội dung : Khắc họa thành cơng hình ảnh người anh hùng Hê-ra-clét
dũng cảm, tài giỏi, nhanh trí và đầy bản lĩnh, gặp khó khăn vẫn khơng bỏ
cuộc.Cho thấy quyết tâm chinh phục mục tiêu của những người anh hùng cổ
đại → Có tính liên hệ tới xã hội hiện nay: Khuyến khích con người nên nỗ
lực, cố gắng để chạm tới mục tiêu.
- Về Nghệ thuật :
+ Thể hiện được những đặc điếm của thần thoại: xây dựng cốt truyện logic,
các sự việc liên quan và móc nổi với nhau; xây dựng nhân vật
anh hùng điến hình.
+ Lời văn, ngôn từ phù hợp với thể loại thần thoại, đan xen giữa lời
của người kể chuyện và lời của nhân vật, tạo nên sức hấp dẫn và
giá trị của câu chuyện tới tận ngày nay.

+ Hinh ånh, nhân vật mang tính tượng trưng, thế hiện quan niệm của con
người cổ đại về thế giới.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

0,25

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
Tổng điểm
5|

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )

0,25
10.0


2.1 Đề Luyện số 02 :
I. Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản dưới đây:
Thần Lửa A Nhi
Thần Lửa A Nhi (Agni) là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ.
Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ
thường.
Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày
ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu

thẳm và rùng rợn biết bao. Thần có phép phân thân [1] nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu
thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Khơng có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống
khơng khác gì lồi cầm thú.
Thần có tính nóng vội, lại phải ở khắp nơi, không coi xuể công việc, nên đôi lúc vô tình
gây thiệt hại cho sinh linh[2] và hoa cỏ.
Một hơm thần Lửa A Nhi giúp người đốt cỏ dại ở ven rừng. Mải lo đi giúp nơi khác nữa,
thần không về dập lửa kịp thời, nên lửa cháy vào rừng, lan rộng ra nhanh chóng, trong rừng có
năm mẹ con chim Đầu Rìu. Mẹ chịu kêu than: con mình chưa biết bay, phen này mẹ con chắc
bị thiêu sống.
Bỗng chim nghĩ được một kế cứu con:
– Các con ơi, đằng kia có cái hang chuột. Các con hãy vào đấy, mẹ sẽ khỏa cát lên lấp tạm, khi
lửa tắt mẹ sẽ đến đón các con.
– Nhưng mẹ ơi – một con chim thưa – con chuột to lắm, nó sẽ ăn thịt chúng con mất.
– Không đâu, bé yêu ạ. Con chuột ở cái hang này đã bị diều hâu bắt rồi, chính mẹ trơng thấy.
– Cịn có những con chuột khác, mẹ ạ – một chim con nữa nói – Bị chuột ăn thì đau đơn và
nhục nhã quá, mẹ ơi, thà chết thiêu cịn hơn.
– Bị thiêu nóng lắm, các con ạ. Chỉ có một cách là mẹ xòe hai cánh ra ấp các con dưới bụng,
che lửa cho các con. Mẹ sẽ chết cháy còn các con may chăng sống sót.
– Khơng, khơng mẹ ơi! Khơng đời nào! – bốn chú chim con đồng thanh kêu lên. Rồi chú khơn
nhất nói: “Nếu mẹ chết thì chúng con cũng sẽ chết đói, chết khát thơi. Và họ Đầu Rìu nahf ta sẽ
tuyệt giống, tuyệt nịi. Mẹ cịn trẻ lắm. Thoát nạn này, mẹ sinh một lũ em. Mẹ hãy bay đi, bay
nhanh đi, lửa đến rồi. Chúng con van mẹ”.
– Mẹ trốn một mình sao đành chứ?
– Trốn đi, trốn đi mẹ ơi! – Bốn chú chim con lại đồng thanh kêu lớn – Bay nhanh đi, nếu không
chúng con đâm đầu vào lửa cho mà xem.
Mấy con chim con vỗ lạch bạch những đơi cánh chưa có lông rắp [3] xông vào lửa. Chim mẹ
hoảng quá, đành phải bay đi.
Bấy giờ bốn anh em chụm đầu vào nhau kêu cầu thần Lửa.
– Thần Lửa A Nhi quảng đọa[4] ôi! Chúng con hiện nay mất mẹ, lát nữa sẽ mất xác? Rồi mẹ
chúng con sẽ vì xót xa mà chết héo chết khơ. Chỉ có ngài là cứu được chúng con hỡi thần A

Nhi nhân hậu[5].
Bỗng có tiếng vang vọng từ xa:
– Các con đừng lo sợ. Tai họa sắp qua rồi. Và mẹ các con sẽ về với các con.
Đó là tiếng của Thần Lửa. Thần đã trở về và kịp nghe tiếng kêu thảm thiết của mấy chú
chim con. Thần dập tắt ngay ngọn lửa hung dữ, liền đó chim đầu rìu mẹ cũng bay về.
Cảm tạ thần A Nhi nhân hậu, năm mẹ con nhuộm đỏ chùm lơng mũ của mình, ngụ ý thờ
Thần Lửa trên đầu.
6|

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


Câu chuyện Thần Lửa A Nhi– Thần thoại Ấn Độ Huỳnh Lý kể
– TheGioiCoTich.Vn –
Chú thích trong truyện Thần Lửa A Nhi
1. Phép phân thân: theo sự tin tưởng của người xưa, đây là phép lạ, có thể phân chia thân
mình ra để cùng một lúc có mặt và hoạt động ở nhiều nơi khác nhau.
2. Sinh linh (từ cũ): nhân dân, dân chúng.
3. Rắp: sắp sửa.
4. Quảng đại: rộng lớn, chỉ đức tính rộng rãi, độ lương.
5. Nhân hậu: có lịng thương người (nhân) và ăn ở tốt, rộng rãi với mọi người (hậu).
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 : Văn bản trên thuộc thể loại nào ?
A. Truyền Thuyết
B. Cổ Tích
C. Thần thoại
D.Sử thi
Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là :
A. Tự Sự
B. Miêu tả

C. Biểu Cảm
D. Nghị Luận
Câu 3 :
(1) Vì vơ tình thần A Nhi gây ra cháy rừng.
(2) Thần A Nhi tạo ra quả cầu lửa giúp đỡ con người .
(3) Thần A Nhi xuất hiện kịp thời và cứu được mẹ con chim Đầu Rìu.
(4) Năm mẹ con chim Đầu Rìu suýt bị ngọn lửa thiêu cháy.
Thứ tự các sự việc được kể trong văn bản trên là :
A.(1) - (2) - (3) - (4)
B.(4) - (3) - (1) - (2)
C.(4) - (2) - (3) - (1)
D.(2) - (1) - (4) - (3)
Câu 4: Đâu không phải là công lao của thần lửa A Nhi
A .Thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm chúng ta .
B. Thần thắp lên các vì sao lên .
C. Thần khơng về dập lửa kịp thời nên lửa cháy vào rừng.
D. Thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn ,rọi trang sách.
Câu 5: Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào để miêu tả ngoại hình Thần A Nhi ?
A. Nói q ,so sánh .
B. Đối ,ẩn dụ .
C. Hoán dụ , so sánh.
D. Ẩn dụ , nói quá.
Câu 6 : Năm mẹ con chim Đầu Rìu nhuộm đỏ chùm lơng mũ của mình để:
A. Nhớ sự việc shit nữa bị gọi lửa thiêu cháy .
B. Cảm tạ , tôn thờ thần Lửa .
C. Làm đẹp và bảo vệ đầu của mình.
D. Có thể tránh được lửa .
Câu 7 : Vì sao bốn chú chim Đầu Rìu thốt khỏi đám cháy ?
A. Được chim mẹ xòe hai cánh ra ấp.
B. Thần A Nhi dập tắt ngọn lửa hung giữ.

C. Nghe lời mẹ, các chú chim chui vào hàng chuột tránh lửa.
D. Ngọn lửa tự tắt và bốn chim con đều được cứu.
7|

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


Câu 8 : Nội dung chính của văn bản Thần Lửa A Nhi là
A. Giải thích nguồn gốc ngọn lửa.
B. Giải thích đặc điểm trên đầu chim Đầu Rìu.
C. Giải thích hiện tượng thiên tai do lửa.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng .
Trả lời các câu hỏi:
Câu 9 : Nhận xét của anh / chị về tình cảm của những chú chim con dành cho mẹ trong văn
bản trên ? ( Trả lời khoảng 5 dòng )
Câu 10 : Hãy chỉ ra những dấu hiệu cho thấy tác phẩm Thần Lửa A Nhi thuộc thể loại mà anh
/ chị đã lựa chọn trong câu 1 ?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Từ văn bản ở phần đọc anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy ) bày tỏ suy
nghĩ của anh / chị về ý nghĩa của lòng biết ơn.
2.2 Đáp án Đề Luyện số 02 :
Phầ
n
I

Câu
1
2
3
4

5
6
7
8

9

Nội Dung
Đọc hiểu
C
A
D
C
A
B
B
D
- Nhận xét về tình cảm của những chú chim con dành cho mẹ trong văn
bản trên :
+ u thương mẹ vơ cùng, trân trọng tình cảm của mẹ dành cho
+ Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng trong khó khăn , hoạn nạn lại bùng
cháy lên .
+ Sự biết ơn đối với công lao của chim mẹ.
+ Thấu hiểu những khó khăn , vất vả của mẹ.

Điể
m
6.0
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

1.0
- Dấu hiệu chứng tỏ tác phẩm Thần Lửa A Nhi thuộc thể loại thần thoại :
+ Không gian vũ trụ nguyên sơ , trong quá khứ .
+ Thời gian trong quá khứ , không xác định cụ thể .
+ Nhân vật trong thần thoại có sức mạnh phi thường, dũng cảm xả thân vì
cộng đồng.
+ Thần thoại thường có sử dụng các yếu tố hoang đường , kì ảo
+ Giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
10
II

8|

Làm văn
Học Sinh cần đạt các yêu cầu sau :
THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )

1.0
4.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận : Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài
triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.Ý nghĩa, giá trị của của lòng biết ơn
trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để
tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

0,25
0,25

1. Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đạo lí của lịng biết ơn.
2. Thân bài
a. Giải thích : Biết ơn: cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước
những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành
cho mình.
b. Phân tích

0,5

- Biểu hiện của lịng biết ơn:
+ Nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình
khiến bản thân mình tốt hơn.
+ Giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hịa với mọi người,
khơng so đo, đố kị với bất kì ai.
+ Khi nhận ơn nghĩa của người khác thì biết truyền tải đi những thơng điệp
tốt đẹp.
- Lợi ích, ý nghĩa của lịng biết ơn:
+ Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở
nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt
hơn.
+ Mỗi con người sống với lịng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn,

giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn.
+ Lịng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền
tải những thơng điệp tích cực ra xã hội.

1

c. Chứng minh : Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lịng biết
ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.
- Gợi ý: các học sinh của cụ giáo Chu Văn An dù trưởng thành và có địa vị
trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ
thầy, họ vẫn tề tựu đơng đủ, kính cẩn với thầy.
0,5
d. Phản đề : Trong cuộc sống vẫn cịn có nhiều người lạnh lùng vô cảm,
nhận được sự giúp đỡ, ơn nghĩa của người khác nhưng ngoảnh mặt làm
ngơ hoặc đứng nhìn người khác gặp hồn cảnh khó khăn mà khơng giúp
đỡ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.
e.Rút ra bài học, liên hệ thực tiễn đến bản thân mình.
9|

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )

0,5
0,5


3. Kết bài : Khái quát lại vấn đề nghị luận: đạo lí của lịng biết ơn.
0,25
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:

0,25
Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
Tổng điểm
10.0
3.1 Đề Luyện số 03 :
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
Hai chị em Mặt Trời và Mặt Trăng hình như là con gái của Ngọc Hồng. Nhiệm vụ của hai cô
hàng ngày phải đi xem xét dân sự một vịng, ln phiên nhau. Cơ chị Mặt trời được ngồi kiệu có
bốn người khiêng đi. Trong số những người khiêng kiệu đó có hai bọn: một bọn già và một bọn trẻ
thay đổi nhau. Bản tính bọn trẻ hay la cà dọc đường cho nên khi đến lượt bọn họ khiêng kiệu, cô
Mặt Trời thường về chậm, ngày ở dưới hạ giới hóa dài ra. Trái lại, đến lượt các cụ già khiêng kiệu
thì lo làm trịn phận sự mà khơng nghĩ gì đến những điều khác nên nữ thần đi được nhanh chóng,
ngày ngắn lại.
Cơ Mặt Trăng ngun xưa kia nghe nói tính tình nóng nảy có phần hơn cả cô chị. Cô không
biết rằng nhân dân ở mặt đất khổ sở về tính tình gay gắt của cơ. Việc ấy về sau đến tai Ngọc
Hồng. Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt. Từ đó tính tình của cơ trở nên dịu dàng,
hiền lành, ở hạ giới ai cũng ưa thích. Người ta nói mỗi lần cơ ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian
thì lúc đó là trăng rằm; cơ ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một; cô ngoảnh sang phải, sang
trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Những lúc trăng có quầng là lúc tro trát mặt
ngày trước hiện bụi ra.
(Theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam,
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Dấu hiệu nào sau đây giúp anh/chị xác định văn bản trên là thần thoại.
A. Nhân vật chính là Ngọc Hồng, người cai quản trời đất.
B. Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng, họ là các vị thần sáng tạo vũ trụ.
C. Nhân vật chính là con người, giữ vai trị trong việc lý giải và chinh phục tự nhiên.

D. Nhân vật chính là thần Mặt Trời và Mặt Trăng trong việc chăm lo cuộc sống con người.
Câu 2. Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng được giao nhiệm vụ:
A. Chăm lo cuộc sống con người dưới trần gian.
B. Chiếu sáng cho con người làm việc.
C. Làm cho ngày đêm dài ngắn khác nhau.
D. Thay nhau coi việc dưới trần gian.
Câu 3. Bọn khiêng kiệu trẻ hay la cà, về trễ đã dẫn đến chuyện gì?
A. Ban ngày sẽ ngắn đi
B. Ban ngày sẽ dài ra
C. Mặt trời sẽ chiếu sáng ít đi
D. Nữ thần Mặt Trời bị trời trách phạt
Câu 4. Nhân dân dưới trần gian phàn nàn về điều gì?
A. Các nữ thần làm cho ngày dài ngắn, ảnh hưởng đến cơng việc của họ.
B. Sức nóng của nữ thần Mặt Trăng làm nhân dân không chịu được.
C. Các nữ thần bỏ bê công việc chiếu sáng trần gian làm cây cối không phát triển được.
10 |

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


D. Cả 3 ý trên.
Câu 5. Nội dung khái quát của văn bản trên là:
A. Kể về công việc của nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
B. Giải thích vì sao có ngày dài, ngày ngắn.
C. Lý giải về các hiện tượng tự nhiên của Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. Giải thích các hiện tượng trăng trịn, trăng khuyết, trăng quầng.
Câu 6. Câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng khơng nhằm lý giải điều gì?
A. Ngày ngắn, ngày dài.
B. Trăng sáng, trăng quầng.
C. Ngày đêm tuần hoàn nhau.

D. Mặt trời có sức nóng dữ dội.
Câu 7. Thơng điệp đúng nhất mà tác giả dân gian muốn gửi gắm qua câu chuyện Nữ thần Mặt
Trời và Mặt Trăng là:
A. Thể hiện khát vọng tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trên trái đất.
B. Thể hiện các quan niệm về tự nhiên và xã hội của dân gian.
C. Thể hiện sức mạnh của các vị thần sáng tạo thế giới.
D. Thể hiện các tín ngưỡng dân gian về sự tôn thờ các vị thần sáng tạo thế giới.
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 8. Theo anh/chị, có thể lược bỏ chi tiết “Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào mặt”
khơng? Vì sao?
Câu 9. Anh/Chị có nhận xét gì về cách lý giải của dân gian qua câu chuyện trên?
Câu 10. Theo anh/chị, câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng có ảnh hưởng gì đến nhận thức
của giới trẻ ngày nay.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật
của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
------ Hết ------

3.2 Đáp án Đề Luyện số 03 :
Phầ
n
I

11 |

Câu

Nội dung

Điểm


1

ĐỌC HIỂU
B

6.0
0.5

2

D

0.5

3

B

0.5

4

B

0.5

5

C


0.5

6

D

0.5

7

A

0.5

8

Không thể lược bỏ chi tiết “Bà mẹ phải trát cho nữ thần một lần tro vào
mặt” vì chi tiết này nhằm lý giải hiện tượng ánh sáng mặt trăng dịu dàng
hơn mặt trời, người hạ giới ưa thích ánh sáng của mặt trăng, hiện tượng

0.5

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


9

10


II

trăng quầng do lớp tro hiện lên.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 0.5 điểm.
- Trả lời được 01 trong 03 ý: 0.25 điểm.
Nhận xét cách lý giải:
- Lý giải các hiện tượng theo trí tưởng tượng, trực quan.
- Thể hiện nhận thức sơ khai, đơn giản của dân gian về các hiện tượng tự
nhiên.
- Khát vọng muốn khám phá, giải thích q trình tạo lập thế giới xung
quanh.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày thuyết phục: 1.0 điểm.
- Trình bày chung chung: 0.5 điểm - 0.75 điểm.
- Trình bày thiếu thuyết phục: 0.25 điểm.
- Nó giúp các thế hệ trẻ có thể giải thích được những thắc mắc của mình về
thế giới xung quanh, về nguồn gốc những hiện tượng thiên nhiên trong cuộc
sống hằng ngày.
- Các câu truyện thần thoại còn giúp thế hệ trẻ hiểu được rằng con người đã
hình dung về vũ trụ như thế nào trong thế giới hoang sơ thuở ban đầu.
- Thể hiện sự tôn trọng với di sản văn học dân gian của người xưa.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày thuyết phục: 1.0 điểm.
- Trình bày chung chung: 0.5 điểm - 0.75 điểm.
- Trình bày thiếu thuyết phục: 0.25 điểm.
VIẾT
Hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá về chủ đề và
đặc sắc nghệ thuật của truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề
Chủ đề và đặc sắc nghệ thuật truyện thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt
Trăng
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu truyện thần thoại Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng và nêu nội
dung khái quát cần phân tích.
Hướng dẫn chấm:
- Giới thiệu truyện kể: 0.25 điểm
- Khái quát nội dung cần phân tích : 0.25 điểm
* Chủ đề
- Truyện xoay quanh việc lý giải các hiện tượng thiên nhiên của mặt trời và
mặt trăng.
- Khát vọng tìm hiểu thế giới, chinh phục tự nhiên của con người.
- Thể hiện sự tơn trọng trí tuệ dân gian trong việc hình dung về thế giới.
* Đặc sắc nghệ thuật

12 |

1.0

1.0

4.0

0.25

0.25


0.5

2.0

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


- Dựa vào đặc trưng của Thần thoại (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân
vật) để phân tích về giá trị nghệ thuật trong truyện.
- Trí tưởng tượng phong phú, trực quan sinh động, nhiều chi tiết thú vị, hấp
dẫn.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.25 điểm - 1.75 điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0.25 điểm - 1.0 điểm
* Đánh giá:
- Tổng kết lại giá trị về chủ đề và nghệ thuật, thông điệp câu chuyện
- Nêu suy nghĩ, nhận thức bản thân.
Hướng dẫn chấm:
Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0.25 điểm.
* Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
* Sáng tạo
Vận dụng hợp lý các thao tác nghị luận; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
TỔNG ĐIỂM (I + II)


0.5

0.25

0.25
10.0

4.1 Đề Luyện số 04 :
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:

Thần Sét
Trong đám tướng lĩnh của Ngọc Hoàng, trước tiên phải kể đến thần Sét. Thần Sét có danh
hiệu là Thiên Lơi, cũng có khi được gọi là ông Sấm. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo
rất dữ dội. Thần chuyên một việc thi hành luật pháp ở trần gian, hành động của thần phản ánh sự
thịnh nộ của Ngọc Hồng. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử án kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ
thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ lên đầu, chứ
không chém vào cổ. Có khi xong việc, thần khơng mang lưỡi búa lên theo mà quẳng ln tại đó.
Thần thường ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng Hai, tháng Ba mới lại dậy làm việc.
Tính thần Sét rất nóng nảy: hễ Ngọc Hồng sai là đi ngay, hễ thấy là đánh liền cho nên cũng
có lúc làm cho người, vật chết oan. Vì thế mà thần Sét đã có lúc bị Ngọc Hồng phạt vì đánh lầm
giết hại kẻ vơ tội. Người ta kể chuyện: có lần thần bị bắt nằm im một nơi không cựa quậy ở trong
một đám rừng ở Thiên đình. Con gà thần của Ngọc Hồng được lệnh thỉnh thoảng lại mổ một cái
làm cho thần đau nhói cả người nhưng không biết làm thế nào được. Khi được Ngọc Hồng tha,
thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình. Mỗi lần có chớp rạch, biết thần Sét sắp xuống,
người hạ giới thường bắt chước tiếng gà dọa thần có lẽ cũng là vì cớ đó.
Thần Sét kể ra thì cực oai, cực dữ, nhưng khơng ai có thể tưởng tượng được rằng thần bị
thua Cường bạo đại vương. Mặc dầu ông Cường Bạo sau rồi cũng bị thần Sét đánh chết nhung câu
chuyện này đã một dạo làm cho cả thiên đình xấu hổ.
(Theo Nguyễn Đổng Chi – Tác phẩm được tặng

Giải thưởng Hồ Chí Minh. Sđd, tr 87, 88)
13 |

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


Lựa chọn đáp án đúng:
1. Nội dung chính của truyện trên là gì?
A. Ngoại hình, tính cách của thần Sét
B. Công việc thi hành pháp luật ở trần gian của thần
C. Cách người hạ giới tránh bị thần Sét đánh nhầm
D. Cả 3 ý trên
2. Thần Sét có hình dạng, tính cách như thế nào?
A. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội
B. Thần rất nóng nảy, hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay
C. Thần dữ tợn nhưng rất tốt tính
D. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội, nóng nảy, có lúc đánh nhầm người và
vật.
3. Vũ khí của thần Séti là gì?
A. Lưỡi búa

B. Lưỡi dao

C. Đũa thần

D. Lưỡi gươm

4. Khi mắc sai lầm thần bị Ngọc Hoàng phạt như thế nào?
A. Nhốt trong rừng


B. Cho gà mổ

C. Dùng điện lôi

D. A, B, C đều sai

5. Mỗi khi biết thần Sét chuẩn bị xuống trần gian, người hạ giới đã làm gì?
A. Đi ngủ

B. Ra nghênh đón thần

C. Mổ lợn cúng tế

D. A, B, C đều sai

6. Việc người xưa xây dựng hình ảnh thần Sét có hình dạng, tính khí như con người thể hiện quan
niệm, nhận thức gì của người xưa?
A. Vạn vật đều có linh hồn
B. Mọi thứ trong trời đất đều là ảo ảnh
C. Sùng bái thần linh
D. Thần linh và con người chung sống cùng nhau
7. Câu chuyện thần Sét thể hiện khát vọng gì của người xưa?
A. Làm chủ trời đất
B. Lí giải hiện tượng sét đánh trong tự nhiên
C. Con người là chủ của trời đất
D. Thần linh luôn tồn tại trong trời đất.
Trả lời các câu hỏi:

14 |


THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


8. Theo anh/chị có thể lược bỏ chi tiết “Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh thoảng lại
mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng khơng biết làm thế nào được. Khi được Ngọc
Hồng tha, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà là giật mình” trong văn bản khơng? Vì sao?
9. Qua chi tiết thần Sét là thần linh nhưng vẫn mắc sai lầm và bị chịu phạt, anh/chị rút ra bài học gì
cho mình?
10. Trong văn bản, thần Sét mỗi lần nhận lệnh Ngọc Hoàng là lập tức xuống trần gian thực hiện
nhiệm vụ của mình. Từ chi tiết đó, anh/chị có suy nghĩ gì về tinh thần trách nhiệm trong cơng
việc? (Trả lời bằng 4-5 câu)
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Thần
Sét.

4.2 Đáp án Đề Luyện số 04 :
Phần
I

Câu

Nội dung
ĐỌC – HIỂU

1

D

0,5


2

D

0,5

3

.
A

0,5

4

D

0,5

5

D

0,5

6

A

0,5


7

B

0,5

8

Không thể lược bỏ chi tiết “Con gà thần của Ngọc Hoàng được lệnh thỉnh

thoảng lại mổ một cái làm cho thần đau nhói cả người nhưng khơng biết
làm thế nào được. Khi được Ngọc Hồng tha, thần có thói quen hễ nghe
thấy tiếng gà là giật mình” vì:
- Thần mắc sai lầm cũng bị chịu phạt như con người.
- Lí giải việc người hạ giới thường hay giả tiếng gà khi thấy trời mưa có
sấm sét.
9

10
15 |

Điểm
6,0

1,0

- Nêu ra bài học cho bản thân.
- Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy.


1,0

- Nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần trách nhiệm.
- Vì sao cần phải có trách nhiệm trong công việc.

0,5

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


II

LÀM VĂN

Phân tích, đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của
văn bản Thần Sét.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
- Phân tích, đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của văn

4,0
4,0

0,25
0,25

bản Thần Sét.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
*Giới thiệu sơ lược: tên truyện thần thoại Thần Sét và định hướng chung: phân
tích, đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thần

0,25

Sét.
* Tóm tắt cốt truyện Thần Sét: Thần Sét là một trong những tướng lĩnh của
Ngọc Hoàng làm nhiệm vụ thi hành luật pháp ở trần gian, thần rất dữ tợn, tính
tình nóng nảy, hễ Ngọc Hồng sai là đi ngay, thần cũng hay mắc sai sót nên bị
Ngọc Hồng trừng phạt. Chính vì vậy thần rất sợ gà, người hạ giới biết vậy nên
mỗi khi thần xuống là họ bắt chước tiếng gà để dọa thần.
* Đánh giá chủ đề và giá trị của chủ đề:
- Đây là câu chuyện thần thoại thuộc nhóm suy nguyên kể lại cơng việc của thần
Sét, qua đó lí giải hiện tượng sất sét trong tự nhiên của người xưa. Bên cạnh đó là
tính cách nóng nảy, hay qn của thần dẫn đến bị chịu phạt, biết điểm yếu của
thần nên người hạ giới đã có cách để trốn hoặc khống chế thần.
- Qua truyện đã thể hiện được quan niệm, nhận thức và khát vọng của người xưa.
* Đánh giá về nghệ thuật đặc sắc của truyện:
- Cốt truyện đơn giản, tập trung vào một nhân vật chính là thần Sét.
- Nhân hóa: gán cho tự nhiên hình dáng, tính khí, thói quen, cơng việc như con
người.
- Phóng đại: thần Sét có năng lực phi thường, vượt hẳn người thường.
- Sử dụng các chi tiết kì ảo, hoang đường.
- Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ; khơng gian vũ trụ nhiều cõi khác nhau.
- Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng.
* Tóm lại nhận xét đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện.
* Bài học rút ra cho bản thân.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo các qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: cách diễn đạt, phát hiện mới mẻ, độc đáo, viết câu, từ ngữ, văn viết

giàu cảm xúc …
TỎNG ĐIỂM: 10,0

0,5

1,0

1,5

0,75
0,25
0,25
10,0

5.1 Đề Luyện số 05 :
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây:
Sau một năm trời ở thăm xứ sở của những người Hyperboréens, thần Apôlông trở về Hy Lạp
để bắt đầu sự nghiệp vinh quang của mình. Chiến cơng đầu tiên của chàng là diệt trừ con mãng xà
Pitông để trả thù cho người mẹ kính u của mình.
Xưa kia, khi nữ thần Hera biết chuyện tình duyên của Zeus với Lêtơ thì một mặt nàng ra lệnh
cho khắp nơi trên mặt đất không được tiếp đãi, chứa chấp Lêtô, một mặt nàng xin với nữ thần Đất
16 |

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


mẹ-Gaia sinh ra một con quái vật thật khủng khiếp để nó truy đuổi Lêtơ. Gaia đã sinh ra con mãng
xà Pitông, một con trăn cực kỳ to lớn, đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn, nửa rồng, cực kỳ
hung dữ. Pitông đã đuổi bám theo dấu chân Lêtô khiến cho Lêtô lúc nào cũng nơm nớp lo âu.

Nhưng rồi nhờ thần Poséidon giúp đỡ, Lêtô mới đặt chân lên được hòn đảo Ortygie. Người xưa kể
lại, chính nhờ thần Poséidon nên mới ra đời hịn đảo Ortygie. Cảm thương số phận bạc bẽo của
nàng Lêtô, thần đã giáng cây đinh ba xuống biển. Và thế là từ đáy biển nổi dềnh lên một hòn đảo
nhỏ lênh đênh, trôi nổi.
Apôlông cưỡi trên cỗ xe do đàn thiên nga trắng muốt kéo, bay từ xứ sở của những người
Hyperboréens về Delphes78. Nơi đây dưới chân núi Parnasse, trong một chiếc hang sâu tối đen
không một tia nắng nào lọt tới, ẩm ướt, nhớp nháp, con mãng xà Pitông sống và ngày ngày ra phá
hoại hoa màu, săn bắt súc vật của những người dân lành. Có người nói, nó được nữ thần Thémis
giao cho canh giữ một lời sấm ngôn thiêng liêng hoặc là một mảnh đất thiêng liêng trên đó có ngơi
đền thờ nữ thần Đất mẹ-Gaia vĩ đại. Từ ngôi đền này nữ thần Gaia truyền phán những lời sấm ngôn
cho những người trần đoản mệnh để họ có thể đốn định được tương lai, biết cách hành động và cư
xử cho đúng với ý muốn của các vị thần.
Apôlông bay tới Delphes. Từ trên cỗ xe chàng đứng, ánh sáng tỏa ra ngời ngời, ánh sáng từ
chiếc mũ vàng của chàng, ánh sáng từ cây cung bạc và những mũi tên vàng. Cỗ xe của chàng lượn
một vòng trên bầu trời rồi hạ cánh xuống một ngọn núi, trước hang ổ của Pitông. Vừa bước tới cửa
hang Apơlơng đã cảm thấy khó chịu vì khí lạnh từ lòng hang bốc ra. Chàng lần bước đi vào lòng
hang sâu hun hút, tối đen mịt mùng. Đi chưa được bao xa, chàng bỗng nghe thấy tiếng chuyển động
ầm ầm và từ đáy hang sâu thẳm bốc lên một mùi tanh kinh tởm hết chỗ nói, tưởng có thể làm đảo
lộn cả ruột gan. Apôlông biết ngay là Pitơng đang bị ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn. Chàng lập
tức thốt ra khỏi hang, tìm một chỗ thuận lợi để nấp mình, đón qi vật đi tới. Pitơng ra khỏi hang
và trườn tới thung lũng phía trước. Thân hình khổng lồ của nó với những vẩy cứng, băng qua
những tảng đá lởm chởm làm đá vỡ ra hoặc bị xô đẩy lăn đi ầm ầm. Một làn gió cuốn theo cát bụi
mù mịt, thổi ào ạt vào cây cối như trời đang nổi cơn giông. Pitông quăng mình vào chỗ nào là chỗ
đó cây cối gãy răng rắc, nhà cửa đổ, đất bằng lún xuống thành hồ ao. Chim chóc, thú vật sợ hãi
nháo nhác gọi nhau chạy trốn. Ngay đến các tiên nữ Nymphe, những tiên nữ của rừng xanh, đồng
nội, núi non sông suối, con của thần Zeus, cũng phải bỏ chạy.
Nhưng có một người con của Zeus không bỏ chạy mà lại tiến đến đương đầu với Pitơng. Đó
là vị thần Apơlơng vĩ đại, uy nghiêm. Nhìn thấy Apơlơng, Pitơng vươn chiếc cổ dài ngoẵng ra, mắt
quắc lên xanh lè, mồm há hốc với những hàm răng sắc nhọn để phóng ra chiếc lưỡi dài đỏ như lửa,
hòng vơ liếm ngay được đối thủ vào trong mồm. Nhưng không may cho con mãng xà kinh tởm này,

Apơlơng đứng ngồi tầm phóng của chiếc lưỡi lửa của nó. Và khi nó vừa thu lưỡi về chưa kịp lấy đà
phóng tiếp một địn nữa thì dây cung bạc đã bật lên một tiếng khô gọn, một mũi tên vàng rít lên
trong gió cắm phập vào đầu Pitông. Rồi tiếp những mũi tên thứ hai, thứ ba... liên tiếp cắm vào thân
hình đầy vẩy cứng của con qi vật. Pitơng đau đớn trườn mình, quay đầu bỏ chạy. Apôlông đuổi
theo cho đến tận ngôi đền thờ nữ thần Đất mẹ-Gaia để kết liễu được con quái vật, trừ khử được một
tai họa cho dân lành, trả thù cho người mẹ kính u là nữ thần Lêtơ.
Sau khi giết được Pitông, Apôlông chôn xác quái vật xuống đất đen sâu thẳm và cho dựng lên
một ngôi đền thờ lấy tên là đền thờ Delphes. Nơi đây, những nàng trinh nữ đẹp nhất được tuyển
chọn là cô đồng Pythie để lãnh sứ mạng giao tiếp với thần Apôlông, phán truyền những lời sấm
ngơn thần thánh. Cịn thần ánh sáng Apơlơng vì chiến cơng đó được mang danh hiệu Apơlơng
Pythien. Apơlơng cịn đặt lệ cứ bốn năm một lần tổ chức Hội Pithiques để kỷ niệm chiến công diệt
trừ con mãng xà Pitông. Vị thần Apôlông là người bảo trợ cho nghệ thuật và âm nhạc cho nên trong
những ngày mở hội chỉ có những ca sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ đua tài.
1. Chọn đáp án đúng các câu hỏi sau
Câu 1 . Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
17 |

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


A. Miêu tả
B. Tự sự
C.Nghị luận
D.Biểu cảm
Câu 2. Con mãng xà Pitơng do ai sinh ra và nhằm mục đích gì ?
A. Hêra sinh ra để bảo vệ Lêtơ
B. Gaia sinh ra để bảo vệ Apônlông
C.Gaia sinh ra để truy đuổi Apônlông
D. Gaia sinh ra để truy đuổi Lêtô
Câu 3 . Con mãng xà Pitơng có đặc điểm gì ?

A. Là một con trăn cực kỳ to lớn , đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn nửa rồng , cực kỳ
hung dữ .
B. Là một con trăn cực kỳ to lớn , đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn nửa rồng , cực kỳ
hung dữ, ngày ngày ra phá hoại hoa màu , săn bắn súc vật của những người dân lành
C. Là một con rắncực kỳ to lớn , đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn nửa rồng , cực kỳ
hung dữ, ngày ngày ra phá hoại hoa màu , săn bắn súc vật của những người dân lành.
D. Là một con trăn cực kỳ to lớn , đúng hơn phải nói đó là một con nửa rắn nửa rồng , cực kỳ
hung dữ, ngày ngày ra phá hoại hoa màu , săn bắn súc vật của những người dân lành làm
nhiệm vụ truy đuổi Lêtơ.
Câu 4 . Hình ảnh : “Nơi đây dưới chân núi Parnasse, trong một chiếc hang sâu tối đen không
một tia nắng nào lọt tới, ẩm ướt, nhớp nháp, con mãng xà Pitông sống và ngày ngày ra phá hoại
hoa màu, săn bắt súc vật của những người dân lành” Và “Apôlông bay tới Delphes. Từ trên cỗ
xe chàng đứng, ánh sáng tỏa ra ngời ngời, ánh sáng từ chiếc mũ vàng của chàng, ánh sáng từ
cây cung bạc và những mũi tên vàng” thể hiện điều gì ?
A. Miêu tả sự đối lâp giữa cái thiện và cái ác .
B. Miêu tả sự khác xa giữa Pitông và Apônlông .
C. Nghệ thuật đối lập làm nổi bật vẻ đẹp của Apônlông .
D. Thể hiện con mãng xà Pitông đại diện cho cái xấu , cái ác .
Câu 5. Chi tiết miêu tả con mãng xà Pitơng : “Thân hình khổng lồ của nó với những vẩy cứng,
băng qua những tảng đá lởm chởm làm đá vỡ ra hoặc bị xô đẩy lăn đi ầm ầm. Một làn gió cuốn
theo cát bụi mù mịt, thổi ào ạt vào cây cối như trời đang nổi cơn giơng. Pitơng quăng mình vào
chỗ nào là chỗ đó cây cối gãy răng rắc, nhà cửa đổ, đất bằng lún xuống thành hồ ao. Chim
chóc, thú vật sợ hãi nháo nhác gọi nhau chạy trốn. Ngay đến các tiên nữ Nymphe, những tiên nữ
của rừng xanh, đồng nội, núi non sông suối, con của thần Zeus, cũng phải bỏ chạy.” cho thấy
điều gì ?
A. Sức mạnh ghê gớm của con mãng xà
B. Ngoại hình gớm ghiếc của con mãng xà
C. Nỗi kinh sợ của tất cả mn lồi trước con mãng xà
D. Miêu tả sức mạnh ghê gớm của con mãng xà đồng thời gián tiếp ca ngợi sức mạnh của
Apônlông

Câu 6 . Apônlông đã giết chết con mãng xà Pitơng bằng hình thức nào ?
A. Đấu vật
B. Thi chạy
C.Bắn cung
D. Đấu kiếm
Câu 7. Việc “Apônlông đuổi theo cho đến tận ngôi đền thờ nữ thần Đất mẹ - Gaia để kết liễu
được con quái vật” chứng tỏ điều gì ?
A. Quyết tâm giết quái vật đến cùng .
B. Không sợ hãi trước sức mạnh ghê gớm của quái vật.
C. u thương mẹ mình tha thiết
D. Đứng về chính nghĩa giúp dân lành , vì tình yêu thương trừ hoạ cho mẹ nên không sợ quyền
uy của những vị thần khác .
Câu 8 : Ngôi đền thờ Đenphơ là nơi
A. Thờ con mãng xà Pitông.
B. Apônlông chôn xác con quái vật xuống đất đen sâu thẳm , phán truyền những lời sấm ngôn
thần thánh .
18 |

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )


C. Thờ mẹ Lêtô.
D. Apônlông bảo vệ gia súc và dân lành
2. Trả lời câu hỏi sau :
Câu 9 : Nêu những chi tiết hoang đường trong văn bản trên và ý nghĩa của những chi tiết đó .
Câu 10 : Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tường nhất cho anh / chị . Vì sao ?
PHẦN II : LÀM VĂN ( 4.0 điểm )
Viết bài luận khoảng 500 chữ suy nghĩ của anh chị về lòng dũng cảm

5.2 Đáp án Đề Luyện số 05 :

Phầ Câu Nội dung
n
I
ĐỌC HIỂU
1
C
2
D
3
D
4
C
5
D
6
C
7
D
8
B
9
- Sau khi giết được Pitông, Apôlông chôn xác quái vật xuống đất đen sâu thẳm
và cho dựng lên một ngôi đền thờ lấy tên là đền thờ Delphes. Nơi đây, những
nàng trinh nữ đẹp nhất được tuyển chọn là cô đồng Pythie để lãnh sứ mạng giao
tiếp với thần Apôlông, phán truyền những lời sấm ngôn thần thánh.
=> Sự thiêng liêng của vị thần Aponlong khát vọng giao tiếp được với thế giới
tâmlinh- thế giới vơ hình của lồi người
- “Thân hình khổng lồ của nó với những vẩy cứng, băng qua những tảng đá lởm
chởm làm đá vỡ ra hoặc bị xô đẩy lăn đi ầm ầm. Một làn gió cuốn theo cát bụi
mù mịt, thổi ào ạt vào cây cối như trời đang nổi cơn giơng. Pitơng quăng mình

vào chỗ nào là chỗ đó cây cối gãy răng rắc, nhà cửa đổ, đất bằng lún xuống
thành hồ ao.
=> Những khó khăn nguy hiểm mà Aponlong phải vượt qua .
10 VD : Chi tiết đền thờ ĐENPHƠ – những nàng trinh nữ đẹp nhất tuyển chọn là cô
đồng Piti để lãnh sứ mạng giao tiếp với thần Aponlong phán truyền những lời
sấm ngôn thần thanhd => Sự huyền bí của thế giới thần linh đây tị mò và cuốn
hút loiaif người .
II
VIẾT
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Thần
Mưa”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn
luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập
19 |

THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )

Điểm
6,0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

1.0

1.0

4,0
0,25
0,5
2.5


luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Giải thích:
- Dũng cảm là khơng sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lịng dũng cảm là người
không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác,
các thế lực tàn bạo để bảo vệ cơng lí, chính nghĩa
2. Bàn luận
- Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở
mọi thời đại:
+ Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn
chứng)
+ Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm
( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
+ Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
- Mở rộng, liên hệ thực tế:
+ Liên hệ tình hình biển Đơng hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát
biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh,
mù qng, bất chấp cơng lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không
dám đấu tranh, khơng dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong

cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động của bản thân
- Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày
nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết
điểm của bạn
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền
thống quý báu của dân tộc
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi 0,5
chảy.
Tổng điểm
10.0

6.1 Đề Luyện số 06 :
PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 6 ĐIỂM )
XING NHÃ
Xinh Nhã là con trai của ông bà Gia-rơ-Kốt và Hơ -bia-Đá . Do ghen ghét đố kị nên Gia -rơ
Bú đã giết cha của Xing Nhã và bắt mẹ của Xing Nhã làm nô lệ . Biết được sự thật này , Xing Nhã
đi tìm Gia -rơ Bú để trả thù .
Hơi men vào , mặt Xing Nhã càng đẹp . Thật như người đẹp hay có thóc Bước đi của Xing Nhã trên
sàn làm cho xà ngang xà dọc của nhà Gia -rơ Bú rung rinh
……………..
Xinh Nhã – Ơ Gia rơ Bú . Lấy chiếc khiên và cái đao của mày ra đây , múa cho tao xem thử
Gia -rơ Bú ( mới giơ lên , khiên đao đã bị vỡ từng mảnh ) – Ơ Giàng Tại sao kiên đao của ta lại thế
này ?
20 |


THẦN THOẠI VÀ SỬ THI NGỮ VĂN 10 ( CTGDPT2018 )



×