Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.78 KB, 49 trang )

BÀI PHÂN TÍCH
KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔ PHẨN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Mã sinh viên
1 Vũ Đức Hào CQ511187
2 Ngô Thu Hằng CQ511334
3 Nguyễn Diệu Hằng CQ511326
4 Hoàng Tuấn Bảo CQ513544
5 Lãnh Thị Thu Phương CQ512474
6 Đoàn Văn Hoán CQ511437
7 Lê Xuân Trung CQ513946
• Nguồn số liệu:
/>Báo cáo năm 2010: />vnm=DownloadFile&m=21
Báo cáo năm 2011: />vnm=DownloadFile&m=22
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay đi kèm với đó là khủng
hoảng tài chính toàn cầu đang đẩy hàng loạt doanh nghiệp đến chỗ phá
sản . Nhiều doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán trong cả
trong ngắn hạn và dài hạn.Nhưng phải thừa nhận không ít trong số đó bị
phá sản chỉ vì quản lý dòng tiền không hiệu quả, dẫn đến mất khả năng chi
trả. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến gần 70.000 doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Việt Nam phải tạm ngừng hoạt động trong đợt thắt chặt tiền tệ
vừa qua.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà
doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho
các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Khả năng
thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa
nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource).
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để
đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Đây cũng là những


thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán
thường hay quan tâm để đạt được các mục tiêu của mình trên thương
trường kinh doanh. Như vậy, phân tích khả năng thanh toán đóng vai trò
quan trọng không chỉ đối với nội bộ doanh nghiệp mà còn cực kỳ quan
trọng trong việc ra quyết định đầu tư.
Hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích khả năng thanh toán
này, nhóm phân tích xin dựa vào thông tin trên báo cáo tài chính của công
ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk để đưa ra bài phân tích khả năng thanh
toán của Vinamilk trong 2 năm 2010 và 2011.
• Bố cục bài phân tích:
Phần I. Giới thiệu chung về công tycổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.
Phần II. Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk.
Phần III. Ý kiến của nhóm phân tích đối với tình hình của công ty cổ
phần sữa Việt Nam Vinamilk.
• Nguồn số liệu:
/>2
Báo cáo năm 2010: />vnm=DownloadFile&m=21
Báo cáo năm 2011: />vnm=DownloadFile&m=22
Phần I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
1.1.Giới thiệu chung về công ty cố phần sữa Việt Nam Vinamilk:
1.1.1.Vài nét về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:
Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam
dairy Products Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976
trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại . Công ty có trụ sở
chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí
Minh.
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số
CBCNV 4.500 người. Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ
Sữa. Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở

thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả
các mặt. Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phát triển sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước. Với những thành tích nổi bật đó, Công ty đã
vinh dự nhận được các phần thưởng cao quý : Huân chương Độc lập hạng
Nhì ( 2010), Huân chương Độc lập hạng Ba ( 2005), Huân chương Lao động
hạng Nhất ( 1996), hạng Nhì ( 1991), hạng Ba ( 1985 ), Huân chương Lao
động Hạng Ba và Hạng Nhì (2003 – 2008 ) cho 3 Nhà máy thành viên :
Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Huân chương Lao động hạng Ba ( 2004 )
cho Nhà máy sữa Hà Nội. 14 năm liên tục nhận cờ Luân lưu Chính Phủ - “
Đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua ngành Công nghiệp “ ( 1992-2005). Cờ
của Bộ Công nghiệp tặng cho Nhà máy Sữa Dielac đạt thành tích xuất sắc
3
trong lao động sản xuất năm 2000 - 2004. Nhiều Bằng khen của Chủ tịch
nước, Thủ Tướng, Các Bộ, Ngành Trung ương, UBND các Tỉnh, Thành phố
tặng về thành tích : Nộp thuế; Phong trào chăn nuôi bò sữa; Xoá đói giảm
nghèo; thực hiện luật lao động; hoạt động Xuất nhập khẩu; lao động sáng
tạo; Chuyển đổi cây trồng vật nuôi; phát hành công trái; sức khoẻ; dân số;
phụ nữ; trẻ em ; công tác thi đua; công tác xã hội; an toàn giao thông...16
năm liên tục đứng vào Topten hàng Việt Nam chất lượng cao được người
tiêu dùng ưa thích nhất (1995 – 2010 ), giải thưởng sáng tạo khoa học công
nghệ Wipo năm 2000 và 2004 và đặc biệt năm 2000 Công ty vinh dự được
Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LAO ĐỘNG thời kỳ đổi mới;
năm 2010 là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt nam trong 200
công ty có doanh thu dưới 1 tỷ đô la hoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất
Châu Á được tạp chí Fober vinh danh; xếp thứ Tư trong danh sách Top 10 –
bảng xếp hạng VN R.500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top 10
thương hiệu được ưa thích nhất Việt Nam do Nielsen Singapre và tạp chí
Compain thực hiện .
Vinamilk là nhà cung cấp sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất Việt
nam hiệnnay với thị phần trên 40%. Các nhóm sản phẩm chính gồm: Sữa

bột và bộtdinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước và sữa chua uống, sữa chua ăn,
kem và phômai và nước giải khát.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh chính:
- Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinhdưỡng, bánh, sữa tươi,
sữa đậu nành, nước giải khátvà các sản phẩm từ sữa khác;
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng,vật tư, hoá chất và
nguyên liệu.
- Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinhdoanh kho bãi, bến
bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá;
4
1.2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong việc phát triển hoạt
động kinh doanh:
1.2.1. Thuận lợi
-Thị trường tiềm năng: Việt Nam là một quốc gia trẻ với 54% dân số dưới
độ tuổi 30 (Thống kê năm 2010), và đây cũng là nhóm dân số có xu hướng
tiêu thụ nhiều các sản phẩm sữa. Tình hình đô thị hóa nhanh chóng tại Việt
Nam (~3%) và mức sống ngày càng được nâng cao (GDP bình quân đầu
người có tăng trưởng kép 13.5%/năm trong giai đoạn 2006-2011) cũng sẽ là
động lực gia tăng nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa. Theo quy hoạch
phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam, tổng sản lượng sữa sẽ đạt 1,9
tỷ lít vào năm 2015, nâng mức tiêu thụ sữa bình quân/người/năm từ 15 lít
đến 21 lít.
-Lợi thế cạnh tranh: Trải qua 30 năm, VINAMILK đã thực sự nắm bắt được
thị hiếu tiêu dùng sữa của người Việt Nam và truyền tải cảm nhận đó vào
các dòng sản phẩm của mình. VNM dẫn đầu thị trường sữa với hơn 40% thị
phần và năng lực sản xuất vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác. 9 nhà máy
chế biến và gần 178.000 điểm bán lẻ của VNM nằm rải rác trên khắp cả
nước tại những vị trí thuận lợi, đây là lợi thế lớn cho việc phân phối sữa của
Công ty. VNM thu mua gần 50% nguồn sữa nguyên liệu trong nước, việc
này giúp cho Công ty kiểm soát được giá sữa ở các nông trại. VINAMILK

là một trong những thương hiệu uy tín và có giá cả phải chăng nhất trên thị
trường sữa hiện nay, nhờ vậy VNM duy trì sự thống trị của mình trên một số
phân khúc như sữa đặc (chiếm khoảng 85% thị phần) và sữa chua (chiếm
khoảng 90% thị phần). Cơ cấu vốn của VNM chủ yếu là vốn chủ sở hữu, vì
thế các chỉ số thanh toán của VNM rất tốt.
5
1.2.2. Khó khăn
-VNM đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các
thương hiệu cao cấp nước ngoài như Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady.
Đồng thời, không ít công ty trong nước cũng đã tham gia vào cuộc đua thị
phần. Nổi bật nhất là CTCP Thực phẩm sữa TH (TH True Milk), là một
công ty trong nước đã đầu tư 350 triệu đô vào dự án chăn nuôi 45,000 con
bò sữa.
-Một vài năm trở lại đây, vụ tai tiếng sữa có chứa melamine đã để lại vết
sẹo cho ngành công nghiệp sữa. Khi người tiêu dùng có ý thức hơn trong
việc lựa chọn các sản phẩm sữa thì chất lượng sản phẩm và hình ảnh
thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng. Người tiêu dùng có thu nhập
cao tại Việt Nam có xu hướng lựa chọn các thương hiệu nước ngoài hơn
những thương hiệu trong nước, điều này cũng là một thách thức mà VNM
phải đối mặt để giành thị phần.
-Với quy mô sản xuất rộng lớn như hiện nay, đòi hỏi VNM phải nhập hầu
hết nguyên liệu sữa (chiếm 60-70% giá vốn hàng bán), bởi các nguồn cung
cấp trong nước chỉ đáp ứng được 25%.
Ngành sữa Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu sữa
tươi, hơn 75% nguyên liệu sữa phải nhập khẩu. Ngoài ra, một lượng sữa
tươi đáng kể không được chuyển giao cho các nhà máy chế biến lớn, thay
vào đó được tiêu thụ ngay ở thị trường địa phương. Hiện nay, Việt Nam mới
sản xuất được khoảng 350.000 tấn sữa tươi, chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu
cầu trong nước, định hướng đến năm 2015, con số này sẽ là 660.000 tấn,
đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu.

6
Phần II. Phân tích khả năng thanh toán công ty cổ phần sữa Việt Nam
Phân tích khả năng thanh toán là phân tích về: các khoản phải thu và
tình hình công nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ
tiêu được sự quan tâm của các nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các
nhà cho vay.
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể
hiện ở khả năng chi trả, bởi vì nó phản ánh chất lượng công tác tài chính
Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của công ty ta
phải xem đầy đủ cả trong ngắn hạn và dài hạn thông qua các chỉ tiêu dưới
đây.
2.1. Một vài thông tin tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk:
Chỉ tiêu
Cuối năm Đầu năm Cuối năm so với đầu năm
Số tiền
Tỷ
trọng% Số tiền
Tỷ
trọng% Số tền Tỷ lệ%
A, Tài sản ngắn hạn
9.279.160.021.7
16 59,618
5.804.397.860.3
78 53,973
3.474.762.161.3
38 59,864
I, Tiền và các khoản
tương đương tiền
3.101.435.901.84

9 19,927
234.843.2
07.079 2,184
2.866.592.694.7
70
1220,64
II, Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 736.033.188.192 4,729
2.092.259.762.29
2 19,455
-
1.356.226.574.1
00 -64,821
III, Các khoản phải thu
2.126.947.803.25
1 13,666
1.119.075.135.00
3 10,406
1.007.872.668.2
48 90,063
IV, Hàng tồn kho
3.186.792.095.36
8 20,475
2.272.650.052.06
3 21,132
914.142.043.30
5 40,224
V, Tài sản ngắn hạn khác 127.951.033.056 0,822 85.569.703.941 0,796 42.381.329.115 49,528
B. Tài sản dài hạn
6.285.158.103.7

99 40.382
4.949.908.765.9
51 46.027
1.335.249.337.8
48 26.975
I. Các khoản phải thu dài
0 23.624.693 0.000 -23.624.693 100.000
7
II. Tài sản cố định
4.571.226.735.58
4 29.370
3.058.038.713.59
8 28.435
1.513.188.021.9
86 49.482
III. Bất động sản đầu tư 73.182.137.539 0.470 73.328.395.211 0.682 -146.257.672 -0.199
IV. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
1.550.368.535.37
8 9.961
1.659.632.386.99
9 15.432
-
109.263.851.62
1 -6.584
V. Tài sản dài hạn khác 90.380.695.298 0.581 158.885.645.450 1.477 -68.504.950.152 -43.116
15.564.318.125.
515
100.00
0

10.754.306.626.
329
100.00
0
4.810.011.499.1
86 44.726
NGUỒN VÔN
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng % số tiền tỷ trọng % số tiền tỷ lệ %
A. Nợ phải trả 3.152.169.943.075 20,253 2.803.350.338.459 26.,067 348.819.604.616 12,443
1. Nợ ngắn hạn 2.993.592.789.307 19,234 2.643.646.520.653 24,582 349.946.268.654 13,237
2. Nợ dài hạn 158.577.153.768 1,019 159.703.817.806 1,485 -1.126.664.038 -0,705
B. Vốn CSH 12.412.148.182.440 79,747 7.950.956.287.870 73,933 4.461.191.894.570 56,109
1. Vốn CSH 12.412.148.182.440 79,747 7.950.956.287.870 73,933 4.461.191.894.570 56,09
2. Nguồn kinh phí
và quỹ khác 0 0 0 0 0
15.564.318.125.515 100,00 10.754.306.626.329 100,00 4.810.011.499.186 0,447263749
8
2.2. Đánh giá khái quát:
• Hệ số khả năng thanh toán chung (tổng quát)
Hệsốk h ảnă ngt han h¿ á nc hung=
Tổngt àisản
Tổngnợph ảitrả
Công ty : VINAMILK
ĐƠN VỊ :VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
+/- %
Tổng tài sản 10.754.306.626.329 5.564.318.125.515
(ghi sai tổng tài sản)
4.810.011.499.186 44,73

Tổng nợ phải trả 2.803.350.338.459 3.152.169.943.075 348.819.604.616 12,44
Hệ số khả năng thanh
toán chung (Tổng quát)
3.84 4.94 +1.10
*Nhận xét:
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của Vinamilk trong 2 năm
2010 và 2011 có chiều hướng tăng cho thấy công ty đã sử dụng vốn hiệu
quả trong việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng (lập luận chưa logic, mục
tiêu tăng trưởng chỉ là tăng về khối lượng tổng tài sản, nguồn vốn và quy
mô của doanh nghiệp, không thể dẫn dắt từ tăng hệ số khả năng thanh
toán thể hiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng. Hơn nữa, khi đánh giá khái
quát thì chỉ có thể cho thấy khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp
là tốt hay không chứ chưa thể đánh giá doanh nghiệp đó đã sử dụng vốn
hiệu quả chưa, để kết luận được điểu này cần phải xem xét rất nhiều yếu tố
khác). Cụ thể:
Hệ số thanh toán chung cho biết khả năng thanh toán nợ phải trả của
doanh nghiệp bằng tất cả tài sản.
- Năm 2010. cứ 1 đồng giá trị nợ phải trả được thanh toán bởi 3:84 đồng tài
sản (phải là 1 đồng nợ được đảm bảo thanh toán bởi 3.84 đồng tài sản, tuy
chỉ là vấn đề sử dụng từ ngữ nhưng 2 ý này lại hoàn toàn khác nhau). Hệ số
này khá cao chứng tỏ tình hình tài chính doanh nghiệp khả quan đảm bảo
khả năng thanh toán nợ tốt.
- Năm 2011: cứ 1 đồng giá trị nợ phải trả được thanh toán bởi 4,94 đồng tài
sản. Ta thấy hệ số thanh toán chung của doanh nghiệp năm 2011 tăng so
với năm 2010 là 1,10 lần, điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ phải
trả của doanh nghiệp tốt hơn năm trước.Chỉ tiêu này tại 2 thời điểm đều
cao hơn 1 rất nhiều chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa tài sản để thanh
9
toán nợ phải trả, đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài
hạn.(không chỉ dài hạn mà cả ngắn hạn, chỉ nên nói là cho vay)

Là một trong các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và đồ uống hàng
đầu Việt Nam, công ty Vinamilk có hệ số khả năng thanh toán chung cao
hơn nhiều so với trung bình nhóm ngành thực phẩm (2,70 lần). Đây sẽ là
nhân tố quan trọng hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay tiền. (điều này
chứng tỏ VNM là công ty có khả năng thanh toán tốt trong ngành)
2.3. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có
thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh tnoán tổng quát cao.
Để phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn, ta lần lượt xét các chỉ tiêu sau:
(Nên để cột năm là CUỐI NĂM hoặc 31/12/N vì những chỉ tiêu này chỉ
mang tính thời điểm, không đại diện cho tình hình cả năm)
Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Nhóm ngành
+/-
Hệ số khả năng
thanh toán nợ
ngắn hạn
3,1 2,2 0,9 2,19
Hệ số khả năng
thanh toán
nhanh
2,0 1,3 0,7 1,62
Hệ số khả năng
thanh toán tức
thời
1,04 0,09 0,95 0,96
2.3.1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các

nợ ngắn hạn.
10
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối
với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào.
Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn
hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả
nợ. Ta có:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2011 của công ty là 3,1;
tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán
bằng 3,1 đồng tài sản ngắn hạn.
So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng
0,9 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng
nhiều hơn đáng kể so với tốc độ tăng nợ ngắn hạn ( tăng 59,864% so với
13,237%).
Trong đó, các tài sản ngắn hạn ngoại trừ khoản mục Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn giảm 1,356 tỷ đồng (theo BCTC đã kiểm toán năm 2011
đầu tư tài chính ngắn hạn cuối 2011 là 736.033.188.192 đầu 2011 là
1.742.259.762.292, tức là giảm hơn 1006 tỷ vậy con số 1356 tỷ tính thế
nào?) tương đương giảm 64,821% (57.75%), nguyên nhân chủ yếu là do
công ty có một khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở xuống giảm tới gần
1.500 tỷ đồng (Xem thuyết minh 4a thì là tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng
giảm đi hơn 1165 tỷ, không phải 1500 tỷ, hơn nữa đây không nhất thiết là
một khoản tiền gửi mà có thể là một con số tổng hợp các khoản tiền gửi
khác nhau), trong khi các khoản đầu tư ngắn hạn khác tăng không đáng kể
so với số tiền thu về. Các khoản mục còn lại của tài sản ngắn hạn đều có
những tốc độ tăng khá mạnh, trong đó đặc biệt phải kể đến tốc độ tăng
của khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền.
Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng đột biến, tăng tới
2.867 tỷ đồng, tương đương tăng 1220,64%, trong đó nguyên nhân chủ

yếu là do:
+ Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: các
khoản thu hồi cho vay và lãi vay có kỳ hạn 1 năm trở xuống như ở trên đã
nêu. (không đúng, vì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là
-192.011.886.296 nên dù thu nhiều tiền từ thu hồi các khoản tiền gửi có kỳ
hạn ngân hàng và lãi cho vay nhưng tiền chi cho hoạt động đầu tư còn lớn
11
hơn do đó dòng tiền thuần của hoạt động đầu tư không đóng vai trò làm
tăng tiền của công ty VNM)
+ Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đến chủ
yếu từ hoạt động huy động vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu, công ty
phát hành 14,25 triệu cổ phiếu, tương đương với số vốn là 1.455 tỷ đồng
vào tháng 6/2011.
(nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất làm tăng tiền thuần của doanh
nghiệp trong năm là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
2.582.736.985.768 lại không được nhắc đến)
Các khoản tăng của khoản mục chủ yếu là tăng ở các khoản tiền gửi có kỳ
hạn dưới 3 tháng với 2.330 tỷ đồng, điều này cũng dễ hiểu bởi trong tình
hình khủng hoảng kinh tế hiện nay, các kênh đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro
thì công ty nên chọn những kênh đầu tư ngắn hạn sẽ mang giảm bớt được
rủi ro cho các khoản đầu tư.
Khoản mục Các khoản phải thu cũng tăng đáng kể, tăng 1.007 tỷ đồng,
tương đương tăng 90,063% , điều này là dễ hiểu nếu ta xem Báo cáo hoạt
động kinh doanh năm 2011 của công ty, Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều, gần 6.000 tỷ đồng bởi thế Các
khoản phải thu tăng lên như vậy cũng là hợp lý.
Thêm nữa, việc Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
cũng lý giải được tại sao Hàng tồn kho của công ty tăng 914 tỷ đồng, tương
ứng tốc độ tăng 40,224% để có thể đáp ứng kịp thời được nhu cầu sản
xuất và tiêu thụ.

Và khoản mục Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng khá nhiều, tăng 42 tỷ đồng,
tương ứng tốc độ tăng 49,528% trong đó thì chủ yếu là sự tăng thêm của
các khoản chi phí trả trước ngắn hạn và khoản thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ (do mua thêm nhiều nguyên vật liệu cho sản xuất).
Mặt khác, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty so với trung bình
nhóm ngành cũng cao hơn đáng kể (3,1 so với 2,19), điều này chứng tỏ
trong nhóm ngành kinh doanh thì công ty Vinamilk có một khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn rất tốt.
Qua phân tích trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty năm 2011 là 3,1, con số trên thể hiện khả năng đảm bảo thanh
toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn rất tốt của công ty, hệ số trên tăng
12
đáng kể so với năm 2010 và cũng ở mức cao so với hệ số trung bình nhóm
ngành.
Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đã gom toàn bộ tài sản ngắn
hạn lại mà không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản
ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phục điều
này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh.
2.3.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán
thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong
điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán nợ
ngắn hạn ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì
hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Tiền +Đầu tư ngắn hạn + Phải thu khách hàng
Nợ ngắn hạn
=
Theo bảng trên ta thấy, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của
công ty là 2,0, tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm,

với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 2 đồng
tài sản ngắn hạn. (theo nhóm mình là 2 đồng tài sản nhanh, vì nói thế
chung chung quá, 2 đồng tài sản ngắn hạn thì có thể lấy cả ở HTK nữa mà
chỉ tiêu này chỉ tính tài sản nhanh thôi).
So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng 0,7 lần
với tốc độ tăng 53,8%. Nguyên nhân cũng tương tư như đối với hệ số khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn ở trên, tốc độ tăng của các khoản (Tiền + Đầu
tư ngắn hạn+ Phải thu khách hàng) tăng mạnh hơn tốc độ tăng của khoản
Nợ ngắn hạn. (nêu cụ thể)
13

×