Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

TÂM LÝ TRẺ GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 2 THÁNG TUỔI THÔNG QUA NHU CẦU GẮN BÓ MẸ - CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.16 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài....................................................................................................
1
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
B. NỘI DUNG ..................................................................................................................
2
I. Tổng quan cơ sở lý luận......................................................................................... 2
1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................
2
1.1. Lý thuyết gắn bó của John Bowlby ......................................................
2
1.2. Lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget ....................................3
1.3. Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson ............................ 4
2. Khái quát đặc điểm tâm sinh lý và xã hội của trẻ giai đoạn sơ sinh: từ 0 đến
2
tháng
tuổi ..........................................................................................................5
2.1. Đặc điểm tâm sinh lý............................................................................ 5
2.1.1. Phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh: .......................................6
2.1.2. Cảm giác chưa phân định là tâm sinh lý ban đầu của trẻ sơ
sinh:7 2.1.3. Tâm sinh lý của trẻ có xu hướng tiếp nhận các ấn
tượng của thế
giới
ngồi: .......................................................................................8

bên

2.2. Đặc điểm mối quan hệ xã hội: ..............................................................
8
2.3. Khái quát về nhu cầu gắn bó mẹ - con ................................................. 9


II. Tâm lý trẻ sơ sinh: từ 0 đến 2 tháng tuổi qua nhu cầu gắn bó mẹ - con ............ 11
1.
2.

Thuyết gắn bó giữa mẹ và trẻ sơ sinh ...........................................................11
Mối liên hệ giữa tâm lý người mẹ và sự hình thành, phát triển tâm lý trẻ giai đoạn
sơ sinh: 0 đến 2 tháng tuổi. ...................................................................... 13
2.1. Gắn bó cảm xúc tích cực giữa mẹ và trẻ ............................................ 14


2.2. Gắn bó cảm xúc tiêu cực giữa mẹ và trẻ:........................................... 16
3. Một số biện pháp đề xuất nhằm hỗ trợ giáo dục sớm cho trẻ và định hướng
giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn từ 0-2 tháng tuổi:....................... 18
3.1. Trước khi sinh: ....................................................................................18
3.2. Sau
sinh: ........................................................................................18

khi

3.2.1. Giúp trẻ kết nối với mẹ và mọi người xung quanh: ................. 18
3.2.2. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ:..................................19


3.2.3. Phát triển trí não của trẻ ............................................................20
3.2.4. Phát triển vận động và thể chất của trẻ.....................................21
3.2.5. Tầm quan trọng của sữa mẹ trong dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến
2 tháng tuổi..........................................................................................22
C. KẾT
LUẬN................................................................................................................24
D. TÀI

LIỆU
KHẢO ......................................................................................... 25

THAM


TÂM LÝ TRẺ GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 2 THÁNG TUỔI
THƠNG QUA NHU CẦU GẮN BĨ MẸ - CON

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, chất lượng cuộc sống con người
ngày càng được cải thiện và nâng cao. Những vấn đề xã hội cơ bản như giáo dục, y tế,
an ninh... luôn được tất cả các quốc gia đề cao và chú trọng. Và để tạo nên những thế
hệ tương lai văn minh, phát triển, việc tìm hiểu sự hình thành và phát triển tâm lý trẻ
em ở từng giai đoạn nhằm áp dụng các biện pháp giáo dục sớm cho trẻ ngay từ những
năm tháng đầu đời ngày càng được nhiều gia đình quan tâm thực hiện.
Các nhà nghiên cứu về vấn đề tâm lý và giáo dục trẻ em trên thế giới đều cho
rằng, những năm tháng đầu đời chính là thời điểm quan trọng nhất để hình thành nên
nhận thức, suy nghĩ, tính cách của trẻ và có ảnh hưởng đến cả cuộc đời đứa trẻ sau này.
Giai đoạn sơ sinh từ 0 đến 2 tháng tuổi có thể coi là giai đoạn “bước ngoặt” với trẻ khi
có sự thay đổi đột ngột từ mơi trường ổn định trong bào thai sang môi trường bên ngoài
với nhiều biến đổi về nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh… Trẻ bắt đầu phải làm quen với
môi trường sống mới và trong giai đoạn đầu tiên này, trẻ rất cần sự quan tâm, yêu
thương từ cha, mẹ và những người thân xung quanh cũng như rất cần sự chăm sóc, hỗ
trợ tất cả các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở, đi lại, ngủ…) từ mọi người. (Bệnh viện Nhi
đồng thành phố, 2022; International School Saigon Pearl Elementary & Early Years,
2021; WATER GROUP, 2020).
Đồng thời, sau khi trẻ được sinh ra, những cảm xúc trực tiếp truyền từ mẹ sang
cũng theo đó chấm dứt, do đó giai đoạn sơ sinh cũng chính là thời điểm cảm xúc tự do

trong trẻ được hình thành, xuất hiện nhu cầu được giao lưu cảm xúc trực tiếp với người
mẹ, người thân, người chăm sóc trẻ (Thi Trân, 2013). Có thể nói, mối quan hệ gắn bó

1


giữa mẹ và con chính là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất, tạo tiền đề cho sự
phát triển sau này của trẻ.
Nắm được tầm quan trọng của giai đoạn này trong sự hình thành và phát triển
tâm lý trẻ trong tương lai, nhóm 5 thực hiện đề tài nghiên cứu “Tâm lý trẻ giai đoạn sơ
sinh: từ 0 đến 2 tháng tuổi thông qua nhu cầu gắn bó mẹ - con”. Bài nghiên cứu
khơng chỉ chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong sự hình thành tâm lý của trẻ ở giai đoạn
hai tháng đầu đời mà cịn nêu ra mối liên hệ giữa việc hình thành tâm lý ở trẻ và việc
trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa mẹ và con. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất một số biện
pháp nhằm hỗ trợ việc giáo dục sớm cho trẻ trong giai đoạn này, góp phần định hướng
giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành
tâm lý, tính cách ở trẻ trong tương lai, giúp các bậc cha mẹ có thể tìm ra phương pháp
chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất.
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-

Thơng qua nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tổng hợp và đưa ra những mơ tả

chính xác nhất về sự phát triển tâm lý ở trẻ em giai đoạn sơ sinh: từ 0 đến 2 tháng tuổi.
-

Tìm hiểu sự ảnh hưởng đến phát triển tâm lý trẻ em giai đoạn sơ sinh: từ

0 đến 2 tháng tuổi thông qua nhu cầu gắn bó giữa mẹ và con. Chỉ ra mối liên hệ giữa
cảm xúc của mẹ với sự hình thành cảm xúc ở trẻ trong giai đoạn này.

-

Đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu gắn bó giữa mẹ và con

trong giai đoạn này, góp phần tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện hơn trong tương
lai.

2


B. NỘI DUNG
I. Tổng quan cơ sở lý luận
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Lý thuyết gắn bó của John Bowlby
Là một nhà tâm lý học, nhà phân tâm học nổi tiếng người Anh, John Bowlby
được biết đến với những công trình nghiên cứu vơ cùng giá trị có liên quan đến sự phát
triển của trẻ em, trong đó nổi bật nhất là việc ơng đưa ra lý thuyết gắn bó. Mục đích

3


được xác định của lý thuyết này là để duy trì sự gần gũi giữa trẻ em và người chăm sóc
trẻ.
Theo John Bowlby, có bốn kiểu gắn bó, bao gồm gắn bó an tồn, gắn bó tránh
né khơng an tồn, gắn bó chống đối khơng an tồn và gắn bó rối loạn tổ chức khơng an
tồn. Đồng thời ơng cũng chia các giai đoạn phát triển gắn bó thành bốn giai đoạn: Từ
0 đến 3 tháng tuổi là giai đoạn tìm kiếm; từ 3 đến 8 tháng tuổi là giai đoạn thiết lập; từ
6 đến 24 tháng tuổi là giai đoạn đỉnh cao và từ 2 đến 3 tuổi trở lên là giai đoạn duy trì
(Nguyễn Hồi Loan, 2019).
Theo nội dung lý thuyết, giai đoạn tìm kiếm (từ 0 - 3 tháng tuổi) có đặc điểm:

“Với giới hạn của các cơ quan thụ cảm, sự gắn bó của trẻ chưa hướng đến đối tượng cụ
thể, chưa tỏ ra khó chịu khi người lạ bế ẵm. Trẻ tỏ ra thích nghe giọng nói của con
người hơn là những âm thanh khác, thích nghe giọng nói của mẹ hơn giọng nói của
những người khác. Đến 2 tháng tuổi trẻ bắt đầu biết thể hiện nhu cầu gắn bó thơng qua
giao tiếp bằng mắt với mọi người”.1
1.2. Lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget
Nhà tâm lý học Jean Piaget (1896 - 1989) chính là người đầu tiên trên thế giới
nghiên cứu hệ thống về sự phát triển trí khơn của trẻ. Ông cho rằng trẻ nhỏ có tư duy
rất cụ thể và tư duy của chúng sẽ càng ngày càng phức tạp và trừu tượng theo thời gian.
Trong nội dung về lý thuyết phát triển nhận thức của mình, ơng đã đề cập đến vấn đề
về lược đồ và sự phát triển hành vi ở trẻ em. Theo Piaget, mỗi đứa trẻ ngay từ khi sinh
ra đã có sẵn một ít phản xạ để chúng có thể thao tác với mơi trường. Ơng gọi các phản
xạ này là lược đồ, nó cho phép đứa trẻ thực hiện những hành động như bú, nhìn, nắm...
và theo Piaget, mỗi lược đồ này chính là một yếu tố trong cơ cấu nhận thức của trẻ. Khi
đứa trẻ lớn dần lên, các lược đồ mới sẽ xuất hiện và dần bớt đi tính phản xạ, thay vào
đó là tính nhận thức nhiều hơn.

1 Nguyễn Hồi Loan, Giáo trình hành vi con người và mơi trường xã hội, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2019, tr. 256.
4


Cũng trong lý thuyết phát triển nhận thức, Piaget đã phân chia quá trình phát
triển nhận thức ở trẻ em làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn cảm giác (giác cảm) - vận động (từ khi sinh ra đến 2 tuổi)
- Giai đoạn tiền thao tác (từ 2 - 7 tuổi)
- Giai đoạn thao tác cụ thể (từ 7 đến 11 tuổi)
- Giai đoạn thao tác hình thức (trên dưới 11 tuổi đến thời thiếu niên và thành niên)
Như vậy trong những năm tháng đầu đời, trẻ trải qua giai đoạn cảm giác vận
động. Biểu hiện đầu tiên ở giai đoạn này thể hiện ở chỗ trẻ sẽ phát triển nhận thức bắt

đầu từ những phản xạ tự nhiên với thế giới xung quanh đến việc khám phá và tìm hiểu
mơi trường. Ngay sau khi được sinh ra, để thích nghi với sự thay đổi đột ngột của môi
trường sống, trong cơ thể trẻ đã có sẵn một số cơ chế di truyền như hệ thống thần kinh
đã sẵn sàng phản ứng với điều kiện bên ngoài, những hệ cơ quan cơ bản của cơ thể bắt
bắt đầu khởi động. Từ đó, những phản xạ khơng điều kiện được thực hiện như phản xạ
thở, phản xạ mắt, phản xạ về nhiệt độ… nhằm giúp trẻ thích nghi nhanh chóng với mơi
trường mới. Bên cạnh những phản xạ tự vệ cịn có những phản xạ định hướng, đây
cũng chính là cơ sở bản đầu của hoạt động tìm tịi ở trẻ (WATER GROUP, 2020). Lúc
này, trẻ phát triển tư duy trực quan hành động, thể hiện hành vi hướng tới mục đích cụ
thể. Khi trẻ lớn hơn, thay vì những phản xạ, trẻ sẽ có nhiều động tác cùng lúc để đạt
được mục đích của mình, tuy nhiên cịn hạn chế.
1.3. Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson
Nhà tâm lý học phân tâm Erik Erikson đánh giá rất cao tác nhân xã hội với sự
phát triển tâm lý con người trong các nghiên cứu của mình. Theo ơng: “đời người có
thể chia thành tám giai đoạn, mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi một dạng khủng hoảng
tâm lý xã hội xuất phát từ sự xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã

5


hội”2. Do đó, việc giải quyết khủng hoảng ở giai đoạn trước như thế nào sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển ở những giai đoạn tiếp theo.
Dựa trên phân chia của E.Erikson, quãng thời điểm trẻ từ sơ sinh đến 2 tháng
tuổi nằm trong giai đoạn thứ nhất của hệ thống tám giai đoạn, đó là giai đoạn Tin tưởng
- nghi ngờ (từ 0 đến 1,5 tuổi). Ở giai đoạn này, mối quan hệ xã hội chủ yếu của trẻ là
với bố mẹ và người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ. Sự quan tâm, chăm sóc của bố
mẹ tạo cho trẻ lịng tin và sự thỏa mãn, đây cũng là điều kiện quan trọng để trẻ tạo
dựng được cảm giác an toàn, hạnh phúc và niềm tin trong tương lai. Ngược lại, nếu trẻ
thường xuyên cảm thấy bị bỏ rơi, nhu cầu được quan tâm, chăm sóc khơng được đáp
ứng và giải quyết thỏa đáng, trẻ rất dễ hình thành những cảm xúc tiêu cực như thiếu tự

tin, sợ hãi, lo lắng, mất an tồn… Điều đó sẽ tạo thành những ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của trẻ sau này (Nguyễn Hồi Loan, 2019).
2. Khái quát đặc điểm tâm sinh lý và xã hội của trẻ giai đoạn sơ sinh: từ 0 đến 2
tháng tuổi
2.1. Đặc điểm tâm sinh lý
Tuổi sơ sinh là khoảng thời gian từ lọt lòng đến hai tháng tuổi, tâm sinh lý trẻ
giai đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, sự phát triển nhận thức chưa có, hoạt
động chủ yếu là tập thích nghi với mơi trường bên ngoài. Trong giai đoạn 2 tháng sau
sinh, cơ thể trẻ vẫn còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa được
hoàn thiện đầy đủ. Hệ thần kinh của trẻ luôn trong trạng thái bị ức chế, do đó trẻ gần
như ngủ cả ngày. Những hoạt động của trẻ ở 2 tháng đầu tiên hầu hết là những cử động
tự phát, phản xạ tự nhiên và khơng có ý thức. Các động tác thường xuất hiện đột ngột,
khơng có sự phối hợp và đơi khi là những động tác vu vơ.
Theo các nhà nghiên cứu, những phản xạ tự nhiên ở trẻ giai đoạn sơ sinh đến hai
tháng tuổi bao gồm:

2 Nguyễn Hồi Loan, Giáo trình hành vi con người và mơi trường xã hội, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2019, tr. 232.
6


-

Phản xạ mút bú

-

Phản xạ Palmar - Phản xạ nắm bàn tay: Đưa một vật chạm vào lòng bàn tay thì
trẻ nắm rất chặt


-

Phản xạ vịi - Phản xạ tìm vú mẹ: Khi chạm vào má, hay vị trí gần miệng ở bên
nào thì mơi trẻ sẽ đưa hướng về bên đó để ngậm bú

-

Phản xạ Moro - Phản xạ giật mình: Khi vỗ vào thành giường nơi trẻ nằm, hoặc
có tiếng động mạnh trẻ giật mình hai tay giang ra ơm chồng vào thân.

7


-

Phản xạ Babinski – Phản xạ gan bàn chân: Khi vuốt lịng bàn chân của trẻ thì
ngón chân cái của bé cong lên, các ngón chân cịn lại xịe ra trong khi với phản
ứng bình thường của người lớn ngón chân cái sẽ gập xuống.3

Trên nền tảng của các phản xạ khơng điều kiện nêu trên, nhiều phản xạ có điều kiện
được thành lập, nhờ có hoạt động của hai loại phản xạ này mà chức năng tâm lý của trẻ
phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
2.1.1. Phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh:
Các nhà nghiên nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu đời, đặc biệt là sau
khi sinh ra và bắt đầu tiếp xúc với môi trường sống mới, đời sống của trẻ được đảm bảo
nhờ có những cơ chế di truyền sẵn: sự sẵn sàng của hệ thống thần kinh với mơi trường
bên ngồi và bắt đầu khởi động những hệ thống cơ bản trong cơ thể (hô hấp, tuần hồn,
tiêu hóa).
Cũng trong những ngày đầu đời, bé đã được phát triển sẵn các phản xạ bẩm
sinh: phản xạ thở, phản xạ mắt, phản xạ nhiệt độ… . Đây là những phản xạ không điều

kiện để tâm sinh lý của trẻ sơ sinh thích ứng với hồn cảnh mới và là thời kỳ mà những
hành vi bản năng được thực hiện nhiều nhất để thỏa mãn nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, ở
giai đoạn tuổi sơ sinh, bé hầu như bất lực, chưa thể tự phát triển tâm sinh lý bản thân
được nhưng lại có khả năng tiếp nhận kinh nghiệm và hành vi đặc biệt từ những người
xung quanh.
Mặt khác, với cơ chế kích thích của phản xạ tự vệ bẩm sinh ở trẻ sơ sinh: phản
ứng co người khi chạm vào da , hay nheo mắt lại khi có ánh sáng tới gần… ở trẻ trong
những tháng tuổi sơ sinh với mục đích hạn chế bớt những kích thích q mạnh trong
mơi trường xung quanh. Phản xạ tự vệ bẩm sinh phát triển cũng là cơ sở để hình thành
nên phản xạ định hướng ở trẻ nhờ những kích thích của mơi trường thế giới bên ngoài
hoặc do người lớn tạo ra. Phản xạ định hướng chính là cơ sở ban đầu cho hoạt động tìm
3 Nguyễn Thị Thùy Vân, (2017), Bài giảng Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi
mầm non 1, Trường Đại học Quảng Bình, tr. 25.

8


tòi ở trẻ sơ sinh (Nguyễn Ánh Tuyết, 2003, tr.193). Tuy nhiên do các giác quan còn quá
non nớt nên sự tìm tịi cịn rất nhiều hạn chế, các ấn tượng vẫn cịn mơng lung và chưa
ổn định. Lúc này, tuy bộ não của trẻ đã có đầy đủ số lượng tế bào thần kinh nhưng các
sợi thần kinh chưa được miêlin hóa và chúng cần được nhiễm miêlin mới hoạt động
được. Sự tiến hóa ấy càng tăng thì cũng tỉ lệ thuận với sự phát triển tâm sinh lý giác
quan và vận động.
2.1.2. Cảm giác chưa phân định là tâm sinh lý ban đầu của trẻ sơ sinh:
Trong những ngày đầu của trẻ sơ sinh, bé hầu như chưa phát triển tâm sinh lý để
cảm nhận rõ ràng được những kích thích bên ngồi, cảm giác và cảm xúc về tất cả mọi
thứ còn lộn xộn và tràn lan. Theo Renné Spitz: “Trẻ sơ sinh trong tình trạng bất phân
khi cảm nhận mọi vật. Trong tháng đầu trẻ hầu như chưa tiếp nhận kích thích từ bên
ngồi, chỉ có nội cảm và tự cảm, chỉ khi nào kích thích bên ngoài quá mạnh mới nhận
ra” (Nguyễn Ánh Tuyết, 2003, Tr.201).

Ở giai đoạn này cảm xúc và cảm giác còn hỗn hợp, ban đầu nội cảm chiếm ưu
thế, về sau ngoại cảm chiếm ưu thế, nhưng những hoạt động nội cảm vẫn tiếp tục một
cách vô thức. Hết tuần đầu, bé có thể phát triển tâm sinh lý để cảm nhận và phân biệt rõ
ràng một số kích thích từ mơi trường bên ngồi. Đơi khi, bé có quấy, khó chịu, cựa
mình, … là lúc để giải tỏa trạng thái căng thẳng thì não bộ mới học được khả năng cảm
nhận. Đến hết tuần thứ 6 bé có thể cảm nhận được một số kích thích từ mơi trường bên
ngồi. Trẻ sớm nhận ra mặt người. Khi lại gần dù đói hay no trẻ cũng phản ứng với bộ
mặt người, cịn những đồ vật khác thì khơng gây phản ứng gì.
Quá trình tiến từ tiếp cảm gần đến tiếp cảm xa đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển. Bé vừa bú vừa nhìn mẹ, hai cảm giác ở miệng và mắt kết hợp lại. Những lúc
miệng rời vú, không còn cảm giác gần, nhưng cảm giác xa vẫn còn. Dần dần thị giác
đóng vai trị quan trọng, vì khơng bị đứt đoạn. Đây là chỗ dựa đầu tiên cho quan hệ với
đối tượng. Nhưng vai trị của mơi miệng vẫn là chủ yếu. Có thể thấy trong những ngày
đầu của tuổi sơ sinh, nhờ sự hỗ trợ của mẹ, cảm giác bẩm sinh, hoạt động tâm sinh lý

9


và một số bộ phận hoạt động ngay từ đầu đã hình thành nên kinh nghiệm, dần dần phối
hợp nhịp nhàng và hệ thống, để thăm dò những vùng mới.
2.1.3. Tâm sinh lý của trẻ có xu hướng tiếp nhận các ấn tượng của thế giới bên
ngồi:
Nhiều cơng trình của các nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu trẻ lọt lòng như
W.Stern, K.Bu le, C.Cốp ca... đều nhận xét rằng: “Ở trẻ lọt lịng chưa thể có những
hình ảnh tâm lý dù là sơ đẳng nhất để có thể liên hệ với hiện thực xung quanh, ngay cả
ngã thức cũng khơng có ranh giới rõ ràng. Để tồn tại và phát triển, mối quan hệ giữa
đứa trẻ với thế giới bên ngồi cần được thiết lập. Đó là một trong những nhu cầu được
nảy sinh sớm nhất trong thời kỳ sơ sinh - nhu cầu tiếp nhận các ấn tượng từ thế giới bên
ngoài”4. Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng.
Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh chỉ phản ứng với những kích thích quá mạnh (ánh

sáng quá sáng, âm thanh quá to…). Chính nhờ những kích thích đó tâm sinh lý của trẻ
dần tiếp nhận các ấn tượng của thế giới bên ngoài, bắt đầu phản ứng với những âm
thanh khác nhau và thích nhìn vào mặt người. Lâu dần thì trẻ có thể phân biệt được âm
thanh: nín khóc và ngủ khi nghe tiếng hát ru; tiếng quát lớn, tiếng động mạnh làm trẻ
khóc to. Sở dĩ trẻ nhận diện được là do sự phát triển sinh lý của thính giác và thị giác.
Đây chính là sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thống thần kinh, trước tiên là não bộ.
Tuy nhiên, để các giác quan phát triển phải có những kích thích bên ngoài (ánh sáng,
màu sắc, âm thanh) và phải trải qua q trình luyện tập thu nhận tín hiệu thì não bộ mới
phát triển được. Đó cũng là cơ sở để phát triển tâm lý sau này. Vì vậy trẻ sơ sinh cần
phải tiếp nhận các ấn tượng một cách đầy đủ tránh bị cơ lập với thế giới bên ngồi nếu
không sẽ chậm phát triển tâm sinh lý nghiêm trọng. Để rèn luyện cho trẻ, người lớn có
thể: đem đồ vật lại gần trẻ, trò chuyện, phát ra âm thanh nhẹ nhàng cho trẻ nghe…
2.2. Đặc điểm mối quan hệ xã hội:
Ngay từ lúc mới sinh những kỹ năng giao tiếp của trẻ đã được biểu lộ. Dạng
giao tiếp chủ yếu của trẻ giai đoạn sơ sinh là khóc. Đó là cách trẻ thông tin cho những

10


Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm,
, tr. 201.
4

11


người xung quanh biết trẻ đang buồn, đói hoặc bị đau. Trẻ cũng thông qua nét mặt và
cử động cơ thể để biểu lộ cảm xúc.
Ở giai đoạn này, nhu cầu gắn bó mẹ - con là cơ sở nảy sinh nhu cầu giao tiếp
giữa em bé với những người xung quanh. Lúc đầu người mẹ đóng vai trị chủ động,

nhưng dần dần em bé trở lên năng động hơn. Sang tháng thứ 2 trẻ thường xuất hiện
hành động mỉm cười khi thấy một người khác, bất kỳ là ai. Ngoài ra, em bé cũng tỏ ra
vui mừng khi ai đến với mình và buồn bã khi họ bỏ đi, rồi lại tìm hơi với người khác.
Cứ như vậy quan hệ giao tiếp giữa em bé với những người xung quanh được nảy sinh,
dần dần ở trẻ hình thành nên những phản ứng vận động xúc cảm đặc biệt hướng tới
người lớn. Phản ứng này được gọi là "phức cảm hớn hở"- là phản ứng, trạng thái xúc
cảm tích cực khi giao lưu với người xung quanh, trẻ nhìn chằm chằm vào mặt người
lớn, miệng cười toe toét, đôi khi phát ra những âm thanh nhỏ (gừ gừ), chân tay khua rối
rít... khi người lớn cúi xuống "nói chuyện" với trẻ 4. Sự thể hiện này của nhu cầu giao
tiếp với người lớn là nhu cầu có tính chất xã hội đầu tiên của đứa trẻ.
2.3. Khái quát về nhu cầu gắn bó mẹ - con
Sau khi lọt lịng mẹ, trẻ đã có những ứng xử làm cho người lớn phải quan tâm
như mút, bám níu, mỉm cười, muốn được ôm ấp, vỗ về, thể hiện một nhu cầu gắn bó
với người lớn. Phản xạ rúc đầu vào ngực mẹ thường thấy ở trẻ ngồi mang ý nghĩa là
để tìm vú, mặt khác là do trẻ muốn áp sát vào da thịt mẹ để được ôm ấp vỗ về 5. Quan
hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng vào bậc nhất và cũng được xuất hiện sớm
nhất, hiện tượng đó chính là nhu cầu gắn bó mẹ - con.
Những thực nghiệm của R.Spitz và những cộng sự của ông đã cho thấy: “Vào
những giờ phút đầu tiên của cuộc đời, người mẹ chào đón đứa con mình càng nhiệt
thành, yêu thương bao nhiêu thì khả năng phát triển của đứa trẻ sau này càng thuận lợi
bấy nhiêu và ngược lại. Bởi vậy, phải coi đứa trẻ ngay từ đầu là một thành viên xã hội
4 Nguyễn Bích Thủy (Chủ biên), Nguyễn Thị Anh Thư, Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa
Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi, Nhà xuất bản Hà Nội, 2005, tr. 126.
5 Trương Thị Khánh Hà, Tâm Lý Học phát triển: Giáo trình.Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2013, tr.88.
12


và ni dưỡng nó theo phương thức mà xã hội lồi người đã tích lũy được” 6. Sự gắn bó
mẹ con là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển mọi

mặt sau này của trẻ. Trẻ có cảm giác an tồn, hài lịng, dễ chịu khi được mẹ ơm ấp.
Trạng thái này là yếu tố thuận lợi, là tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện và phát triển
các loại nhu cầu khác, trước tiên là nhu cầu giao tiếp với mọi người. Thiếu đi sự gắn bó
này, em bé sẽ khó phát triển bình thường, ngay cả sự sống cịn cũng gặp nhiều khó
khăn. Mối quan hệ gắn bó mẹ - con là một nhu cầu gốc, có ngay từ đầu, lúc trẻ mới
sinh ra. Những cơng trình nghiên cứu của bác sĩ trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam
(Tại bệnh viện Quảng Ninh năm 2002) đã chứng minh rằng, nuôi trẻ sơ sinh theo kiểu
“Chuột túi” là cách ni có hiệu quả nhất.
Như vậy, trong trường hợp bé bị tách khỏi mẹ quá sớm, thì việc giúp cho trẻ tạo
ra mối quan hệ gắn bó mẹ - con là điều rất cần thiết. Nhu cầu này cũng có thể thỏa mãn
được bởi người khác, miễn là người đó có lịng u thương, sẵn lịng ơm ấp, vỗ về trẻ.
Trong mối quan hệ gắn bó mẹ - con, ở cả hai phía mẹ và con đều phát ra tín hiệu cho
nhau. Thơng qua những tín hiệu phát ra từ mẹ và con, nhiều cơng trình nghiên cứu đã
tổng kết được bốn kiểu quan hệ gắn bó mẹ - con như sau:
+ Kiểu thứ nhất: Tín hiệu phát ra ở mẹ và con đều mạnh. Nghĩa là nhu cầu gắn bó của
cả hai mẹ con đều tỏ ra bức thiết. Trong trường hợp này mối quan hệ gắn bó mẹ - con
được thiết lập một cách dễ dàng, thuận lợi. Kiểu này thường thấy ở những cặp mẹ con
sinh nở bình thường, mẹ trịn con vng, xuất phát từ lịng ước ao mong đợi của người
mẹ đối với sự ra đời của đứa con.
+ Kiểu thứ hai: Tín hiệu phát ra từ người mẹ thì mạnh mà từ người con thì lại yếu.
Thường thì đây là trường hợp của những trẻ bị thiếu tháng hay khuyết tật bẩm sinh.
Trong trường hợp này người mẹ nên giao tiếp với con một cách nhẹ nhàng, từ tốn.
+ Kiểu thứ ba: Tín hiệu của con thì mạnh, nhưng tín hiệu của mẹ lại yếu. Kiểu này
thường xảy ra ở những người mẹ có con một cách bất đắc dĩ, có con khơng theo ý
6 Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, 2008, tr. 67-68.
13


muốn... Trong trường hợp này người mẹ thường lạnh lùng, thờ ơ với con, khơng muốn
giao tiếp với con. Vì khơng nhận được tín hiệu đáp lại của người mẹ, tín hiệu phát ra

của đứa bé yếu dần đi, có khi mất hẳn và bé lâm vào tình trạng ủ ê, mệt mỏi, dễ mắc
phải chứng bệnh "trầm cảm".
+ Kiểu thứ tư: Tín hiệu phát ra đều yếu ở cả mẹ và con. Đây thực sự là một tai hoạ. Cần
phải có biện pháp khơi dậy tín hiệu ở cả hai phía. Trường hợp này rất cần sự hỗ trợ của
những người xung quanh, cần cả thầy thuốc lẫn những nhà tâm lý học.
Tạo ra được những quan hệ gắn bó mẹ - con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời
là một cách phòng ngừa tốt nhất, tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển hay phát triển
lệch lạc về sinh lý cũng như tâm lý sau này.

II. Tâm lý trẻ sơ sinh: từ 0 đến 2 tháng tuổi qua nhu cầu gắn bó mẹ - con
1. Thuyết gắn bó giữa mẹ và trẻ sơ sinh
Thuyết gắn bó là một mảng của tâm lý học miêu tả bản chất của mặt cảm xúc
giữa con người với con người (John Bowlby, 1969). Thuyết này được biểu hiện từ
những giai đoạn đầu khi còn là trẻ sơ sinh cùng với sự gắn bó của người thân, cụ thể là
người mẹ. Yếu tố của sự gắn bó là sự quan tâm và trách nhiệm của cha mẹ và cũng sẽ
ảnh hướng đến sự gắn bó với người bạn đời của chúng ta sau này. Các mối quan hệ
thành công hay không dựa vào những gì mà chúng ta học được từ những mối quan hệ
thời thơ ấu.
Nói về học thuyết này, nhà tâm lý học người Anh John Bowlby (1907-1990)
được xem là người đầu tiên đưa khái niệm “sự gắn bó” với tâm lý học. Ông nổi tiếng
với nghiên cứu về tập tính học và đưa ra thuyết gắn bó giữa trẻ và người chăm sóc. Sự
gắn bó được ơng định nghĩa là “những liên kết tâm lý bền vững giữa con người với con
người” (John Bowlby, 1969, tr.194).
Học thuyết gắn bó được coi là một trong những học thuyết kinh điển trong lĩnh
vực Tâm lý học về trẻ em nói riêng. Trong đó các lý thuyết và thực nghiệm chỉ ra đặc
14


điểm và vai trị của sự duy trì một mối quan hệ an toàn giữa trẻ nhỏ và người chăm sóc
trong những năm đầu đời (từ 0 –3 tuổi), quá trình này khơng những ảnh hưởng tới sự


15


phát triển lành mạnh của đứa trẻ mà còn thể hiện sự ảnh hưởng xuyên suốt với 1 cá
nhân trong tồn bộ q trình trưởng thành.
Theo nghiên cứu của John Bowlby, ơng chia sự gắn bó ở trẻ thành 4 giai đoạn
cụ thể:
+ Giai đoạn tìm kiếm (0-3 tháng): Ở giai đoạn này, sự gắn bó của trẻ chưa hướng đến
đối tượng cụ thể, chưa tỏ ra khó chịu khi người lạ bế ẵm. Trẻ tỏ ra thích nghe giọng nói
của con người hơn là những âm thanh khác, thích nghe giọng nói của mẹ hơn là của
người khác. Đến 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết thể hiện nhu cầu gắn bó qua những giao
tiếp bằng mắt.
+ Giai đoạn thiết lập (3-6 tháng): Biết cười đáp lại những giọng nói và sự tiếp xúc cơ
thể từ bất kỳ ai để duy trì sự tương tác, nhưng những phản ứng này đã trở nên chọn lọc
hơn, nhạy với người nuôi dưỡng hơn là với người lạ. Trẻ bắt đầu biết phân biệt người
quen với người lạ. Trẻ chưa biểu hiện rõ rệt cảm giác lo âu khi phải tạm xa mẹ.
+ Giai đoạn đỉnh cao (6 - 24 tháng): Phân biệt được cha mẹ với người lạ và thể hiện sự
gắn bó rất chọn lọc. Nhu cầu được gần gũi mẹ rất lớn. Các biểu hiện của mong muốn
này được trẻ bộc lộ rõ và chủ động hơn. Xuất hiện sự lo âu rõ rệt khi phải xa cách mẹ.
Khi đó, nếu người lạ xuất hiện, trẻ sẽ biểu hiện những phản ứng rất mạnh và bột phát.
+ Giai đoạn duy trì (2 đến dưới 3 tuổi): Thích ứng được với việc xa mẹ tạm thời và sự
xuất hiện của người lạ. Đối tượng quan sát và mục tiêu gắn bó được mở rộng hơn. Ở
giai đoạn này trẻ có thể cảm nhận được mức độ an toàn ổn định hơn.
Sự gắn bó ở trẻ là những là những hành vi mang tính bản năng và khơng phải
nhu cầu thứ phát như trong phân tâm học đã nói. Tính bản năng ở đây có nghĩa là trẻ
ln có khuynh hướng tìm kiếm sự an tồn từ người lớn như một biểu hiện của khả
năng sinh tồn (Phạm Hoài Thảo Ngân, 2014). Đối tượng mà trẻ hướng đến trong những
tháng tuổi đầu đời chủ yếu là người mẹ, người mà có sự gần gũi thường xun nhất,
chăm sóc, ni dưỡng và đáp ứng toàn bộ nhu cầu sinh lý của trẻ. Được sự hỗ trợ và

16


chăm sóc từ phía người mẹ bởi những năng lực cơ thể của trẻ chưa đủ để nó có thể rời
mẹ, từ sự phụ thuộc về vật chất trẻ cũng chịu sự thu hút đặc biệt từ phía người mẹ về
mặt tinh thần, nó có xu hướng bắt chước những gì mà người mẹ làm, thể hiện cảm xúc
tương đương với cảm xúc của người mẹ (Nguyễn Minh Thành, 2017). Cùng với đó là
sự cuốn hút mạnh mẽ của tình cảm người mẹ dành cho đứa con.
Trong giai đoạn này sự bộc lộ nhu cầu của trẻ chủ yếu thông qua tiếng khóc.
Đây cũng giai đoạn khó khăn nhất của mẹ và trẻ, khi mà trẻ chỉ có thể diễn đạt các nhu
cầu của mình thơng qua tiếng khóc: khóc vì đói, khóc vì no, khóc lạnh, khóc nóng,
khóc vì ẩm ướt…Nếu người mẹ có thể hiểu được tiếng khóc và đáp ứng được nhu cầu
của trẻ, trẻ sẽ biết được rằng những tác nhân gây khó chịu sẽ được dập tắt khi có mẹ
xuất hiện và thế giới này là an toàn đối với chúng.
Cùng với học thuyết gắn bó giữa mẹ và bé qua từng giai đoạn, thì sự nhận thức
của trẻ ở giai đoạn này cũng được quan tâm. Theo lý thuyết của Jean Piaget thì ơng cho
rằng quá trình nhận thức của trẻ được hình thành qua 4 giai đoạn phát triển tâm trí.
Trong giai đoạn đầu của nhận thức là giai đoạn cảm giác vận động từ khi trẻ sinh ra đến
2 tuổi, trẻ nhận biết được thế giới thông qua những cử động và các cảm giác vận động,
chúng tìm hiểu về mơi trường mới thông qua những hành động cơ bản như: bú mút,
nắm, nhìn và lắng nghe (Kendra Cherry, 2012). Ở giai đoạn này, trẻ nhận thức thông
qua những trải nghiệm của cảm giác và các thao tác của đồ vật mà trẻ cầm vào, khi
tương tác với môi trường xung quanh cùng với sự hướng dẫn của cha mẹ trẻ sẽ nhận
thấy được điều mới và hình thành phản xạ đối với những tác động xung quanh trẻ.
2. Mối liên hệ giữa tâm lý người mẹ và sự hình thành, phát triển tâm lý trẻ giai
đoạn sơ sinh: 0 đến 2 tháng tuổi.
Mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con là một yếu tố quan trọng quyết định cách
trẻ sơ sinh sẽ lớn lên và phát triển trong giai đoạn đầu đời. Theo nội dung lý thuyết phát
triển tâm lý xã hội của E. Erikson, quãng thời gian trẻ từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi mối
quan hệ xã hội chủ yếu của trẻ chính là với bố mẹ, đặc biệt là người mẹ. Do đó, sự


17



×