1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HÒA
Tên đề tài:
“KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CẢM NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN
CON GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 28 NGÀY TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ
THUỘC HUYỆN KỲ ANH - TỈNH HÀ TĨNH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ CỦA 2 LOẠI THUỐC DOXY - TIALIN VÀ
MYCOFLOXACIN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
: Chính quy
: Thú y
: Chăn nuôi Thú y
: 41 - Thú y
: 2009 - 2014
Thái Nguyên - 2013
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HÒA
Tên đề tài:
“KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CẢM NHIỄM BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN
CON GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 28 NGÀY TUỔI TẠI MỘT SỐ XÃ
THUỘC HUYỆN KỲ ANH - TỈNH HÀ TĨNH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ CỦA 2 LOẠI THUỐC DOXY - TIALIN VÀ
MYCOFLOXACIN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
: Chính quy
: Thú y
: Chăn nuôi Thú y
: 41 - Thú y
: 2009 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Huê Viên
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên - 2013
3
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự dạy bảo ân cần của các thầy cô giáo và đã
đạt được những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, cũng như đạo đức, tư cách
của một người cán bộ khoa học kỹ thuật, giúp tôi vững bước trong cuộc sống
sau này.
Để hoàn thành bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng
của bản thân tôi luôn luôn nhận được sự hướng dẫn tỉ mỉ, tận tình của thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Huê Viên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu nhà
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các cô chú ở Trạm thú y huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh, cùng toàn thể
thầy, cô giáo, bạn bè đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm học
tại trường.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi
Thú y luôn mạnh khỏe, thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu
khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày18 tháng 11năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hòa
4
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình học tập
của sinh viên trước khi ra trường, nhằm giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa
kiến thức đã học được, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên nâng cao trình độ chuyên môn, nắm
vững được phương pháp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất. Đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, tính sáng
tạo để sau khi ra trường về cơ sở sản xuất, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
phát triển nền nông nghiệp nước ta.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban Chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi - Thú y, Trạm Thú y huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh, tôi tiến hành
chuyên đề “Khảo sát tình hình cảm nhiễm bệnh phân trắng lợn con giai đoạn
sơ sinh đến 28 ngày tuổi tại một số xã thuộc huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh và so
sánh hiệu quả điều trị của 2 loại thuốc Doxy - Tialin và Mycofloxacin”.
Qua thời gian thực tập tại Trạm Thú y huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh,
được sự giúp đỡ của Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo, cán
bộ Trạm Thú y, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, cùng
với sự cố gắng nổ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt
nghiệp trong thời gian qua và thu được một số kết quả nhất định.
Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm
thực tế chưa nhiều nên bản chuyên đề của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo để bản chuyên đề của tôi được
hoàn chỉnh hơn.
5
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT............................................... 1
1.1. Điều tra cơ bản ........................................................................................... 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 1
1.1.1.1. Vị trí địa lí ..................................................................................... 1
1.1.1.2. Địa hình đất đai ............................................................................. 1
1.1.1.3. Khí hậu thời tiết ............................................................................. 2
1.1.1.4. Giao thông thủy lợi........................................................................ 3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 4
1.1.2.1. Tổ chức quản lí cơ sở .................................................................... 4
1.1.2.2. Tình hình kinh tế ........................................................................... 4
1.1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội ............................................................ 5
1.1.2.4. Tình hình dân cư, dân trí ............................................................... 5
1.1.3. Tình hình sản xuất của địa phương ......................................................... 5
1.1.3.1. Trồng trọt....................................................................................... 5
1.1.3.2. Chăn nuôi ...................................................................................... 6
1.1.3.3. Thú y.............................................................................................. 8
1.1.3.4. Lâm nghiệp .................................................................................... 9
1.1.4. Đánh giá chung........................................................................................ 9
1.1.4.1. Thuận lợi ....................................................................................... 9
1.1.4.2. Khó khăn ..................................................................................... 10
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất................ 10
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất .................................................................... 10
1.2.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 11
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất ...................................................................... 11
1.2.3.1. Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh ........................................... 11
1.2.3.2. Kết quả công tác thú y ................................................................. 11
1.3. Kết luận tồn tại và đề nghị ....................................................................... 18
1.3.1. Kết luận ................................................................................................. 18
1.3.2. Đề nghị .................................................................................................. 18
6
Phần2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................. 19
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 19
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 19
2.1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 20
2.1.3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 20
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 20
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................... 20
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của lợn con ............................. 20
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý của lợn con ...................................................... 21
2.2.1.3. Khả năng miễn dịch của lợn con ................................................. 23
2.2.2. Một số hiểu biết về vi khuẩn E. coli ..................................................... 24
2.2.3. Một số hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con ........................................ 27
2.2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................ 27
2.2.3.2. Dịch tế học................................................................................... 31
2.2.3.3. Triệu chứng lâm sàng .................................................................. 32
2.2.3.4. Bệnh tích...................................................................................... 32
2.2.3.5. Chẩn đoán .................................................................................... 32
2.2.3.6. Phòng và điều trị bệnh ................................................................. 33
2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới ................................ 35
2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................ 35
2.2.4.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................. 37
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……37
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 37
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 37
2.3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 38
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 38
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 40
2.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn ........................................ 41
2.4.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo cá thể .................................... 42
2.4.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi .......................... 43
2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tình trạng vệ sinh thú y ......... 45
2.4.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm .............. 46
7
2.4.6. Triệu chứng của bệnh phân trắng lợn con ............................................. 48
2.4.7. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng 2 loại thuốc Doxy Tialin và Mycofloxacin .................................................................................... 49
2.4.7.1. Kết quả điều trị lần 1 ................................................................... 49
2.4.7.2. Kết quả điều trị lần 2 ................................................................... 51
2.4.8. Ảnh hưởng của các loại thuốc tới khả năng sinh trưởng của lợn con qua
các giai đoạn .................................................................................................... 52
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 53
2.5.1. Kết luận ................................................................................................. 53
2.5.2. Tồn tại.................................................................................................... 54
2.5.3. Đề nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 55
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 56
8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHDCND
Cs
HTX
Kg
KHKT
KKT
KKT VA
Km
LMLM
ml
Nxb
SS
TB
TN
TT
UBND
VD
VSTY
: Cộng hòa dân chủ nhân dân
: Cộng sự
: Hợp tác xã
: Kilogam
: Khoa học kỹ thuật
: Khu kinh tế
: Khu kinh tế vũng áng
: Kilomet
: Lở mồm long móng
: Mililit
: Nhà xuất bản
: Sơ sinh
: Trung bình
: Thí nghiệm
: Thể trọng
: Ủy ban nhân dân
: Ví dụ
: Vệ sinh thú y
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa qua các tháng trong năm..... 3
Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 17
Bảng 2.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn .................................. 41
Bảng 2.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo cá thể .............................. 42
Bảng 2.3. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi ........................... 43
Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con theo tình trạng vệ sinh ........ 45
Bảng 2.5. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng ......................... 47
Bảng 2.6. Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh ................ 49
Bảng 2.7. Kết quả điều trị lần 1 ...................................................................... 50
Bảng 2.8. Kết quả điều trị lần 2 ...................................................................... 51
Bảng 2.9. Sinh trưởng tích lũy của lợn con qua các giai đoạn. ...................... 52
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng ............. 47
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Kỳ Anh là một huyện nằm ở phía cực Nam của tỉnh Hà Tĩnh, cách TP.
Hà Tĩnh 52 km về phía Nam.
- Phía Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình
- Phía Tây giáp huyện Hương Khê
- Phía Đông giáp biển Đông
Toạ độ địa lý: 17057’ 10” đến 180 10’ 19” vĩ độ Bắc.1060 11’ 34” đến
1060 28’ 33” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên 104.186,73 ha, chiếm
17,48% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 33 xã và 1 thị trấn.
1.1.1.2. Địa hình đất đai
Địa hình đất đai của huyện Kỳ Anh khá phức tạp, gồm 3 dạng địa hình:
Đồng bằng, ven biển và miền núi. Kỳ Anh nằm ở phía đông của dãy Trường
Sơn có địa hình hẹp và dốc dần từ Tây sang Đông.
Địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng chiếm
diện tích nhỏ thường bị chia cắt bởi các dãy núi, có 4 dạng địa hình sau:
+ Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh:
Kiểu địa hình này tạo thành một dải hẹp nằm dọc theo ranh giới giữa
Quảng Bình và Hà Tĩnh.
+ Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu:
Kiểu địa hình này chiếm diện tích khá lớn của huyện có độ cao dưới
1000 m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, kiến trúc tướng đá Hoành Sơn.
+ Thung lũng kiến tạo - xâm thực:
Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi
cho khai thác nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dưới 300 m, bao gồm các thung
lũng, nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các
trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực.
2
+ Vùng đồng bằng:
Vùng đồng bằng của huyện Kỳ Anh nằm dọc theo ven biển với độ cao
trung bình trên dưới 3 m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng
đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối
bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối trong huyện,
vùng này có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ.
Địa hình ven biển thường có những dải cát dọc theo bờ biển, thỉnh
thoảng còn có những cồn cát cao là những khu dân cư phía trong nội đồng.
Đây là khu vực sản xuất nông nghiệp chính của huyện, hàng năm cung cấp
một lượng lớn lương thực thực phẩm chính cho nhân dân.
Địa hình này rất thuận lợi cho giao thông đi lại cũng như sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản.
1.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Huyện Kỳ Anh chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa nên có
hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm
sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc
tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh và ngắn hơn so với các tỉnh miền
bắc. Nhiệt độ bình quân của huyện Kỳ Anh là khá cao. Nhiệt độ không khí
vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè rất nhiều. Nhiệt độ đất bình quân
mùa đông thường từ 18 - 220C, còn mùa hè bình quân nhiệt độ từ 25,5 - 330C.
Tuy nhiên, nhiệt độ thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và
độ ẩm của đất.
Kỳ Anh là một trong những huyện có lượng mưa nhiều so với các
huyện trong tỉnh trừ một phần nhỏ ở phía bắc, còn lại các vùng khác có lượng
mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
3
Bảng 1.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa qua các tháng trong năm
Yếu tố
khí hậu
Tháng
Nhiệt độ
TB/tháng
(0C)
Độ ẩm
TB/tháng
(%)
80,00
82,50
82,47
81,20
75,23
80,40
82,18
78,23
75,50
80,03
82,70
78,50
73,04
Lượng mưa
bình quân
(mm)
124,3
72,4
59,7
77,8
135,3
129,8
134,3
607,3
417,9
810,8
421,1
184,3
264,6
1
20,1
2
20,2
3
22,3
4
26,0
5
30,5
6
31,5
7
33,3
8
29,9
9
27,2
10
29,0
11
26,7
12
19,8
Trung bình
26,4
1.1.1.4. Giao thông thủy lợi
* Giao thông:
Kỳ Anh có hơn 50 km đường quốc lộ 1A chạy qua huyện, hệ thống
đường nối huyện có gần 200 km đường được rải nhựa, 315 km đường cấp
phối, 49 km đường đá dăm và 1.254 km đường loại khác, có 35 km đường
sông, kênh đào.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy dọc
theo lãnh thổ, tuyến quốc lộ 8A kết nối với nước CHDCND Lào qua cửa khẩu
Cầu Treo, quốc lộ 12 nối cảng biển nước sâu Vũng Áng với cửa khẩu Chalo và
thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn (Lào) sang vùng Đông Bắc Thái Lan.
* Thủy lợi:
Kết quả tu bổ, sửa chữa nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất. Toàn
huyện nạo vét được 432 km kênh mương các loại, tu sửa 150 km cống, tràn các
loại, kinh phí ước tính 5,7 tỷ đồng.
4
Làm mới và nâng cấp các công trình thủy lợi, nâng cấp đập Cỏ Lăn xã
Kỳ Bắc, tu sửa 4 hồ đập nhờ nguồn hỗ trợ bảo lụt.
Xây dựng kiên cố hóa mới được 20 km kênh mương nội đồng, bê tông
hóa 700 m kênh chính đập Tùng Lau.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tổ chức quản lí cơ sở
Công tác xây dựng củng cố Chính quyền, tổ chức đoàn thể và bộ máy
các đơn vị hành chính nhà nước trong những năm qua rất được quan tâm. Đời
sống của nhân dân, mức thu nhập hàng tháng trên đầu người được đảm bảo,
góp phần ổn định cho ngành kinh tế của huyện. Ngoài ra các công tác tổ chức
chỉ đạo tại cơ sở cũng được củng cố.
UBND huyện là cơ quan hành chính cao nhất của huyện. Chỉ đạo hoạt
động của các Ban, Ngành, Đoàn thể. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp có:
+ Trung tâm ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi
+ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
+ Trạm bảo vệ thực vật
+ Các hợp tác xã nông nghiệp
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Kỳ Anh là một huyện có nền kinh tế phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực
của tỉnh Hà Tĩnh. Trên địa bàn huyện có tổng số 472 doanh nghiệp và hợp tác
xã. Có rất nhiều hộ gia đình đăng kí kinh doanh với nhiều mặt hàng khác
nhau. Nói đến Kỳ Anh phải nói đến Khu kinh tế Vũng Áng (KKT VA) là 1
trong 5 khu kinh tế trọng điểm của cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết
định cho phép tập trung nguồn lực đầu tư tại Văn bản số 1231/TTg-KTTH
ngày 17/8/2012. KKT VA có tổng diện tích 22.781 ha nằm ở phía nam của
huyện Kỳ Anh, tiếp giáp với ranh giới tỉnh Quảng Bình. Với định hướng xây
dựng, phát triển là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là luyện cán
thép, cảng biển nước sâu, trung tâm Nhiệt điện, lọc hóa dầu… KKT VA có bờ
biển dài hơn 40 km, đây là nơi hội tụ dãy núi Hoành Sơn tiếp giáp với biển để
thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt
704,9 tỷ đồng.
5
1.1.2.3. Tình hình văn hóa - xã hội
Kỳ Anh là một huyện có hệ thống giáo dục từ nhà trẻ đến phổ thông
khá phát triển. Số học sinh đến tuổi đi học đều được đến trường 100%, với
đội ngũ cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm, đưa ngành giáo dục của huyện ngày
càng phát triển hơn. Toàn huyện có 102 trường với 1 Doanh nghiệp hướng
nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Trong đó, mầm non có 35 trường, tiểu
học có 36 trường, trung học cơ sở có 26 trường và trung học phổ thông có
5 trường.
Công tác an ninh xã hội và an toàn giao thông được huyện đặc biệt
quan tâm, do vậy vấn đề tội phạm và tệ nạn xã hội được giải quyết khá triệt
để, đảm bảo an ninh cho nhân dân sản xuất.
1.1.2.4. Tình hình dân cư, dân trí
Huyện Kỳ Anh với tổng dân số 172.000 người, được phân bố đều trên
địa bàn huyện, mật độ dân số 161 ng−êi/ km2, có 1523 cán bộ công nhân viên
chức nhà nước. Người dân Kỳ Anh có đức tính cần cù, sáng tạo, chịu thương,
chịu khó, ham học hỏi. Với nguồn lao động dồi dào, trẻ, trình độ văn hoá khá
cùng với hệ thống các trường dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân
cho các doanh nghiệp.
Con người Kỳ Anh - Hà Tĩnh cởi mở, thân thiện, môi trường sinh thái
được quan tâm bảo vệ, bộ máy và các thủ tục hành chính đang được sắp xếp
cải tiến gọn nhẹ… là môi trường đầu tư khá thuận lợi.
1.1.3. Tình hình sản xuất của địa phương
1.1.3.1. Trồng trọt
Nhờ vào điều kiện tự nhiên ưu đãi thuận lợi cho ngành nông nghiệp đặc
biệt là cây lương thực, cây công nghiệp, cây hoa màu. Huyện Kỳ Anh đã áp dụng
nhiều tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất.
Cây lúa là cây lương thực chính sau đó là cây ngô, cây lạc, cây
khoai lang…
Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2013 như sau:
Tổng diện tích cây lúa là 10.869 ha, năng suất 47,15 tạ/ha, sản lượng
ước tính 51.248,6 tấn đạt 113,26 % kế hoạch.
Cây ngô diện tích 170 ha, năng suất 30 tạ/ha, sản lượng 510 tấn.
6
Cây lạc diện tích 3.010 ha, năng suất 20,26 tạ/ha, sản lượng 609.803
tấn đạt 102,66 % kế hoạch.
Cây khoai lang diện tích 1.526 ha, năng suất ước đạt 64,6 tạ/ha, sản
lượng ước tính 9.863 tấn đạt 101,21 tấn.
Cây chè công nghiệp diện tích trồng mới 40 ha, diện tích chè kinh
doanh 188 ha, sản lượng búp tươi 850 tấn.
Rau màu các loại diện tích ước thực hiện 1.100 ha, sản lượng 6.600 tấn.
1.1.3.2. Chăn nuôi
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của huyện đã góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động, phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, hình thức
kinh tế trang trại đã được hình thành và ngày càng phát triển với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế. Các tiến bộ của khoa học kỹ thuật về con giống, thức
ăn, phòng trừ dịch bệnh đã được áp dụng tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành chăn
nuôi trên địa bàn huyện phát triển. Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp
chiếm tỷ lệ cao trên 45%, số lượng và sản lượng thịt hơi xuất chuồng ngày càng
tăng, cụ thể về từng đối tượng trên địa bàn huyện như sau:
* Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu, bò của huyện trong năm 2013 có 29.649 con (trong đó
trâu 14.950 con, bò 14.699 con) tỷ lệ bò lai zêbu 27%. Sau khi ra đời chính
sách 01 của UBND huyện đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi 10 con bò
nái lai sinh sản như hộ ông: Trần Văn Thành xã Kỳ Giang, Phan Công Đường
xã Kỳ Hợp, Trần Văn Điện, Nguyền Đức Dương xã Kỳ Trung, Lê Văn
Cường, Trần Quốc Hoàn xã Kỳ Phương... Các giống cỏ có năng suất cao như
cỏ Voi, cỏ VA06, Mulato... được trồng ở các vườn hộ làm thức ăn cho trâu,
bò làm thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Đàn trâu, bò được chăm sóc khá tốt.
* Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn có 34.864 con. Trong đó lợn nái 1.871 con, lợn đực 18
con, Trên địa bàn huyện còn hình thành các mô hình nuôi liên kết với các
công ty như HTX Hoàng Châu xã Kỳ Bắc quy mô 400 lợn nái cấp ông bà,
HTX Thành Đạt xã Kỳ Giang quy mô 600 con/lứa, HTX Thanh Niên xã Kỳ
Hoa 900 con/lứa...
7
* Chăn nuôi gia cầm
Tổng đàn gia cầm có 522.684 con. Trong đó có 447.484 con gà và
60.809 con vịt. Trên địa bàn huyện còn có các mô hình chăn nuôi gia cầm an
toàn sinh học kết hợp với ấp trứng như mô hình ông: Lương Xuân Lộc xã Kỳ
Phong, Trần Văn Phúc xã Kỳ Bắc, nhiều mô hình chăn nuôi gà thả vườn và
mô hình vịt-lúa-cá... đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giải pháp, kinh nghiệm trong thời gian tới:
Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, quy hoạch các vùng, trang
trại chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường, hình thành
những vùng chuyên canh dựa trên cơ sở, tiềm năng, lợi thế của từng vùng và
từng địa phương gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Định hướng tập trung
chỉ đạo phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện thực hiện theo thứ tự ưu tiên
về cơ cấu đàn như sau: Trâu, Bò, Lợn, Dê và gia cầm.
+ Vùng trong, vùng trên có lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc, gia
cầm, đặc biệt cần chú trọng tập trung mũi nhọn vào đàn trâu, bò, dê.
+ Vùng ngoài và vùng giữa là vùng trọng điểm sản xuất lúa, hoa màu
tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt cần chú trọng tập
trung mũi nhọn vào đàn lợn, đàn gia cầm.
+ Các xã vùng ven biển tập trung phát triển nuôi trồng thủy, hải sản.
Công tác giống: Đây là giải pháp quan trọng, là khâu đột phá để tăng
năng suất chăn nuôi.
+ Giống trâu, bò: Phát triển đàn trâu, bò cả về số lượng lẫn chất lượng,
đàn trâu cần áp dụng chọn những đực tốt về ngoại hình và thể chất, đàn bò
cần cải tạo bò giống để thực hiện theo nhảy trực tiếp và phối tinh nhân tạo.
+ Giống lợn: Bổ sung đàn lợn nái ngoại nhằm thay thế dần đàn lợn F1,
Móng Cái làm nái để tạo ra lợn thương phẩm có tỷ lệ nạc cao. Tăng cường
kiểm tra chất lượng đàn lợn đực giống trên địa bàn, đưa các giống lợn đực có
năng suất và chất lượng cao như Landrace, Yorkshine vào sản xuất.
+ Đàn dê: Du nhập các giống dê có chất lượng cao như dê Bách Thảo,
dê Ấn Độ vào địa bàn huyện nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường hiện này.
8
+ Đàn gia cầm: Phát triển đàn gà địa phương, nhập các giống gà thả
vườn như Lương Phượng, Tam Hoàng, phát triển đàn vịt hiện có, tập trung
đẩy mạnh nuôi vịt thời vụ, vịt gốc.
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra như Lở mồm long
móng, cúm gia cầm, dịch tả lợn... Do đó, cần phải chú trọng đến công tác
phòng chống dịch bệnh nhất là công tác tiêm phòng. Đặc biệt, cần chú trọng
đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, buôn bán và giết mổ. Vì vậy,
phải tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm chăn nuôi.
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình chính sách theo Quyết
định 01 của UBND huyện và các vật nuôi đặc sản khác như lợn rừng, chim
cút... Ngoài ra, tiếp tục xây dựng chính sách thụ tinh nhân tạo cho bò và cũng
cố, nâng cấp Trạm truyền tinh nhân tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn
nuôi, tăng thu nhập cho người dân gắn với mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
1.1.3.3. Thú y
Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề rất quan trọng và không thể
thiếu được trong quá trình chăn nuôi gia súc gia cầm, nó quyết định đến sự
thành bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong quá trình chăn nuôi tập trung
với quy mô lớn. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, nhận
thức được điều đó nên những năm gần đây huyện rất quan tâm đến công tác
thú y.
Trạm thú y huyện cùng với mạng lưới thú y cơ sở như thú y xã trong
những năm gần đây đã đảm bảo tốt về công tác an toàn dịch bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm trên địa bàn.
Công tác thú y năm 2013 của Trạm Thú y huyện đã đạt được những kết
quả sau:
Công tác tiêm phòng vaccine được triển khai tốt và thu được kết quả
cao vào 2 đợt:
Đợt I: Vụ Xuân - Hè (tháng 3 - 4)
Đợt II: Vụ Thu - Đông (tháng 9 - 10)
Đối với trâu, bò tiêm vaccine Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng.
Đối với lợn tiêm vaccine Dịch tả, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng.
Đối với chó tiêm vaccine phòng dại.
9
Đối với gia cầm tiêm vaccine cúm gia cầm.
Hệ thống thú y nhất là cung ứng vật tư thú y về thuốc tiêm phòng được
giữ trữ khá đầy đủ, khi cần thiết sẽ cung ứng kịp thời cho các vùng bị bệnh.
Góp phần vào công tác chống dịch cho đàn gia súc gia cầm, phục vụ công tác
khống chế dịch bệnh cho người chăn nuôi.
Ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng, Trạm thú y huyện còn chú
trọng vào công tác kiểm dịch, do vậy dịch bệnh xảy ra ít hơn. Khi có dịch
Trạm còn thành lập các chốt kiểm dịch trên địa bàn để tránh vận chuyển mua
bán làm phát tán mầm bệnh, tránh lây lan.
1.1.3.4. Lâm nghiệp
Trồng rừng tập trung ước thực hiện 2.020 ha, đạt 101% kế hoạch, trồng
cây phân tán ước đạt 1,5 triệu cây, gieo ươm 3 triệu giống cây các loại,
khoanh nuôi tái sinh rừng 600 ha, độ che phủ rừng đạt 50,5%.
Chỉ đạo hướng dẫn các xã thực hiện công tác giao rừng gắn với giao đất
cho các hộ gia đình theo Thông tư 38 và Thông tư 7.
Thực hiện kiểm tra, kiểm kê rừng trên địa bàn huyện.
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Vị trí địa lí của huyện Kỳ Anh đã mang lại nhiều thuận lợi trong sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện như sau:
- Tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình là điều kiện thuận lợi cho việc mở
mang giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Tiếp giáp với biển Đông có chiều dài bờ biển hơn 62 km đó là lợi thế
của huyện trong việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và giao
thông đường thuỷ.
- Quốc lộ 1A chạy dọc huyện cùng với các tuyến đường liên huyện,
liên xã đã tạo thuận lợi hơn cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và
tiêu thụ sản phẩm.
- Là một huyện có tiềm năng đa dạng về tài nguyên đất, có nguồn lao
động dồi dào với những truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời.
- Cùng với sự phát triển của KKT Vũng Áng, Kỳ Anh đang thu hút
được nhiều nhà đầu tư với nhiều lĩnh vực khác nhau.
10
Điều kiện khí hậu thuận lợi giúp cho huyện phát triển nhiều cây trồng
vật nuôi. Hệ thống giao thông, thủy lợi được cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và
cho ngành trồng trọt.
1.1.4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, địa bàn huyện Kỳ Anh còn gặp
những khó khăn sau:
Ở một số khu vực của những xã cách xa trung tâm huyện trình độ dân
trí còn tương đối thấp, mật độ dân cư phân bố không đều, ý thức của người
dân chưa cao. Cho nên công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y
chưa thực sự hiệu quả.
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ phát triển dân
số nhanh làm cho dân cư ngày càng tăng, vì vậy đòi hỏi các cấp ngành cần có
biện pháp giải quyết dư thừa.
Chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là theo phương thức chăn thả tự do nên
hiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và
kiểm soát dịch bệnh.
Hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó khăn lớn cho
chăn nuôi và trồng trọt. Khí hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số tháng
trong năm gây ra bệnh tật, làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của
vật nuôi, cây trồng.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Được sự giúp đỡ của Nhà Trường, khoa Chăn nuôi - Thú y, đặc biệt là
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS.Trần Huê Viên và các
cán bộ Trạm thú y huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh. Đi đôi với nhiệm vụ thực
hiện chuyên đề của mình, tôi xây dựng nội dung thực hiện như sau:
- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh.
- Tham gia công tác chăn nuôi, phòng bệnh và thú y tại cơ sở.
- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, kiến thức, đẩy mạnh công
tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
- Thường xuyên xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
11
- Theo dõi sát sao và ghi chép trung thực, chính xác số liệu thu được
của đề tài nghiên cứu khoa học.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt nội dung như trên tôi đã đề ra một số biện pháp thực
hiện như sau:
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của khoa, của nhà trường,
của Trạm thú y đề ra trong suốt thời gian thực tập.
- Nhiệt tình trong công việc được giao, không ngại khó khăn, ngại khổ,
sẵn lòng giúp đỡ người dân khi họ cần đến.
- Luôn học hỏi cán bộ thú y cơ sở, lắng nghe ý kiến của người dân để
kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong chăn nuôi mà họ gặp phải.
- Tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan đến chuyên đề
nghiên cứu của mình.
- Thực hiện và hoàn chỉnh chuyên đề một cách nghiêm túc.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh
Trong thời gian thực tập, trên địa bàn huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh đã
xảy ra một số loại bệnh sau:
+ Về các bệnh truyền nhiễm: Còn lưu hành các bệnh như phân trắng
lợn con, lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu, bò, dịch tả lợn, Newcastle,
cúm gia cầm…
+ Về các bệnh kí sinh trùng: Phổ biến nhất là bệnh giun xoăn dạ mũi
khế, sán lá gan, giun đũa bê nghé, cầu trùng gà, giun phổi lợn…
1.2.3.2. Kết quả công tác thú y
* Công tác phòng bệnh
- Tuyên truyền cho bà con làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại và khu
vực xung quanh chuồng trại, xử lí phân, chất thải chăn nuôi để hạn chế mầm
bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
- Chuồng trại phải xây dựng hợp lí, đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và
thoáng mát về mùa hè.
12
- Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại thì việc tiêm phòng cho đàn gia
súc, gia cầm là hết sức quan trọng. Tôi đã cùng với cán bộ thú y và mạng lưới
thú y xã tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc:
+ Tiêm vaccine tụ huyết trùng cho trâu, bò: 2 ml/con.
+ Tiêm vaccine LMLM cho trâu, bò, lợn: 2 ml/con.
+ Tiêm vaccine dịch tả lợn: 2 ml/con.
+ Tiêm vaccine dại chó: 1 ml/con.
+ Tiêm vaccine cúm gia cầm: 1 ml/con.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh:
Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh là một công việc hết sức quan
trọng với ngành chăn nuôi, nó đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật phải có kiến thức
chuyên môn vững vàng, giỏi tay nghề, nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Có chẩn
đoán chính xác thì mới điều trị và đem lại hiệu quả điều trị cao.
Trong quá trình thực tập tại huyện, tôi nhận thấy có một số bệnh
thường xuyên xảy ra chủ yếu là: Bệnh phân trắng lợn con, bệnh LMLM, bệnh
tụ huyết trùng trâu bò, bệnh viêm tử cung, bệnh phó thương hàn… qua công
tác theo dõi, chẩn đoán và điều trị bệnh tôi đã chẩn đoán và điều trị được một
số bệnh như sau:
- Bệnh phân trắng lợn con
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào vụ Đông Xuân và Hè Thu
những lúc thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường nóng ẩm thay đổi cao. Bệnh
thường xảy ra với lợn con từ sơ sinh đến 28 ngày tuổi.
+ Nguyên nhân:
Chủ yếu do vi khuẩn đường ruột E. coli thuộc họ Entero bacteriaceae
gây nên. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Sàn chuồng bẩn làm cho bầu vú của lợn mẹ bẩn khi lợn con bú sẽ làm
cho vi khuẩn E. coli xâm nhập vào đường tiêu hóa.
Do lợn mẹ ít sữa khiến lợn con đói, gặm nhấm nền chuồng tạo điều
kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Do lợn mẹ bị viêm vú làm cho thành phần, chất lượng sữa thay đổi, dẫn
đến lợn con bị rối loạn tiêu hóa.
13
+ Triệu chứng:
Lợn con mắc bệnh có biểu hiện chậm chạp, bú ít hoặc bỏ bú (khi bị nặng
và kéo dài), thân nhiệt thường hạ sau vài giờ đến một ngày. Lợn đi ỉa nhiều lần
trong ngày, phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám hoặc hơi vàng, cá biệt có
con đi lẫn máu, mùi tanh khắm. Lợn con bụng tóp lại, da nhăn nheo, lông xù, đi
đứng xiêu vẹo, phân dính bê bết xung quanh hậu môn và khoeo chân.
Trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã dùng một số loại thuốc điều trị như sau:
Phác đồ 1: Ham - colis: 1 ml/con/ngày
ADE B. complex: 2 ml/con/ngày
Tiêm bắp 3 - 5 ngày liên tục
Phác đồ 2: Sử dụng Doxy - Tialin
Liều: 1 ml/5 - 7 kgTT/ngày
Tiêm sâu bắp thịt 3 - 5 ngày.
Phác đồ 3: Sử dụng Mycofloxacin kết hợp với ADE B. complex
Cách dùng: Mycofloxacin cho uống 1 ml/10 kgTT
ADE B. complex: Tiêm bắp 1 ml/10 kgTT
Liệu trình điều trị bệnh là 3 - 5 ngày liên tục
- Bệnh LMLM
+ Nguyên nhân:
Do virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae có 7 type virus
gây bệnh lỡ mồm long móng: O, A, C, SAT-1, SAT-2, SAT-3 và ASIA-1.
Hiện nay ở nước ta có 2 type gây bệnh là A, O.
+ Triệu chứng:
Khi nhiễm bệnh, nhiệt độ cơ thể của gia súc khá cao khoảng 400C.
Đồng thời, gia súc trở nên kém ăn, ủ rũ, tiết nước bọt nhiều, ở vùng miệng
(miệng, lợi và lưỡi), vùng chân (kẽ móng và bờ móng chân), vú xuất hiện các
mụn nước chứa dịch màu vàng nhạt. Trong vòng 24 giờ, mụn nước sẽ tự vỡ,
làm bờ móng sưng đau khiến con vật đi lại khó khăn, phải nằm một chỗ. Nếu
bệnh phát triển mạnh, khoảng từ 5 - 6 ngày, con vật sẽ yếu, khó thở và chết.
+ Điều trị:
Hàng ngày tiêu độc trong và xung quanh chuồng trại bằng các loại
thuốc sát trùng như: Benkocid, Novacide và Novasept liên tục cho đến 2 tuần
sau khi gia súc được điều trị khỏi bệnh.
14
Điều trị các vết thương ở miệng: Bôi dung dịch Novadine hoặc dùng
chanh, khế bôi lên các mụn ở lưỡi, môi, nướu răng, mỗi ngày 3 - 4 lần cho
đến khi hết mụn nước.
Trong bệnh LMLM chủ yếu là điều trị triệu chứng và kết hợp sử dụng
kháng sinh để tránh nhiễm trùng kế phát. Sử dụng một trong các sản phẩm sau:
Nova-norcine: Tiêm bắp 1 ml/20 kgTT, ngày 1 lần, dùng trong 4 - 5
ngày liên tục.
Nova-gentasone 10%: Tiêm bắp 1 ml/20 kgTT, ngày 1 lần, dùng trong
3 - 4 ngày liên tục.
Nova-sone: Tiêm bắp 1 ml/12 - 15 kgTT, ngày 1 lần, dùng trong 3 - 4
ngày liên tục.
Nova-tetrala: Tiêm bắp 1 ml/20 kgTT, 2 ngày tiêm 1 lần
Sử dụng Novapredni-C để kháng viêm hạ sốt tiêm bắp liều 1ml/25 30kgTT, dùng cho đến khi hết triệu chứng bệnh. Kết hợp sử dụng Nova B.complex, Novasal để tăng sức đề kháng, nhanh hồi phục.
- Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò
+ Triệu chứng:
Con vật sốt 41 - 420C, nước mũi chảy liên tục, hạch hầu sưng làm lưỡi
thè ra, hạch lâm ba trước vai sưng, thủy thủng.
+ Bệnh tích:
Tổ chức dưới da xuất huyết lấm tấm, hạch lâm ba sưng to cắt chảy
nước vàng, phổi viêm.
+ Điều trị:
Ampi-kana
1 lọ/100 - 500 kgTT/ngày
Vitamin C
1 ml/5 kgTT/ngày
Anagine 30%
1 ml/10kgTT
Tiêm trong 3 - 5 ngày
- Bệnh viêm tử cung
Việc điều trị cần đạt 2 mục đích là: Phục hồi nguyên vẹn niêm mạc tử
cung và chức năng co bóp của cơ tử cung.
15
+ Điều trị cục bộ: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch lá chè xanh đun sôi
cho thêm ít muối Iốt rồi để nguội, thụt từ 3 - 5 lít, sau đó đặt vào tử cung
kháng sinh sau Streptomycin 1 gam + Penicillin 1 triệu UI
+ Điều trị toàn thân: Có thể dùng một số loại kháng sinh tổng hợp như:
Clamoxyl.LA, Nova - moxin 20%, Oxytetracylin… Kết hợp cùng với một số
thuốc trợ sức, trợ lực như: catosal 10%, vitamin C, vitamin B1…
Với những lợn bệnh chúng tôi tiến hành điều trị cục bộ và toàn thân
như vậy thời gian điều trị ngắn và cho hiệu quả cao, ít gây kế phát. Tôi tiến
hành điều trị tại huyện bằng phác đồ sau:
Phác đồ:
- Kháng sinh Nova-moxin 20% tiêm bắp với liều 1 ml/28 kgTT. Tiêm 2
mũi/con, cách nhau 72 giờ.
- Dùng Oxytocine: Tiêm bắp 4 ml/lần/ngày, liệu trình 1 lần /ngày
- Đặt kháng sinh: 1 triệu UI Penicillin + 1gam Streptomycin pha với
20ml nước cất
- Tiêm thuốc bổ để nâng cao thể trạng cho lợn: tiêm bắp hoặc truyền
Catosal 10%, 30 ml chia làm hai mũi.
- Bệnh phó thương hàn lợn
Bệnh phó thương hàn lợn là bệnh truyền nhiễm trên lợn, bệnh thường
xảy ra sau cai sữa đến trưởng thành nhưng chủ yếu ở 1 - 4 tháng tuổi.
Vi khuẩn gây bệnh là loại trực khuẩn gram (-) thuộc giống Salmonella.
Trong môi trường tự nhiên, Salmonella tương đối bền vững. Bệnh phát ra
nhanh ở những vùng không đảm bảo vệ sinh: độ ẩm trong chuồng nuôi cao,
thông thoáng kém, nhiệt độ thấp, khí độc tích tụ nhiều.
+ Triệu chứng:
Những trường hợp bị bệnh đầu tiên thường xảy ra ở thể cấp tính với các
triệu chứng của nhiễm trùng huyết. Sốt cao 41 - 420C, lợn bỏ ăn. Lợn ốm da
mất màu hoặc có màu trắng xám, run và viêm kết mạc mắt. Phân lúc táo, lúc
lỏng màu đất sét, đôi khi lẫn máu mùi thối khẳm. Các vùng da mỏng như
chòm tai, rìa tai, mõm bị tím do xuất huyết, bại huyết. Lợn thường chết sau 2
- 3 ngày, tỷ lệ chết có thể lên đến 90%.
+ Điều trị:
Tiêm bắp Shotapen với liều 1 ml/20 kgTT, 2 mũi liên tiếp cách nhau 72 giờ.
16
* Công tác khác
Tôi đã tham gia một số công tác khác như: Thiến lợn đực, thiến chó
đực, tiêm Dextran-Fe cho lợn con, dẫn tinh cho lợn nái, phun thuốc sát trùng
chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Cách thiến gia súc đực
+ Dụng cụ: Dao thiến, panh, kéo, kim chỉ, cồn 70 - 900C
+ Tiến hành:
Cố định gia súc, sau khi cố định sát trùng kỹ vùng thiến, dụng cụ bằng
cồn 70 - 900C… ngửa tay trái ra cầm thật chắc phía trên bìu dái, dồn toàn bộ
da bao dịch hoàn về phía trước làm cho 2 dịch hoàn áp sát vào da về phía sau.
Tay phải cầm dao rạch một đường thật thẳng, dài 5 - 7 cm vào rảnh giữa hai
dịch hoàn, xuống sát tận đáy dịch hoàn, cắt đứt chiều rộng đáy dịch hoàn 1 - 2
cm. Khi mổ thì cắt đứt hoàn toàn lớp da bìu dái. Sau đó tay trái cầm chắc một
trong hai tinh hoàn rồi theo vết mổ trước cắt đứt màng trắng dịch hoàn sẽ lòi
ra ngoài. Dịch hoàn phụ thường lòi ra trước, nên phải bóp mạnh để toàn bộ
dịch hoàn lòi ra. Bóc màng trắng khỏi dịch hoàn và vuốt ngược lên cuống
dịch hoàn. Khi dịch hoàn lộ ra hoàn toàn, dùng kim cong thân tròn, đã tiệt
trùng, đâm kim vào thừng dịch hoàn cách đầu trên 5 cm, quấn một vòng
quanh thừng dịch hoàn rồi buộc chặt thừng dịch hoàn lại. Phải cắt chỉ ít nhất 3
lần, thắt xong dùng dao cắt đứt thừng dịch hoàn cách nút chỉ 1 cm về phía
dưới, rồi thấm cồn vào vết cắt. Kiểm tra nếu vết cắt vẫn chảy máu thì dùng
kim chỉ thắt bổ sung. Và tiếp tục cắt dịch hoàn thứ hai sau khi thiến, lây khăn,
bông gạc lau sạch máu rồi sát trùng bằng cồn, bôi vết mổ bằng các loại kháng
sinh hay thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rộng như: Penicilin, streptomycin,
han-iodine nhằm tránh nhiễm trùng về sau.
- Cách phối giống lợn:
+ Dụng cụ dẫn tinh: Thường gồm hai loại, đầu tròn và đầu xoắn, mỗi
loại có ưu khuyết điểm riêng.
Đầu tròn: Dễ sử dụng, ít làm xây xát niêm mạc tử cung nhưng độ hưng
phấn và kích thích cho lợn nái không được tốt lắm.