Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

khảo sát ảnh hưởng của việc bấm răng cho heo con lúc 1 ngày tuổi và 3 ngày tuổi tới sự sinh trưởng, tỷ lệ bệnh heo con từ lúc sơ sinh đến cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 44 trang )



iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng việc bấm răng heo con lúc 1 ngày tuổi và 3
ngày tuổi tới sự sinh trưởng, tỷ lệ bệnh trên heo con từ lúc sơ sinh đến cai sữa”.
Đề tài được thực hiện trên 120 heo con, được chia làm hai lô: bấm răng 1 ngày tuổi
và 3 ngày tuổi. Khảo sát trên một số chỉ tiêu: tăng trọng bình quân, tỷ lệ tiêu chảy, tỷ
lệ heo còi, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa, số lần bú, thời gian bú, tỷ lệ bệnh
khác. Các kết quả được ghi nhận như sau:

- Trọng lượng cuối kỳ và tăng trọng tích lũy của lô II (410,5 kg;321,1 kg) cao
hơn lô I (374,6 kg; 284,8 kg).
- Mức tăng trọng trung bình của heo ở lô II (0,191 kg) cao hơn lô I (0,17 kg),
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa với P > 0,05.
- Tỉ lệ tiêu chảy trên lô I (63,8%) cao hơn lô II (50%) nhưng không có ý nghĩa
P > 0,05.
- Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở lô I (9,73%) cao hơn lô II (7,14%), sự khác biệt này
có ý nghĩa với P < 0,05
- Tỉ lệ heo còi ở lô I (39,66%) cao hơn lô II (17,24%), sự khác biệt này có ý
nghĩa với P < 0,05.
- Tỉ lệ heo con chết ở 2 lô thí nghiệm đều là (3,45%).
- Thời gian bú ở lô II cao hơn lô I là 41,38%.
- Tỉ lệ xây sát trên heo con ở lô I là (8,33%) và ở lô II là (38,33%).



iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC iv
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
Chương 2. TỔNG QUAN 3
2.1. Tổng quan 3
2.1.1. Vị trí trại chăn nuôi 3
2.1.2.Cơ cấu đàn 3
2.2. Các kiểu chuồng 3
2.2.1. Chuồng nái khô 3
2.2.2. Chuồng nái nuôi con 3
2.2.3. Chuồng sàn cai sữa 4
2.2.4. Chuồng heo thịt 4
2.3. Thức ăn, nguồn nước và xử lý chất thải 4
2.3.1. Thức ăn 4
2.3.2. Nguồn nước 6
2.3.3. Xử lý chất thải 6
2.4. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng 6
2.4.1. Đối với heo nái 6
2.4.2. Đối với heo con 7
2.5. Các bệnh thông thường 7
2.5.1. Ở heo nái 7
2.5.1.1. Viêm tử cung 7

2.5.1.2. Viêm vú - Kém sữa 8


v

2.5.1.3. Bại liệt 8
2.5.1.4. Sót nhau 9
2.5.2. Đối với heo con 9
2.6. Một số đặc điểm sinh lý ở cơ thể heo nái và heo con 10
2.6.1. Một số đặc điểm sinh lý heo nái nuôi con 10
2.6.1.1. Sản lượng sữa heo nái 10
2.6.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa 10
2.6.2. Đặc điểm heo con theo mẹ 11
2.6.2.1. Đặc điểm sinh lý cơ thể heo con theo mẹ 11
2.6.2.2. Đặc điểm hệ thống miễn dịch và sự hấp thu kháng thể trong sữa đầu trên heo
con 12
2.7. Bộ răng 14
2.7.1 Cấu tạo răng 14
2.7.2. Các loại răng 15
2.7.2.1. Răng cửa 15
2.7.2.2. Răng nanh 15
2.7.2.3. Răng tiền hàm và răng hàm 16
2.7.3. Một số nghiên cứu trước đây liên quan đế việc cắt răng trên heo con sơ sinh 16
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 17
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát 17
3.2. Đối tượng khảo sát 17
3.3. Dụng cụ và nội dung khảo sát 17
3.3.1. Dụng cụ 17
3.3.2. Nội dung 17
3.4. Phương pháp tiến hành 18

3.4.1. Cách bấm răng heo con 18
3.4.2. Bố trí thí nghiệm 20
3.4.3. Tăng trọng 21
3.4.4. Tỷ lệ tiêu chảy 22
3.4.5. Tỷ lệ heo còi 22
3.4.6. Tỷ lệ nuôi sống heo con sơ sinh tới cai sữa 22


vi

3.4.7. Tỷ lệ chết heo con 22
3.4.8. Tỷ lệ bệnh khác 22
3.5. Cách phân tích số liệu 22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. So sánh trọng lượng cuối kỳ, tăng trọng tích lũy giữa 2 lô: 1 ngày tuổi và 3 ngày
tuổi 23
4.2. So sánh mức tăng trọng trung bình giữa 2 lô 24
4.3. So sánh tỉ lệ tiêu chảy 27
4.3.1. Tỉ lệ tiêu chảy quần thể của 2 lô 27
4.3.2. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy 28
4.4. So sánh tỉ lệ heo còi 30
4.5. So sánh tỉ lệ chết trên heo con 30
4.6. So sánh thời gian bú và số lần bú 31
4.7. Các vấn đề khác 31
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
5.1. Kết luận 34
5.2. Đề nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHỤ LỤC 37




vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Trọng lượng cuối kỳ, tăng trọng tích lũy giữa 2 lô 23
Bảng 4.2. So sánh mức tăng trọng trung bình giữa 2 lô 24
Bảng 4.3. So sánh tỉ lệ tiêu chảy của 2 lô 27
Bảng 4.4. So sánh tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở 2 lô 28
Bảng 4.5. So sánh tỉ lệ heo còi 30
Bảng 4.6. Tỉ lệ chết trên heo con 30
Bảng 4.7. So sánh tổng thời gian bú và tổng số lần bú trên 2 lô 31
Bảng 4.8. Số lần bú và thời gian bú trung bình trên mỗi heo con 31
Bảng 4.9. So sánh tỉ lệ trầy đầu giữa 2 lô 32



1




Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi heo ở nước ta hiện nay đang rất phát triển. Do đó ta cần phải
áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất để tác
động đến sức khỏe và sự sinh trưởng của heo nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong đó, việc tác động đến heo trong giai đoạn từ lúc sơ sinh đến cai sữa là hết sức

quan trọng.
Trong giai đoạn đầu lúc sơ sinh, hệ miễn dịch của heo con chưa hoạt động, heo
con khi mới sinh ra hầu như trong máu không có kháng thể. Song lượng kháng thể đó
tăng lên rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu. Sữa đầu có tỷ lệ protein rất cao trong
những giờ đầu, trong sữa đầu có tới 18-19% protein trong đó lượng γ-globulin chiếm
số lượng rất lớn 34-35% trên tổng số protein, sức đề kháng của heo con trong vài ngày
đầu là nhờ những kháng thể này. Chính vì vậy mà những tác động đến heo con trong
giai đoạn này sẽ gây stress, làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng và kháng thể.
Theo qui trình hiện tại, đa số các trại chăn nuôi heo áp dụng qui trình bấm răng
cho heo con ngay thời điểm vừa mới sinh ra, việc này có thể gây stress cho heo con
dẫn đến việc giảm sức bú và giảm hấp thu kháng thể từ sữa đầu. Một số ý kiến hiện
nay đề nghị bấm răng heo con sau 24-36 giờ kể từ lúc sinh ra để cải thiện khả năng
hấp thu kháng thể trong 24 giờ sau khi sinh.
Xuất phát từ những quan điểm trên và được sự đồng ý của khoa CN-TY, bộ
môn Cơ Thể Ngoại Khoa trường ĐHNL, dưới sự hướng dẫn của thầy Phan Quang Bá
chúng tôi khảo sát đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng việc bấm răng heo con lúc 1 ngày
tuổi và 3 ngày tuổi tới sự sinh trưởng, tỷ lệ bệnh trên heo con từ lúc sơ sinh đến
cai sữa”.


2

1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
So sánh sự khác biệt về sự sinh trưởng trên heo con giữa hai phương pháp bấm
răng ở 1 ngày tuổi và 3 ngày tuổi.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát sự ảnh hưởng của việc bấm răng heo con ở 1 ngày tuổi và 3 ngày tuổi
đến một số chỉ tiệu: tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ heo còi, tỷ lệ heo con còn sống
đến cai sữa, thời gian bú, số lần bú.




















3





Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan
2.1.1. Vị trí trại chăn nuôi
Ấp 1, xã Thường tân, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

2.1.2.Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 28/05/2008, cơ cấu đàn như sau:
Nái sinh sản 60
Nái hậu bị 9
Heo thịt 216
Heo cai sữa 135
Heo con theo mẹ 130
Tổng đàn 550
2.2. Các kiểu chuồng
2.2.1. Chuồng nái khô
- Là chuồng sắt, có máng ăn và núm uống riêng
- Được sử dụng cho nái khô chờ phối và nái khô sữa, với ưu điểm:
+ Cung cấp thức ăn đúng định lượng cho từng cá thể
+ Tránh đánh nhau
+ Dễ quan sát lên giống và xử lý thuốc thú y.
2.2.2. Chuồng nái nuôi con
- Là dạng chuồng sàn được làm bằng sắt, sàn heo nái được làm bằng bêtông, còn
sàn hai bên cho heo con làm bằng sắt, được sữ dụng cho nái đẻ và nuôi con trong suốt
thời gian theo mẹ.


4

- Diện tích: 2,3 m x 1,7 m với khung nái 0,6 m x 2,3 m và chiều cao là 1m, được
bố trí một máng ăn và hai núm uống (một cho nái, một cho heo con), trong chuồng còn
bố trí thêm bóng đèn 75-100W để sưởi ấm heo con.
- Ưu điểm
+ Hạn chế heo mẹ đè heo con.
+ Heo con bú tự do trong suốt thời gian theo mẹ.
+ Giảm bớt bệnh tật nhất là tiêu chảy trên heo con so với chuồng nền.

2.2.3. Chuồng sàn cai sữa
Chuồng sàn cai sữa được làm bằng sắt 1,9 m x 1,8 m, cao 0,4m, mỗi ô trung
bình là 10-12 con, có 1 máng ăn và 1 núm uống tự động.
- Ưu điểm
+ Chuồng luôn khô ráo.
+ Tiện cho việc vệ sinh và chăm sóc.
2.2.4. Chuồng heo thịt
Là chuồng nền nuôi theo kiểu tập thể. Nền được xây dốc 3 -5%, vách xây
tường. Mỗi ô trung bình là 12 con. Chuồng được bố trí 1 máng ăn và 1 núm uống tự
động.
- Ưu điểm
+ Ít tốn công cho ăn.
+ Thức ăn ít bị rơi.
+ Heo ăn, uống tự do.
2.3. Thức ăn, nguồn nước và xử lý chất thải.
2.3.1. Thức ăn
- Cám dùng cho heo con tập ăn: Hiro 551 của CP
+ Đạm tối thiểu : 14%
+ Protein thô : 20%
+ Xơ thô : 5%
+ Năng lượng trao đổi tối thiểu : 3300 kcal/kg
+ Ca (tối thiểu-tối đa) : 0,6-0,9%
+ P : 0,6%
+ NaCl (tối thiểu-tối đa) : 0,4-0,75%


5

+ Colistin tối đa : 88 mg/kg
- Cám cho heo cai sữa: Hiro 552S của CP

+ Đạm tối thiểu : 14%
+ Protein thô : 18,5%
+ Xơ thô : 6%
+ Năng lượng trao đổi tối thiểu : 3150 kcal/kg
+ Ca (tối thiểu-tối đa) : 0,8-1%
+ P : 0,6%
+ NaCl (tối thiểu-tối đa) : 0,4-0,6%
+ Colistin tối đa : 88 mg/kg
- Cám cho heo thịt: Hiro 353 của CP
+ Đạm tối thiểu : 14%
+ Protein thô : 15%
+ Xơ thô : 8%
+ Năng lượng trao đổi tối thiểu : 3000kcal/kg
+ Ca (tối thiểu-tối đa) : 0,8-1%
+ P : 0,6%
+ NaCl (tối thiểu-tối đa) : 0,4-0,6%
- Cám cho heo nái hậu bị và mang thai: số 10 của Thanh Bình
+ Ẩm độ : 14%
+ Protein thô : 12%
+ Xơ thô : 8%
+ Năng lượng trao đổi tối thiểu : 3000kcal/kg
+ Ca (tối thiểu-tối đa) : 0,7-1,3%
+ P : 0,5%
+ NaCl (tối thiểu-tối đa) : 0,5-1%
- Cám cho nái nuôi con: D của Thanh Bình
+ Ẩm độ : 14%
+ Protein thô : 16%
+ Xơ thô : 6%
+ Năng lượng trao đổi tối thiểu : 3100kcal/kg



6

+ Ca (tối thiểu-tối đa) ; 0,5-0,8%
+ P : 0,5%
+ NaCl (tối thiểu-tối đa) : 0,3-0,7%
+ Methionine + Cystine : 0,45%
+ Lysine : 0,9%
+ Threonine : 0,5%
+ Aflatoxin : 200(ppb)
2.3.2. Nguồn nước
Trại sử dụng nước giếng, giếng nước được khoang sâu 40m, nước được chứa
trên bồn xây cao 6m và được phân phối xuống trại bằng hệ thống ống dẫn vào các dãy
chuồng dùng cho heo uống.
2.3.3.Xử lý chất thải
Do trại làm mô hình vườn – ao – chuồng nên tất cả phân hàng ngày đều được
đưa xuống ao qua hệ thống ống dẫn.
2.4. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng
2.4.1. Đối với heo nái
Nái chửa trước khi sinh 7-10 ngày được chuyển từ chuồng nái khô và mang thai
sang lồng nái đẻ, nuôi con kèm theo thẻ nái và phiếu điều trị cho từng nái. Chuồng đẻ
trước đó phải rửa sạch và sát trùng bỏ trống 7 ngày.
Nái chửa sắp sinh được tắm mỗi ngày một lần, cho ăn từ 3,5-4 kg mỗi ngày, sau
đó giảm dần từ 2,5-3 kg hoặc 2 kg/con, mỗi ngày cho ăn hai bữa: sáng vào lúc 6h30,
chiều vào lúc 14h.
3 ngày trước khi sinh lượng thức ăn được giảm dần. sau đó tăng dần lên tùy
theo số lượng heo con theo mẹ.
Áp dụng công thức:
Nái nuôi con: 1,5 kg + (0,5*X)
X: số heo con theo mẹ.

Tuy nhiên tuỳ theo nái mập hay ốm mà ta có thể thay đổi lượng thức ăn cho phù
hợp. Khi nái có dấu hiệu sắp sinh thì ngừng cho ăn.
Khi có dấu hiệu sắp sinh, các dụng cụ cần chuẩn bị: cân, khăn lau, kiềm bấm
răng, kiềm cắt đuôi, cồn iốt, thuốc phòng ngừa heo đẻ khó. Nái sinh xong kiểm tra có


7

sót nhau không, tiêm trợ sức vitamin C, kháng sinh, Oxytoxin. Tuỳ thuộc vào tình
trạng sức khoẻ của nái mà áp dụng phương pháp điều trị hợp lý.
Một ngày sau khi sinh nái được cấp:
Calcium B12
Vitamin C
Kháng sinh
Cấp liên tục trong 3 ngày đầu, mỗi ngày một lần.
Quy trình tiêm phòng:
+ 2 tuần sau khi sinh: tiêm tụ huyết trùng, dịch tả.
+ 3 tuần sau khi sinh: tiêm FMD.
+ Trước khi cai sữa 2 ngày: tiêm Parvo.
2.4.2. Đối với heo con
- Heo con sau khi sinh ra được lau khô rồi bấm răng, định vú cho heo con.
- Một ngày sau khi sinh: bấm tai, cắt đuôi, cân trọng lượng sơ sinh.
- Trong tuần lễ đầu trại luôn chú trọng việc úm heo con bằng bóng đèn 100w.
- 3 ngày sau khi sinh tiêm sắt (mỗi con 2cc).
- 7 ngày tiêm phòng Mycoplasma.
- 10 ngày thiến đực
- 14 ngày tiêm phòng ba bệnh và tập ăn.
- 21 ngày tiêm phòng FMD.
- 28 ngày cai sữa.
2.5. Các bệnh thông thường

2.5.1. Ở heo nái
Ở heo nái sau khi sinh thường xuất hiện một số bệnh như sau:
2.5.1.1. Viêm tử cung
Bệnh xuất hiện trên nái sau khi sinh, nhiệt độ cơ thể tăng lên 1,5 – 2
0
C, sốt cao, bỏ
ăn, có 2 dạng:
- Dạng nhờn: dịch chảy ra từ tử cung lỏng, trong, lợn cợn, có mùi tanh, đôi khi
đục.


8

Điều trị:
Bơm rữa tử cung bằng dung dịch thuốc tím (KMnO
4
1‰), 2 lần/ngày, liên tiếp
3 ngày.
Cấp vitamin C, kháng sinh và glucose 5%.
- Dạng mủ: mủ chảy ra có màu trắng đục, có khi màu vàng xanh dính trên mép
âm hộ, sền sệt, đọng vũng trên nền chuồng. Bệnh xuất hiện 12 – 36 giờ sau khi sinh.
Điều trị:
+ Thụt rữa tử cung bằng dung dịch thuốc tím (KMnO
4
1‰), 2 lần/ngày.
+ Tiêm Oxytetracyclin.
+ Cấp glucose 5%.
+ Cấp vitamin C, B12.
2.5.1.2. Viêm vú - Kém sữa
- Vú đỏ hồng, sưng nóng và có cảm giác đau khi sờ nắn, nái không cho bú hay nằm

sắp.
- Điều trị:
+ Tiêm Oxytetracyclin
+ Tiêm Pen – strep, 2 lần/ngày.
+ Cấp glucose 5% + Vitamin C
+ Riêng trường hợp viêm vú thì vắt cạn sữa vú viêm, dùng nước đá chườm
lạnh, dùng tay xoa bóp đầu vú.
2.5.1.3. Bại liệt
- Nguyên nhân:
Thường do các cơn rặn đẻ kéo dài, sự co thắt của tử cung quá mãnh liệt, do sự
can thiệp không cần thiết của con người như kéo thai nhất là kéo thai không dịch
ối, do sử dụng oxytocine không đúng thời điểm.
Bệnh thường xảy ra trên thú sinh đẻ nhiều lần (trên lứa thứ 3).
Gia súc cái đã bị bại liệt từ lúc mang thai đến lúc sinh.
Do tổn thương dây thần kinh xương chậu (dây thần kinh bịt) khi sinh đẻ hay
can thiệp.
Do thai quá lớn, dây chằng đường sinh dục bị dãn, các cơ mông, cơ âm đạo bị
nhão.


9

Do thú thiếu vận động trong thời gian mang thai, thiếu vitamin D, thiếu khoáng
calcium và phospho.
- Triệu chứng:
Thú có triệu chứng đứng dậy khó khăn sau khi sinh kéo dài trong vài giờ hoặc
liệt phần chi sau trong vài ngày hay vài tuần.
Bệnh thường xảy ra sau khi sinh từ lúc đẻ đến 24h sau, thể bại liệt, liệt nhẹ
chiếm tỉ lệ cao khoảng 80%.
Thú thường hốt hoảng, cố bật người đứng dậy, thú chết thường do đầu đập

xuống nền chuồng.
Biện pháp can thiệp:
Nếu phát hiện kịp thời và chẩn đoán đúng bệnh thì khả năng điều trị khỏi rất
cao (80%). Khi công tác điều trị chưa dứt điểm để bệnh tái phát thì bệnh sẽ trầm
trọng hơn.
Khi bại liệt kết hợp chung với bệnh đẻ khó hay sa tử cung thì biện pháp can
thiệp sẽ khó khăn và kém hiệu quả.
Nếu do thần kinh xương chậu, cần sử dụng một số thuốc kích thích thần kinh.
Khi thú bại liệt do thiếu Calcium và Phospho, nên cung cấp các chất có
Calcium như các loại dược phẩm Gluconate calci, Calcium chloride.
2.5.1.4. Sót nhau
- Nguyên nhân:
Heo nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết, can thiệp vội
vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau bị đứt và sót lại, heo nái quá già, đẻ
nhiều đuối sức, tử cung co bóp kém, không đẩy nhau ra được,….
- Biện pháp khắc phục:
Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái đúng qui trình kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu chuồng
trại, vận động, thức ăn và dinh dưỡng, can thiệp kịp thời và đúng kỹ thuật,…. Tiêm
Oxytoxin để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết. Sau khi nhau ra hết, dùng
thuốc tím nồng độ 1‰ hoặc nước muối 9‰ để rửa tử cung trong 3 ngày liên tục.


10
2.5.2. Đối với heo con
Heo con trong giai đoạn theo mẹ thường thấy xuất hiện một số bệnh sau:
- Heo con còi, suy dinh dưỡng, xù lông, tiêu chảy. Heo con tiêu chảy do sữa mẹ
thiếu chất, heo lẻ bầy tiêu chảy khi mới nhập đàn,….
- Điều trị:
+ Cho uống:
Enzyme subtyl (men tiêu hoá)

Chlobactrium 1g/20 kg thể trọng.
+ Tiêm:
Cấp glucose 5% (xoang bụng)
Anflox 10% injection từ 0,5-1cc/10 kg thể trọng.
Multibio 1 ml/10 kg thể trọng
2.6. Một số đặc điểm sinh lý ở cơ thể heo nái và heo con
2.6.1. Một số đặc điểm sinh lý heo nái nuôi con
2.6.1.1. Sản lượng sữa heo nái
Heo nái cũng như các loài khác, hàm lượng lactose trong sữa gia tăng nhanh lúc
gần sinh. Thành phần của sữa cũng không khác nhau nhiều giữa các bầu vú nếu các
bầu vú được bú như nhau. Sữa heo thiếu sắt và đồng dù khẩu phần của heo mẹ đủ chất
này. Mặt khác nồng độ kẽm và mangan trong sữa tăng khi tăng các chất này trong
khẩu phần theo mẹ. Sự tích tự các kháng thể chỉ xảy ra trong vòng 2 ngày cuối của thai
kỳ. Hàm lượng kháng thể trong sữa đầu gia tăng theo lứa đẻ. Heo nái đẻ lứa 1 có hàm
lượng kháng thể thấp nhất trong sữa đầu (Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang, 2006).
Sữa đầu (colostrum) chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp nhiều γ-globulin giúp
cho heo con chống đỡ được nhiều bệnh tật.
Sữa đầu được tiết trong vòng 2-3 ngày sau khi sinh, có nhiều protein, chất béo,
khoáng (đặc biệt Mg) và vitamin nhưng ít lactose hơn sữa thường. Lượng protein cao
trong sữa đầu là do sự vận chuyển kháng thể từ máu vào sữa. Hàm lượng kháng thể
khoảng 130 g/l trong tổng số lượng protein 180 g/l của lần vắt đầu tiên sau sinh.


11
Thành phần sữa đầu (Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang, 2006)
Thành phần (g/l) Sữa đầu Sữa thường
Tổng chất rắn 290 180
Protein 190 50
Béo 70 70
Lactose 24 50

Tro 6 6-10

2.6.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa
- Yếu tố di truyền.
- Số con nuôi.
- Tuổi và lứa đẻ.
- Dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc.
- Vị trí vú.
- Thời kì hết sữa trong chu kỳ và trong ngày.
- Bệnh tật.
- Chất dự trữ trong thời gian mang thai.
2.6.2. Đặc điểm heo con theo mẹ
2.6.2.1. Đặc điểm sinh lý cơ thể heo con theo mẹ
Heo con rất dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, khí hậu,
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Bộ máy tiêu hóa heo con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Trong quá
trình nuôi dưỡng thì mới hoàn thiện dần. Do đó khi thay đổi thức ăn cho heo mẹ ảnh
hưởng rất lớn đến heo con. Bộ máy tiêu hóa heo con có khả năng hấp thu chất béo cao
(béo chiếm 1/3 vật chất khô trong sữa), các chất bột đường, protein… được tiêu hóa
nhiều từ ngày 21 trở đi. Trong giai đoạn này, khả năng đề kháng kém. Do đó chăm sóc
nuôi dưỡng heo con theo mẹ tránh làm xao trộn đàn heo và vệ sinh tốt (Trần Thị Dân,
Dương Nguyên Khang, 2006).


12
Heo con đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao nên cần phải ăn nhiều bữa trong ngày.
Cơ chế điều hòa thân nhiệt kém, hệ thần kinh và cơ quan cảm thụ bên ngoài
kém. Do vậy, cơ chế điều hòa thân nhiệt không vững chắc. Cơ thể heo con phụ thuộc
nhiệt độ mội trường rất lớn dễ đưa đến nhiều bệnh lý.
Lớp mỡ dưới da heo sơ sinh rất ít, khả năng giữ thân nhiệt chống lạnh kém, mà

diện tích bề mặt so với 1kg thể trọng của heo con lớn gấp 3 đến 5 lần nên tỏa nhiệt
nhiều.
Heo con sơ sinh gặp nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiều so với nhiệt độ trong
bụng mẹ nên thân nhiệt heo con giảm rất nhanh. Do vậy heo con sơ sinh cần được úm,
chuồng heo con theo mẹ phải ấm và khô. Qua 2 đến 3 ngày thân nhiệt mới trở lại bình
thường. Nguồn năng lượng để ổn định thân nhiệt là sữa đầu quan trọng là mỡ sữa
(trích dẫn Trịnh Hữu Phước, 1990).
Tốc độ sinh trưởng nhanh.
Theo thí nghiệm Alexandrovic cho thấy heo con theo mẹ có tốc độ tăng nhanh.
- 10 ngày tuổi trọng lượng gấp 2 lần trọng lượng sơ sinh.
- 30 ngày tuổi trọng lượng gấp 5 lần trọng lượng sơ sinh.
- 56 ngày tuổi trọng lượng gấp 10 lần trọng lượng sơ sinh.
Nguồn dinh dưỡng để heo con lớn lên chủ yếu là sữa mẹ. Nhưng đến 21 ngày tuổi
lượng sữa mẹ giảm dần trong khi nhu cầu đòi hỏi của heo con rất lớn, do đó phải tập
cho heo con ăn sớm. Cám tập ăn phải đảm bảo chất lượng 20 – 22% đạm và phẩm chất
tốt (Lê Văn Thọ, Đảm Đình Tiện, 1992).
2.6.2.2. Đặc điểm hệ thống miễn dịch và sự hấp thu kháng thể trong sữa đầu trên
heo con
Hệ thống miễn dịch trên heo gồm nhiều yếu tố, thành phần khác nhau liên kết lại
để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ ngoài vào như: vi khuẩn, virus,
nấm… kháng thể là một trong số đó.
Các kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra là các protein được hình thành khi đáp
ứng với các kích thích của một kháng nguyên, ví dụ như khi có nhiễm trùng hoặc khi
sử dụng vaccine. Miễn dịch có thể được hình thành trong cơ thể con vật hoặc bằng một
quá trình chủ động hoặc một quá trình thụ động. Miễn dịch chủ động mô tả quá trình
của con vật có được kháng thể nhờ hệ thống miễn dịch của chính cơ thể đó sản sinh ra.


13
Miễn dịch thụ động mô tả các quá trình mà nhờ các quá trình đó con vật có được các

kháng thể mà những kháng thể đó có nguồn gốc từ các kháng thể được tạo ra bởi một
con vật khác và được truyền cho con vật đó qua sữa đầu hoặc kháng huyết thanh. Miễn
dịch chủ động đòi hỏi rằng hệ thống miễn dịch của con vật bị nhiễm trùng phải có
khoảng thời gian từ 7-10 ngày để khởi phát sản xuất kháng thể sau kích thích của
kháng nguyên. Các con vật vừa được sử dụng vaccine sẽ không có sức miễn dịch đầy
đủ cho đến khi quá trình miễn dịch được hoàn chỉnh. Trong khi đó kháng thể được
truyền một cách trực tiếp trong đáp ứng miễn dịch thu được bị động nên có đáp ứng
ngay lập tức.
Một sự khác biệt rất có ý nghĩa khác là miễn dịch thu được chủ động sau khi bị
nhiễm trùng hoặc sau khi dùng vaccine sẽ tồn tại trong một thời gian dài hơn nên sự
phòng hộ từ 4-6 tháng. Sự nhiễm lại bệnh hoặc tiêm phòng nhắc lại sẽ làm tăng mức
độ kháng thể (hoặc còn gọi là hiệu giá kháng thể) cao hơn hẳn so với lần phơi nhiễm
đầu tiên. Điều này được định nghĩa là phản ứng hồi ức (do trí nhớ miễn dịch) hoặc
phản ứng miễn dịch tăng cường.
Hiệu giá chỉ tồn tại từ 3-4 tuần đầu sau khi có được nhờ các biện pháp miễn dịch
thụ động. Vì thế heo con sau khi sinh trở nên mẫn cảm đối với các bệnh truyền nhiễm
khi mất dần khả năng miễn dịch có từ sữa đầu. Các kháng thể có trong sữa đầu có thể
ngăn cản hệ thống miễn dịch không phản ứng với kích thích ngay sau khi sử dụng
vaccine (Cary G. Pearl. Số tháng 9/2005. Quản lý và chăn nuôi lợn để đạt hiệu suất
cao tại Việt Nam. Hội thảo khoa học, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam).
Miễn dịch đặc hiệu nhờ sữa đầu:
Miễn dịch qua trung gian tế bào.
Sữa đầu của heo có chứa 10
7
tế bào bạch cầu/ml, trong đó có tới 26% là
Lymphocyte. Các tế bào Lympho này có thể hấp thu mà không bị hư hại, chúng còn có
khả năng vượt qua niêm mạc ruột vào hệ tuần hoàn bạch huyết, góp phần phòng vệ
cho cơ thể.
Miễn dịch dịch thể.
Heo con được sinh ra hầu như không có kháng thể trong huyết thanh. IgG, IgA,

IgM được hấp thu từ sữa đầu của heo nái (Porter, 1969: Curtis và Bourne, 1971).
Khoảng 95% kháng thể trong sữa đầu bắt nguồn từ huyết thanh của nái, trong khi 90%


14
kháng thể trong sữa đầu ở giai đoạn sau (đặc biệt là IgA) được sản xuất từ tuyến vú.
IgG là kháng thể chiếm ưu thế (khoảng 80%) được truyền một cách thụ động và được
hấp thu ở ruột liên tiếp 24-36 giờ sau khi sinh. Sự hấp thu kháng thể ở ruột của heo
xảy ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn, thời gian bán thải khoảng 3 giờ (Dẫn
liệu tử Porter, 1969).
Sự truyền kháng thể thụ động trên heo (Baurne và Curtis, 1973)
Hàm lượng kháng thể (mg/l)

IgG IgA IgM
Huyết thanh nái 22 2 1
Sữa đầu 64 16 4
Sữa thường 19 4 1

Kháng thể tập trung trong huyết thanh heo con phụ thuộc vào một vài ngày đầu
vượt quá hàm lượng ghi nhận được trong huyết thanh của heo mẹ vì hàm lượng kháng
thể trong sữa đầu cao gấp 3 lần so với trong huyết thanh của nái. Lớp kháng thể chính
trong sữa đầu là IgG, chiếm 80% tổng số. Việc sử dụng vaccine trên gia súc sinh sản
có tầm quan trọng đối với miễn dịch của thú mẹ và tình trạng kháng thể thụ động trên
heo con. Kháng thể trong sữa đầu được tiết một cách trực tiếp với hàm lượng kháng
thể tùy thuộc kháng thể trong huyết thanh của nái. Do vậy, tất cả IgG và 90% tổng số
kháng thể trong sữa đầu là từ huyết thanh (Baurne và Curtis, 1973).
Đối với heo con mới sinh thì sự hấp thu kháng thể từ sữa đầu là hết sức quan trọng.
Theo Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang (2006) thì γ–globulin trong sữa đầu
được hấp thu nhờ:
Tế bào biểu mô ruột cho phép hấp thu protein nguyên trạng 24 giờ sau khi sinh.

Enzyme phân hủy protein trong tuyến tụy phát triển chưa đủ ở gia súc non.
Trong sữa đầu có anti-trypsin nên γ–globulin không bị tiêu hóa bởi trypsin.
Trong những ngày đầu sau khi sinh HCl, pepsinogen tiết ít do đó hoạt động của
pepsin ít nên γ–globulin dễ dàng hấp thu.
Nhờ những yếu tố này mà lượng kháng thể được hấp thu từ ruột trong 24 giờ sau
khi sinh giúp bảo vệ heo con chống nhiễm trùng và mầm bệnh trong những tuần đầu


15
cuộc sống. Ngoài ra kháng thể không được hấp thu từ sữa sẽ bảo vệ ống tiêu hóa
chống mầm bệnh.
Sau 36 giờ thì khả năng hấp thu giảm là do:
Bộ máy tiêu hóa thú non phát triển mạnh làm sự phân tiết enzyme tiêu hóa tăng do
đó hấp thu γ–globulin giảm.
Sự hiện diện của thể Deone trong sữa đầu đã ức chế hấp thu γ–globulin ở thời gian
sau.
2.7. Bộ răng
2.7.1 Cấu tạo răng
Theo Phan Quang Bá (2004), mỗi răng chia làm 3 phần:
-Vành răng là phần nhô lên mặt nướu.
-Chân răng là phần sâu trong ổ xương.
Ngoài ra, giữa vành răng và chân răng có một đoạn gắn chặt vào trong niêm nướu
gọi là phần cổ răng.
Vành răng được bao bọc bởi lớp men răng rất cứng, chân răng được bao bọc bởi
xương chân răng. Hai cấu trúc này gặp nhau ở cổ răng, phần trong của răng là cấu trúc
vôi hoá được gọi là ngà răng, giữa răng có một hốc gọi là tuỷ răng chứa mô liên kết
mềm, mạch máu và dây thần kinh.
Tuỷ răng kéo dài tận chân răng bởi ống chân răng thông với mô liên kết ngoài răng.
Răng được cố định chắc vào cổ xương răng nhờ các dây chằng nha chu.
2.7.2. Các loại răng

2.7.2.1. Răng cửa (Incosor, kí hiệu I)
Bộ răng heo mỗi hàm có 3 cặp răng cửa. Răng được đánh số từ giữa miệng ra phía
ngoài gọi tên lần lượt là cặp răng thứ nhất dưới hai lỗ mũi là răng cửa số 1, răng cửa
giữa hay răng cửa số 2, răng cửa kế tiếp là răng góc hay răng cửa số 3. Ở loài nhai lại
có tới 4 cặp răng cửa tức là cặp răng cửa 1, cặp răng cửa giữa 1, cặp răng cửa 2 và cặp
răng cửa góc.
Các răng cửa hàm trên nhỏ hơn răng cửa hàm dưới. Răng cửa giữa lớn nhất, nhẵn
và cong, chắc chắn, đầu răng nhọn, không có cổ răng rõ ràng. Bề mặt cong phía môi có
phủ lớp ngà. Bề mặt cong phía lưỡi có phủ một phần nhỏ.


16
Răng kế ngắn hơn nhiều, hơi cong, đầu ngắn, góc tròn. Răng cửa góc nhỏ hơn
nhiều, nhẵn, trên đầu có 3 răng cửa.
Các răng hàm dưới hầu hết thẳng đứng, nhọn và sát nhau.
Răng cửa 1 và 2 bằng nhau, hình que, hơi cong, ăn sâu vào trong hàm, bề mặt phía
môi hơi cong, bề mặt phía lưỡi thì lõm, có một gờ ở phần chân răng.
Răng cửa 3 ngắn hơn nhiều, hơi nhẵn, đầu ngắn và hẹp, có cổ răng rõ rệt.
2.7.2.2. Răng nanh (Canine, kí hiệu C)
Còn gọi là răng mắt, răng kiếm hay răng ngà. Ở heo hàm chỉ có một cặp răng nanh.
Răng nanh của heo đực rất phát triển, lồi ra khỏi miệng. Răng nanh hàm trên heo rừng
có thể dài tới 8-10 cm. Đầu hình nón, hơi cong về phía ngoài, chân răng hơi cong và
có tủy răng. Răng nanh hàm dưới có thể dài tới 20 cm hay hơn nữa. Đầu răng có hình
trụ, cong về phía sau và phía ngoài. Răng nanh heo cái nhỏ hơn nhiều so với heo đực.
2.7.2.3. Răng tiền hàm và răng hàm (Premolar, Molar, ký hiệu P
M
, M)
Răng tiền hàm có trước răng hàm và được đánh số P1, P2, P3, P4, M1, M2, M3.
Răng tiền hàm 1 có 2 chân
Răng tiền hàm có kích thước to dần về phía sau có đầu răng hình củ phức tạp, có

những gờ ngà răng nhô lên, đầu ngắn, có cổ, tròn, chân nhọn.
Răng hàm có 4 chân, những cặp chân phía trước cách xa nhau hơn.
Răng hàm là răng đơn, nhỏ và chỉ mọc 1 lần, 2 răng hàm kế tiếp thì lớn hơn, sát
nhau, hình quạt.
2.7.3. Một số nghiên cứu trước đây liên quan đế việc cắt răng trên heo con sơ sinh
Mục đích của việc cắt răng trên heo con nhằm làm giảm vết thương trên vú nái,
tránh viêm vú, heo mẹ đau dẫn tới giảm tiết sữa.
Một vài tác giả đã chứng minh được rằng việc cắt răng có ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển trên heo con từ sơ sinh đến cai sữa.
Theo Bùi Văn Trang, 2007 đã làm thí nghiệm trên 80 heo con trên 10 nái chia làm
2 nhóm: cắt răng 1 ngày tuổi và 3 ngày tuổi. Kết quả ghi nhận được như sau:
- Trọng lượng cuối kỳ của lô cắt răng 1 ngày tuổi thấp hơn lô 3 ngày tuổi.
- Tăng trọng tích lũy của lô cắt răng 1 ngày tuổi thấp hơn lô 3 ngày tuổi.
- Mức tăng trọng trung bình của lô 1 ngày tuổi cũng thấp hơn lô 3 ngày tuổi.
- Tỉ lệ tiêu chảy ở lô 1 ngày tuổi cao hơn lô 3 ngày tuổi.


17
Theo Gaelle Bataille, 2002 đã làm thí nghiệm trên 160 heo con thuộc 32 ổ đẻ chia
làm hai nhóm: đối chứng là không cắt răng và thí nghiệm là cắt răng.
Các kết quả ghi nhận được:
Trên nhóm heo đối chứng thì những vết thương trên vú mẹ chỉ bắt đầu xuất hiện
vào ngày thứ 7.
Quan sát bằng camera cho thấy nhóm thí nghiệm có thời gian mỗi lần bú ngắn hơn
lô đối chứng và trong 12 giờ đầu sau khi cắt răng các heo con có một số dấu hiệu
không ổn định (đau đớn, rên la).












18


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát
3.2. Đối tượng khảo sát
Heo con từ lúc sơ sinh đến cai sữa (28 ngày tuổi).
3.3. Dụng cụ và nội dung khảo sát
3.3.1. Dụng cụ
- Găng tay
- Chỉ cột rốn
- Cồn sát trùng
- Nhiệt kế
- Kiềm bấm răng
- Kiềm bấm tai
- Viết TGA pen
- Cân đồng hồ 20kg
- Phiếu theo dõi
3.3.2. Nội dung
Khảo sát một số chỉ tiêu
- Tăng trọng bình quân
- Tỷ lệ tiêu chảy

- Tỷ lệ heo còi
- Tỷ lệ nuôi sống heo con sơ sinh đến cai sữa
- Tỷ lệ chết heo con
- Tình trạng bầu vú trên heo nái trong hai phương pháp bấm răng
- Số lần bú
- Thời gian bú
- Tỷ lệ bệnh khác


19
Các chỉ tiêu trên được so sánh trên 2 lô thí nghiệm bấm răng 1 ngày tuổi (lô I) và 3
ngày tuổi (lô II).
3.4. Phương pháp tiến hành
3.4.1. Cách bấm răng heo con
Heo con sinh ra trên mỗi hàm đã có sẵn 2 răng nanh và 2 răng cửa sữa góc
(răng cửa sữa thứ 3)
Trong lúc cắt răng 1 ngày tuổi, chúng tôi nhận thấy: răng heo con đã chuẩn bị
nụ những mầm răng cửa sữa số 1 và răng tiền hàm 3 hàm trên và hàm dưới, răng tiền
hàm số 4 hàm trên và hàm dưới.
Thao tác cắt răng: tay trái nắm ngang xương thái dương của đầu heo con sao
cho hai tai nằm vắt trên ngón út và áp út. Ngón cái và ngón áp út bóp nhẹ váo khóe da
miệng cho heo con há miệng ra. Tay phải dùng kiềm để bấm răng, sau đó sát trùng
bằng cồn iod. Chú ý: phải bấm sát chân răng và không sứt mép, bấm gãy gọn chứ
không bầm dập nát răng.

Hình 3.1. Thao tác cắt răng heo con


20


Hình 3.2. Heo con sơ snh sau khi cắt răng

Hình 3.3. Răng heo con 3 ngày tuổi

×