Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.63 KB, 2 trang )
Đôi Điều Về Việc Xây Dựng Hệ Thống
Tiêu Đề Đề Mục Việt Ngữ
Nguyễn Cửu Sà, BA.,
Nguyên Cán bộ Thư viện ĐH Khoa Học Huế
(Trích Bản Tin Điện Tử - Câu Lạc Bộ Thư Viện, Số 7-1999)
Hệ thống tiêu đề đề mục (TĐĐM) là một công cụ tham khảo quan trọng và hữu hiệu trong hệ thống mục
lục của thư viện. Đó là điều đã được khẳng định. Từ đó hiện hửu của một bản danh mục TĐĐM Việt ngữ
là một thiết yếu cấp bách nhằm cung ứng công cụ cho quá trình cải tiến công tác chuyên môn thư viện hiện
nay. Sau đây là một số suy nghĩ sơ khởi liên quan đến vấn đề nảy sinh trong quá trình công tác.
Trước hết là những phương thức thực hiện. Đành rằng có một số thư viện do hoàn cảnh đặc thù, độc giả
của họ không có những trở ngại về ngoại ngữ, đã chọn sử dụng một bảng danh mục TĐĐM ngoại ngữ, thí
dụ bản Anh ngữ của Quốc hội Mỹ hay bản của Sears. Đó chỉ là cách giải quyết có thể chấp nhận trong một
hoàn cảnh riêng biệt, hiển nhiên không thể coi là mẫu mực. Ngành thư viện Việt Nam phải có bản danh
mục TĐĐM Việt ngữ cho riêng mình.
Các thư viện ở miền Nam trước đây từ khoảng 1969 đã bắt tay xây dựng hệ thống TĐĐM Việt ngữ. Phần
lớn các thư viện thực hiện mục lục đề mục theo phương thức tiệm tiến theo cách tằm ăn dâu; hệ thống
TĐĐM được tích lũy dần dần theo số sách đến thư viện. Dĩ nhiên TĐĐM được thực hiện theo cấu trúc và
các nguyên tắc thiết lập của nó. Và thường thường các thư viện này căn cứ vào các bản danh mục TĐĐM
Anh ngữ của Sears hoặc của thư viện Quốc hội Mỹ. Tuy cùng sử dụng các bản này nhưng khi chuyển
sang Việt ngữ bởi những nhân viên phân loại riêng lẻ nên mạnh ai nấy làm, thiếu tính thống nhất. Điều hạn
chế lớn nhất của phương thức này là trên nguyên tắc hệ thống không bao giờ được xác định là hoàn tất.
Không có một bản danh mục TĐĐM hoàn chỉnh, ổn định nên trong quá trình tổng kê đề mục, phân loại viên
dễ nhầm lẫn, không thống nhất, tạo nên mâu thuẫn trong hệ thống mục lục đề mục gây khó khăn thiệt thòi
cho độc giả. Tình trạng đó khó tránh khỏi nhất là ở những thư việ có nhiều nhân viên phân loại hoặc thay
đổi qua thời gian. Dù sao phương thức này dễ được chấp nhận sử dụng vì tính thực dụng cấp thời của nó.
Do đó trước đây ở miền Nam cũng chưa có một bản danh mục TĐĐM Việt ngữ hoàn chỉnh nào được ban
hành. Có thể là thời gian từ 1969 -1975 chưa đủ để các thư viện tích lũy và hoàn tất một hệ thống TĐĐM
hoàn chỉnh. Thật ra tình trạng đó là do không có một kế hoạch bổ sung hợp lý cho cách làm này. Chẳng
hạn song song với việc tích lũy TĐĐM, có một kế hoạch kiểm định kỳ vốn TĐĐM đã có để tiến đến tổng kết
dứt điểm trong một thời gian hạn định: 3 năm hoặc 5 năm. Sau đó bổ sung số TĐĐM còn thiếu trong các
vùng đề tài. Cuối cùng thư viện có được bản danh mục TĐĐM hoàn chỉnh để ấn hành sử dụng và phổ biến