Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

vận dụng cơ sở của chủ nghĩa Mac-lenin về vấn đề dân tộc. Từ đó tìm ra những vấn đề cơ bản của dân tộc việt nam hiên nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.14 KB, 25 trang )

Bài Thảo Luận Số 1
Bộ Môn Triết Học Mác-Lenin II
Nhóm 5
Chủ đề: vận dụng cơ sở của chủ nghĩa Mac-lenin về vấn đề dân
tộc. Từ đó tìm ra những vấn đề cơ bản của dân tộc việt nam hiên
nay
Lời Mởi Đầu
Dân tộc là một vấn đề rộng lớn. Cùng với vấn đề giai cấp,
vấn đề dân tộc luôn là nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến
lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân tộc
là một trong những vấn đế quyết định đến sự ổn định, phát triển
hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia, một dân tộc.Từ đó
Mac-lenin đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề dân tộc, xem
xét và giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản,
lâu dài của dân tộc
Dân tộc học là khoa học nghiên cứu về các cộng đồng tộc
người. Nếu Dân tộc học Âu - Mỹ xưa kia chỉ nghiên cứu các dân
tộc lạc hậu (ở thuộc địa), thì Dân tộc học Mác - xít lại nghiên
cứu tất cả các cộng đồng tộc người, không phân biệt dân tộc lạc
hậu hay đã phát triển, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là nghiên cứu
văn hóa các dân tộc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và mục đích
nghiên cứu, trước tiên Dân tộc học phải giải quyết những vấn đề
về lý thuyết tộc người và bắt buộc phải phân loại được các tộc
người. Khâu then chốt này vừa là mục tiêu, nhiệm vụ, lại vừa là
cơ sở, nền tảng quyết định đến sự thành bại của Dân tộc học.
Vậy những vấn đề cơ bản về lý thuyết tộc người và phân loại tộc
người là gì. Quan điểm của các nhà nghiên cứu thuộc các trường
phái khác nhau về những vấn đề này như thế nào. Ở Việt Nam lý
thuyết tộc người và phân loại tộc người đã và đang diễn ra như
thế nào; thế nào là một dân tộc, thế nào là một tộc người; văn
hóa tộc người là gì, văn hóa dân tộc là gì, Những vấn đề nêu


trên đã tác động như thế nào đến thực tiễn công tác dân tộc, xác
định thành phần dân tộc và nghiên cứu văn hóa các dân tộc.
Chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề vận dụng cơ sở của chủ nghĩa
Mac-lenin về vấn đề dân tộc. Từ đó tìm ra những vấn đề cơ bản
của dân tộc việt nam hiên nay, những việc đã làm được và
những việc chưa làm được và tìm cách khắc phục những khuyết
điểm còn sót lại nhằm xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng
giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc
trên các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội.
Phần 1: Tìm hiểu chung
A. khái niệm
B. Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac-lenin về vấn đề dân
tộc
Phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mac-lenin đã xây dựng
cương lĩnh dân tộc với 3 nội dung cơ bản sau:
- là cộng đồng người cụ thể có những mối quan hệ chặt chẽ bền
vững, có sinh hoạt kinh tế chung, ngôn ngữ chung, và trong sinh
hoạt văn hóa có những đặc thù riêng so với cộng đồng khác, có sự
kế thừa và phát triển triển cao hơn những nhân tố tộc ngườiở bộ
lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư
cộng đồng đó.
là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có
lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, sử dụng ngôn ngữ chung
và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau
bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống
đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và
giữ nước.
Dân tộc

Thể hiện bản chất quốc tế

của giai cấp công nhân,
phong trào công nhân và
phản ánh tinh thống nhất
giữa sự nghiệp giải phóng
dân tộc và giải phóng giai
cấp
Quyền tự quyết dân tộc là
quyền làm chủ của mỗi
dân tộc, quyền tự quyết
định con đường phát triển
kinh tế, chính trị - xã hội
của dân tộc mình. Quyền
tự quyết dân tộc bao gồm:
quyền tự do phân lập và
quyền các dân tộc tự
nguyện liên hiệp lại thành
một liên bang các dân tộc
trên cơ sở bình đẳng, giúp
nhau cùng tiến bộ
Đây là quyền thiêng liêng
của mọi dân tộc
Quyền bình đẳng dân tộc
là bảo đảm cho mọi dân
tộc dù đông người hay ít
người, dù có trình độ phát
triển cao hay thấp đều có
nghĩa vụ và quyền lợi
ngang nhau, không một
dân tộc nào được giữ đặc
quyền, đặc lợi trong quan

hệ xã hội cũng như trong
quan hệ quốc tế.
liên hiệp công nhân
tất cả các dân tộc.
các dân tộc được
quyền tự quyết.
các dân tộc hoàn
toàn bình đẳng
Cương lĩnh dân
tộc
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một bộ
phận trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối,
chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản và Nhà nước xã
hội chủ nghĩa.
Cương lĩnh dân tộc của Lenin đã trở thành cơ sở lý luận
cho chủ trương, đường lối chính sách dân tộc của các ĐCS
và nhà nước XHCN.
Phần 2: Những vấn đề cơ bản của dân tộc Việt Nam hiện
nay
Ở Việt Nam, tiêu chí xác định dân tộc bắt đầu được đề cập
từ 1960. Năm 1973 tại Hà Nội đã tiến hành hai cuộc Hội thảo
khoa học (vào tháng 6 và tháng 11). Các hội thảo đã thống nhất
lấy dân tộc (tộc người) làm đơn vị cơ bản trong xác định thành
phần dân tộc ở Việt Nam. Ba tiêu chí để xác định dân tộc/tộc
người, được thống nhất sử dụng:
(1). Có chung tiếng nói (ngôn ngữ mẹ đẻ)
(2). Có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa (đặc trưng
văn hóa)

(3). Có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân tộc
Việt Nam là một quốc gia độc lập, một quốc gia đa sắc tộc,
với 54 dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Đặc trưng cơ bản của các dân tộc ở Việt Nam:
- Các dân tộc đều có truyền thống đoàn kết gắn bó xây
dựng quốc gia dân tộc thống nhất.
- Các dân tộc có quy mô dân số và trình độ phát triển không
đồng đều.
- Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, ngôn ngữ riêng góp
phần làm nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt
Nam.
- Các dân tộc thiểu số cư trú phân tán và xem kẽ trên địa bàn
rộng lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo
Do lịch sử để lại của đất nước ta và sự phát triển của mỗi
dân tộc, cộng với điều kiện tự nhiên và địa bàn cư trú, nói chung
trình độ phát triển của các dân tộc thiểu số so với dân tộc đa số
còn thấp, giữa các dân tộc, phát triển cũng không đồng đều:
Một nước có nhiều dân tộc như nước ta, truyền thống đoàn kết
là chủ yếu, nhưng cũng còn những mặc cảm, bọn phản động
thường lợi dụng vấn đề dân tộc để phục vụ âm mưu, thủ đoạn
của chúng. Do đó cần phải cảnh giác cao, có chính sách dân tộc
đúng và thực hiện nghiêm túc, không để kẽ hở cho bọn phản
động và phần tử xấu có thể lợi dụng được.
Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là vận
dụng Cương lĩnh dân tộc của Lênin, Đảng và Nhà nước ta ngay
từ khi thành lập đã xem vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc có tầm quan trọng hàng đầu
Phần 3: Chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta
1. Thời kỳ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến sự ra đời của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), trong cương
lĩnh đầu tiên của Đảng đã đề cập vấn đề dân tộc và chính sách
dân tộc “ Độc lập dân tộc, người cày có ruộng” phù hợp với
nguyện vọng và lợi ích của các dân tộc.
- Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3/1935), Nghị quyết về công
tác dân tộc gồm 3 vấn đề: sinh hoạt kinh tế, chính trị và xã hội
của dân chúng lao động các dân tộc.
- Bác Hồ về nước năm (1941), xây dựng vùng căn cứ, chỉ đạo cả
nước tiến hành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc. Từ Pắc Bó
đến Tân Trào, từ khởi nghĩa Bắc Sơn đến Ba Tơ lịch sử đều là
ở vùng dân tộc và miền núi.
- Ngày 22-12-1944, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam tại khu rừng Trần Hưng Đạo huyện Nguyên Bình tỉnh Cao
Bằng, trong 34 chiến sỹ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
đầu tiên đó có 30 người là dân tộc thiểu số chiếm 88% (19 người
là Tày, 9 người Nùng, 1 người Mông, 1 người Dao). Những
chiến sỹ giải phóng quân là người dân tộc thiểu số đó đã được
Bác Hồ, Đảng và quân đội rèn luyện trở thành những tướng lĩnh
của quân đội nhân dân Việt Nam như: Hoàng Đình Giong, Đàm
Quang Trung, Lê Quảng Ba, Vũ Lập và những cán bộ của
Đảng như: Hoàng Văn Thụ dân tộc Tày là nhà hoạt động chính
trị nổi tiếng của Đảng ta.
- Nhờ những chủ trương, đường lối, giải pháp đúng đắn của
Đảng Cộng sản Việt Nam, đã nhanh chóng tập hợp được các dân
tộc trong nước ta thành một khối thống nhất tạo ra sức mạnh to
lớn đưa đến cách mạng tháng 8-1945 thắng lợi, ra đời Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công - Nông đầu tiên ở
Đông Nam Á đại diện cho lợi ích của cả dân tộc Việt Nam,
trong đó có các dân tộc thiểu số.
- Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

năm 1946 đã ghi rõ “ các dân tộc thiểu số được bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ ” đó là sự bảo đảm pháp lý đầy đủ để
đồng bào tin tưởng và đi theo chế độ xã hội mới.
2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Đất nước vừa giành được độc lập, thì thực dân Pháp quay lại
xâm lược nước ta một lần nữa. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến của Hồ Chủ Tịch (19-12-1946), nhân dân các dân
tộc thiểu số đã cùng đồng bào cả nước bước vào giai đoạn kháng
chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này Đảng, Chính phủ, Bộ
Tổng tư lệnh chọn vùng Sơn Dương, Định Hóa (là vùng dân tộc
thiểu số và miền núi) làm “Thủ Đô” của kháng chiến chống
Pháp. Ở những nơi khác, cũng hình thành các vùng căn cứ lớn,
nhỏ là nơi đặt cơ quan lãnh đạo kháng chiến trực tiếp ở từng địa
phương, từng khu vực là nơi đặt các xưởng quân giới, kho tàng
phục vụ cho kháng chiến, nhiều chiến khu nổi tiếng nằm ở vùng
dân tộc hay được nhắc đến như chiến khu Việt Bắc, chiến khu Đ
miền Đông Nam Bộ, chiến khu Bác Ái Ninh Thuận, chiến khu
Mộc Hạ ở Sơn La
Ngay từ đầu, khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, chúng
đã bị nhân dân các dân tộc tham gia chống trả quyết liệt ở mọi
nơi, từ Bắc chí Nam, biết bao tấm gương người dân tộc thiểu số
dũng cảm, tiêu biểu không thể kể hết như: Bế Văn Đàn, La Văn
Cầu (dân tộc Tày), Lò Văn Giá (dân tộc Thái), Siu Bleh (dân tộc
Gia Rai), anh hùng Núp (dân tộc Ba Na)
- Tháng 8 năm 1952, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về chính sách
dân tộc thiểu số ghi rõ: “ đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc
bình đẳng, tương trợ để giúp nhau tiến bộ về mọi mặt: chính trị,
quân sự, kinh tế, văn hóa ”, có thể nói, lần dầu tiên Đảng ta có
Chính sách dân tộc một cách toàn diện. Chính sách đó đã đi vào
quần chúng các dân tộc thiểu số, tạo ra sức mạnh to lớn về sức

người, sức của góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
năm 1954 làm nức lòng bạn bè năm châu, kẻ thù thì khiếp đảm,
giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bảo vệ miền Bắc, giải
phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam,
thống nhất Tổ quốc. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 khóa
II về cách mạng miền Nam đã chỉ ra rằng phải kết hợp chặt chẽ
giữa ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), kết hợp
chặt chẽ ba vùng (đô thị, đồng bằng, miền núi) và xác định vùng
miền núi là vùng chiến lược quan trọng, các dân tộc thiểu số là
lực lượng to lớn của cách mạng.
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21
năm (1954-1975), chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
được khẳng định là một bộ phận khăng khít của chiến lược xây
dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền
Nam thống nhất đất nước.
- Các dân tộc thiểu số miền Bắc cùng đồng bào miền Bắc đi vào
xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại và leo
thang của Mỹ với khẩu hiệu “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”,
“Tay cày, tay súng”, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn, góp phần chi viện
cho tiền tuyến lớn miền Nam.
- Ở miền Nam trong thời kỳ này, hầu hết những căn cứ của
Miền, của Khu, của Tỉnh ủy đều dựa vào vùng dân tộc thiểu số
và miền núi để hoạt động, các dân tộc thiểu số đã sát cánh với
người Kinh, cống hiến sức lực, xương máu, của cải để góp phần
làm nên biết bao chiến thắng và cuối cùng, mở màn bằng trận
đánh Buôn Ma Thuột, đi đến chiến dịch Hồ Chí Minh - giải
phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

- Chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng đã được tổ chức thực
hiện thành công xuất sắc, các dân tộc thiểu số ở cả hai miền
Nam - Bắc đã phát huy cao độ khả năng cách mạng của mình,
hy sinh vô hạn, dũng cảm tuyệt vời, đóng góp sức người, sức
của to lớn trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Mỗi mảnh đất, mỗi ngọn núi, con
suối, mỗi buôn làng đều đầy ắp kỳ tích anh hùng, rất đáng tự hào
về những chiến công và về những con người mà tiêu biểu là
hàng trăm dũng sỹ diệt Mỹ, hàng trăm cá nhân và đơn vị anh
hùng lực lượng vũ trang, hơn 300 bà mẹ Việt Nam anh hùng là
người các dân tộc thiểu số.
Thành công của sức mạnh đoàn kết các dân tộc, mãi mãi đi vào
những trang sử hào hùng của dân tộc, của đất nước Việt Nam ta,
chói lọi cho muôn đời, thế hệ mai sau.
4. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước đi vào công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
- Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội;
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra chính sách
dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước là “giải quyết đúng
đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất
chiến lược của cách mạng Việt Nam nhiệm vụ của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay là ra sức tăng cường khối đoàn kết không
gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nước, phát huy tinh
thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Chính
sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng mọi
mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận
gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc
thiểu số với dân tộc đa số, đưa miền núi phát triển toàn diện làm

cho tất cả các dân tộc tiến bộ, cùng có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, cùng làm chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
- Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI đặt ra
vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc, được cụ thể
hóa tại Nghị quyết 22/NQTW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị
và Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ
trưởng đề ra những chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh
tế - xã hội miền núi.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, nêu lên
chính sách dân tộc thời kỳ 1996 - 2000 “ Vấn đề dân tộc có vị
trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa
các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công gnhiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Xây dựng Luật Dân tộc. Từ nay đến năm 2000
bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được
3 mục tiêu chủ yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và
cải thiện được đời sống, sức khỏe của đồng bào dân tộc, đồng
bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ, nâng cao dân
trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân
tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ đảng viên của
các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh” (1)
Như trên đã dẫn, từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta, qua các
thời kỳ cách mạng và ngày nay xây dựng đất nước đi lên công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước là nhất quán dựa trên nguyên tắc cơ bản là: “ Bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc”. Vậy chúng ta quán
triệt tư tưởng chỉ đạo này của Đảng như thế nào?
- Bình đẳng: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên
mọi lĩnh vực. Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa. Bình
đẳng là nguyên tắc, là động lực to lớn cho khối đại đoàn kết dân

tộc ngày càng bền vững. Bình đẳng về chính trị là sự bình đẳng
về quyền làm chủ đất nước. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ,
trước hết và cụ thể là quyền tham chính của các dân tộc.
Bình đẳng về kinh tế, là sự phát triển về kinh tế đồng đều giữa
các dân tộc và các vùng, có thể lấy mục tiêu về bình quân thu
nhập tính theo đầu người làm chuẩn, hay nói cách khác, đó là
mục tiêu là thước đo để phấn đáu cho sự bình đẳng về kinh tế.
Bình đẳng về kinh tế là nội dung rất quan trọng vì nó có ý nghĩa
quyết định cho sự bình đẳng về mọi mặt.
Bình đẳng về văn hóa là, các dân tộc có sự phát triển hài hòa
trong một nền văn hóa đa dân tộc, không những không làm mất
đi bản sắc dân tộc, mà trái lại bản sắc văn hóa của các dân tộc
còn được giữ vững và ngày càng phát triển, các dân tộc có
quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình, các dân tộc được
hưởng thụ văn hóa, dân trí của các dân tộc đều được nâng cao.
- Đoàn kết: Các dân tộc đều là những thành viên, hợp thành của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Không phân biệt dân tộc đa số
hay dân tộc thiểu số. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là ở chỗ
đoàn kết, như Bác Hồ nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”. Kết quả của sự nghiệp
cách mạng ở nước ta đã chứng minh rất rõ điều đó.
- Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển: Một đất nước có nhiều dân
tộc, để tồn tại và phát triển cần có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các
dân tộc. Dân tộc nào cũng có nhu cầu cần được giúp đỡ và
ngược lại dân tộc nào cũng có trách nhiệm phải giúp đỡ. Giúp
đỡ từ hai phía, các dân tộc thiếu số giúp đỡ lẫn nhau, các dân tộc
thiểu số giúp đỡ dân tộc đa số và ngược lại, giúp đỡ là hai chiều;
ví dụ: người đa số chủ yếu là ở đồng bằng làm ra được nhiều
lương thực, nhưng cần có môi trường, cần có rừng và bờ cõi của
đất nước được yên ổn, do có người bảo vệ tại chỗ, thì ở đó phần

lớn là các dân tộc thiểu số; giúp đỡ nhau bằng hình thức trực
tiếp hoặc thông qua việc làm tròn nghĩa vụ của mình và sự điều
phối của Nhà nước.
Phần 4: Những tồn tạị của việc thực hiện chính sách dân
tộc

Bên cạnh những thắng lợi nêu trên, cũng còn những tồn tại như
sau:
1. Dân số tăng nhanh, rừng bị suy giảm, đất đai ngày càng bị bạc
màu dẫn đến sản xuất ở một số nơi tăng chậm. Do đó tuy đã có
sự tiến bộ như trên nhưng bình quân về lương thực và thu nhập
vẫn còn rất thấp, đời sống chậm được cải thiện, đặc biệt có nơi
chưa có gì thay đổi so với trước. Ví dụ như Cao Bằng, bình quân
lương thực đầu người năm 1997 là 291,7kg, năm 1998 là 274kg
hoặc Yên Bái nếu năm 1997 là 253,4kg thì năm 1998 là
240,2kg. Các tỉnh Tây Nguyên cũng có tình trạng giảm như vậy.
- Sự chênh lệch giữa các dân tộc và các vùng còn khoảng cách
lớn. Ví dụ: Theo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc đầu
năm 1999 cho thấy:
Tính theo vùng:
Tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc hiện
nay là 18,98% trong khi tỷ lệ đó ở khu vực đồng bằng sông
Hồng chỉ còn 7,22%, tức là khoảng cách giữa hai vùng đã chênh
lệch với nhau hơn 2,6 lần. Hoặc như tỉnh Đăk Lăk, năm 1998,
mức thu nhập bình quân đầu người tại khu vực I (theo phân khu
vực miền núi của Uỷ ban dân tộc) là 5.410.000đ trong khi thu
nhập bình quân tại khu vực III chỉ được 1.430.000đ/người.
Chênh nhau tới 3,78 lần
Tính theo dân tộc
Theo tài liệu điều tra phân loại giầu, nghèo ở một số điểm cho

những chỉ số như sau:

Tỉnh Dân tộc Điểm khảo
sát
Mức độ giầu nghèo
Khá và
giàu
Trung
bình
Nghèo
Lai
Châu
Kinh
Si La
Xã khu
vực I
Xã khu
vực III
44,4%
0
51,21%
6,25%
4,5%
93,75%

Giang
Dao
Mông
Xã khu
vực I

Xã khu
vực III
14,1%
0
46,9%
39,20%
39,0%
51,66%
Ninh
Thuận
Chăm
Raglai
Xã khu
vực I
Xã khu
vực III
4,53%
1,4 khá
39,35%
20,70%
56,12%
77,90%
ĐăkLắk Ê đê
MNông
Xã khu
vực I
Xã khu
52,53%
7,30%
khá

32,32%
25,60%
15,15%
67,10%
vực III
Hưng
yên
Kinh Xã trung
bình
53%,11
%
32,39% 14,50%

- Thực hiện cơ chế thị trường, đối với miền núi và vùng cao nảy
sinh khó khăn mới như không có thị trường hoặc không cạnh
tranh nổi trong điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, nhiều
nơi làm ra sản phẩm, nhưng lại không có người mua. Do đó
khoảng cách có nguy cơ chênh lệch xa hơn nữa. Chẳng hạn lấy
thu nhập làm chuẩn, thu nhập chung của cả nước bình quân hơn
200 USD đầu người/năm thì miền núi và vùng dân tộc thiểu số
như Hà Giang là 80 USD (1995), đến năm 2000 phấn đấu thu
nhập gấp đôi, số này sẽ là 400 và 160 như vậy về tỷ lệ thì như
nhau nhưng khoảng cách 160/400 lại rộng hơn so với 80/200.
2. Bộ phận đồng bào còn sống du canh, du cư là bộ phận dân cư
nghèo khổ nhất, còn hơn 1 triệu người và xu hướng du cư lại
tiếp tục tăng lên. Mấy năm gần đây rộ lên làn sóng chuyển cư từ
phía Bắc vào phía Nam, không theo kế hoạch chúng ta gọi là di
cư tự do đã gây không ít khó khăn cho địa phương nơi dân đi
cũng như địa phương nơi dân đến.
3. Chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, văn hoá, bảo vệ

sức khoẻ của đồng bào dân tộc còn rất thấp so với yêu cầu và so
với đồng bằng.
- Phát triển giáo dục phổ thông ở vùng cao còn rất khó khăn.
Học sinh lớn tuổi bỏ học nhiều, lớp 3 và lớp 4 rất ít hoc sinh; tỷ
lệ mù chữ cao, có dân tộc, có vùng mù chữ và không biết tiếng
phổ thông đến 80-90%.
- Mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào ở vùng sâu vùng xa còn
rất thấp, một số tệ nạn xã hội như nghiện hút, cúng bái, mê tín
còn tồn tại
4. Việc đào tạo bồi dưỡng sử dụng cán bộ dân tộc và chính sách
đãi ngộ đối với cán bộ công tác ở vùng dân tộc còn nhiều hạn
chế và thiếu sót
- Một số địa phương do cơ cấu dân số thay đổi nên việc sử dụng
cán bộ dân tộc đã không được chú ý như trước, dẫn đến sự băn
khoăn của đồng bào đó là điều thực tế đã diễn ra ở một số nơi.
5. Do những tồn tại trên, nên mặc cảm giữa các dân tộc chưa
được xoá bỏ triệt để, từng nơi, từng lúc việc đoàn kết dân tộc lại
phát sinh vấn đề mới, nếu không xử lý tốt dễ làm phức tạp vấn
đề. Một vài nơi chưa nhận thức được vấn đề cốt lõi của chính
sách dân tộc là tuy cơ cấu dân số có thay đổi nhưng vị trí của
vấn đề dân tộc không hề thay đổi.
6. Hiện nay, miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nổi lên một số
vấn đề đáng chú ý là:
- Tình hình di biến động dân cư tương đối lớn, hàng chục vạn
người thuộc nhiều dân tộc di cư từ vùng cao xuống vùng thấp, từ
phía Đông sang phía Tây, từ phía Bắc vào phía Nam.
- Tranh chấp ruộng đất, mua bán ruộng đất xảy ra phổ biến ở các
địa phương, phần lớn giải quyết về đất đai ở vùng này là theo
luật tục chứ không theo luật pháp.
- Một vài năm gần đây tà đạo đã phát triển vào một số dân tộc

Phần 5: Quan điểm , mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực
hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghệ hóa hiện đại
hóa
1. Quan điểm:
- Quán triệt chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các
dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế
để nâng mức sống của các dân tộc, có sự phát triển ngang nhau
là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện thắng lợi
chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước, bảo đảm cho đất nước
ổn định và phát triển.
- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi luôn gắn chặt với vấn đề
dân tộc coi đây là một bộ phận hữu cơ trong chiến lược phát
triển của nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu số là
trách nhiệm chung của cả nước, trước hết là bản thân đảng bộ,
chính quyền, nhân dân miền núi và dân tộc thiểu số phải vươn
lên tự lực, tự cường, chống tư tưởng tự ty, ỷ lại.
- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội và an
ninh quốc phòng, gắn tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết
những nhu cầu bức xúc về mặt xã hội ở miền núi và vùng dân
tộc.
2. Mục tiêu:
a. Mục tiêu chiến lược (mục tiêu lâu dài):
Về mục tiêu chiến lược cần phải quán triệt và bám sát theo
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội do Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt
Nam đã đề ra là:
- "Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ"(1) trong đó cốt lõi của vấn đề là phấn đấu cho sự
bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Muốn vậy cần phát huy nội

lực của mỗi dân tộc, nhà nước tạo mọi điều kiện để các dân tộc
phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết
với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán,
tín ngưỡng của các dân tộc, giữ gìn và phát huy truyền thống
văn hoá tốt đẹp của mỗi dân tộc trên cơ sở ngày càng hoà nhập,
góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
b. Mục tiêu cụ thể (trước mắt)
- Ổn định và phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện một bước
đời sống nhân dân các dân tộc. Xoá được nạn đói, giảm số hộ
nghèo xuống dưới mức 30%. Giảm bớt khoảng cách chênh lệch
nghèo đói giữa các vùng và các dân tộc. Thu hẹp khoảng cách
về thu nhập bình quân giữa các dân tộc và các vùng và sự chênh
lệch về trình độ phát triển kinh tế - văn hoá nói chung.
- Về bảo vệ sức khoẻ, thực hiện được 100% số xã có trạm y tế,
có đủ cán bộ và đủ thuốc chữa bệnh. Khống chế bệnh sốt rét
không để xảy ra dịch, chống bướu cổ, loại bỏ tình trạng thiếu i
ốt vào năm 2000. Tất cả các bệnh nhân phong được phát hiện và
chữa trị. Cơ bản có đủ nước uống và nước sạch cho nhân dân.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, nâng cao
thêm một bước trình độ văn hoá và đời sống tinh thần, bảo tồn
và phát triển văn hoá, văn nghệ tốt đep, thanh toán nạn mù chữ,
đưa thông tin bằng sóng phát thanh và truyền hình đến hầu hết
các vùng của đất nước, góp phần vào nâng cao dân trí của đồng
bào các dân tộc.
- Cơ bản hoàn thành công tác định canh định cư.
- Xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên
các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh, đáp
ứng cơ bản nhu cầu cán bộ dân tộc, trước hết là đối với cấp cơ

sở và huyện.
- Trên cơ sở đó, củng cố và tăng thêm lòng tin của các dân tộc
đối với chính sách của Đảng. Khối đoàn kết dân tộc được tăng
cường. Giữ vững, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và an
toàn xã hội.
3. Nhiệm vụ và những giải pháp lớn
a. Về nhiệm vụ
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cần cụ thể hoá chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện
đại hoá.
Công nghiệp.
Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, sắp
xếp lại và đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có, phát triển công
nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa.
Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống. Xây dựng các cơ
sở vật liệu xây dựng, đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác
khoáng sản.
Hoàn thành đúng tiến độ các công trình thuỷ điện đang xây dựng
và chuẩn bị các công trình mới ở Sơn La, Sông Gâm, Tây
Nguyên Phát triển công nghiệp miền núi phải bám sát theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho sản xuất có
thiết bị tiên tiến, không lạc hậu, chất lượng sản phẩm tốt, giá
thành cạnh tranh được với cơ chế thị trường hiệnnay.
Nông - Lâm nghiệp:
- Giải quyết lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá,
không phải sản xuất lương thực tự túc hoặc với bất cứ giá nào.
Vùng có điều kiện vẫn tiếp tục mở rộng diện tích, tạo ra đất đai
ổn định để làm lương thực không du canh du cư. Thâm canh,
tăng năng xuất bằng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thuỷ lợi,
đồng thời giao lưu với các vùng, bảo đảm an toàn lương thực.

- Rừng là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sinh thái, môi
trường, trước mắt cần thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương đóng
cửa rừng, đồng thời khoanh nuôi, trồng mới để đến năm 2010
đưa độ che phủ lên trên 43%, hình thành một hệ thống rừng
phòng hộ, rừng đặc dùng, rừng sản xuất đảm bảo an ninh môi
trường cho đất nước và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Việc đóng
cửa rừng chỉ là một biện pháp hành chính, có tính chất tình thế,
phải tiếp tục có biện pháp bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả diện
tích đất trống, đồi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân
sống dựa vào rừng, có cơ chế chính sách để người dân sống trên
vùng này làm giàu bằng phát triển rừng.
- Về phát triển cây công nghiệp dài ngày đưa diện tích từ 179
nghìn ha năm 1994 lên gấp đôi vào năm 2000 và những năm
sau.
- Phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc.
- Gắn phát triển nông - lâm nghiệp với công tác định canh định
cư, tiếp tục đầu tư theo dự án sớm hoàn thành công tác định
canh định cư trong cả nước.
Kết cấu hạn tầng và dịch vụ:
- Về giao thông, đầu tư nâng cấp các đường quốc lộ, tuyến
đường đến các huyện xã vùng cao. Đến năm 2005 hầu hết các xã
đều có đường ô tô đến trung tâm. Xây dựng đường Trường Sơn
(Xa lộ Bắc - Nam) sẽ có ý nghĩa làm thay đổi vùng kinh tế - xã
hội Tây Nguyên.
- Về năng lượng, năm 2000 - 2005, 100% số huyện lỵ có điện,
từ 80 - 90% số xã có điện (điện lưới quốc gia và thuỷ điện) và
100% số xã có điện vào trước năm 2010.
- Về thuỷ lợi, đẩy mạnh xây dựng các công trình mới, tu sửa và
kiên cố hoá các công trình hiện có, bảo đảm trước tiên cho các
vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp tập trung, cung

cấp nước cho công nghiệp và đô thị. Thực hiện chương trình
nước sạch nông thôn để đảm bảo đến năm 2005 có 80% số dân
được dùng nước sạch.
- Xây dựng và phát triển đô thị, thị trấn nhất là vùng sâu, vùng
xa cần nhanh chóng phát triển những trung tâm cụm xã để thúc
đẩy và hỗ trợ sản xuất hàng hoá phát triển. Phá thế tự cấp, tự túc,
hình thành các điểm thương mại cấp vùng, thị xã, huyện và cụm
xã. Chuyển dịch cơ cấu dân cư hiện nay chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp, có một số dân tộc chỉ làm nông nghiệp tự cấp tự
túc chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, sản xuất công nghiệp và
dịch vụ.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và cung
cấp hàng hoá trong vùng. Phấn đấu xuất khẩu đạt tốc độ tăng
bình quân hàng năm 20-30%.
- Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và các
di tích lịch sử của các vùng trong nước để phát triển du lịch,
đồng thời phải có biện pháp để ngăn chặn những tiêu cực do du
lịch gây ra và giữ vững được bản sắc dân tộc trong hội nhập
quốc tế.
- Thực hiện chương trình phát thanh, truyền hình, chương trình
phát triển thông tin liên lạc đến năm 2000-2005 sẽ phủ sóng phát
thanh và truyền hình hầu hết các vùng miền núi và dân tộc thiểu
số, trên 90% số xã có trạm điện thoại và nhà bưu điện văn hoá
xã.
- Phát triển mạnh mạng lưới y tế xã,thôn bảo đảm 100% số xã
có trạm y tế, có đủ thầy thuốc, có cơ sở dược, bảo đảm cung cấp
các loại thuốc thông thường, có phương tiện khám và chữa các
loại bệnh thông thường cho nhân dân, kể cả những xã vùng sâu,
vùng xa.
- Phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ cho những người

trong độ tuổi, mở rộng các hình thức giáo dục. Củng cố hoàn
thiện hệ thống trường dân tộc nội trú, bán trú từ xã lên đến
trường dự bị đại học ở Trung ương. Có cơ chế chính sách sao
cho người nghèo cũng đi thi đại học được, việc cử tuyển vào
trường dân tộc nội trú và đại học, cao đẳng phải đúng đối tượng
theo quy định của chính sách dân tộc và Luật Giáo dục.

×