Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi sông đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN CHÍ LÂM

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ
THỐNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI SÔNG ĐÁY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2022



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN CHÍ LÂM

NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ
THỐNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI SÔNG ĐÁY

Chuyên ngành:
Mã số:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:


Quản lý xây dựng
8580302

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế

Hà Nội, năm 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tên tơi là: Nguyễn Chí Lâm
Sinh ngày: 18/08/1994
Là học viên cao học lớp 26QLXL21, chuyên ngành Quản lý xây dựng – Trường đại
học Thủy lợi Hà Nội.
Xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Hữu Huế.
2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào khác đã được công bố.
3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hồn tồn chính xác, trung thực và khách
quan
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Chí Lâm


i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn nhà trường cũng như các thầy cô đang công tác tại trường Đại
học Thủy lợi vì đã giúp đỡ tác giả có được những kiến thức cần thiết để hoàn thành
luận văn thạc sỹ với đề tài “Nghiên cứu hồn thiện cơng tác quản lý khai thác hệ thống
cơng trình thủy lợi Sơng Đáy”. Đặc biệt tác giả muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
PGS.TS Nguyễn Hữu Huế, thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt
quá trình làm luận văn thạc sỹ. Với những tài liệu xác thực có được nhờ q trình cơng
tác thực tiễn tại công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy, cùng với sự chỉ dẫn
tận tình của thầy hướng dẫn, đến nay tác giả đã cố gắng và hoàn thiện xong luận văn
thạc sỹ với đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện cơng tác quản lý khai thác hệ thống cơng
trình thủy lợi Sông Đáy”. Cảm ơn các cấp lãnh đạo của công ty TNHH MTV ĐTPT
Thủy Lợi Sông Đáy đã giúp tác giả có được những tài liệu xác thực và thực tiễn để
làm những luận chứng khoa học quan trọng trong bài luận văn thạc sỹ này.
Tuy nhiên dù tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn một cách tốt nhất bằng kinh
nghiệm và tìm tịi của bản thân nhưng do vẫn cịn thiết sót về mặt kiến thức, thời gian
cũng như kinh nghiệm công tác nên không thể tránh khỏi cịn nhiều sai sót, kính mong
nhận được sự giúp đỡ, bảo ban cũng như những chia sẻ q báu của các thầy cơ để
luận văn được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn !!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Người viết luận văn


Nguyễn Chí Lâm

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 2
4.1.

Cách tiếp cận .................................................................................................. 2

4.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 3
6. Kết quả đạt được ................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI ......................................................................................................... 5
1.1 Đặc điểm cơng trình và hệ thống cơng trình thủy lợi ............................................ 5
1.1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của Thuỷ lợi (TL), Cơng trình Thuỷ lợi

(CTTL) ...................................................................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm của CTTL ....................................................................................... 14
1.2 Khái quát về công tác quản lý khai thác CTTL ................................................... 16
1.2.1 Khái niệm về quản lý, quản lý CTTL, khai thác CTTL .................................. 16
1.2.2 Các bước quản lý CTTL................................................................................. 17
1.2.3 Nội dung công tác quản lý CTTL ................................................................... 18
1.2.3.1 Tổ chức bộ máy QLKT CTTL ..................................................................... 18
1.2.3.2 Công tác quản lý CTTL............................................................................... 18
1.2.3.3 Công tác quản lý nước ................................................................................ 19
1.2.3.4 Công tác quản lý kinh tế ............................................................................. 20
1.3 Vai trị của cơng tác quản lý khai thác CTTL................................................... 20
1.3.1 Hiện trạng các hệ thống CTTL ở nước ta ...................................................... 20
iii


1.3.2 Công tác quản lý và khai thác CTTL ở nước ta ............................................ 23
1.4 Thực trạng công tác quản lý khai thác CTTL ở Việt Nam ............................... 24
1.4.1 Thành tựu cơ bản trong QLKT các CTTL ở nước ta..................................... 24
1.4.2 Hạn chế, tồn tại trong QLKT các CTTL ở nước ta ....................................... 25
1.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác QLKT các CTTL ở
nước ta .................................................................................................................... 26
1.5 Đánh giá chung về hiệu quả và chất lượng cơng tác quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi ........................................................................................................... 30
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI ....................................................................................................... 33
2.1 Các tiêu chí đánh giá quản lý CTTL ................................................................ 33
2.1.1 Các tiêu chí phản ánh kết quả cơng tác quản lý CTTL ................................. 33
2.1.2 Các tiêu chí phản ánh hiệu quả công tác quản lý CTTL ............................... 33
2.1.3 Các tiêu chí phản ánh mức độ tác động của hoạt động quản lý ................... 34

2.2 Nội dung và cơ sở khoa học về công tác quản lý khai thác CTTL .................. 35
Phân tích hệ thống văn bản pháp quy về QLKT hệ thống CTTL .......................... 35
2.2.1 Tổ chức bộ máy QLKT CTTL ........................................................................ 38
2.2.2 Công tác quản lý CTTL ................................................................................. 41
2.2.3 Công tác quản lý nước................................................................................... 41
2.2.4 Công tác quản lý kinh tế ................................................................................ 41
2.3 Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả và chất lượng cơng tác quản lý
khai thác cơng trình thuỷ lợi ................................................................................... 42
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 42
2.3.1 Thực hiện phương pháp nghiên cứu .............................................................. 42
2.3.2 Đánh giá số liệu............................................................................................. 43
2.3.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác QLKT các CTTL ............. 43
2.3.4 Các tiêu chí lựa chọn để phản ánh hiệu quả công tác quản lý CTTL ........... 44
2.3.5 Mẫu phiếu đánh giá ....................................................................................... 46
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ KHAI THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CƠNG TY TNHH MTV ĐTPT
THỦY LỢI SƠNG ĐÁY............................................................................................... 50
3.1 Giới thiệu Cơng ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy ........................... 50
iv


3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................ 50
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty .............................................................. 50
3.1.2.1 Quy định chung ........................................................................................... 51
3.1.2.2 Quy định cụ thể về chức năng nhiệm vụ của các phịng chun mơn, nghiệp
vụ, chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc Cơng ty ....................................................... 51
3.1.3 Phương án sắp xếp bố trí cán bộ, cơng nhân thực hiện nhiệm vụ khai thác
cơng trình thủy lợi................................................................................................... 65
3.2 Thực trạng công tác quản lý khai thác, vận hành CTTL của Công ty TNHH
MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy ............................................................................... 72

3.3 Căn cứ vào những vấn đề còn tồn đọng trong cơng tác quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi, tác giả thực hiện điều tra theo mẫu kết quả đánh giá của các đối tượng
về công tác quản lý khai thác các CTTL tại công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi
Sông Đáy .................................................................................................................... 74
3.3.1 Đánh giá của các đối tượng được điều tra .................................................... 75
3.3.2 So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng được điều tra về cơng tác quản lý
các cơng trình thủy lợi ............................................................................................ 78
3.3.3 Những tồn tại ................................................................................................. 84
3.3.4 Nguyên nhân .................................................................................................. 85
3.4 Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý khai thác hệ thống cơng
trình thủy lợi cho Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy ......................... 88
3.4.1 Định hướng, mục tiêu về hịan thiện cơng tác quản lý CTTL ........................ 88
3.4.2 Hệ thống giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý khai thác hệ thống CTTL
của Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy quản lý ................................ 90
Kết luận chương 3 ....................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................103
1. Kết luận ................................................................................................................103
2. Kiến nghị ..............................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................105

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hệ thống CTTL đầu mối ....................................................................... 7
Hình 1.2: Mạng lưới kênh mương CTTL .............................................................. 8
Hình 1.3: Cơng trình trên kênh ............................................................................. 8
Hình 1.4: CTTL có vai trò quan trọng trong SXNN và đời sống ........................ 11
Hình 1. 5: CTTL phục vụ cơng nghiệp ................................................................ 15
Hình 1. 6: CTTL quản lý theo pháp lệnh bảo vệ và khai thác riêng ................... 17

Hình 1.7: CTTL cần đầu tư nâng cấp, tu sửa thường xuyên để phục vụ đời sống
............................................................................................................................. 19
Hình 1.8: CTTL phục vụ nước sinh hoạt............................................................. 22
Hình 1.9: Hệ thống kênh nội đồng ...................................................................... 22
Hình 1.10: CTTL sẽ bị hư hỏng nặng nếu không tu sửa thường xuyên, kịp thời 23
Hình 1.11: Sụt sạt nghiêm trọng do bão lũ ......................................................... 26
Bảng 2.1 : Đặc điểm cơ bản của các đối tượng được điều tra (Số liệu năm 2021)
[6] ........................................................................................................................ 43
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý Cơng ty Sơng Đáy ........................................... 65
Hình 3. 2: Sơ đồ tổ chức quản lý xí nghiệp Đan Hồi ........................................ 66
............................................................................................................................. 67
Hình 3. 3: Sơ đồ tổ chức quản lý xí nghiệp La Khê............................................ 67
Hình 3. 4: Sơ đồ tổ chức quản lý xí nghiệp Chương Mỹ .................................... 68
............................................................................................................................. 69
Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức quản lý xí nghiệp Mỹ Đức ........................................... 69

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 : Đặc điểm cơ bản của các đối tượng được điều tra ...................................... 43
Bảng 3.1: Đánh giá của 100 đối tượng được điều tra (Số liệu năm 2021) [14] ............ 77
Bảng 3.2: So sánh giá trị trung bình đánh giá của cán bộ lãnh đạo Cơng ty với CB lãnh
đạo Xí nghiệp và CB lãnh đạo Cụm về công tác QLKT CTTL .................................... 81
Bảng 3.3: So sánh giá trị trung bình đánh giá của cán bộ lãnh đạo Cơng ty và CB lãnh
đạo Xí nghiệp với CB lãnh đạo HTX về công tác QLKT CTTL .................................. 83

vii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL

: Ban quản lý

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

MTV

: Một thành viên

ĐTPT

: Đầu tư phát triển

CTTL

: Cơng trình thủy lợi

TL

: Thủy lợi

NN

: Nơng nghiệp


CT

: Cơng trình

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

QLKT

: Quản lý khai thác

UBND

: Ủy ban nhân dân

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CBCNV

: Cán bộ cơng nhân viên

XNTL

: Xí nghiệp Thủy Lợi

TN

: Thủy nơng


TCHC

: Tổ chức hành chính

HTX

: Hợp tác xã

NXB

: Nhà xuất bản

QH

: Quốc hội



: Quyết định

viii


TCTL

: Tổng cục Thủy lợi

TT

: Thơng tư


BTC

: Bộ tài chính



: Nghị định

CP

: Chính phủ

PL

: Pháp lệnh

UBTV

: Ủy ban thường vụ

DVCITL

: Dịch vụ cơng ích thủy lợi

ix



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) đầu tư phát triển Thuỷ lợi
Sông Đáy là một đơn vị lớn trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
(NN&PTNT) hoạt động cơng ích, làm nhiệm vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
của năm huyện lớn thuộc thành phố Hà Nội (Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Mỹ
Đức, La Khê)
Hiện nay, Công ty quản lý 165 trạm bơm với, phục vụ tưới tiêu cho 80.000 ha lưu vực.
Đồng thời Công ty đang quản lý 521 tuyến kênh, và 6123 cống các loại.
Bộ máy tổ chức của Cơng ty gồm có 5 phịng: Phịng Tổ chức hành chính, phịng Tài
vụ, Phịng Kế hoạch kỹ thuật, phịng quản lý nước và cơng trình, phịng Cơ điện; và 4
xí nghiệp thủy nơng bao gồm: Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi Đan Hồi, Xí
nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi La Khê, Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi
Chương Mỹ, Xí nghiệp đầu tư phát triển Thuỷ lợi Mỹ Đức, với 823 cán bộ công nhân
viên, tham gia quản lý, vận hành cơng trình của hệ thống Sơng Đáy. Với số lượng
nhân lực tương đối lớn như vậy nhưng việc thực hiện quản lý, vận hành của cơng ty
cịn chưa thực sự hiệu quả.
Nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, kinh tế thuộc địa bàn
hệ thống cơng trình của cơng ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy quản lý luôn
là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Nhằm bơm nước tưới cho hơn 80.000 ha lúa, hoa
màu và nuôi trồng thủy sản, tiêu cho diện tích hơn 120.000 ha của nhân dân trong
vùng thuộc địa bàn hệ thống cơng trình của cơng ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi
Sông Đáy quản lý để đảm bảo tưới và tiêu kịp thời nâng cao năng suất cây trồng, đảm
bảo đời sống và môi trường sinh thái. Tuy nhiên do địa bàn quản lý rộng nên việc phối
hợp chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ đôi khi cịn chưa được kịp thời, thống
nhất. Ngồi ra do chưa sát sao trong công tác quản lý và kiểm tra nên vẫn cịn rất
nhiều diện tích lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản chưa được tưới tiêu kịp thời, gây
ra tổn thất đến nhân dân. Bên cạnh đó, các cơng trình xuống cấp nghiêm trọng khơng
1



được tu sửa, cải tạo, nâng cấp kịp thời và cũng do cách quản lý, duy trì, vận hành hệ
thống cơng trình chưa hiệu quả, gây thất thốt lãng phí nước, chi phí cao.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc chưa hoàn thành tốt chỉ tiêu là do chưa phát
huy được tính năng động, nhạy bén của CBCNV khi thay đổi cơ chế, chưa khai thác
được tiềm năng về lao động, về lợi thế của công ty. Nguyên nhân khách quan đến từ
việc thiếu kinh phí và chưa được quyền tự chủ hồn tồn trong cơng tác điều hành
phục vụ sản xuất, để mới có thể phát huy được tính năng động, sáng tạo và tiềm năng
sẵn có về con người, đất đai, nguồn vốn để nâng cao hiệu quả phục vụ và phát triển
sản xuất. Các nguyên nhân do thiên tai, hạn, úng, lụt, bão bất ngờ gây ảnh hưởng rất
xấu đến quá trình quản lý khai thác cơng trình thủy lợi.
Trên cơ sở những u cầu cấp thiết ở trên, học viên lựa chọn và thực hiện đề tài
"Nghiên cứu hồn thiện cơng tác quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi Sơng
Đáy" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với kỳ vọng được đóng góp những kiến
thức đã được học tập ở trường, những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân để thực hiện
giải pháp quản lý khai thác hiệu quả hệ thống cơng trình thủy lợi tại cơng ty TNHH
MTV ĐTPT Thủy Lợi Sơng Đáy.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý khai thác hiệu quả hệ
thống công trình thủy lợi tại Cơng ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi ;
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống cơng trình thủy lợi do cơng ty TNHH MTV ĐTPT
Thủy Lợi Sông Đáy quản lý.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận lý thuyết các vấn đề liên quan đến quản lý tưới tiêu;
- Tiếp cận các dự án cơng trình thực tế và các ấn phẩm phân tích, nghiên cứu đã phát
hành để giải đáp các mục tiêu đề ra của đề tài.
2



4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp kế thừa những kết quả nghiên cứu đã công bố;
- Phương pháp thống kê những kết quả diễn biến từ thực tế để tổng kết, phân tích thực
tiễn;
- Phương pháp phân tích so sánh;
- Phương pháp chuyên gia: Qua tham khảo xin ý kiến của các thầy cô trong trường và
một số chun gia có kinh nghiệm chun mơn tại địa phương;
- Nghiên cứu các phương pháp khác có liên quan.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Quản lý khai thác hệ thống CTTL là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với Nhà Nước
và cộng đồng. Nếu các cơng trình thuỷ lợi được quản lý, vận hành, khai thác một cách
hiệu quả thì sẽ giúp tiết kiệm ngân sách quốc gia rất nhiều và góp phần phát triển nền
nông nghiệp.
Do vậy việc quản lý CTTL là vơ cùng quan trọng vì nó liên quan mật thiết đến xã hội,
nếu khơng cẩn thận có thể gây ra những hậu quả khơng tưởng tượng được, các CTTL
có vai trị vơ cùng to lớn trong vấn đề cung cấp tưới tiêu nước, phục vụ nông nghiệp,
đời sống và giúp phát triển vô số ngành nghề khác…
* Ý nghĩa thực tiễn
Hiện nay việc quản lý vận hành khai thác các CTTL tại Công ty TNHH MTV ĐTPT
Thuỷ lợi Sông Đáy vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả, do vậy trong luận
văn này, tác giả sẽ nêu lên những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý vận hành
và khai thác CTTL và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm cải thiện những vấn đề trên.
Từ đó, áp dụng những biện pháp trên vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng quản lý

3



vận hành và khai thác những CTTL trên địa bàn mà Công ty ĐTPT Thuỷ Lợi Sông
Đáy đang quản lý để đạt được hiệu quả cao.
6. Kết quả đạt được
- Đề ra giải pháp về hồn thiện cơng tác tổ chức, phân cấp quản lý
- Đề ra giải pháp về đánh giá công tác vận hành, duy tu, sửa chữa cơng trình.
- Đề ra giải pháp về đánh giá cơng tác QLKT, sử dụng nước.
- Đề ra các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLKT CTTL trên địa bàn
Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy quản lý

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC
CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Đặc điểm cơng trình và hệ thống cơng trình thủy lợi
1.1.1 Khái niệm, phân loại và vai trị của Thuỷ lợi (TL), Cơng trình Thuỷ lợi
(CTTL)
1.1.1.1 Khái niệm về Thủy lợi
Thủy lợi là một khái niệm, một cách thức hay một phương pháp nghiên cứu khoa học,
tìm tịi về cơng nghệ, khai thác, sử dụng, quan sát, bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng
thiết yếu là nước và mơi trường xung quanh nhằm nhiều mục đích như phịng tránh và
giảm nhẹ thiên tai. Ngồi ra thủy lợi còn tác dụng làm cho đất được cố kết chặt chẽ,
cùng với hệ thống tiêu thoát nước cũng được nghiên cứu kỹ càng, có nhiệm vụ tiêu
thốt nước bề mặt hoặc nước ngầm dưới đất tại một khu vực cụ thể [1],[2].
Thủy lợi hiểu một cách đơn giản là những biện pháp nhằm mang lại lợi ích cho cộng
đồng bằng việc khai thác tài nguyên nước hợp lý. Có rất nhiều biện pháp khai thác
nước gồm: khai thác nước bề mặt hoặc nước ngầm bằng cách cung cấp nước tự chảy
hoặc bằng các chế độ bơm. Sử dụng những lợi ích mà tài nguyên mang lại một cách
hợp lý và có ý thức, tận dụng tối đa khả năng sử dụng nguồn nước, cùng đó đề phịng
và tránh tối đa những thiệt hại mà nước có thể gây ra đối với đời sống sản xuất. Những

lợi ích của nước là không thể phủ nhận được, từ phát triển kinh tế, phát triển nông
nghiệp (nuôi trồng thủy hải sản, trồng trọt, chăn nuôi…) tới phục vụ đời sống sinh hoạt
cho nhân dân. Thêm nữa nước cũng được dùng cho việc tạo cảnh quan môi trường,
phát triển du lịch, tạo hệ sinh thái phong phú và đa dạng… [2]
Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm điều hồ, tích trữ, cấp, tưới, tiêu, phân phối
và thoát nước phục vụ SXNN, sản xuất muối, ni trồng thuỷ sản; kết hợp thốt nước
cho sinh hoạt, cấp, tiêu nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần bảo vệ
mơi trường, phịng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh
cho nguồn nước [3].

5


1.1.1.2 Khái niệm CTTL
Các CTTL được xây dựng nên nhằm mục đích sử dụng nguồn nước một cách tối ưu,
cách thức hoạt động của nó là thay đổi trạng thái dịng chảy tự nhiên của nước để có
thể tận dụng nguồn nước vào các việc có ích, mặt khác cũng bảo vệ môi trường và
cảnh quan, cũng như đất đai nhà cửa khỏi tác hại của nước [2].
Hệ thống CTTL: Là tập hợp những CTTL có liên quan mật thiết đến nhau, như hỗ trợ
nhau về mặt khai thác hay bảo vệ trong cùng một khu vực. Một hệ thống CTTL sẽ bao
gồm: Cơng trình đầu mối, các cơng trình trên kênh, và mạng lưới các kênh,
mương…[2]
CTTL là những công trình hạ tầng kỹ thuật thuỷ lợi, bao gồm: Hồ chứa nước, đập,
trạm bơm, cống, chuyển nước, hệ thống dẫn, kè, bờ bao thuỷ lợi và các cơng trình
khác phục vụ QLKT CTTL [3].
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi: Bao gồm các CTTL có liên quan trực tiếp với nhau về
mặt bảo vệ và khai thác trong một khu vực nhất định. Hệ thống CTTL bao gồm: Mạng
lưới kênh mương, cơng trình đầu mối, các cơng trình trên kênh… [1], [2].
a) CTTL đầu mối: là CTTL ở vị trí khởi đầu của hệ thống điều hồ, tích trữ, cấp, phân
phối, điều tiết nước hoặc cơng trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu và thoát nước [3].

- Hồ chứa nước: giữ dịng chảy và nước mưa của sơng suối trong mùa mưa để sử dụng
trong mùa khô. Hồ chứa nước thường có những hạng mục như: Đập tràn xả nước thừa,
Đập ngăn nước, cống lấy nước vào kênh dẫn…
- Đập dâng: Ngăn nước của suối, sông để tạo ra mực nước cần thiết chảy trong kênh
mương đến các nơi cần tưới. Đập dâng kết hợp cùng với cống lấy nước đầu kênh tạo
thành cụm đầu mối cơng trình đập dâng nước.
- Cửa lấy nước khơng đập: Là hình thức lấy nước trực tiếp từ những khe suối vào trong
kênh dẫn, dẫn đến các khu tưới mà không cần đến đập dâng.
- Trạm bơm: Trạm bơm nước từ nguồn nước vào đường ống dẫn hoặc kênh phục vụ
dân sinh, sản xuất, (bao gồm bơm điện, bơm thuỷ luân, bơm dầu…).

6


Hình 1.1: Hệ thống CTTL đầu mối
b) Mạng lưới kênh mương
Kênh đất, kênh xây gạch đá, kênh lát mái, kênh bê tơng, kênh bằng đường ống các
loại… (có độ dốc đảm bảo dẫn nước tự chảy thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng
hoặc nơi cần cấp nước, tiêu nước). Kênh mương tưới là kênh mương có nhiệm vụ dẫn
nước từ đầu mối đến nơi cần cấp nước hoặc mặt ruộng. Mạng lưới kênh mương được
phân chia thành các cấp kênh: kênh chính (kênh cấp I) dẫn nước từ đầu mối cấp vào
các kênh nhánh (kênh cấp II). Kênh nhánh cấp II cấp nước vào kênh nhánh cấp III.
Kênh nhánh cấp III cấp nước vào kênh nhánh nội đồng. Kênh mương tiêu là kênh
mương là kênh mương làm nhiệm vụ tiêu thốt nước chống ngập úng, sói lở [2].

7


Hình 1.2: Mạng lưới kênh mương CTTL
c) Các cơng trình trên kênh

Tràn qua kênh, cống lấy nước đầu kênh, bể lắng cát kết hợp tràn xả nước thừa khi có
lũ, cầu máng, xi phơng, cơng trình chia nước, cống tiểu câu [2].

Hình 1.3: Cơng trình trên kênh
8


1.1.1.3 Phân loại CTTL
Có nhiều cách phân loại những CTTL, ở luận văn này tôi xin đề cập đến một số cách
chính phân loại CTTL như sau:
a. Căn cứ vào tính chất tác dụng lên dịng chảy
- Cơng trình chứa nước
- Cơng trình điều chỉnh
- Cơng trình dâng nước
- Các cơng trình chun mơn. [1]
* Cơng trình chứa nước:
Đây là những cơng trình mang tác dụng ngăn ngang các dịng sơng để tạo thành hồ
chứa, điển hình có thể kể đến như các loại đập. Vật liệu thì có thể là bê tông, gỗ, đá, bê
tông cốt thép, đất…
* Các cơng trình điều chỉnh:
Các cơng trình này có nhiệm vụ là chống xói lở ở lịng sơng, tác dụng để làm thay đổi
các trạng thái của dòng chảy, hoặc làm thay đổi hướng của dịng chảy trong khn khổ
của lịng sông theo một yêu cầu thiết kế nhất định, nhằm mục đích bảo vệ lịng sơng
chống khỏi tác hại của dịng chảy.
Cơng trình điều chỉnh có thể kể đến như: kè, đập, đê, tường, các đê, đập chỉ xây một
phần lịng sơng lại theo hướng ngang chứ khơng xây hết để tiện cho việc sử dụng.
* Các cơng trình dâng nước.
Các cơng trình này gồm: mương, kênh, cầu máng, đường ống, đường hầm, và thường
được làm bằng các loại vật liệu rất khác nhau, nhiệm vụ của chúng thường là đưa nước
tưới ruộng, dẫn nước cho tua bin, hoặc cấp nước cho thành phố.

* Các cơng trình chun mơn.
Là các cơng trình thường được dùng cho mục đích kinh tế :
-Cơng trình giao thơng thuỷ.

9


-Trạm thuỷ điện
-Cơng trình cho cá
-Cơng trình cấp nước và tháo nước.
-Cơng trình thuỷ nơng : Cống điều tiết ,hệ thống tưới ,tiêu
b. Theo thời gian phục vụ :
* Công trình lâu dài: Là những cơng trình được sử dụng thường xuyên, vận hành
xuyên suốt thời gian khai thác.
* Công trình tạm thời :
Là cơng trình chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian sửa chữa hoặc thi cơng, điển
hình như cơng trình: Cơng trình tháo nước thi cơng, đê quai sanh, âu thuyền tạm thời.
c. Phân loại theo quy mơ cơng trình .
Đây là cách phân loại dựa trên quy định về phân cấp cơng trình và các tiêu chuẩn thiết
kế CTTL của bộ thủy lợi. Theo đó phân chia CTTL thành các cấp và loại như sau:
+ Theo khả năng sản xuất
CTTL chia ra thành 5 loại
+ Theo tính chất quan trọng của cơng trình chia ra :
- Cấp I : Cơng trình đặc biệt, cực kỳ quan trọng
- Cấp II : Cơng trình tương đối quan trọng
- Cấp III : Cơng trình ít, khơng q quan trọng
- Cấp IV : Cơng trình khơng quan trọng
+ Theo ý nghĩa cơng trình và quan hệ của nó đối với nền kinh tế quốc dân :
- Cơng trình chủ yếu
- Cơng trình thứ yếu

- Cơng trình tạm thời

10


Bên cạnh đó, cấp cơng trình cịn phải phụ thuộc vào quy mơ, thời gian sử dụng cơng
trình và ý nghĩa sử dụng cơng trình đã được quy định trong quy phạm. Việc phân chia
về cấp cơng trình vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng và thiết kế, vì nó ảnh hưởng
rất nhiều tới cường độ, sự ổn định và độ bền của cơng trình [1].
Ngồi ra, việc chia các cấp cơng trình thủy lợi cũng phản ánh được trình độ kỹ thuật
tiên tiến của mỗi nước khác nhau, và việc phân chia các cấp cơng trình này cũng sẽ
thay đổi dần dần theo thời gian cho phù hợp [1].
1.1.1.4 Vai trị và vị trí của CTTL trong SXNN và đời sống xã hội
Quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước được thúc đẩy cũng nhờ một phần
khơng nhỏ của các hệ thống CTTL, bởi vì đó là một trong những cơ sở hạ tầng rất
quan trọng và thiết yếu, là một tiền đề cơ sở để tạo mơi trường thuận lợi cho q trình
phát triển nền kinh tế. Việc phát triển thủy lợi cũng là vừa để kích cầu du lịch sau này.
Thường thấy những nơi đầu tư tốt về thủy lợi thì đời sống nhân dân rất ổn định và phát
triển. Vai trò của thủy lợi là giúp tạo ra các biện pháp sử dụng nước cả ở trên mặt đất
và dưới mặt đất cho mục đích SXNN, và sinh hoạt cho người dân, đồng thời cũng
ngăn chặn những tác hại mà nước có thể mang lại, nhằm tránh tổn thất cho người dân.
Như vậy ta có thể thấy ý nghĩa to lớn của ngành thủy lợi đối với việc phát triển kinh tế
xã hội của một đất nước như thế nào [4].

Hình 1.4: CTTL có vai trị quan trọng trong SXNN và đời sống
11


×