Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tài liệu thay đồi tiền lương và giờ làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.04 KB, 12 trang )

Mục lục

I.

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 2

II. NỘI DUNG...................................................................................................................
1. THAY ĐỔI TIỀN LƯƠNG SẼ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỐ
GIỜ LÀM VIỆC?........................................................................................................... 3
2. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TIỀN LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU ỨNG THU NHẬP VÀ THAY THẾ....................................................................5
3. ĐƯỜNG CUNG LAO ĐỘNG.................................................................................8
III.

TỔNG KẾT............................................................................................................11

IV.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA CÔNG VIỆC


I. MỞ ĐẦU:
Xã hội ln khốc lên mình những chiếc áo mới trong từng giờ, từng phút,
từng giây. Bởi sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ, thông tin đã làm cho
xã hội dần có xu hướng tồn cầu hóa. Tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng lớn
mạnh đến chính trị, văn hóa, xã hội và ảnh hưởng rõ nhất là nền kinh tế thị trường
thế giới nói chung và thị trường nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việt Nam là đất
nước phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những đường
lối, quan điểm, chính sách khơng ngừng đổi mới, Đảng ta biết áp dụng linh hoạt
các thành tựu khoa học tiến bộ, học hỏi có chọn lọc các kinh nghiệm của các nước
tư bản, kết tinh trí tuệ của nhân loại. Để rồi đưa Việt Nam từ một nước nghèo có


thu nhập thấp trở thành một đất nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng
sâu rộng hơn với kinh tế thế giới. Đảng và nhân dân ta mong muốn Việt Nam
trong tương lai sẽ trở thành một cường quốc, mong muốn đó sẽ sớm trở thành hiện
thực trong một tương lai gần. Mà đóng vai trị khơng thể thiếu trên con đường lớn
mạnh của nước nhà đó là lực lượng lao động, một lực lượng lao động dồi dào kinh
nghiệm, lực lượng lao động hùng mạnh... Để xây dựng lực lượng lao động đó ta
cần phải đáp ứng nhu cầu của họ, mà nhu cầu họ quan tâm nhất đó chính là tiền
lương, số giờ làm việc và số giờ nghỉ ngơi của họ.
Vậy tiền lương là gì? Tiền lương (lương) là số tiền do người sử dụng lao động
trả cho người lao động khi người lao động đã hồn thành cơng việc theo thỏa
thuận trong hợp đồng lao động. Thế thì bạn chỉ cần bỏ cơng sức làm việc và thời
gian lao động trên thị trường ra thì sẽ có được tiền lương bạn mong muốn hay sao?
Điều gì sẽ xảy ra với số giờ làm việc khi tiền lương thay đổi? Đây cũng chính là
chủ đề mà nhóm mình muốn cùng các bạn thảo luận trong ngày hôm nay.

1


II. NỘI DUNG:
1. Thay đổi tiền lương ảnh hưởng như thế nào đến số làm việc?
Khi tiền lương của người lao động thay đổi trước tiên ta sẽ phân tích
xem tiền lương ảnh hưởng như thế nào đến số làm việc của người lao động.
Bây giờ chúng ta phân tích những gì xảy ra với số giờ làm việc khi tiền lương
thay đổi. Xem xét ở hình 2-10 khi mức tiền lương tăng từ 10$ đến 20$ và giữ
thu nhập phi lao động V không đổi. Việc tăng tiền lương sẽ làm xoay đường
ngân sách quanh điểm thụ hưởng E. Đường ngân sách tăng đột biến làm thay
đổi đường ngân sách chuyển cơ hội đặt ra từ FE sang GE.

Qua hình ta thấy rằng, sự thay đổi trong tỷ lệ tiền lương làm xoay
đường ngân sách quanh điểm thụ hưởng E. Việc tăng lương sẽ dịch

chuyển tiêu dùng tối ưu của người lao động từ điểm P sang điểm R và
có thể giảm hoặc tăng số giờ làm việc.
Hai sơ đồ được trình bày trong hình 2-10 minh họa những tác động của
việc tăng lương đối với số giờ làm việc. Trong hình (a), mức tiền lương tăng
làm dịch chuyển mức tiền lương tối thiểu từ điểm P sang điểm R. Tại điểm cân
bằng mới, người lao động có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn (tăng từ 70 đến 75
số giờ nghỉ ngơi) vì thế số giờ làm việc giảm từ 40 đến 35 giờ.

2


Tuy nhiên, hình (b) lại minh họa kết quả ngược lại. Việc tăng lương
một lần nữa đưa người lao động đến một đường đằng dụng cao hơn và dịch
chuyển mức tiêu dùng tối ưu từ điểm P sang điểm R. Tuy nhiên, lần này việc
tăng tiền lương lại làm giảm số giờ lao động (từ 70 xuống 65 giờ), do đó thời
gian làm việc tăng lên từ 40 đến 45 giờ. Cho thấy rằng người lao động có ít thời
gian nghỉ ngơi hơn và số giờ làm việc tăng lên.
Cả hai sơ đồ trong hình 2-10 thể hiện rằng: bất kể điều gì xảy ra với số
giờ làm việc, việc tăng lương đều sẽ mở rộng cơ hội của người lao động. Nói
cách khác, một cơng nhân có thu nhập tiềm năng lớn hơn khi cô ấy kiếm được
20$ một giờ so với khi cô ấy kiếm được 10$ một giờ. Chúng ta biết rằng thu
nhập tăng sẽ làm tăng nhu cầu đối với tất cả các hàng hóa thơng thường, bao
gồm cả nghỉ ngơi. Do đó, việc tăng lương làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi và làm
giảm số giờ làm việc.
Nhưng đây khơng phải là tất cả những gì xảy ra do tăng lương. Việc
tăng lương cũng làm giá của số giờ nghỉ ngơi tăng. Khi người lao động kiếm
được 20$ một giờ, cô ấy sẽ phải từ bỏ 20$ mỗi khi cô ấy dành một giờ cho các
hoạt động nghỉ ngơi. Do đó, thời gian nghỉ ngơi là một thứ hàng hóa rất đắt đối
với người lao động có lương cao và là mặt hàng tương đối rẻ đối với người lao
động lương thấp. Vì thế, những người lao động được trả lương cao có động lực

mạnh mẽ để cắt giảm tiêu dùng cho hoạt động nghỉ ngơi của họ. Do đó, trường
hợp tăng lương này làm giảm bớt nhu cầu nghỉ ngơi và tăng số giờ làm việc.
Những phân tích này, nêu lý do cơ bản của sự không rõ ràng trong mối
quan hệ giữa số giờ làm việc và mức lương. Một người làm công nhân lương
cao muốn tận hưởng phần thưởng từ thu nhập cao của cơ ấy, và do đó muốn có
nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Tuy nhiên, cùng một công nhân nhưng họ nhận
thấy rằng nghỉ ngơi rất tốn kém và cô ấy đơn giản là không thể nghỉ làm.

3


2. Tác động của sự thay đổi tiền lương ảnh hưởng đến hiệu ứng thu nhập và
hiệu ứng thay thế:

Tỷ lệ tiền lương tăng lên tạo ra hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế.
Hiệu ứng thu nhập sẽ di chuyển từ điểm P đến điểm Q: làm giảm giờ làm
việc. Hiệu ứng thay thế sẽ di chuyển từ Q sang R: làm tăng số giờ làm việc.
Hai hiệu ứng này được minh họa trong hình 2-11.
Như trước đây, mức lương ban đầu là 10$ mỗi giờ. Người lao động tối
đa hóa mức hữu dụng của mình bằng cách chọn mức tiêu dùng bởi điểm P, họ
đang tiêu dùng 70 giờ nghỉ ngơi và làm việc 40 giờ mỗi tuần.
Ban đầu đường ngân sách là FE, giả sử khi mức tiền lương tăng lên 20$. Như
chúng ta đã thấy, đường ngân sách mới GE xoay ra ngoài, tiếp xúc với đường
bàng quan mới U1, tạo ra một tiếp tuyến mới tại điểm R . Người lao động hiện
đang tiêu dùng 75 giờ nghỉ ngơi và làm việc 35 giờ. Như đã vẽ, người lao
động đang làm việc ít giờ hơn với mức lương cao hơn.
Có thể coi việc di chuyển từ điểm P đến điểm R là bước di chuyển hai
giai đoạn. Hai giai đoạn tương ứng chính xác với cuộc phân tích của chúng ta
rằng việc tăng lương tạo ra hai tác động: nó làm tăng thu nhập của người lao
động và nó làm tăng giá của số giờ nghỉ ngơi. Để tách hiệu ứng thu nhập, giả

4


sử chúng ta vẽ một đường ngân sách song song với đường ngân sách cũ FE
(sao cho độ dốc của nó cũng là -10$, nhưng đường đó tiếp tuyến với đường
bàng quan mới U1. Đường ngân sách DD này cũng được minh họa trong hình
2-11(a) và tạo ra một điểm tiếp tuyến Q.
Di chuyển từ vị trí ban đầu P đến vị trí cuối cùng R sau đó phân tích
bước di chuyển thành từng bước đầu tiên từ P đến Q, và bước thứ hai từ Q đến
R. Dễ dàng thấy rằng: giai đoạn 1 số giờ nghỉ ngơi thay đổi từ điểm P đến
điểm Q, tương ứng với thời gian thực là 70 giờ đến 85 giờ làm tăng số giờ
nghỉ ngơi, tăng lên 15 giờ hay số giờ làm việc giảm 15 giờ, là một hiệu ứng
thu nhập. Đặc biệt, sự dịch chuyển từ P sang Q phát sinh từ sự thay đổi thu
nhập của người lao động và giữ tiền lương không đổi. Hiệu ứng này tách biệt
sự thay đổi trong tiêu dùng gây ra bởi thu nhập bổ sung do việc tăng lương tạo
ra. Vì cả hàng hóa nghỉ ngơi và hàng hóa liên quan đều là hàng hóa thơng
thường nên điểm Q phải nằm về phía đơng bắc của điểm P (để cả hàng hóa
nghỉ ngơi và hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn). Do đó, hiệu ứng thu nhập làm
tăng nhu cầu nghỉ ngơi (từ 70 lên 85 giờ) và giảm 15 giờ làm việc mỗi tuần.
Giai đoạn thứ hai, di chuyển từ Q đến R được gọi là hiệu ứng thay thế.
Nó minh họa điều gì xảy ra với tiêu dùng tối ưu khi tiền lương tăng lên, mức
độ hữu dụng không đổi. Bằng cách di chuyển dọc theo đường đẳng dụng của
người lao động, "thu nhập thực tế" của người lao động được giữ. Do đó, hiệu
ứng thay thế tách tác động của việc tăng giá nghỉ ngơi trên giờ làm việc, giữ
thu nhập thực tế không đổi.
Việc di chuyển số giờ nghỉ ngơi từ điểm Q sang điểm R tương ứng với
thời gian thực là 85 giờ đến 75 giờ làm giảm 10 giờ nghỉ ngơi hay số giờ làm
việc giảm 10 giờ, tạo ra sự thay thế từ thời gian nghỉ ngơi và hướng tới việc
tiêu dùng các hàng hóa khác. Nói cách khác, khi tiền lương tăng lên, người lao
động dành ít thời gian hơn cho hoạt động nghỉ ngơi tương đối tốn kém (từ 85

đến 75 giờ) và làm giảm khả năng tiêu thụ hàng hóa của họ. Do hiệu ứng thay
thế, nên việc tăng lương làm giảm nhu cầu nghỉ ngơi và tăng số giờ làm việc
thêm 10 giờ.
Như được vẽ trong hình 2-11(a), số giờ làm việc giảm đi do hiệu ứng
thu nhập (15 giờ) vượt quá số giờ làm việc liên quan đến hiệu ứng thay thế (10
5


giờ). Do đó, tác động thu nhập là chủ đạo dẫn đến mối quan hệ giữa số giờ
làm việc và mức lương có xu hướng giảm. Trong hình 2-11(b), hiệu ứng thu
nhập (lại chuyển từ điểm P sang Q) làm giảm 10 giờ làm việc, trong khi hiệu
ứng thay thế (chuyển từ Q sang R) làm tăng 15 giờ làm việc. Do hiệu ứng thay
thế là chủ đạo, nên mối quan hệ giữa giờ làm việc và mức lương có xu hướng
tăng lên.
Lý do cho sự không rõ ràng trong mối quan hệ giữa giờ làm việc và tiền
lương bây giờ trở nên sáng tỏ hơn. Khi tiền lương tăng, mọi người có cơ hội
lớn hơn và hiệu ứng thu nhập làm tăng nhu cầu giải trí và giảm cung lao động.
Tuy nhiên, khi tiền lương tăng lên, hoạt động giải trí trở nên đắt đỏ hơn, và
hiệu ứng thay thế tạo ra động lực khuyến khích người lao động chuyển từ tiêu
dùng giải trí sang các hình thức tiêu dùng khác. Sự thay đổi này làm giải
phóng giờ giải trí và tăng số giờ làm việc lên.
Vì vậy, chúng ta có thể tóm tắt mối quan hệ giữa giờ làm việc và mức
lương như sau:
∆h
│ ˬ < 0, Nếu hiệu ứng thu nhập là chủ đạo
∆w
∆h
│ ˬ > 0, Nếu hiệu ứng thay thế là chủ đạo
∆w


Việc tạo nên 2 tác động hiệu ứng và thay thế khi tiền lương tăng, người
lao động sẽ phân ra hai quan điểm cơ bản:
-

Quan điểm thứ nhất, người lao động xem nghỉ ngơi là đáng giá.
Cụ thể ở hình 2-11(a) khi hiệu ứng thu nhập là chủ đạo. Số giờ làm việc
giảm đi do hiệu ứng thu nhập thay đổi từ điểm P sang Q (15 giờ) vượt
quá số giờ làm việc liên quan đến hiệu ứng thay thế thay đổi từ điểm Q
sang R (10 giờ). Do đó tác động thu nhập mạnh hơn tác động thay thế
hoặc có thể nói ở quan điểm này tác động thu nhập làm chủ đạo và người
lao động sẽ nghỉ ngơi nhiều hơn.

-

Quan điểm thứ hai, người lao động xem nghỉ ngơi không đáng giá.
Cụ thể ở hình 2-11(b) khi hiệu ứng thay thế là chủ đạo. Hiệu ứng thu
nhập thay đổi từ điểm P sang Q làm giảm 10 giờ làm việc, trong khi đó
hiệu ứng thay thế chuyển từ điểm Q sang R làm tăng 15 giờ làm việc. Do
6


đó tác động thay thế chiếm ưu thế hơn tác động thu nhập hoặc có thể nói
ở quan điểm này, tác động thay thế làm chủ đạo và người lao động sẽ
nghỉ ngơi ít hơn.
3. Đường cung lao động:
Đường cung lao động uốn ngược cho một công nhân

Đường cung lao động cho biết mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền lương và giờ
làm việc. Đoạn dốc lên của đường cong ngụ ý rằng hiệu ứng thay thế
ban đầu chiếm ưu thế mạnh hơn, và phần uốn cong ngược được hàm ý

rằng hiệu ứng thu nhập sẽ chiếm ưu thế cuối cùng.
Mối quan hệ được dự đoán giữa số giờ làm việc và tỷ lệ tiền lương
được gọi là đường cung lao động. Một trong nhiều đường cung lao động khả
thi mà lý thuyết ngụ ý được minh họa trong hình 2-12. Chúng ta thấy rằng giờ
làm việc sẽ bằng 0 đối với bất kỳ mức lương nào thấp hơn mức lương duy trì
w´ . Con người sẽ tham gia vào thị trường lao động khi mức lương thị trường

vượt quá mức lương duy trì, và số giờ làm việc có giá trị dương với mức
lương đưa ra w´ . Do đó, ở mức lương cao hơn một chút so với mức lương duy
trì, đường cung lao động phải có độ dốc dương, để các hiệu ứng thay thế
chiếm ưu thế hơn hiệu ứng thu nhập. Nếu tại một thời điểm nào đó, tình hình
đảo ngược và hiệu ứng thu nhập bắt đầu chiếm ưu thế, số giờ làm việc sẽ giảm
khi tiền lương tăng lên, tạo ra một đoạn đường cung lao động có độ dốc âm.

7


Đường cung lao động minh họa trong hình minh họa 2-12 được gọi là đường
cung lao động uốn ngược.
Vì người lao động cần cả lao động để có thu nhập sinh tồn lẫn cả số giờ
nghỉ ngơi. Mà số giờ trong một ngày là không đổi, nếu số giờ làm việc nhiều
thì số giờ nghỉ ngơi sẽ ít đi. Nói theo kinh tế học, là có sự đánh đổi giữa số giờ
làm việc và số giờ nghỉ ngơi. Khi mức thu nhập thấp, người ta phải làm việc
và giảm số giờ nghỉ ngơi, tại thời điểm đó người lao động xem số giờ nghỉ
ngơi là hàng hóa thứ cấp (hiệu ứng thu nhập < hiệu ứng thay thế). Vì thế khi
tiền lương ở một khoảng thấp nhất định, đường cung dốc lên. Tuy nhiên, khi
thu nhập cao hơn, người ta lại thấy cần sự nghỉ ngơi nhiều hơn, họ lại nghĩ số
giờ nghỉ ngơi là hàng hóa thơng thường (hiệu ứng thu nhập > hiệu ứng thay
thế) vì tiền nhiều chẳng để làm gì nếu khơng có lúc nào tiêu dùng chúng. Do
vậy, tiền lương càng cao, thì lượng cầu về lao động (đo bằng số giờ) lại giảm

đi. Kết quả là có một đường cung lao động uốn ngược.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là sự không rõ ràng giữa số giờ làm
việc và mức lương mà các công việc có thể đạt được. Sự cạnh tranh này gây
áp lực giảm lương. Do đó, khi tiền lương cao hơn mức cân bằng, sự cạnh tranh
về việc làm sẽ làm giảm tiền lương.
Lý thuyết tại nơi làm việc:
Đô la và những giấc mơ
Hàm ý rằng nhu cầu về thời gian nghỉ ngơi của chúng ta đáp ứng với
mức giá của nó khơng có gì đáng ngạc nhiên. Khi mức lương cao, chúng tơi sẽ
cố gắng tìm cách giảm thiểu việc sử dụng thời gian quý báu của mình, chẳng
hạn như liên hệ với công ty môi giới bán vé và trả giá rất cao cho vé xem hòa
nhạc và rạp hát, thay vì đứng xếp hàng hàng giờ đồng hồ để mua vé theo mệnh
giá. Chúng ta thường sẽ thuê một bảo mẫu hoặc gửi con cái của chúng ta đến
nhà trẻ, thay vì rút khỏi thị trường lao động. Và chúng ta sẽ tiêu thụ nhiều bữa
ăn được chuẩn bị trước hoặc gọi đồ ăn Trung Quốc mang đi, thay vì tham gia
vào việc chuẩn bị bữa ăn kéo dài.
Nó chỉ ra rằng việc phân bổ thời gian của chúng ta đáp ứng các khuyến
khích kinh tế ngay cả khi khơng có sẵn các sản phẩm thay thế dễ dàng, chẳng
8


hạn như khi chúng ta quyết định ngủ bao nhiêu giờ. Ngủ chiếm phần lớn thời
gian của chúng ta hơn bất kỳ hoạt động nào khác, bao gồm cả công việc thị
trường. Người đàn ơng điển hình ngủ 56.0 giờ mỗi tuần, trong khi phụ nữ điển
hình ngủ 56.9 giờ mỗi tuần. Mặc dù hầu hết mọi người nghĩ rằng thời gian
chúng ta ngủ được xác định về mặt sinh học (và thậm chí có thể về mặt văn
hóa), nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, ở một mức độ nào đó, thời
gian ngủ có thể được xem đơn giản là một hoạt động khác mà chúng ta phân
bổ nguồn lực khan hiếm. Miễn là đáp ứng một số ngưỡng sinh học tối thiểu
cho thời gian ngủ, nhu cầu về thời gian ngủ dường như đáp ứng với những

thay đổi của mơi trường kinh tế.
Đặc biệt, có một mối tương quan nghịch giữa khả năng thu nhập của
một người và số giờ ngủ. Ví dụ, những người có học vấn cao hơn, ngủ ít hơn.
Thêm 4 năm học nữa, thời gian ngủ sẽ giảm đi khoảng 1 giờ mỗi tuần. Tương
tự, việc tăng lương 20 phần trăm sẽ làm giảm thời gian ngủ đi phần trăm, tức
khoảng 34 phút mỗi tuần. Do đó, khi mức lương cao, dường như ngay cả mơ
ước cũng trở nên đắt đỏ.
Nguồn: Jeff E, Biddle và Daniel S. Hamermesh, "Giấc ngủ và sự phân bổ thời
gian,"Journal của Kinh tế Chính trị 98 (tháng 10 năm 1990): 922-943.

9


III. Tổng kết:
Tóm lại, sau phần phân tích trên chúng ta có thể thấy được rằng mỗi người
lao động sẽ tự có cho mình những quyết định và đưa ra những quan điểm thích
hợp của riêng họ.
Việc tăng lương dù tăng hay giảm số giờ làm việc thì điều là cơ hội để mở
rộng của người lao động. Khi thay đổi tiền lương sẽ xảy ra hai trường hợp đến số
giờ làm việc của người lao động:
Trường hợp một: Khi tiền lương tăng sẽ làm tăng nhu cầu đối với tất cả các hàng
hóa thơng thường, bao gồm cả số giờ nghỉ ngơi.
 Việc tăng lương làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi và làm giảm số giờ làm
việc.
Trường hợp hai: Thời gian nghỉ ngơi là một thứ hàng hóa rất đắt đối với người
lao động có lương cao và là mặt hàng tương đối rẻ đối với người lao động lương
thấp. Vì thế, những người lao động có thu nhập cao thường cắt giảm tiêu dùng
cho các hoạt động nghỉ ngơi của họ
 Khi tăng tiền lương người lao động có số giờ làm việc tăng lên
Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ tiền lương còn tạo ta hai hiệu ứng đó là hiệu

ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế.
Hiệu ứng thu nhập: khi người lao động tăng lương thì số giờ nghỉ ngơi của họ
tăng lên hay số giờ làm việc của họ giảm đi (họ xem nghỉ ngơi là đáng giá) lúc
này đối với họ nghỉ ngơi là hàng hóa thơng thường nên họ sẽ nghỉ ngơi nhiều
hơn.
Hiệu ứng thay thế: khi người lao động tăng lương thì số giờ làm việc tăng lên hay
số giờ nghỉ ngơi giảm đi (họ xem nghỉ ngơi là không đáng giá) lúc này đối với họ
nghỉ ngơi là hàng hóa thứ cấp nên họ sẽ nghỉ ngơi ít hơn.
Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa số giờ làm việc và tiền lương là:
khi tiền lương tăng, mọi người có cơ hội lớn hơn và hiệu ứng thu nhập làm tăng
10


nhu cầu giải trí và giảm cung lao động. Tuy nhiên, khi tiền lương tăng lên, hoạt
động giải trí trở nên đắt đỏ hơn, và hiệu ứng thay thế tạo ra động lực khuyến
khích người lao động chuyển từ tiêu dùng giải trí sang các hình thức tiêu dùng
khác. Sự thay đổi này làm giải phóng giờ giải trí và tăng số giờ làm việc lên.

IV. Danh sách thành viên nhóm và mức độ tham gia cơng việc:
STT

Họ và tên thành
viên

Lớp

Mã số sinh
viên

Cơng việc


1

Nguyễn Thảo Vy
(Nhóm trưởng)

DH20K
T

20120347

2

Lê Minh Thư

DH20K
T

20120286

3

Trần Thị Hoài
Thu

DH20K
T

20120285


4

Nguyễn Thị
Thanh Thủy

DH20K
T

20120294

5

Trần Thị Kim
Yến

DH20K
T

20120357

Dịch bài, viết bài
báo cáo, tổng hợp
bài báo cáo, làm
powerponit, trả
lời vấn đáp
Dịch bài, viết bài
báo cáo, sửa bài
kiểm tra lỗi, trả
lời vấn đáp
Dịch bài, viết bài

báo cáo, sửa bài
kiểm tra lỗi, trả
lời vấn đáp
Dịch bài, viết bài
báo cáo, sửa
thuyết trình
Dịch bài, viết bài
báo cáo, sửa bài
kiểm tra lỗi, làm
powerpoint, trả
lời vấn đáp

11

Mức
độ
tham
gia
100%

100%

100%

100%
100%




×