LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong bài
tiểu luận này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện tại một số doanh
nghiệp trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày12 tháng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện
TRỬ
MÙA Y TRỬ
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô trong trường đã tạo cơ hội cho em tiếp cận môn học mới và đầy ý nghĩa này.
Và em cũng xin chân thành cám ơn tới cô giáo Đoàn Thị Vượng đã nhiệt tình
trong việc hướng dẫn em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và đánh giá do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài tiểu luận này không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
Thầy, Cô để em có thể có cơ hội học thêm, tiếp thu thêm được nhiều kinh
nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong các bài tiểu luận sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
TỪ VIẾT TẮT
TÊN CỤM TỪ VIẾT TẮT
UBND
KCN
XHCN
BLĐTBXH
TNHH
BCNTĐ
Uỷ ban nhân dân
Khu công nghiệp
Xã hội chủ nghĩa
Bộ Lao động và Thương binh xã hội
Trách nhiệm hữu hạn
Bộ Công nghiệp và Tập đoàn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỜI GIỜ LÀM VỆC, THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT.............
1.1. Những vấn đề chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi............
1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi...............................
1.1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi....
1.1.3. Mối quan hệ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với một sổ nội dung
trong quan hệ lao động....................................................................................
1.2. Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi......
1.2.1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của tổ chức lao
động quốc tế (ILO)..........................................................................................
1.2.2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của một số nước
trên thế giới......................................................................................................
1.3. Nội dung chế độ giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của
pháp luật lao động Việt Nam........................................................................
1.3.1. Thời giờ làm việc...............................................................................
1.3.2. Thời giờ nghỉ ngơi.............................................................................
1.3.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các
công việc có tính chất đặc biệt........................................................................
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN.
2.1. Khái quát vấn đề thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các
doanh nghiệp ở Nghệ An .................................................................................
2.2. Tình hình thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại một số
doanh nghiệp trên địa ban tỉnh Nghệ An........................................................
2.2.1. Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan..........................................
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dệt may
Hoàng Thị Loan................................................................................................
2.2.1.2. Thực trạng thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại
Công ty Cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan......................................................
2.2.2. Công ty cổ phần xi măng dầu khí 12/9................................................
2.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xi măng
dầu khí 12/9.......................................................................................................
2.2.2.2. Thực trạng thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại
Công ty Cổ phần xi măng dầu khí 12/9.............................................................
CHƯƠNG 3: NHỮNG TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CHẾ ĐỊNH THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.....
3.1. Những tồn tại trong quá trình thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi tại một số công ty............................................................................
3.1.1. Những sai phạm.....................................................................................
3.1.2. Những nguyên nhân tồn tại....................................................................
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.............................................................................................................
KẾT LUẬN........................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, để thu hút và bảo vệ người
lao động làm việc tại các doanh nghiệp cũng như các cơ quan Nhà nước có sử
dụng lao động, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi một cách
hợp lý và sử dụng nó một cách có hiệu quả là vấn đề quan trọng và cần thiết
hơn bao giờ hết. Bởi vì, trong những công việc khác nhau người lao động
không thể làm việc mà không cần nghỉ ngơi, có nghỉ ngơi thì người lao động
mới có sức khỏe và điều kiện tốt nhất để hoàn thành công việc. Tỉnh Nghệ An
hiện nay, có gần 7.500 doanh nghiệp trong đó với 98% doanh nghiệp là vừa và
nhỏ. Những năm qua, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước
xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các quy định về nội quy lao động, thỏa ước
lao động tập thể nhằm phù hợp với pháp luật lao động. Tuy nhiên, đứng trước
sự cạnh tranh khốc liệt ngày càng đa dạng và mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng với mong muốn
tạo nên sức cạnh tranh mới để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình dựa trên nguồn lực sẵn có đã khai thác triệt để sức lao động của người lao
động. Vì vậy, vấn đề vi phạm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là điều
không tránh khỏi tại các doanh nghiệp có sử dụng lao động, nó như một quy
luật khách quan tất yếu của cuộc sống. Để giảm bớt những sai phạm và thực
hiện có hiệu quả pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tỉnh Nghệ
An đã chỉ đạo các ban ngành có liên quan không ngừng nâng cao công tác
tuyên tuyền pháp luật lao động, tổ chức các lớp tập huấn về tìm hiểu pháp luật
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho các cán bộ quản lý, người sử dụng lao
động, người lao động. Đồng thời, mở rộng các đợt kiểm tra, thanh tra về việc
thực thi pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006,
2007) và hệ thống các thông tư, nghị định về lao động đã cụ thể hóa đường
lối của Đảng và Nhà nước, cũng như các quy định của Hiến pháp về các vấn
đề lao động. Trong đó, ghi nhận và từng bước hoàn thiện chế định thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một nội dung quan
trọng trong pháp luật lao động vì nó liên quan đến quyền và lợi ích của người
lao động làm công ăn lương. Người lao động có được bảo vệ tốt hay không là
nhờ hành lang pháp lý chặt chẽ của pháp luật, một phần chủ yếu là được bảo
vệ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi nhằm phát huy tốt năng lực
người lao động.
Với những lý do trên, nên em chọn đề tài: "Khảo sát, đánh giá việc
chấp hành quy định Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
được áp dụng tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An" cho
bài tiểu luận của mình, nhằm đi sâu vào nghiên cứu thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi một cách cụ thể và thực tiễn chấp hành quy định pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An để tìm ra những sai phạm trong quá trình thực hiện và đưa ra giải
pháp nhằm hoàn thiện chế định thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và thực hiện đề tài, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến để bài tiểu luận thêm hoàn thiện hơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xoay quanh vấn đề thời giờ làm việc, thời
gian nghỉ ngơi trong pháp luật lao động và việc thực thi thời giờ làm
việc, thời gian nghỉ ngơi ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
• Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực thi nghiên cứu ở một số doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
4. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
• Tìm hiểu cơ sở lý luận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi dưới góc
độ điều chỉnh của pháp luật.
• Khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
• Đi sâu tìm hiểu những quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ
ngơi của người lao động và việc áp dụng những quy định đó tại một số
công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm tìm ra nguyên
nhân của những vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật và cả
những sai phạm trong quá trình nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
• Nhìn nhận một cách tổng quát những vấn đề chung về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi. Đưa ra các tồn tại và giải pháp nhằm hoàn thiện chế
định thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi góp phàn bảo vệ lợi ích đối
với người lao động.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi là vấn đề quan trọng được đề cập
trong rất nhiều bài viết, buổi thảo luận và tại các công trình nghiên cứu khoa
học trong và ngoài nước của nhiều cơ quan, tổ chức quản lý lao động, người
lao động trong đó cả có học sinh, sinh viên. Một số công trình khoa học tiêu biểu
và các văn bản có liên quan đến vấn đề khảo sát, đánh giá việc chấp hành các quy định thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có thể nêu như sau:
“Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động
và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao
động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động” (của
tác giả Lê Thị Phượng).
“Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ
lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tỉnh Thanh Hóa và
các giải pháp nâng cao hiệu quả của các quy định trên” (của tác giả
Nguyễn Lê Thanh).
Bài viết: “Người lao động cần 500 giờ làm việc trên một năm” (cập nhật
28/1/2010 của trang báo Dantri.com.vn).
Bài viết: “Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ mới thực trạng và giải
pháp” (của tác giả Ngô Viết Hoàn)
Bài viết: "Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi trong điều kiện nền kinh tế thị trường úc" (của tác giả Peter
Donald)
Bài viết:"Chế định thời giờ làm việc theo pháp luật lao động Thụy Điển"
(của tác giả Olof Stenqvist).
Là một tỉnh đầy tiềm năng ở miền Trung với lực lượng tham gia vào lực
lượng lao động cao việc thực hiện và chấp hành quy dịnh của pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ngày càng theo hướng hiện đại, đúng với
quy định của pháp luật và mang lại hiệu quả tích cực cho lao động. Thông
qua sự chấp hành đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đạt được hiệu quả cao ở cơ
sở sẽ là tiền đề quan trọng cho mọi hoạt động của toàn tỉnh trong thời gian tới.
Những tài liệu trên là những gợi ý quý báu có giá trị tham khảo, kế thừa
giúp em tiến hành nghiên cứu Đề tài: “Khảo sát, đánh giá việc chấp hành
quy định Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được áp dụng
tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An".
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng của tư tưởng Hồ Chí Minh;
Phương pháp phân tích;
Phương pháp nhận định đánh giá;
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin;
Nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo;
Nguồn tin từ mạng Internet.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần vào việc hoàn thiện kỹ năng phân tích lý
thuyết và đánh giá vấn đề; đi sâu vào tìm hiểu lý luận nghiên cứu về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Về mặt thực tiễn: Đề tài bổ sung một khối lượng kiến thức về thời giờ
làm việc, thời gian nghỉ ngơi cho những người lao động, những nhà quản
lý và sử dụng lao động, cho các bạn sinh viên muốn làm bài tập lớn, yêu
thích nghiên cứu khoa học. Là tư liệu tham khảo bổ ích cho quá trình điều
hành của những nhà quản lý, sử dụng lao động và người lao động muốn
quan tâm hơn đến lợi ích của mình.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được chia làm 03 chương:
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ
NGƠI DƯỚI GÓC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
1.1. Những vấn đề chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Làm việc và nghỉ ngơi là hai vấn đề tưởng như mâu thuẫn nhau nhưng
đặt trong thời giờ thì đó lại là hai phạm trù thống nhất có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Có làm việc thì phải có nghỉ ngơi và nghỉ ngơi sẽ tạo điều
kiện để phục hồi sức lao động. Trong khoa học luật lao động, khái niệm thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và tư
cách khác nhau nhưng có thể hiểu nó như sau:
Thời giờ làm việc là thời gian đóng góp vào quá trình làm việc, là độ dài
thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động theo quy định của
pháp luật, Thỏa ước lao động tập thể và Hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử
dụng ngoài nghĩa vụ lao động nhưng có thể vẫn được hưởng lương.
Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của pháp luật lao động
có ý nghĩa rất quan trọng. Nhằm bảo hộ người lao động bởi quyền làm việc
và nghỉ ngơi là một trong quyền căn bản của con người, trước hết là người
lao động trong quan hệ lao động. Các quy định về thời giờ làm việc thời giờ
nghỉ ngơi là hành lang pháp lý nhằm bảo hộ người lao động, bảo hộ và thực
hiện chiến lược con người. Việc điều chỉnh thời giờ làm việc thời giờ nghỉ
ngơi nhằm để các bên trong quan hệ lao động thực hiện đầy đủ quyền và
nghĩa vụ của mình. Đồng thời là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền
kiểm tra, giám sát việc sử dụng lao động và xử lý vi phạm một cách kịp thời.
Hiện nay thời làm việc thời giờ nghỉ ngơi được áp dụng đối với người
lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
• Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước
• Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005
sửa đổi, bổ sung.
• Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm
1996.
• Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính t r ị - x ã hội.
• Hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình.
• Cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc người nước ngoài trên địa bàn Việt Nam.
• Các đối tượng là công chức, viên chức trong cơ quan hành chính sự
nghiệp; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội; đoàn thể nhân dân;
người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Như vậy, khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem như
các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người, nó được áp dụng cho nhiều đối
tượng khác nhau mà pháp luật lao động phải thể hiện được nội dung tinh thần
đó.
1.1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Nguyên tắc là những tư tưởng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát
điểm trong suốt quá trình xây dựng áp dụng các quy phạm pháp luật. Trong
chế định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi các nguyên tắc điều chỉnh
bao gồm:
• Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy
định. Pháp luật quy định thời giờ làm việc tối đa là 8 giờ một ngày hoặc
48 giờ một tuần, thời giờ làm thêm tối đa 4 giờ trong một ngày và 200
giờ trong một năm. Còn thời giờ nghỉ ngơi lại quy định tối thiểu phải
được nghỉ 1 ngày trong một tuần. Như vậy, pháp luật không quy định
cứng nhắc độ dài thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi mà chỉ giới
hạn ở mức tối đa và mức tối thiểu nhằm tạo điều kiện cho các bên trong
quan hệ lao động có thể tự thỏa thuận, thương lượng cho phù hợp.
Đồng thời tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử dụng lao
động, tạo hành lang pháp lý để người sử dụng lao động quy định theo
hướng có lợi hơn cho người lao động.
• Nguyên tắc cho phép các bên tự thỏa thuận trong những trường hợp cần
thiết. Đây chính là tính linh hoạt của pháp luật tạo điều kiện để các bên
bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho thuận tiện như: Thỏa
thuận về thời giờ làm thêm, sắp xếp lịch nghỉ hàng tuần, hàng tháng,
hàng năm, nghỉ không lương. Các bên thỏa thuận nhưng vẫn phải trong
khuôn khổ của pháp luật, tuân thủ các quy định của pháp luật và
khuyến khích thỏa thuận theo hướng có lợi cho người lao động.
• Nguyên tắc áp dụng quy định riêng đối với các đối tượng lao động đặc
biệt. Thường là việc thực hiện rút ngắn thời giờ làm việc; tăng thời giờ
nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc nặng nhọc; độc hại, lao
động nữ; lao động chưa thành niên; lao động là người cao tuổi.
1.1.3. Mỗi quan hệ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với một số nội
dung trong quan hệ lao động
Với tiền lương: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ để người
sử dụng lao động trả lương cho người lao động. Người lao động được
hưởng tiền lương theo số giờ làm kể cả thời gian làm việc chính và làm
thêm. Người lao động không được trả lương nếu không làm việc trừ
thời gian người lao động nghỉ ngơi theo chế độ được hưởng nguyên
lương. Tiền lương được thanh toán đầy đủ sẽ đảm bảo cho người lao
động duy trì được thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy
định của pháp luật.
Với bảo hộ lao động: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người
lao động cũng cần được bảo hộ bởi thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
là quyền của người lao động, gắn chặt với người lao động. Bảo hộ lao
động góp phần trực tiếp vào bảo vệ người lao động khi họ đang thực
hiện nghĩa vụ lao động. Chế độ bảo vệ sức khỏe cho người lao động
trong bảo hộ lao động là căn cứ để xây dựng mối quan hệ với thời giờ
làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.
Tức là, để duy trì sức khỏe cho người lao động cần xây dựng hợp lý thời
giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi như: Rút ngắn thời giờ làm việc đối
vớii lao động làm các công việc có tính chất độc hại, nguy hiểm; hạn chế
làm ca đêm và làm thêm giờ đối với những đối tượng này.
Với kỷ luật lao động: Việc tuân thủ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi giúp cho người lao động giữ vững kỷ luật lao động. Xây dựng kỷ
luật lao động nhằm khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành
thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy định của pháp luật,
tạo điều kiện cho người lao động sử dụng hợp lý thời gian lao động.
Với việc làm và bảo đảm việc làm: Việc làm là căn cứ để xây dụng và
thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi một cách hợp lý nhằm bảo
vệ người lao động. Có đảm bảo việc làm mới duy trì được thời gian lao
động và ngược lại.
Với định mức lao động: Định mức lao động là việc xác định ở công việc
nào cho đối tượng nào sẽ được hưởng thời gian như thế nào và trả lương
ra sao cho hợp lý.
1.2. Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của tổ chức
lao động quốc tế (ILO)
Tại Anh, từ khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, thời gian làm việc
của người thợ đã bị tăng không ngừng. Vào thời kỳ ấy, công nhân Anh phải
lao động cực nhọc liên tục 16-18 tiếng mỗi ngày trong các công xưởng;
không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm nổi tiếng "Tình cảnh của giai cấp
công nhân Anh", Karl Marx đã lên tiếng phê phán chính sách bóc lột nhân
công tàn bạo này. Trong những năm 30 của thế kỷ XIX, phong trào công nhân
mới thành hình - theo bài học do Marx chỉ ra trong bộ "Tư bản luận" - đã đặt
mục đích: ít nhất, phải tái lập hình thức lao động 12 giờ hàng ngày cho giới
lao động vị thành niên.
Sự bóc lột sức lao động thời ấy không chỉ tàn tệ và dã man dưới con mắt
những nhà xã hội. Năm 1980, trong thông điệp gửi hoàng đế Đức, Giáo
hoàng Leon XIII đã tỏ ý muốn tái lập ngày nghỉ vào chủ nhật hàng tuần để
người công nhân, trong quá trình thực hành tôn giáo vào thời gian rỗi rãi
ngày chủ nhật, sẽ trở thành kẻ đạo đức và chân chính.
Năm 1850, Robert Owen, nhà xã hội không tưởng vĩ đại người Anh
cũng cho rằng người công nhân chỉ nên làm việc 8 tiếng mỗi ngày (khoảng
thời gian còn lại phải để họ nghỉ ngơi và học hỏi) vì sự phát triển của các
xưởng máy, của các loại máy móc phức tạp đòi hỏi người thợ càng ngày càng
phải tập trung tinh thần khi lao động, và phải nâng cao tay nghề. Karl Marx
trong "Tư bản luận" cho rằng giai cấp công nhân có một "nhiệm vụ khẩn cấp"
đó là buộc các nhà nước phải thông qua những đạo luật "làm sáng tỏ một điều
khi nào chấm dứt khoảng thời gian mà người công nhân phải bán sức lao
động và khi nào bắt đầu khoảng thời gian của riêng họ".
Những ý tưởng trên của Marx đã được cho vào chương trình hành động
của phong trào công nhân, vốn được tổ chức trên cơ sở "Tư bản luận" nhưng
không hề thống nhất. Tuy nhiên, ở nửa đầu thế kỷ XIX tại các nước tư bản
phát triển nhất, giới lao động cũng chỉ dám mơ ước và đòi hỏi "được" làm
việc 10 giờ một ngày. Vào thời gian đó, ở Anh hay Hoa Kì, việc người thợ
phải làm việc cực nhọc 12-14 giờ mỗi ngày không phải là điều hiếm. Tại
Hungary, đạo luật công nghiệp đầu tiên được phê chuẩn năm 1872 đã "giảm
mội cách đáng kể thời gian làm việc" là 16 tiếng hằng ngày.
Tại Đại hội Giơnevơ (1866), Liên hiệp Công nhân Quốc tế (thường
được biết đến với tên gọi Đệ nhất Quốc tế hay Quốc tế Lao động) đã thông
qua Nghị quyết đòi giới chủ xưởng phải chấp nhận cho công nhân làm việc 8
giờ mỗi ngày. Ngày 1-5-1896, AFL đã kêu gọi và tổ chức một cuộc tổng đình
công khổng lồ. Tại Millwaukee và Chicago, cảnh sát đã nã súng vào đoàn
biểu tình gồm hàng trăm người, khiến nhiều người bỏ mạng. Bốn năm sau,
Đệ nhị Quốc tế (Quốc tế Xã hội) tuyên bố 1-5 là ngày "Quốc tế Lao động" và
yêu cầu giới công nhân các nước hãy xuống đường vào ngày này hàng năm
để tưởng nhớ những nạn nhân và đòi hỏi quyền được làm việc - nghỉ ngơi giải trí đúng mức.
Thế kỷ XX, tại các quốc gia XHCN Quốc tế Lao động 1-5 trở thành
ngày lễ lớn nhất mang tầm quốc gia. Trong ngày đó, những cuộc diễn hành
lớn và ngoạn mục đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều giai tàng dân
chúng, nhằm biểu dương những thành tựu kinh tế và xã hội của giai cấp công
nhân dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng. Từ thập niên 90 thế kỷ
trước, với sụ sụp đổ của các hệ thống XHCN, 1-5 được gọi bằng tên mới
"Ngày Đoàn kết của người lao động". Tại các thành phố lớn trên thế giới,
nhân ngày 1-5, các tổ chức nghiệp đoàn vẫn tiến hành những cuộc xuống
đường đòi bảo vệ và thực hiện những quyền lợi chính đáng của giới thợ, đòi
mức lương và lương hưu xứng đáng cho người lao động...
Năm 1919 tại Anh, tổ chức lao động quốc tế (ILO) thành lập, đã lần lượt
thông qua các Công ước về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Công ước số 1 (1919) và Công ước số 30 (1930) quy định ngày làm việc
trong các xí nghiệp công nghiệp, trong các cơ sở thương mại buôn bán là 8
giờ hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ một tuần.
Công ước số 89 (1948) về làm việc ban đêm của phụ nữ trong công
nghiệp quy định tại điều 3 như sau: Không được sử dụng lao động phụ nữ dù
ở độ tuổi nào, làm việc ban đêm trong mọi cơ sở công nghiệp, công cộng và
tư nhân, kể cả trong mọi bộ phận thuộc những cơ sở ấy, trừ trong những cơ sở
chỉ sử dụng những thành viên của cùng một gia đình. Quy định này của ILO
đã hạn chế một cách tối đa các cơ sở công nghiệp sắp sếp cho lao động nữ
làm đêm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, Điều 4 Công ước này quy
định hai trường hợp không áp dụng quy định trên, đó là trường hợp bất khả
kháng và trường hợp có dùng nguyên vật liệu đang tinh luyện, có thể nhanh
chóng biến chất nên cần phải làm đêm.
Công ước số 90 về làm việc ban đêm của thiếu niên trong công nghiệp
(1948) quy định không sử dụng thiếu niên dưới 18 tuổi làm việc ban đêm
trong mọi cơ sở công nghiệp, trừ trường hợp vì mục đích học việc hoặc đào
tạo nghề nghiệp đòi hỏi phải thực hiện công việc liên tục (tuy nhiên vẫn phải
đủ 16 tuổi trở lên).
Tại Công ước số 46 (1948) giới hạn thời giờ làm việc trong mọi mỏ than
của một công nhân không được vượt quá 7 giờ 45 phút mỗi ngày, bao gồm cả
thời gian công nhân bước vào thang máy để xuống mỏ và thời gian đi lên.
Về thời gian làm đêm, theo Công ước số 41 (1934) thì thời gian làm
đêm gồm ít nhất 11 giờ liên tục trong đó bao gồm một khoảng thời gian nằm
giữa 22 giờ và 5 giờ sáng. Còn theo Công ước số 89 năm 1948 thì đó là một
khoảng thời gian gồm ít nhất 11 giờ liên tục trong đó bao gồm một khoảng
thời gian do nhà chức trách có thẩm quyền xác định có ít nhất 7 giờ liên tục
nằm giữa 10 giờ đêm và 7 giờ sáng, nhà chức trách có thẩm quyền có thể ấn
định những khoảng thời gian khác nhau cho những vùng, những ngành công
nghiệp, những cơ sở nhưng sẽ tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan của
người sử dụng lao động và của người lao động trước khi ấn định một khoảng
thời gian bắt đầu sau 11 giờ đêm (Điều 2).
Đối với chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương, Công ước số 135 của
(ILO) năm 1970 quy định số ngày nghỉ có hưởng lương là do các thành viên
quy định nhưng không được dưới 3 tuần làm việc cho một năm làm việc.
Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong công
nghiệp. Công ước số 106 (1957) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong
thương mại, văn phòng. Theo đó người lao động phải được nghỉ tối thiểu
lngày trong mỗi kỳ 7 ngày.
Tóm lại, tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã có một hệ thống quy định về
thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi tương đối hợp lý. Các quy định đó đều
dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và nắm bắt tình hình chung của tất cả các
nước thành viên. Việc ban hành các quy định đó nhằm mục đích tạo hành
lang pháp lý cho các quốc gia thành viên quy định trong pháp luật của quốc
gia mình, tạo cơ sở kiểm soát tình trạng bóc lột sức lao động trong pham vi
toàn cầu, tiến tới mục tiêu chung là bảo vệ người lao động.
1.2.2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của một số
nước trên thế giới
Theo Nhật Bản nhà tuyển dụng không được quy định thời gian làm việc
quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần (theo Điều 32, Điều 40 của
Luật Lao Động tiêu chuẩn của Nhật Bản). Nhà tuyển dụng phải cho
người lao động nghỉ ít nhất một ngày trong tuần, hay 4 ngày trong thời
gian 4 tuần (Điều 35 của Luật lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản).
Đối với giờ làm việc ngoài thời gian làm trên sẽ được tính là thời gian
làm thêm và người lao động phải được trả thêm lương tính theo tỷ lệ 25% trở
lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần.
Nếu người lao động phải làm thêm trong ngày nghỉ thì mức trả thêm này tối
thiểu phải là 35%.
Thêm vào đó, thời gian làm thêm vào buổi đêm (sau 10 giờ tối đến 5 giờ
sáng) sẽ được tính thêm 25% trở lên thời gian làm việc bình thường trong
những ngày làm việc trong tuần (Điều 35 của Luật lao động tiêu chuẩn của
Nhật Bản).
Luật lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản cho phép người lao động được
nghỉ hàng năm. Nhà tuyển dụng phải cho người lao động kỳ nghỉ hàng năm
nếu người Lao Động làm việc cho nhà tuyển dụng liên tục trong vòng 6
tháng, và đã làm việc 80% hay hơn của thông thường vào các ngày thông
thường trong tuần (Số lượng ngày nghỉ trong năm phụ thuộc vào thời gian
làm việc của người lao động tại công ty. Đối với năm đầu tiên phục vụ, thời
giờ nghỉ phép năm theo luật quy định là 10 ngày tại Điều 39).
+ Ở Brunây, Đạo luật năm 1954 có quy định: Trừ công nhân làm ca, kíp
ra thì không một công nhân nào có thể bị đòi hỏi làm việc 8 giờ một ngày.
Nếu do yêu cầu của người sử dụng lao động mà công nhân làm viêc quá 8 giờ
một ngày thì phải trả lương cho giờ làm thêm ở mức không dưới 1,5 lần so
với mức lương thông thường.
Ngày nghỉ hàng tuần Luật lao động của Brunây quy định có thể là thứ 6
hoặc bất kì ngày nào trong tuần miễn là có sự thỏa thuận trước 3 ngày giữa
người lao động và người sử dụng lao động. Ngày Lễ, Tết người lao động
Brunây được nghỉ 8 ngày trong một năm.
Ở Thụy Điển, người lao động được nghỉ với tổng cộng 33 ngày trong
một năm (nếu tính cả những ngày nghỉ thuộc diện ngày Lễ, Tết của
quốc gia thì họ được nghỉ khoảng 7 tuần).
Ở Việt Nam, người lao động được nghỉ từ 21 đến 25 ngày nghỉ có
hưởng lương trong một năm hoặc hơn thế. Vậy so với thế giới số ngày
nghỉ hưởng lương của người lao động Việt Nam ở mức bình thường.
Như vậy, pháp luật lao động quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi của các nước trên thế giới nhìn chung đều tuân thủ các quy định của
ILO đồng thời cũng không có sự chênh lệch quá nhiều giữa các nước.
1.3. Nội dung chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định
của pháp luật lao động Việt Nam
1.3.1. Thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc được hiểu là khoảng thời gian do pháp luật quy định
hoặc sự thỏa thuận của các bên. Trong thời gian đó người lao động phải có
mặt tại địa điểm làm việc để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao
phù họp với quy định của pháp luật hoặc tự thỏa thuận trong hợp đồng lao
động.
Thời giờ làm việc không đơn thuần là khoảng thời gian người lao động
bỏ công sức của mình để làm việc mà theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị
định 195/CP ngày 31/12/1994 thì những thời gian sau được tính vào làm việc
có hưởng lương bao gồm:
+ Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;
+ Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc;
+ Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong
định mức cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;
+ Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc;
+ Thời giờ nghỉ 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12
tháng tuổi;
+ Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời
gian hành kinh;
+ Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;
+ Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động - vệ sinh lao động;
+ Thời giờ hội họp, học tập do yêu càu của người sử dụng lao động hoặc
được người sử dụng lao động cho phép.
Thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật được chia ra năm loại:
+ Thời giờ làm việc tiêu chuẩn: là khoảng thời gian được đưa vào mục
ngày làm việc trong đó pháp luật quy định cụ thể khoảng thời gian làm việc
của người lao động trong một ngày đêm. Hiện nay có hai loại ngày làm việc
tiêu chuẩn được áp dụng cho các đối tượng cụ thể đó là ngày làm việc bình
thường và ngày làm việc rút ngắn.
+ Thời giờ làm việc không có tiêu chuẩn: là thời giờ làm việc quy định
cho một số đối tượng lao động nhất định do tính chất công việc mà phải thực
hiện những nghĩa vụ ngoài giờ làm việc bình thường nhưng không được
hưởng thêm lương. Loại thời giờ làm việc được dành cho các đối tượng làm
việc có tính chất tự bố trí công việc, những người làm công tác lãnh đạo hoặc
lái xe...
+ Thời giờ làm việc ban đêm: là thời giờ làm việc được tính từ 22 giờ
đến 6 giờ sáng đối với các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc hoặc từ 21 giờ
đến 5 giờ (Điều 6 Nghị định 195/ CP ngày 31/12/1994 và Điều 70 Bộ luật lao
động sửa đổi, bổ sung). Thời giờ làm đêm làm tổn hao rất nhiều sức khỏe
người lao động nên pháp luật quy định một số đối tượng không được làm
đêm, đó là phụ nữ mang thai đến tháng thứ bảy, người tàn tật đã suy giảm khả
năng lao động từ 51% trở lên, lao động chưa thành niên trong một số trường
hợp. Kèm theo đó, pháp luật còn quy định các chế độ đặc biệt dành cho lao
động làm việc ban đêm như chế độ hưởng 30% tiền lương tính theo đơn giá
tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm ban ngày.
+ Thời giờ làm việc thêm giờ: là thời gian làm việc của người lao động
ngoài thời gian làm việc tiêu chuẩn được hưởng thêm tiền lương theo yêu cầu
của người sử dụng lao động trong những càn thiết được pháp luật quy định và
tự thỏa thuận của các bên. Về chế độ làm thêm giờ, Điều 69 Bộ luật lao động
sửa đổi, bổ sung quy định: "Người sử dụng lao động và người lao động có thể
thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không quá bốn giờ một ngày, 200 giờ trong
một năm trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300
giờ trong một năm do Chính phủ quy định sau khi tham khảo ý kiến của Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động. Pháp
luật quy định như vậy nhằm hạn chế thời gian làm thêm, nhằm tránh người sử
dụng lao động đòi hỏi người lao động làm việc quá sức, tổn hại sức khỏe của
người lao động; đồng thời tạo việc làm cho đối tượng lao động khác. Pháp
luật lao động quy định cụ thể các trường hợp được phép huy động làm thêm
giờ tại Thông tư số 15/2003/TT - BLĐTBXH như sau:
Các điều kiện được phép huy động làm thêm 200 giờ trong một năm
gồm:
• Xử lý sự cố trong sản xuất;
• Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
• Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm
do yêu cầu nghiêm ngặt không thể dở bỏ được;
• Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỷ thuật
cao mà thị trường lao động không cung ứng kịp thời đầy đủ được.
Các điều kiện được phép huy động làm thêm 300 giờ trong một năm gồm:
• Khi xảy ra trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách không thể trì
hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ của sản
xuất hoặc do yếu tố khách quan không thể dự liệu trước mà đã tổ chức
làm thêm đến 200 giờ trong một năm nhưng không giải quyết hết số
lượng công việc đối với các đơn vị doanh nghiệp có sản xuất hoặc gia
công hàng xuất khẩu, bao gồm các sản phẩm dệt, may, da giày và chế
biến thủy sản.
• Các doanh nghiệp khác muốn được huy động làm thêm đến 300 giờ
trong một năm thì phải gửi đơn xin phép tới các Bộ, Ngành và Ủy ban
nhân dân tỉnh. Thành phố trực thuộc Trung ương được quy định theo
mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/TT - BLĐTBXH.
Khi được phép huy động làm thêm giờ người sử dụng lao động phải
tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Thông tư số 15/2003/TT BLĐTBXH cụ thể như sau:
• Phải thỏa thuận với từng người lao động;
• Số giờ làm thêm không quá 4 giờ trong một ngày, riêng đối với người lao
động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì
số giờ làm thêm trong một ngày không quá 3 giờ;
• Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 giờ, riêng đối với
người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thì số giờ làm thêm trong tuần không quá 12 giờ;
• Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ, riêng đối
với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì
tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 10 giờ;
• Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục).
Trong trường họp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng
tuần thì phải đảm bảo hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao
động;
• Trong trường hợp người lao động làm thêm 2 giờ trong một ngày thì
trước khi làm thêm phải bố trí cho họ được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào
giờ làm thêm;
• Bố trí cho người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày Lễ, Tết,
nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác theo quy định của
pháp luật;
• Thực hiện đúng các quy định tại Điều 115, Điều 122, Điều 127 của Bộ
luật lao động sửa đổi, bổ sung về việc cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ
đối với lao động nữ, lao động là người tàn tật, lao động là người chưa
thành niên;
• Thực hiện trả lương và các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng
theo quy định của pháp luật;
Trong trường hợp huy động làm thêm giờ dến 300 giờ trong một năm
cần thực hiện đúng nguyên tắc thỏa thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ
sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đơn vị về
phương án làm thêm giờ. Riêng trong trường hợp khắc phục hậu quả do thiên
tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì người lao động làm thêm quá 4 giờ
trong một ngày; tuy nhiên, phải được sự đồng thuận của người lao động. Số
giờ làm thêm này không được tính vào tổng số làm thêm giờ trong một năm
nhưng vẫn phải được trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến
làm thêm giờ theo đúng quy định.
• Thời gian làm việc linh hoạt là thời gian làm việc cho phép người lao
động lựa chọn số giờ làm việc trong một ngày, một tuần hoặc được giao
làm việc ở nhà. Loại thời gian làm việc này khó áp dụng trong điều
kiện tổ chức sản xuất và lao động theo dây chuyền khép kín nhưng lại
phù hợp với lao động giản đơn ở trong lao động thủ công, thương mại
và dịch vụ. Loại hình giờ làm việc này tạo điều kiện chủ động cho
người lao động hơn trong việc sắp xếp thời gian cá nhân, có thể ký hợp
đồng lao động với nhiều nơi, có thời gian thuận tiện để phục vụ gia
đình và bản thân. Đặc biệt là những lao động có hoàn cảnh khó khăn
hoặc lao động làm công việc có tính chất đặc biệt. Bộ luật lao động đã
có các quy định dành cho một số trường hợp có thể vận dụng thời gian
làm việc linh hoạt cụ thể như sau:
• Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của những người làm hợp đồng
không trọn ngày, trọn tuần, làm khoán do người lao động và người sử
dụng lao động thỏa thuận (Điều 81 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung).
• Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều
kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi
chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày,
không trọn tuần, giao việc làm tại nhà (khoản 1 Điều 109 Bộ luật lao
động sửa đổi, bổ sung).
• Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động cao tuổi được rút
ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc
không trọn ngày, không trọn tuần (Điều 123 Bộ luật lao động sửa đổi,
bổ sung).
• Người lao động có trình độ chuyên môn, kỷ thuật cao có quyền kiếm
việc hoặc kiêm chức trên cơ sở giao kết nhiều hợp động với nhiều sử
người lao động, với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ các hợp đồng
lao động đã kí kết và phải báo trước cho người sử dụng lao động biết
(khoản 1 Điều 129 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung).
Pháp luật quy định thời giờ làm việc áp dụng chung cho đại bộ phận làm
việc trong điều kiện bình thường tại Khoản 1 Điều 68 Bộ luật lao động là:
“Không quá 8 giờ một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người lao động có
quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần nhưng phải thông
báo cho người lao động biết. Đối với những người lao động làm các công
việc có tính chất đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại được quy định tại
khoản 2 Điều 68 Bộ luật lao động là thời giờ làm việc hàng ngày được rút
ngắn tò một đến hai giờ.
Có thể thấy, pháp luật đã giới hạn khoảng thời gian tối đa làm việc,
người sử dụng lao động phải thực hiện chế độ làm việc theo khung giới hạn
này, không được tự ý rút ngắn hoặc vượt quá. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời
gian làm việc theo ngày hoặc theo tuần tùy thuộc vào người sử dụng lao động
và tính chất công việc. Trong một số trường hợp do tính chất sản suất theo ca,
kíp mà phải phân bố lại thời gian làm việc trong tuần, trong tháng cho thích
hợp thì người sử dụng phải thống nhất với công đoàn cơ sở trên cơ sở ký kết
thỏa ước lao động tập thể và nguyên tắc chung về thời giờ làm việc theo quy
định của pháp luật.
Như vậy, quy định về thời giờ làm việc trong Bộ luật lao động và các
văn bản kèm theo đã rất đầy đủ và cụ thể, nó như một biện pháp hữu hiệu để
giải quyết công việc cho người lao động. Nó được quy định dựa trên cơ sở
kết họp hài hòa giữa lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động
trong đó việc bảo vệ quyền lợi của người lao động được đặt lên hàng đầu.
1.3.2. Thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ nghỉ ngơi là giờ khoảng thời gian trong đó người lao động
không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian
theo ý muốn của mình. Ví dụ trong khoảng thời gian này người lao động
được ngủ, chơi thể thao, đánh bài hay uống nước chè ...
Thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật lao động gồm: Nghỉ
ngơi được hưởng lương và nghỉ ngơi không hưởng lương.
Thời giờ nghỉ ngơi được hưởng lương trong đó lại có các loại sau:
Thời giờ nghỉ giữa ca (hay còn gọi là nghỉ giải lao). Đây là thời gian nghỉ
trong một buổi làm việc, ngày làm việc tùy theo tính chất của công việc,