Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Hướng dẫn sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.74 KB, 35 trang )

XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ
THỜI KHOÁ BIỂU DẠY HỌC CẢ NGÀY
1
Mục lục
Chữ viết tắt
CBQL Cán bộ quản lý
CSVC Cơ sở vật chất
FDS Dạy học cả ngày
GD &ĐT Giáo dục và Đào tạo
HDS Dạy – học nửa ngày
SEQAP Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
TKB Thời khoá biểu
2
HƯỚNG DẪN SƯ PHẠM
XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ
THỜI KHOÁ BIỂU DẠY HỌC CẢ NGÀY
1. FDS là gì?
FDS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh full day schooling, có nghĩa là dạy-học cả
ngày. FDS là phương thức bổ sung thêm thời gian cho việc học tập/hoạt động của học sinh
ở trường. FDS sẽ sử dụng có hiệu quả thời gian tăng thêm ở trường để tổ chức các hoạt
động giáo dục theo một chương trình, kế hoạch được điều chỉnh và mở rộng. Học sinh
tham gia thực hiện phương thức FDS sẽ được học tập/hoạt động cả buổi sáng, buổi trưa và
buổi chiều tại trường vào một số ngày trong tuần.
2. Các phương án FDS
Do điều kiện các trường khác nhau, SEQAP đề xuất 3 phương án FDS, đó là
T30,T33 và T35 Các trường có nguồn lực hạn chế sẽ lựa chọn các phương án T30 và T33;
còn các trường có nguồn lực đầy đủ sẽ chuyển thẳng sang T35. Tuy nhiên mong muốn lâu
dài là tất cả các trường sẽ chuyển sang phương án T35.
Phương án T30 (30 tiết/tuần): học sinh sẽ có 2 ngày học cả ngày/tuần và 3 ngày học
nửa ngày/tuần. Tại các trường có học sinh dân tộc thì thời gian tăng thêm phải bao gồm 2
tiết học môn Tiếng Việt với trọng tâm là cải thiện các kỹ năng nghe và nói tiếng Việt cho


các học sinh dân tộc. Chương trình giảng dạy bổ sung còn lại của môn Tiếng Việt, Toán và
các hoạt động giáo dục có thể được tổ chức theo nhu cầu của nhà trường.
Phương án T33 (33 tiết/tuần): học sinh sẽ có 3 ngày học cả ngày/tuần và 2 ngày học
nửa ngày/tuần. Phương án T33 là phương án phù hợp cho các trường: i) Chưa thực sự đủ
điều kiện có thể chuyển ngay sang phương án T35 nhưng có khả năng chuyển sang phương
án cao hơn T30; ii) Một số trường thực hiện chương trình dạy tiếng dân tộc.
Phương án T35 (35 tiết/tuần): học sinh sẽ có 5 ngày học cả ngày/tuần, các trường
nên dành thời gian để họp ban giám hiệu và sinh hoạt tổ chuyên môn.
3. Chương trình học cho mỗi phương án FDS
3.1. Chương trình học hiện hành
Chương trình học và các hoạt động dạy học hiện tại được thực hiện theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT, cụ thể như sau:
3
Bảng 1. Kế hoạch giáo dục tiểu học
Môn học/hoạt động Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Tiếng Việt
10 9 8 8 8
Toán
4 5 5 5 5
Đạo đức
1 1 1 1 1
Tự nhiên và Xã hội
1 1 2
Khoa học
2 2
Lịch sử và Địa lí
2 2
Âm nhạc
1 1 1 1 1
Mĩ thuật

1 1 1 1 1
Thủ công
1 1 1
Kĩ thuật
1 1
Thể dục
1 2 2 2 2
Giáo dục tập thể/
2 2 2 2 2
GD ngoài giờ lên lớp
4 tiết/ tháng
Tự chọn
Tổng số tiết / tuần
22 23 23 25 25
Trung bình 1 tiết học kéo dài 40 phút
Phân tích tỷ lệ thời gian dành cho mỗi môn học theo khối lớp cho kết quả như sau;
Bảng 2. Tỷ lệ thời gian dành cho môn học theo khối lớp
Môn học/hoạt động Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Tiếng Việt 45% 39% 35% 32% 32%
Toán 18% 22% 21.5% 20% 20%
Đạo đức 4.5% 4 % 4% 4% 4%
Tự nhiên và Xã hội 4.5% 4% 8.5%
Khoa học 8% 8%
Lịch sử và Địa lí 8% 8%
Âm nhạc 4.5% 4% 4% 4% 4%
Mĩ thuật 4.5% 4% 4% 4% 4%
Thủ công 4.5% 4% 4%
Kĩ thuật 4% 4%
Thể dục 4.5% 8 % 8.5% 8% 8%
Giáo dục tập thể 8% 8% 8.5% 8% 8%

GD ngoài giờ lên lớp 4 tiết/ tháng
Tự chọn
Tổng số tiết / tuần 22 23 23 25 25
4
Phân tích kế hoạch dạy học của tiểu học theo Quyết định số 16/2006 cho thấy:
Chương trình học và thời lượng phân phối để học sinh tìm hiểu nhiều về thế giới xung
quanh các em qua các môn học như Tự nhiên và Xã hội (Lớp 1-3), Khoa học, Lịch sử và
Địa lý (Lớp 4-5) rất hạn chế. Đặc biệt là đối với lớp 1-2, thời gian dành cho những môn
học này rất ít chỉ chiếm khoảng 4 - 4,5% tổng số thời gian học. Thời gian dành cho môn
Mĩ thuật so với những môn học này có nhiều hơn một ít. Do thời gian dành cho môn học
này của học sinh lớp 1 và 2 rất ít nên các em đang bị lỡ mất cơ hội phát triển vốn từ vựng
và nâng cao khả năng giao tiếp với thế giới quanh mình.
Việc phân phối thời gian cho dạy học nửa ngày (HDS) theo quy định của Bộ GD &
ĐT là khá hợp lý trong điều kiện hạn chế về thời gian và nhu cầu tập trung vào các môn
học chính là Tiếng Việt và Toán. Tuy nhiên, khi các trường chuyển sang mô hình FDS, thời
gian học tăng thêm, cần phải đảm bảo sự cân đối thời gian dành cho các môn học hơn để
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
5
3.2. Chương trình học cho FDS
Khi xây dựng Nội dung chương trình học FDS cần thực hiện theo hướng dẫn Số
105/CTDBCLGDTH về “ Hướng dẫn thực hiện dạy học cả ngày trong năm học 2010-2011” của
Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học .
Chương trình FDS cần:
-
Tập trung vào việc tăng cường kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán cho
học sinh nhằm đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học thông qua
việc tăng thời gian học cho các môn Tiếng Việt và Toán.
-
Tạo cơ hội cho Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – hoạt động tập thể nhằm
cải thiện chất lượng giáo dục toàn diện cũng như hỗ trợ và tăng cường kiến thức,

kĩ năng môn Toán và Tiếng Việt cho học sinh.
-
Hỗ trợ cải thiện các kĩ năng nghe nói Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
thông qua các Hoạt động giáo dục.
Bảng 3: Các thành phần trong chương trình học hiện hành, chương trình học cả
ngày và lịch biểu thời gian
Phương thức
tổ chức ngày
học ở trường
Số tiết/tuần
Nội dung
chương trình
Lịch biểu thời gian
Nửa ngày 22-25 tiết/tuần
tùy thuộc theo các khối
lớp khác nhau
C – Chương
trình hiện nay
được Bộ phê
duyệt
Học sinh chỉ học một buổi trong
ngày – có thể là buổi sáng hoặc buổi
chiều
Cả ngày
T 30
(Khoảng 30 tiết/tuần)
C + C
1
2 ngày học cả ngày và
3 ngày học nửa ngày ở trường mỗi

tuần
T 33
(Khoảng 33 tiết/tuần)
C + C
1
+
C
2
hoặc C
3
*Các trường
mong muốn dạy
tiếng dân tộc có
xu hướng chọn
phương án
C + C
1
+ C
3
3 ngày học cả ngày và
2 ngày học nửa ngày ở trường mỗi
tuần.
Tại các trường có dạy tiếng dân tộc
thì các tiết học của môn Tiếng dân
tộc thường được bố trí vào buổi
chiều.
T 35
(Khoảng 35 tiết/tuần)
C + C
1

+ C
2
+ C
3
5 ngày học cả ngày mỗi tuần
6
Thời gian biểu tăng thêm sẽ cho phép có thêm thời gian cho các môn học hiện có
trong chương trình ở cấp tiểu học, đồng thời bổ sung thêm các hoạt động giáo dục. Chương
trình học ở cấp tiểu học và các hoạt động bổ sung được xếp theo nhóm như sau:
C: Chương trình học hiện hành
C
1
: Củng cố kiến thức, kỹ năng của học sinh về môn Tiếng Việt (Tiếng Việt 1), môn
Toán và tăng cường kĩ năng nghe, nói Tiếng Việt cho học sinh dân tộc (Tiếng Việt
2). Các trường cũng có thể lựa chọn 1 hoặc 2 tiết học bổ sung cho các hoạt động
giáo dục nhằm đảm bảo cho chương trình học theo T30 có sự cân bằng giữa các
môn học và hoạt động khác nhau, đặc biệt quan trọng đối với học sinh lớp 1, 2 3.
Tuy nhiên, trọng tâm của các tiết học bổ sung nên là Tiếng Việt và Toán.
C
2
: Giới thiệu một môn học tự chọn - Tin học hoặc Ngoại ngữ (chú trọng môn Ngoại
ngữ để thực hiện Đề án dạy học Ngoại ngữ của Chính phủ. Học sinh tiểu học sẽ học
ngoại ngữ từ lớp 3). Các phương án C2 có khả năng khó thực hiện đối với nhiều
trường khi nguồn kinh phí yêu cầu để thực hiện chương trình này vượt quá khả
năng của nhà trường. Một vấn đề khó khăn khác đối với nhiều trường là nguồn giáo
viên dạy những môn học này và kinh phí chi trả tiền điện và bảo trì máy tính. Chính
vì lí do đó, một số trường sẽ cần thêm thời gian trước khi có thể chuyển hoàn toàn
sang mô hình T35. Các trường muốn chuyển sang mô hình cao hơn T30 sẽ có các
phương án lựa chọn từ C
3

để phù hợp hơn với khả năng và nhu cầu của trường.
C
3
: Các lĩnh vực nội dung tự chọn và các hoạt động giáo dục .
Hoạt động giáo dục (có thể sử dụng cho cả 3 phương án T30, T33 và T35)
Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày
31 tháng 8 năm 2007 của Bộ GD&ĐT, tại Điều 26 đã chỉ rõ : “Hoạt động giáo dục bao
gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển
năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh
lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc
dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm
hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu
văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”.
Với chương trình học nửa ngày hiện hành, các trường có 4 tiết/tháng dành cho các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành văn bản Hướng dẫn tạm thời về Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp theo chủ đề của từng tháng, ví dụ như: Uống nước nhớ nguồn, Mừng
Đảng mừng xuân, Bác Hồ kính yêu,....
Thực chất, chưa có khung chương trình và hướng dẫn cụ thể về nội dung các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. Hơn nữa, nguồn lực cho các hoạt động này còn
thiếu. Nhận thức của CBQL, giáo viên nhà trường còn chưa đầy đủ về tầm quan trọng của
7
các Hoạt động giáo dục này đối học sinh, chỉ tập trung vào dạy học môn Tiếng Việt và
Toán, chưa quan tâm đến một chương trình học cân đối để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn
diện của học sinh.
Khi lựa chọn các phương án T30, T33 và T35 để chuyển sang FDS, các trường sẽ
có cơ hội lựa chọn các Hoạt động giáo dục để đưa vào chương trình hàng tuần một cách
cân đối với các môn học khác và được tổ chức thường xuyên hơn.
Đối với mô hình FDS, Hoạt động giáo dục là một thuật ngữ có nghĩa rộng được sử dụng
để chỉ các hoạt động học tập, giáo dục mà trường có thể tổ chức dựa trên sở thích, nhu cầu của học

sinh và gắn với cộng đồng địa phương. Một số hoạt động có thể được tổ chức trong khoảng thời
gian ngắn (vài tháng hoặc một học kỳ) hoặc được tổ chức trong suốt năm học. Ví dụ hoạt động
Câu lạc bộ: Nội dung chương trình, thời gian sinh hoạt câu lạc bộ có thể thay đổi trong một học kỳ
hoặc một năm học tùy thuộc vào nhu cầu của học sinh và sự tham gia hỗ trợ của giáo viên và các
tình nguyện viên; Hoạt động nghệ thuật: Có thể kết hợp các hoạt động nghệ thuật như múa hát,
đọc thơ, vẽ tranh, kể chuyện... được tiến hành trong cả năm học hoặc có thể tách riêng từng hoạt
động theo từng học kỳ; Hoạt động tham quan, dã ngoại: Các chuyến đi cắm trại và tham quan từ
1 đến 2 ngày sẽ được tổ chức ngoài giờ lên lớp; Các hoạt động thể dục thể thao: có thể được tổ
chức hàng tuần trong cả năm; Các hoạt động thư viện: có thể thay đổi sau một học kỳ do sở thích,
nhu cầu của học sinh và năng lực của nhân viên thư viện; các hoạt động cộng đồng: có thể chỉ tổ
chức được một lần một tháng hoặc vài lần trong một năm.
Một số trường đang nhận hỗ trợ từ các Tổ chức Phi chính phủ, tổ chức Quốc tế hoặc tham
gia vào các chương trình thử nghiệm của Bộ GD - ĐT(ví dụ như: Chương trình giáo dục an toàn
giao thông hoặc Chương trình nha khoa học đường …) sẽ có cơ hội đưa ra các phương án lựa chọn
khác nhau. Mỗi trường có thể sử dụng một số tiết học tăng thêm trong chương trình FDS cho các
hoạt động giáo dục này.
Khi xây dựng kế hoạch cho các hoạt động này, cần xác định thời gian cụ thể, trừ các hoạt
động tham quan, đón đoàn đến thăm trường và cắm trại có thể sẽ thay đổi. Số ngày và tiết phân bổ
8
cho chương trình sinh hoạt câu lạc bộ có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng tham gia của
những người hỗ trợ hoạt động này ở trường.
Một số hình thức hoạt động giáo dục:
• Khai thác các khía cạnh của Văn hóa địa phương - thông qua các trò chơi dân gian,
các làn điệu dân ca, các điệu múa truyền thống, các nghề thủ công truyền thống, các di
tích lịch sử và văn hóa...
• Các hoạt động biểu diễn toàn trường- như: hát, múa, kịch, kể chuyện, ngâm thơ, …
• Các hoạt động theo chủ đề gồm các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, ví dụ: An
toàn giao thông, Bảo vệ môi trường, Rước đèn và bày cỗ Trung thu, những lễ hội của
các Dân tộc thiểu số; Các chủ đề thường được tổ chức hàng tháng theo lịch của thể
giới và trong nước.

• Các hoạt động Mĩ thuật/Thủ công– tận dụng các nguyên/vật liệu sẵn có của địa
phương và các vật liệu tái sinh.
• Những ngày kỷ niệm chung toàn trường – Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế
phụ nữ, Sinh nhật Bác Hồ, Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,….
• Các hoạt động thư viện – trung bình một tiết/ tuần cho mỗi lớp, có thể đọc sách hoặc
các hoạt động khác tổ chức trong thư viện trường nhưng tập trung vào cơ hội và thời
9
gian đọc. Các điểm trường lẻ tổ chức hoạt động này cho học sinh ở thư viện lớp học
khi không thể tiếp cận với thư viện trường.
• Dịch vụ xã hội /các hoạt động cộng đồng: hỗ trợ các học sinh khó khăn, giúp dọn dẹp
các địa điểm đặc biệt trong cộng đồng, đến thăm một số bà mẹ Việt Nam anh hùng
hoặc cựu chiến binh để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng. Trường có thể tổ chức các
hoạt động đặc biệt như Ngày của mẹ . Trong ngày đó, các bà mẹ của học sinh đến
thăm trường và học sinh thể hiện sự biết ơn mẹ thông qua biểu diễn các tiết mục văn
nghệ và trưng bày một số tác phẩm mĩ thuật về chủ đề ngày của mẹ.
• Chương trình dành cho các câu lạc bộ: lồng ghép một số các hoạt động khác nhau
như đã nêu trên nhưng thường là tổ chức hàng tuần và học sinh có cơ hội chọn hoạt
động các em muốn tham gia trong khoảng thời gian các câu lạc bộ hoạt động. Hoạt
động câu lạc bộ có thể thay đổi theo mỗi học kỳ hoặc chỉ một vài tuần nhất định trong
một học kỳ. Nguồn kinh phí cho các hoạt động này ( sự hỗ trợ từ phụ huynh và cộng
đồng địa phương) là các yếu tố tác động đến qui mô và thời gian của các hoạt động.
• Các hoạt động thể thao: các trò chơi mang tính đồng đội và các cuộc thi đấu thể thao
dành cho học sinh của tất cả các khối lớp hoặc các sự kiện thể thao được tổ chức theo
khối lớp hoặc toàn trường.
• Thăm quan: Có thể tham quan các địa điểm trong xã hoặc trong phạm vi của tỉnh (tùy
thuộc vào địa danh gắn với nội dung chương trình và nguồn kinh phí của nhà trường),
hoặc có thể thăm quan địa danh của các tỉnh khác nếu trường có điều kiện.
• Đón các đoàn đến thăm trường: các đoàn khách đến thăm trường hay các nhóm giao
lưu cộng đồng.
• Cắm trại: Tại trường – chủ yếu dành cho học sinh lớp 4 và 5.

10
Để tổ chức hoạt động giáo dục và lựa chọn các nội dung môn học tự chọn, nhà trường có
thể tham khảo các quyết định của Bộ GD & ĐT sau đây:
 Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg về “Phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010” (Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường
Việt Nam 2001 – 2010);
 Quyết định số 4354/BGĐT-GDTH về “Giáo dục Môi trường” Bộ GD&ĐT,
19 /5/2008);
 Quyết định số 896/BGĐT-GDTH về “Hướng dẫn điều chỉnh dạy và học trong các
trường tiểu học” (Bộ GD-ĐT, 13/2/2006);
 Quyết định số 5982/BGĐT-GDTH về “Hướng dẫn thực hiện giáo dục địa phương
cấp Tiểu học ” (Bộ GD-ĐT, 07/7/2008);
 Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH–BGDĐT Bộ GD&ĐT,
22/7/2008);
 Thông tư số 41 ngày 30/12/2010 của Bộ GD & ĐT về “Điều lệ trường Tiểu học ”.
Nội dung tự chọn (cho mô hình T35)
Nội dung tự chọn có thể là một trong số những gợi ý các hoạt động giáo dục được
nêu ở phần trên. Tuy nhiên, những nội dung này cần được đưa vào trong chương trình học
một cách chính thức hơn và được tiến hành trong khoảng thời gian dài hơn. Những nội
dung liên quan đến môn Mĩ thuật, Âm nhạc và Thể dục có thể được xem như là chương
trình ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ năng của học sinh trong những môn học này.
Ví dụ về nội dung có thể đưa vào tự chọn:
11
• Văn hóa địa phương: liên quan đến môn Tự nhiên & Xã hội, Khoa học, Lịch sử và
Địa lý (trang phục truyền thống, lễ hội, thực hành – làm vườn, trồng vườn cây thuốc
nam, thủ công, âm nhạc và múa, hát …). Đây là môn học giúp học sinh khám phá
các khía cạnh khác nhau của văn hóa địa phương mình và nó cũng liên quan nhiều
đến nội dung chương trình tiểu học. Một điểm cần nhấn mạnh là các hoạt động này
sẽ mang tính thực tế và gắn kết chặt chẽ với cộng đồng địa phương.
• Mĩ thuật: liên quan đến chương trình học của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên cần thực hiện

các hoạt động theo phương pháp đổi mới hơn qua cách sử dụng đa dạng các vật
liệu, tạo cơ hội cho học sinh phát huy năng lực và khả năng sáng tạo khi học.
• Âm nhạc: liên quan đến chương trình học của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên cần lồng
ghép phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm nhằm tạo điều kiện cho học
sinh được tham gia tất cả các hoạt động : biểu diễn múa – hát và vui chơi; tham gia
các trò chơi âm nhạc…tham gia vào các lĩnh vực văn hóa gắn kết với âm nhạc
truyền thống của địa phương.
• Thể dục: môn học này, cần tập trung vào việc cải thiện tỉ lệ học sinh tham gia vào
hoạt động giáo dục thể chất và nâng cao thể lực của học sinh thông qua các chương
trình khác nhau có sự kết hợp giữa việc học và tham gia các trò chơi.
• Tiếng dân tộc: một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số hiện đang được giảng dạy trong
một số trường, nơi có tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao. Một số ngôn ngữ được
dạy trong các chương trình này bao gồm: tiếng Chăm, Khmer, Mông, Jarai.
• Kỹ năng sống: tập trung vào các kỹ năng cần thiết giúp cho học sinh thích ứng và
có hành động tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và ứng phó với những
khó khăn thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống giúp học sinh phát
triển khả năng tự tin và học cách sống, làm việc hợp tác với những người khác. Kỹ
năng sống cũng giúp học sinh rèn luyện tính kiên định khi ứng phó với những xung
đột và học cách để tự bảo vệ mình khi đối mặt với tình huống rủi ro. Kỹ năng sống
giúp trẻ em nhận thức được các "quyền" cơ bản theo Công ước quốc tế về Quyền
trẻ em.
• Giáo dục môi trường: những trường học gần với khu vườn quốc gia sẽ thường
xuyên nhận được sự hỗ trợ để tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường. Các hoạt
động này liên quan đến một trong ba chủ đề chính: Đa dạng sinh học, biến đổi khí
hậu và Rác &Tái chế.
Các trường sẽ căn cứ vào sở thích của học sinh, nhu cầu và thế mạnh của trường hoặc
các lĩnh vực đặc biệt quan tâm để lựa chọn những nội dung phù hợp. Một số trường ở
Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung chú ý vào giáo dục môi trường . Các trường
này đã kết hợp với các dự án để giải quyết các vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh.
12

Khi thực hiện các nội dung tự chọn, các trường nên cân nhắc chi phí cho cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực và các nguồn lực khác để thực hiện trong phạm vi nội dung tự chọn.
Ví dụ: Nếu một trường tiểu học muốn có chương trình chuyên về Âm nhạc, học sinh có
thể chơi được một nhạc cụ thì nhà trường cần phải xác định:
• sở thích của học sinh đối với chương trình này;
• có giáo viên chuyên về Âm nhạc và biết chơi nhạc cụ
• các chi phí cho học sinh (mua nhạc cụ…)
Đối với các trường, hầu hết là học sinh nghèo thì lựa chọn chương trình học này sẽ
không thể là một quyết định tốt trừ khi trường có sẵn các nhạc cụ truyền thống trong
cộng đồng và giáo viên bản địa sẵn lòng hỗ trợ.
Những trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, có thể lựa chọn chương trình dạy
tiếng dân tộc thiểu số như là một trong những môn học tự chọn vì có thể sẽ đáp ứng
yêu cầu của một số cha mẹ học sinh.
Những trường đã có thành tích về thể thao, không gian thoáng mát và cơ sở vật chất tốt
thì có thể lựa chọn môn Thể dục là một trong những môn học ngoại khóa nhằm đẩy
mạnh giáo dục thể chất và triển khai chương trình thể thao theo kế hoạch của nhà
trường.
Các trường cần lựa chọn nội dung tự chọn trên cơ sở tham khảo ý kiến của cha mẹ học
sinh. Việc lựa chọn phải được xem xét dựa trên: yêu cầu của nội dung được lựa chọn;
phù hợp sở thích, nhu cầu của học sinh và cộng đồng địa phương; sự phù hợp của cơ sở
hạ tầng cho các hoạt động và khả năng chi phí của cha mẹ học sinh. Nếu hầu hết cha
mẹ học sinh không có khả năng trả thêm chi phí của chương trình này thì việc nhà
trường lựa chọn nội dung này là điều không hợp lý.
3.2.1. Chương trình học cho T30
Số lượng tiết học đề nghị tăng cường cho các môn học trong chương trình chỉ là
những gợi ý, tuy nhiên phần lớn thời lượng tăng cường đều dành cho môn Tiếng Việt và
Toán.

Nếu nhà trường đã xác định học sinh học yếu môn Toán hơn môn Tiếng Việt thì cần
tập trung nhiều thời gian để tăng thêm cho môn Toán tuy nhiên cần tăng tối thiểu 2 tiết

Tiếng Việt/ tuần. Trong trường hợp nhà trường xác định học sinh gặp khó khăn hơn trong
môn Tiếng Việt thì cần dành nhiều thời gian tăng thêm cho môn Tiếng Việt và thời gian
tăng thêm cho môn Toán là 2 tiết/tuần. Dựa vào nhu cầu thực tế của học sinh , nhà
13
trường quyết định phân phối thời gian phù hợp với việc tăng thêm thời lượng cho môn
T oán và T iếng Việt.
Hoạt động giáo dục cần phải tăng thêm, nhằm đảm bảo tính cân đối của chương
trình T30 và đáp ứng mọi nhu cầu học tập và phát triển của học sinh, không chỉ tập trung
vào các môn học chính là Tiếng Việt và Toán. Thực tế cho thấy chương trình khối lớp 1 và
2 chú trọng lớn vào môn Toán và Tiếng Việt; thời gian phân bổ cho các môn học khác rất ít
nên yêu cầu tối thiểu số tiết học dành cho các hoạt động giáo dục là 2 tiết. Điều này sẽ
bảo đảm sự cân đối của chương trình và giúp cho trường có tỉ lệ học sinh dân tộc cao có
thêm thời gian để có cơ hội giới thiệu nền văn hóa bản địa vào trong chương trình học
của học sinh.
Bảng 4. Hướng dẫn phân phối chương trình cho phương án T30 của FDS
Số tiết học hiện
tại của từng
khối lớp
Số tiết tăng
cường trong
mô hình
T30
Môn học mà học sinh thành thạo với ngôn
ngữ tiếng Việt.
Môn học mà học sinh gặp khó khăn với ngôn
ngữ tiếng Việt.
Tiếng Việt 1 Toán Các hoạt động
giáo dục
Tiếng Việt 2 Toán Các hoạt động
giáo dục

Lớp 1 (22) 8 3 3 2 3-4 3-2 2
Lớp 2 (23) 7 2-3 2-3 2 3 2 2
Lớp 3 (23) 7 2-3 2-3 2 3 2 2
Lớp 4 (25) 5 2 2 1 2 2 1
Lớp 5 (25) 5 2 2 1 2 2 1
Trong biểu đồ phân tích chương trình lớp 1 ở trên chúng ta có thể thấy rằng Tiếng
Việt và Toán vẫn chiếm phần lớn thời lượng, tuy nhiên một điều quan trọng là cần tăng
cường 2 tiết cho các hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo sự cân đối hơn trong chương trình
này. Tính cân đối cũng cần được áp dụng cho chương trình của lớp 2 và 3. Đối với lớp 4 và
5 đã có sự cân đối giữa các môn học do đó chỉ cần tăng thêm 1 tiết cho các hoạt động giáo
dục.
14
 Các môn học khác bao gồm: Tự nhiên &
Xã hội, Hát nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Thể
dục, Đạo đức và các HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC (nội dung của các môn học này cân đối
với môn Toán và Tiếng Việt)
 HĐTT - Các hoạt động tập thể.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×