Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

xuất nhập khẩu việt nam trong năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.99 KB, 23 trang )

DANH SÁCH SINH VIÊN
Mục lục
Phần 1. Tổng quan
…………………………………………………………… 4
Phần 2. Hoạt động nhập khẩu
• Số liệu các hoạt động nhập khẩu………………………………………. 5
• Tác động của chính phủ đến nhập khẩu……………………………… 7
• Phân tích về tình trạng nhập khẩu…………………………………… 11
• Ảnh hưởng của nhập khẩu đến tổng cẩu và các chính sách khác……. 14
Phần 3. Hoạt động xuất khẩu
• Số liệu các hoạt động nhập khẩu……………………………………… 15
• Tác động của chính phủ đến nhập khẩu…………………………………17
• Phân tích về tình trạng nhập khẩu và tác động…………………………19
• Ảnh hưởng của xuất khẩu đến tổng cầu và các chính sách khác………21
Phần 4. Nhận xét hoạt động Xuất-Nhập khẩu và các chính sách hiện nay.
• Hiệu quả của các chính sách 22
• Dự báo tình hình 2012……………………………………………………23
1
0955060003
0955060008
0955060021
0955060034
0955060057
0955060061
0955060074
0955060084
0955060091
0955060105
0955060122
0955060134
Trần Hoàng


Nguyễn Thị Hoàng
Ngô Ánh
Trương Trung
Vũ Hoàng
Nguyễn Hoàng
Lương Sĩ
Trần Đình
Nguyễn Hoàng
Trần Đức
Nguyễn Quốc Tấn
Lâm Quốc
Ân
Anh
Diệu
Hậu
Minh
Nam
Nhân
Phú
Thông
Thịnh
Trung
Yến
• Kiến nghị các chích sách hỗ trợ dài hạn…………………………………24
TỔNG QUAN
Năm 2011 tình hình kinh tế- xã hội nước ta phát triển trong bối cảnh có
nhiều khó khăn, thách thức. Đầu năm, giá các hàng hóa và vật tư chủ yếu trên thị
trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù
vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn đang tiềm ẩn nhiều
yếu tố rủi ro và bất ổn. Tình trạng vỡ nợ công ở Hy Lạp và một số nước khu vực

đồng Euro, bất ổn ở Bắc Phi, Trung Đông đã tác động trực tiếp đến tình hình
kinh tế-xã hội Việt Nam ở các mức độ khác nhau. Ở trong nước, trong giai đoạn
2010, kết quả của việc chi tiêu công quá mức trong đầu tư cơ bản, mua sắm cho
các cơ quan chính phủ và thậm chí là các lễ hội quốc gia (1000 năm Thăng Long)
đã dẫn hệ quả lạm phát bùng nổ mạnh; thất thu thuế, tỷ lệ nợ xấu, bong bong nhà
đất tăng cao càng khiến cho kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng.
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính phủ về những giải
pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội.
Trong đó, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong
những mấu chốt. Với nguồn thu USD và tỷ lệ EX/GDP gần 80%; các chính sách
liên quan đến xuất nhập khẩu sẽ đóng vai trò khá quan trọng trong việc ổn định
kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, bản chất các chính sách ta áp dụng hiện nay còn nhiều mâu
thuẫn. Một mặt đánh giá tình hình lạm phát do cầu kéo, phải hy sinh các mục
tiêu tăng trưởng nhằm giảm giảm lạm phát bằng việc tăng lãi suất cho vay, kiểm
soát nguồn cung USD và sau này có thể độc quyền cả thị trường vàng; một mặc
lại đưa ra hàng loạt các quyết định tăng giá, tăng lương tối thiểu; và đặc biệt là
có các yếu tố kích cung đối với hoạt động xuất khẩu. Điều này gây ra sự rối loạn
lý thuyết khi áp dụng vào thực tiễn kinh tế Việt Nam và tạo những khó khăn để
đánh giá hiệu quả, phân tích những tác động thật sự của các chính sách này.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so
với năm 2010, trong đó có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD.
2
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước.
Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng
góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng xuất khẩu là
39,3% chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và mức nhập khẩu là
29,2%, chiếm 45,2%.
Vậy tại sao với môi trường kinh tế khó khăn trong năm 2011, xuất khẩu

của Việt Nam vẫn tăng mạnh và nhập khẩu được hạn chế? Hiệu quả của các
chính sách sử dụng đến đâu? Lạm phát và mức giá trong và ngoài nước có ảnh
hưởng gì đến xuất-nhập khẩu hay không?Tác động của xuất nhập khẩu đến tổng
cầu và các chính sách khác như thế nào?Tại sao trong năm 2011, chúng ta liên
tục phá giá tiền tệ (được thực hiện khi Y<Yb) khi mà các chính sách khác lại
phục vụ cho nhận định Y>Yb?
Bài tiểu luận này sẽ góp phần giải đáp các câu hỏi trên.
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
1) Số liệu các hoạt động nhập khẩu:
Số liệu về hoạt động xuất khẩu sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về số lượng nhập
khẩu, tỷ lệ tương quan giữa các nhóm hàng; từ đó có cái nhìn toàn thể về hoạt động
nhập khẩu. Từ đó:
Thứ nhất, là cơ sở để phân tích sự thay đổi của hoạt động nhập khẩu trong
gia đoạn 201.
Thứ hai, tạo nền tảng để chứng minh tính hiệu quả của các chính sách
Thứ ba, xem xét tính hiệu quả của hoạt động xuất - nhập khẩu.
• Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu
hàng hoá của Việt Nam với kim ngạch năm 2011 đạt 15,34 tỷ USD, tăng 13% so với năm
2010. Trong đó, khu vực FDI nhập khẩu 6,59 tỷ USD, tăng 28,1% và các doanh nghiệp
trong nước nhập khẩu 8,75 tỷ USD, tăng 2,4% so với một năm trước đó.
Nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ
Trung Quốc với 5,18 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2010; tiếp đến là Nhật Bản: 2,8 tỷ
USD, tăng 9,9%; EU: 2,42 tỷ USD, tăng 10,8%; Hàn Quốc: 1,26 tỷ USD; tăng 13,8%; Đài
Loan: 899 triệu USD, tăng 10,9%; Hoa Kỳ: 848 triệu USD, tăng 4,1%;…
+ Xăng dầu các loại: tính đến hết năm 2011, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước
là gần 10,7 triệu tấn, tăng 11,4% so với năm 2010 với trị giá gần 9,9 tỷ USD, tăng 61,6%.
3
Đơn giá nhập khẩu bình quân trong năm 2011 tăng 45% so với năm 2010 nên kim ngạch
tăng do yếu tố giá là 3,07 tỷ USD và tăng do yếu tố lượng là 698 triệu USD.

Biểu đồ 7: Đơn giá nhập khẩu xăng dầu các loại theo tháng năm 2010 - 2011
Lượng xăng dầu nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất trong năm 2011 là 715 nghìn
tấn, giảm 60,6% so với năm 2010. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm
2011 chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với gần 4,4 triệu tấn, tăng 26,7%; tiếp theo là Đài
Loan: 1,39 triệu tấn, tăng 31,6%; Trung Quốc: 1,32 triệu tấn, giảm 13%; Hàn Quốc: 1,12
triệu tấn, tăng 1,36%; Cô oét: 796 nghìn tấn, tăng 62,4%;… so với năm 2010.
+ Sắt thép các loại: tính đến hết năm 2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là
7,39 triệu tấn, giảm 18,7%, kim ngạch nhập khẩu là 6,43 tỷ USD, tăng 4,5%. Trong đó,
lượng phôi thép nhập khẩu là 878 nghìn tấn, trị giá đạt 576 triệu USD, giảm 55,8% về
lượng và giảm 46,4% về trị giá so với năm 2010.
Biểu đồ 8: Lượng sắt thép các loại nhập khẩu năm 2005- 2011

4
+ Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng này kim
ngạch nhập khẩu đạt 939 triệu USD, giảm 12,5% so với tháng trước, nâng tổng kim
ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2011 lên 12,27 tỷ USD, tăng 24,7% so với
năm 2010. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 6,73 tỷ USD, tăng 25,5%; nguyên phụ liệu
dệt may da giày 2,95 tỷ USD, tăng 12,5%; xơ sợi dệt là 1,53 tỷ USD, tăng 30,4% và
bông là hơn 1 tỷ USD, tăng 56,1%.
Trong năm 2011, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu 7,88
tỷ USD, tăng 26,3% và các doanh nghiệp trong nước là 4,39 tỷ USD, tăng 22% so với
năm 2010.
+ Phân bón các loại: trong cả năm 2011, lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam là
hơn 4,25 triệu tấn, tăng 21,1%, trị giá là 1,78 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2010.
Trong đó nhập khẩu nhiều nhất là phân Urê với hơn 1,13 triệu tấn, tăng 14,5%; phân
Kali là 947 nghìn tấn, tăng 44,2% và phân SA là 891 nghìn tấn, tăng 30,5% so với năm
2010.
+ Ô tô nguyên chiếc: trong tháng lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 3,6 nghìn chiếc,
tăng 31,3%, nâng tổng lượng xe nhập khẩu trong năm 2011 lên 54,6 nghìn chiếc, trị giá
là hơn 1 tỷ USD, tăng 1,4% về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với năm 2010.

Tính đến hết năm 2011, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu xe dưới 9 chỗ là 34,9
nghìn chiếc, giảm 0,3%; ô tô tải là 16 nghìn chiếc, tăng 13,3%; ô tô loại khác là 3,69
nghìn chiếc, giảm 32,5% so với năm 2010.
5
Biểu đồ 9: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong năm 2011

2. Tác động của chính phủ đến nhập khẩu của Việt Nam
Chúng ta đã biết, Việt Nam đang trong tình trạng là nước nhập siêu từ nhiều năm qua,
đồng thời cũng là một trong những nước có tỉ lệ lạm phát cao trên thế giới , do đó Chính
phủ phải thi hành một số chính sách vừa để kiềm chế lạm phát, vừa nhằm giảm trị giá
nhập khẩu ở nước ta. Chúng ta biết hàng hóa nhập khẩu đồng biến với tổng sản lượng
quốc gia trong nước và nghịch biến với tỷ giá hối đoái vì vậy nhóm sẽ phân tích những
tác động của chính sách của Chính Phủ trong năm 2011đã tác động đến mức sản lượng
cũng như tỷ gia hối đoái trong nước như thế nào để có thể thực hiện mục tiêu kiềm chế
nhập siêu.
• Chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thắt chặt.
Theo Nghị quyết 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011 để đảm bảo thực hiện mục tiêu
kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã thi hành các chính sách tiền
tệ chặt chẽ để giảm lượng cung tiền bằng cách sử dụng các công cụ như : Ngày
1/6/2011 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng
ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 1209/QĐ-NHNN ; hay thông
qua Quyết định số 679/QĐ-NHNN đã tăng một số lãi suất chủ chốt như lãi suất tái cấp
vốn lên 14%/năm , lãi suất tái chiết khấu lên 13%/năm có hiệu lực vào ngày 1/5/2011.
6
( Đồ thị biểu thị tác động của chính sách tiền tệ )
 Như vậy, về mặt lý thuyết, dưới sự tác động của chính sách tiền tệ thu hẹp thì NHNN
đã làm cho lượng cung tiền giảm đi và theo đồ thị thì đường LM1 sẽ di chuyển sang trái
thành đường LM, làm cho điểm cân bằng trên thị trường sẽ di chuyển từ E1(Y1,r1) sang
E’(Y’,r’). Tại mức cân bằng mới thì ta có sản lượng giảm ( Y’ < Y1) và lãi suất tăng
( r’> r1)  Từ việc lãi suất tăng sẽ dẫn đến đầu tư giảm, sản lượng quốc gia giảm 

Lượng nhập khẩu giảm.
Giải thích rõ hơn: (Y là thể hiện của tổng sản lượng hoặc tổng chi tiêu hoặc cũng
là tổng thu nhập của các doanh nghiệp trong nền kinh tế; tại mức lãi suất được nhà
nước điều chỉnh cao hơn; Y sẽ giảm, trước tiên do khả năng đầu tư của doanh nghiệp
hạn chế hơn; doanh nghiệp gặp vấn đề trong vay vốn cộng với việc lãi suất huy động
tăng theo lãi suất cho vay sẽ khiến cho cầu tiền giảm, khả năng thanh toán và nhu cầu
chi tiêu trong thị trường cũng thấp đi => quy mô và khả năng chi trả của nền kinh tế
hạn chế => thị trường không còn cần nhiều hàng nhập khẩu)
Cũng trong Nghị quyết 11/NQ-CP để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ đề ra, song
song với việc thi hành các chính sách tiền tệ thu hẹp thì Chính phủ cũng thi hành các
7
chính sách tài khóa thắt chặt với mục đích nhằm giảm tổng cầu bằng các biện pháp
như : rà soát, sắp xếp, cắt giảm đầu tư công, tập trung vốn cho các công trình quan
trọng, cấp bách, hiệu quả; giảm bội chi ngân sách Nhà nước năm 2011 xuống dưới 5%,
tăng cường quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia.
( Đồ thị biểu thị sự tác động của chính sách tài khóa )
 Dưới sự tác động của chính sách ngoại khóa thắt chặt qua việc giảm đầu tư công của
Chính phủ cũng như tăng một số lãi suất chủ chốt làm cho lượng đầu tư giảm dẫn đến
tổng sản lượng giảm, thể hiện qua được IS1 dịch chuyển sang trái thành đường IS’, làm
cho điểm cân bằng dịch chuyển từ E1( Y1,r1) xuống E’(Y’,r’) Vậy tại mức cân bằng
mới thì ta có tổng sản lượng giảm  Nhập khẩu giảm.
Kết luận : Thông qua việc thi hành chính sách tiền tệ thu hẹp và chính sách tài khóa thắt
chặt đã làm cho tổng sản lượng giảm xuống đã làm cho sản lượng nhập khẩu ở một số
mặt trong năm 2011 vừa qua đã giảm về mặt số lượng so với cùng thời điểm ở năm trước
đó.
• Các chính sách ngoại thương :
Phá giá đồng nội tệ :
8
Ngày 11/02/2011, Ngân hàng nhà nước (SBV) đã chính thức tăng tỷ giá bình quân liên
ngân hàng từ 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD, tương đương tăng 9,3%. Đồng

thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%

Điều này đã gây tác động lớn
đối với hoạt động nhập khẩu vì trước khi có sự điều chỉnh này, việc tính thuế đối với
hàng hoá nhập khẩu dựa theo tỷ giá giao ngay của SBV công bố là 19.000VND/USD.
Bây giờ, tỷ giá được dùng đối với thuế nhập khẩu là 20.693 VND/USD. Điều này dẫn
đến giá hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn đối với người dân trong nước, giảm sự
cạnh tranh của mặt hàng nhập khẩu đối với thị trường hàng hóa nội địa, quá đó sẽ làm
hạn chế nhập khẩu.

Do đó động thái điều chỉnh tỉ giá bình quân lên cao và thu hẹp
biên độ giao dịch đánh khá mạnh vào các nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng quan thì việc tăng tỉ giá đồng nội tệ chỉ có thể
hạn chế được việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, hàng hóa xa xỉ vì giá cao sẽ làm
cho người dân sẽ cân nhắc hơn trước khi mua, trong khi tổng kim ngạch hàng nhập
khẩu thì chỉ 10% là hàng tiêu dùng, 20% là trang thiết bị, máy móc và tới 70% là
nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động kinh tế. Như vậy, trừ 10% hàng tiêu dùng là
cần hạn chế còn lại 90% kim ngạch nhập khẩu là không thể hạn chế. Vì những mặt
hàng như trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu là những mặt hàng nhập khẩu thiết
yếu đối với nền kinh tế sản xuất của Việt Nam hiện nay, cho nên có thể nói việc tăng tỉ
giá đồng nội tệ như vậy chỉ tác động rất ít đến việc hạn chế nhập khẩu hiện nay.
Bên cạnh đó, biện pháp tăng tỉ giá đồng nội tệ cũng gây ra không ít những tác động xấu
đến nền kinh tế hiện nay khi cơ cấu đầu vào sản xuất theo nguồn của nước ta cho thấy
nhập khẩu có tác động không nhỏ đến giá cả sản xuất . Vì việc phá giá đồng nội tệ sẽ
làm cho giá các mặt hàng nhập khẩu tăng cao lên, trong khi các mặt hàng nhập khẩu
nguyên vật liệu, máy móc lại chiếm tỉ trọng tới hơn 80% tổng kim ngạch hàng nhập
khẩu, điều này dẫn đến việc gia tăng cái chi phí yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp,
kéo theo đó sẽ làm tăng giá các sản phẩm khác, điều này có thể dẫn đến việc tạo ra một
mặt bằng giá mới. Chẳng hạn giá nhập xăng dầu tăng theo tỉ giá và khi được sử dụng
làm nhiên liệu thì sẽ làm tăng chi phí vận tải. Nếu như giá xăng dầu phải điều chỉnh

theo giá thế giới thì trong nước giá xăng dầu sẽ tăng "kép" vì vừa tăng giá, vừa tăng
theo tỉ giá và tác động đến lạm phát sẽ lớn hơn.
9
Điều chỉnh mức thuế, hạn ngạch :
Để thực hiện mục tiêu đảm bảo nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, thì
Chính phủ đã thay đổi sắc thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu như : giảm thuế đối
với các mặt hàng đầu vào cho sản xuất mà trong nước chưa thực hiện được như xăng
dầu, máy móc thiết bị,… Từ giữa tháng 1/2011 Bộ Tài chính đã thực hiện điều chỉnh
giảm thuế nhập khẩu xăng, diesel xuống 0% và đến ngày 24/2/2011 tiếp tục giảm thuế
nhập khẩu xuống 0% đối với dầu ma dút và dầu hỏa. Mức thuế nhập khẩu xăng dầu
giảm xuống 0% tiếp tục được giữ cho đến nay. và.ngày 09/6/2011 thông báo của Liên
bộ cho biết thông qua thông tư 82/2011/TT-BTC sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đối với
dầu diesel và dầu hỏa theo đó mức tăng vẫn thấp hơn 10% ( đối với dầu diesel) và thấp
hơn 15%( đối với dầu hỏa) theo quy định của Biểu thuế hiện hành. Điều này lý giải cho
việc trong khoảng 4 tháng đầu năm 2011, sản lượng nhập khẩu xăng dầu có xu hướng
tăng cho đến khoảng tháng 5/2011 thì giảm nhẹ cho đến cuối năm 2011. Bên cạnh đó,
Chính phủ cũng bắt đầu tập trung đánh thuế vào các mặt hàng xa xỉ, các mặt hàng tiêu
dùng không thiết yếu như từ ngày 15/8/2011 quyết định 36/2011/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ban hành mức thuế nhập khẩu ôtô cũ chở người từ 15 chổ ngồi trở
xuống có hiệu lực qua đó với cách tính thuế mới, các loại xe đã qua sử dụng hạng sang
và siêu sang sẽ có thuế suất thuế nhập khẩu mới thậm chí vượt mức 100% và cao hơn
nhiều so với xe chưa qua sử dụng cùng loại. Từ đó, ta thấy sản lượng ôtô 9 chỗ ngồi trở
xuống nhập khẩu từ khoảng 4 tháng cuối năm có xu hướng giảm rõ rệt.
3. Phân tích về tình trạng nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2011.
Nhìn vào diễn biến nền kinh tế trong năm 2011 vừa qua, mặc dù những chỉ đạo, chính
sách của Chính phủ đặc biệt là Nghị quyết 11 đã đạt được không ít những thành quả
như sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, nhập siêu đạt mức 9,8 USD, đạt tỉ lê 10,4% kim
ngạch xuất khẩu, được xem là một thành công lớn của nghị định 11 với tỷ lệ nhập siêu
thấp nhất trong suốt một thập niên qua; song nếu xét tương quan với 2010, các chính
sách quyết liệt này lại mang lại hiệu quả không đáng kể.

Như chúng ta đã bàn ở đầu bài, tình trạng nhập khẩu của Việt Nam 2011
diễn biến phức tạp, do vừa phải chịu tác động từ các chính sách của chính phủ,
vừa do các yếu tố khách quan. Tựu chung, có thể nhận xét nhập khẩu năm 2011
vẫn tăng, nhưng tốc độ tăng lại giảm. Tại sao lại có những biến động như vậy?
1)Yếu tố ảnh hưởng đến mức tăng
• Nhu cầu của một quốc gia đang phát triển:
10
Nhìn vào tổng thể, từ nhiều năm qua, Việt Nam cơ bản là một nước nhập
siêu vì đất nước đang trong giai đoạn phát triển theo hướng công nghiệp hóa,vì vậy
trong những năm qua, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để thực hiện các
dự án sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án không xuất khẩu chiếm tỷ trọng
khá lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi việc đầu tư vào những ngành này
hay hàng hóa xuất khẩu chưa đạt giá trị đủ lớn đã dẫn tới tình trạng nhập siêu hiện nay.
• Thị hiếu tiêu dùng:
Bên cạnh đó, mặc dù thị hiếu người tiêu dùng trong những năm gầy đây đã có xu
hướng sử dụng hàng nội nhiều hơn nhưng nhìn chung thì thói quen lựa chọn những mặt
hàng ngoại nhập vẫn còn cao khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân càng
cao, và với việc gia nhập WTO cùng lộ trình xóa giảm thuế quan đã làm cho hàng hóa
trong nước chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Ngoài ra, việc nhu cầu
hàng tiêu dùng xa xỉ, chủ yếu là hàng hóa nhập khẩu của nước ta là khá lớn so với trình
độ phát triển kinh tế, đây cũng là một nhóm mặt hàng gây ra tình trạng nhập siêu hiện
nay.
• Mối liên hệ xuất nhập khẩu:
Các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp chế biến cơ khí,
các ngành tận dụng những nguồn nguyên vật liệu có sẵn trong nước vẫn chưa được chú
trọng; nền công nghiệp vẫn còn nặng về công nghiệp gia công, sử dụng nhiều lao động
và đặc biệt hơn, hầu hết các loại sản phẩm xuất khẩu chủ lực, lại phụ thuộc 80% - 90%
nguyên liệu sản xuất đều từ nhập khẩu như da giày hay may mặc; hay đối với phân bón
trong sản xuất nông nghiệp…Vì vậy, nhận xét ở Việt Nam nếu xuất khẩu tăng thì nhập
khẩu sẽ tăng không phải là không có sơ sở

• Mức giá sản xuất trong nước
Ngoài ra, tình trạng lạm phát ở mức cao + những chính sách tiền tệ thiếu tính thị
trường (như phá giá đồng tiền tệ) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình
trạng nhập khẩu cao ở nước ta hiện nay (Ở đây có mâu thuẫn, vì nếu tỷ giá cao sẽ giúp
giảm nhập khẩu, song tỷ giá cao trong tình trạng hiện nay không giúp tình hình khả
quan hơn)
Chúng ta có thể giải thích như sau:
Khả năng cung của các doanh nghiệp sản xuất trong nước khá yếu kém
khi các loại chi phí trong nước (xăng, điện ); các loại nguyên liệu đầu vào nhập khẩu
11
cũng bị hạn chế do tỷ giá. Khi mức giá các mặt hàng nội địa ngày càng cao, đặc biệt là
các mặt hàng tiêu dùng, khiến cho cầu về hàng nội địa của người dân sẽ giảm.
Trong khi đó, các nước có mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Việt Nam như :
Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước EU, đều là những nước phát triển và tỉ lệ lạm phát
luôn ở mức thấp hơn Việt Nam gần hai lần, vì vậy giá sản phẩm ở các nước này sẽ rẻ hơn
so với giá sản phẩm trong nước. Việc Chính phủ Việt Nam sử dụng các biện pháp hành
chính, chứ không phải các công cụ thị trường, để chống đô la hóa nền kinh tế bằng cách
giữ tỷ giá đồng Việt Nam cao trong khi đồng USD mất giá trên thị trường thế giới, đã
gián tiếp khuyến khích các nhà nhập khẩu nhập các mặt hàng từ các nước có giá cả thấp
hơn vào thị trường Việt Nam, cho dù các hàng hóa đó có khả năng sản xuất tại Việt
Nam.
• Nhập khẩu lạm phát
Thêm vào đó, chính là khái niệm mới “nhập khẩu lạm phát” và dao động
của mức giá nguyên liệu tại các sàn giao dịch của thế giới; ta có thể thấy sản
lượng nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2011 vừa qua tăng không nhiều so
với năm 2010 , nhưng đơn giá bình quân các mặt hàng nhập khẩu lại tăng rất
cao điều này kéo theo trị giá nhập khẩu của các mặt hàng này cũng tăng theo,
đặc biệt là xăng dầu khi trong năm 2011 đơn giá mặt hàng xăng dầu tăng 40%
đến 49% trong tổng số gần 3,7 tỷ USD tăng lên của xăng dầu nhập khẩu thì
phần tăng do giá tăng là 2,95 tỷ USD và phần tăng do lượng tăng là 750 triệu

USD; thậm chí một số mặt hàng có sản lượng nhập khẩu giảm so với cùng kì
năm ngoái, nhưng giá trị nhập khẩu lại tăng như sắt thép và phế liệu sắt thép,
tính đến hết 11 tháng năm 2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam
là 6,6 triệu tấn, giảm 18,7% nhưng do đơn giá bình quân so với cùng kỳ tăng
cao (25,6%) nên kim ngạch là 5,75 tỷ USD, tăng 2% Điều này có thể được
lý giải do diễn biến kinh tế thế giới năm 2011 diễn ra hết sức phức tạp:Tăng
trưởng kinh tế toàn cầu chậm. Nợ công châu Âu , khủng hoảng tài chính EU,sự
suy thái kinh tế và lạm phát ở 1 số quốc gia trên thế giới dẫn đến giá một số
mặt hàng cũng thay đổi.
2) Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng:
• Tình trạng thoái trào sản xuất trong nước
Tuy nhiều bài báo ca ngợi thành tựu về “nhập siêu 2011 giảm ở mức thấp nhất
trong vòng 10 năm qua” song họ đã quên tính đến yếu tố thoái trào của nền công
nghiệp sản xuất Việt Nam trong năm 2011. Với 20% là trang thiết bị, máy móc và tới
70% là nguyên vật liệu đầu vào, tức có đến 90% hàng hóa nhập khẩu lại là đầu vào cho
các ngành sản xuất trong nước. Không khó để nhận ra sự liên hệ giữa 47.000 doanh
12
nghiệp sản xuất phá sản, giải thể cùng hàng trăm ngàn doanh nghiệp sản xuất cầm cự,
công nhân bị sa thải do các yếu tố giá đầu vào (trong nước lẫn ngoài nước) với sự sút
giảm đà tăng của nhập khẩu năm 2011.
4) Tác động của nhập khẩu đến tổng cầu và các chính sách khác:


Khi nhập khẩu tăng, điều này đồng nghĩa với việc tổng cầu hàng hóa sản xuất trong
nước bị giảm; hay nói một cách đúng hơn, tổng chi tiêu của quốc gia phải dùng một lượng
lớn hơn để chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu. Điều này làm AD1 của Việt Nam di chuyển
sang bên trái thành đường AD2; lúc này, mức giá chưa kịp thay đổi và sản lượng quốc gia
thấp hơn một lương lớn so với y1 là y2.
Tuy nhiên, mức giá tại điểm P không duy trì được lâu, vì lượng hàng hóa nhập
khẩu cộng với lượng hàng hóa sản xuất trong nước đủ khả năng đáp ứng nhu cầu quốc gia

(1); thêm vào đó có một lượng lớn hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam năm 2011 là
nguyên liệu sản xuất cho tiêu dùng quốc gia (xăng dầu, máy móc, linh kiện…) (2); nên áp
lực cung cầu sẽ đầy mức giá trượt từ P đến P3 và xác định sản lượng cân bằng mới y3.
• Dù về lý thuyết, nhập khẩu giúp ta giảm tổng cầu quốc gia, đúng như mong đợi giảm
cầu của chính phủ; song không làm khá hơn tình trạng kinh tế Việt Nam hiện nay.
1) Lạm phát tăng đến hai con số đã làm giá trị đồng Việt Nam suy giảm nghiêm
trọng, giảm niềm tin vào việc dự trữ tiền đồng Việt Nam. Người dân sẽ có xu
hướng mua hàng hóa hoặc đổi sang các công cụ dự trữ khác như USD, vàng;
làm tình hình giá cả và diễn biến của các loại công cụ dự trữ này diễn biến hết
sức phức tạp trong năm 2011 (giá vàng tăng đến hơn 30% chỉ trong năm 2011
và luôn cao hơn giá trên các sàn giao dịch quốc tế ở mức 4-5 triệu đồng).
Thêm vào đó, năm 2011 nhập khẩu tiếp tục tăng so với 2010 sẽ làm lượng dự
trự USD của chính phủ sút giảm nghiêm trọng; gây bất ổn cho quản trị kinh tế
vĩ mô. Đây cũng là lời giải cho các hoạt động thắt chặt kiểm soát các giao dịch
USD, chống tình trạng USD hóa, tăng cường tịch thu USD (một cách vô lý) của
những nơi còn giao dịch loại tiền tệ này.
2) Nhập khẩu tăng, cũng chứng tỏ sản xuất trong nước còn phụ thuộc nhiều vào
công nghệ, nguyên liệu nước ngoài.
3) Cảnh báo tình trạng năng lực sản xuất, cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam ngay tại thị trường trong nước.
13
P3
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1) Số liệu xuất khẩu năm 2011
Trong năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, tổng cộng chiếm
tới 72,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ở đây, với nguồn thông tin thu thập và tìm kiếm
được, nhóm chỉ xin đề cập chi tiết đến 10 ngành hàng đầu tiên trong nhóm 14.
1.1. Dệt-may: Đứng đầu bảng kim ngạch từ năm 2009, ngành hàng dệt-may của Việt
Nam đã được nhiều thị trường lớn ưa chuộng bởi số lượng và chất lượng sản phẩm, nhân
công đa cấp độ, công nghệ ngày càng hiện đại cùng với các giải pháp khôn ngoan của từng

doanh nghiệp trong ngành đã lách vào nhiều thị trường mới. Ngành dệt-may đặt mục tiêu
con số 15 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2012. Trong yếu tố tăng kim ngạch có cả
phần tăng giá nguyên liệu (mua cao, bán cao) nhưng với kim ngạch đầu bảng, thị trường
ngày càng mở rộng, chỉ cần đổi mới từng chi tiết công nghệ, giảm chi phí một vài loại
nguyên vật liệu đầu vào sẽ tạo cơ hội tăng giá trị tăng thêm.
1.2. Dầu thô: Từ vị trí thứ 4 năm 2010 tiến áp ngôi đầu của một thời trụ vững. Năm
2011, với trên 8 triệu tấn dầu thô xuất khẩu, thu về 7,2 tỷ USD, xếp thứ 2. Ngành Dầu khí
những năm qua đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực năng lượng khác và dịch vụ. Đó là nhà máy
lọc dầu, phân hóa học, nhiên liệu sinh học, thăm dò và khai thác những mỏ dầu ở nước
ngoài, như Nga, Angiêri, Venezuena, kiếm tìm ở hội đầu tư ở nhiều quốc gia, thăm dò
mỏ mới ở biển Đông, dịch vụ dầu khí mở rộng ra ngoài khu vực, năm nay đã đóng góp
tới 13 tỷ kWh điện, chiếm khoảng trên 12% sản lượng điện tiêu thụ của cả nước, sản xuất
800.000 tấn phân đạm, năm tới nhà máy đạm Cà Mau hoạt động, ngành Dầu khí góp tới
14
50% nhu cầu urê trong nước. Trong nhiều năm qua, Dầu khí là ngành kinh tế chủ lực với
doanh thu chiếm tới trên dưới 30% GDP cả nước, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất
nước trong 3 năm qua.
1.3. Điện thoại: Bất ngờ xếp vị trí thứ 3. Đó là kết quả đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam. Con số xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Quan trọng hơn là nhập khẩu linh kiện điện thoại
cho sản xuất thấp hơn xuất khẩu sản phẩm, dẫn tới kết quả xuất siêu đến 4 tỷ USD. Thị
trường điện thoại di động rất khả quan, ngay ở trong nước, những năm gần đây nhập tới
trên 1 tỷ USD (nếu tính cả linh kiện thì năm nay nhập khẩu 2.449 USD).
1.4. Giày, dép: Xuất khẩu tăng 27%, đạt 6,5 tỷ USD nhưng vẫn tụt hạng từ thứ 2 (năm
2010) xuống thứ 4, cho thấy nhóm hàng này phụ thuộc nhiều vào thị trường. Dự báo, năm
2012, kim ngạch xuất khẩu da giày chỉ có thể tăng trưởng khoảng 10%. Khó khăn nhất
trong năm 2012 là tín hiệu từ thị trường châu Âu (chiếm khoảng 49% thị trường xuất khẩu
da giày Việt Nam). Nếu thị trường này có dấu hiệu hồi phục về kinh tế thì xuất khẩu da
giày mới tăng trưởng được.
1.5. Thuỷ sản (cá, tôm): Năm 2011, xuất khẩu thuỷ sản là trên 6 tỷ USD với sự đóng
góp tích cực của nhà nuôi trồng đạt 3 triệu tấn, khai thác 2,2 triệu tấn và chế biến.

1.6. Điện tử, máy tính, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng: Dẫu giá trị gia tăng còn
khiêm tốn, nhưng sự có mặt của các tập đoàn nước ngoài ở Việt Nam như Canon sản xuất
máy in và thiết bị quang học, Intel sản xuất chíp điện tử, Samsung đa sản phẩm, Fujitsu sản
xuất bo mạch, Tập đoàn Nidec sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ, Foxconn sản
xuất linh kiện điện tử, đã làm cho sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam đến nhiều nơi trên thế
giới, tạo hiệu ứng tốt cho toàn ngành. Trong đợt vận động đầu tư cuối năm, Việt Nam và
Nhật Bản đã ghi nhớ thành lập hai khu công nghiệp hỗ trợ ở Hải Phòng và Vũng Tàu.
Nhóm máy tính, linh kiện điện tử có thể gia tăng vào top thị trường lớn là Trung quốc, Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, Hà Lan, Singapore, Thái Lan,… là những quốc gia đi tìm lợi
thế cạnh tranh về giá và ưu đãi đầu tư.
1.7. Gỗ và sản phẩm gỗ: Năm 2010 ở vị trí thứ 6, năm 2011 xuống thứ 8 với kim
ngạch gần 4 tỷ USD trong điều kiện kinh tế thế giới khó khăn, tiêu dùng giảm ở một số thị
trường lớn như Hoa Kỳ, nhưng tăng ở thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngành
15
gỗ đã nỗ lực để tăng kim ngạch, tận dụng triệt để các cơ hội tiếp cận thị trường nguyên
liệu, sản phẩm, nắm bắt thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng từ đồ ngoài trời sang đồ
trong nhà với mẫu sản phẩm mới,
1.8. Lúa gạo: Sản lượng lúa gạo năm 2011 ước đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so
với năm 2010, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; so cùng kỳ năm 2010, xuất
khẩu tăng 4,4% về lượng và 14% về giá trị. Ngành lúa gạo nước ta bảo đảm an ninh lương
thực khi lạm phát tăng cao, giữ vững được thị trường và kim ngạch xuất khẩu trong nhiều
năm, đặc biệt là trong những năm qua nhiều quốc gia tăng lượng ngũ cốc.
1.9. Cà phê: Cà phê vào năm 2011 được giá cao, mang lại kim ngạch kỉ lục 2,7 tỷ
USD, tăng gần 50% so với năm trước, trong khi sản lượng không thay đổi lớn. Xuất khẩu
cà phê bị chi phối mạnh của nước nhập khẩu; Mỹ, Đức chiếm vị trí hàng đầu cùng với các
thị trường mới, như Bỉ, Hà Lan
2) Tác động của chính phủ đối với xuất khẩu:
• Các yếu tố có thể tác động đến hoạt động xuất khẩu:
Về cơ bản, biến X-xuất khẩu trong hàm tổng cầu cũng như hàm GDP là một hằng
số thay đổi theo từng thời kỳ; tức giá trị xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hàm

nhập khẩu của quốc gia thứ 3. Vì vậy, các chính sách điều tiết của chính phủ sẽ mang
tính chất gián tiếp, hỗ trợ cao.
+ Chính sách thuế quan: Trong năm 2011, hầu như không có những thay đổi đáng kể
đối với mức thuế quan xuất khẩu bởi các mức thuế xuất khẩu từ lâu đã được xem là
công cụ để hỗ trợ hoạt động này. Ngoại trừ một số mặt hàng khoáng sản và các loại
mặt hàng đặt biệt khác do chính phủ quy định. Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay đều
được áp dụng mức thuế chung là 0%.
+ Các ưu đãi tài chính: Trong năm 2011, có khá nhiều các ưu đãi tài chính đối với
doanh nghiệp xuất khẩu từ nhà nước, song được định danh dưới hình thức hỗ trợ của
các Ngân hàng trung gian. Thông thường, các ưu đãi tài chính này được sử dụng dưới
hình thức giảm giá sử dụng vốn, tức giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp này ở
mức thông hơn mức lãi suất thông thường từ 2-4%.
16
Đây là một bước tiến trong hình thức hỗ trợ doanh nghiệp cho DNXK dưới dạng
các gói giá cạnh tranh của các tổ chức tín dụng, chứ không phải là hỗ trợ của chính
phủ nhằm né tránh các khả năng cáo buộc trợ cấp từ quốc gia nhập khẩu sản phẩm.
+ Sử dụng công cụ ngoại thương:
Tỷ giá hối đoái
Nếu năm 2010 tỷ giá USD/VND=18.932 thì năm 2011, Ngân hàng Nhà nước điều
chỉnh tỷ giá hơn 14 lần, lần mạnh nhất trong tháng 2/2011 tỷ giá USD/VND=20.693 đồng
(tăng 9.3%). (… )
Đây là một biện pháp tác động kép dành cho cả xuất khẩu và nhập khẩu, với xu
hướng gia tăng xuất khẩu, và hạn chế nhập khẩu.
• Các yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát hoạt động xuất khẩu
a) Sản lượng và thu nhập của nước ngoài
Năm 2011 chứng kiến sự biến động của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng nợ công ở
châu Âu, bắt đầu từ Hy Lạp sau đó lan rộng ra Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý…
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng này cũng khiến đồng Euro bị mất giá trên thị trường thế
giới. Mặt khác, nền kinh tế Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng chậm, tổ chức đánh giá tín nhiệm
Standard & Poor’s (S&P) đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ trong năm 2011, cuộc xung

đột tại Trung Đông và Bắc Phi. Những nhân tố ảnh hưởng từ một số quốc gia châu Âu và
Mỹ nếu xét đến những nhân tố ảnh hưởng riêng thì sẽ ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu
của nước ta. Khi sản lượng và thu nhập của nước ngoài giảm sút, điển hình là cuộc nợ công
tại châu Âu và suy thoái ở Mỹ, thì Mỹ và châu Âu sẽ không cần nhiều nhu cầu nhập khẩu
hàng hóa từ Việt Nam, họ sẽ cắt giảm chi tiêu và tập trung các chính sách ổn định tình hình
kinh tế của quốc gia mình. Ta có thể lý giải theo hàm nhập khẩu của các quốc gia này :
M
USA/EU/etc
= M
0
+ M
m
xY
. Giả định, giá cả ở mức P1 và sản lượng Y1 nên nếu trong tình hình kinh tế khó khăn của
các nước này thì nếu Việt Nam muốn xuất khẩu được hàng hóa thì đòi hỏi giá cả hàng hóa
xuất khẩu của chúng ta phải giảm xuống ( giả sử giảm đến P2) và sản lượng xuất khẩu
giảm xuống Y2. Như vậy, về mặt lý thuyết, trong năm 2011, điều này làm cho đường cầu
của kinh tế Việt Nam giảm, tức dịch chuyển sang trái.
Hình 1. Đường dịch chuyển của tổng cầu phụ thuộc vào thay đổi về sản lượng và
thu nhập của nước ngoài.
17
Dịch chuyển thực tế của
đường tổng cầu
P2
P1
AD1
AD2
P
Q
3) Phân tích xuất khẩu năm 2011

Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến một số quốc gia trong năm 2011
Qúy 1/2011 Qúy 2/2011 Qúy 3/2011 Qúy 4/2011
Hoa Kỳ 3,917,475 4,565,269 5,225,455 4,745,889
Trung Quốc 2,039,165 2,599,581 3,009,619 3,459,012
Nhật Bản 2,308,058 2,569,494 3,259,575 3,457,170
Đức 1,160,194 935,749 1,291,054 1,198,675
Anh 508,939 547,004 643,153 711,318
Một cách tổng quát, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của VN
đạt 96.9 tỷ USD tăng 24.7 tỷ USD so với năm 2010. Vậy, tại
sao với những khó khăn trong nước và ngoài nước như chúng
ta đã phân tích; giá trị xuất khẩu năm 2011 vẫn tăng?
• Vấn đề về loại mặt hàng
Trong năm 2011, tình hình kinh tế Mỹ có xu hướng hồi phục
dù chậm theo xu hướng kích cung nên khó có thể phân tích
một cách rõ ràng sự mâu thuẫn trong trường hợp xuất khẩu
18
AD
3
Y
1
Y
2
Mặt hàng chủ lực (Mã số)
Giày dép (64011010 –
64SSS999)
Dệt may (61011010 –
62SSS999)
Cà phê các loại (09011100 –
09019090)
Gỗ & đồ nội thất (Mã 44 và

Mã 94)
Thuỷ hải sản (03011010 –
03SSS999)
Hàng CN nhẹ(đồ gia dụng)
và TCMN (mã 45-60,65-70
và 63)
Valy & túi xách (Mã 42)
P2
P1
AD1
AD2
P
Q
của Việt Nam tăng. Ta có thể lấy EU, khi trong năm 2011, cuộc khủng hoảng nợ công ở
châu Âu, bắt đầu từ Hy Lạp sau đó lan rộng ra Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý…
một ví dụ khá rõ ràng về sự suy thoái; song giá trị xuất khẩu sang các quốc gia thuộc trị
trường này vẫn có xu hướng tăng đều đặn so với xuất khẩu năm 2010. Ta có thể lấy bảng
bên cạnh để xem xét những mặt hàng xuất khẩu chính sang EU; trong đó phần lớn các mặt
hàng đóng góp tỷ lệ lớn đều là các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu con người, theo như
kinh tế vi mô, được xem là các mặt hàng có độ co giãn thấp, tức dù mức giá có thay đổi,
thì nhu cầu tiêu dùng không bị ảnh hưởng lớn. VD: đối với các mặc hàng như cà phê, thủy
hải sản; các loại giày dép, quần áo được đặt hàng gia công tại Việt Nam đa phần lại là các
loại sản phẩm tiêu dùng thông thường; hiếm khi là các loại mặt hàng thời trang.
• Vấn đề lạm phát trong nước
Cũng giống như đã đề cập ở nhập khẩu, vấn đề lạm phát có thể gây ảnh hưởng lớn
đến giá trị xuất, nhập khẩu.
Trong năm 2011, tình hình giá cả Việt Nam tăng vọt với các yếu tố đầu vào như
xăng dầu, điện, lương khiến cho giá gia công và giá các mặt hàng xuất khẩu sẽ có độ
tăng nhất định.
• Vấn đề thị trường

Đây là yếu tố mang tính chủ động của doanh nghiệp khi nhận biết thấy
tình hình kinh tế tại các quốc gia bạn hàng quen thuộc có vấn đề. Nhiều công ty
đã tìm kiếm và bắt đầu có những hợp đồng xuất khẩu tại các khu vực mới; trong
đó, tiềm nănng xuất khẩu sang khu vực Trung Đông, các tiểu vương quốc Ả-Rập
và Châu Mỹ La tinh được các doanh nghiệp đánh giá rất cao.
4) Tác động của xuất khẩu đến kinh tế Việt Nam 2011
• Tác động đến tổng cầu
19
Y
1
Y
2
AD
3
AS
P3
Y3
Ta thấy, ảnh hưởng của xuất khẩu đến tổng cầu cũng tương đối đơn giản
để giải thích. Những chính sách khuyến khích hỗ trợ hoạt động xuất khẩu mà
chúng ta nhắc tới cùng với những nguyên nhân chủ quan đã đề cập tại mục 3 đã
giúp đẩy giá trị xuất khẩu tăng vượt trội so với năm.
+ Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu, khoản chênh lệch từ tỷ giá thu về
giúp cho doanh nghiệp có khả năng chi trả lao động, tiếp tục đầu tư cho hoạt
động sản xuất (I); người lao động có khả năng chi trả cho hành vi tiêu dùng lớn
hơn… Vì vậy về mặt lý thuyết, tăng giá trị xuất khẩu đẩy đường tồng cầu AD
sang phải, tạo động lực sản xuất, tiêu dùng; từ đó sản lượng hàng hóa, dịch vụ
cần thiết cho thị trường tăng lên tại Y3, mức giá chung của thị trường cũng cân
bằng tại P3.
+ Như vậy, về cơ bản, xu hướng mong đợi của các chính sách xuất khẩu
hiện nay là nhằm tăng giá trị xuất khẩu của quốc gia. Đây là chính sách thường

thấy của hầu hết các quốc gia trên thế giới, bởi nguồn lợi từ các hoạt động xuất
khẩu như ngoại tệ và sử dụng lao động trong nước để phục vụ cầu của các quốc
gia khác là rất lớn.
Tuy nhiên, trong mục tiêu giảm tổng cầu với các biện pháp thắt chặt tài
khóa, tiền tệ hiện nay; rõ ràng việc thúc đẩy xuất khẩu là đi ngược lại với mục
tiêu cơ bản. Nói chung, chính sách khuyến khích xuất khẩu hiện nay khá rắc rối
với quá nhiều mâu thuẫn. VD: mâu thuẫn trong ưu đãi giữa các doanh nghiệp
xuất khẩu và các doanh nghiệp sản xuất trong nước; mâu thuẫn trong tiến trình
hạn chế nhập khẩu trong khi các DNXK đa số cần đến 80-90% đầu vào từ nhập
khẩu; mâu thuẫn giữa yêu cầu giảm cầu kéo và yêu cầu tăng giá trị xuất khẩu…
Tuy nhiên, đây lại là một bước đi cần thiết và phù hợp với hướng đi kích
cung mà nhiều chuyên gia phân tích bởi nhiều lý do; trong đó có ảnh hưởng của
xuất khẩu đến các chính sách tài khóa và tiền tệ.
• Tác động đến các chính sách tài khóa, tiền tệ
1) Các tác động của sự gia tăng xuất khẩu đến với các chính sách về tài khóa,
tiền tệ.
Năm 2011 có thể cho thấy các triệu chứng về căn bệnh thiếu ngoại tệ;
dù lượng kiều hối đã gần đạt đến 10 tỷ USD, tức khoảng 1/9 USD từ hoạt
động XNK; nhưng vẫn không thể giải tỏa cơn khát ngoại tệ.
 Yêu cầu gia tăng, khuyến khích xuất khẩu nhằm giải quyết một phần các
vấn đề tiền tệ, tình trạng USD hóa, vàng hóa (chúng ta cũng đã nghe thấy khả
năng nhà nước sẽ nắm độc quyền sản xuất vàng => một khi một loại kim loại
quý phổ thông bậc nhất dấu trừ cho nền kinh tế thị trường Việt Nam trong
mắt các đối tác => sự nghi ngại và cảnh giác đối với hàng hóa VN ngày càng
tăng lên) khi giá trị thật sự của đồng Việt Nam giảm mạnh, tạo hiệu ứng tâm

Với lượng USD thu về từ các hoạt động xuất khẩu cùng các biện pháp thu
hút, hay kể cả “tịch thu” nguồn USD mà người dân găm giữ; sẽ đảm bảo khả
20
năng chi phối thị trường tài chính và cán cân thương mại của kinh tế quốc

gia.
 Kể cả đối với chính sách tài khóa; lượng tiền USD từ các DN xuất khẩu qua
các ngân hàng trung gian và từ đó vào ngân hàng Trung ương sẽ giúp chính
phủ chủ động trong các chi tiêu công cần yếu tố nước ngoài như xây dựng cơ
bản và khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn.
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG XUẤT-NHẬP KHẨU
VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
• Xem xét tính hiệu quả của hoạt động Xuất-Nhập khẩu
Trước tiên, chúng ta cần phải thống nhất rằng một nền kinh tế với tỷ
lệ xuất khẩu lớn và tỷ lệ nhập khẩu nhỏ là lợi ích rất lớn cho nền kinh tế.
Điều này sẽ giúp cho tổng cầu sản phẩm của quốc gia (từ cầu của các quốc
gia nhập khẩu), tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước sử dụng lao động,
có nguồn thu rất lớn cho GDP (Tỷ lệ EX/GDP năm 2011 lên đến hơn 80% ),
tạo nguồn cung cho lượng ngoại tệ và từ đó làm tăng khả năng ổn định kinh
tế vĩ mô của chính phủ.
Tuy xuất khẩu tốt nhưng các chính sách khuyến khích xuất khẩu
trong thời điểm này tại Việt Nam lại đầy nguy hiểm; theo phân tích của
nhóm, có những lý do cơ bản sau đây:
1) Những chính sách hỗ trợ xuất khẩu công khai có thể lại gây ra
những vấn đề cũ trong chủ nghĩa trọng thương; nó có nguy cơ tạo
ra một tổ hợp công nghiệp xuất khẩu được trợ cấp, thiếu hiệu quả,
đôi khi có vấn đề về quyền bình đẳng giữa những doanh nghiệp
sản xuất và làm méo mó nền kinh tế quốc gia.
2) Đóng góp ròng (sau khi trừ các đầu vào nhập khẩu) của công
nghiệp xuất khẩu cũng ít hơn người ta tưởng, kể cả ở những nền
kinh tế phát triển vì họ nhập khẩu phần lớn đầu vào.
3) Đối mặc với khả năng trả đũa, khả năng đánh thuế trợ cấp chính
phủ vào các mặt hàng Việt Nam tại nước ngoài. Thêm vào đó,
niềm tin vào nền kinh tế thị trường tại Việt Nam của hệ thống tư
pháp quốc tế và các quốc gia sẽ ngày càng sút giảm nghiêm trọng

sau những can thiệp sâu vào
4) Một quốc gia lệ thuộc các yếu tố bên ngoài và lãng quên thị
trường trong nước với hơn 89 triệu nhân khẩu ( may mặc, các loại
thực phẩm…) tạo điều kiện cho các mặt hàng nhập khẩu tiêu dùng
có chỗ đứng.
5) Tỷ lệ EX/GDP năm 2011 lên đến hơn 80% chứng tỏ sự phụ thuộc
quá lớn của sản lượng quốc gia vào xuất khẩu. Khả năng đình đốn
sản xuất, rơi vào suy thoái là rất cao sau này.
21
• Dự báo:
+ Về xuất khẩu

: Mặc dù đã gặt hái được khá nhiều kết quả khả quan về
tình hình xuất khẩu cho năm vừa rồi, nhưng năm 2012 được dự báo sẽ là một
năm đầy thử thách với nền kinh tế trong nước.
Điển hình có thể thấy, các ngành kinh tế của nước ta đang gặp phải:
(1) Tình huống thiếu đơn đặt hàng
(2) Giá cả tăng cao so với một số nước cùng lĩnh vực, chưa kể chi
phí đầu vào cũng gia tăng do không chủ động được nguồn nguyên
liệu.
(3) Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ của Hoa Kỳ, tiết kiệm
tiêu dùng của Nhật Bản và khủng hoảng nợ công tại nhiều nước
châu Âu cũng góp phần làm nên tình hình phức tạp trước mặt cho
VN.
(4) Chưa kể khả năng cung của doanh nghiệp Việt Nam đang suy
giảm trầm trọng. Chỉ tính riêng ba tháng đầu năm 2012; đã có
thêm 4.300 doanh nghiệp sản xuất phá sản hay giải thể.
Thực tế, một trong những ngành chủ lựa của ta hiện nay là dệt may cũng
gặp bất lợi từ giá nhân công, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản
xuất áo sơmi, quần âu bị hủy hợp đồng, thậm chí không ký được đơn hàng cho

quý 1 năm 2012, xuất khẩu vào EU cũng giảm sút.
Có thể thấy, trong năm nay xuất khẩu VN sẽ suy giảm theo nhiều yếu tố.
Nhưng giảm giá hàng hóa cũng sẽ làm giảm giá trị các ngành hàng xuất khẩu
chính của VN.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tới mùa xuất khẩu các loại nông sản, lương
thực chủ yếu của Việt Nam; và giá các loại mặt hàng này trong giai đoạn gần đây
luôn có xu hướng tăng mạnh. Tình hình bất ổn tại Syria, Lybia, Iran & Israel,
tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu sẽ là cơ sở cho sự tăng giá các mặt
hàng nông sản mạnh
+ Về nhập khẩu:
Lượng nhập siêu giảm trong năm 2011, như đã phân tích, có một
phần do đã thực hiện các biện pháp kiềm chế, nhưng có một phần do sản
xuất trong nước tăng chậm lại. Đây là một cảnh báo cần thiết và là một yếu
tố giảm nhập siêu chưa bền vững.
4 tháng đầu năm 2012, chính phủ đang nhận định lại chiến lược thắt
chặt tài khóa và tiền tệ. Trong tháng 4/2012, NHNN đã chính thức giảm lãi
suất cho vay và gỡ trần lãi suất huy động. Điều này đồng nghĩa lực tiêu
dùng và sản xuất có khả năng mạnh trở lại và nhu cầu hàng nhập khẩu có
thể sẽ tăng với tốc độ cao hơn năm 2011.
Nhập siêu, trong tình trạng hiện nay, là không thể tránh khỏi trong
năm 2012; song với tình trạng 4 tháng đầu năm hiện nay; khả năng nhập
siêu tăng so với 2012 là rất lớn.
22
• Định hướng khuyến khích xuất-nhập khẩu mới:
1) Cần xem xét lại tỷ số lợi nhuận từ xuất khẩu đối với các nguồn
nguyên liệu nhập khẩu. Thực tế chỉ ra, hầu hết các loại sản phẩm xuất
khẩu lại có lại cần nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. VD: May mặc,
giày da ( nhập khẩu vải, thuộc da…); các ngành nông sản (nhập khẩu
lượng lớn phân bón); các ngành điện tử như điện thoại (phải nhập
khẩu phụ tùng, máy móc); tổng hợp chung các ngành sản xuất (Nhập

khẩu xăng, dầu, công nghệ…)
2) Thúc đẩy mạnh các ngành phụ thuộc, hỗ trợ xuất khẩu trong nước;
đảm bảo lợi ích thật sự từ hoạt động xuất khẩu.
3) Nhìn nhận lại thị trường tiềm năng của VN. Chuyển sang xu hướng
kích cung thỏa đáng cho cả các doanh nghiệp phục vụ trong nước và
phục vụ xuất khẩu. Đây cũng là biện pháp tốt để hạn chế nhập khẩu
tiêu dùng từ nhiều quốc gia mà đặc biệt là Trung Quốc.
4) Đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu dịch vụ do những lợi thế về việc
không tốn tài nguyên, hay phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Hiện nay,
xuất khẩu hệ thống franchise của ABC tại Campuchia và xuất khẩu
dịch vụ viễn thông của Viettel tại Lào là một trong những ví dụ cần
lưu ý phát triển.
23

×