Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Khảo sát hàm lượng tanin trong một số cây thức ăn cho gia súc nhai lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.53 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG TANIN TRONG
MỘT SỐ CÂY THỨC ĂN CHO
GIA SÚC NHAI LẠI

TRẦN THỊ CẨM THÚY

AN GIANG, THÁNG 05-2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG TANIN TRONG
MỘT SỐ CÂY THỨC ĂN CHO
GIA SÚC NHAI LẠI

TRẦN THỊ CẨM THÚY
MÃ SỐ SV: DCN173194

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ THU HỒNG

AN GIANG, THÁNG 05-2021



CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Chuyên đề tốt nghiệp đại học “Khảo sát hàm lượng tanin trong một số cây
thức ăn cho gia súc nhai lại”, do sinh viên Trần Thị Cẩm Thúy được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu Hồng. Tác giả đã báo cáo
kết quả nghiên cứu và được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua tháng 5
năm 2021.
Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

ThS. Trần Trung Tuấn

TS. Nguyễn Bá Trung

Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Thu Hồng

Chủ tịch Hội đồng

I


LỜI CẢM TẠ
Lời nói đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với
các thầy cô của trường, đặc biệt là các thầy cô khoa Nông nghiêp - tài nguyên
thiên nhiên của trường Đại học An Giang truyền đạt những kiến thức và kỹ

năng trong thời gian em được học tập tại trường.
Sau đó em xin chân thành cảm ơn cơ Nguyễn Thị Thu Hồng đã nhiệt tình
hướng dẫn giúp đỡ em trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, hướng tiếp cận
và giúp em chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các Lê Văn Khánh và Nguyễn Quốc Đạt cũng
như các bạn trong lớp DH18CN đã giúp đỡ, hỗ trợ và động viên tơi trong q
trình thực hiện chun đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2021
Người thực hiện

Trần Thị Cẩm Thúy

II


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong nghiên
cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng trình
nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
An Giang, ngày 30 tháng 5 năm 2021
Người thực hiện

Trần Thị Cẩm Thúy

III


TĨM TẮT
Một thí nghiệm được tiến hành tại Trường Đại học An Giang nhằm “Khảo sát

hàm lượng tanin trong cây thức ăn cho gia súc nhai lại”. Thí nghiệm được tiến
hành trên địa bàn tỉnh An Giang với việc thu thập các mẫu thức ăn cho gia súc
nhai lại. Mẫu được thu một cách ngẫu nhiên và được thu thập vào buổi sáng
lúc trời năng ráo. Các mẫu phân tích bao gồm các loại cỏ (cỏ trồng và cỏ tự
nhiên); các cây họ đậu và các cây đa mục đích.
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng tanin của các loại cỏ trồng cũng như cỏ
tự nhiên trung bình 4,52%, thấp nhất là cỏ Mombasa với hàm lượng tanin
3,46% và cao nhất là cỏ TD58 với tanin là 6,18% tính trên vật chất khô. Đối
với cây họ đậu, kết quả phân tích cho thấy hàm lượng tanin trung bình 8,70%,
thấp nhất là Điên điển với hàm lượng tanin 6,91% và cao nhất là Mai dương
với tanin là 10,19% tính trên vật chất khơ. Đối với cây đa mục đích, kết quả
phân tích cho thấy hàm lượng tanin trung bình 9,64%, hàm lượng tanin biến
động tanin từ 5,09 – 18,55% tính trên vật chất khơ.
Từ khóa: cây cỏ, cây họ đậu, cây đa mục đích, tanin

IV


MỤC LỤC
Chấp nhận của hội đồng....................................................................................... i
Lời cảm tạ............................................................................................................ ii
Lời cam kết......................................................................................................... iii
Tóm tắt................................................................................................................ iv
Mục lục.................................................................................................................v
Danh sách bảng..................................................................................................vii
Chương 1 GIỚI THIỆU.................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết đề tài....................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài............................................................................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
1.4 Nội dung nghiên cứu......................................................................................2

1.5. Những đóng góp của đề tài...........................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................3
2.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.........................................................................3
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tanin đối với gia súc nhai lại................3
2.2.1. Tanin ảnh hưởng trên pH dạ cỏ..............................................................5
2.2.2. Tanin ảnh hưởng trên NH3..................................................................... 5
2.2.3. Tanin ảnh hưởng trên sự sinh khí mê tan.............................................. 5
2.3 Tổng quan về một số cây thức ăn gia súc nhai lại........................................ 6
2.3.1 Tổng quan về các loại cỏ.........................................................................6
2.3.2 Tổng quan về các loại cây họ đậu...........................................................9
2.3.3 Tổng quan về các loại cây đa mục đích................................................ 12
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................17
3.1. Thời gian và địa điểm................................................................................. 17
3.2. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................... 17
3.2.1 Thiết kế thí nghiệm............................................................................... 17
3.2.2 Phương pháp tiến hành..........................................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................20
4.1 Thành phần hóa học và hàm lượng tanin của cacsc loại cỏ........................20

V


4.1.1 Thành phần dinh dưỡng các thực liệu...................................................20
4.1.2 Hàm lượng tanin của các loại cỏ...........................................................21
4.2 Thành phần hóa học và hàm lượng tanin của các loại cây họ đậu............. 22
4.2.2 Hàm Lượng tanin của các cây họ đậu...................................................24
4.3 Thành phần hóa học và hàm lượng tanin của các loại cây đa mục đích.....25
4.3.1 Thành phần hóa học của các loại cây đa mục đích...............................25
4.3.2 Hàm lượng tanin của csác cây đa mục đich..........................................27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................... 29

5.1 Kết luận ....................................................................................................... 29
5.2 Khuyến nghị.................................................................................................29

VI


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Thành phần hóa học của các loại cỏ (% vật chất khô)........................ 20
Bảng 2: Hàm lượng tanin của các loại cỏ (% Tanin)........................................ 22
Bảng 3. Thành phần hóa học của các loại cây họ đậu (% vật chất khô).......... 23
Bảng 4. Hàm lượng tanin của các loại cây họ đậu (% vật chất khô)................ 24
Bảng 5. Thành phần hóa học của các loại cây đa mục đích (% vật chất khơ)..25
Bảng 6. Hàm lượng tanin của các loại cây đa mục đích (% vật chất khơ)....... 27

VII


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

Đặc điểm nổi bật về tiêu hóa của gia súc nhai lại là sự lên men thức ăn ở dạ cỏ
nhờ vào hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Quá trình lên men thức ăn và các
sản phẩm cuối cùng từ quá trình lên men là những yếu tố quan trọng trong
việc cải thiện dinh dưỡng cho gia súc nhai lại. Hệ vi sinh vật của gia súc nhai
lại có khả năng sử dụng nguồn thức ăn thô xơ mà con người và gia súc khác
không sử dụng được để tạo ra những sản phẩm giá trị cao. Điều này cho phép
chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh và phát triển
bền vững.
Quần thể vi sinh vật ở dạ cỏ phong phú và phức tạp, có nhiều chức năng tiêu

hóa khác nhau, có độ mẫn cảm thấp đối với các chất kháng dinh dưỡng trong
thức ăn, có khả năng sử dụng các chất khống vơ cơ và có khả năng tổng hợp
một số vitamin. Bên cạnh đó vấn đề khí mê tan do chăn nuôi gia súc nhai lại
gây ra là vấn đề rất được quan tâm với cơ chế đã được làm rõ. Giảm thiểu thải
khí mê tan từ gia súc nhai lại đạt được hai mục đích giảm khí nhà kính tồn
cầu, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Có nhiều cách để giảm thải khí mê
tan từ gia súc nhai lại như thay đổi con đường trao đổi chất, thay đổi tổ hợp vi
sinh vật dạ cỏ hay tác động để thay đổi sinh lý tiêu hóa dạ cỏ (Martin và cs.,
2008). Chiến lược giảm CH4 ở dạ cỏ vì thế là tìm cách giảm tạo ra hydro, ngăn
chăn và hạn chế quá trình hình thành CH4, đưa hydro vào các sản phẩm trao
đổi chất khác hoặc tạo ra các bể chứa H2 khác. Chiến lược dinh dưỡng giảm
thiểu mê tan là dựa trên cơ sở các nguyên lý này (O’Mara và cs., 2008).
Sử dụng các hợp chất thứ cấp và chất tách chiết từ thực vật như tanin và
saponin. Đối với các thức ăn chứa Tanin, việc ức chế quá trình sinh mê tan
chủ yếu là do tanin đậm đặc (Martin và cs., 2008). Mặc dù tanin chung được
coi là chất kháng dinh dưỡng, ở nồng độ tanin thấp nhất định làm thay đổi quá
trình lên men dạ cỏ và tổng hợp protein của vi sinh vật (Bhatta và cs., 2001).
Tanin cũng làm giảm sản xuất CH4 ở dạ cỏ khi khẩu phần có các cây họ đậu
(Waghorn cs., 2003). Điều này rất quan trọng đối với chăn nuôi gia súc nhai
lại hiện nay, trong bối cảnh ngành chăn ni cần có các động thái tích cực
giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu (Steinfeld
và cs., 2006).
Trên cơ sở đó đề tài “Khảo sát hàm lượng tanin trong một số cây thức ăn cho
gia súc nhai lại” được thực hiện.

1


1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI


Xác định hàm lượng tanin trong cây thức ăn cho gia súc nhai lại.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu : Có 16 cây thức ăn cho gia súc nhai lại
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Xác định hàm lượng tanin trong cây thức ăn cho gia súc nhai lại.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Các kết quả của đề là những tài liệu khoa học để tham khảo cho công tác
nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho các nhà nghiên cứu, giáo viên và sinh
viên đại học.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Khí mê tan tạo ra từ chăn ni gia súc nhai lại chủ yếu đến từ quá trình lên men
thức ăn ở dạ cỏ, phân gia súc và chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như tuổi gia
súc, khối lượng, chất lượng thức ăn, hiệu quả tiêu hóa thức ăn...(Paustian và cs.,
2006). Giảm thiểu thải khí mê tan từ gia súc nhai lại đạt được hai mục đích là
giảm khí nhà kính tồn cầu và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn (Martin và
cs., 2008). Đối với các thức ăn chứa tanin, có hai cơ chế về hoạt động của
tanin là tanin ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành khí mê tan và ảnh hưởng
gián tiếp đến giảm tạo ra hydro do tỉ lệ phân giải thức ăn ở dạ cỏ thấp hơn
(Tavendale và cs., 2005).
Tanin từ các nguồn khác nhau đã được chứng minh là làm giảm sản xuất mê

tan cả trong điều kiện in vitro và in vivo. Bổ sung tanin với mức độ 40 g/kg vật
chất khô vào khẩu phần của cừu làm giảm khí mê tan là 13% (Carulla và cs.,
2005). Một thí nghiệm trên bị với mức tanin bổ sung 14,6 g/kg vật chất khơ
ăn vào giảm khí mê tan đến 30% (Grainger và cs., 2009).
Chiến lược giảm khí mê tan là tìm cách giảm tạo ra hydro, ngăn chăn và hạn
chế quá trình hình thành mê tan, đưa hydro vào các sản phẩm trao đổi chất
khác hoặc tạo ra các bể chứa H2 khác. Chiến lược dinh dưỡng giảm thiểu mê
tan là dựa trên cơ sở các nguyên lý này. Sử dụng các hợp chất thứ cấp và chất
tách chiết từ thực vật như tanin và saponin. Đối với các thức ăn chứa tanin,
việc ức chế quá trình sinh mê tan chủ yếu là do Condensed tanin (Martin và cs.,
2008).
Mặc dù tanin được coi là chất kháng dinh dưỡng, nhưng ở nồng độ tanin thấp,
tanin làm thay đổi quá trình lên men dạ cỏ và tổng hợp protein của vi sinh vật.
Tanin cũng làm giảm sản xuất khí mê tan dạ cỏ khi khẩu phần có hiện diện của
các loại cây họ đậu hoặc chiết xuất tanin (Roth và cs., 2002).
2.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TANIN ĐỐI VỚI GIA SÚC
NHAI LẠI

Đặc điểm nổi bật về tiêu hóa của gia súc nhai lại là sự lên men thức ăn ở dạ cỏ
nhờ vào hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Quá trình lên men thức ăn và các
sản phẩm cuối cùng từ quá trình lên men là những yếu tố quan trọng trong
việc cải thiện dinh dưỡng cho gia súc nhai lại. Hệ vi sinh vật của gia súc nhai
lại có khả năng sử dụng nguồn thức ăn thô xanh mà con người và gia súc độc
vị khác không sử dụng được để tạo ra những sản phẩm giá trị cao. Điều này
3


cho phép chăn nuôi gia súc nhai lại dựa trên nguồn thức ăn không cạnh tranh
với con người và phát triển bền vững.
Quần thể vi sinh vật ở dạ cỏ phong phú và phức tạp, có nhiều chức năng tiêu

hóa khác nhau, có độ mẫn cảm thấp đối với các chất kháng dinh dưỡng trong
thức ăn, có khả năng sử dụng các chất khống vơ cơ và có khả năng tổng hợp
vitamin nhóm B và K. Bên cạnh đó vấn đề khí mê tan do chăn ni gia súc
nhai lại gây ra là vấn đề rất được quan tâm với cơ chế đã được làm rõ. Có
nhiều cách để giảm thải khí mê tan từ gia súc nhai lại như thay đổi con đường
trao đổi chất, thay đổi tổ hợp vi sinh vật dạ cỏ hay tác động để thay đổi sinh lý
tiêu hóa dạ cỏ (Martin và cs., 2008).
Tanin là một nhóm phức hợp của các hợp chất polyphenolic được tìm thấy
trong một loạt các lồi thực vật thường tiêu thụ bởi gia súc nhai lại. Chúng
được chia thành hai nhóm chính một loại tanin có khả năng thủy phân gọi là
hydrolysable tanin và một loại khơng có khả năng thủy hóa gọi là condensed
tanin. Nồng độ cao của tanin làm giảm lượng thức ăn ăn vào và khả năng tiêu
hóa chất dinh dưỡng và nồng độ từ thấp đến vừa phải có thể cải thiện tiêu hóa
dưỡng chất trong thức ăn. Tác động chủ yếu là do giảm sự phân giải protein
trong dạ cỏ và axit amin xuống ruột non. Những tác động về dinh dưỡng được
phản ánh trong năng suất vật ni (Frutos và cs., 2004).
Tanin có trong hầu hết các loài thực vật, đặc biệt là các cây bụi và cây họ đậu
thân thảo. Tanin có nhiều trong các bộ phận của cây trồng như lá non và hoa
(Terril và cs., 1992). Trong các nghiên cứu in vivo với cây nhiệt đới chứa tanin
được thực hiện theo hai cách: một là dùng các chất chiết xuất tanin từ
​ ​ thực vật (từ một hoặc một số cây thức ăn) và hai là sử dụng cây thức ăn
chứa tanin cho vật nuôi ăn trực tiếp. Các cây thức ăn có thể sử dụng ở dạng
tươi hay khơ hoặc dạng ủ chua, hoặc dạng bột, viên. Đối với các nghiên cứu
sử dụng dạng thức ăn tươi cho gia súc có thể sử dụng hình thức chăn thả trên
những thảm thực vật tự nhiên có chứa tanin; hoặc trên những cánh đồng chăn
thả như cho cừu ăn lá Acacia cianophylla hoặc thu cắt mang về cho ăn tại
chuồng nuôi (Brunet và cs., 2008).
Tanin có tác dụng bất lợi hay có lợi tùy thuộc vào nồng độ, bản chất của chúng,
loài gia súc, trạng thái sinh lý của gia súc và thành phần thực liệu của khẩu
phần. Các tác giả cho rằng dê có khả năng tiêu thụ một lượng lớn các cây giàu

tanin mà không biểu hiện triệu chứng ngộ độc, do sự hiện diện của proline có
trong nước bọt, có khả năng phân giải hàm lượng tanin đáng kể, mà điều này
khơng có đối với các lồi gia súc nhai lại khác. Bên cạnh đó, tác dụng có lợi
của tanin khi thức ăn thơ xanh có chứa hàm lượng tanin ăn vào thấp, các
4


protein được bảo vệ khỏi sự phân giải của vi sinh vật do đó tăng số lượng
protein khơng bị phân giải vào ruột non. Ngoài ra, một số lượng lớn sinh khối
vi sinh vật xuống ruột non là hiệu quả của tổng hợp protein của vi sinh vật.
Tuy nhiên, nồng độ tanin cao trong khẩu phần có liên quan giảm khả năng tiêu
hóa chất hữu cơ (Silanikove và cs., 1997).
Hess và cs. (2006) tiến hành thí nghiệm in vitro với 4 khẩu phần gồm cỏ
Brachiaria humidicola ăn tự do (đối chứng); 1/3 cỏ Brachiaria humidicola kết
hợp với cây họ đậu giàu tanin Calliandra calothyrsus và cây họ đậu tanin thấp
Cratylia argentea được bổ sung một mình hoặc kết hợp với nhau thì kết quả là
NH3 tăng ở khẩu phần bổ sung Calliandra calothyrsus.
2.2.1. Tanin ảnh hưởng trên pH dạ cỏ

Trong nghiên cứu trên dê được cho ăn khẩu phần giàu tanin, Silanikove và cs.
(1993) tìm thấy dịch dạ cỏ của dê thí nghiệm sau khi ăn có sự giảm giá trị pH
và sự gia tăng nồng độ của các axit béo dễ bay hơi. Tuy nhiên, các giá trị pH
và axit béo bay hơi vẫn ở ngưỡng sinh lý bình thường, các thơng số này vẫn ở
xa ngưỡng có thể gây tác động tiêu cực trên các chỉ tiêu cận lâm sàng của dê
thí nghiệm (Silanikove và cs., 1996).
2.2.2. Tanin ảnh hưởng trên NH3

Ở mức tanin 0; 5; 10; 15; 20 và 25% (tính trên trạng thái khơ cơ bản) từ
quebracho trên khẩu phần cơ bản là cỏ khô, bắp và khô dầu đậu nành, Bhatta
và cs. (2009) đã cho thấy NH3 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0.001)

với các giá trị giảm theo mức tăng của tanin trong khẩu phần (8,18; 6,63; 6,13;
5,49 và 5,53 mg/dL, tương ứng). Đây cũng là khuynh hướng của các mức
tanin trên với nguồn tanin từ mimosa với các giá trị NH3 là 8,48; 7,96; 7,34;
6,62 và 6,36 mg/dL, tương ứng với các mức bổ sung tanin 0; 5; 10; 15; 20 và
25% (tính trên trạng thái khơ cơ bản).
2.2.3. Tanin ảnh hưởng trên sự sinh khí mê tan

Khi được bổ sung tanin ở mức trung bình 30 mg/g vật chất khô, khối lượng
phân tử từ Leucaena thấp hơn dẫn đến giảm cả nitơ tiêu hóa và sản xuất khí
mê tan trong ống nghiệm. Kết quả này phù hợp với nhận định rằng yếu tố khối
lượng phân tử có thể ảnh hưởng đến liên kết protein của condensed tanin
(Huang và cs., 2010).
Ức chế khí mê tan, tanin cũng có thể giảm acetate dẫn đến tăng tỉ lệ propionate,
kết quả tăng hydro tạo propionate. Một khả năng khác là tanin là chất nhận
hydro và làm giảm lượng hydro có sẵn trong dạ cỏ để tạo thành CH4 (Harley
và cs., 2013).
5


Hassanat và Benchaar (2013) kiểm tra tác động của các nguồn tanin với các
nồng độ (20, 50, 100, 150 và 200 g /kg vật chất khô) của condensed tanin (cây
acacia và quebracho) và tanin thủy phân (cây chestnut và valonea) khác nhau
trên sự lên men vi khuẩn trong ống nghiệm. Kết quả cho thấy sản xuất khí
tổng trong ống nghiệm và tổng số axit béo bay hơi giảm với mức tăng của
nồng độ tanin. Đối với cây acacia, chestnut hoặc valonea tại mức tanin ≥ 50 g
/kg vật chất khô hoặc tanin của quebracho ở ≥ 100 g /kg vật chất khơ dẫn đến
giảm (lên đến 40%) khí mê tan sản xuất so với nghiệm thức đối chứng. Nguồn
tanin từ Valonea chỉ có giảm 11% khí CH4 sinh ra ở mức 50 g /kg mà không
ảnh hưởng nồng độ axit béo bay hơi. Kết luận của nghiên cứu là cung cấp
tanin từ cây acacia, chestnut hoặc valonea với mức 50 g /kg vật chất khơ có

khả năng làm giảm sản xuất CH4 và sự phân giải protein dạ cỏ với các hiệu
ứng bất lợi tối thiểu trên hiệu quả của quá trình lên men dạ cỏ.
2.3 TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ CÂY THỨC ĂN GIA SÚC NHAI LẠI
2.3.1 Tổng quan về các loại cỏ

2.3.1.1 Cỏ Voi
Cỏ Voi có tên khoa học là Penisetum purpureum, một giống cỏ trồng chủ yếu
cho gia súc, phát triển nhanh. Cỏ thân đứng, thuộc loài hịa thảo, rễ chùm, mọc
cao như mía đến 1,2 - 1,8 m, cắt 6 - 9 lứa trong năm, thành phần dinh dưỡng
cao hơn nhiều loại cỏ hòa thảo khác.Cỏ Voi là loại cỏ lâu năm,thân đứng,
nhiều đốt, những đốt gần gốc thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm phát triển
trong đất. Lá hình dải, mũi nhọn nhẵn, bẹ lá dẹt ngắn và mềm có khi dài 60 cm
rộng 2 cm. Hoa hình chùy màu vàng nhạt. Rễ phát triển mạnh ăn sâu có khi tới
2 m. Tỷ lệ lá /lá + thân là 53%. Cỏ đa niên có hình dạng giống cây mía lau,
gốc ở miền Nam Châu Phi mọc dại nơi đất ẩm, ngày nay phát triển khắp nơi ở
các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Cây trưởng thành cao 3 – 4 m, mọc thành
từng bụi to, trổ phát hoa dạng đuôi chồn với các gié hoa mọc thẳng gốc với
trục. Cỏ Voi du nhập vào nước ta khá lâu và hiện đã trở thành cây chủ lực
được trồng từ Nam chí Bắc, do dễ trồng, năng suất cao, chất lượng khá, chịu
hạn tốt tuy khơng bằng cỏ Sả, có thể ngập tạm thời. Đây là một loại cỏ đáp
ứng với thâm canh cao độ, nếu được tưới đủ nước trong mùa khô cùng với
việc sử dụng phân bón hợp lý, năng suất có thể đạt 300 – 500 tấn chất
xanh/ha/năm. Trung bình có thể đạt 100 – 200 tấn/ha/năm.
Theo Bùi Quang Tuấn (2005) năng suất cỏ voi 295 tấn/ha/năm, tỉ lệ tiêu hóa in
vitro của cỏ voi 30 ngày tuổi là 47,9%. Theo Lê Hoa và Bùi Quang Tuấn
(2009) tỉ lệ tiêu hóa in vitro cỏ voi là 53,2%. Theo Vũ Duy Giảng và cs (2008),
cỏ voi có năng suất chất xanh 100 - 300 tấn/ha/năm. Protein đạt 10% sau 6
6



tuần tái sinh, tỉ lệ tiêu hóa in vitro của lá cỏ là 68 - 78%, giá trị NDF là 63%.
Theo Đoàn Đức Vũ và cs (2000), tỉ lệ tiêu hóa vật chất khơ bằng in sacco trên
bị của cỏ voi tại thời điểm 24 giờ là 42,69%.
2.3.1.2 Cỏ TD58
Tên khoa học là Panicum maximum là giống cỏ thảo, thân bụi như bụi sả, là
loại cỏ lâu năm, thân cao 2-3 m, khơng có thân bị. Có khả năng chống hạn cao,
có thể chịu được tới 6-7 tháng khơ. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cỏ
từ 19-23 ℃. Cỏ sống được trên nhiều loại đất nhưng ưa đất nhiều màu và đất
phù sa. Tốt nhất ở độ pH = 6, không chịu được đất ẩm kéo dài. Cỏ TD58 sinh
trưởng mạnh, năng suất cao, chịu hạn khá, chịu nóng, chịu bóng cây, kiên cố
và dễ trồng. Phù hợp với chân ruộng cao, đất pha cát, giàu dinh dưỡng, từ
trung tính đến độ pH nhẹ. Cỏ TD58 khơng chịu ngập úng cũng như mùa khơ
kéo dài. Có thể nhân giống bằng hạt hoặc hoặc bằng bụi.
Năng suất cỏ TD58 đạt từ 70-100 tấn/ha. Có 2 giống cỏ TD58 là: Cỏ Sả lá lớn
và Cỏ sả lá nhỏ. Cỏ Sả lá lớn năng suất cao, trồng để thu cắt, cho ăn tươi hoặc
ủ ướp chung với cỏ Voi. Cỏ Sả lá nhỏ năng xuất thấp hơn, chịu hạn, chịu dẫm
đạp dùng để chăn thả thích hợp hơn. Thu hoạch khi non trước khi ra hoa thì
chất lượng cỏ cao dê ăn hết nếu băm chặt. Thu hoạch muộn thân hoá gỗ giảm
chất lượng và giảm độ vừa miệng đối với dê. Thành phần: (25-28%) vật chất
khô; (8,8-10%) protein thô; (30-32%) xơ thơ; (11-12%) khống tổng số; (1,51,6%) béo thơ; (43-48%) dẫn xuất không đạm.
Cỏ TD58 là giống cỏ chăn nuôi lâu năm, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều lứa.
Cỏ từ lúc trồng đến lúc thu hoạch lứa đầu khoảng 2 tháng, sau đấy cứ mỗi
tháng cho thu hoạch 1 lần. Năng suất đạt 280-300 tấn/1ha/1năm, hàm lượng
Protein thô đạt 12-14% trên đất tốt, chất khô 22-24%. Cỏ lưu gốc 4-6 năm.
2.3.1.3 Cỏ Hamill
Giống cỏ Hamil (Panicum maximum cv. Hamill) hay cịn gọi là cỏ sả lá lớn.
Cỏ có nguồn gốc từ Kenya, được nhập nội vào Việt Nam từ những năm 1990
và đã được đánh giá là giống rất phù hợp trong điều kiện khí hậu, đất đai Việt
Nam. Giống cỏ cho năng suất chất xanh cao, chất lượng tốt. Theo Ngơ Tấn
Hiển (1998), cỏ Hamill trồng tại Bình Dương cho năng suất chất xanh vào

mùa mưa đạt 66,81-83,33 tấn/ha/năm. Khoảng cách lứa cắt thích hợp là 40
ngày/lứa.
Cỏ Hamill có thể được trồng bằng hạt hay bằng gốc. Tuy nhiên, việc trồng
bằng gốc có nhiều nhược điểm như: tốn cơng trồng, số lượng giống lớn, thân
giống cồng kềnh khó vận chuyển, giống dễ bị thối hóa qua các lứa cắt. Trong
7


khi đó, trồng bằng hạt có ưu điểm là số lượng giống ít, nhân giống nhanh, đơn
giản, cây thích nghi tốt nhờ bộ rễ khỏe…Theo Vũ Kim Thoa & Khổng Văn
Đĩnh (2000), trồng cỏ bằng hạt mang lại lợi ích đáng kể, năng suất và khả năng
lưu gốc tốt hơn trồng bằng thân gốc (năng suất chất xanh cao hơn 4,77 tấn/ha so
với trồng bằng thân gốc. Khảo nghiệm của Phạm Văn Quyến và cs. (2019) được
tiến hành tại các nông hộ nhằm đánh giá năng suất, chất lượng một số giống cỏ:
Cỏ Ruzi, cỏ sả TD58 và cỏ sả Hamill, kết quả cho thấy năng suất chất xanh của
ba loại cỏ ở năm đầu đạt từ 148,93 đến 221,26 tấn/ha/năm và năm thứ hai đạt
185,35 đến 272,94 tấn/ha/năm. Chất lượng ba giống cỏ khá tốt, vật chất khô
17,34 đến 17,94%, protein thô đạt 1,80 - 2,61% (ở dạng tươi).
2.3.1.4 Cỏ Mombasa
Cỏ có tên khoa học là Panicum maximum cv Mombasa, có nguồn gốc từ
Tanzania. Cỏ mọc thành từng bụi lớn, có thể cao đến 2m, có lá lớn chiều rộng
khoảng 3cm và dài tới 97cm lá mọc thẳng và gãy ở ngọn khi cây trưởng thành,
thân khơng có lơng hoặc sáp. Có hình dáng tương tự cỏ voi lai nhưng nhiều lá
hơn. Cỏ sinh trưởng nhanh và tái sinh tốt, có thể trồng bằng hạt hoặc hom gốc.
Cỏ sẽ mất khoảng 75-100 ngày cho lần cắt đầu tiên các lần cắt sau có thể cắt
từ 40 - 45 ngày, tính ngon miệng tốt gia súc rất thích ăn. Cỏ có khả năng chịu
úng thấp, ngược lại có khả năng chụi hạn tốt và khả năng chịu sống thiếu ánh
sáng tốt. Nâng suất cao có thể lên đến 20 - 40 tấn chất khơ/ ha/ năm. Thích
hợp cho làm thức ăn xanh và ủ chua, khơng thích hợp làm cỏ khơ vì đặc điểm
khó khơ. Về dinh dưỡng cỏ có hàm lượng protein thô từ 8 - 14% (tùy thuộc

vào độ phì nhiêu của đất). Theo Hồng Văn Tạo và Trần Đức Viên (2012)
năng suất protein thô là yếu tố rất quan trọng để lựa chọn và sản xuất cây thức
ăn gia súc cho chăn ni bị sữa. Sản lượng protein ở họ hòa thảo 2,3 - 7,7
tấn/ha/năm và cao nhất là Panicum maximum Mombasa 7,7 tấn/ha/năm. Đối
với 3 giống cỏ Mombasa có năng suất protein cao hơn so với cỏ TD58 là 1,0
tấn/ha/năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng protein thơ của cỏ
Mombasa là 12,6% tính trên vật chất khơ.
2.3.1.5 Cỏ Lơng tây
Cỏ có tên khoa học là Brachiaria mutica, tên thường gọi là cỏ lông Para.
Thuộc dòng hòa thảo, cây thân bò. Lá cỏ dài, đầu nhọn, hai mặt lá có nhiều
lơng tơ mịn, có thể nhìn thấy, những cây già lơng tơ sẽ đâm nhẹ vào tay khi
chạm vào. Cây phát triển tốt có thể cao tới 1,5 m, cành tương đối cứng, to và
rỗng ruột. Mỗi đốt cỏ dài đến 10 - 15 cm, điều này trâu bị cực thích khi nhắm
nháp nhai. Mắt hai đầu đốt có màu trắng xanh dễ nhận biết, có khả năng đâm
chồi nếu đủ độ già cỗi và điều kiện thời tiết thuận lợi. Cỏ Lơng tây có nguồn
8


gốc từ Nam Mỹ, ngày nay phân bố khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Cỏ
Lơng tây ưa thích khí hậu nóng ẩm, cỏ sinh trưởng tốt ở các vùng thấp. Nhiệt
độ tối thiểu có thể sống là 80 C, nhưng lạnh hơn thì cỏ lụi dần. Cỏ phát triển
nhanh ở những nơi ẩm ướt tạo thành những thảm cỏ dày và cao. Cỏ có khả
năng chịu được ngập nước ngắn ngày, chịu mặn, chịu phèn (Nguyễn Đăng
Khôi và Dương Hữu Thời, 1981). Chu kỳ kinh tế khá dài từ 4 - 5 năm, nhưng
nếu khâu cắt thu hoạch khơng tốt, chu kỳ có thể giảm mạnh từ 1 - 2 năm.
Cỏ Lơng tây rất thích hợp trồng ở các vùng đồng bằng, năng suất cỏ thay đổi
nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt. Cỏ Lông tây có thể trồng ở đất bùn
lầy, đất ruộng, đất bãi, bờ đê, ven hồ ao, bờ sông suối. Cỏ lơng Para có thể
sống trên nhiều loại đất tốt xấu như đất đỏ, đất mặn, hoặc thậm chí đất phèn...
Cỏ có thể sử dụng cỏ cho gia súc ăn dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn

Thiện, 2003).
2.3.2 Tổng quan về các loại cây họ đậu

2.3.2.1 Cây Mai dương
Cây Mai dương cịn gọi là Trinh Nữ Đầm lầy, có tên khoa học là Mimosa
pigra L, thuộc họ Mimosaceae. Chi Mimosa có 400 - 450 lồi cây Mai dương
có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ từ Mexico qua trung Mỹ đến bắc
Argentina và lan rộng khắp các vùng nhiệt đới. Cây Mai dương là cỏ dại ở
Malaysia, Myanmar, Lào, Cambodia và Việt Nam (Lonsdale và cs., 1995).
Cây Mai dương được Linnaeus mơ tả là một lồi riêng lần đầu tiên vào năm
1759. Ở Việt Nam tất cả các loài Mimosa được gọi là cây xấu hổ ở Miền Bắc
và cây mắc cỡ ở Miền Nam. Mimosa pigra là một loài cây bụi mọc ở nơi đất
trống, ẩm ướt ở vùng nhiệt đới, có thể cao đến 6m (Lonsdale, 1992).
Cây Mai dương cũng được sử dụng như một thức ăn cơ bản trong khẩu phần
dê thịt. Kết quả thí nghiệm ni dưỡng cho thấy mức tăng trọng bình qn khi
sử dụng Mai dương tươi trong khẩu phần cao hơn Mai dương héo (103 so với
91,7 g/ngày) và có bổ sung rau muống (102 g/ngày) so với không bổ sung
(92,4 g/ngày). Mức vật chất khô và protein thô ăn vào, cũng như tỉ lệ tiêu hoá
biểu kiến đưa ra cũng theo khuynh hướng trên (Nguyen Thi Thu Hong và cs.,
2008b). Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thiện (2003) ở giai
đoạn 3 - 6 tháng tuổi tăng trọng bình quân trên ngày của dê lai bách thảo từ 70
- 110 g/con/ngày. Điều này cho thấy khi sử dụng khẩu phần 100% Mai dương
vẫn đảm bảo mức tăng trọng của dê thịt, bên cạnh đó sử dụng Mai dương héo
trong khẩu phần cho dê thật sự hữu dụng bởi vì khi mùa vụ bận rộn người
chăn ni có thể thu cắt Mai dương trữ lại một vài ngày vẫn có thể cho dê ăn
mà khơng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
9


2.3.2.2 Cây Bình linh

Cây bình linh cịn có tên gọi khác là keo dậu, giang tây, táo nhơn (Trung Bộ)
hay bọ chít...Tên khoa học là Leucaena leucocephala. Bình linh có nguồn gốc
ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ, là loài cây bụi, thuộc họ đậu và sinh trưởng ở
vùng nhiệt đới. Loại cây này khi còn non rất hợp với khẩu vị của vật nuôi,
protein tương đương với cây so đũa; trâu, bò, dê, cừu đều ăn được (Nguyễn
Thành Hải, 1988). Bình linh mọc tự nhiên ở những vùng ven biển, dọc dun
hải miền trung, cây bình linh chính thức nhập từ Úc vào Việt Nam năm 1990,
trong quá trình triển khai dự án nghiên cứu và phát triển bò thịt do viện nghiên
cứu chăn ni quốc gia chủ trì. Đây là một trong những cây họ đậu thân gỗ
dùng lá làm thức ăn gia súc, gia cầm rất có giá trị.
Bình linh là cây họ đậu lâu năm thân bụi hoặc thân gỗ, có thể cao đến 10 m, lá
rộng, kép lông chim dài từ 15 – 20 cm. Lá chét nhỏ hơi thuôn xếp thành 11 –
17 cặp dọc theo lá chét của lá lông chim. Hoa màu trắng hoặc vàng và phát
triển thành quả phẳng dài khoảng 20 cm, chứa những hạt màu nâu đen hình
ovan, hạt dài 6 mm, rễ có thể đâm sâu từ 2,5 – 4 m. Cây bình linh chịu hạn rất
tốt có thể duy trì bộ lá xanh trong suốt mùa khơ. Nó có thể làm cây che bóng
mát cho cây khác, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng phải là đất
thốt nước, đất khơng q chua (pH > 5), ưa đất nhiều mùn, thích hợp với
những vùng có lượng mưa trên 800 mm/năm, khí hậu vùng nhiệt đới, khả năng
chịu lạnh và sương muối kém (Nguyễn Thiện, 2003).
Bột Bình linh là thức ăn bổ sung caroten, vitamin, khoáng chất cho gia cầm và
gia súc non. Cây bình linh có hàm lượng vật chất khô là 26%, lượng protein
thô trong lá bình linh khá cao (270 - 280 g/kg), tỷ lệ xơ thấp (155 g/kg) và
hàm lượng caroten khá cao (200 mg). Bình linh có chứa độc tố mimosin nên
chỉ sử dụng dưới 25% trong khẩu phần cho gia súc nhai lại, dưới 10% đối với
heo và dưới 5% đối với gia cầm. Tuy nhiên ở nhiều vùng thì nó lại bị coi là
loại thực vật xâm hại (Vũ văn Dũng, 2006).
Theo Ngo Van Man và cs., (1995) đã tiến hành một số nghiên cứu cho việc
khai thác vai trò của cây họ đậu, trong đó có Bình linh, trong việc cung cấp
thức ăn gia súc, làm phân xanh và nguồn củi trong hệ thống canh tác. Kết quả

cho thấy chiều cao cây tại thời điểm 5 tháng trồng là 102 cm với tốc độ tăng
trưởng bình quân 7,8 cm/2 tuần. Sinh khối chất xanh (kg/ha) của ba lần thu
hoạch sau 16 tháng trồng với lần thứ nhất 1.537 kg; lần thứ hai 4.326 kg; lần 3
là 4.051 kg; tổng cộng 3 lần thu cắt là 9.914 kg. Năng suất chất khơ của Bình
linh sau 3 lần thu hoạch của lá là 2.322 kg/ha và cọng là 1.330 kg/ha. Các báo
cáo cũng cho thấy tỷ lệ trong khẩu phần ăn với các lồi cây họ đậu thì Bình
10


linh là ngon miệng nhất đối với dê, với một tỷ lệ trong khẩu phần 21 - 53%
tính trên vật chất khô.
2.3.2.3 Cây Điên điển
Điên điển (Sesbania sesban (Merr) L, là cây có tốc độ phát triển nhanh, cây họ
đậu lâu năm cao 8 m, rễ nơng và thân có đường kính 12 cm. Lá hình lơng chim
với 6 đến 27 cặp, mỗi lá đơn dài 26 mm, rộng 5 mm. Chùm hoa dài 30 cm có
2 đến 20 bơng màu vàng. Trái thẳng hoặc hơi cong, vỏ dài 30 cm, có chứa 10 50 hạt (Heering và cs., 1992). Điên điển là cây có tốc độ phát triển nhanh, cây
họ đậu lâu năm cao 8 m, rễ nông và thân có đường kính 12 cm. Lá hình lơng
chim với 6 đến 27 cặp, mỗi lá đơn dài 26 mm, rộng 5 mm. Chùm hoa dài 30
cm có 2 đến 20 bông màu vàng. Trái thẳng hoặc hơi cong, vỏ dài 30 cm, có
chứa 10 - 50 hạt (Heering và cs., 1992).
Điên điển là nguồn thức ăn giàu protein. Hàm lượng protein trên 22 % và đạt
30 %. Lá điên điển (thân + lá) có vách tế bào chứa NDF < 30 % vật chất khô.
Đây là một trong các cây họ đậu chứa ít tanniniferous, tanin cơ đặc khoảng
0,2 % hoặc 0,3 % làm thức ăn gia súc. Lá điên điển có chứa lượng lớn saponin
(105 g/kg nguyên liệu) có thể làm giảm sản xuất khí mê tan trong dạ cỏ nhưng
cũng có (tanin) làm giảm sức khoẻ và tăng trưởng của động vật (Goel và cs.,
2008).
Điên điển được cung cấp như thức ăn bổ sung protein cho bò có thể được ăn ở
mức 25 % trong khẩu phần. Tại Việt Nam, điên điển được bổ sung cho bò địa
phương chăn thả trên những đồng cỏ tự nhiên (Hymenachne acutigluna và

Paspalum atratum) mang lại tốc độ tăng trưởng cao (+ 20 %) (Nguyễn Thị
Hồng Nhân và cs., 2009).
Tiêu hoá vật chất khô trong ống nghiệm khoảng 75 %. Lá điên điển được sử
dụng như là nguồn protein bổ sung trong chế độ ăn dựa trên chất xơ, ảnh
hưởng ngày càng tăng về chế độ ăn vật chất khô, chất hữu cơ, protein thơ, xơ
thơ và chất xơ trung tính (Tessema và cs., 2004). Nhiều thí nghiệm chỉ ra rằng
lá điên điển tăng cường tiêu hố vật chất khơ, chất hữu cơ và protein thơ tổng
ở trên bị, cừu và dê ở một chế độ ăn uống cơ bản (Nguyễn Thị Hồng Nhân và
cs., 2009). Lá điên điển có tác dụng tích cực vào duy trì N cao hơn so các cây
họ đậu khác làm thức ăn gia súc và tăng N duy trì trong khẩu phần (Sampathi
và cs., 1999).

11


2.3.3 Tổng quan về các loại cây đa mục đích

2.3.3.1 Khoai mì
Khoai mì có tên khoa học là Manihot Esculanta Crantz, thuộc họ cây thầu dầu
Euphorbiaceae, ở một số nước khác nhau, nó cịn có các tên gọi khác nhau
như là cassava, manioc, tapioca, manlipke, maniva cassava. Khoai mì được
trồng phổ biến ở Việt Nam chủ yếu lấy củ làm lương thực cho người, thức ăn
cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Năng suất lá
mì phụ thuộc vào tuổi trưởng thành, mật độ cây, độ phì nhiêu của đất, mùa vụ,
khí hậu và giống. Tại Việt Nam, theo điều tra ghi nhận trên các điểm trồng
khoai mì thuộc vùng Đơng Nam Bộ, năng suất lá khoai mì tươi tận thu biến
động từ 1,87 - 2,64 tấn/ha (Nguyễn Hoài Nam, 2002).
Theo Vũ Duy Giảng và cs. (2008), ngọn lá mì có protein thơ 18 - 20%, tuy
nhiên có chứa độc tố cyanoglucoside làm gia súc chậm lớn, có thể chết khi ăn
nhiều. Ngọn lá mì ủ chua dùng 10 - 20% vật chất khô trong khẩu phần ni bị.

Theo Bùi Đức Lũng (2005), tốt nhất là phơi khơ ngọn lá mì và làm thành bột
cho bị ăn.
Cây khoai mì được trồng phổ biến ở Việt Nam để chế biến tinh bột hoặc sử
dụng củ và phụ phẩm sau chế biến làm thức ăn gia súc. Ngồi ra, lá mì cũng
được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Sản lượng lá mì bị ảnh hưởng bởi
giống khoai mì, chế độ bón phân sau thu hoạch lá, khoảng cách thời gian thu
hoạch và số lần thu hoạch lá. Những nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy sản
lượng lá mì dao động từ 4,5–7,9 tấn/ha. Hàm lượng tanin của khoai mì dao
động từ 35,4–44,0 g/kg vật chất khơ, lá mì già có hàm lượng chất tanin cao
hơn so với lá mì non (Khuc Thi Hue và cs., 2012).
2.3.3.2 Cây Mít
Cây Mít là một lồi thực vật ăn quả được trồng phổ biến ở Việt Nam, có tên
khoa học là Artocarpus heterophyllus L., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Đây
là lồi thực vật thân gỗ có tán dài, cao khoảng 8 – 25 m. Thân cây to, có vỏ
xanh hay đen bao quanh và có nhiều nhựa trắng; tán lá rộng, hình chóp, dài
khoảng 3,5 m đến 6,7 m; cành non có nhiều lơng phún, nhiều lá và cho hoa
quả quanh năm. Mít có khả năng chịu hạn cao, khi cây đã phát triển, không
cần tưới nước; tuy nhiên trong điều kiện thâm canh, tưới nước là biện pháp
cần thiết để tăng năng suất. Mít có bộ rễ khỏe và ăn sâu nên có thể trồng trên
nhiều loại đất khác nhau miễn là chân đất phải sâu và thoát nước tốt. Mít có
khả năng thích nghi cao trên nhiều loại đất đai và các mức đầu tư khác nhau.
Khi đầu tư chăm sóc, Mít đạt năng suất khá cao và có hiệu quả cao. Lá Mít có
hình lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan, rộng hay trứng ngược, dài
12


7 – 15 cm, đầu có mũi tù ngắn, mép lá nguyên và ở những cây non thường
chia 3 thùy, mặt trên màu lục đậm bóng. Cuống lá dài 1 - 2,5 cm. Lá kèm lớn,
dính thành mo ơm cành, sớm rụng (Hồ Đình Hải, 2014)
Lá Mít cịn làm thuốc lợi sữa cho trâu, bò, người, là thức ăn của trâu, bị, dê,

hươu, nai…có chất nhựa màu trắng, khơ rất dính có thể dùng làm chất dính
(Lý Thị Lẹ, 2006). Việc sử dụng của lá Mít và lá cây bụi khác là một thực tế
phổ biến để nuôi dê ở các khu vực khác của Đông Nam Á (Nguyen Thi Mui
và cs., 2001). Lá Mít tươi có thể là một nguồn thức ăn có giá trị cho động vật
nhai lại khi kết hợp với các nguồn ni tơ như lá cây họ đậu (Kusmartono, 2007).
Theo Nguyễn Thị Mùi và cs. (2001), báo cáo rằng tỷ lệ tiêu hóa của lá Mít ở
dê là 52,6%.
2.3.3.3 Cây Mía
Cây mía, về mặt thực vật học thuộc chi Andropogonae của họ Gramineae, bộ
Glumiflorae, lớp Monocotyledoneae, phân ngành Angiospermae, ngành
Embryophyta siphonogama. Chi phụ là Sacharae và loài là Saccharum.
Theo Paturau (1989) các sản phẩm phụ chính của ngành mía đường là ngọn
mía, bã mía và rỉ mật đường. Nếu như sản lượng mía thế giới đạt đến mức 60
triệu tấn, thì số lượng các sản phẩm phụ được sản xuất hàng năm này xấp xỉ
như sau: ngọn mía 200 triệu tấn; bã mía 60 triệu tấn; rỉ mật đường 16 triệu tấn.
Trong đó, bã mía được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu để tạo ra hơi nước
trong các nhà máy mía và một phần nhỏ để sản xuất bột giấy và ván ép.
Mía là một loại cây trồng có năng suất sinh khối cao hơn nhiều loại cây cỏ
nhiệt đới khác. Hơn nữa, theo Preston (1989) cây mía có một số đặc điểm nổi
trội để có thể dùng như một loại cây thức ăn đầy tiềm năng cho gia súc ở các
nước nhiệt đới.
Theo Nguyễn Xn Trạch, cây mía có các đặc điểm là cây trồng hàng năm
nhưng chu kỳ kinh tế của ruộng mía lại có thể kéo dài vài ba năm, thậm chí 57 năm. Khối lượng và chất lượng dinh dưỡng của cây mía tăng theo khoảng
cách thu hoạch, với các giá trị tối ưu có thể đạt được với khoảng cách thu
hoạch giữa 12-18 tháng. Đặc điểm này hoàn toàn trái ngược với hầu hết các
loại cỏ nhiệt đới khác là những cây thường có năng suất và chất lượng giảm
xuống khi khoảng cách giữa các lứa cắt tăng lên. Hàm lượng vật chất khơ của
mía trung bình là 30%, cao hơn hầu hết các loại cỏ khác. Nghiên cứu của
Nguyễn Văn Hải (2009) tiến hành chế biến ngọn lá mía cho bị sữa kết quả
cho thấy đã cải thiện được năng suất sữa của bò.


13


2.3.3.4 Cây Lục bình
Lục bình tên khoa học là Eichhornia crasspes, là lồi ngoại lai có sức xâm
thực mạnh trên các mặt nước có nhiều hữu cơ, hay lưu vực. Cây lục bình Nam
Bộ có nguồn gốc từ Brazil cịn được gọi là bèo Nhật Bản, được du nhập vào
Việt Nam năm 1905, là loài thực vật sống ở ao hồ, đầm và sơng rạch, phát
triển mạnh. Lục bình là loài cỏ thủy sinh, cao từ 0,1 - 0,3 m, thân ngắn có
chùm lơng ở giữa, lá đơn, phiến trịn dài 4 - 8 cm, bìa nguyên, gân hình cung,
mịn, cuống lá rất xốp thường phù to tạo thành phao nổi hình lọ, to ở cây non,
hay kéo dài đến 3 cm ở cây già (Vũ Văn Dũng, 2005).
Ở Việt Nam, lục bình thường phát triển rất mạnh ở ao hồ, ven sông, sống
thành quần thể sát bờ sông hoặc kênh rạch. Lục bình sinh trưởng bằng cách đẻ
nhánh, thân gồm nhiều bẹ nổi trên mặt nước. Bộ rễ vừa hút chất dinh dưỡng
ni cây vừa có tác dụng cải tạo nguồn nước, điều hịa mơi trường sinh thái.
Trong mơi trường thuận lợi, lục bình có thể tăng diện tích gấp đôi sau 10
ngày. Theo Le Thi Men và cs. (2002), việc sử dụng lục bình ni heo thịt ở
các mức độ 1, 3, 5 % trong khẩu phần ở trạng thái khơ hồn tồn cho kết quả
diện tích cơ thăn và độ dày mỡ lưng có khuynh hướng cải thiện ở các khẩu
phần ăn cao lục bình, chất lượng đạm trong cơ thăn thịt heo tăng, độ mềm mỡ
heo giảm đáng kể. Hiệu quả về mặt thức ăn đạt được cao hơn từ 8 - 12 % khi
khẩu phần thức ăn có sử dụng lục bình ở mức độ 3 % và 5 %. Theo Solly và cs.
(1984), bổ sung lục bình cho heo, cừu thì khả năng sinh trưởng khơng bị ảnh
hưởng. Thức ăn có lục bình khơng làm tăng tính ngon miệng ở vịt thịt.
2.3.3.5 Rau muống
Tên khoa học là Ipomoea aquatica là một loại rau rất phổ biến tại Việt Nam.
Rau muống có tác dụng làm thức ăn cho người và động vật, ngồi ra nó cịn có
tác dụng giải độc, bệnh đau dạ dày,… Rau muống sinh trưởng nhanh trong

mùa mưa, kém chịu lạnh, được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi (nhất là chăn
nuôi heo). Trong điều kiện thuận lợi về thời tiết, đủ phân bón thì rau muống có
năng suất và chất lượng cao. Hàm lượng chất khơ ở rau muống trung bình 100
g/kg rau tươi.
Trong 1 kg chất khơ có 2.450- 2.500 kcal (10,3 – 10,5 MJ) năng lượng trao đổi;
170 – 250 g protein thô, 130 – 200 g đường, 100 – 115 g khống tổng số... nên
gia súc rất thích ăn. Có hai giống rau muống chính là trắng và đỏ. Rau muống
trắng có thể trồng cạn và gieo bằng hạt. Giá trị dinh dưỡng của Rau muống đỏ
cao hơn Rau muống trắng. Rau muống là loại thức ăn phổ biến, có dinh dưỡng
cao. Rau muống đã được trồng từ những thập niên 1960 và cho đến ngày nay.
Nó được sử dụng như là món ăn giàu dinh dưỡng ở Châu Á với protein thô
14


18% (tính trên vật chất khơ), lipit 1,2%. Chúng là loại cây rất dễ tìm thấy ở
khu vực sơng MeKong (Le Thi Men, 2006).
Các loại rau muống khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau như rau
muống mọc trên đất có vật chất khơ là 8,4%, protein thơ 2,4%; nước 8,7%,
protein thô 2,3%. Rau muống là một loại rau chứa hàm lượng nitơ cao do vậy
hàm lượng protein cũng tương đối cao, với hàm lượng vật chất khô 10,8%;
protein 36,3%; chất hữu cơ 90,6% (tính trên vật chất khơ) (Nguyen Thi Kim
Dong và cs., 2006).
2.3.3.6 Rau Lang
Cây Rau Lang có tên khoa học là Ipomoea batatas. Đây là một loại cây thân
thảo dây leo có các rễ củ lớn chứa nhiều tinh bột. Đây là loại cây được sử
dụng để cung cấp rau và củ. Thực tế Rau Lang chỉ là một phần của Cây Khoai
Lang. Rau Lang bao gồm Lá và ngọn non. Rau Lang có rất nhiều loại, tùy vào
từng giống cây mà có đặc điểm và màu sắc thân khác nhau. Tuy nhiên, có 2
loại màu thân chính đó là màu thân xanh và màu thân nâu đỏ. Tại Việt Nam
phổ biến gồm 3 giống khoai lang đó là Khoai lang Hồng Long, Khoai lang Lệ

Cần và Khoai Lang Bình Tân. Thành phần dinh dưỡng có trong rau lang:
Năng lượng: 22kcal, nước: 91,8g, Protein: 2,6g, tinh bột: 2,8g, vitamin C:
11mg, vitamin BB: 900mg, nhiều chất khoáng như: 48mg canxi, 2,7mg sắt,
54mg phốt pho.
Nghiên cứu cũa Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Thị Kim Đông (2015) cho
thấy rau lang sử dụng trong khẩu phần của thỏ thịt có hàm lượng dưỡng chất là
9,67; 87,5 và 20,8% tương ứng với vật chất khô, chất hữu cơ và protein thô.
Theo các tác giả khi kết hợp bổ sung protein thô từ rau lang và đậu nành cho
thấy mức protein thơ trong khẩu phần thỏ thí nghiệm từ 17,0 đến 19,0% đã cải
thiện được lượng protein thô ăn vào, năng suất tăng trưởng, khối lượng quầy
thịt, tỉ lệ tiêu hóa xơ và các chỉ tiêu dịch manh tràng. Khi tăng protein thơ
trong khẩu phần thỏ thí nghiệm từ 15,0 đến 23,0% làm giảm hiệu suất tích lũy,
nhưng tăng sự bài thải nitơ.
2.3.3.7 Bìm bìm
Bìm bìm có tên khoa học là Operculina turpethum, là một loại cây thân thảo
lâu năm, dây leo có lơng dài từ 4 đến 5 m. Các lá mọc xen kẽ, rất thay đổi về
hình dạng, hình trứng, thn dài và cụt hoặc có dây ở gốc. Hoa lớn, mọc ở
nách và đơn độc, quả là một quả nang với các lá đài nở rộng dễ thấy và các
cuống dày lên ( />
15


Kết quả nghiên cứu cho thấy, dây bìm bìm có hàm lượng vật chất khô là
13,5%, hàm lượng protein thô là 14,1% và NDF là 39,7% (Lê Ngọc Hường,
2013). Điều này cho thấy thành phần hóa học của bìm bìm khá cao và còn
được dùng làm nguồn thức ăn cho gia súc, giúp phát triển đàn dê có hiệu quả
trong điều kiện khan hiếm nguồn thức ăn tự nhiên do diện tích trồng cỏ ngày
càng bị giới hạn

16



×