Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vấn đề xã hội công dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Vận dụng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.49 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

--o0o--

BÀI TẬP NHĨM
Mơn: TRIẾT HỌC
Chuyên đề 05
Đề bài:
“Vấn đề xã hội công dân trong quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền. Vận dụng ở Việt Nam
hiện nay”.
Lớp

:

Nhóm :

CH27B
09

1


Hà Nội – 2020
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ
KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM
Ngày:
Địa điểm:
Nhóm số: 09
Lớp: 27UD07


Khóa: 27
Tổng số thành viên của nhóm: 17
Có mặt:
Vắng mặt: 0
Có lý do:
Khơng lý do:
Nội dung:
Tên bài tập: Bài tập nhóm
Mơn học: Triết học
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm. Kết
quả như sau:
Đánh giá
của SV
STT

Mã SV

SV
ký tên

Họ và tên
A

B

C

Đánh giá
của GV
Điểm

(số)

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2020

2

Điểm
(chữ)

Giáo
viên


Kết quả điểm bài viết:
- Giáo viên chấm thứ nhất:

- Giáo viên chấm thứ hai:
Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
Điểm kết luận cuối cùng:
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:

NHÓM TRƯỞNG

Nguyễn Hùng Sơn

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. Một số khái niệm..................................................................................................1
1. Khái niệm nhà nước pháp quyền........................................................................1
2. Khái niệm xã hội công dân..................................................................................2
II. Vấn đề xã hội công dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền.....................3
1. Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân...........................3
2. Vấn đề xã hội công dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền.....4
III. vận dụng thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.........................................................5
1. Xã hội công dân ở Việt Nam................................................................................5
2. Những khó khăn trong việc xây dựng xã hội công dân ở Việt Nam và một số
kiến nghị....................................................................................................................7
KẾT LUẬN...............................................................................................................9
Danh mục tài liệu tham khảo

3


MỞ ĐẦU

Giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân, cũng như giữa nhà nước pháp
quyền và cá nhân (cơng dân) có mối quan hệ biện chứng. Đó là quan hệ thống nhất
về quyền và nghĩa vụ pháp lý, được khẳng định bằng hiến pháp và cụ thể hoá thông
qua các quan hệ pháp luật. Để giải quyết rõ hơn mối quan hệ giữa nhà nước pháp
quyền và xã hội cơng dân, nhóm chúng em xin chọn đề tài bài tập nhóm: “Vấn đề
xã hội cơng dân trong q trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Vận dụng ở
Việt Nam hiện nay”.
NỘI DUNG
I. Một số khái niệm
1. Khái niệm nhà nước pháp quyền
Bằng việc tổng kết lịch sử và những quan điểm hiện đại xung quanh nội
dung phạm trù nhà nước pháp quyền, có thể đi đến định nghĩa:
Nhà nước pháp quyền là một hình thức (phương thức) tổ chức và vận hành
quyền lực – mà quyền lực đó thuộc về nhân dân, dựa trên các nguyên tắc: phục
tùng tính tối cao của pháp luật, phân cơng quyền lực, dân chủ cơng bằng; nhằm
mục đích bảo vệ tối đa chủ quyền của nhân dân.
Nhà nước pháp quyền có những đặc trưng cơ bản – phổ biến sau đây:
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận và tôn trọng tính tối cao của
luật, mà trước hết là hiến pháp. Biểu hiện trực tiếp ở việc nhà nước tự đặt mình
dưới luật.
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước tuân thủ nguyên tắc phân công quyền
lực theo ba quyền năng cơ bản là: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Ba quyền
năng này được giao cho ba cơ quan khác nhau nhằm kiểm soát, kiềm chế lẫn nhau
trong việc thực thi quyền lực, tránh sự tùy tiện và lạm quyền. Sự hình thành và vận
hành của ba cơ quan này cũng phải do Luật định.
1


- Sự hiện diện một nền dân chủ, được nhận biết thơng qua: chế độ bầu cử để
hình thành nên các cơ quan nhà nước; sự kiểm tra và giám sát của xã hội công dân

đối với các cơ quan đó; thơng qua sự hiện diện của một hệ thống các nguyên tắc,
chế định, các quy phạm về chủ quyền của nhân dân, cùng với những cơ chế pháp
luật hữu hiệu nhằm đảm bảo sự thực thi quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người (nhân quyền)
- Trong quan hệ quốc tế, nhà nước pháp quyền là nhà nước có năng lực giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các điều ước quốc tế và luật quốc gia;
2. Khái niệm xã hội công dân
Mác và Ănghen quan niệm xã hội công dân là lĩnh vực sinh hoạt và hoạt
động vật chất, kinh tế của con người. Xã hội công dân là một tổ chức xã hội phát
triển trực tiếp từ sản xuất và lưu thông, là sự thống trị hoặc tổng hợp của các quan
hệ kinh tế, sản xuất phù hợp với các lực lượng sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của
nhà nước và toàn bộ thượng tầng kiến trúc khác.
Có thể nhìn nhận xã hội cơng dân từ hai phía: từ quan hệ giữa quốc gia vói
quốc gia (bên ngoài); và từ quan hệ giữa cộng đồng bên trong một quốc gia với nhà
nước của nó (bên trong). Xã hội công dân là một xã hội mà trong đó các thành viên
ý thức và sẵn sàng hành động trên cơ sở của ý thức ấy các giá trị sau đây:
- Quyền sống và tồn tại một cách xứng đáng (đây là giá trị vốn có ở mỗi con
người);
- Quyền có gia đình, quyền có Tổ quốc;
- Quyền tự quyết dân tộc;
- Quyền bảo vệ môi trường (đây là quyền mới được phát hiện ra ở thế kỷ XX
này và được coi là quyền tự nhiên của con người, bởi vì quyền sống và tồn taiji
xứng đáng phụ thuộc vào quyền bảo vệ môi trường);
- Quyền tự do – Đó là quyền làm tất cả những gì khơng gây nguy hại cho
người khác, trong đó có quyền tự do về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tín
2


ngưỡng.
- Quyền bình đẳng trước pháp luật;

- Quyền sở hữu;
- Quyền lao động, nghỉ ngơi, học tập;
- Quyền được hấp thụ và sử dụng các giá trị văn hóa nhân loại;
- Cộng đồng được sống trong môi trường dân chủ- thể hiện ở chỗ tinh thần
nhân quyền thâm nhập vào tất cả các khâu của quyền lực nhà nước (từ cơng đoạn:
hình thành, vận hành, kiểm tra giám sát, hiệu chỉnh, thay mới);
- Các cá nhân hành động trên cơ sở đã ý thức được về quyền và nghĩa vụ của
mình đối với nhà nước.
II. Vấn đề xã hội cơng dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền.
1. Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân
- Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân là mối quan
hệ giữa quyền lực công cộng và tự do cá nhân.
Để đi tới tự do cá nhân, lịch sử nhân loại đã phải tìm kiếm các hình thức
quản lý xã hội khác nhau để rồi đi đến việc tạo ra quyền lực công cộng dưới dạng
nhà nước pháp quyền. Bởi vậy, nhà nước pháp quyền không can thiệp vào xã hội
công dân mặc dù - tất cả mọi nhu cầu của xã hội công dân - đều phải qua ý chí nhà
nước để có được hình thái cơng lý chung, dưới dạng các đạo luật. Phép biện chứng
duy vật giữa nhà nước và xã hội công dân như sau: không phải xã hội công dân do
nhà nước tạo lập và quy định, mà trái lại, nhà nước do xã hội công dân tạo lập và
quy định. Đó là điểm khởi đầu và là điểm mấu chốt của mệnh đề "nhà nước của
dân, do dân và vì dân".
- Giữa nhà nước pháp quyền và xã hội cơng dân có mối quan hệ tương tác
qua lại chặt chẽ và sự kết hợp hài hoà.

3


C.Mác và Ph.Ănghen cho rằng, nhà nước tồn tại bên cạnh và bên ngồi xã
hội cơng dân; nhà nước được xây dựng trên cơ sở xã hội công dân nên các thiết chế
của xã hội công dân đều tác động đến nhà nước và vì thế, nó mang một hình thức

chính trị nhất định. Dĩ nhiên, các thể chế của xã hội cơng dân nằm ngồi (nằm bên
cạnh như cách nói của C.Mác) các thể chế nhà nước nên chúng có sự độc lập tương
đối, khơng phụ thuộc hồn tồn vào nhà nước. Mặc dù coi xã hội công dân là thành
tựu vĩ đại của xã hội loài người, song C.Mác đã khơng gắn nó với nhà nước “kiểu
mới”. Nguồn gốc và ý nghĩa của thuật ngữ xã hội công dân, theo ông, chỉ gắn với
giai đoạn tư bản chủ nghĩa của sản xuất và lưu thơng hàng hố.
Quan điểm của các học giả tư sản đương đại cho rằng, khó có thể hình dung
nên xã hội cơng dân mà trong đó khơng có nhà nước pháp quyền và cũng khơng thể
có nhà nước pháp quyền, nếu nhà nước đó không phục vụ xã hội công dân; rằng,
nhà nước pháp quyền được hình thành là để bảo vệ các quyền tự do và lợi ích hợp
pháp của con người, để phục vụ xã hội cơng dân và nó chỉ có thể phát triển, tồn tại
và ổn định trong xã hội công dân. Chúng ta cũng đã từng được biết đến các khái
niệm “nhà nước phục vụ”, “nhà nước phúc lợi chung”… Theo quan điểm của các
luật gia tư sản, nhà nước pháp quyền đó là Nhà nước phục vụ. Nó thực hiện chức
năng điều chỉnh, đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của xã hội pháp quyền, tức là đảm
bảo cho sự thống trị của pháp luật và không cho phép sự can thiệp hành chính vào
các q trình tự điều chỉnh trong xã hội.
2. Vấn đề xã hội công dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền, phải đi từ xã hội cơng dân. Đó
cũng là con đường tuần tự mà lịch sử đã đi.
Nếu như trước đây, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, mỗi hành động cụ
thể, phải đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên hàng đầu, lợi ích của bộ phận của giai
cấp, của nhóm xã hội chỉ có thể thực hiện được thơng qua thực hiện lợi ích tối cao độc lập dân tộc, thì ngày nay, khi nhân dân đã tổ chức nên Nhà nước của mình, việc
4


tập hợp nhân dân phải là một chu trình ngược lại, lợi ích tối cao – phát triển đất
nước chỉ có thể thực hiện được thơng qua q trình thực hiện lợi ích của các tầng
lớp dân cư, các nhóm xã hội. Lúc này, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không
thể tách rời xây dựng xã hội công dân.

Mặt khác, xã hội cơng dân chính là nguồn vốn con người, nguồn vốn xã hội
của đất nước nói chung và của Nhà nước nói riêng. Đây cũng là nguồn vốn, nguồn
lực cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển đất nước như mong
muốn. Tình trạng yếu kém của xã hội công dân sẽ làm cho các chế độ nhà nước trở
nên độc tài (và ngược lại, nhà nước độc tài lại làm cho xã hội công dân yếu kém).
Điều đó dẫn đến sự suy thối của chính nhà nước. Chỉ cần một số tổ chức kích
động tâm trạng bất mãn của nhân dân, kết hợp với sự can thiệp từ bên ngồi là có
thể huy động đơng đảo người dân tham gia biểu tình, hoặc bạo động lật đổ nhà
nước. Nếu một xã hội công dân mạnh thì sẽ có khả năng phịng ngừa, loại bỏ những
âm mưu vụ lợi, thế lực thù địch cả từ bên trong và từ bên ngoài.
III. Vận dụng thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Sau khi giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp và thành lập nhà nước
Dân chủ Cộng hịa theo Hiến pháp 1946, xã hội cơng dân Việt Nam mới trong giai
đoạn sinh thành, có một số yếu tố đã phát triển dầy đủ, còn số khác chưa phát triển
hoặc trong tình trạng cịn manh nha. Sự củng cố và phát triển xã hội công dần đã bị
ngưng đọng lại bởi hai cuộc kháng chiến, và sau này - bởi thể chế nhà nước tập
trung quan liêu bao cấp trong cuối thập kỷ 70-80. Giờ đây, khi tiến hành xây dựng
nhà nước pháp quyền, một lần nữa chúng ta phải đối mặt vấn đề tái dựng xã hội
cơng dân. Có nghĩa là cần ý thức hơn nữa các giá trị của xã hội cơng dân, đóng góp
cho q trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
1. Xã hội công dân ở Việt Nam.
- Thứ nhất, các tổ chức xã hội của cơng dân ngày càng hồn thiện, số
lượng càng nhiều trên những lĩnh vực khác nhau.
5


Có thể nói, ở nước ta đang thực sự tồn tại một xã hội cơng dân, điều đó thể
hiện ở mặt tổ chức, hiện có khoảng 500 tổ chức (hội) hoạt động ở quy mơ tồn
quốc, khoảng 3000 hội hoạt động quy mô địa phương, hàng vạn hội ở quy mơ
huyện và cơ sở, chúng có kết cấu như sau:

+ Trong lĩnh vực chính trị-xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 tổ chức
chính trị - xã hội, thuộc hệ thống chính trị, nịng cốt của xã hội công dân Việt Nam,
đã được chế định bới Hiến pháp và Luật.
+ Trong lĩnh vực kinh tế: Các hiệp hội sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, như:
Hiệp hội: Thép, Xi măng, Xây dựng, Kiến trúc, Mía đường, Cafe-Ca cao, Xuất
khẩu gạo...
+ Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có Liên hiệp các hội khoa học và kỹ
thuật, các tổ chức nghiên cứu dân lập…
+ Trong lĩnh vực xã hội: Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các nhóm (tổ chức)
lợi ích, từ thiện, nhân đạo, hữu nghị, các tổ chức của các giới...
+ Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) Việt Nam v.v…
Theo đó các tổ chức chính trị - xã hội đang đóng vai trị là lực lượng nịng
cốt của xã hội cơng dân Việt Nam. Những tổ chức này có tác dụng rất lớn phát huy
trí tuệ, ý thức trách nhiệm và đạo đức của từng người dân, thể hiện quan điểm,
nguyện vọng của dân chúng trước hiện trạng xã hội hoặc chủ trương chính sách của
chính quyền. Như vậy, các tổ chức cơng dân hồn thiện và ngày càng khẳng định
vai trị quan trọng của mình trong đời sống chính trị – kinh tế – xã hội của đất
nước. Xã hội cơng dân góp phần quyết định khiến người dân cảm thấy mình thực
sự là chủ nhân của đất nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
- Thứ hai, Nhà nước đã và đang xây dựng quy chế trách nhiệm qua lại

giữa nhà nước, xã hội và cá nhân theo nguyên tắc quyền lực nhà nước phải
thực sự thuộc về nhân dân- một đặc điểm quan trọng của Nhà nước pháp quyền.
Nhà nước can thiệp vào các thiết chế của xã hội công dân chủ yếu và cơ bản
6


thông qua pháp luật. Ở đây, một vấn đề đặt ra là cần có sự kết hợp, thống nhất giữa
quản lý xã hội bằng pháp luật và quản lý xã hội bằng đạo đức. Nhà nước sử dụng
pháp luật để quản lý xã hội, song cần có sự bổ sung bằng cách chắt lọc, phát huy

những giá trị của truyền thống mà cuộc sống ngày hôm nay vẫn đang cần có chúng.
Trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để bảo đảm quyền lực của
nhân dân, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, tìm
tịi những hình thức và cơ chế, tạo điều kiện và khả năng cho nhân dân tham gia
thiết thực vào xây dựng, quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
2. Những khó khăn trong việc xây dựng xã hội công dân ở Việt Nam và một số
kiến nghị.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả to lớn, vẫn cịn khơng ít yếu kém, sau đây,
nhóm xin đưa ra hai khó khăn điển hình:
Thứ nhất, tình trạng dân chủ hình thức chưa được khắc phục triệt để. Nạn
tham nhũng, lãng phí và quan liêu cịn nghiêm trọng. Thực tế đó địi hỏi chúng ta
phải tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước. Có
nhiều cơ chế kiểm sốt khác nhau, nhưng dù vận dụng cơ chế nào cũng phải tuân
thủ một nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền - đảm bảo tính tối cao của
hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp được đặt ở vị trí cao nhất của hệ thống pháp luật,
là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất ghi nhận các quyền, nghĩa vụ và
bảo hộ cho công dân. Bất cứ cá nhân hay tập thể nào (kể cả cơ quan nhà nước), nếu
vi phạm hiến pháp và pháp luật, cũng đều có thể bị đưa ra xét xử tại toà án.
Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cần phải, một mặt, tiếp tục hoàn thiện chế
độ bầu cử nhằm tạo điều kiện cho nhân dân tích cực tham gia vào q trình bầu cử,
bảo đảm cho nhân dân lựa chọn được những ngườỉ đại diện có đủ phẩm chất, năng
lực ủy quyền cho họ thực hiện quyền lập pháp; mặt khác, cần tiếp tục hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của các cơ quan dân cử, xây dựng cơ chế pháp lý hữu hiệu bảo
đảm cho các cơ quan, dân cử phát huy được vai trị của mình, thực hiện đúng và
7


đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Thứ hai, hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều luật liên quan đến xã hội
cơng dân, nhưng cịn thiếu, thậm chí thiếu những luật rất cơ bản để quản lý xã

hội. Nhà nước quản lý xã hội công dân bằng hệ thống pháp luật, chính sách và các
cơng cụ khác. Sự thiếu vắng pháp luật làm cho việc quản lý nhà nước rất khó khăn,
đặc biệt là đối với các cơ quan chức năng. Do thiếu luật, các cơ quan chức năng
không biết ứng xử như thế nào đối với các tổ chức hợp pháp (có đăng ký) với các
tổ chức không hợp pháp (chưa hoặc không đăng ký). Việc đăng ký cũng rất khó
khăn. Tổ chức nào thì được đăng ký, tổ chức nào thì khơng được?
Hiện nay, các tổ chức được đăng ký cũng mới chỉ đăng ký điều lệ, trong đó
xác định mục đích, tơn chỉ. Nhưng trong một xã hội công dân không chỉ là một tổ
chức đơn lẻ và không thể chỉ giới hạn trong mục đích, tơn chỉ mà cịn rộng hơn
nhiều liên quan đến Nhà nước, đến hệ thống chính trị, hệ thống xã hội, đến các tổ
chức khác và quyền của các cá nhân cơng dân. Do chúng ta chưa có luật về hiệp
hội, nên những vấn đề này nhà nước không quản lý được, không thể áp dụng các
chế tài đối với các hành vi sai trái của các tổ chức). Do đó, Nhà nước cần hồn
thiện văn bản pháp luật về hội và Hiệp hội.
Thứ ba, một số công dân trong xã hội còn chưa tự ý thức được về trách
nhiệm xây dựng của bản thân mình. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân
(cơng dân), địi hỏi nhà nước pháp quyền phải có trách nhiệm đối với công dân,
trước hết là các bảo đảm pháp lý để thực hiện các quyền tự do, dân chủ của cơng
dân thì mặt khác, pháp luật cũng địi hỏi cơng dân phải có trách nhiệm với nhà
nước và xã hội; Theo đó, mỗi cá nhân phải tự nâng cao ý thức trách nhiệm của bản
thân mình. Nhà nước cũng cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa vào khâu giáo dục ý
thức pháp luật cho nhân dân; và khâu chuyển tải những tri thức pháp luật cập nhật,
thiết thực đến với nhân dân, quần chúng, không áp dặt, can thiệp thỏ bạo, vi phạm
quyền làm chủ của quần chúng. Còn về phía mình, các đồn thể được phép phát
huy tính chủ động, sáng tạo của đoàn viên, hội viên, trên cơ sở biết gắn lợi ích xã
8


hội, lợi ích của đất nước, cúa tập thể với lợi ích chính đáng, thiết thân của mỗi cá
nhân, mỗi thành viên.

KẾT LUẬN
Tóm lại, sự hiện diện của xã hội cơng dân là một tính quy luật trên con dường
tạo lập một nhà nước pháp quyền. Vì chỉ từ góc độ xã hội cơng dân, mới có thể
thấu hiểu được thực chất của mệnh đề: thế nào là một nhà nước của dân, do dân và
vì dân. Quyền lực nhà nước là do nhân dân đóng góp chủ quyền tuyệt đối của mình
mà thành, nhân dân có quyền năng áp đặt ý chí chung của mình lên nhà và nhà
nước cùng với hệ thống pháp luật của nó, khơng có mục tiêu nào khác, là bảo vệ và
tạo mọi điều kiện có thể cho sự phát triển hết tầm vóc mọi giá trị nhân văn của cá
thể và cộng đồng.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học (dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh khơng
thuộc chun ngành Triết học), Nxb Lý luận Chính Trị, Hà Nội, 2007.
2. Luận án tiến sĩ triết học Đào Ngọc Tuấn: “Tính phổ biến và tính đặc thù
trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” (tài liệu chuyên đề 5).
3. Tạp chí triết học số 6 (169): “Một số vấn đề lý luận về quan hệ nhà nước, xã
hội và công dân trong nhà nước pháp quyền” của Viện Hàn lâm khoa học xã
hội Việt Nam- Viện Triết học Việt Nam.
4. Bài viết: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân” của Trang Thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên
24/11/2017.
5. Bài viết: “Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện nước ta hiện
nay” của GS.VS. Nguyễn Duy Quý, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
6. Bài báo: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
xu thế hội nhập và phát triển” của Tạp chí Tổ chức Nhà nước 13/03/2020.


10



×