Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ỏ VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.03 KB, 39 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN
QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ỏ VIỆT NAM
HIỆN NAY
1-/ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CHO
VIỆC TỔ CHỨC LƯU THÔNG PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM
Khi phân tích nguyên nhân thành tựu của các nước Đông Á, Ngân hàng
Thế giới đã nhận xét: “Các chính sách dẫn tới sự phát triển lành mạnh của nền
công nghiệp là một mắt xích quan trọng trong quá trình đạt được những
thành tựu phát triển không ngừng của các nước Đông Á” (Hội thảo Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nước - Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản, 28-29/8/1995).
Hiện nay chúng ta đang muốn đưa nền kinh tế chuyển dịch theo hướng
tăng nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng của
các sản phẩm nông nghiệp. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ vai
trò của nông nghiệp. Phát biểu tại Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VII, tháng 6 năm 1993, đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam đã nói: “Đối với mọi quốc gia, nông nghiệp luôn luôn là một
trong những lĩnh vực quan trọng nhất. Điều đó lại càng đúng với nước ta khi
80% dân số đang làm ăn sinh sống ở nông thôn”
Hội nghị Trung ương V cũng đã xác định mục tiêu đến năm 2000 của
nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn như sau:
“Giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực và thực phẩm cho nhân dân, đáp
ứng nhu cầu nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản cho công nghiệp, tăng nhanh kim
ngạch xuất khẩu, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái”.
Như vậy trong những năm tới nhiệm vụ đặt ra cho công nghiệp là rất
nặng nề. Để đạt được những nhiệm vụ trên, ngành nông nghiệp cần phải chú ý
một số vấn đề sau:
Một là phải tăng về số lượng các sản phẩm nông nghiệp. Dân số ngày
càng tăng. Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Khi mức sống tăng lên, mức tiêu
dùng về lương thực trực tiếp giảm đi, những tiêu dùng chung về lương thực và
các sản phẩm nông nghiệp tăng lên đặc biệt là các sản phẩm của ngành chăn
nuôi. Để thoả mãn nhu cầu này, sản lượng lương thực năm 2000 dự kiến cần


có 32 triệu tấn; năm 2010 là 38 triệu tấn, để mặc dù dân số tăng 1,9-2%/năm
nhưng bình quân lương thực vẫn đạt trên dưới 360kg/đầu người/năm.
So với năm 1999, năm 2010 sản lượng lương thực tăng 1,2 lần, bông xơ
tăng 6.5 lần, đay tăng 3 lần, đậu tương tăng 1,9 lần, mía tăng 2.5 lần, sản
lượng cao su tăng 3 lần, cà phê tăng 2.5 lần, sữa, thịt tăng hơn 5 lần,...
Để đạt các chỉ tiêu trên, trước hết phải tăng nhanh các sản phẩm của
ngành trồng trọt vì đây là cơ sở cho sự phát triển của mọi ngành khác như
chăn nuôi, chế biến nông sản. Để tăng các sản phẩm trồng trọt có hai cách:
tăng diện tích gieo trồng và tăng năng suất. Trong thời gian tới chúng ta phải
áp dụng cả hai biện pháp nhưng việc tăng diệnt ích sẽ rất hạn chế do vậy chủ
yếu vẫn là thâm canh để tăng sản lượng nông nghiệp.
Tiềm năng sinh học của nước ta còn rất lớn. Năng suất các cây trồng
của ta chỉ bằng khoảng 50% so với các nước phát triển. Một trong các nguyên
nhân là mức bón phân của ta chỉ bằng khoảng 1/3-1/4 so với các nước phát
triển. Dù mở rộng diện tích hay thâm canh, phân bón vô cơ vẫn là một trong
các yếu tố quyết định để tăng năng suất sản lượng cây trồng đặc biệt đảm bảo
an toàn lương thực quốc gia.
Hai là phải bảo đảm về chất lượng sản phẩm: hiện nay và đặc biệt trong
thời gian tới chúng ta không những cần số lượng nhiều mà còn yêu cầu sản
phẩm phải đảm bảo chất lượng để phục vụ cho tiêu dùng trong nước cũng như
xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu trên một mặt phải áp dụng các giống có chất
lượng và năng suất cao, nhưng mặt khác phải sử dụng một cách hợp lý các
hoá chất trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhằm tạo ra
các sản phẩm có một độ sạch nhất định, không có tồn dư quá mức cho phép các
hoá chất bảo vệ thực vật.
Ba là vấn đề bảo vệ môi trường: chúng ta đang sống trong thời kỳ mà
việc bảo vệ môi trường đang trở thành một vấn đề cấp bách có tính chất toàn
cầu. Do sự phát triển của nền kinh tế, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá
đang tăng nhanh, điều kiện sống của con người đang bị đe doạ. Rừng bị phá
huỷ, độ che phủ giảm, tạo nên dòng chảy bề mặt lớn, dẫn đến xói mòn, làm suy

giảm độ phì nhiêu của đất, gây nên những lũ lụt và nhiều thảm hoạ khác. Nếu
như trước kia ta chỉ muốn phá rừng, khai hoang có nhiều diện tích để trồng
cây lương thực, cây công nghiệp thì ngày nay phải tính đến chuyện phủ xanh
lại đất trống đồi núi trọc. Nhiều dòng sông, nguồn nước bị ô nhiễm. Các chất
hoá học sử dụng trong nông nghiệp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu ngày
càng tăng lên, nếu không có biện pháp sử dụng hợp lý sẽ góp phần làm trầm
trọng thêm sự ô nhiễm môi trường. Ngày nay con người đòi hỏi các loại thuốc
không những diệt được sâu bệnh mà còn không có hại cho người, sinh vật khác
và môi trường.
Bảo vệ môi trường có mâu thuẫn với việc sử dụng nhiều hoá chất. Do vậy
nâng cao hiệu quả sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp là hết sức có ý nghĩa.
Để đảm bảo yêu cầu của nông nghiệp trong thời gian tới, tổ chức lưu
thông phân bón vô cần được ngày càng hoàn thiện sao cho có thể thoả mãn: đủ
về lượng, kịp thời vụ, hợp lý về giá cả, đa dạng về chủng loại, hạn chế và tiến
tới cấm những loại độc hại, tạo điều kiện cho nông dân mua bán thuận lợi, bảo
đảm hài hoá lợi ích của nông dân, Nhà nước và doanh nghiệp.
2-/ NHU CẦU PHÂN BÓN CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
Từ nay đến năm 2000 và 2010 nhu cầu phân bón của Việt Nam cũng vẫn
sẽ tiếp tục tăng lên hàng năm, bởi hai lý do:
-Một là, Việt Nam trong quỹ đất của mình vẫn còn khoảng 3 triệu ha có
thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là ở vùng Tây Nguyên và một
số nơi ở miền núi phía bắc.ở đồng bằng Sông Cửu Long, Chính Phủ Việt Nam
dự định cố gắng đến năm 2010 sẽ đưa phần lớn số đất này vào sử dụng. Mặt
khác, khả năng tăng vụ của Việt Nam vẫn còn khá lớn ở tất cả các vùng nhất là
đồng bằng Sông Cửu Long. Nếu làm tốt công tác thuỷ lợi, bảo đảm việc tưới
tiêu chủ động, đồng thời có các giống cây trồng phù hợp, có sự chuyển dịch cơ
cấu cây trồng tốt, thì vụ tăng vụ sản xuất sẽ tăng nhanh. Dự tính đến năm
2000, nhờ tăng vụ Việt Nam có thể tăng diện tích gieo trồng lên từ 300- 500
ngàn ha.
Diện tích gieo trồng tăng là nhân tố quan trọng góp phần làm cho nhu

cầu về phân bón tăng lên hàng năm.
-Hai là, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông
nghiệp, trình độ thâm canh của sản xuất cũng không ngừng nâng cao, nhu cầu
phân bón vì thế cũng từng bước được tăng lên. sự tăng lên ở đây cũng thể
hiện hai phương diện: một mặt là những nơi nông dân đã dùng phân hoá học
rồi, sẽ tăng thêm số lượng sử dụng trên 1 ha mỗi vụ, mặt khác nông dân ở
những nơi chưa sử dụng và chưa biết sử dụng, sẽ dần dần làm quen với việc sử
dụng- chính điều này sẽ làm cho nhu cầu phân bón tăng đáng kể trong những
năm tới.
Thực ra so với quy trình kỹ thuật hiện nay trong sản xuất nông nghiệp do
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra. Thì lượng phân bón đã sử dụng
tính bình quân trên mỗi ha của Việt Nam mới đạt khoảng 60-70% yêu cầu.
So với các nước trong khu vực và các nước có nông nghiệp tiên tiến trên
thế giới, thì lượng phân hoá học Việt Nam đã sử dụng tính bình quân trên 1 ha
còn thua rất xa.
Hà Lan 788kg /ha
Nhật Bản 571 kg/ha
Cộng hoà Liên Bang Đức 487kg /ha
Nam Triều Tiên 450kg /ha
Trung Quốc 332kg/ha
Bắc Triều Tiên 300 kg/ha
Lượng phân Việt Nam sử dụng bình quân trên 1 ha chỉ mới bằng
khoảng 31% của Trung Quốc và khoảng 29% của Nhật Bản. Bởi vậy, nhu cầu
phân bón của Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng, đó là điều tất
yếu. Căn cứ nhịp độ phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay, cũng
như nhịp độ phát triển cần phải đạt trong những năm tới, các cơ quan có chức
năng của Việt Nam- trước hết là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ
Thương mại , Ban vật giá chính phủ đã dự đoán nhu cầu phân bón của Việt
Nam đến năm 2000 như sau.
BIỂU SỐ 18 - DỰ ĐOÁN NHU CẦU PHÂN BÓN CÁC LOẠI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM

2000
Chỉ tiêu 1998 1999 2000
Cả nước
Phân ure 1.811.000 1.958.000 2.000.000
2.200.000
Phân lân 850.00
0
860.000 950.000
1.000.000
Phân DAP 300.00
0
300.000 300.000
Phân NPK 750.00
0
800.000 900.000
Phân ure phân theo vùng
Đông bắc 75.000 80.000 85.000
Tây bắc 32.000 35.000 40.000
ĐB Sông Hồng 597.00
0
653.000 740.000
Khu 4 cũ 66.000 72.000 90.000
Duyên Hải Miền Trung 147.00
0
152.000 160.000
Tây Nguyên 83.000 86.000 90.000
Đông nam bộ 155.00
0
60.000 165.000
Đồng bằng Sông Cửu Long 656.00

0
720.000 830.000
Như vậy, ta thấy riêng phân ure, bình quân nhu cầu mỗi năm tăng thêm
khoảng 150.000 tấn.
3-/ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KINH
DOANH PHÂN BÓN VÔ CƠ Ở VIỆT NAM
3.1-/ Vấn đề tổ chức sản xuất phân bón trong nước.
3.1.1. Về phân Lân:
Với nhu cầu phân lân như đã dự đoán, với năng lực sản xuất hiện tại của
các doanh nghiệp sản xuất phân lân trong nước, chúng tôi cho rằng như vậy là
đáp ứng được- thậm chí cần đầu tư kỹ thuật và công nghệ để nâng cao hơn
nữa chất lượng của phân lân, làm cho nó không những đáp ứng được nhu cầu
của sản xuất nông nghiệp trong nước mà còn tiến tới xuất khẩu nữa.
3.1.2 Phân NPK:
Hiện nay các xí nghiệp thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam mỗi năm
sản xuất được từ 450.000- 500.000 tấn. Đồng thời ở các ngành, các địa
phương cũng có một số cơ sở sản xuất được từ 70.000- 100.000 tấn- Như vậy
tổng lượng phân NPK sản xuất được trong nước trong hai năm 1998 và 1999
khoảng 500- 600 ngàn tấn. Như thế mỗi năm chỉ cần nhập thêm khoảng 150-
200 ngàn tấn là đủ. Song song với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây
dựng, hiện tại đang có 4 doanh nghiệp sản xuất phân NPK do các doanh nghiệp
nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng, có công suất
tổng cộng là 1.250.000 tấn/năm, với chất lượng tương đương với phân NPK
Việt Nam đang nhập hiện nay- Vì thế đến năm 2000 Việt Nam sẽ sản xuất được
khoảng 1.800.000 tấn phân NPK- Nhu cầu trong nước chỉ sử dụng hết một nửa
số phân, còn một nửa xuất ra nước ngoài.
3.1.3 Phân DAP:
Đây là loại phân Việt Nam chưa sản xuất, nên phải nhập để đáp ứng nhu
cầu của nông dân các tỉnh phía nam.
3.1.4 Phân ure

Từ nay đến năm 2000 Việt Nam mỗi năm cũng chỉ sản xuất được
khoảng 130.000 tấn- đáp ứng được khoảng 6-7% nhu cầu phân ure trên cả
nước. Nhà máy phân đạm Hà Bắc đang đầu tư để rộng sản xuất, nâng công
suất lên khoảng 270.000tấn/ năm, song phải sau năm 2000 thì công việc này
mới hoàn thành- nếu lúc đó nhu cầu phân ure của Việt Nam khoảng 2.400.000-
2.500.000tấn/ năm, thì nhà máy phân đạm Hà Bắc mới đáp ứng được từ 10-
11% nhu cầu.
Hiện nay Việt Nam đang liên doanh với nước ngoài để xây dựng nhà
máy phân đạm Phú Mỹ, với công suất 750.000tấn/ năm, cũng dự định đi vào
sản xuất sau năm 2000. Như vậy, nếu có nhà máy Phú Mỹ đi nữa, sau năm
2000 vn cũng mới thỏ mãn được khoảng 40% nhu cầu phân bón- còn 60% vẫn
phải nhập từ nước ngoài. Vấn đề hiện nay là Việt Nam có nên sản xuất ure
trong nước để thay thế nhập khẩu hay không? đó là vấn đề cần được nghiên
cứu, tính toán thật kỹ lưỡng để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc sau này.
Hiện tại, trên thế giới những nước sau đây là những nước mạnh về sản
xuất phân bón:
BIỂU SỐ 19 - DANH MỤC 15 NƯỚC SẢN XUẤT PHÂN BÓN TRÊN THẾ GIỚI
TRONG NĂM 1999.
Đơn vị tính: tấn
Tên nước sản
xuất
Năng lực
sản xuất
Khối lượng
sản xuất
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
1.Trung Quốc 18.037 16.400 4.500

2 ấn Độ 16.224 14.200 3.200
3.Liên Xô cũ 11.840 8.200 6.000
Trong đó- Nga 5.293 3.900 3.200
Ukraina 3.460 3.000 2.300
Berarus 1.098 650 150
4.Mỹ 6.954 7.250 800 3.000
5. Inđonexia 6.303 5.400 1.700
6. Pakistan 3.255 3.200 100
7.Canađa 3.102 3.150 1.800 250
8.Bănglađét 2.787 2.300 450
9.Rumani 2.404 1.150 950
10.arâp Saoudite 1.892 2.150 1.800
11.Bắc Triều Tiên 1.845 1.200 30
12.IRak 1.716 425 50
13.Đức 1.678 1.100 700 420
14.Mexico 1.643 1.200 500 150
15.Balan 1.600 1.300 300 20
Kinh nghiệm sản xuất phân ure của các nước đang phát triển thời gian
qua cho thấy rằng, ít có nước nào sản xuất được ure với giá dưới 200USD/ tấn.
Chính vì thế, trong điều kiện hiện nay khi mà xu thề hoà nhập và hợp tác kinh
tế ngày càng tăng trong lĩnh vực cũng như trên thế giới, thì chúng ta cần phải
tính kỹ việc xây dựng nhà máy phân ure Phú Mỹ- Nếu tính toán, thấy giá thành
sản xuất dưới 170-180USD/tấn thì nên xây dựng còn trên 180USD/tấn phân
ure thì theo chúng tôi là không nên xây dựng bây giờ- Nên dành tiền đó vào
việc đầu tư cái khác có lợi hơn- Khi nào nền kinh tế của ta có đủ sức về mọi
mặt ta sẽ xây dựng.
3.2-/ Vấn đề nhập khẩu phân bón:
Như phần trên chúng tôi đã trình bày, để có đủ phân bón phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp, trong nhiều năm tới Việt Nam còn phải tiếp tục nhập
khẩu và nhập khẩu với số lượng lớn, cứ cho rằng có nhà máy phân ure Phú Mỹ

đi nữa, mỗi năm Việt Nam vẫn cần phải nhập khoảng 1.800.000 tấn phân
(1.500.000 tấn phân ure và 300.000 tấn phân DAP). Chính vì vậy, có một cơ chế
và chính sách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập phân bón (Nhập
nhanh, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý), trên cơ sở đó ổn định
thị trường phân bón, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững
là đòi hỏi hết sức bức súc hiện nay. Để thực hiện được việc này, chúng tôi đề
xuất giải pháp là: Hiện nay việc nhập khẩu phân bón Nhà nước giao cho một số
doanh nghiệp Trung ương đảm nhận một phần, một phần khác giao cho chủ
tịch uỷ ban nhân dân một số tỉnh (19 tỉnh) chịu trách nhiệm chọn một số
doanh nghiệp trong tỉnh và giao cho họ chịu trách nhiệm nhập số phân mà tỉnh
được giao chỉ tiêu. Nhưng tất cả các doanh nghiệp được giao nhập phân (Kể cả
Trung ương và địa phương) đều là các doanh nghiệp quốc doanh (Trừ Công ty
Long Vũ của Long An). Thực tế trong số các công ty này, có không ít công ty
không có khả năng(về vốn, về bạn hàng, về thị trường, về kinh nghiệm trong
việc nhập khẩu phân bón. Vì thế họ bán quota cho các công ty tư nhân dưới
hình thức này hoặc hình thức khác để kiếm lời làm cho việc nhập phân bón và
tiếp sau đó là thị trường phân bón hết sức lộ xộn và rối ren, ảnh hưởng xấu về
nhiều mặt và sau đó họ bỏ cuộc.
Chính vì thế, chúng tôi đề nghị việc nhập khẩu phân bón nên để cho mọi
thành phần kinh tế được tham gia một cách bình đẳng. Việc cho mọi thành
phần kinh tế tham gia nhập khẩu phân bón một mặt cho phép chúng ta có thể
huy động được mọi nguồn vốn, mọi mối quan hệ bạn hàng, mọi khả năng tổ
chức để nhập phân, tạo ra một nguồn phân bón dối dào cho đất nước. Mặt
khác chống được sự độc quyền, cũng như những tiêu cực khác trong việc nhập
và tiêu thụ phân bón- tránh được những thiệt hại không đáng cho người nông
dân .
Khi còn độc quyền về việc nhập phân bón, thì các doanh nghiệp còn tìm
cách kiếm trác trên các sự độc quyền đó, chứ khi phân bón trở thành một mặt
hàng xuất nhập khẩu bình thường, thì các doanh nghiệp buộc phải tính toán
cân nhắc kỹ. Chỉ có các doanh nghiệp nào thực sự có khả năng (có vốn hiểu biết

sâu sản xuất nông nghiệp hiểu biết thị trường phân bón trong nước và quốc tế
có bạn hàng chắc chắn) thì mới giám tham gia vào nhập khẩu phân bón, các
doanh nghiệp khác qua quá trình cạnh tranh hoặc sẽ lớn lên đứng vững hoặc
là tự rút lui. Khi việc nhập khẩu phân bón đã trở nên bình thường thì thị
trường phân bón trong nước sẽ dần đi vào ổn định.
Trong một số năm đầu để đề phòng các doanh nghiệp tham gia ồ ạt vào
nhập khẩu phân bón, làm cho thị trường phân bón rối loạn, có thể áp dụng giải
pháp quá độ. Đó là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham
gia nhập khẩu phân bón. Nếu họ đảm bảo được một số điều kiện do nhà nước
đề ra. Các điều kiện đó chẳng hạn như: Doanh nghiệp phải chứng minh được
họ có đủ vốn để nhập khẩu; Có hệ thống kho tàng có thể cất trữ, bảo quản được
phân bón; Có hệ thống phân phối phân bón thích hợp;Có bạn hàng rõ ràng,
chắc chắn ....
Để xóa bỏ sự độc quyền trong nhập phân bón, cũng như những lộn xộn,
tiêu cực trong vấn đề này đề nghị nên nhanh chóng bỏ việc cấp quota nhập
khẩu phân bón vô cơ hàng năm.
Doanh nghiệp nào có khả năng nhập bao nhiêu cứ để họ nhập, thị
trường và giá cả phân trên thị trường sẽ làm cho các nhà doanh nghiệp tự
điều chỉnh khối lượng nhập của mình.
Một vài năm đầu, thị trường chưa thật hoàn hảo sự việc làm này có thể
gây ra việc lộn xộn. Sự mất cân bằng nhất định nào đó trong việc Cung- cầu
phân bón cho nông dân, làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp
chúng tôi đề nghị có thể thực hiện giải pháp quá độ. Giải pháp đó là : Thực hiện
việc đấu thầu quota hàng năm trên cơ sở yêu cầu của sự phát triển nông
nghiệp, các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước tính toán nhu câù phân bón
các loại cần nhập để báo cáo Chính phủ. Căn cứ vào đó Chính phủ quyết định
hạn ngạch nhập khẩu- sau đó giao cho Bộ Thương mại và Bộ nông nghiệp &
phát triển nông thôn tổ chức đấu thầu chọn ra các doanh nghiệp được quyền
cấp quota nhập khẩu.
Số tiền có được do việc đấu thầu mang lại là thành lập quỹ trợ cấp cho

các nhà xuất khẩu phân bón, khi họ gặp rủi ro sự biến động của giá cả thị
trường phân bón quốc tế.
3.3-/ Vấn đề tổ chức thị trường phân bón trong nước.
Việc sản xuất phân bón trong nước, nhập khẩu phân bón từ nước ngoài
đã tạo ra khả năng cung phù hợp với cầu của người nông dân, song nếu dừng
ở đó thì chưa đủ, vấn đề đặt ra là phải làm sao phân bón các loại được đưa
đến tận tay người nông dân với giá cả hợp lý và với thời gian thích hợp. Muốn
thế thị trường phân bón trong nước cần được tổ chức lại theo hướng:
+Khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau, có điều kiện, tham gia vào việc kinh doanh phân bón nhằm
tạo ra một mạng lưới cung ứng phân đông đảo và rộng khắp ở mọi miền của
đất nước, sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời với giá cả phù hợp các loại phân bón
cho nông dân. Trong việc kinh doanh phân bón tất cả các doanh nghiệp và cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước hình
thành các đại lý cung ứng phân ở các vùng, các địa phương để cung ứng phân
bón cho mạng lưới dịch vụ bán lẻ ở các vùng, các địa phương tạo điều kiện cho
hệ thống bán lẻ đưa phân đến các hộ nông dân kịp thời với giá cả hợp lý.
+ Các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, nếu họ có điều kiện cũng
khuyến khích họ hình thành các đại lý tiêu thụ phân bón ở các địa phương để
bán phân bón cho mạng lưới bán lẻ, hoặc bán trực tiếp cho nông dân.
Nếu ta làm tốt các mặt trên, sẽ tạo ra sự gắn bó giữa nông dân và các
doanh nghiệp sản xuất. Nhập khẩu và kinh doanh phân bón làm cho Cung- cầu
không tách rời nhau một cách giả tạo. Đó là cơ sở để từng bước xây dựng một
thị trường phân bón ổn định ở Việt Nam.
4-/ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH PHÂN
BÓN VÔ CƠ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
4.1-/ Hoàn thiện hệ thống chiến lược:
Mỗi chiến lược của doanh nghiệp thương mại được đề ra trên cơ sở
những điều kiện về không gian, thời gian và môi trường nhất định, những nhà

quản lý thị trường tự tin và cho rằng một chiến lược thành hay bại đều phụ
thuộc vào những nỗ lực của doanh nghiệp. Nhưng hoàn toàn không chỉ có vậy,
việc thực hiện các bước đi chiến lược của chúng ta luôn bị ức chế bởi các điều
kiện khách quan và chỉ có tìm ra nước đi đúng, biết sử lý đúng tình thế, đề ra
mục tiêu tối ưu cho việc thực hiện các bước đi đó, đồng thời tạo ra tiền đề
khách quan cho những bước đi tiếp theo, chúng ta mới có thể đạt được mục
tiêu mong muốn.
Thực tế cho thấy nhiều nhà quản trị các doanh nghiệp thương mại ở
nước ta hoặc chưa thấm nhuần bản chất của phương pháp tư duy chiến lược
hoặc là chưa hình thành ý thức tư duy chiến lược. Do vậy dẫn đến thực trạng
các quyết định đề ra vẫn còn mang tính tự phát, bị động và chứa đựng rủi ro
cao. Để khắc phục tình trạng này cần thiết phải đào tạo phương pháp tư duy
chiến lược một cách toàn diện đối với các cán bộ quản trị của doanh nghiệp.
Hơn nữa điều quan trọng đối với các nhà quản trị là cần phải biết vận dụng
phương pháp tư duy chiến lược vào việc xây dựng hệ thống chiến lược trong
thực tiến với điều kiện cụ thể, tình huống cụ thể. Vì vậy để nâng cao và hoàn
thiện công tác xây dựng hệ thống chiến lược, các cán bộ cần được đào tạo hình
thành ý thức về phương pháp tư duy chiến lược trong mọi hoàn cảnh đồng
thời kết hợp với kinh nghiệm và sự nhạy cảm trong kinh doanh để nhằm đề ra
những bước đi chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp trước một tương lai
đầy hứa hẹn song cũng không ít phần chông gai.
Mặt khác, do các bộ phận chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp
kinh doanh phân bón vô cơ có quan hệ hữu cơ và tác động qua lại thúc đẩy
hoặc hạn chế lẫn nhau. Vì vậy khi xây dựng cũng như khi thực hiện phương
hướng, mục tiêu của chiến lược cần phải có cách nhìn toàn diện, phân tích các
luận cứ khoa học và phối hợp các hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng giữa các
khâu, các bộ phận của các doanh nghiệp. Có như vậy thì mới nâng cao hiệu quả
trong công tác xây dựng hệ thống chiến lược của các doanh nghiệp
4.2-/ Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp kinh
doanh phân bón vô cơ:

Kế hoạch kinh doanh hàng hoá là kế hoạch kinh doanh cơ bản, xác định
những chỉ tiêu tổng hợp, những cân đối lớn trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại, do vậy để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ, để đảm bảo việc xây dựng kế hoạch
kinh doanh đạt được hiệu quả cao thì cần phải tính toán một cách chính xác
các chỉ tiêu của kế hoạch kinh doanh. Muốn vậy thì các doanh nghiệp kinh
doanh phân bón vô cơ, cần phải chuẩn bị kỹ những tài liệu cần thiết. Đó là việc
nghiên cứu, phân tích những căn cứ của kế hoạch kinh doanh phân bón vô cơ
như là kết quả thăm dò thị trường, kinh nghiệm của những năm trước và dự
đoán xu hướng phát triển Cung- cầu phân bón của kỳ kế hoạch.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động kinh doanh cần thường xuyên theo
dõi bổ xung, điều chỉnh các chỉ tiêu của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
để nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu và phương án kinh doanh đã vạch ra.
4.3-/ Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường.
Để đảm bảo cho công tác nghiên cứu thị trường có hiệu quả, các doanh
nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ, cần phải làm một số việc như sau.
-Thứ nhất: Các doanh nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ, cần phải xác
định được vị trí công tác nghiên cứu thị trường trong quá trình hoạt động kinh
doanh của mình
Với chính sách khuyến khích nhập khẩu của Nhà nước, số doanh nghiệp
tham gia thị trường phân bón vô cơ ngày càng tăng lên sự cạnh tranh trong
thị trường ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ,
cần phải đặt nghiên cứu thị trường là một nhiệm vụ quan trọng, nếu hiểu sâu
sắc thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ, giảm
được những rủi ro đồng thời đứng vững được trên thị trường.
- Thứ hai là: cần tổ chức nghiên cứu thị trường phân bón vô cơ trên thế
giới và thị trường trong nước một cách có hiệu quả.
+ Nghiên cứu thị trường phân bón vô cơ thế giới.
Nước ta nguồn phân bón chủ yếu được nhập từ các nước về, do vậy để hoạt
động nhập khẩu có hiệu quả thì việc nghiên cứu thị trường phân vô cơ thế giới là

một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Qua đó ta sẽ biết được mức sử dụng phân
vô cơ thế giới tăng giảm như thế nào, thị trường phân vô cơ phát triển nhất ở
vùng nào và dự đoán được khối lượng phân vô cơ cần cho sản xuất.
Thị trường phân vô cơ thế giới bị ảnh hưởng bởi các chính sách bảo vệ
môi trường của một số nước, vì vậy sẽ có nước giảm sử dụng phân vô cơ hoặc
kết hợp sử dụng một cách có hiệu quả giữa các loại phân bón khác nhau.
Nghiên cứu thị trường phân vô cơ thế giới các doanh nghiệp kinh doanh
phân bón vô cơ, cần phải nghiên cứu xem những nước nào sản xuất phân bón
nhiều chủng loại ra sao, phân bón có chất lượng tốt hay không và có phù hợp
với điều kiện Việt Nam không. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu giá cả các loại
phân vô cơ trên thị trường thế giới biến động ra sao cũng như xu thế sản xuất
và mục tiêu của họ là sản xuất để tiêu dùng trong nước hay để xuất khẩu.
Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ, cần phải tạo ra
các lợi thế trong việc hạ giá bán của mình vì các nguồn hàng thường phải vận
chuyển từ xa đến, chi phí vận chuyển lớn và thời gian vận chuyển dài. Do vậy
để tạo ra được lợi thế thì các doanh nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ, phải tổ
chức thăm dò thị trường thế giới để mua được hàng tốt ở các nước gần nhất
để từ đó giảm chi phí và thuận lợi trong việc cung cấp phân bón đúng thời vụ,
tạo uy tín phục vụ khách hàng của doanh nghiệp ngày càng cao, khối lượng
tiêu thụ ngày càng nhiều, quá trình tiêu thụ thực hiện nhanh và tăng nhanh
vòng quay của vốn.
+Nghiên cứu thị trường phân bón trong nước:
Hiện nay nhu cầu phân bón vô cơ cho sản xuất nông nghiệp nước ta rất lớn
nhưng vẫn là thấp so với thế giới và việc sử dụng còn nhiều hạn chế bởi do:
Với đặc điểm khách hàng tiêu thụ là người có thu nhập thấp do giá cả
của nông sản rẻ, chất lượng sản phẩm còn hạn chế chưa thay đổi được cơ cấu
sản xuất theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng hoá nên ảnh hưởng lớn đến nhu
cầu sử dụng phân bón.

×