Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

So sánh tòa án pháp và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.79 KB, 5 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN MƠN TƯ PHÁP HÌNH SỰ SO SÁNH
Đề tài: So sánh vai trò của Tòa án trong tố tụng hình sự ở Cộng hịa
Pháp và Việt Nam.
Tịa án được xem là cơ quan xét xử của mỗi quốc gia. Để đảm bảo cho
hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử, buộc tội người phạm tội nói
riêng, mỗi quốc gia có những cách thử xử lí khách nhau nhưng đa số đều sử
dụng thiết chế Tòa án. Cộng hòa Pháp và Việt Nam là hai quốc gia sử dụng Tòa
án như một cơ quan xét xử các vụ án hình sự và được quy định trong các đạo
luật. Bên cạnh những nét tương đồng, ta có thể chỉ ra những điểm khác nhau cơ
bản về vai trò của Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự của hai quốc gia.
Điểm giống trong vai trị của Tịa án trong hoạt động tố tụng hình sự của
Cộng hòa Pháp và Việt Nam:
Thứ nhất, Cơ sở pháp lí thể hiện vai trị của Tịa án trong tố tụng hình sự
được ghi nhận trong các đạo luật, cụ thể nhất là Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS) của mỗi quốc gia. Theo đó, ghi nhận vai trị xét xử và điều hành hoạt
động buộc tội với người phạm tội.
Thứ hai, Tòa án hai quốc gia đều hoạt động dựa trên các ngun tắc
ngun tắc suy đốn vơ tội. Ở Việt Nam, nguyên tắc này được hiểu là không ai
bị coi là có tội cho đến khi bị buộc tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của
Tịa án, mọi hoạt động chứng minh nhưng khơng làm rõ sự thật khách quan của
vụ án thì đều phải được xem là người đó khơng có tội. Ở Pháp, Tòa án cũng áp
dụng nguyên tắc này, hiểu theo hướng mọi sự nghi ngờ đều phải được hiểu theo
hướng không ai có thể bị đưa ra lời buộc tội và phải chịu hình phạt nếu khơng
căn cứ vào một văn bản pháp luật do một cơ quan có thẩm quyền ban hành và
cảnh báo cho tất cả các công dân một cách rõ ràng và đúng pháp luật về những
cái mà họ có thể làm hoặc khơng làm mà khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Do đó trước khi bắt đầu tiến hành tố tụng hình sự, cơng tố viên phải đáp ứng các

1



yêu cầu rằng các căn cứ truy tố tội phạm được đưa ra là đầy đủ và Tịa án có thể
xét xử vụ án.
Thứ ba, về phân cấp xét xử, Tòa án Cộng hòa Pháp và Tòa án Việt Nam
trong tố tụng hình sự đều thực hiện cơ bản 02 cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm.
Thứ tư, ở hai quốc gia, BLTTHS đều ghi nhận vai trò của thẩm phán
trong việc chủ trì, điều hành phiên tịa từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hoạt động
xét xử. Thẩm phán là người có năng lực chun mơn và được đào tạo thông qua
các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể.
Thứ năm, Thủ tục tịa sơ thẩm, vụ việc hình sự được đưa ra xét xử tại tòa
đều phải tuân thủ một các chặt chẽ và nghiêm ngặt các quy định của BLTTHS
với sự điều hành của Tòa án. Cụ thể, thủ tục bắt đầu phiên tòa, kiểm tra tư cách
các chủ thể tham gia, tuyên bố lí do xét xử (quyết định đưa vụ án ra xét xử, chỉ
định người tham gia tố tụng, người hỗ trợ tố tụng, thay đổi người tiến hành tố
tụng, bị cáo bắt buộc phải có luật sư bào chữa trong trường hợp bị hạn chế về
khả năng tự bào chữa. Chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ giữ trật tự phiên tồ và
điều khiển phần hỏi, tranh luận. Trong quá trình xét hỏi, khi cần thiết, chủ tọa
phiên tịa có thể cho bị cáo hoặc những người làm chứng xem các vật chứng và
nghe lời nhận xét của họ, điều hành phiên xét hỏi, tranh luận, sau đó Tịa án sẽ
tạm nghi đề thảo luận riêng trước khi ra bản án
Thứ sáu, thủ tục phúc thẩm, tòa án tiến hành thủ tục mở phiên tòa phúc
thẩm nhằm xem xét lại bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Phiên phúc
thẩm cơ bản là một phiên tòa mới. Việc phúc thẩm vụ án trong giới hạn của
kháng nghị.
Thứ bảy, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án. Trước khi mở phiên
tòa, chứng cứ cần thiết phải được chỉ đạo và hướng dẫn bởi tịa án đối với cơ
quan cơng tố/viện kiểm sát và cơ quan điều tra tiến hành.
Tóm lại, Tịa án ở Việt Nam và Cộng hịa Pháp trong tố tụng hình sự có
vai trị là cơ quan chủ trì hoạt động xét xử vụ án hình sự. Hoạt động xét xử đó
2



dẫn tới kết quả là một bản án mang tính quyền lực nhà nước, nhân danh nhà
nước cưỡng chế với người thực hiện hành vi phạm tội.
Bên cạnh những điểm giống nhau, vai trò của Tòa án Pháp và Việt Nam
trong Tố tụng hình sự cũng có những điểm khác nhau cơ bản:
Thứ nhất, đối với hoạt động điều tra.
Ở Pháp: Tòa án tham gia điều tra. Khi kết thúc điều tra sơ bộ, Viện
trưởng Viện công tố bên cạnh Tịa sơ thẩm có quyền đình chỉ vụ án, tạm thời
đình chỉ vụ án, khởi tố vụ án hoặc chuyển vụ án đến Tòa án để điều tra. Nếu
nhận thấy vụ án không bắt buộc phải tiến hành điều tra tại Tịa, Viện trưởng
Viện cơng tố bên cạnh Tịa sơ thẩm có thể chuyển trực tiếp vụ việc cho Tịa tiểu
hình xét xử. Trong hoạt động didều tra dự thẩm: Tịa án cấp sơ thẩm có quyền
kiểm tra và hủy bỏ tiến trình tố tụng bằng một lệnh đình chi. Thủ tục này được
tiến hành trong những vụ án nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng ở cấp độ 5 khi
mà thủ phạm là người chưa thành niên hay một tội phạm do bị tố giác hoặc qua
nguồn tin nặc danh. Tòa án sơ thẩm sẽ ra lệnh triệu tập các bên để tiến hành
thẩm tra các chứng cứ xem có đầy dù khơng và sẽ trực tiếp đệ trình lên Chánh
tòa sơ thẩm, người đã đề nghị Tòa sơ thẩm thẩm tra vụ án. Trong hầu hết các
trường hợp, bị cáo sẽ tạm giữ và sẽ được đưa ra thẩm tra trước Tịa sơ thẩm
ngay. Khi bị cáo khơng bị tạm giữ thì Tịa án sẽ làm giấy triệu tập u cầu bị cáo
có mặt tại Tịa (trừ trường hợp khẩn cấp). Nội dung lệnh triệu tập gửi cho bị cáo
nêu cụ thể tội phạm bị viện dẫn, hình phạt có thể được áp dụng và ngày giờ có
mặt tại phiên tịa. Tuy nhiên thơng thường các bị cáo sẽ tự nguyện đến trình diện
trước Tịa. Theo Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự Pháp: “Thẩm phán điều tra
tiến hành theo luật bất kì hoạt động điều tra nào thấy có ích cho việc khám phá
sự thật; tìm kiếm bằng chứng vơ tội cũng như có tội…”, việc hướng dẫn và thẩm
tra của Tòa sơ thẩm là nhằm mục đích xác định sự thật của vụ án. Thủ tục này
có ý nghĩa: thứ nhất, đảm bảo rằng những vụ án chứng cứ yếu hay không đủ
chứng cứ buộc tội thì khơng cần đưa ra trước Tịa; thứ hai, để điều tra một cách
cẩn trọng các chứng cứ nhằm đảm bảo quyết định cuối cùng của Tịa án về có

3


tội có bằng chứng rõ ràng. Việc hướng dẫn thẩm tra được thực hiện theo 2 giai
đoạn: giai đoạn thứ nhất do Tòa sơ thẩm tiến hành; giai đoạn thứ hai do Ủy ban
Thẩm phán của Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện để xem xét lại toàn bộ các quyết
định và thủ tục trong vụ án có hợp pháp để đưa ra xét xử hay khơng. Điều tra tại
Tịa không phải là một giai đoạn bắt buộc, trừ trường hợp trọng tội hoặc tội
phạm vị thành niên. Điều tra tại Tòa là một thủ tục tố tụng độc đáo của Pháp.
Việc điều tra tại Tòa được giao cho một Thẩm phán đặc trách gọi là Dự thẩm
(Thẩm phán xét xử).
Cịn ở Việt Nam: Tịa án khơng trực tiếp tiến hành điều tra thông qua các
hoạt động điều tra ghi nhận trong BLTTHS. Hoạt động điều tra được thực hiện
bởi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số hoạt động điều tra, cơ quan điều
tra của Viện kiểm sát. Tịa án đóng vai trị là cơ qua đề ra các yêu cầu điều tra,
yêu cầu điều tra lại, điều tra bổ sung, hoặc thực hiện các hoạt động nhằm xác
minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng khơng thể đưa đến phiên
tịa…
Thứ hai, vai trị của Tòa án ở cấp xét xử sơ thẩm.
Ở Việt Nam: Tịa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm được phân loại theo
lãnh thổ, theo loại tội, theo thẩm quyền, bao gồm Tòa án quân sự, tòa án nhân
dân phụ trách các phạm vi xét xử khác nhau. Tòa sơ thẩm được bố trí ở địa giới
hành chính cấp huyện, tỉnh (quân khu, khu vực).
Còn ở Pháp, việc phân loại tòa sơ thẩm theo loại tội: vi cảnh, tiểu hình,
đại hình.
Tịa án phana chia theo lanh thổ, ví dụ: Tồ đại hình có tồn quyền xét xử
sơ thẩm hoặc phúc thẩm các cá nhân bị đưa ra xét xử trước tồ bằng quyết định
truy tố. Tồ khơng thể xét xử bất kì cáo buộc nào khác. Tịa đại hình được lập ở
Pari và ở mỗi tỉnh.
Thứ ba, thành phần của Hội đồng xét xử.

Ở Việt Nam: Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội
thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử
4


sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Đối với vụ án có bị cáo về
tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung
thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.
Cịn ở Pháp: tịa tiểu hình; Thành phần Tịa tiểu hình bao gồm một Chánh
tịa và 2 Thẩm phán. Chánh tịa là người có vai trị chính trong việc hướng dẫn
xét xử. Tại Tịa đại hình về cơ bản giống như thủ tục xét xử tại Tòa tiểu hình
nhưng có một số điểm khác biệt quan trọng. Thay vì 3 Thẩm phán ngồi xét xử,
Tịa đại hình có một đoàn bồi thẩm gồm 9 thành viên được chọn ra một cách
ngẫu nhiên từ danh sách cử tri. Và thủ tục chọn bồi thẩm theo quy định của
BLTTHS Cộng hòa Pháp.
Thứ tư, vai trò của tòa án trong cấp xét xử phúc thẩm.
Ở Việt Nam: Tịa án đóng vai trò xét xử phúc thẩm là tòa án nhân dân cấp
tỉnh, tòa án nhân dân cấp cao.
Ở Pháp: Luật còn quy định Tịa án phúc thẩm có quyền tự quyết rộng rãi
trong những vụ án phúc thẩm chống lại các thủ tục tố tụng không theo quy tắc.
Bằng cách dùng thẩm quyền của Tịa cấp trên, Tịa phúc thẩm có thể chuyển
toàn bộ vụ án lên và ban hành một phán quyết theo bản kiến nghị của nó mà
khơng cần tham khảo ý kiến về tiến trình tố tụng của Tòa cấp dưới.

5




×