Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo án bài 9 tiết 2 địa lí 10 Cánh Diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.39 KB, 4 trang )

Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành
Tổ: Sử - Địa - GDCD

Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Thị Thu Hằng

Bài 9: Thực hành: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
Mơn học: Địa lý; lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về năng lực:
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học thơng qua việc chủ động, tích cực thực hiện
các nhiệm vụ học tập.
Năng lực đặc thù:
 Năng lực nhận thức khoa học địa lí thơng qua việc HS nhận biết được
đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất.
 Năng lực tìm hiểu địa lí thơng qua việc HS đọc được bản đồ các đới khí
hậu trên Trái Đất; phân tích được biểu đồ một số kiểu khí hậu.
 Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học thơng qua việc HS phân
tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của một địa điểm, từ đó rút ra đặc
điểm khí hậu và chỉ ra được địa điểm đó thuộc kiểu khí hậu nào.
3. Về phẩm chất:
Chăm chỉ, nghiêm túc trong quá trình làm các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
 Máy tính, máy chiếu, bảng phấn.
 Powerpoint: bản đồ các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất; biểu đồ nhiệt
độ lượng mưa của một số kiểu khí hậu; hình ảnh cảnh quan của các đới
khí hậu trên Trái Đất.


2. Chuẩn bị của học sinh


 Sách giáo khoa Địa lý lớp 10 bộ sách Cánh Diều.
 Thước kẻ, bút chì, giấy nháp.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, dẫn dắt vào nội dung bài mới.
b) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra 4 mảnh ghép có đánh số, dưới mỗi mảnh
ghép là một bức ảnh về cảnh quan của một kiểu khí hậu. HS lựa chọn một mảnh
ghép bất kì và đốn tên của kiểu khí hậu dựa trên bức ảnh bên dưới mảnh ghép đó.
Thực hiện nhiệm vụ: GV mời bất kì 4 HS thực hiện nhiệm vụ.
Đánh giá: GV đưa ra đáp án chính xác và dẫn dắt vào nội dung bài học.
2. Hoạt động 2: Thực hành
2.2. Thực hành phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
a) Mục tiêu: HS biết nhận xét các đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa, từ đó phân
tích được biểu đồ các kiểu khí hậu, phân biệt được các kiểu khí hậu dựa trên biểu
đồ.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS cách nhận xét biểu đồ, sau đó HS làm việc
theo cặp để hồn thành bài phân tích biểu đồ.
c) Sản phẩm:
 HS biết cách phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa:
+ Nhiệt độ:
 Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất.
 Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất.
 Biên độ nhiệt năm = Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất – Nhiệt
độ trung bình tháng thấp nhất.
+ Lượng mưa:

 Tổng lượng mưa trung bình năm bằng tổng lượng mưa của 12
tháng.
 Tháng có lượng mưa lớn nhất.
 Tháng có lượng mưa nhỏ nhất.
 Chênh lệch giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng
mưa nhỏ nhất.


 Những tháng mưa ít (<100mm).
 Những tháng mưa nhiều (>100mm).
 Thông qua nhận xét các đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa, HS phân tích
được đặc điểm của các kiểu khí hậu.
 HS so sánh và phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của
các kiểu khí hậu, hiểu được nguyên nhân gây ra các đặc điểm đó.
d) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV sử dụng một biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa làm mẫu, hướng dẫn
HS khai thác thông tin từ biểu đồ: biểu đồ gồm 2 đối tượng nhiệt độ và
lượng mưa; lượng mưa được thể hiện bằng dạng cột màu xanh, nhiệt độ
được thể hiện dưới dạng đường màu đỏ. GV gợi ý cách phân tích biểu
đồ.
 GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm: chia lớp làm 4 tổ với 2 nhiệm vụ
học tập riêng, 4 HS trong cùng tổ tạo thành 1 nhóm và hồn thành
phiếu học tập số 2 trong vịng 10 phút.
+ Nhóm 1, 3: Phân tích biểu đồ A và B.
+ Nhóm 2, 4: Phân tích biểu đồ C và D.
Thực hiện nhiệm vụ:

 HS làm việc nhóm trong vịng 10 phút, GV quan sát q trình làm việc
nhóm và giải đáp những thắc mắc của HS trong quá trình làm việc.

Báo cáo:

 GV lựa chọn 2 đại diện nhóm lên bảng điền kết quả làm việc.
 Các nhóm cịn lại nhận xét và đưa ra góp ý.
Kết luận:
 GV đưa ra nhận xét về thái độ làm việc nhóm, chốt kiến thức về cách
phân tích biểu đồ các kiểu khí hậu.
+ Các đới khí hậu phân bố theo vĩ độ, do càng lên vĩ độ cao góc
nhập xạ càng giảm nên nhiệt độ trung bình năm càng giảm.
+ Kiểu khí hậu lục địa: nhiệt độ trung bình năm cao hơn, biên độ
nhiệt độ năm lớn hơn. Tổng lượng mưa trung bình năm thấp hơn,
có tháng hầu như khơng có mưa.
+ Kiểu khí hậu đại dương: Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, biên
độ nhiệt độ năm nhỏ hơn. Tổng lượng mưa trung bình năm cao
hơn.


3. Hoạt động 3: Luyện tập.
a) Mục tiêu: HS luyện tập lại cách phân tích biểu đồ của một số kiểu khí hậu.
b) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa và biểu
đồ nhiệt độ lượng mưa của 1 địa điểm bất kì, yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và
biểu đồ, phân tích về đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa trong bảng số liệu.
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát trong vịng 2 phút, sau đó xung phong trả
lời.
Báo cáo: HS chỉ ra được những đặc điểm cơ bản về nhiệt độ và lượng mưa:
nhiệt độ trung bình năm, biên độ nhiệt, tổng lượng mưa trung bình năm, các tháng
mưa nhiều và mưa ít.
Kết luận:
GV chuẩn hóa kiến thức:

 Nhiệt độ: trung bình năm cao trên 25C, biên độ nhiệt cao (24,2C).
 Lượng mưa: rất thấp, có tháng hầu như không mưa.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS phân tích đặc điểm khí hậu của địa điểm đó và xác định địa
điểm thuộc kiểu khí hậu nào, đới khí hậu nào.
b) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: Sau khi phân tích đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa,
GV yêu cầu HS đưa ra nhận định biểu đồ này thuộc kiểu khí hậu nào.
Thực hiện nhiệm vụ: HS có 3 phút suy nghĩ và sau đó đưa ra câu trả lời.
Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS nêu đáp án.
Kết luận:
 GV đưa ra đáp án chính xác và chuẩn hóa kiến thức: biểu đồ thuộc kiểu
khí hậu nhiệt đới lục địa.
 GV nhận xét về thái độ của HS trong giờ học, tinh thần làm việc nhóm.



×