Báo cáo môn học
PHÒNG TRỪ SINH HỌC BỆNH CÂY TRỒNG
Chủ đề:
NẤM TRICHODERMA – TÁC NHÂN
PHÒNG TRỪ SINH HỌC
LỚP: NÔNG NGHIỆP SẠCH
GVHD: Nguyễn Thị Thu Nga
Danh sách nhóm:
1. Trần Thanh Thuỳ 3093040
2. Phạm Thị Cẩm Giang 3093002
3. Lê Thị Ngọc Hân 3093004
4. Huỳnh Thanh Phong 3093085
5. Cao Thị Ngọc Thơ 3097692
6. Nguyễn Thị Kiều Oanh 3093084
7. Trần Thị Thuỳ Trang 3097694
8. Danh Chươl 3092996
Nội dung báo cáo
1. Đặc điểm phân loại và hình thái học
2. Các cơ chế phòng trừ sinh học của nấm
Trichoderma đối với nấm bệnh
3. Khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng của
nấm Trichoderma
4. Khả năng kích kháng và bảo vệ rễ
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt
động đối kháng của nấm Trichoderma
6. Quy trình sản xuất nấm Trichoderma
7. Ứng dụng của Trichoderma
1. Đặc điểm phân loại và hình thái
học của nấm Trichoderma
Trichoderma thuộc Ngành nấm Mycota, Lớp nấm
Bất Toàn (Deuteromycetes), Bộ nấm Bông
(Moniliales), Họ Moniliaceae, Chi Trichoderma.
•
Nấm có khu vực phân bố rộng, hiện diện trên
nhiều loại đất (đất tự nhiên, đất canh tác nông
nghiệp, đất đồng cỏ, ) và các tàn dư thực vật.
•
Nấm Trichoderma ở giai đoạn đầu của quá trình
nuôi cấy có màu trắng về sau chuyển dần sang
màu xanh
1. Đặc điểm phân loại và hình thái
học của nấm Trichoderma (tt)
•
Nấm Trichorderma sinh sản vô tính bằng bào tử,
bào tử nấm có dạng hình trứng, màu xanh lục
đính trên những sợi nấm.
1. Đặc điểm phân loại và hình thái
học của nấm Trichoderma (tt)
Phân loại Trichoderma
+ Dựa trên sự khác biệt về hình thái, chủ yếu là
hình thành bào tử đơn tính.
+ Dựa trên tính đối kháng của Trichoderma
Hiện nay, có khoảng 33 loài. Trong đó có 11 loài
có khả năg đối kháng cao: T.harzianum,
T.aureoviride, T.atroviride, T.koningii,
T.longibrachiatum, T.viride, T.pseudokoningii,
T.longipilis, T.minutisporum, T.hamatum,
T.seesei.
1. Đặc điểm phân loại và hình thái
học của nấm Trichoderma (tt)
2. Các cơ chế phòng trừ sinh học của
nấm Trichoderma đối với nấm bệnh
2.1 Cơ chế kí sinh
Đặc trưng của nấm Trichoderma là sống hoại
sinh, đồng thời cũng sống kí sinh trên nấm gây
bệnh cây(Cook và Baker,1989).
Nấm Trichoderma có khả năng ký sinh trên nhiều
loại nấm bệnh quan trọng trên nhiều loại cây
trồng như Scerotium Rolfsii, Fusarium Spp,
Pythium, Macrophomina, Botrytis cenerea,
Rhizoctonia solani…
Cơ chế kí sinh (tt)
•
Sự ký sinh là 1 tiến trình phức tạp qua nhiều giai
đoạn:
- Đầu tiên là phát hiện ký chủ và tăng trưởng
nhanh về hướng ký chủ để tiếp xúc với ký chủ
- Sau đó quấn quanh hoặc tăng trưởng dọc theo
ký chủ và hình thành nên cấu trúc giống như đĩa
bám để xâm nhập vào vách tế bào ký chủ
2.2 Cơ chế cạnh tranh
•
Trichoderma sử dụng cùng một nguồn tài
nguyên (dinh dưỡng, không gian sống) với các
sinh vật gây bệnh nhưng Trichoderma "xâm
chiếm" môi trường trước khi tác nhân không
mong muốn đến
•
Trichoderma rất tích cực trong cạnh tranh về
dinh dưỡng và không gian với những sinh vật
khác, thông qua định luật Gaue (nguyên tắc ức
chế cạnh tranh)
2.2 Cơ chế cạnh tranh (tt)
•
Các nguyên tắc cho rằng khi hai loài cạnh tranh
cho các nguồn tài nguyên quan trọng (hay trong
cùng một môi trường) thì một trong số họ cuối
cùng sẽ rời khỏi môi trường cạnh tranh và dịch
chuyển đi nơi khác hoặc có thể chết hoặc chúng
có thể thích ứng với điều kiện môi trường khác
thích hợp hơn để chúng có thể tồn tại không
cạnh trạnh với loài cạnh trạnh với chúng. Đây
được gọi là định luật Gause.
2.3 Cơ chế tiết enzyme
•
Cơ chế quan trọng giúp Trichoderma đối kháng
hiệu quả với nấm gây bệnh cây là nhờ vào khả
năng tiết ra nhiều chất tiết của nấm
Trichoderma.
•
Trong đó enzyme là nhân tố quan trọng giúp
Trichoderma có khả năng đối kháng dễ dàng lên
cơ chất cũng như khả năng tấn công trực tiếp
lên nấm bệnh
2.3 Cơ chế tiết enzyme (tt)
•
Các loại enzyme do Trichoderma tiết ra là:
–
Endochitinase
–
Glucanase 1,3-beta-glucosidase
–
Chitobiosidase
–
Trypsin
–
Chymotrypsin
–
Cellulose
–
Protease
–
N-acetyl-beta-P glucusaminidase (NAGase)
–
Lypase…
2.3 Cơ chế tiết enzyme (tt)
•
Trong số các enzyme được tiết ra từ nấm
Trichoderma thì Endochitinase và Glucanase
1,3-beta-glucosidase đóng vai trò rất quan trọng
trong hoạt động ký sinh của nấm Trichoderma.
•
Do vách tế bào hầu hết các loài nấm đều được
cấu tạo bởi chitin và glucan nên tác động đồng
thời của 2 loại enzyme này sẽ làm tăng khả
năng đối kháng của nấm Trichoderma
(Margolles Clark và ctv.,1995)
3. Khả năng kích thích sinh trưởng
cây trồng của nấm Trichoderma
•
Trichoderma định cư ở vùng rễ như những vi sinh
vật cộng sinh khác, sự định cư mang lại lợi ích
cho cả cây trồng lẫn Trichoderma
•
Huyền phù của Trichoderma vào trong đất làm
tăng sự nảy mầm, tăng khả năng ra hoa, tăng
trọng lượng và chiều cao của các loại hoa màu: ớt
bắp, cà chua,…(Bailey & Landsmen, 1998).
3. Khả năng kích thích sinh trưởng cây
trồng của nấm Trichoderma(tt)
•
Trichoderma còn có khả năng
tiết ra các chất điều hòa sinh
trưởng giúp kích thích rễ cây
phát triển nhanh và mạnh
hơn giúp rễ phát triển khỏe,
tăng khả năng hút dinh
dưỡng, đề kháng với các
nhân tố gây stress, tăng khả
năng phòng vệ của cây, giảm
khả năng nhiễm bệnh
(Newsham và ctv.,1995).
Tác động của Trichoderma trên rễ cây
Cơ chế kí sinhcủa Trichoderma
trên rễ cây trồng
•
Sau khi ký sinh trên rễ cây trồng Trichoderma sẽ
xâm nhập vào mô cây
•
Kích thích một chuỗi thay đổi về hình thái và sinh
hóa trong cây như:
–
Sự thay dổi cấu trúc polymer của lignin và
hydroxyproline
–
Làm gia tăng nồng độ chất hữu cơ trong vách tế
bào cây chủ, gia tăng sản sinh hormone
–
Tăng khả năng tiết ra các phytoaleccin của cây tại
nơi bị tổn thương
4. Kích thích tính kháng lưu dẫn và
định cư bảo vệ rễ
•
Định cư bảo vệ rễ:
Trichoderma có thể định cư trên bề mặt rễ,
chúng hình thành khuẩn lạc trên rễ, một số dòng
có khả năng kiểm soát ở vùng rễ cao. Chúng
định cư và phát triển khi rễ tăng trưởng.
Kích thích tính kháng lưu dẫn
•
Ngoài khả năng tấn công trực tiếp mầm bệnh,
Trichoderma còn có khả năng kích thích tính
kháng lưu dẫn 1 số nấm bệnh
•
Một vài dòng được thành lập nhanh, định cư lâu
dài trên bề mặt rễ và thâm nhập trong biểu bì và
tế bào, chúng hình thành và giải phóng một số
thành phần khác nhau làm kích thích tính
kháng lưu dẫn và gây ra sự thay đổi quan trọng
trong cơ chế chuyển hóa protein thực vật
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và hoạt động đối
kháng của Trichoderma
5.1 pH môi trường
- Ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động đối
kháng của Trichoderma lên nấm gây hại.
- pH tối hảo cho sự phát triển của Trichoderma
là 4-8.
- pH môi trường cũng ảnh hưởng lớn đến hệ
enzym của nấm, thường Trichoderma phát triển
và tiết enzym tốt với môi trường có pH rộng 2-6
5.2 Nhiệt độ
•
Ảnh hưởng đến sự mọc mầm của bào tử, sự tăng
dài của ống nấm, sự phát triển của sợi nấm
•
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến khả năng tiết enzym.
Các loài nấm khác nhau có nhiệt độ thích hợp khác
nhau.
5.3 Độ thoáng khí
•
Trichoderma là nấm hiếu khí mặc dù chúng vẫn
sống được trong môi trường có hàm lượng oxy
thấp.
•
Nồng độ oxy có tác động lên sự phát triển của
Trichoderma và hình thái của chúng trong đất
5.4 Nguồn dinh dưỡng
•
Nguồn C: tốt nhất là glucose, fructose, mantose,
galactose
•
Nguồn N: Được cung cấp cho cây dưới dạng nitrate,
ammonium và các nguồn đạm hữu cơ mà đặc biệt là
amino acid.
•
Nguồn P: Lân tham gia vào thành phần cấu trúc của
tế bào nấm, hàm lượng lân trong tế bào có thể biến
đổi theo từng giai đoạn phat triển của sợi nấm cũng
như khả năng hữu dụng của nguyên tố này trong
đất.
6. Quy trình sản xuất nấm
Trichoderma
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trong nhiều
năm qua, mới đây Bộ môn Bệnh cây (Viện
BVTV) đã công bố qui trình sản xuất và sử dụng
nấm đối kháng Trichoderma phòng trừ bệnh hại
cây trồng gồm các bước sau:
–
Tạo nguồn nấm Trichoderma giống: Thu thập
mẫu đất, cây trồng bị bệnh.
–
Đánh giá các nguồn vật liệu, tuyển chọn nguồn
có triển vọng, có tính đối kháng cao, sinh trưởng
tốt để cung cấp cho sản xuất sinh khối.
6. Quy trình sản xuất (tt)
-
Sản xuất chế phẩm: Để nấm Trichoderma
sinh trưởng, phát triển tốt cần cung cấp đủ
lượng nước theo khối lượng với tỷ lệ 1:1, độ
thoáng khí, điều kiện nhiệt độ thích hợp (25-
30
0
C) và chế độ ánh sáng xen tối.
-
Qua các lần sản xuất, lượng bào tử tạo ra ổn
định và đạt 3,0 x 10
9
bào tử/gr.
6. Quy trình sản xuất (tt)
–
Sấy chế phẩm: Sau khi hong khô chế phẩm,
chuẩn độ bào tử.
–
Bảo quản: Đóng gói kín bằng túi nilon và bảo
quản chế phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát
trong thời gian 6 tháng.
–
Sử dụng chế phẩm Trichoderma phòng trừ
bệnh hại cây trồng: Trộn đều chế phẩm với
phân chuồng hoai mục trước khi trồng từ 10-
15 ngày với lượng 80kg/ha, sau đó bón vào
hốc hoặc rãnh rồi trồng cây như bình thường.