Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

chủ đề năm học 2009 - 2010 ( chương trình công tác HĐĐ tỉnh trà vinh )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.37 KB, 9 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TỈNH TRÀ VINH
____________
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
__________
Trà Vinh, ngày tháng 9 năm 2009
Số: / CTLT.TĐ-SGD
(Dự thảo)
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỊCH
Công tác Đội và phong trào thiếu nhi
Năm học 2009 - 2010
-------
-Căn cứ chương trình số: 157 CT/HĐĐTƯ, ngày 11/8/2009 của Hội Đồng đội
Trung ương về công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi năm học 2009- 2010.
-Căn cứ chương trình công tác của 2 ngành trong năm học 2009- 2010, Tỉnh
đoàn và Sở Giáo dục- Đào tạo thống nhất xây dựng chương trình liên tịch để chỉ đạo,
triển khai, tổ chức thực hiện công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2009-
2010 với những nội dung trọng tâm sau đây:
I. TRỌNG TÂM CÔNG TÁC:
1. Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên
truyền giáo dục cho học sinh trọng tâm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 35 năm giải
phóng Miền Nam thống nhất đất nước, 40 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ; hướng
tới kỷ niệm 65 năm Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1.000 năm Thăng
Long - Hà Nội và các ngày lễ lớn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của Đội TNTP Hồ
Chí Minh; Hướng dẫn cho các em thực hiện tốt cuộc vận động "Thiếu nhi Việt Nam
thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy" gắn với việc triển khai phong trào thi đua xây dựng
"Trường học thân thiện - Học sinh tích cực".
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào vòng tay bè bạn, nghìn việc tốt


giúp bạn đến trường; chương trình thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam; tăng cường
giáo dục đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn" trong thiếu nhi nhằm hình thành trong các em
lòng yêu quê hương đất nước, xác định động cơ thái độ học tập đúng đắn.
3. Nâng cao chất lượng "Chương trình rèn luyện phụ trách Đội“, “Chương
trình Rèn luyện đội viên" và hoạt động của Hội đồng Đội các cấp. Chú trọng quy trình
bồi dưỡng kết nạp Đội viên, góp phần xây dựng tổ chức Đội ngày vững mạnh.
4. Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền; phối hợp với các ngành
và các lực lượng xã hội nhằm huy động nguồn lực cho công tác thiếu nhi. Đẩy mạnh
cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu".
II. CHỦ ĐỀ NĂM HỌC:
Làm theo lời Bác dạy
Tiếp hào khí Thăng Long
Thi đua nghìn việc tốt
Vững bước vào tương lai.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Măng non đất nước - Tiếp bước Cha anh.
1.1- Mục đích: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục
lịch sử, truyền thống; giáo dục đạo đức, lối sống và những giá trị tốt đẹp của con
người và dân tộc Việt Nam; tạo môi trường thuận lợi cho thiếu nhi phấn đấu trở thành
con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan của Bác Hồ, góp phần cùng tuổi trẻ cả
nước thực hiện tốt di chúc của Bác Hồ kính yêu.
1.2- Nội dung và giải pháp:
- Giáo dục thiếu nhi hiểu biết về lịch sử, văn hóa, cách mạng và truyền thống
của dân tộc, của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và
của địa phương gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, đặc biệt là kỷ niệm 1000
năm Thăng Long- Hà Nội bằng đa dạng các hình thức như nói chuyện truyền thống,
sinh hoạt dưới cờ, lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt Liên- Chi Đội, các cuộc tham
quan dã ngoại, các cuộc hội thi Theo dòng lịch sử, tìm hiểu kiến thức.....
- Hướng dẫn và tổ chức cho thiếu nhi tham gia tích cực các diễn đàn "Thiếu nhi
Việt Nam - Vâng lời Bác dạy", "Tự hào truyền thống Đội ta", "Yêu sao, yêu Đội", "Tiếp

bước lên Đoàn", "Khăn quàng thắm mãi vai em"; các cuộc thi tìm hiểu truyền thống
trên các kênh thông tin như website, các blogs, forum..., phát động trong toàn Đội thi
đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy bằng nhiều hình thức như tổ chức các cuộc thi kể
chuyện Bác Hồ trong những lần sinh hoạt Đội, sinh hoạt dưới cờ. Tìm hiểu, sưu tầm
tranh ảnh về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người, tham quan Đền thờ Bác;
viết nhật ký Đội viên làm theo lời Bác, xây dựng tủ sách “ Bác Hồ với thiếu nhi”; xây
dựng phòng truyền thống Đội. Triển khai các tiêu chí công nhận danh hiệu cháu
ngoan Bác Hồ theo từng cấp nhằm tiến tới Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp vào
cuối năm học.
- Giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, con người, biết trân trọng và
ghi ơn những gia đình có công với đất nước, biết yêu thương và chia sẻ với cộng
đồng, với bạn bè mình thông qua việc duy trì và nhân rộng phong trào "Uống nước
nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", "Đi tìm địa chỉ đỏ", "Vì điểm tựa tiền tiêu", "Áo lụa
tặng bà"... Tổ chức cho các em thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách,
các gia đình thương binh, liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng; Tham gia tu sửa, làm
sạch đẹp nghĩa trang liệt sỹ; viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sỹ làm nhiệm vụ
tại biên giới, hải đảo; Tích cực tham gia "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam", "Ký tên
ủng hộ công lý" nhằm bảo vệ thiếu nhi và các nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin.
- Giáo dục thiếu nhi đức hy sinh, lòng dũng cảm, tính trung thực trong học tập,
sinh hoạt và trong đời sống hằng ngày thông qua việc đẩy mạnh giới thiệu các gương
điển hình tiên tiến. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục, động viên khen thưởng các
gương thiếu nhi có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện.
2
- Triển khai rộng khắp phong trào "Nói lời hay - Làm việc tốt", phong trào
“nghìn việc tốt” nhằm giáo dục đạo đức, khả năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao ý
thức kỷ luật cho thiếu nhi biết vâng lời người lớn, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy
cô, tạo môi trường học tập và sinh hoạt văn minh, văn hóa, giúp thiếu nhi hình thành
các giá trị nhân cách tốt đẹp, bồi dưỡng ước mơ, khát vọng vươn lên trong cuộc sống;
quan tâm giáo dục kịp thời đối với những thiếu nhi chậm tiến.
- Thành lập và phát huy hiệu quả đội tuyên truyền măng non, phát thanh măng

non trong việc tuyên truyền giáo dục, tuyên dương gương người tốt việc tốt; phát
thanh rộng rãi chương trình Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam nhằm giúp thiếu
nhi cảm nhận, hình thành những giá trị nhân cách tốt đẹp, có ý chí hoài bảo vươn lên
trong học tập và trong cuộc sống, trở thành người hữu ích cho xã hội mai sau.
2. Hành trang tri thức - Vững bước tương lai.
2.1- Mục đích: Phát huy tính tích cực, chủ động của thiếu nhi trong học tập.
Hướng dẫn các em xây dựng phương pháp học tập tích cực, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ;
tạo phong trào thi đua sôi nổi, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của các em; từng bước
trang bị cho các em những tri thức cần thiết, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho
đất nước trong tương lai.
2.2- Nội dung và giải pháp:
- Định hướng cho thiếu nhi ý thức :Vượt khó học tốt", "Học đều, học đủ, học
chăm", "Học" đi đôi với "Hành", "Học thực chất - Thi nghiêm túc"; khuyến khích
thiếu nhi xây dựng phương pháp học tập chủ động, sáng tạo; triển khai có hiệu quả
phong trào "Vượt điểm 8, bám điểm 10", "Hoa điểm tốt", "Vở sạch chữ đẹp"... Phát
động mạnh mẽ các phong trào thi đua học tập theo từng chủ đề, chủ điểm hàng tháng,
trọng tâm là các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước bằng nhiều hình thức
như đăng ký tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt, định hướng thành lập các mô hình
học tập như nhóm học tốt, đôi bạn cùng tiến, câu lạc bộ môn học. Liên đội, chi đội tạo
môi trường thuận lợi cho các em tham gia như tổ chức các cuộc thi rèn luyện về chữ
viết, tìm hiểu về kiến thức nhằm tạo thêm sân chơi lành mạnh, làm động lực thúc đẩy
phong trào thi đua học tập trong các em.
- Nhằm tạo phong trào thi đua học tập lành mạnh, mỗi liên đội thành lập ít nhất
01 câu lạc bộ điểm 10, qui định số điểm 10 đạt được trong tuần hoặc tháng để các em
phấn đấu thực hiện, tổ chức kết nạp các em trong dịp sinh hoạt dưới cờ đầu tuần hoặc
trong các buổi sinh hoạt Đội, tạo ấn tượng tốt cho các bạn học tập noi theo.
- Hướng dẫn các em phát huy khả năng sáng tạo, bước đầu tìm hiểu khoa học,
làm quen với các môn ngoại ngữ và tin học thông qua các cuộc thi "Sáng tạo trẻ",
"Tin học trẻ", "Em yêu khoa học", "Ngày hội khám phá Internet"...
- Nhân rộng các hình thức triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Vòng tay bè

bạn", "Giúp bạn tới trường - cùng hướng tới tương lai", phong trào "Quyên góp sách
cho thiếu nhi đọc tại các điểm Bưu điện văn hóa xã"; Tặng đồ dùng học tập, quần áo
cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
3
- Hướng dẫn thiếu nhi biết lao động giúp đỡ gia đình theo khả năng của các em,
biết sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, sạch đẹp phục vụ cho việc học tập và sinh
hoạt của bản thân mình. Lồng ghép cung cấp cho thiếu nhi kỹ năng sống và bước đầu
định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai.
3. Thân thiện đến trường - Thắp sáng ước mơ.
3.1- Mục đích: Tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo cảm
giác vui tươi, thích thú khi đến trường để các em phát huy tính tích cực trong học tập
và tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động Đội. Định hướng cho thiếu nhi xây dựng
hoài bảo, ước mơ, cổ vũ, hỗ trợ, tạo niềm tin và đồng hành cùng thiếu nhi trên con
đường ước mơ thành hiện thực.
Tổ chức cho thiếu nhi tham gia tích cực các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể
dục thể thao, góp phần nâng cao sức khoẻ thể chất và đời sống văn hoá tinh thần lành
mạnh; giáo dục tinh thần tương thân tương ái trong thiếu nhi. Gắn chặt trách nhiệm
của giáo viên với học sinh trong giảng dạy và học tập.
3.2- Nội dung và giải pháp:
- Phát triển rộng khắp các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao trong nhà trường, ở các điểm vui chơi ở địa bàn dân cư tạo môi trường lành
mạnh, an tòan để thiếu nhi sinh hoạt, rèn luyện sức khỏe, phát triển năng khiếu. Đẩy
mạnh hoạt động của "Câu lạc bộ thơ văn tuổi học trò" nhằm bồi dưỡng tâm hồn, thắp
sáng ước mơ cho thiếu nhi.
- Duy trì hoạt động của "Câu lạc bộ quyền trẻ em", "Câu lạc bộ Phóng viên
nhỏ" ở các liên đội, các nhà Thiếu nhi nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, phòng chống
tai nạn thương tích, đẩy mạnh việc thực hiện quyền và bổn phận trẻ em theo Công
ước quốc tế về Quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trọng tâm
là nhóm quyền tham gia của trẻ em qua đó thúc đẩy hoạt động tự quản của các Liên
đội, chi đội và của chính đội viên.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của đội " Chiến sỹ an ninh nhỏ tuổi" gắn với
việc xây dựng mô hình "Hòm thư cứu bạn", "Trường lớp không ma túy", mở các hòm
thư phát giác "Địa chỉ đen" tại các trường học, trên địa bàn khu dân cư nhằm tuyên
truyền, phát hiện, tố giác hành vi người xâm hại trẻ em, phát hiện trẻ em mắc tệ nạn
xã hội để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn; tăng cường trang bị kiến thức, giáo dục
kỹ năng về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho đội viên lớn.
- Duy trì hoạt động của các "Đội tuyên truyền măng non", "Đội sao đỏ" trong
công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, ý thức chấp
hành pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội và giữ gìn trật tự an toàn giao thông
đặc biệt khu vực cổng trường vào giờ tan học ; nhân rộng mô hình "Đội thiếu niên
xung kích chữ thập đỏ".
- Thực hiện có hiệu quả phong trào giữ gìn trường em xanh sạch đẹp thông qua
các hoạt động ngày thứ bảy tình nguyện, chủ nhật xanh để dọn dẹp vệ sinh sân trường
và môi trường xung quanh. Đảm nhận các công trình phần việc thiếu nhi như trồng
cây gây bóng mát sân trường, chăm sóc bồn hoa, cây kiểng trước lớp học, trang trí
4
phòng học kiểu mẫu, thực hiện công trình mai vàng mừng xuân do Đoàn thanh niên
phát động nhằm giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi,
hướng tới xây dựng cảnh quang ngôi trường thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, tạo
cảm giác thích thú khi đến trường, mến yêu ngôi trường.
- Tiếp tục định hướng cho thiếu nhi tích cực tham gia cuộc vận động "Vòng tay
bè bạn" với nhiều hình thức như quyên góp tập, sách, đồ dùng học tập nhằm hỗ trợ,
giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong điều kiện đến trường; Thực hiện có hiệu quả các
phong trào“Đọc và làm theo báo Đội ”, xây dựng "Quỹ vì bạn nghèo", "Quỹ thiếu nhi
nghèo vượt khó"; đẩy mạnh hoạt động "Sao nhi đồng giúp bạn vượt khó".
- Thực hiện có hiệu quả các công trình măng non “Tủ sách giáo khoa dành cho
bạn nghèo” , “Ngôi nhà khăn quàng đỏ”, “Áo xuân tặng bạn” nhằm góp phần chia sẻ
những khó khăn với các bạn học sinh nghèo, giúp các bạn có điều kiện đến trường an
tâm học tập.
-Thực hiện phong trào Mỗi tháng mỗi việc làm tốt dành cho bạn nghèo, mỗi liên

đội đăng ký với Ban giám hiệu để thực hiện công trình măng non theo hình thức đỡ
đầu ít nhất 01 em học sinh nghèo hiếu học tại trường mình bằng những việc làm cụ
thể, thiết thực như vận động quyên góp tặng các trang thiết bị phục vụ học tập, quần
áo, học bổng từ nguồn vận động trong đội viên và các tổ chức, cá nhân khác để trao
tặng hàng tháng cho các em.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào "Kế hoạch nhỏ" thu gom giấy vụn
gây quỹ xây dựng nhà bia tưởng niệm cán bộ Đoàn hy sinh trong thời kỳ chiến tranh
tại xã Nhị Long, huyện Càng Long.
- Thành lập các tổ, đội, nhóm hoạt động theo sở thích như kỹ năng, dã ngoại-
du khảo, môn học...; gắn kết chặt chẽ giữa ba môi trường gia đình, nhà trường và xã
hội để giáo dục, quản lý và định hướng các em trong học tập, vui chơi giải trí.
4. Xây Đội vững mạnh - Tiến bước lên Đoàn.
4.1- Mục đích: Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đội, chất lượng đội
viên, cán bộ Đội, hoạt động Sao Nhi đồng; đẩy mạnh việc phối hợp hoạt động thiếu
nhi ở trong trường học và trên địa bàn dân cư nhằm xây dựng tổ chức Đội vững mạnh.
Chú trọng đầu tư xây dựng củng cố tổ chức Đội, hoạt động thiếu nhi ở địa bạn vùng
tôn giáo, dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
4.2- Nội dung và giải pháp:
+ Công tác Nhi đồng:
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động sao nhi đồng theo chủ đề,
chủ điểm từng tháng, từng quý bám theo chương trình năm học. Củng cố và thành lập
các Sao Nhi đồng ngay từ đầu năm học; Tăng cường công tác đỡ đầu giữa đội viên
với các Sao nhi đồng; áp dụng phương pháp "Trẻ với trẻ” trong sinh hoạt, hướng dẫn
nhi đồng thực hiện chương trình "Dự bị đội viên", xây dựng mô hình "Sao tự quản".
làm quen với Nghi thức Đội, các bài hát múa thiếu nhi....
- Định hướng, hướng dẫn đội viên tham gia sinh hoạt với các Sao nhi đồng.
Chú trọng công tác lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Sao; duy trì các
5

×