Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiêm Cứu TÌm Hiểu Về Xe Lu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
------o0o------

BÁO CÁO
MƠN Ơ TƠ CHUN DÙNG
CHỦ ĐỀ XE LU
Nhóm 5

Lớp: DH19OTO01

SVTH:

MSSV

Nguyễn Ngọc Thanh Tiến

192491

GVHD: Phan Tuấn Anh

Năm học 2022-2023
Cần Thơ, ngày 1 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................... 3
1. Lịch sử phát triển ............................................................................................ 3
2. Khái niệm, chức năng ..................................................................................... 4


II. PHÂN LOẠI, CÔNG DỤNG ...................................................................... 4
1. Phân loại ......................................................................................................... 4
a. Phân loại ...................................................................................................... 4
b. Cơng dụng, đặc điểm địa hình phù hợp ....................................................... 4
c. Ưu, nhược điểm: .......................................................................................... 7
III. CẤU TẠO CHUNG .................................................................................... 8
Cầu điều khiển, dồng hồ báo trong cabin xe lu .................................................... 9
Khung máy ............................................................................................................ 9
Thùng nhiên liệu ................................................................................................. 10
Bánh sau chủ động .............................................................................................. 10
Khớp nối chuyển hướng ...................................................................................... 10
Bánh lu ................................................................................................................ 11
Động cơ ............................................................................................................... 11
Hệ thống bôi trơn xe lu ....................................................................................... 12
Hệ thống làm mát ................................................................................................ 13
Thân, nắp động cơ .............................................................................................. 14
sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ máy lu ........................................... 14
Sơ đồ dẫn động máy lu rung tự hành một trống sắt rung ................................... 15
Cơ cấu gây rung .................................................................................................. 16
IV. HƯ HỎNG, KIỂM TRA, CÁCH KHẮC PHỤC ...................................... 16
Động cơ xe lu bị hỏng, không hoạt động ............................................................ 16
Hư hỏng ở hệ thống thủy lực .............................................................................. 17
Hư hỏng ở hệ thống truyền động ........................................................................ 17
Hư hỏng ở hệ thống điện ..................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 20

2


I.


GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lịch sử phát triển
Những xe lu đầu tiên được kéo bằng ngựa, và có thể chỉ là mượn dụng cụ
nông trại (xem con lăn (dụng cụ nông nghiệp)).
Kể từ khi hiệu quả của một xe lu phụ thuộc vào một mức độ lớn về trọng
lượng của no, những xe lu tự lái xe thay thế xe ngựa kéo từ giữa thế kỷ 19. Những
chiếc xe đầu tiên đó là máy lu chạy bằng hơi nước. Xe lu một xi lanh được sử
dụng để đầm nền và chạy với động cơ lớn và hộp số thấp để thúc đẩy tung lên
và rung động từ trục khuỷu đến các cuộn trong nhiều cách giống như một xe lu
rung. Loại xe lu với xi lanh đôi hoặc loại kết hợp trở nên phổ biến từ khoảng
năm 1910 trở đi và được sử dụng chủ yếu để cán các bề mặt nóng đặt do động
cơ chạy mượt mà, nhưng cả hai loại xi lanh có khả năng lăn bề mặt hồn thiện.
Xe lu chạy bằng hơi nước thường được dành cho một nhiệm vụ nhất định bởi
hộp số vì những động cơ chậm hơn đã được sử dụng để đầm chặt cơ sở, trong

Máy lu hơi nước đầu tiên

khi các mô hình bánh răng cao hơn thường được gọi là "máy khoan mỏng". Một
số công ty đường bộ ở Hoa Kỳ sử dụng xe lu chạy bằng hơi nước những năm
1950 và ở Anh, một số vẫn còn sử dụng thương mại cho đến đầu những năm
1970.
Khi công nghệ động cơ đốt trong được cải thiện trong thế kỷ 20, dầu lửa,
xăng dầu và động cơ chạy bằng dầu diesel dần dần được thay thế cho các máy
chạy bằng hơi nước. Những xe lu chạy bằng động cơ đốt trong đầu tiên rất giống
với những xe lu hơi nước mà chúng thay thế. Chúng sử dụng các cơ chế cơ khí
tương tự để truyền công suất từ động cơ sang bánh xe, điển hình là bánh răng
lớn. Một số người dùng khơng thích chúng khi chúng mới ra đời, vì các động cơ
3



của thời kỳ này rất khó khởi động, đặc biệt là những chiếc máy chạy bằng dầu
hỏa.
Hầu như tất cả các xe lu trong sử dụng thương mại đều sử dụng điện diesel.
2. Khái niệm, chức năng
Máy lu hay còn gọi là xe lu, xe hủ lô, lu, xe ủi lô là một máy được sử dụng
để đầm nén đất, cấp phối và vật liệu làm đường, trong công việc làm sân, đường,
sân bay, đê điều. Nó phục vụ thi cơng các cơng trình xây dựng trong cơng nghiệp,
giao thơng, thủy lợi, nơng nghiệp và các cơng trình phát triển cơ sở hạ tầng khác
có nhu cầu đầm nén.
Các máy lu thường có một hoặc hai ống trụ và có khối lượng lớn, để các ống
trụ nén với lực lớn, nhờ vào lực hấp dẫn của Trái Đất, lên bề mặt đất đá hay vật
liệu; khiến các mảnh vật liệu được tách nhỏ, phân phối đều, nén chặt, phẳng mịn.
Một số máy có ống trụ rung để tác động rải vật liệu hiệu quả.
II.

PHÂN LOẠI, CÔNG DỤNG
1. Phân loại
a. Phân loại
Trên thị trường hiện nay, người ta chủ yếu dựa trên các đặc điểm về hình thức
khi vận hành để phân biệt các dịng xe lu phổ biến, đó là lu rung và lu tĩnh. Đặc
điểm của hai dòng này là:
Xe lu rung: Máy đầm hoạt động bằng lực động. Về cấu tạo, lu rung thông
thường sẽ gồm 2 bánh lốp và 1 bánh sắt.
Xe lu tĩnh: công dụng chủ yếu là để nén các lớp đất đá, làm chặt và nén phẳng.
Bao gồm các loại lu bánh thép, bánh lốp và lu chân cừu. Trong đó xe lu bánh
thép thường có trọng lượng khá lớn, lớn hơn nhiều so với bánh lốp.
b. Cơng dụng, đặc điểm địa hình phù hợp
 Xe lu tĩnh
Công dụng là lu nén các lớp đất đá, làm chặt rồi nén phẳng. Trong các loại lu

tĩnh, dựa trên nguyên lý hoạt động của từng loại mà người ta lựa chọn địa hình
thi cơng có các đặc điểm phù hợp.
 Xe lu bánh thép

4


Cấu tạo, nguyên lý hoạt động:
Được cấu tạo bởi một quả lăn bằng
thép cứng, bề mặt bánh thép nhẵn và
trơn mịn. Khi hoạt động, trọng lực
của xe tập trung ở phần bánh thép,
bề mặt phần bánh thép sẽ tiếp xúc
với mặt đường đồng thời lực làm
việc không đổi trong suốt q trình
xe di chuyển.
Đặc điểm địa hình thi cơng phù hợp:
Dựa trên cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của xe có thể thấy xe lu bánh
Xe lu bánh thép
thép có cấu tạo đơn giản, vì vậy
thơng thường giá thành xe thấp. Bề mặt trơn nhẵn giúp xe phù hợp thi cơng các
loại địa hình có bề mặt nền nhẵn mịn, lực làm việc không đổi giúp thi công mặt
đường đá sỏi, các cơng trình đường ơ tơ lớn đem lại hiệu quả cao.
 Xe lu bánh lốp
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động:
Xe lu bánh lốp có cấu tạo xe
gồm một hàng lốp được xếp
ngang phía trước hoặc cả trước
và sau. Khác với loại bánh

thép, xe lu bánh lốp sử dụng
chính sức nặng của xe tác động
lên phần bánh xe, trong q
trình vận hành, có khả năng
tăng giảm trọng lực. Lốp xe
được thiết kế nén khí đè nén lên
bề mặt thi công để làm phẳng,
là mịn màng bề mặt đường.
Thực tế, để đảm bảo tiến độ và
chất lượng thi công, xe thường
được thiết kế với tải trọng 30
tấn, công suất động cơ đạt
125kW.

Xe lu bánh lốp

Đặc điểm địa hình thi cơng phù hợp:
Lu bánh lốp có năng suất làm việc cao, tốc độ làm việc nhanh chóng. Phù hợp
đầm nén mọi loại lớp đất cơng trình xây dựng kể cả bê tông Asphalt tuy nhiên
không dùng được với bề mặt thi cơng có sỏi đá.
5


 Xe lu chân cừu
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động:
Về cấu tạo, lu chân cừu có gia
tải tương tự như xe lu bánh thép,
tuy nhiên bề mặt quả lăn có các
vấu như hình dạng chân cừu,
phổ biến là hình chóp cụt và

hình nón. Các vấu trên bề mặt
quả lăn được sắp xếp theo hình
bàn cờ hoặc hình mắt áo. Khi
suốt quá trình vận hành xe lu
chân cừu, bánh xe sẽ tiếp xúc
với mặt đường và truyền tải
trọng lực xuống nền đất, đầm
lực không thay đổi.

Xe lu chân cừu

Đặc điểm địa hình thi cơng phù hợp:
Nhờ thiết kế bề mặt quả lăn, lu chân cừu đem lại chất lượng đầm cao, khi vận
hành các lớp đất đá sẽ dễ dàng kết dính được với nhau. Nhờ vậy xe lu chân cừu
rất phù hợp để thi cơng các loại cơng trình có địa hình đất dính, độ ẩm cao. Tuy
nhiên, ưu điểm cũng trở thành một điểm khó khăn, do đặc điểm bề mặt lu nên
trong quá trình di chuyển xe lu chân cừu tới địa điểm thi công khác bắt buộc phải
sử dụng xe tải, romooc. Ngoài ra, lu chân cừu không phù hợp cho thi công các
bề mặt phẳng mịn, nhẵn.
 Xe lu rung
Xe lu rung là một bước ngoặc trong
sự phát triển của các dòng lu xây
dựng. Dòng xe này giúp tăng hiệu
quả nén chặt, quá trình lu sẽ không
bị phụ thuộc duy nhất vào sự tăng
thêm trọng lực hay áp lực của xe.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động:
Xe gồm 1 bánh thép có cơ cấu đầm
nén chính và một cặp lốp sau hỗ trợ
chuyển động, 2 quả văng đồng tâm

có tác dụng tạo lực rung.
Hoạt động theo nguyên tắc đầm
bằng lực động, lu rung nhờ chế độ
rung làm nén mịn các loại bề mặt

6


cơng trình theo u cầu. Xe có tải trọng khoảng 12 đến 16 tấn, khi rung tải trọng
có thể thay đổi, lên đến 25-30 tấn.
Đặc điểm địa hình thi cơng phù hợp:
thích hợp dùng cho các bề mặt là lẫn đá, thi cơng đường ơ tơ lớn, hoặc hồn thiện
các lớp đường bê tông nhựa
Nếu so sánh hai loại lu rung và lu tĩnh với cùng một trọng lượng thì khi vận hành
lu rung sẽ có khả năng tăng gấp rưỡi trọng lượng, đem lại hiệu quả nén nền đất
chặt hơn.
Hiện nay, lu rung đã được áp dụng thêm các cơng nghệ hiện đại, có thêm nhiều
các tính năng mới trong đó có rung thủy lực với biên độ rung cao, bộ phận điều
khiển linh hoạt, độ bên cao cán phẳng nhờ đó mang lại hiệu quả cao hơn rất
nhiều.
Tỷ lệ công năng so với giá thành bỏ ra luôn tốt nhất với hiệu suất hoạt động đáng
tin cậy, xe lu rung được dùng trong các cơng trình giao thơng lớn, được các chủ
đầu tư ưu tiên lựa chọn.
c. Ưu, nhược điểm:
 Xe lu bánh lốp
 Ưu điểm
Máy có tốc độ làm việc cao, năng suất cao
Thích ứng với mọi loại đất, bề mặt kể cả các mặt đường bê tơng astphan
Máy có khả năng thích ứng cao, tăng hoặc giảm trọng lượng tùy ý, dễ dàng giảm
được khối lượng và áp suất

 Nhược điểm
Do cấu tạo máy được xếp thành 1 đến 2 hàng ngang nê chỉ kéo bởi máy kéo hoặc
đầu kéo, do đó khơng sử dụng được trong điều kiện nền sỏi đá, chí áp dụng cho
các loại đất và bề mặt bê tông
 Xe lu chân cừu
 Ưu điểm
Khi sử dụng, máy nhanh chóng đưa các lớp đất kết dính lại với nhau, chất lượng
đầm cao, trọng lượng máy đầm tốt
 Nhược điểm
Máy có thiết kế vấu nên khi di chuyển gặp khó khăn, tới các bề mặt khác phải sử
dụng tới xe tải hoặc romooc chuyên dụng.
Máy chậm đầm ở trên bề mặt đất đã có nước mưa ngấm
Tốc độ làm mịn và phẳng kém
 Xe lu bánh thép
7


 Ưu điểm
Máy làm đầm bề mặt nền nhẵn mịn, nhanh chóng. Bất chấp mọi bề mặt, dù là đá
sỏi hay đường nhựa.
Giá thành thấp, chi phí khơng tốn kém
Máy có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, khơng cầu kỳ
 Nhược điểm
Lớp đất khó kết dính trong lần ép thứ hai. Máy hoạt động cho năng suất không
cao, độ bám nền thấp. Do đó chỉ thích hợp với những bề mặt có lẫn đá hoặc thi
cơng đường ơ tơ đầm những lớp đất hồn thiện hoặc bê tơng nhựa
III. CẤU TẠO CHUNG

Ca bin điều khiển được chế tạo bằng thép có dạng hình khối, xung quanh được
bố trí các ơ kính rộng thống để tăng khả năng quan sát khi làm việc. Ca bin được lắp

cố định vào sắt xi máy có nhiệm vụ che kín các cơ cấu điều khiển của máy.
Ca bin có hai loại: đó là Ca bin kín và Ca bin hở. CA bin kín được sử dụng phổ
biến thuận lợi cho người vận hành. Ưu điểm có thể làm việc trong mọi đièu kiện thời
tiết, khơng bụi, có thể thiết kế điều hào khơng khí, các cơ cấu quạt gió. Radio, Cassette...
tuy nhiên chế tạo phức tạp giá thành cao.

8


Cầu điều khiển, dồng hồ báo trong cabin xe lu

Khung máy
Được chia làm hai nữa(khung trước và khung sau) được nối với nhau bằng khớp xoay
đồng thời là khớp chuyển hướng (khớp lái) của máy:

-Khung trước lắp với bánh lu đồng thời là bánh dẫn hướng thông qua bộ đệm khử rung
bàng cao su. Khung máy được chế tạo bằng thép tấm chịu lực có độ dày lớn hơn 30mm
và được hàn lại với nhau, trên đó được khoan nhiều lỗ khác nhau đẻ lắp các bộ phận chi
tiết.
-Khung sau được nối vói khung trước thơng qua một khớp nối bởi một bạc và một trục
dọc đồng thời là khớp chuyển hướng. Khung sau là vị trí lắp dặt tất cả các bộ phận như:
9


Động cơ, hộp số, bơm thuy lực, hẹ thống truyèn lực, cơ cấu di chuyển, ca bin điều khiển,
thùng nhiêun liệu,...
Thùng nhiên liệu
Thùng nhiên liệu được thiết kế thành hai thùng thơng nhau lắp phía sau cùng của máy,
thùng nhiên liệu có dun tích chứa 250-300 lít. Thường các thùng chứa nhiên liệu có
hình khối phức tạp tùy theo từng loại máy đên tăng tính thẩm mỹ, bên ngồi được lắp

thước ống kính đê quan sát múc nhiên liệu.
Bánh sau chủ động

Bánh sau chủ động gồm hai bánh lốp đường kính 1550mm được lắp với cầu chủ động
qua tăng bua máy, thông thường lốp xe lu là loại lốp không săm bên trong được đổ dung
dịch tự làm kín.
Thang lên xuống được lắp ỏ hơng máy vị trí cửa lên xuống của thợ vận hành, thang
được láp cố định vào khung máy.
Khớp nối chuyển hướng
Khớp nối chuyển hướng là khớp nối xoay
theo mặt pẳng ngang. Có trục đứng nối hai
phần khung của máy cho phép hai nửa
khung của máy xoay tương đối trong mặt
phẳng ngang một góc 90 độ chia đều cho
hai bên tính từ đường tâm máy nhờ hai xã
lạnh lái giúp máy quay vòng và chuyển
hướng trong quá trình làm việc.
Khớp nối 3 điểm

10


Bánh lu
Bánh lu cịn gọi là trống sắt lu, có dạng hình trụ trịn rỗng bên trong, hai đầu dược lắp
ổ để trục gây rung và được lien kết với khung trước bằng bộ đệm cao su để khử rung
động từ trục gây rung sang máy.
Bánh lu có hai loại: chính là lu trống sắt trơn và bánh lu chân cừu.
Lu trống sắt trơn

Động cơ

Động cơ xe lu hiện nay được sử dụng phổ biến là động cơ điezen 4 kỳ bố trí 4-6
xilanh. Ngồi ra một số hãng thiết kế bố tria động cơ cummins có nhiều ưu điểm nhưng
giá thành cao.

11


Hệ thống bôi trơn xe lu

1-

Các te

9-

Van ổn áp

2-

Bơm dầu

10-

Trục cam

3-

Van ổn áp

11-


Đồng hồ áp suất dầu

4-

Thước thăm dầu

12-

Trục giàn địn gánh xupap

5-

Bánh răng trung gian

13-

Đường dầu chính

6-

Bầu lọc ly tâm

14-

Khoang chứa dầu

7-

Van hằng nhiệt


15-

Trục khuỷu

8-

Két nước làm mát dầu

16-

Miệng đổ dầu

Nguyên lý làm việc
Khi động cơ làm việc, bơm dầu 2 hút dầu từ các te 1 qua lưới lọc để đưa dầu áp suất
cao tới bầu lọc 6 sau đó qua két làm mát dầu đến đường dầu chính 13. Từ đường dầu
12


chính, dầu có áp suất đi vào các lỗ khoan trên thân máy đến bơi trơn cho các cổ trục
chính và các ổ đỡ trục cam. Từ các cổ trục chính dầu đi vào các lỗ xiên trên trục khuỷu
để bôi trơn cho đầu to thanh truyền. Từ đường dầu chính cịn có một đường dầu dẫn tới
trục rỗng 12 của giàn địn gánh xupap, từ đó dầu đi bơi trơn cho các bạc của cần đẩy,
mặt cầu của vít điều chỉnh khe hở xupap, sau đó tự chảy dọc theo đũa đẩy xuống bôi
trơn các con đội.
Mặt gương xilanh, pít tơng, cam và con đội được bơi trơn bằng dầu vung té nhơ
thanh truyền trục khuỷu.
Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mất tác dụng làm giảm nhiệt độ của các chi tiết máy bị nóng lên trong
q trình làm việc, giữ cho động cơ làm việc ở nhiệt độ ổn định. Nhanh trống đưa nhiệt

độ động cơ từ nhiệt độ môi trường lên nhiệt độ làm việc khi động cơ khởi động.
Nguyên lí hoạt động

13


Khi mới khởi động động cơ, nước chưa nóng(<75 độ C). Động cơ làm việc dẫn động
trục bơm nước quay, bơm nước hút nước từ buồng nước dưới của két và đẩy nước vào
đường nước trong thân máy để làm mát xilanh, buồng cháy, nắp máy và qua van phụ
của van hằng nhiệt theo đường nước phụ về phía trước của bơm nước. Lúc này nước
không ra két làm mát nên nhiệt độ của nước tăng lên nhanh để đạt đến nhiệt độ thích
hợp (80 – 90 độ C)
Khi nhiệt độ của nước đạt trên 80 độ C van phụ đóng, van chính mở, để nước ra khoang
trên của két làm mát. Nước từ khoang trên xuống khoang dưới sẽ tỏa nhiệt ra ngồi
khơng khí nhờ các cánh tản nhiệt. Nước làm mát lại tiếp tục theo đường ống vào bơm
để làm mát cho động cơ.
Thân, nắp động cơ
Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ máy lu

Nguyên lí hoạt động

14


Khi động cơ làm việc, bơm áp lực thấp hút nhiên liệu từ thùng, qua bầu lọc thô đẩy qua
bầu lọc tinh. Sau khi nhiên liệu được lọc sạch tới ngăn chứa của bơm cao áp, ở đây
nhiên liệu được nén đến áp suất cao khoảng 160 – 210Kg/cm2. Sau đó theo ống dẫn cao
áp tới vịi phun, phun vào buồng cháy của động cơ ở dạng sương mù theo thứ tự nổ. Do
nhiệt độ và áp suất cao nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở sinh cơng. Sau đó khí thải được
thải ra ngồi qua đường ống xả, cịn dầu thừa ở vòi phun bơm cao áp trở về bầu lọc hay

về thùng.
Sơ đồ dẫn động máy lu rung tự hành một trống sắt rung

Nguyên lí hoạt động
Khí máy hoạt động, động cơ làm việc dẫn động các bơm dầu thủy lực quay. Dầu thủy
lực được hút từ thùng dầu (15) qua lưới lọc đến bơm dầu (5) cung cấp cho van phân
phối hệ thống lái số(8) trường hợp điều khiển lái dầu thủy lực được cung cấp đến khoang
trên hoặc khoang dưới piston trong xilanh lái số (9) điều khiển xi lanh dịch chuyển đi
ra hoặc đi vào làm thay đổi góc nối giữa hai phần khung trước và khung sau giúp cho
máy chuyển hướng. Trường hợp không điều khiển lái dầu thủy lực đến hộp phân phối
(9) rồi được hồi về thùng.
Bơm thủy lực số (7) cung cấp dầu thủy lực đến mô tơ gây rung (12) dẫn động trục gây
rung và khối lệch tâm (11) quay tạo ra rung động cho máy hoạt động.
Dầu thủy lực sau khi đi làm việc theo đường dầu hồi qua bầu lọc. Lọc sạch căn bẩn rồi
về thùng.
15


Cơ cấu gây rung
Cấu tạo:

Cơ cấu gây rung được lắp trong bánh sắt lu. Trục gây rung (7) được lắp lồng
không và quay trơn trong bánh lu và cơ cấu giảm chấn thông qua các ổ đỡ trên trục
được lắp hai khối lệch tâm số (5), phía đầu trục bên phải được dẫn động bởi các mô tơ
thủy lực số(10).
Nguyên lý hoạt động:
Khi làm việc bình thường khơng bật cơ cấu rung thì máy lu rung làm việc như
này lu tĩnh khi đó mơ tơ thủy lực gây rung khơng được cấp dầu thủy lực trục gây rung
không được dẫn động nên khơng có rung động. Bánh lu lúc này quay trơn trên ổ đỡ máy
làm việc ở chế độ lu tĩnh. Khi bật cơ cấu rung mô tơ thủy lực số (10) quay dẫn động

trục 7 và hai khối lệch tâm (quả văng) (5) quay lực ly tâm do hai khối lệch tâm sinh ra
tạo ra rung động cho bánh lu.
IV.

HƯ HỎNG, KIỂM TRA, CÁCH KHẮC PHỤC
Động cơ xe lu bị hỏng, không hoạt động
Nhiệt độ nước làm mát quá nóng

Biểu hiện: Xem đồng hồ báo nhiệt trên taplo, hoặc nước làm mát sôi bốc hơi.
Kiểm tra và khắc phục:
+ Nước làm mát có thiếu khơng, có bị rị rỉ ở đâu khơng, có nghẹt ở đâu khơng, phải xử
lý hoàn chỉnh trước khi châm thêm nước. Khi châm nước nên châm nước sạch, khơng
phèn và có thể thêm dầu chống rỉ sét hóa với nước.

16


+ Kiểm tra vệ sinh sạch bụi bẩn trên phần quạt làm mát, dùng hơi nén hoặc bơm nước
áp lực.
+ Kiểm tra hệ thông bôi trơn, áp lực bơm nhớt, kiểm tra qua đồng hồ trên taplo.
Động cơ hoạt động yếu
Biểu hiện: Khi vào tải, máy hơi bị chựng lại, ra khói đen và có thể tắt máy.
Kiểm tra và cách khắc phục:
– Bộ lọc gió có bị nghẹt khơng, nếu có vệ sinh sạch sẽ. Khi bụi bám cứng không thể vệ
sinh nên thay mới.
– Nhiên liệu sử dụng có tạp chất khơng, có đạt chất lượng khơng, phải xử lý sạch sẽ
trước khi bổ sung nhiên liệu.
– Kiểm tra hệ thống lưu thông nhiên liệu, cặn bẩn bám trong các co, ống dẫn nhiên liệu,
thay bộ lọc nhiên liệu.
– Kiểm tra các lọc thủy lực, vệ sinh thật sạch hoặc thay mới.

– Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ dầu bơi trơn (như trình bày ở phần trên).
– Với động cơ có gắn turbo, kiểm tra xem có hoạt động bình thường khơng, nếu khơng
phải phục hồi, hoặc thay mới.
Ngoài những trường hợp nêu trên, nên để những thợ máy chuyên môn kiểm tra.
Hư hỏng ở hệ thống thủy lực
Ở hệ thống thủy lực có cấu tạo phức tạp hơn với những chi tiết cực kỳ chính xác nên
khi có hiện tượng hư hỏng trong hệ thống, ta nên cho dừng máy và nhờ thợ thủy lực
chuyên môn kiểm tra và sửa chữa. Dưới đây là một số những khắc phục đơn giản.
Nhiệt độ dầu thủy lực tăng quá cao, thao tác nặng:
– Kiểm tra các lọc dầu thủy lực, nhất là đường lọc về, vệ sinh sạch hoặc thay mới.
– Kiểm tra và vệ sinh két nước giải nhiệt dầu thủy lực, nếu cần thiết ta nên cho mở két
giải nhiệt, vệ sinh bên trong và các đường ống dẫn.
– Kiểm tra dầu thủy lực có đạt chất lượng khơng. (Nên có một bộ ống thủy lực dự
phòng).
Hư hỏng ở hệ thống truyền động
Các chi tiết truyền động trực tiếp

17


Đối với hệ thống truyền động cơ như: đùi, bơm quay toa có kết cấu chắc chắn, nhưng
nếu như ta sử dụng, chỉ cần phạm sai sót nhỏ thì có thể là nguyên nhân gây hư hỏng
toàn bộ cụm.
Các sự cố và cách khắc phục:
– Thường xuyên kiểm tra nhớt quay toa và nhớt đùi, nếu thiếu phải tiến hành tháo, kiểm
tra hoặc thay thế các phớt và các vòng chận nhớt (Vì những chi tiết này khó nhận biết
bằng cách nhìn bề ngồi).
– Khi vận hành nếu nghe thấy những tiếng động phát ra từ bộ truyền động, ta cho tháo
và kiểm tra ở những chổ nghi ngờ, thường trường hợp này là do hư phốt hoặc bể bạc
đạn.

Hệ thống chân chạy
Bao gồm xích, bánh phơn dẫn hướng, bánh răng dẫn động, gale đỡ, gale đè.
Các sự cố và cách khắc phục:
– Tiến hành bơm mỡ để tăng xích lên, nếu bơm mỡ không được, ta tiến hành tháo ty
bơm mỡ ở đầu bánh phôn vệ sinh và thay phốt phơn, cho bơm mỡ căng xích.
– Khi xích q dãn, ta tiến hành cắt bớt mắc xích và cho bơm căng xích.
– Bánh răng dẫn động và mắc xích khơng đồng bộ (sai bước xích), ta phải cho tháo
bánh răng hàn đắp lại, hoặc thay bánh răng khác và thay ln bạc ắc xích.
– Bánh phơn dẫn hướng lỏng bạc, ta phải tháo ra gia công bạc mới hoặc thay mới.
– Do các gale làm lỏng xích, ta phải tháo gale phục hồi hoặc thay mới.
Hư hỏng ở hệ thống điện
– Đối với hệ thống điện thường hay có những hư hỏng nhỏ nhưng ta phải chú ý và khắc
phục nhanh chóng để có thể sử dụng.
– Thơng thường đối với tất cả các hư hỏng về điện ta tiến hành kiểm tra đầu tiên là hộp
cầu chì, nên nắm rõ các vị trí của cầu chì.
Hệ thống khởi động: Để kiểm tra hệ thống khởi động khi hệ thống này
không hoạt động, ta tiến hành các bước sau:
* Kiểm tra cầu chì khởi động trên hộp cầu chì.
* Kiểm tra cầu chì khởi động trên cơng tắc cúp mát.

18


* Kiểm tra bình có điện khơng, nếu khơng kiểm tra hệ thống sạc
bình (nếu bình khơng giữ điện ta phải thay bình mới).
* Kiểm tra cơng tắc khởi động, hệ thống dây dẫn nếu có vấn đề ta
khắc phục bằng cách nối tắt, thay đoạn dây mới hoặc thay công tác khởi
động mới.
* Kiểm tra mô tơ khởi động nếu có hư hỏng ta cho thợ điện khắc
phục sửa chữa.

Hệ thống sạc bình:
Trước khi tiến hành kiểm tra phải xem bình điện cịn giữ điện khơng.
* Kiểm tra cầu chì sạc trên cơng tắc ngắt mát.
* Kiểm tra hệ thống dây dẫn, chú ý các tiếp điểm nối dây nếu cần
dùng giấy nhám rà lại các tiếp điểm này.
* Kiểm tra mơ tơ phát điện, nếu có hư hỏng ta nên cho thợ điện
sửa chữa.

19


Tài liệu tham khảo
1.Dương Văn Minh, Nguyễn Xuân Lợi. Giáo trình cấu tạo máy lu. Nhà xuất bản xây
dựng Hà Nội, 2012.
2.Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Quang Quảng. Giáo trình sử dụng máy lu. Nhà xuất
bản xây dựng Hà Nội, 2012.

20



×