Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phân tích và đánh giá các yếu tố phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội môn Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ntnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.42 KB, 24 trang )

Chủ đề: Phân tích và đánh giá các yếu tố phát triển của Thị xã Sơn Tây –
thành phố Hà Nội.

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng sự phát triển mạnh mẽ của thủ đơ Hà Nội
nói chung, các quận, huyện , thị xã của thành phố cũng đang bước vào một q trình
cơng nghiệp hố, đơ thị hố hết sức nhanh chóng. Để giúp các địa phương có thể
điều hành một cách hiệu quả công tác quản lý vĩ mô kinh tế xã hội trên địa bàn thị
xã, phát huy mọi nguồn lực để đón trước những cơ hội đã va đang xuất hiện, tránh
được những sai lầm khơng đáng có do q trình phát triển tự phát gây ra, thị xã cần
phải xây dựng cho mình một hệ thống kế hoạch định hướng phát triển. Việc đánh
giá các hiện trạng các yếu tố trên địa bàn thị xã chính là một bộ phận khơng thể thiếu
được trong hệ thống kế hoạch đó. Nó sẽ giúp cho các cấp, các ngành phối hợp hoạt
động theo định hướng chung đã vạch ra.
Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cũng là căn cứ
để phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế trên
từng địa bàn, mà sự phối hợp đó giúp loại trừ những chồng chéo, phát huy sức
mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực trên từng địa phương. Nhờ đó, những
nguồn lực sẵn có trên địa bàn thị xã sẽ được khai thác triệt để và hiệu quả nhất
vào phục vụ công cuộc phát triển Kinh tế xã hội.
Như vậy, đánh giá thực trạng các yếu tố trên địa bàn thị xã là khâu cơ sở quan
trọng của tồn bộ q trình kế hoạch hố phát triển trên địa bàn Thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội.

2


1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và mơi trường trên địa bàn Thị
xã Sơn Tây


1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Sơn Tây là một đơn vị hành chính của Hà Nội đồng thời đối với khu
vực phát triển đô thị là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đơ; là đơ thị văn hóa lịch
sử, du lịch nghỉ dưỡng; là cửa ngõ phía Tây Bắc Hà Nội, kết nối với đô thị trung
tâm trên Quốc lộ 32 và đường Tây Thăng Long.
Thị xã Sơn Tây có diện tích khoảng 113,46km² (11.346,85ha) và toạ độ địa
lý 210o vĩ bắc và 105o kinh đơng, có địa giới hành chính:
+ Phía Đơng giáp huyện Phúc Thọ,
+ Phía Tây giáp huyện Ba Vì,
+ Phía Nam giáp huyện Thạch Thất,
+ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc)
Thị xã Sơn Tây có vị trí địa lí tương đối thuận lợi:
+ Là xuất phát điểm của quốc lộ 21A - đoạn quốc lộ từ Sơn Tây đi Xuân
Mai, nối với đại lộ Thăng Long – cửa ngõ Thủ đô, nối Sơn Tây với Hà Nội và
các huyện, thị trong tỉnh;
+ Quốc lộ 32 nối Sơn Tây với các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, n Bái,
Điện Biên, Hịa Bình, Sơn La;
+ Đường mịn Hồ Chí Minh;
+ Quốc lộ 2C nối Vĩnh Phúc;
+ Đường thủy Sơng Hồng ở phía Bắc, sơng Đà ở phí Tây, sơng Đáy ở phía
Đơng;
+ Cầu Vĩnh Thịnh (nối với Vĩnh Phúc; cao tốc Nội Bài - Lào Cai và Phi
trường Quốc tế Nội Bài) là cầu vượt sơng dài nhất Việt Nam-dài 5,4 km.
Ngồi ra cịn có bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thơng đường sơng,
lại có tiềm năng lớn về phát triển du lịch - thương mại, các ngành công nghiệp

3


xây dựng nhờ khai thác cát ở sông, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá có nhiều lợi

thế để phát triển nền kinh tế đa dạng.
Thị xã Sơn Tây được gọi là “Thủ đơ của lính” do có địa hình, giao thơng
thuận lợi, nằm phía ngoại thành Thủ đơ, diện tích lớn, tập trung khá nhiều doanh
trại, trường quân đội như:
+ Học viện Quân y, cơ sở 2.
+ Học viện Hậu cần, cơ sở 2.
+ Đại học Trần Quốc Tuấn (trước là Trường Sĩ quan Lục quân 1 hay
Trường võ bị Trần Quốc Tuấn).
+ Học viện Phịng khơng - Khơng qn.
+ Học viện Biên phịng.
+ Trường Sĩ quan Phịng hóa.
+ Trường Sĩ quan Pháo binh.
Ngoài ra Thị xã Sơn Tây cịn có các trường Đại học, Cao đẳng khác là:
+ Trường Đại học Công nghiệp Việt-Hung.
+ Học viện Ngân hàng, cơ sở 2.
+ Trường Đại học Lao động Xã hội, cơ sở 2.
+ Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ơ tơ - Tổng cục Kỹ thuật-Bộ
Quốc phịng.
1.2. Địa hình
Sơn Tây là một thị xã có địa hình trung du và nhiều đồi nhỏ, đất đai khá
đồng nhất, địa hình Sơn Tây là hình thức bán sơn địa và đồng bằng.
1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Thị xã Sơn Tây có chế độ khí hậu giống của thành phố Hà Nội, hàng năm
có hai mùa rõ rệt mùa nóng (hay còn gọi là mùa mưa) và mùa lạnh (mùa khơ).
- Mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10): khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, hướng
gió chủ đạo là Đơng Nam, nhiệt độ trung bình là 27-290C, mùa mưa tháng 7-9,
lượng mưa trung bình là 1.676 mm.
4



- Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng
cuối mùa lại mưa ẩm ướt, hướng gió chủ đạo là Đơng Bắc, nhiệt độ trung bình là
230C tháng thấp nhất là 6 - 80C, độ ẩm thấp nhất 84%, cao nhất 95 %.
Lượng bức xạ tổng cộng hàng năm trung bình là 122.8 kcal/cm2. Thời
gian có bão thường vào khoảng tháng 6 đến tháng 10. Tốc độ gió lớn nhất đạt
20m/s. bão thường kéo theo mưa dài từ 1 - 2 ngày có khi lên tới 4 - 5 ngày. Lượng
mưa cao nhất khoảng 200 mm.
Khí hậu, thời tiết ngày càng biến đổi thất thường. Các trận mưa lớn làm
ngập lụt đường phố, mặc dù địa hình của Thị xã Sơn Tây tương đối cao nhưng
vẫn chịu ảnh hưởng, giao thông bị tắc nghẽn trên nhiều con phố. Hay như các
trận nắng nóng, rét đậm rét hại ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, các công tác
sản xuất liên quan tới nông nghiệp.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Về tài nguyên đất đai, cảnh quan: có quỹ đất rất lớn, có thể khai thác sử
dụng cho các mục tiêu phát triển. Có cảnh quan thiên nhiên đa dạng phong phú,
địa hình bán sơn địa thuận lợi cho phát triển du lịch của Thủ đô.
- Về tài ngun nước: nằm ở phía hữu ngạn sơng Hồng. Sơng Hồng chính
là nguồn cung cấp nước tưới và sinh hoạt chủ yếu cho Bắc Bộ. Nhờ có sơng Hồng
mà việc khai thác nước rất thuận tiện, đảm bảo nguồn nước cung cấp cho Thủ đơ
nói chung hay Thị xã Sơn Tây nói riêng. Việc cung cấp nước chính là đảm bảo
yếu tố quan trọng hàng đầu trong canh tác nông nghiệp.
- Về tài nguyên du lịch, các di tích lịch sử: trên địa bàn Thị xã Sơn Tây
đang có 36 tổ chức, doanh nghiệp và 3.794 hộ đăng ký kinh doanh thương mại;
356 tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và văn hóa lịch sử của 130 di tích,
trong đó có 44 di tích được Nhà nước xếp hạng tiêu biểu như: Thành Cổ, đền Và,
quần thể di tích làng cổ Đường Lâm… cùng việc đẩy mạnh quy hoạch, đầu tư
xây dựng các khu du lịch sinh thái như: Hồ Đồng Mô, sân Golf, Thung Lũng Vua,
làng văn hóa các dân tộc Việt Nam… nên hoạt động du lịch và thương mại của
thị xã có bước tăng trưởng mạnh.


5


Kết quả 6 tháng đầu năm, giá trị du lịch, thương mại trên địa bàn thị xã ước
đạt 499,9 tỷ đồng, đạt 67,1% kế hoạch năm và tăng 68,2% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, doanh thu từ thương mại là 224 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch năm,
tăng 49,8% so với cùng kỳ; doanh thu từ du lịch, dịch vụ là 225,9 tỷ đồng, đạt
70,6% kế hoạch năm, tăng 91,4% so với cùng kỳ.
Để đẩy mạnh hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại trên địa bàn trong
những năm tới, thị xã đang tiếp tục quy hoạch các điểm du lịch Trung Sơn Trầm,
quy hoạch hạ tầng khu du lịch Đồng Mô, Khu chợ nông sản thực phẩm tươi sống,
quy hoạch tổng thể làng cổ Đường Lâm và quy hoạch chi tiết dự án tu bổ và tôn
tạo Đền Và.
1.5. Mơi trường
Q trình đơ thị hóa nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể tới mơi trường
và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái.
- Môi trường khơng khí: có khá nhiều vấn đề đáng quan tâm. Ví dụ như
đoạn đường thuộc tuyến phố Tùng Thiện (Quốc lộ 21A) và phường Trung Sơn
Trầm hư hỏng nặng, ln ở tình trạng sửa chữa, chắp vá trong hàng chục năm
nay, gây rất nhiều phiền toái, bất tiện cho người dân sống và đi lại trong khu vực
này.
- Hệ thống cấp thốt nước: Ở Sơn Tây có Cơng Ty cấp nước Sơn Tây, hầu
hết các hộ dân đều được cung cấp nước sạch. Tuy nhiên có vài ngày Cơng Ty trục
trặc trong kỹ thuật khiến cho người dân không có nước dùng, cụ thể là ngày 08
tháng 11 vừa qua, trung tâm Thị xã Sơn Tây bị mất nước trong khoảng hơn 12h,
công việc và sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng lớn, cơng việc trì trễ, ảnh
hưởng đến thu nhập của người dân.
- Môi trường công nghiệp và đô thị: rất được chú trọng. Tỷ trọng công
nghiệp ở Sơn Tây chiếm khoảng 48%. Các nhà máy, khu công nghiệp được tập

trung thành cụm, phân bố chủ yếu ở xa trung tâm thị xã, những nơi có ít dân cư
hơn như khu cơng nghiệp Phú Thịnh có Cơng Ty Cổ Phần Thép Đông Dương,
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Du Lịch Hùng Dũng, Công Ty TNHH một thành
viên dệt may Tuấn Hà, Công Ty Cổ Phần Xăng Dầu Tự Lực I, Công Ty TNHH
Vận Tải và Vật Liệu Xây Dựng Trường Thịnh, Cơng Ty Cổ Phần Cơ Khí Chế

6


Tạo Tùng Việt... Ngày càng có nhiều nhà máy được thành lập và xây dựng như
nhà máy bê-tông và xây dựng Minh Đức – Sơn Tây (năm 2010).
- Môi trường cây xanh: cũng được chú trọng, đầu tư. Công ty Môi trường
Đô Thị của Thị xã Sơn Tây thường xuyên chăm sóc, bảo vệ các cây xanh trên địa
bàn Thị xã Sơn Tây, cụ thể là có lên lịch tưới nước, chăm sóc, bảo vệ các cây
xanh đơ thị và các khu thăm quan như Thành cổ Sơn Tây, Vườn hoa trung tâm
và khu Làng cổ Đường Lâm.
- Rác thải ở Sơn Tây đang là mối lo lớn, dân cư đông đúc, nhu cầu sinh
hoạt lớn, chất thải rắn ngày càng xuất hiện với trữ lượng lớn, và các chất thải rắn
này có thể bị vứt bừa bài tại các khu công cộng như thành cổ Sơn Tây, vườn hoa
trung tâm…
1.6. Địa danh nổi tiếng
Sơn Tây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng
như hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, Chùa Mía,
lễ hội đền Và.
Nổi tiếng với sự tích Sơn Tinh - Thủy Tinh.
- Thành cổ Sơn Tây: Nằm ở trung tâm thành phố, là một cơng trình qn sự
kiến trúc theo kiểu Vauban được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm
1822);
- Khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm (đất hai vua): cách thành phố
khoảng 4 km và trung tâm Hà Nội 46 km về phía bắc, xưa kia Đường Lâm

có tên gọi là Kẻ Mía. Là làng xã duy nhất trong cả nước cùng sinh ra hai
vị vua: Phùng Hưng (761 - 802); Ngô Quyền (898-944) nên Đường Lâm
được tôn vinh là "đất hai vua", đúng hơn là "làng hai vua";
- Thắng cảnh hồ Đồng Mô: Nằm trong vùng đồi và thung lũng phía đơng núi
Ba Vì, hồ Đồng Mơ, Ngải Sơn với diện tích gần 2.000 ha, trong đó khu
chứa nước 1.450 ha với 21 đảo lớn, nhỏ đã tạo cho cảnh quan vùng này
những nét đặc sắc tạo ấn tượng cho khách du lịch;
- Khoang Xanh - Suối Tiên;
- Đền Và: thờ đức Thánh Tản, vị thần cai quản Tản Viên Sơn - một trong
"Tứ bất tử" trên điện thần nước Việt Nam. Ngơi đình cổ kính có niên đại

7


từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, nằm giữa rừng lim già đại thụ,
tọa lạc trên gò đất rộng 5 ha hình con rùa, đầu quay về hướng bắc, nổi tiếng
là nơi cầu đảo rất linh hiển. Đền Và nằm kề bên địa danh Xã Tắc (nay thuộc
phường Trung Hưng), là nơi diễn ra vụ tập kích Sơn Tây của khơng lực
Hoa Kỳ năm 1970;
- Làng Văn hố du lịch các dân tộc Việt Nam đã được khởi công ở Đồng Mô
với quy mô 54 dân tộc anh em sẽ trở thành một địa danh du lịch nghỉ dưỡng
quan trọng của Hà Nội.
2. Đặc điểm dân số, dân cư, nguồn nhân lực trên địa bàn Thị xã Sơn Tây
Hiện trạng dân số thế giới nói chung và ở Thị xã Sơn Tây đang tăng theo
cấp số nhân. Theo thống kê , năm 2014 dân số của Thị xã Sơn Tây vào khoảng
230.300 người và mật độ khoảng 2030 người/km2.
- Ngày 5/8/2015, khai mạc nhiệm kỳ 2015-2020 của Đảng bộ Thị xã Sơn
Tây lần thứ XX có tổng kết: Đến năm 2015
+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng;
+ Giải quyết việc làm hơn 15 nghìn lao động;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 37,03%;
+ Số hộ nghèo giảm bình quân 1,39%/năm;
+ Tỷ lệ hộ nghèo đến nay giảm còn 2,4%...
- Theo giám sát của Chi cục Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình Hà Nội, Tại
Thị xã Sơn Tây công tác Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình khơng hồn thành chỉ
tiêu đề ra, đó là số trẻ được sinh ra trong năm 2012 là 2468 cháu tăng 545 cháu
so với năm 2011, số sinh là con thứ 3 là 279 cháu tăng 115 cháu so với năm 2011,
tỷ số giới tính khi sinh là 120 trẻ nam/100 trẻ nữ. Mức sinh ở Thị xã Sơn Tây
giảm chậm và còn khá khác biệt giữa các xã, phường, đặc biệt sự khác biệt giữa
thành thị và nông thôn. Ở những vùng nông thôn, dân trí thấp, kinh tế cịn nhiều
khó khăn dẫn đến mức sinh còn cao như Thanh Mỹ 25‰, Đường Lâm 19,2‰ và
Viên Sơn 19,8‰ ...
Dân số đơng chính là tạo nên dân số trẻ, cung cấp nguồn lao động dồi dào
và thị trường tiêu thụ lớn.

8


- Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng dân số gia tăng ở Thị xã Sơn Tây
đều có những điểm chung: Nhận thức về vị trí, vai trị cơng tác Dân Số - Kế Hoạch
Hóa Gia Đình Hà Nội của một số cán bộ và cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở cịn
hạn chế, có nơi cịn khốn trắng cho cán bộ dân số. Cơng tác tun truyền cịn
chưa sâu rộng, chưa có trọng tâm, thêm vào đó những gia đình có điều kiện kinh
tế hoặc sinh con một bề muốn sinh thêm con. Tại một số nơi, cán bộ đảng viên,
cơng chức cịn chưa gương mẫu chấp hành trong vấn đề sinh con thứ ba. Số đối
tượng bước vào tuổi sinh đẻ tăng nhiều cũng dẫn đến tỷ suất sinh thơ cao. Một số
bộ phận dân cư vẫn cịn tư tưởng nặng nề về trọng nam khinh nữ, muốn có coi
trai nối dõi tơng đường, vẫn cịn trong suy nghĩ người dân. Trình độ chun mơn,
năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách Dân Số - Kế Hoạch Hóa Gia Đình Hà
Nội tại cơ sở cịn hạn chế...

- Dân số cao mang đến nhiều hạn chế như gây sức ép lên nền kinh tế, đời
sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng.Tỷ lệ tăng dân số cao sẽ kìm hãm sự phát
triển kinh tế - xã hội. Sự kém phát triển là tiếp tục thúc đẩy tỷ lệ tăng dân số cao…
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
cụ thể là sang đất ở ngày càng nhiều, ảnh hưởng tới diện tích canh tác nơng
nghiệp, tỷ trọng ngành nơng nghiệp…
- Dân số cao gây sức ép lên xã hội như vấn đề việc làm, nhà ở, giáo dục, y
tế…
+ Gây sức ép lên nhà ở, dẫn đến bùng nổ về nhu cầu xây dựng nhà
ở, các nguyên vật liệu xây dựng, mà việc sản xuất các vật liệu xây dựng sẽ gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân.
+ Mặc dù ở Sơn Tây có nhiều trường học từ mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường Đại học, Cao đẳng nhưng có
dân số đơng, cũng khơng đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh, sinh viên hoặc còn
nhiều hạn chế. Các năm gần đây diễn ra tình trạng phụ huynh học sinh chạy xô
cho con cái được học lớp bồi dưỡng với mục đích thi đỗ vào trường chuyên – lớp
chọn. Các học sinh ln trong tình trạng căng thẳng vì bảng điểm, và tình trạng
“chạy theo thành tích” diễn ra phổ biến, gây ảnh hưởng chung đến kết quả học
tập của các em học sinh…

9


+ Gây nên bùng nổ dịch bệnh. Mỗi năm có xảy ra các đợt dịch bệnh và khó
khăn trong cơng tác phịng chống và chữa trị do dân số đơng và sự kém hiểu biết
của người dân như dịch đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, dịch cúm…
+ Làm tăng phương tiện giao thông: xe máy, xe đạp, ô tô … là một trong
những nguyên nhân gây nên các tai nạn, đe dọa đến tính mạng của người tham
gia giao thơng. Đặc biệt khu vực phố Tùng Thiện, phường Trung Sơn Trầm là
nơi tập trung rất nhiều khu dịch vụ, trường học, bệnh viện mà lượng xe trong tải

lớn di chuyển ở đó nhiều và sự xuống cấp của đường xá đã gây nên nhiều tai nạn
thương tâm.
+ Nguyên nhân gây nên các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy…
- Dân số cao gây sức ép đối với tài ngun thiên ngun mơi trường: tài
ngun thiên nhiên nhanh chóng bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm …
+ Việc xây dựng nhà cửa, phát triển đô thị ảnh hưởng tới việc sử dụng tài
nguyên môi trường, như việc khai thác gỗ, các khoáng sản phục vụ xây dựng,
hoặc các rác thải trong quá trình xây dựng và sinh hoạt của người dân.
3. Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội
Sơn Tây có vị trí địa lí tương đối thuận lợi: có quốc lộ chạy qua, và cịn có
bến cảng Sơn Tây thuận lợi cho giao thông đường sông, lại có tiềm năng lớn về
phát triển du lịch - thương mại, các ngành công nghiệp xây dựng nhờ khai thác
cát ở sơng, mảnh đất Sơn Tây được đánh giá có nhiều lợi thế để phát triển nền
kinh tế đa dạng.
Trong những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh
tế thế giới năm 2008 nhưng Thị xã Sơn Tây là một trong những vùng có sự phát
triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo mức
tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm, cơ cấu chuyển dịch kinh tế có sự chuyển
biến nhanh, đáp ứng nhu cầu phát triển, cụ thể là:
+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 48%,
+ Thương mại - dịch vụ chiếm 39,4%,
+ Nông - lâm nghiệp chiếm 12,6%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng/năm.
10


Đặc biệt năm 2014, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó
khăn, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành, BTV Thị ủy, Đảng bộ Thị xã đã tập
trung chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và
các mục tiêu lớn: giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn Thị xã ước

thực hiện 2.955 tỷ đồng (tăng 8,2% so với cùng kỳ), doanh thu thương mại, dịch
vụ ước thực hiện 2.385 tỷ đồng (tăng 11,3% so với cùng kỳ). Công tác thu – chi
ngân sách Thị xã cơ bản đạt và vượt kế hoạch. Đặc biệt, cơng tác giải phóng mặt
bằng, quản lý đơ thị, trật tự xây dựng, quản lý lòng đường, vỉa hè các tuyến phố
có sự chuyển biến tích cực. Lĩnh vực văn hóa thơng tin tun truyền, y tế, giáo
dục, thể thao, chương trình dân số – KHHGĐ tiếp tục được duy trì và phát triển.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, dồn điền đổi
thửa, trong đó tập trung xã Sơn Đơng hồn thành 19/19 tiêu chí. An ninh chính
trị được giữ vững, an tồn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, chính
quyền, MTTQ và các đồn thể tiếp tục được củng cố và tăng cường.
Qua tìm hiểu và phân tích thấy được sự phát triển của các ngành cụ thể là:
3.1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đây là ngành nghề chủ đạo, chiếm tỷ trọng 43,2 % GDP. Thời gian qua thị
xã đã triển khai quy hoạch điểm công nghiệp Phú Thịnh, Sơn Đông, đồng thời bổ
sung thêm ba cụm và một điểm cơng nghiệp với tổng diện tích 416 ha. Đến nay,
các điểm công nghiệp đã thu hút 26 dự án, trong đó có 10 dự án đang làm thủ tục
thuê 86 nghìn m2 đất và hai dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Các dự án đi vào
hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 450 người, tăng nhanh giá trị
sản xuất công nghiệp ở thị xã.
3.2 Làng nghề
Hiện Sơn Tây có 2 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống
là: làng nghề Gốm Phú Nhi, làng nghề Thêu ren thôn Ngọc Kiên xã Cổ Đơng.
Ngồi ra, cịn một làng nghề truyền thống đang được khôi phục là nghề bánh tẻ
Phú Nhi và 8 làng nghề mới đang được phát triển gồm các nghề: thêu ren, sinh
vật cảnh, mộc, đan lát, đóng giầy, tơ tằm,… tập trung ở các xã Cổ Đông, Trung
Sơn Trầm, Sơn Đồng, Đường Lâm, phường Xuân Khanh…, 30 làng nghề thuần
nơng đang được phát triển thành làng có nghề trong đó, nghề đồ gỗ, may mặc là
17 làng; mây tre đan là 8 làng; còn lại là các nghề mỹ nghệ, thêu ren và làm tăm
11



hương. Các làng nghề ở Sơn Tây cơ bản giải quyết việc làm cho hàng trăm lao
động, riêng năm 2008, Trung tâm Khuyến công Thị xã Sơn Tây đã đào tạo nghề
cho 967 lao động cho các làng nghề. Lao động của các Làng có nghề và Làng
nghề rất đa dạng và cũng có thu nhập khác nhau, do vị trí thuận lợi phát triển sản
xuất, thương hiệu và hình thức tiêu thụ sản phẩm. Thu nhập bình quân của các
Làng nghề từ 800.000 - 1.200.000 đồng, cao nhất là nghề chế tác sinh vật cảnh,
thu nhập bình quân từ 1.200.000 - 1.800.000 đồng/người/tháng. Năm 2009, Trung
tâm Nhân cấy nghề và phát triển nghề của Thị xã Sơn Tây đã lập dự án đề nghị
UBND thành phố Hà Nội công nhận nghề sản xuất bánh kẹo thủ công thôn Đông
Sàng - xã Đường Lâm là nghề truyền thống.
Trong các làng nghề truyền thống của Thị xã Sơn Tây, nghề làm bánh tẻ ở
Phú Nhi đang là nghề có sự phát triển sơi động nhất.
Làng Phú Nhi ngồi nghề làm bánh tẻ cịn có nghề gốm, tuy nhiên, do q
trình đơ thị hóa với tốc độ quá nhanh, nên mặt bằng sản xuất khơng cịn, cùng với
sự thay đổi của nền kinh tế trong q trình đơ thị hóa, nhu cầu tiêu dùng của một
số sản phẩm của làng nghề truyền thống đã bị thay đổi, không đáp ứng được nhu
cầu cuộc sống hiện tại. Bên cạnh đó, số nghệ nhân cịn ít và ở độ tuổi q cao,
lớp thanh niên phần lớn không mặn mà với nghề ‘‘cha truyền con nối’’, hầu hết
họ đều muốn thoát ly khỏi quê hương và tìm một nghề khác thức thời hơn, nên
thợ có tay nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Mặc dù mới được công nhận là Làng nghề truyền thống năm 2008, Làng
nghề thêu ren Ngọc Kiên - thôn Ngọc Kiên - Xã Cổ Đơng - Sơn Tây đã được hình
thành và phát triển từ nhiều năm nay. Sản phẩm chủ yếu của Làng là thêu tranh
hoa, tranh phong cảnh và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường Hà Nội và các tỉnh
thành lân cận. Các tác phẩm thêu ren Ngọc Kiên chất chứa những nỗi niềm sâu
kín, vừa sang trọng và lộng lẫy, vừa mang một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo phương
Ðông vừa mang gia trị truyền thống cũng như giá trị văn hóa Việt. Làng nghề
thêu ren Ngọc Kiên có 190 hộ với 250 lao động. Thu nhập bình quân của lao động

làm nghề là 900.000đ/tháng. Nghề thêu ren Ngọc Kiên đang được củng cố, nhân
cấy sang các thơn xóm tại các xã, phường trong Thị xã.

12


3.3. Thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển khá sơi nổi. Tốc độ tăng trưởng
bình quân của ngành thương mại đạt 13,9%/năm.
Thị xã Sơn Tây có khá nhiều trường học, từ các trường phổ thơng dân tộc
nội trú K78 và K80, các trường Đại học, Cao đẳng, trường quân đội nên thị trường
tiêu thụ và nhu cầu khá cao, đây chính là nhân tố tăng trưởng cho GDP của ngành
thương mại, dịch vụ.
3.4 Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã chiếm 20,7%GDP, tiếp tục ổn
định và phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu đạt kết quả
khả quan, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 50% giá trị tồn ngành. Giá trị sản xuất nơng
nghiệp tăng bình qn 4,6%/năm.
Để chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa theo hướng ổn định và bền vững,
thị xã đã chỉ đạo quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và phát triển chăn ni bị
sữa, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại.
Đến nay, tồn thị xã có 54 trang trại với diện tích là 315 ha kinh phí đầu tư
11.195 triệu đồng, trong đó có nhiều trang trại phát triển với quy mô lớn, sản xuất
chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến hiện đại. Những kết quả này đã tích cực góp
phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thay
đổi diện mạo nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.5. Du lịch
- Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.
- Phát triển du lịch theo hướng tận dụng các lợi thế về tiềm năng du lịch

sẵn có về địa hình, điều kiện tự nhiên gắn với việc bảo vệ cảnh quan, môi trường
sinh thái và tôn tạo các cơng trình di tích lịch sử văn hóa,..., đồng thời phát huy
bản sắc truyền thống dân tộc.
- Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch và hình thành các tuyến du lịch
(với mũi nhọn là du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch
lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thể thao cao cấp...).

13


- Kết nối các điểm du lịch thông qua phát triển mạng lưới giao thơng, hình
thành các cụm tuyến du lịch theo chủ đề. Hình thành hệ thống các tuyến và điểm
du lịch chính, trong đó xác định hạt nhân chính để phát triển du lịch của Thị xã
tại các khu vực: hồ Xuân Khanh, hồ Đồng Mô, làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn
Tây và Văn miếu, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam...
- Đặc biệt, vào các dịp lễ Tết, rằm tháng Giêng âm lịch hoặc lễ hội chính ở
đền Và, các lễ hội truyền thống tại Đình Phú Nhi – phường Phú Thịnh là dịp thăm
quan của du khách thập phương. Đây chính là cơ hội lưu trữ nét truyền thống,
vừa là cơ hội phát triển du lịch, dịch vụ thăm quan.
4. Phân tích các lợi thế, hạn chế, cơ hội và thách thức
4.1. Lợi thế và cơ hội
4.1.1. Ngành nông nghiệp
Quỹ đất nông nghiệp của Thị xã Sơn Tây lớn, tập trung chủ yếu ở các xã
Viên Sơn, phường Phú Thịnh, xã Sơn Đông, phường Trung Hưng. Đây là tiền đề
để phát triển nông nghiệp. Các hộ nông dân mỗi vụ đều được hỗ trợ điện, nước
phục vụ cho canh tác; ngồi ra họ cịn được tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng
về kỹ thuật canh tác, áp dụng các thiết bị máy móc tiến bộ giúp giảm sức lao động
của con người, các lớp bồi dưỡng về bảo quản nơng sản. Đây chính là những hành
động thiết thực đối với người nông dân của các Ủy Ban Nhân Dân Thị xã Sơn
Tây.

4.1.2. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Do lợi thế từ vị trí địa lý của các khu cơng nghiệp, nguồn lao động dồi dào
chính là nguồn tiền đề thúc đẩy kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát
triển.
Thị xã Sơn Tây có nhiều ngành nghề thủ cơng nghiệp như làm gốm, thêu
ren,… đây là các nghề vừa lưu giữ truyền thống vừa phát triển kinh tế cho Thị xã
Sơn Tây, mà lại không gây ô nhiễm môi trường.
4.1.3. Ngành du lịch, dịch vụ
Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, các khu di tích lịch sử, khu bảo tồn… mà Thị
xã Sơn Tây là nơi được nhiều du khách thập phương đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

14


Thành cổ Sơn Tây là khu di tích lịch sử lại có nhiều lồi cây q, nhiều năm tuổi
chính là nơi được chọn làm nơi thăm quan, du lịch, cắm trại của học sinh, và đây
cũng là nơi phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu của các sinh viên, thực tập
sinh…
Ngồi ra nhờ có vị trí thuận lợi giúp Sơn Tây dễ dàng giao thương, vận
chuyển hàng hóa tới các tỉnh thành khác bằng quốc lộ 32, quốc lộ 21, quốc lộ 2C,
cầu Vĩnh Thịnh… Ở Thị xã Sơn Tây có nhiều cơng ty TNHH vận chuyển vật liệu
xây dựng.
4.1.4. Cơ sở hạ tầng
Gần đây, dự án hệ thống cấp nước chuỗi đơ thị Sơn Tây - Hịa Lạc - Xuân
Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông đã được thông qua do Công Ty Cổ phần
Nước sạch Vinaconex, dự kiến đến quý IV năm 2019 sẽ hồn thành và xây dựng
được thêm cơng trình thu và trạm bơm đạt công suất 320.000m3/ngày đêm và
cung cấp thêm nhà máy xử lý nước đầy đủ các giai đoạn, kỹ thuật tiến bộ nhất,
có thể kiểm tra chất lượng nước từ xa.
4.1.5. Giáo dục

Thị xã Sơn Tây là một trong những “đất học” của Hà Nội nói riêng hay của
miền Bắc nói chung. Trên địa bàn Thị xã Sơn Tây có nhiều trường học
+ Trường tiểu học cơ sở: có trường tiểu học Lê Lợi, trường tiểu học Quang
Trung, trường tiểu học Ngô Quyền, trường tiểu học Phú Thịnh …
+ Trường trung học cơ sở: có trường trung học cơ sở Sơn Tây, trường trung
học cơ sở Ngô Quyền, trường trung học cơ sở Phùng Hưng, trường trung học cơ
sở Phú Thịnh …
+ Trường trung học phổ thơng: có trường trung học phổ thông Sơn Tây,
trường trung học phổ thơng Tùng Thiện, trường trung học phổ thơng Xn
Khanh…
Trong đó các trường đi đầu trong giảng dạy là trường trung học cơ sở và
trường trung học phổ thông Sơn Tây, là nơi chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học
sinh nhiều năm qua. Trong những năm qua điểm trung bình thi xét tuyển vào các

15


trường Đại học, Cao đẳng của trường trung học phổ thơng Sơn Tây đứng trong
top 100 trên cả nước.
Có thể thấy rằng các trường học hay Thị xã Sơn Tây đã có hệ thống, chính
sách giảng dạy hiệu quả, nâng cao thành tích, đào tạo cho nước nhà những cơng
dân có ích.
4.2. Hạn chế và thách thức
Trong những năm gần đây, các chính sách của Đảng và Nhà nước đóng vai
trò lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế của Thị xã Sơn Tây. Thị xã Sơn
Tây đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển, đời sống nhân
dân ngày càng được cải thiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước…) và
các cơng trình phúc lời (trường học, trạm y tế…) được đầu tư.
Tuy nhiên vẫn còn các tồn tại ở một số mặt:
4.2.1. Kinh tế

- Đối với nông nghiệp:
+ Chưa có kế hoạch trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cụ thể; quỹ đất
nông nghiệp dần bị thu hẹp do chuyển mục đích sử dụng đất dẫn tới nguy cơ thiếu
đất canh tác; hoặc các kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa được nghiên
cứu kĩ càng đã mang ra áp dụng thực tế, tạo năng suất thấp hoặc khơng có năng
suất.
+ Chưa có nghiên cứ xu hướng thị trường (cầu của thị trường), có trường
hợp thu hoạch được mùa nhưng giá cả thấp, thu nhập của người nơng dân thấp.
+ Cịn thiếu chun mơn trong dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới mùa vụ
(thời tiết: mưa, nhiệt độ, độ ẩm …) ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của
cây trồng.
- Đối với công nghiệp:
Các công nghệ khơng được thường xun cập nhật, trình độ chun môn
không được bồi dường, không nâng cao hiệu quả làm việc, không sáng tạo trong
công việc, chỉ theo một guồng quay sẵn có, khơng có tính đột phá, ấn tượng trong
các sản phẩm tạo ra (ví dụ như các sản phẩm bánh kẹo, may mặc… không đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng…)
16


- Đối với dịch vụ, thương mại:
Đây là nhóm chiếm cơ cấu khá lớn: 39,4%, có tốc độ tăng trưởng bình qn
cao nhưng lại vẫn có nhiều tồn tại.
+ Vẫn chưa khai thác được lợi thế.
+ Hoạt động của các doanh nghiệp cịn thiếu chun nghiệp trong dịch vụ
chăm sóc khách hàng, các chế độ đãi ngộ.
4.2.2. Cơ sở hạ tầng
Đối với cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông chưa được nâng cấp đồng bộ
(đoạn đường phố Tùng Thiện và phường Trung Sơn Trầm là chốn “tử thần” của
người tham gia giao thơng nhưng vẫn chưa được hồn thành sửa chữa, hoặc nói

cách khác là sửa xong lại hỏng…)
Hoặc bất cập trong việc xây dựng cầu cống, mỗi lần xây dựng đường xá lại
đào lên để xây lắp cồng thoát nước, sau một thời gian lại đào lên để lắp đặt các
hệ thống dây cáp… tiêu tốn nhiều ngân sách của Nhà nước …
Hệ thống cấp thoát nước, điện lực cịn trục trặc trong kỹ thuật, khơng chung
cấp đủ so với nhu cầu người sử dụng.
Cơ sở cơng trình phúc lợi, cơng cộng như nhà văn hóa, trạm y tế một số
nơi đang trong tình trạng xuống cấp, chưa được sửa chữa, tu bổ…
* Đối với khu phát triển đô thị mới
- Lấy khu vực Thành cổ làm không gian trọng tâm để phát triển đô thị về
hướng Tây, đến khu vực hồ Xuân Khanh. Phát triển đô thị mới về bờ Tây sơng
Tích để bảo tồn tơn tạo khu phố cũ ở bờ Đơng sơng Tích, đồng thời tạo các liên
kết về trục không gian, giao thông giữa khu cũ bảo tồn và khu phát triển mới.
- Tổ chức trung tâm cơng cộng đơ thị (hành chính, thương mại, văn hóa,
thể thao, tài chính,...) kết hợp khơng gian quảng trường và bám theo các trục chính
kết nối với Thành phố trung tâm theo Quốc lộ 32, Quốc lộ 21. Phát triển một số
điểm nhấn cao tầng tại khu trung tâm và các khơng gian chính. Cơ bản phát triển
thấp tầng tại các khu vực khác và tại khu vực tiếp cận với không gian hành lang
xanh.

17


- Phát huy ưu thế cảnh quan, cây xanh, sông nước trong đơ thị để kết nối
với sơng Hồng. Hình thành hệ thống công viên gắn với hành lang xanh dọc sơng
Tích, sơng Hồng và vùng cảnh quan Ba Vì – Suối Hai. Khoanh vùng bảo tồn vùng
di tích, cảnh quan như: sơng Tích, hồ Xn Khanh, làng cổ,...
- Xây dựng các khu nhà ở phát triển mới theo hướng sinh thái với hệ thống
hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Tổ chức các khu chức năng đô thị khác
như: cơ quan, trường đào tạo, viện nghiên cứu, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây

xanh thể thao, dịch vụ đơ thị... bảo tồn di tích. Các khu ở hiện trạng cải tạo, kiểm
soát về kiến trúc theo thiết kế đô thị và bổ sung đầy đủ các cơng trình hạ tầng xã
hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy chuẩn xây dựng. Kiểm sốt vị trí, quy mơ, tính chất
và bán kính phục vụ của các cơng trình hạ tầng xã hội theo quy mô dân số và
phân khu quy hoạch.
- Xây dựng mật độ cao dọc trục trung tâm. Xây dựng mật độ thấp tại các
khu xây dựng mới và khu đại học; tổ hợp y tế tập trung
* Đối với khu bảo tồn, hạn chế phát triển: Khu thành cổ, phố cũ với hệ
thống trung tâm hành chính, thương mại hiện hữu. Chủ yếu tổ chức khơng gian
thấp tầng. Kiểm sốt về chức năng sử dụng đất, tầng cao cơng trình, hình thức
kiến trúc, giữ được nét đặc trưng của khu phố cũ, thành cổ.
- Hạn chế phát triển khu trung tâm hiện nay để bảo tồn và bảo vệ các di sản
văn hóa (thành cổ, di tích). Có quy định kiểm sốt chặt chẽ về tầng cao, khoảng
cách ly, chức năng... để bảo tồn các khu di tích, giữ gìn đặc trưng, giá trị văn hóa
vật thể, phi vật thể của Thị xã. Khu trung tâm cũ của Thị xã là các phường Lê
Lợi, Ngô Quyền quanh thành cổ Sơn Tây sẽ được chỉnh trang, hồn thiện các
trung tâm văn hố - thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ, du lịch. Cải tạo không
gian trọng điểm là khu vực thành cổ Sơn Tây; Các trung tâm giáo dục, đào tạo
dạy nghề giữ nguyên theo quy hoạch cũ (Dạy nghề cơ khí, cơng nghiệp, máy móc,
lái xe nằm tại phường Xuân Khanh, Trung Sơn Trầm).
4.2.3. Xã hội
Mật độ dân số cao, phân bố không đều; có lực lượng lao động dồi dào song
chất lượng lao động cịn nhiều hạn chế, tình trạng dư thừa lao động ở một số khu
vực còn nhiều.

18


Các tệ nạn xã hội còn nhiều, gây mất trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp với phát triển kinh tế như sự hấp dẫn các nhà đầu tư,

nguồn lao động…
4.2.4. Giáo dục
Thị xã Sơn Tây có có bề dày về học tập, bên cạnh các thành tích thi đua
trong dạy và học thì vẫn còn nhiều tồn tại cần được đẩy lùi và xóa bỏ:
+ Vẫn cịn tình trạng “ngồi nhầm lớp” do mải chạy theo thành tích.
+ Chạy theo thành tích và học sinh bị bắt làm quá nhiều bài tập, nạn phải
đi học thêm phổ biến, vì có trên lớp các thầy cô dạy và đề kiểm tra ra không giống
nhau, các em học sinh muốn đạt điểm cao phải nhảy xô đi học thêm. Tuy nhiên
việc đi học thêm quá nhiều gây căng thẳng, học sinh khơng có thời gian ôn bài ở
nhà, và việc học tập không có hiệu quả.
5. Đề xuất
5.1. Kinh tế
5.1.1. Ngành nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt,
tăng tỷ trọng chăn nuôi. Kết hợp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái với nông
nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất nơng sản hàng hóa cao cấp kết hợp
kinh doanh du lịch dịch vụ sinh thái, tạo cảnh quan môi trường.
- Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng
tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học để nâng cao hiệu quả sản xuất,
giảm sự phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, công nghệ
cao, sạch, gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.
+ Chăn nuôi: Phát triển mô hình trang trại chăn ni và trang trại tổng hợp.
Thực hiện các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
+ Trồng trọt: tạo ra những cụm chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung
quy mơ lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây cảnh cây ăn quả... Đẩy mạnh ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơng nghiệp hóa nơng nghiệp. Gắn

19



sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch. Gắn kết sản xuất nông nghiệp với
công nghiệp chế biến và ngành thương mại tiêu thụ sản phẩm.
+ Thủy sản: Quy hoạch và triển khai các dự án nuôi trồng thủy sản ở khu
vực hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Xn Khanh.
5.1.2. Ngành cơng nghiệp
Hình thành Cụm cơng nghiệp Sơn Đông làm động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế địa phương, giải quyết chuyển đổi lao động việc làm. Cụm cơng nghiệp
Sơn Đơng có tính chất là cơng nghiệp sạch, sản xuất sản phẩm công nghệ, vật
liệu xây dựng cao cấp, các ngành chế biến nơng sản.
Xác định vị trí, quy mô các cơ sở sản xuất và làng nghề theo hướng hình
thành các khu tiểu thủ cơng nghiệp tập trung, giữ gìn và phát triển các nghề truyền
thống: đồ thêu ren, thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, làm bánh kẹo... gắn với
các tuyến du lịch. Cải tạo chuyển đổi hoặc di chuyển các điểm công nghiệp nhỏ
lẻ hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường.
5.1.3 Ngành du lịch, thương mại dịch vụ
- Phát triển thương mại dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực
theo hướng đa dạng hóa, chất lượng cao, kết hợp dịch vụ đào tạo đại học, dịch vụ
y tế, tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
- Xây dựng mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các khu trên
toàn thị xã, các chợ đầu mối, chợ nông sản và chợ dân sinh tại các trung tâm cụm
xã, điểm dân cư nông thôn.
- Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.
- Phát triển du lịch theo hướng tận dụng các lợi thế về tiềm năng du lịch
sẵn có về địa hình, điều kiện tự nhiên gắn với việc bảo vệ cảnh quan, môi trường
sinh thái và tơn tạo các cơng trình di tích lịch sử văn hóa,..., đồng thời phát huy
bản sắc truyền thống dân tộc.
- Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch và hình thành các tuyến du lịch
(với mũi nhọn là du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch

lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thể thao cao cấp...).

20


- Xây dựng các cụm tuyến du lịch theo chủ đề. Xây dựng hệ thống các
tuyến và điểm du lịch chính, trong đó xác định địa điểm chính để phát triển du
lịch của Thị xã tại các khu vực: hồ Xuân Khanh, hồ Đồng Mô, làng cổ Đường
Lâm, thành cổ Sơn Tây, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam...
5.2. Cơ sở hạ tầng
- Xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng hợp lý hơn
+ Mở rộng đường xá, đảm bảo thuận tiện cho các phương tiện tham gia
giao thơng, bên cạnh có phải có các cơng trình phụ đi kèm như hệ thống đèn giao
thông, biển chỉ dẫn đường cũng phải được cung cấp đầy đủ, hợp lý.
+ Xây dựng các hệ thống điểm dân cư và các trung tâm dịch vụ phục vụ
nhu cầu của người dân như trường học, bệnh viện, trạm y tế… Tu bổ, mở rộng
quy mơ trường học, có sân chơi, cây xanh tại các trường học, nâng cao chất lượng
chuyên môn và số lượng giường bệnh tại các bệnh viện đa khoa Sơn Tây, bệnh
viện Quân Y 105.
5.3. Tổ chức và quản lý
- Có kế hoạch, quy hoạch chi tiết cụ thể và thử nghiệm tiểu khu trước khi
thực hiện toàn khu vực.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng cho các dự
án, tránh trường hợp dự án treo, hoặc đề phòng trước các trục trặc gây chậm tiến
độ như dự án nâng cấp tuyến phố Tùng Thiện – phường Sơn Lộc chậm tiến độ 3
năm, và đến thời điểm bây giờ vẫn chưa hoàn thành.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
về trật tự xây dựng, đất đai và mơi trường; ví dụ như cơng tác tun truyền thực
hiện Kế hoạch hóa gia đình, các phong trào thi đua, khen thưởng trên địa bàn thị
xã về tích cực tham gia, chấp hành nghiêm chỉnh quy định về trật từ an tồn xã

hội, các việc làm tích cực giúp phát triển kinh tế - xã hội.
- Kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm.
- Tích cực xây dựng các tuyến phố văn minh đơ thị, cần nhanh chóng hồn
thành cơng tác hành chính về đất đai cho nhân dân.

21


- Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc như: quản lý đô thị, đất
đai và trật tự xây dựng; cấp thoát nước, đường, điện chiếu sáng, địa giới hành
chính một số phường ... Kiên quyết chống tham những và tệ nạn xã hội.

22


KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập,
điều chỉnh địa giới hành chính; song nói đến Sơn Tây là nói đến vùng đất giàu
truyền thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo
trong lao động sản xuất. Sơn Tây đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hn chương chiến
cơng hạng Nhì, Hn chương lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng
Nhì.
Trong những năm vừa qua, Đảng bộ Thị xã Sơn Tây đã tập trung phát triển
kinh tế, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, Thị xã
đã dần khang trang, sạch đẹp, hướng phát triển tương lai là đô thị loại II, Thành
phố du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội.
Thị xã Sơn Tây khơng những là trung tâm kinh tế - văn hố - xã hội của cả
vùng mà còn là trung tâm đào tạo, huấn luyện quân đội của cả nước, có vị trí hết
sức quan trọng về an ninh, quốc phịng, góp phần xây dựng khu vực phịng thủ

vững trắc phía Tây của thủ đơ Hà Nội.
Qua trặng đường hình thành và phát triển trên có thể nói Thị xã Sơn Tây là
một đơ thị cổ của vùng đất Xứ Đồi ngàn năm văn hiến, có q trình hình thành
và phát triển lâu đời, xứng đáng là vùng đất địa linh, nhân kiệt, xứng đáng là cửa
ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội.

23


Nguồn Tài Liệu Tham Khảo
1. Trang thông tin điện tử của Thị xã Sơn Tây />2. Thống kê về dân sơ, dân cư của Phịng Tài ngun & Mơi trường Thị xã
Sơn Tây.
3. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế của Thị xã Sơn Tây năm 2014.

24



×