Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận xã hội học tôn giáo ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống tinh thần người dân thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.81 KB, 10 trang )

1. Tên đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần
người dân Thành phố Hải Phòng (phường Niệm Nghĩa và phường Nghĩa
Xá, quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng)”
2. Tính cấp thiết:
Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, có ảnh hưởng vơ cùng to lớn
tới mọi mặt đời sống của con người từ chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội cho
tới tâm lý, đạo đức, phong tục tập quán của nhiều quốc gia. Được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã có những chủ trương nhất qn trong
chính sách tơn trọng tự do, tín ngưỡng tơn giáo và khơng tín ngưỡng. Đặc
biêt, trong thời kỳ đổi mới, tồn cầu hóa, hiện đại hóa, các tơn giáo tại Việt
Nam ln được tạo điều kiện và đảm bảo hoạt động, tự do sinh hoạt tín
ngưỡng theo đúng quy định của Nhà nước.
Phật giáo xuất hiện vào cuối thế kỷ VI trước Công nguyên tại Ấn Độ và
truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ I qua sự thông thương từ Ấn Độ tới Trung
Quốc. Qua bao thăng trầm của lịch sử, Phật giáo luôn là một thành tố không
thể thiếu trong văn hóa dân tộc, có tác động nhất định tời đời sống tinh thần
của nhân dân tạo nên sự gắn kết giữa đạo với đời sống, góp phần làm phong
phú văn hóa tinh thần dân tộc Việt. Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có
mối quan hệ mật thiết với tư tưởng, tinh thần dân tộc và đã có sự biến đổi cho
phù hợp với đặc điểm cư dân người Việt, làm cho Phật giáo Việt Nam có
những đặc trưng riêng. Với người Việt, Đạo Phật không chỉ là một triết lý,
một tôn giáo chỉ đề sùng bái mà đó cịn là một cuộc sống thiện, sống có đạo
đức. Cho tới nay, đạo Phật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng thích
ứng với nhu cầu của nhân sinh, của xã hội hiện đại và được đông đảo người
dân tiếp nhận. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ (2017), trong tổng
dân số Việt Nam là 96,2 triệu người thì có khoảng 15,91% là tín đồ đạo Phật.
Những lời dạy của Đức Phật không chỉ răn dạy Phật tử của mình dứt bỏ tham,
sân, si, phát triển bốn đức tính vơ lượng từ, bi, hỉ, xả mà còn khuyên nhủ họ
1



tránh những sai lầm có tính giáo điều. Có thể nói, đối với người dân Việt nam
ở tất cả các vùng miền, đạo Phật ít nhiều đã ảnh hưởng tới tiềm thức, là điểm
dựa tinh thần giúp người dân vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Hải Phịng là thành phố đô thị loại I cấp quốc gia đang trên đà phát
triển mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhiều dân cư thành phố và
người lao động di dân tới tạo nên có nhiều tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau.
Tại Hải Phịng, hiện có 4 tơn giáo chính được cơng nhận và được phép hoạt
động đó là Phật giáo, Công giáo, Cao đài và đạo Tin lành. Trong đó, Phật
giáo là đạo có số lượng tín đồ đơng nhất với trên 41 vạn tín đồ, chiếm 21%
dân số toàn thành phố. Các tổ chức Phật giáo trên địa bàn thành phố trong
những năm vừa qua đã tích cực hoạt động, cùng nhân dân tham gia phát triển
thành phố qua các hoạt động như hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước; bảo
vệ môi trường; bảo vệ an ninh trật tự địa phương; ủng hộ thành phố trong đại
dịch Covid-19…. Và đặc biệt, các tổ chức Phật giáo tại địa phương ln phối
hợp tốt với các chính quyền các cấp giải quyết các vấn đề tín ngưỡng, tơn
giáo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tạo dựng được niềm tin,
ảnh hưởng tốt tới đời sống tinh thần của người dân Hải Phịng.
Nhằm góp phần làm rõ những ảnh hưởng của Phật giáo với tinh thần
của người dân trên địa bàn thành phố và đưa ra những giải pháp góp phần xây
dựng đời sống tinh thần phong phú hơn, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh
hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Thành phố Hải
Phòng” làm đề cương nghiên cứu cho mơn Xã hội học Tơn giáo của mình.
3. Tổng quan nghiên cứu:
3.1.

Thực trạng hành vi tín ngưỡng - tơn giáo:

Luận văn thạc sĩ Xã hội học “Hành vi tín ngưỡng, tôn giáo của người
dân làng nghề ở Bắc Ninh (nghiên cứu trường hợp làng nghề Đơng Xuất và
Đơng Bích, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)” (2016) của tác

giả Nguyễn Thị Huế. Luận văn đã phân tích hành vi tín ngưỡng người dân của
2


2 làng nghề cũ và mới qua: Đặc điểm và hành vi thờ cúng trong gia đình;
Hành vi thực hành tín ngưỡng tơn giáo trong làng và ngồi làng của người
dân 2 làng nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân 2 làng nghề đều thực
hiện nhiều hành vi tín ngưỡng như: thờ cúng tổ tiên, thờ thần tài, thờ cúng tổ
nghề, lễ thành hoàng làng, lễ chùa, lễ đền, lễ phủ, xem bói, hầu đồng. Có sự
khác biệt về hành vi giữa 2 làng, xét giữa hoạt động hầu đồng, lễ đền phủ,
xem bói, thờ thần tài ở người dân làng Đơng Bích tích cực hơn làng nghề
Đơng xuất qua tỷ lệ người tham gia cao hơn. Có một số yếu tố cá nhân có tác
động đến hành vi tín ngưỡng trong cộng đồng làng của người dân 2 làng
nghề: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Đối với hành vi lễ hội
thì chỉ yếu tố giới tác động còn các yếu tố còn lại thì khơng. Nghiên cứu cịn
chỉ ra một người vừa có thể đi chùa, vừa có thể đến phủ nhằm thỏa mãn sự
thanh thản về tinh thần, đáp ứng việc họ cầu xin. Họ cần thực hiện hành vi bói
tốn như một cách giúp họ xoa dịu nỗi khao khát và trấn an tinh thần.
Luận văn thạc sĩ Xã hội học "Sự tham gia hoạt động nghi lễ phật
giáo của phật tử tại Hà Nội (Khảo sát tại chùa Thắng Nghiêm - Khúc Thủy Cự Khê - Thanh Oai, Hà Nội)"(2014) của tác giả Hồng Thị Thanh Huyền đã
phân tích và làm rõ hành vi tham gia nghi lễ Phật giáo của phật tử. Hành vi
tơn giáo của các tín đồ Phật tử được biểu hiện qua hệ thống nghi lễ Phật giáo
gồm: Các khóa lễ hằng ngày ( các hoạt động tại chùa lễ cịn đối Phật tử tại gia
thì hành trì, tụng kinh theo thời khóa hoặc ngồi thiền niệm Phật, Đại lễ, Khóa
lễ đáp ứng nhu cầu của Phật tử; Lễ cầu siêu và Lễ cắt tiền duyên. Luận văn
cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghi lễ Phật giáo của
Phật tử bao gồm các yếu tố về giới tính cho thấy nhóm phụ nữ là nhóm đối
tượng tham gia nhiều hơn bởi các yếu tố bên ngoài tác động việc tham gia
khóa lễ giúp họ giải tỏa tâm lý, đem lại cảm giác nhẹ nhàng hơn. Độ tuổi
cũng tác động đến sự tham gia nghi lễ, thay vì chỉ những người già mới đi lễ

thì ngày nay, giới trẻ cũng bị thu hút và đi lễ chùa nhiều hơn. Bên cạnh sự
tham gia nghi lễ còn chịu tác động bởi các yếu tố về giáo lý và niềm tin của
3


tín đồ theo đạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc theo đạo Phật có những ảnh
hưởng tới bản thân, giúp họ thay đổi các suy nghĩ và hành động tích cực khi
đi lễ.
Hành vi tơn giáo của thanh niên Hà Nợi và những ảnh hưởng của
nó trong mối quan hệ gia đình hiện nay (số 11,2009), Tạp chí khoa học xã
hội Việt Nam. Qua cuộc khảo sát về hành vi tơn giáo giữa hai nhóm thanh
niên theo tơn giáo và không theo tôn giáo qua hành vi đi lễ và tham gia lớp
học giáo lý. Có sự khác nhau về tần suất giữa 2 nhóm thanh niên này, sự khác
nhau trong việc thực hành hành vi tôn giáo, trong nhóm thanh niên theo đạo
cũng có sự khác biệt giữa các tín đồ theo Cơng giáo và Phật giáo. Tín đồ
Công Giáo thường đi lễ tại cơ sở, tỷ lệ thanh niên công giáo nội thành đi lễ tại
các cơ sở thờ tự tôn giáo khác cao hơn thanh niên công giáo ngoại thành. Tác
giả cho rằng cuộc sống tại đơ thị có nhiều áp lực, sự khắc nghiệt về khí hậu
thời tiết hay tính độc lập của cuộc sống đơ thị đã tác động đến tinh thần của
nhóm thanh niên. Sự khác biệt này còn được lý giải do yếu tố tôn giáo. Hành
vi tôn giáo được thể hiện dưới nhiều hình thức và hành vi khác nhau ở từng
tơn giáo riêng.
3.2.

Vai trị và ảnh hưởng của tơn giáo:

Luận án tiến sĩ triết học Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn
giáo đến đời sống tôn giáo ở VN hiện nay, năm 2019, tác giả Bùi Thị Thủy
xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay với 5 xu hướng nổi bật và tác động mạnh
mẽ đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, trong giai đoạn từ khi đổi mới đến nay,

bao gồm các xu hướng: xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa niềm tin tôn
giáo; xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tơn giáo; xu hướng tồn
cầu hóa và dân tộc hóa tơn giáo; xu hướng vừa thế tục vừa thiêng hóa của các
tơn giáo và xu hướng hiện đại hóa tôn giáo. Đánh giá tác động của chúng đối
với đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đối với các tôn giáo lớn như: Phật
giáo, Công giáo và Tin Lành đã cho thấy trong xu hướng biến đổi hiện nay đã

4


làm tăng vai trị tác động của các tơn giáo lên xã hội nữa, hướng vào các hoạt
động từ thiện, giáo dục hướng nghiệp tác động đến hành vi tôn giáo. Những
xu hướng này bị tác động bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội
và đặc biệt là chính sách cởi mở, bình đẳng giữa các tơn giáo và tơn trọng tự
do tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam.
Nghiên cứu rõ về tác động của Phật giáo đến đời sống tinh thần phải kể
đến Luận văn Thạc sĩ chủ nghĩa xã hội khoa học "
Phật giáo ở Thanh Hóa
ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần nhân dân tỉnh hiện nay"của tác
giả Nguyễn Thị Duyên (2012). Luận văn đã chỉ ra những tác động của Phật
giáo đến đời sống tinh thần của người dân ở Thanh Hóa với sự ảnh hưởng của
Phật giáo đối với chính trị, các tín đồ tại địa phương đã tích cực tham gia vào
việc xây giải phóng đất nước biểu hiện qua các cuộc đấu tranh và xây dựng
đất nước. Những ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa nghệ thuật, từ tư
tưởng đến hành động, từ đó sáng tạo văn hóa nghệ thuật nhằm thỏa mãn nhu
cầu của người có và khơng có tơn giáo. Bên cạnh đó, Phật giáo cịn ảnh
hưởng của Phật giáo với khía cạnh đạo đức, các tín đồ Phật giáo địa phương
thường khuyên bảo, răn dạy nhau về quan niệm nhân quả hay nghiệp báo.
Luôn lấy lời căn dặn của Đức Thánh Phật làm quan điểm sống, lấy cái thiện
mà chiến thắng cái ác, luôn sống vị tha, thương người, giúp đỡ người khác.

Với tinh thần “thương người như thể thương thân” tín đồ theo đạo ln sống
có tình nghĩa trách nhiệm.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu:
4.1.

Mục đích nghiên cứu:

Đề tài đi phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần
của người dân thành phố Hải Phịng qua hiện nay, qua đó đề xuất một vài
phương án nhằm phát huy những mặt ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực với đời sống tinh thần của người dân địa phương.
4.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
5


+ Khái quát thực trạng tín ngưỡng đạo Phật của người dân Hải Phịng
qua hành vi tơn giáo, thái độ của người dân với đạo Phật.
+ Phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần
của người dân đạo Phật bao gồm mặt tích cực và tiêu cực.
+ Đề xuất một số giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của người dân Hải Phòng.
5. Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu:
5.1.

Đối tượng nghiên cứu:

Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân thành
phố Hải Phòng

5.2.

Khách thể nghiên cứu:

Người dân tại 2 phường Niệm Nghĩa và phường Nghĩa Xá, quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng
5.3.

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: 2 phường Niệm Nghĩa và Nghĩa Xá, quận Lê
Chân, Hải Phòng
+ Phạm vi thời gian: từ tháng 1 – 2/2022
6. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu:
6.1.

Câu hỏi nghiên cứu:

+ Phật giáo có ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của người dân không?
+ Phật giáo ảnh hưởng tới lĩnh vực nào của đời sống tinh thần nhiều
nhất?
+ Phật giáo có ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của tồn bộ người dân
địa phương hay khơng?
6.2.

Giả thuyết nghiên cứu:
6


+ Phật giáo khơng có ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của tồn bộ dân

tại thành phố Hải Phịng.
+ Phật giáo chỉ ảnh hưởng tới khía cạnh văn hóa, nghệ thuật của đời
sống tinh thần người dân.
+ Đa số đời sống tinh thần của nữ giới bị ảnh hưởng bởi Phật giáo
nhiều hơn nam giới.
+ Những tín đồ theo đạo Phật có đời sống tinh thần bị ảnh hưởng nhiều
hơn người không theo đạo.
7. Khung lý thuyết:
Lời răn dạy/ tư tưởng Phật Giáo

+ Lối sống hàng

Đặc điểm cá nhân
người trả lời:

ngày

+ Tuổi
+ Giới
+ Nghề nghiệp
+ Điều kiện kinh
tế

Ảnh hưởng của Phật
giáo đến đời sống tinh
thần của người dân

+ Văn hóa, nghệ
thuật
+ Tư tưởng chính

trị
+ Đạo đức

+ Tơn giáo

Chính sách Đảng – Nhà nước về củng
cố đời sống tinh thần nhân dân

7


8. Phương pháp nghiên cứu:
8.1.

Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn:

Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu khái quát những vấn đề
liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài, nắm tổng quan về “Ảnh hưởng
của Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Thành phố Hải Phòng”
đồng thời pháy hiện ra những điểm mới chưa được nghiên cứu hoặc các tác
giả đi trước chưa phân tích kỹ về vấn đề này.
Việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu giúp tác giả có cái nhìn
tổng quát, nhiều chiều cạnh, đồng thời làm sáng tỏ được những khái niệm có
liên quan tới đề tài, tiếp thu những kết quả của các đề tài nghiên cứu trước để
có hướng đi cho đề tài của mình.
8.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
+ Điều tra bằng phương pháp nghiên cứu định lượng: phỏng vấn bằng
bảng hỏi Anket.
9. Phương pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu sử dụng công cụ điều tra là bảng hỏi được thiết kế bởi tác

giả đối với đối tượng là phụ nữ tại 2 phường Niệm Nghĩa và phường Nghĩa
Xá thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Dựa vào danh sách các hộ thuộc địa bàn nghiên cứu là 2 phường Niệm
Nghĩa và Nghĩa Xá do địa phương cung cấp, lựa chọn ra 2 nhóm: người có
theo đạo Phật hoặc tham gia các tổ chức Phật giáo và nhóm người khơng theo
đạo Phật. Mỗi phường tiến hành khảo sát 100 bảng hỏi, mỗi nhóm 50 bảng
hỏi. Tổng số người phải trả lời bảng hỏi là 200 người.

8


Phường
Phường

Phường Nghĩa Xá

khơng

Phật

theo đạo Phật

25

25

Nữ

25


25

Nam

25

25

Nữ

25

25

Niệm Nam

Nghĩa

10.

Người theo đạo Người

Giới tính

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài:

Đề tài góp phần làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần
của nhân dân ở một số lĩnh vực trong đời sống như đời sống đạo đức, lối sống
hàng ngày, văn hóa – nghệ thuật và tư tưởng chính trị. Từ đó, thấy được thực
trạng tác động của Phật giáo tới đời sống tinh thần của người dân địa phương,

thấy được các mặt tích cực và tiêu cực của những ảnh hưởng để đề ra những
biện pháp hợp lý nhằm phát huy những mặt có lợi và hạn chế những mặt chưa
tốt.
Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cán bộ quản lý tôn giáo tại địa
phương nắm rõ tình hình và thực hiện cơng tác quản lý tốt hơn.
11.

Kết cấu đề tài:

Dự kiến kết cấu đề tài gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận.
Phần Nội dung bao gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng sinh hoạt đời sống tinh thần của nhân dân.
Chương II: Ảnh hưởng của Phật giáo tới một số lĩnh vực của đời sống
tinh thần nhân dân.
Chương III: Giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
của Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1, Nguyễn Thị Duyên (2012), Luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa
học Phật giáo ở Thanh Hóa và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần
nhân dân tỉnh hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2, Phùng Thị Lĩnh (2020), Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học Ảnh hưởng
của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân trong địa
bàn tỉnh Bắc Ninh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn
3, GS.TS. Ngô Văn Lệ, Các tơn giáo bản địa và ảnh hưởng của nó đến
đười sống văn hóa của người Việt Nam bộ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn.

4, Nguyễn Thị Huế (2016), Luận văn thạc sĩ Xã hội học “Hành vi tín
ngưỡng, tơn giáo của người dân làng nghề ở Bắc Ninh (nghiên cứu trường
hợp làng nghề Đông Xuất và Đơng Bích, xã Đơng Thọ, huyện n Phong,
tỉnh Bắc Ninh)”
5, Hoàng Thị Thanh Tuyền (2014), Luận văn thạc sĩ Xã hội học "Sự
tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử tại Hà Nội (Khảo sát tại
chùa Thắng Nghiêm - Khúc Thủy - Cự Khê - Thanh Oai, Hà Nội)"
6, Hành vi tôn giáo của thanh niên Hà Nợi và những ảnh hưởng của nó
trong mối quan hệ gia đình hiện nay (số 11, 2009), Tạp chí khoa học xã hội
Việt Nam
7, Bùi Thị Thủy (2019) Luận án tiến sĩ triết học Tác động của một số
xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở VN hiện nay

10



×