Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tl khcsc đánh giá chính sách tài khóa hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng phó với đại dịch covid 19 tại việt nam năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.27 KB, 40 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khởi phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019, đến
năm 2020, đại dịch COVID-19 đã lây lan tới hơn hai trăm quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, gây thiệt hại lên đến hàng triệu người. Đại dịch trên
cũng làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu và “đảo ngược” tiến độ
phát triển của thế giới tới hàng chục năm”. Cuộc chiến của các nước chống lại
đại dịch COVID-19 trên diễn ra trong suốt năm 2020 đã đặt ra nhiều vấn đề
đối với đời sống con người trên tồn thế giới và Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi cuộc chiến đó. Đại dịch nguy hiểm đã đặt ra muôn vàn thách thức đối
với Đảng và Nhà nước ta trong cơng tác ứng phó với dịch bệnh.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện đang là quốc gia với nền kinh tế có độ mở
lớn, trên đà hội nhập, giao lưu quốc tế rộng khắp, ngay từ khi dịch bệnh mới
xuất hiện trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được nguy cơ
xâm nhập cao của dịch bệnh cũng như sức tàn phá khủng khiếp của đại dịch
này. Từ đó đưa ra những chính sách ứng phó với đại dịch COVID-19 vô cùng
kịp thời và hiệu quả, trong đó bao gồm cả những chính sách về kinh tế và đặc
biệt chú ý nhất là Chính sách tài khóa hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng phó với
đại dịch COVID-19 trong năm 2020. Nhận thức được sự quan trọng của chính
sách, sinh viên quyết định lựa chọn đề tài: “ Đánh giá chính sách tài khóa hỗ
trợ cho doanh nghiệp ứng phó với đại dịch COVID-19 trong năm 2020” làm
đề tài cho tiểu luận hết môn của môn Khoa học Chính sách cơng.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của tiểu luận này nhằm tăng cường nhận thức đúng
đắn và sâu sắc về sự tác động to lớn của đại dịch COVID-19 đến các doanh
nghiệp tại Việt Nam cũng như đánh giá hiệu quả của chính sách tài khóa hỗ
trợ cho doanh nghiệp ứng phó với đại dịch COVID-19 trong năm 2020. Từ đó
1


đúc kết được những kinh nghiệm, bài học để xây dựng hồn thiện chính sách


cũng như có những kiến nghị để xây dựng chính sách đạt đến hiệu quả nhất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu cho đề tài thì cần phải thực hiện một
số nhiệm vụ nghiên cứu như: Phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận
về khoa học chính sách cơng, đánh giá chính sách cơng. Tiếp theo là phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động của chính sách tài khóa hỗ trợ cho doanh
nghiệp ứng phó với đại dịch COVID-19 trong năm 2020 cũng như có những
kiến nghị chính sách trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Chính sách tài khóa hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng phó với đại
dịch COVID-19 trong năm 2020
Phạm vi nghiên cứu: Trong nước Việt Nam
Thời gian: Năm 2020
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, bên cạnh đó cịn kết hợp thêm phương pháp chun ngành và
liên ngành như: phân tích, tổng hợp, thống kê, phân tích thực tiễn, đánh giá,
so sánh,…
6. Kết cấu
Tiểu luận bao gồm phần mở đầu, nội dung chính, phần kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo. Trong đó phần nội dung chính bao gồm 3 chương và
10 tiết.

2


Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá chính sách cơng
1.1. Các khái niệm
Chính sách cơng được xem là một sản phẩm hoạt động có mục đích của
nhà nước, do nhà nước ban hành và là chính sách của nhà nước, thể hiện bản

chất của nhà nước. Các chính sách cơng là lời giải bài tốn xung đột các giá
trị, là giải pháp phân bổ điề hòa các giá trị, các lợi ích trên quy mơ xã hội.
Chính sách công là hệ các văn bản được quyết định bởi chủ thể nắm quyền
lục nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức hành động và chế định
hành động của những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất
định mà xã hội đặt ra. Bản chất của chính sách cơng là thực thi quyền lực
cơng, vì vật nó bao hàm các đặc trưng cơ bản của quyền lực cơng như: tính
mục đích, tính cưỡng chế, tính thứ bậc,.. Các chính sách cơng ln hướng vào
giải quyết một số vấn đề nhất định của quốc gia. Nhà nước khơng thể thực
hiện sự quản lý có hiệu quả nếu khơng sử dụng cơng cụ chính sách cơng để
giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra cho đất nước.
Chính sách tài khóa là một cơng cụ của chính sách kinh tế vĩ mơ được
Chính phủ sử dụng để huy động, phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực tài chính nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Chính sách
tài khóa thơng qua chế độ thuế và đầu tư cơng để tác động tới nền kinh tế,
chính sách tài khóa được xem là một trong những chính sách kinh tế vơ cùng
quan trọng, góp phần nhằm ổn định và phát triển kinh tế đất nước.
Chính sách tài khóa gồm hai cơng cụ chính là chi tiêu của chính phủ và
hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu
của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế:
 Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế
 Kiểu phân bổ nguồn lực
 Phân phối thu nhập

3


Đánh giá chính sách là việc xem xét mức độ đạt được mục tiêu đề ra
(hiệu quả kinh tế - xã hội của một chính sách) làm căn cứ cho việc lựa chọn
và hồn thiện nó. Đánh giá chính sách có nhiệm vụ: sơ kết, tổng kết việc thực

hiện chính sách; đánh giá hiệu lực, hiệu quả của chính sách; rút ra những bài
học kinh nghiệm.. Đánh giá chính sách thường để trả lời các câu hỏi: Chính
sách đó có cần thiết hay khơng? Mục đích của chính sách là gì? Chính sách có
tác động đến đối tượng như dự tính ban đầu khi xây dựng chính sách hay
khơng, nếu có thì tác động thế nào, hiệu quả ra sao? Ai đánh giá các tác động
này? Phản hồi của chính sách này là gì? Những tiêu chuẩn nào để đánh giá
chính sách? Chính sách đó nên tiếp tục thực hiện, phát triển hay chấm dứt?
Trước hết việc nghiên cứu và đánh giá tập trung vào 3 nhóm vấn
đề sau:
Một là xem xét một cách tổng thể, trên bình diện quốc gia, liên
quan đến vấn đề bình đẳng, cơng bằng xã hội.
Hai là đánh giá việc thực hiện chương trình chính sách. Ở giai
đoạn này việc đánh giá dựa vào kỹ thuật, giả định kế quả đầu ra và theo
dõi kết quả đầu ra xem có đúng với giả định khơng?
Ba là đánh giá kết quả chính sách.
a) tác dụng của việc đánh giá chính sách
- Ni dưỡng thúc đẩy sự phát triển của chính sách.
- Tăng cường tính hiệu quả của chính sách
- Xác định, đo lường các kết quả thực hiện chính sách
- Xác định mức độ thỏa mãn của các đối tượng chính sách
- Cải tiến chính sách
c) Vai trị của việc đánh giá chính sách

4


Đánh giá chính sách cung cấp cho các nhà hoạch định và các nhà
quản lý có được các thơng tin về kết quả triển khai thực hiện. Nó cung
cấp cơ sở để nhận định lại mục tiêu của chính sách. Về mặt phân tích
hệ thống, đánh giá là phản hồi thông tin; về mặt kỹ thuật sự phản hồi

này hoạt động như một cơ chế tự điều chỉnh; về mặt lựa chọn, việc
đánh giá có thể phát sinh thêm nhiều số liệu tạo cơ sở cho việc tính
tốn tốt hơn cho chính sách trong tương lai. Đánh giá chính sách nhằm
sơ kết, tổng kế những kết quả đạt được của chính sách, từ đó xem xét
sửa đổi, bổ sung, duy trì hay hủy bỏ chính sách đó và rút ra bài học
kinh nghiệm cho các quyết định chính sách tiếp theo. Xét cho cùng,
đánh giá chính sách là nỗ lực giúp các nhà hoạch định chính sách xác
định xem làm cách nào để duy trì, biến đổi hay chấm dứt một cách cụ
thể, là cơ sở để kế thúc hoặc điều chỉnh chính sách. Tuy khơng trực tiếp
tạo ra những kết quả theo mục tiêu mà chính sách đó đặt ra nhưng đánh
giá chính sách lại là một giai đoạn quan trọng góp phần vào việc hồn
thiện, bổ sung hoặc thay đổi chính sách nhằm làm cho chính sách đó
đáp ứng tốt nhất những yêu cầu thực tế.
Đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 còn được gọi là đại dịch Coronavirus, là một đại
dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên
phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu
tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc Trung Quốc, bắt đầu từ một
nhóm người viêm phổi khơng rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học Trung Quốc
đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới,
được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự
gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%. Sau
đó đại dịch bị lây nhiễm sang các nước khác như Thái Lan, Nhật Bản,.. và lây
lan rộng dần ra toàn thế giới.

5


Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố
gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu.

Bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Đại dịch Đại dịch COVID-19 khởi phát từ Trung Quốc, là quốc gia láng
giềng ở phía Bắc Việt Nam. Do khoảng cách địa lý gần gũi và mật độ đi lại,
giao thương bình thường giữa hai quốc gia là khá lớn nên Việt Nam không
tránh khỏi ảnh hưởng từ sự lây lan của dịch bệnh. Ca nhiễm đầu tiên được ghi
nhận ở Việt Nam là vào ngày 23/1/2020 (một trong những nước đầu tiên bên
ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục ghi nhận ca nhiễm COVID-19). Tuy vậy,
trước phản ứng kịp thời của Chính phủ Việt Nam, dịch COVID-19 đã được
kiểm sốt tương đối tốt. Nhờ đó Việt Nam đã giảm được đáng kể các thiệt hại
về kinh tế cũng như về con người, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia lân
cận ở trong cùng hoàn cảnh.
Tác động của COVID-19 đến doanh nghiệp Việt Nam
a) Diễn biến đại dịch COVID-19 tại Việt Nam trong năm 2020 gồm 3
giai đoạn chính như sau.
- Giai đoạn 1: Từ khi ghi nhận ca mắc đầu tiên vào ngày 23/1. Giai đoạn
này Việt Nam chỉ có 16 ca nhiễm bệnh đều có liên quan trực tiếp đến Vũ Hán,
Trung Quốc và sau đó đã được chữa khỏi hoàn toàn.
- Giai đoạn 2: Từ khi ghi nhận ca mắc số 17 vào ngày 6/3. Ở giai đoạn
này, do dịch bệnh đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, nên nguồn lây nhiễm
đã bao gồm nhiều quốc gia khác đến từ Châu Âu, Mỹ. Số người nhiễm và
nghi nhiễm đã tăng lên rất nhiều địi hỏi những biện pháp quyết liệt hơn từ
phía Nhà nước. Từ ngày 22/3, Việt Nam đã tạm dừng nhập cảnh đối với
người nước ngoài, đồng thời yêu cầu người Việt Nam trở về nước phải cách
ly tập trung trong 14 ngày. Từ ngày 1/4, Việt Nam cũng tiến hành cách ly xã
hội trong vòng 15 ngày.
6


- Giai đoạn 3: Từ khi ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng của bệnh
nhân thứ 416 tại Đà Nẵng, kết thúc khoảng thời gian 100 ngày khơng có lây

nhiễm trong cộng đồng. Trong giai đoạn này Việt Nam cũng ghi nhận những
ca tử vong đầu tiên do COVID-19, chủ yếu ở những bệnh nhân với bệnh nền
hiểm nghèo tại ổ dịch bệnh viện Đà Nẵng. Tính đến ngày 29/11/2020, theo
thông tin từ Bộ Y Tế, Việt Nam đã ghi nhận 1341 ca nhiễm và 35 ca tử vong,
trong đó có 1179 ca đã khỏi và chỉ cịn 124 ca đang được điều trị. Việt Nam
đã trải gần 3 tháng khơng có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Các đường bay
thương mại đến Việt Nam từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng bắt đầu được mở
lại sau 6 tháng tạm dừng. Ngồi ra, triển vọng về việc có vắc-xin phòng bệnh
đã trở nên khả quan hơn khi một số quốc gia đã bắt đầu thử nghiệm trên
người ở quy mô lớn. Cũng trong ngày này, Việt Nam ghi nhận bệnh nhân số
1342, lây nhiễm trong cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,
bằng các biện pháp cách ly quyết liệt, tình hình đã đươc kiểm sốt tốt.
Bảng 1: Dòng thời gian diễn biến dịch COVID-19
tại Việt Nam
Ngày
23/1
29/1
6/3
18/3
21/3
1/4
25/7
28/7

Diễn biến
Việt Nam xã nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên là khách du
lịch người Trung Quốc
Việt Nam xác nhận bệnh nhân COVID-19 đầu tiên là người Việt
Nam trở về từ Trung Quốc
Hà Nội cơng bố ca bệnh đầu tiên có nguồn dịch từ Châu Âu

Việt Nam quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước
ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
Việt Nam tạm ngừng nhập cảnh khách nước ngoài
Cả nước bắt đầu thực hiện cách ly toàn xã hội (giãn cách xã hội)
trong vịng 15 ngày
Bộ Y tế thơng báo bệnh nhân thứ 416 tại Đà Nẵng nhưng
không truy được nguồn lây nhiễm
Xác nhận thêm 11 bệnh nhân tại Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng
7


31/7
5/9
15/9

khởi động giãn cách xã hội
Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19
Đà Nẵng nới lỏng giãn cách xã hội
Việt Nam chính thức nối lại một số chuyến bay thương mại quốc
tế
Nguồn: Sưu tầm tư liệu chung

b) Tác động chung của đại dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt
Nam
Có 5 mức độ để các doanh nghiệp lựa chọn, bao gồm:(1) Hồn tồn tích
cực; (2) Phần lớn là tích cực; (3) Khơng ảnh hưởng gì; (4) Phần lớn là tiêu
cực;và (6) Hoàn toàn tiêu cực. Kết quả chung cho thấy có tới 87,2% doanh
nghiệp cho biết chịu ảnhhưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hồn tồn tiêu cực,”
trong đó có 72,6% doanh nghiệp cho cho biếtảnh hưởng của dịch Covid-19
“phần lớn là tiêu cực” và 14,6% lựa chọn mức “hồn tồn tiêu cực.”Chỉ 11%

doanh nghiệp cho biết khơng bị ảnh hưởng và gần 2% doanh nghiệp cho biết
ảnh hưởngcủa dịch với doanh nghiệp họ ở mức “phần lớn tích cực” (1,3%)
hoặc “hồn tồn tích cực (0,5%).Sự khác biệt giữa các doanh nghiệp tư nhân
và doanh nghiệp FDI về ảnh hưởng của dịch Covid-19là khơng đáng kể, khi
có 87,1% doanh nghiệp tư nhân và 87,9% doanh nghiệp FDI cho biết chịu
ảnhhưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” bởi dịch Covid-19.
Mặc dù điều tra này kết thúcvào tháng 12/2020, nhưng kết quả thu được vẫn
khá sát với con số 85,7% doanh nghiệp đang phảichịu tác động tiêu cực bởi
dịch Covid-19 mà Tổng cục Thống kê đã công bố ngày 27/4/2020. Điều này
cho thấy tác động của dịch Covid-19 vẫn đang dai dẳng đối với các doanh
nghiệp tại Việt Nam.

8


Một số phát hiện chính từ Điều tra doanh nghiệp năm 2020. Kết quả điều
tra cho thấy các doanh nghiệp mới hoạt động là nhóm chịu ảnh hưởng tiêu
cực nhiều nhất. Cụ thể, 89% doanh nghiệp tư nhân và 92% doanh nghiệp FDI
mới đi vào hoạt động dưới 3 năm chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn
toàn tiêu cực bởi dịch Covid-19. Tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức
phần lớn hồn tồn tiêu cực có xu hướng giảm khi số năm hoạt động của
doanh nghiệp gia tăng. Song vẫn có tới 84% doanh nghiệp tư nhân và 85%
doanh nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid19 ở mức phần lớn hoặc hồn tồn tiêu cực.
Một số phát hiện chính từ cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2020. Năm
2020 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như đối
với cộng đồngdoanh nghiệp. Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội quý VI
và năm 2020 của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2020 tăng 2,91%, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 20112020. Năm 2020 có 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời
hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể,
tăng 13,9% so với năm trước. Trung bình mỗi tháng có 8,5 nghìn doanh

nghiệp rút lui khỏi thị trường. Một số ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng, như:

9


dịch vụ lưu trú, ăn uống, ước tính doanh thu đạt 510,4 nghìn tỷ đồng,
chiếm10,1% tổng mức và giảm 13% so với năm trước (năm 2019 tăng 9,8%);
du lịch lữ hành, với doanh thu năm 2020 ước tính đạt 17,9 nghìn tỷ đồng,
chiếm 0,3% tổng mức và giảm 59,5% so với năm trước; vận tải hành khách
và vận tải hàng hóa lần lượt giảm giảm 29,6% và 5,2% so với năm 2019.
Trong bối cảnh khó khăn cùng với đó là dịch bệnh thiên tai dồn dập bất
thường, dù ngân sách nhà nước đang rất eo hẹp nhưng Chính phủ Việt Nam
đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ COVID19, cụ thể hơn nữa là những chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó
với đại dịch COVID-19.
1.2. Nội dung chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng
phó với đại dịch COVID-19 năm 2020.
Để khắc phục hậu quả từ đại dịch COVID-19, nhiều chính sách đã được
ban hành, với các gói hỗ trợ lớn trong đó có chính sách tài khóa, trọng tâm là
gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuế đất với quy mơ 180 nghìn tỷ đồng và
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động 16 nghìn tỷ
đồng. Cụ thể ngay từ những ngày đầu tiên dịch bùng phát, Chính phủ đã ban
hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế
và tiền thuế đất.
Đối với Nghị định 41/2020/NĐ-CP là một trong những nghị định tiêu
biểu thuộc chính sách tài khóa được Chính phủ ban hành với nội dung chính
về vấn đề gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuế đất theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Chính sách được ban hành dựa trên căn cức các luật
gồm: Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Quản lý thuế
ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

các Luật Về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số

10


điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản
lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016.
Nội dung Nghị định Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất gồm 5
điều sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê
đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất
trong các ngành kinh tế sau:
a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
b) Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản
xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm
từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ
và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản
phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khống phi kim loại
khác; sản xuất kim loại; gia cơng cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại;
sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản
xuất ơ tơ và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;
c) Xây dựng.
2. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động kinh
doanh trong các ngành kinh tế sau:


11


a) Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào
tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động
sản;
b) Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại
lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến
quảng bá và tổ chức tua du lịch;
c) Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư
viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động
thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim.
Danh mục ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7
năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành hệ thống ngành kinh
tế Việt Nam.
Phân ngành kinh tế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định
số 27/2018/QĐ-TTg gồm 5 cấp và việc xác định ngành kinh tế được áp
dụng theo nguyên tắc: Trường hợp tên ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này thuộc ngành cấp 1 thì ngành kinh tế được áp dụng
quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 2,
cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 1; trường hợp thuộc ngành cấp 2 thì
ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành
kinh tế thuộc phân cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 2; trường hợp
thuộc ngành cấp 3 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao
gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 3;
trường hợp thuộc ngành cấp 4 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định
gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 5 của ngành
cấp 4.


12


3. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng
điểm.
Sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo
Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính
phủ về phát triển cơng nghiệp hỗ trợ; sản phẩm cơ khí trọng điểm được
xác định theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2018
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
4. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định
số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi thực hiện
các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu
ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm công bố
danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia
hỗ trợ khách hàng để cơ quan quản lý thuế thực hiện gia hạn thời hạn
nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định này.
Ngành kinh tế, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân kinh doanh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này là
ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh
doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát sinh doanh thu trong
năm 2019 hoặc năm 2020.
Điều 3. Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất


13


1. Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập
khẩu)
a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát
sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm
2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ
tính thuế quý 1, quý 2 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá
trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2
Nghị định này. Thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời
hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý
thuế.
Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ
tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế giá trị gia tăng phải
nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia
hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do
khai bổ sung.
Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện
kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý theo quy định của
pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế giá trị gia tăng phải
nộp phát sinh trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã kê khai. Thời hạn nộp
thuế giá trị gia tăng của tháng, quý được gia hạn như sau:
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 3 năm
2020 chậm nhất là ngày 20 tháng 9 năm 2020.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 4 năm
2020 chậm nhất là ngày 20 tháng 10 năm 2020.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 5 năm
2020 chậm nhất là ngày 20 tháng 11 năm 2020.


14


Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 6 năm
2020 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2020.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 1 năm 2020
chậm nhất là ngày 30 tháng 9 năm 2020.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 2 năm 2020
chậm nhất là ngày 30 tháng 12 năm 2020.
b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2 Nghị định
này có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia
tăng riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực
thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được
gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực
thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3
Điều 2 Nghị định này khơng có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc
ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc
khơng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh
nghiệp cịn phải nộp theo quyết tốn của kỳ tính thuế năm 2019 và số
thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý 1, quý 2 của kỳ tính thuế năm
2020 của doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp thuộc đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định này. Thời
gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã thực hiện nộp số thuế thu
nhập doanh nghiệp còn phải nộp theo quyết toán của năm 2019 vào
ngân sách nhà nước thì doanh nghiệp, tổ chức được điều chỉnh số thuế
thu nhập doanh nghiệp đã nộp để nộp cho số phải nộp của các loại thuế


15


khác. Để thực hiện điều chỉnh, người nộp thuế lập thư tra sốt (Mẫu số
C1-11/NS ban hành kèm theo Thơng tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17
tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính) kèm theo chứng từ nộp thuế hoặc
thơng tin liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh gửi cơ quan thuế.
b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nêu tại Điều 2 Nghị định
này có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế thu nhập
doanh nghiệp riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh,
đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối
tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chi
nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức nêu tại khoản 1,
khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này khơng có hoạt động sản xuất
kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh,
đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp.
3. Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ gia
đình, cá nhân kinh doanh
Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân
đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của hộ gia đình, cá
nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực nêu tại
khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Hộ gia đình, cá
nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này
chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2020.
4. Đối với tiền thuê đất
Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với số tiền thuê đất phải nộp
kỳ đầu năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc
đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang được Nhà nước cho

thuê đất trực tiếp theo Quyết định, Hợp đồng của cơ quan nhà nước

16


có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền th đất hàng năm. Thời gian gia
hạn là 05 tháng kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2010.
Quy định này áp dụng cho cả trường hợp doanh nghiệp, tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân có nhiều Quyết định, Hợp đồng thuê đất trực tiếp
của Nhà nước và có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau
trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại khoản 1, khoản 2,
khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Nghị định này.
5. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh
doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành kinh tế khác
nhau trong đó có ngành kinh tế, lĩnh vực quy định tại khoản 1, khoản 2,
khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Nghị định này thì: doanh nghiệp, tổ chức
được gia hạn toàn bộ số thuế giá trị gia tăng, số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp; hộ gia đình, cá nhân kinh doanh được gia hạn tồn bộ
thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo hướng dẫn tại
Nghị định này.
Điều 4. Trình tự, thủ tục gia hạn
1. Người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi Giấy đề nghị
gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (bằng phương thức điện tử hoặc
phương thức khác) theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ của
các sắc thuế và tiền thuê đất được gia hạn cùng với thời điểm nộp
hồ sơ khai thuế theo tháng (hoặc theo quý) theo quy định pháp luật về
quản lý thuế. Trường hợp Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê
đất không nộp cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tháng (hoặc theo
quý) thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm 2020, cơ quan

quản lý thuế vẫn thực hiện gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất của các kỳ
phát sinh được gia hạn trước thời điểm nộp Giấy đề nghị gia hạn.

17


Trường hợp người nộp thuế được nhà nước cho thuê đất tại nhiều
địa bàn khác nhau thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có
trách nhiệm sao gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho
cơ quan thuế nơi có đất thuê.
2. Người nộp thuế tự xác định và chịu trách nhiệm về việc đề nghị
gia hạn đảm bảo đúng đối tượng được gia hạn theo Nghị định này. Nếu
người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho
cơ quan thuế sau ngày 30 tháng 7 năm 2020 thì khơng được gia hạn
nộp thuế, tiền th đất theo quy định tại Nghị định này.
3. Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc
chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trường hợp trong thời gian
gia hạn, cơ quan thuế có cơ sở xác định người nộp thuế không thuộc
đối tượng gia hạn thì cơ quan thuế có văn bản thơng báo cho người nộp
thuế về việc dừng gia hạn và người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế,
tiền thuê đất và tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã thực hiện gia
hạn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp sau khi hết thời gian gia hạn,
cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra người nộp thuế không
thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất theo quy định tại
Nghị định này thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế còn thiếu, tiền
phạt và tiền chậm nộp do cơ quan thuế xác định lại vào ngân sách nhà
nước.
4. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, căn cứ Giấy đề nghị gia
hạn nộp thuế và tiền th đất, cơ quan thuế khơng tính tiền chậm nộp
đối với số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn (bao gồm cả trường hợp

Giấy đề nghị gia hạn gửi cơ quan thuế sau khi đã nộp hồ sơ khai
thuế theo tháng (hoặc theo quý) chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm
2020.
Điều 5. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
18


1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai và xử
lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
1.3. Các tiêu chí đánh giá chính sách.
Nhìn chung, có 6 tiêu chí đánh giá như sau:
 Tính hiệu lực của chính sách: Phản ánh mức độ tác động của chính
sách tài khóa trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo
mong muốn của chính phủ đối với các doanh nghiệp trong tình
hình diễn biến đại dịch COVID-19 diễn ra căng thẳng. Tính hiệu
lực bao gồm có hiệu lực lý thuyết và thực tế, trước hết là hiệu lực
được nhà nước cơng nhận để đưa chính sách vào vận hành, tiếp
theo là hiệu lực thực tế chứng tỏ sự áp dụng thành công và đem lại
hiệu quả nhất định. Như vậy hiệu lực của chính sách tài khóa cần
được phản ánh tính đúng đắn cả về lý thuyết lẫn thực tiễn để đảm
bảo thành cơng của chính sách.
 Tính hiệu quả của chính sách: Hiệu quả của chính sách được xem
xét ở các khía cạnh mức độ thành cơng và sự đạt tới mục tiêu của
chính sách. Tính hiệu quả của chính sách thể hiện ở sự tương quan
so sánh giữa kết quả do chính sách đó đưa lại so với chi phí và

cơng sức đã bỏ ra cho kết quả đó.
 Tính hữu dụng của chính sách: Tính hữu dụng phản ánh mức độ
vấn đề chính sách đã được giải quyết đến đâu, ở đây là mức độ
giải quyết của chính sách tài khóa của nhà nước đối với doanh
19


nghiệp được giải quyết tới đâu và việc đạt được kết quả đã giải
quyết được vấn đề ở mức độ nào?
 Tính cơng bằng của chính sách: Tính cơng bằng giữa sự phân phối
chi phí và lợi ích đối với các doanh nghiệp khác nhau. Tính cơng
bằng theo chiều dọc là sự đối xử với các doanh nghiệp mức độ
khác nhau. Công bằng theo chiều ngang là sự đối xử với doanh
nghiệp ở mức đọ ngang nhau.
 Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách, chính sách được
đề ra có đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của các nhóm
đối tượng chính sách hay khơng?
 Sự kết hợp hợp lý giữa hiệu quả và công bằng. Thông thường, sự
can thiệp của chính phủ nhằm tạo ra sự cơng bằng trong xã hội sẽ
được đánh đổi bằng một sự kém hiệu quả về mặt kinh tế, mâu
thuẫn giữa công bằng và hiệu quả ln tồn tại vì vậy khi đánh giá
chính sách cần xem xét đặc biệt tiêu chính sự đánh đổi giữa công
bằng và hiệu quả cũng như hậu quả của nó, cần đảm bảo chính
sách được kết hợp hợp lý giữa công bằng và hiệu quả để có thể đạt
tới chất lượng tốt nhất.
Việc đánh giá chính sách dựa theo các tiêu chí nói trên, cho phép
đưa ra những nhận định về các giá trị của chính sách đó. Đây là những
căn cứ quan trọng để tiến tới đánh giá chính sách một cách hiệu quả
nhất từ đó đưa ra những căn cứ để điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện
chính sách hoặc có thể tiếp tục duy trì chính sách hiệu quả.

1.4. Vai trị của đánh giá chính sách
Bản chât của đánh giá chính sách là dựa trên những yếu tố khách
quan, việc đánh giá Chính sách tài khóa hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng
phó với đại dịch COVID-19 tại Việt Nam năm 2020 giúp trả lời cho các

20



×