Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tình hình chung về đại dịch Covid 19 tại Việt Nam, kể từ thời điểm đại dịch bắt đầu xuất hiện, cho tới ngày 26 tháng 7 năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.73 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

Phần I: Đặt vấn đề.................................................................................................2
Mục tiêu chủ đề.....................................................................................................3
Phần II: Tổng quan................................................................................................4
2.1. Tình hình đại dịch Covid 19 trên thế giới:................................................4
2.2 Tình hình Covid-19 tại Việt Nam...............................................................6
2.3. Dịch tễ Covid-19.......................................................................................8
2.3.1: Nguồn gốc và nguồn lây truyền...........................................................8
2.3.2 Đường lây truyền:..................................................................................9
2.3.3 Cơ thể cảm nhiễm..................................................................................9
2.4. Các triệu chứng và phòng bệnh...............................................................12
2.4.1 Các triệu chứng bệnh...........................................................................12
2.4.2 Các biện pháp phịng bệnh..................................................................13
Phần III: Tình hình mắc Covid-19 tại Việt Nam tính đến 26/07/2021................15
Phần IV: Tài liệu tham khảo................................................................................18

1


Phần I: Đặt vấn đề

Đại dịch COVID-19, hay còn được gọi là Đại dịch virus corona, là một đại
dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó,
đang diễn ra trên phạm vi tồn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với
tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung
Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi khơng rõ ngun nhân.
Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với
những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các
nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng
coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có


trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.[1]
Tính đến nay, Covid đã có mặt gần như mọi quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe, kinh tế, chính trị, xã hội, với từng quốc gia và tồn thế giới.
Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm
2020.[2] Việc cách ly, theo dõi và hạn chế người từ vùng dịch, đóng cửa biên giới,
triển khai việc khai báo y tế đã diễn ra. Các hoạt động "tập trung đông người", đi
lại, buôn bán tại các địa phương bị hạn chế. Một số nơi thực hiện đo thân nhiệt,
trang bị chất sát khuẩn, phát khẩu trang miễn phí và siết chặt kiểm sốt. Kinh tế, xã
hội bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch. Trải qua 3 làn sóng đại dịch, hiện Việt Nam
đang đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ tư, với biến chủng Delta có tốc độ lây lan
nhanh, cũng là làn sóng dữ dội nhất từ khi đại dịch xuất hiện đến nay.
2


Mục tiêu chủ đề:
o

Xác định được tình hình chung về đại dịch Covid 19 tại Việt Nam, kể từ thời

o

điểm đại dịch bắt đầu xuất hiện, cho tới ngày 26 tháng 7 năm 2021;
Xác định đường lây truyền, triệu chứng bệnh, và một số biện pháp phòng
chống bệnh.

3


Phần II: Tổng quan


2.1. Tình hình đại dịch Covid 19 trên thế giới:

Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm
2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9
tháng 1 năm 2020.[3] Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung
Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[4],
[5] Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng
phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.[6] Ngày 23 tháng 1 năm 2020,
chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông
công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.[7]
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tun bố gọi
"COVID-19" là "Đại dịch tồn cầu".[8]
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo
vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên tồn cầu, bao gồm: hạn
chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới
nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đơng người, đóng cửa trường
học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự
nâng cao ý thức phịng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngồi khi khơng cần thiết,
đồng thời chuyển đổi mơ hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền
thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm
dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác
nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga;
hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có
4


nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng
cửa trên tồn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87%
học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[9]
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 cho đến nay bao

gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài
ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc
truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.
Theo số liệu thống kê trên tồn thế giới, tính đến khoảng 8h ngày 26/07/2021
(giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 194.796.457 ca nhiễm SARS-CoV-2 gây
bệnh COVID-19, trong đó có 4.174.644 triệu ca tử vong. Số bệnh nhân được điều
trị khỏi bệnh là 176.746.538 người.
Trong 24 giờ trước đó, tồn thế giới ghi nhận thêm 420.703 ca nhiễm mới, tập
trung nhiều nhất tại Indonesia (38.679 ca), tiếp theo là Ấn Độ (38.153 ca), Anh
(29.173 ca), Iran (27.146 ca), Nga (24.072 ca), Brazil (18.129 ca), Malaysia
(17.045 ca), Mexico (15.823 ca), Thái Lan (15.335 ca), Pháp (15.242 ca)... Mỹ quốc gia có số ca tử vong và nhiễm bệnh lớn nhất thế giới, trong 24 giờ qua ghi
nhận 13.818 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 35.199.465 ca,
trong đó có 626.762 ca tử vong.
Trong 7 ngày, từ 19 đến 26 tháng 7 năm 2021, số ca nhiễm mới trên tồn thế
giới đã tăng 3%, trong đó khu vực Bắc Mỹ tăng 34%, châu Âu tăng 6%, châu Á
tăng 4%, châu Đại dương tăng 3%. Trong khi đó, châu Phi giảm 16%, cịn Nam
Mỹ giảm 14%. [10]
Tại Đơng Nam Á, Indonesia đã vượt Ấn Độ và Brazil, trở thành quốc gia có
số ca mắc theo ngày cao nhất thế giới. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở
nước này được cho là cao hơn mức trung bình toàn cầu.
5


Những ngày gần đây, Indonesia đang trở thành tâm dịch COVID-19 ở châu
Á và nhiều chuyên gia cảnh báo rằng tình hình này đang tạo ra những điều kiện
cho sự xuất hiện của một biến thể virus SARS-COV-2 còn nguy hiểm hơn Delta.
Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ hàng đầu người Indonesia, nhận định: "Các
biến thể mới luôn xuất hiện ở những khu vực hay quốc gia không thể kiểm soát
được dịch. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu 5% số xét nghiệm
cho kết quả dương tính thì nghĩa là dịch đã vượt tầm kiểm soát. Tại Indonesia, con

số này cao hơn 10% trong khoảng 16 tháng ở giai đoạn đầu của dịch và hiện giờ là
trên 30%. Vì thế rất có khả năng xuất hiện một biến thể mới hoặc siêu biến thể".
Trung Quốc, châu Âu, Bắc vs Nam Mỹ đã từng là tâm dịch của thế giới, hiện
nay là Ấn Độ, cho tới Đơng Nam Á, chúng ta đang sống trong chính khu vực điểm
nóng của Covid ở thời điểm hiện tại.
Covid 19 gần như đã có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, có 5
quốc gia vẫn chưa ghi nhận xuất hiện Covid 19, tính đến 26/07/2021, đó là: Triều
Tiên, Turkmenistan, Tonga , Tuvalu, Nauru. [11]

2.2 Tình hình Covid-19 tại Việt Nam:

Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm
2020, cho đến nay, trải qua 18 tháng, tính đến 26/07/2021, theo thống kê của bộ y
tế, chúng ta có 106.347 case mắc, đứng thứ 98 thế giới về số case mắc, có 524 case
tử vong.

6


Chúng ta đã trải qua 3 làn sóng dịch COVID-19. Theo các thống kê từ bộ y tế, từ
23/1/2020–16/4/2020, làn sóng đầu tiên với chủng virus nguyên phát từ Vũ Hán
(Trung Quốc), có một số bệnh nhân nặng nhưng chưa có tử vong.
Từ 25/7/2020–01/12/2020, làn sóng thứ 2 ở Đà Nẵng vẫn với chủng virus đó
nhưng bùng phát trong bênh viện gây 35 ca tử vong ở những bệnh nhân rất nặng và
có nhiều bệnh nền.
Từ 28/1/2021–25/3/2021, làn sóng thứ 3 bùng phát tại Hải Dương, bắt đầu từ một
người xuất khẩu lao động được phát hiện dương tính khi nhập cảnh Nhật Bản, cũng
chưa rõ nguồn lây. Đợt dịch này chủ yếu tại ổ dịch Hải Dương (726 ca, chiếm gần
80% tổng số ca bệnh). Với biến chủng Anh là chủ yếu, mặc dù số người mắc khá
lớn nhưng hầu hết ở những người trẻ, số ca nặng không nhiều và khơng có ca tử

vong.
Hiện chúng ta đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ 4, từ 27/4/2021–nay,
bắt đầu với biến chủng Ấn Độ gây ra, có quy mơ và tính phức tạp cao hơn các vụ
dịch trước vì nó bùng phát cả ở trong những bệnh viện, nơi có nhiều người bệnh
nặng, nhiều bệnh lý nền, cả ở trong cộng đồng nhiều địa phương, cả ở trong các
khu công nghiệp lớn. Đợt dịch đang diễn ra, lây lan ở nhiều tỉnh thành, với tốc độ
mạnh hơn, phạm vi rộng hơn, đỉnh dịch có vẻ dài hơn và tấn công nhiều BV hơn,
chủng vi rút lây lan nhanh hơn. Điểm nóng của đại dịch hiện tại đang ở thành phố
Hồ Chí Minh, với biến chủng Delta Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh, có hàng ngàn
ca mắc mới mỗi ngày. Riêng trong ngày 26 tháng 7 năm 2021, cả nước có 7.882 ca
mắc mới, trong đó 23 ca nhập cảnh và 7.859 ca ghi nhận trong nước.

7


2.3. Dịch tễ Covid-19:
2.3.1: Nguồn gốc và nguồn lây truyền:
Phát sinh: Động vật được bán để làm thức ăn bị nghi ngờ là nơi chứa hoặc
trung gian cho virus vì nhiều người nhiễm bệnh đầu tiên được xác định là công
nhân tại Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, họ tiếp xúc nhiều hơn với động vật, ăn
uống các thực phẩm từ động vật hoang dã. Một chợ bán động vật sống để làm thức
ăn cũng bị đổ lỗi trong Dịch SARS vào năm 2003; những nơi như vậy được coi là
một "vườn ươm" hoàn hảo cho mầm bệnh mới. Nhưng đó chỉ là giả thuyết của
chính phủ Trung Quốc. Hiện giờ các nhà khoa học đang tiếp tục tìm kiếm. [12]
Truyền nhiễm: Sự lây truyền từ người sang người đã được xác nhận.[13] Có
báo cáo đã cho rằng virus lây nhiễm ngay cả trong thời gian ủ bệnh. Tuy nhiên, các
quan chức tại Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tuyên
bố rằng họ "không có bất kỳ bằng chứng nào về việc bệnh nhân bị lây nhiễm virus
trước khi khởi phát triệu chứng".[14]
Một nhóm nghiên cứu đã ước tính hệ số sinh sản cơ bản (cũng được gọi là

hệ số lây nhiễm cơ bản) của virus nằm trong khoảng từ 5 đến 10.[15] Điều này có
nghĩa là một người bị nhiễm virus có thể lây nhiễm cho 5 đến 10 người khác. Các
nhóm nghiên cứu khác đã ước tính chỉ số sinh sản cơ bản có thể là từ 2 đến 4,5.
[16] Người ta đã xác định rằng virus có thể lây truyền dọc theo một chuỗi gồm ít
nhất năm người.[17]
Hiện nay, có 4 chủng virus Corona mới được phát hiện lần đầu tiên tại Anh,
Nam Phi, Brazil và Ấn Độ. WHO đã giới thống nhất gọi 4 biến chủng mới này
theo các ký hiệu bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Theo đó, biến thể Delta
(còn được gọi là B.1.617.2) là tên của biến thể virus Corona chủng mới được phát
hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ.
8


Biến chủng Delta được coi là biến thể nguy hiểm nhất trong số 4 biến thể
virus Corona mới được phát hiện. Hiện đã có hơn 80 quốc gia ghi nhận sự xuất
hiện của biến chủng này và nó đang lây lan với tốc độ vượt ngồi dự đốn của
nhiều chun gia dịch tễ. [18]

2.3.2 Đường lây truyền:
COVID-19 lây lan khi người nhiễm bệnh thở ra các giọt bắn và các hạt rất
nhỏ có chứa vi-rút. Những giọt bắn và hạt này có thể bị người khác hít vào hoặc rơi
vào mắt, mũi hoặc miệng của họ. Trong một số trường hợp, họ có thể gây ơ nhiễm
các bề mặt họ chạm vào. Những người ở gần hơn 6 feet so với người bị nhiễm
bệnh có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất.
COVID-19 lây lan theo ba cách chính:
- Hít vào khơng khí khi ở gần người bị nhiễm bệnh đang thở ra những giọt
nhỏ và các hạt có chứa vi-rút.
- Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa vi-rút rơi vào mắt, mũi hoặc miệng,
đặc biệt là thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi.
- Chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay có vi-rút trên đó. [19]


2.3.3 Cơ thể cảm nhiễm:
Hiện tại, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc Covid 19, thậm chí đã tiêm
phịng vaccin [20]. Các đối tượng có nguy cơ gặp hậu quả nặng nề khi mắc Covid
19 như: người cao tuổi, người có bệnh nền mãn tính, một số dân tộc thiểu số, người
khuyết tật…
9


Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn.
Hơn 80% trường hợp tử vong do COVID-19 xảy ra ở người trên 65 tuổi, và hơn
95% trường hợp tử vong do COVID-19 xảy ra ở người trên 45 tuổi.
Theo thống kê CDC Việt Nam [21], những người có nguy cơ cao mắc bệnh
nghiêm trọng từ COVID-19 bao gồm:
• Những người từ 65 tuổi trở lên
• Những người sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn
Người ở mọi lứa tuổi có bệnh nền, đặc biệt nếu khơng được kiểm sốt tốt,
bao gồm:
• Những người mắc bệnh phổi mãn tính hoặc mắc bệnh hen suyễn từ mức độ
trung bình đến nghiêm trọng
• Những người có bệnh tim nghiêm trọng
• Những người bị suy giảm miễn dịch
- Nhiều tình trạng có thể gây ra suy giảm miễn dịch cho người bệnh, bao
gồm điều trị ung thư, hút thuốc, ghép tủy xương hoặc ghép tạng, suy giảm miễn
dịch, HIV hoặc AIDS kiểm soát kém và sử dụng corticosteroid kéo dài và các
thuốc làm suy yếu miễn dịch khác
• Người mắc bệnh béo phì nghiêm trọng (chỉ số khối cơ thể [BMI] 40 hoặc
cao hơn)
• Người mắc bệnh tiểu đường
• Người mắc bệnh thận mãn tính đang được lọc thận

• Người mắc bệnh gan

10


Ngoài ra, 1 số đối tượng đặc biệt khác cần lưu ý:


Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hay tan máu bẩm sinh: Các chứng rối

loại máu hemoglobin như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (SCD) hoặc tan máu bẩm
sinh có thể làm tăng khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.


Đột quỵ hay bệnh mạch máu não, có ảnh hưởng đến lưu lượng máu

lên não. Tình trạng bệnh mạch máu não, chẳng hạn như đột quỵ, có thể làm tăng
khả năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.


Rối loạn sử dụng chất kích thích . Việc bị rối loạn sử dụng chất kích

thích (như rối loạn sử dụng rượu bia, opioid hoặc cocaine) có thể làm tăng khả
năng mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19.


Thai kỳ: Người mang thai và gần đây mang thai (trong ít nhất 42 ngày

sau khi kết thúc thai kỳ) có nhiều khả năng mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19
so với những người khơng mang thai.



Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên: Dù nếu so với người lớn thì trẻ em ít bị

ảnh hưởng bởi COVID-19 hơn, song trẻ nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19
và một số trẻ lại phát triển thành bệnh nghiêm trọng. Trẻ em có bệnh nền có nguy
cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn so với trẻ khơng có bệnh nền. Bằng chứng hiện
tại về bệnh nền ở trẻ em và gắn liền với nguy cơ cao hơn vẫn còn hạn chế. Bằng
chứng hiện tại cho thấy, trẻ em có bệnh trạng phức tạp với các bệnh di truyền, thần
kinh, trao đổi chất hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh có thể có nguy cơ mắc bệnh
nghiêm trọng do COVID-19 cao hơn. Tương tự như người lớn, trẻ mắc bệnh béo
phì, bệnh tiểu đường, bệnh hen hoặc bệnh phổi mãn tính, bệnh hồng cầu hình lưỡi
liềm hay suy giảm miễn dịch cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do
COVID-19 cao hơn. Một cách để bảo vệ sức khỏe trẻ em là đảm bảo tất cả người
lớn trong hộ gia đình đều được tiêm chủng đầy đủ phòng COVID-19.
11


2.4. Các triệu chứng và phòng bệnh:
2.4.1 Các triệu chứng bệnh:[22]
a. Triệu chứng lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày.
- Khởi phát: Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Có thể
bị đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nơn và tiêu chảy. Một
số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
- Diễn biến:
+ Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị
viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, một số trường
hợp khơng có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
+ Khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi

có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày. Các biểu
hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện…Trong đó khoảng
5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hơ hấp cấp (thở
nhanh, khó thở, tím tái, …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn
đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm
trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim,
dẫn đến tử vong.
+ Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và
mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ
tử vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng SOFA cao khi nhập viện và nồng độ Ddimer
> 1 mg/L.

12


- Thời kỳ hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu khơng có ARDS
bệnh nhân sẽ hết sốt các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
- Chưa có bằng chứng khác biệt về các biểu hiện lâm sàng của COVID-19 ở
phụ nữ mang thai.
- Ở trẻ em, đa số trẻ mắc COVID-19 có các các biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn
người lớn, hoặc khơng có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và
ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi nặng dẫn tới tử vong. Tuy nhiên một số trẻ mắc
COVID-19 có tổn thương viêm đa cơ quan giống bệnh Kawasaski: sốt; ban đỏ
hoặc xung huyết giác mạc, hoặc phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; suy tuần
hoàn; các biểu hiện tổn thương chức năng tim và tăng men tim; rối loạn tiêu hóa;
rối loạn đơng máu và tăng các chỉ số viêm cấp.
b. Các biến chứng:
Có thể kể tới: Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), nhiễm trùng
huyết (sepsis), sốc nhiễm trùng. Các biến chứng nặng- nguy kịch khác: nhồi máu
phổi, đột quỵ, sảng. Cần theo dõi sát và áp dụng các biện pháp chẩn đốn xác định

khi nghi ngờ và có biện pháp điều trị phù hợp.
2.4.2 Các biện pháp phòng bệnh: [23]
Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19
trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp
phòng chống dịch bệnh dưới đây:
1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc
bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và
đến cơ sở y tế.
13


3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối
sống lành mạnh.
5. Vệ sinh thơng thống nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà,
đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng
dịch.
8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại hoặc tải ứng
dụng NCOVI từ địa chỉ và thường xuyên cập nhật tình trạng sức
khoẻ của bản thân.
9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình.

14


Phần III: Tình hình mắc Covid-19 tại Việt Nam tính đến 26/07/2021


Bảng 3.1: Số ca nhiễm trong nước, số ca nhập cảnh, tổng số ca nhiễm và số ca
tử vong qua từng đợt dịch Covid-19 tại Việt Nam [24]
Đợt
dịch

Thời gian
1
2
3
4

Số ca trong
Số ca nhập
Tổng số ca Số ca tử
nước
cảnh
nhiễm
vong
23/1/2020–
106
309
415
0
16/4/2020
25/7/2020–
554
582
1.136
35

01/12/2020
28/1/2021–
910
391
1.301
0
25/3/2021
27/4/2021–
102.577
919
103.496
489
26/7/2021

Từ bảng 3.1, nhìn vào tổng số ca nhiễm, ta thấy đợt dịch thứ 4 này, tính tới
thời điểm hiện tại, có số lượng vượt gấp gần 250 lần số ca nhiễm của đợt 1, và số
ca vẫn tiếp tục tăng lên ở những ngày sắp tới. So với làn sóng Covid-19 đầu tiên,
khi chủng Covid vẫn cịn có hệ số lây nhiễm thấp, chưa có biến thể, số lượng ca
nhiễm cũng là thấp nhất trong các đợt với 415 ca, thì ở làn sóng Covid-19 thứ 4, số
ca mắc là 103.496, đã cho thấy mức độ lây lan khủng khiếp của biến chủng Delta.
Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của chủng Delta cũng thể hiện qua số ca tử
vong ở làn sóng thứ 4. Trong đợt dịch 1 và 3, số ca tử vong là 0. Trong đợt dịch thứ
2 tại Đà Nẵng, ổ dịch tại khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đà Nẵng có rất nhiều
bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền nặng nề, số ca tử vong nhiều hơn với 35 bệnh nhân.
Tới đợt dịch thứ 4, hiện tại đã có 489 ca tử vong, trong đó có nhiều ca khơng có
bệnh lý nền. Dù cịn tồn tại những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến số ca tử vong,

15



nhưng phần nào số liệu cũng thể hiện mức độ gây bệnh nặng nề của chủng virus
lần này hơn các đợt dịch trước tại Việt Nam là rất nhiều.
Số ca mắc trong nước trong đợt dịch thứ 4 hiện là 102.577, gấp hơn 110 lần số
ca nhập cảnh là 919, qua đó cho thấy mức độ lây lan trong cộng đồng của đợt dịch
này khủng khiếp hơn nhiều lần so với các đợt dịch trước. Mức độ lây nhiễm cộng
đồng nhẹ nhàng nhất trong đợt 1, số ca trong nước là 106, ít hơn số ca nhập cảnh là
309.
Hiện tại, đợt dịch thứ 4 vẫn diễn biến phức tạp. Điểm qua số ca mắc mới và
số ca khỏi bệnh trong ngày từ 22-26 tháng 7 năm 2021 như sau:

Biểu đồ 3.1: Tình hình số ca mắc mới và số ca khỏi bệnh trong ngày tại Việt
Nam, từ ngày 22-26 tháng 7 năm 2021 [25],[26],[27],[28],[29]
Từ biểu đồ 3.1, cho thấy số ca mắc mới trong 3 ngày 22 – 24, tăng từ 6.194
lên 7.968, sau đó giảm nhẹ trong 2 ngày tiếp theo nhưng khơng nhiều, ngày 26 có
7.882 ca mắc mới.
Số ca được công bố khỏi bệnh trong 5 ngày tương đối ổn định, thấp nhất
ngày 22 với 1.450 ca, cao nhất là ngày 23 với 2.115 ca.
Nhìn chung, từ biểu đồ 3.1 cho thấy xu hướng trong 5 ngày từ 22-26 tháng 7
năm 2021, dịch vẫn diễn biến khá ổn định về số ca mắc mới cũng như số ca khỏi
bệnh. Qua đó, cho thấy tình hình dịch vẫn hết sức phức tạp, cần sự nỗ lực trong
công tác chống dịch và điều trị, đến từ toàn thể nhân dân. Mỗi sự lơ là, chủ quan
trong các khâu phòng và chống dịch ở các địa phương, đều có thể gây hậu quả lớn,
làm tình hình dịch thêm phức tạp hơn.

16


Phần IV: Tài liệu tham khảo:

[1] Hui, David S.; Azhar, Esam EI; Madani, Tariq A.; Ntoumi, Francine; Kock, Richard; Dar,

Osman; Ippolito, Giuseppe; Mchugh, Timothy D.; Memish, Ziad A.; Drosten, Christian; Zumla,
Alimuddin (ngày 14 tháng 1 năm 2020). “The continuing epidemic threat of novel coronaviruses
to global health - the latest novel coronavirus outbreak in Wuhan, China”. International Journal
of Infectious Diseases . 0 (0). doi:10.1016/j.ijid.2020.01.009. ISSN 1201-9712
[2] Coleman, Justine (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Vietnam reports first coronavirus
cases”. The Hill. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2020.
[3] Kyodo News. “China announces 2nd death from new coronavirus”. Kyodo News+. Truy cập
ngày 16 tháng 1 năm 2020.
[4] Walter, Sim (ngày 16 tháng 1 năm 2020). “Japan confirms first case of infection from Wuhan
coronavirus; Vietnam quarantines two tourists”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Bản
gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
[5] Helen Branswell and Andrew Joseph, WHO | Novel Coronavirus – Thailand (exChina)”. WHO. ngày 14 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2020. Truy
cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
[6] China's Hubei Province confirms 15 more deaths due to coronavirus. cnbc.com.
[7] “"China has locked down Wuhan, the epicenter of the coronavirus outbreak"”.
[8] “WHO declares the coronavirus outbreak a pandemic”. STAT NEWS. 11 tháng 3 năm 2020.
[9] “Coronavirus impacts education”. UNESCO (bằng tiếng Anh). ngày 4 tháng 3 năm 2020
[10] />[11] Zoe Stephens (2021), ‘’ List of Countries Without Coronaviru’’
xem 26/07/2021

17


[12] Myers, Steven Lee (ngày 25 tháng 1 năm 2020). “China's Omnivorous Markets Are in the
Eye of a Lethal Outbreak Once Again”. The New York Times.
[13] “China confirms human-to-human transmission of new coronavirus”. Canadian
Broadcasting Corporation. ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
[14] “U.S. Notches Fifth Coronavirus Case as Global Count Nears
3,000”. www.medpagetoday.com. 27 Tháng một 2020.
[15] Zhao, Shi; Ran, Jinjun; Musa, Salihu Sabiu; Yang, Guangpu; Lou, Yijun; Gao, Daozhou;

Yang, Lin; He, Daihai (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “Preliminary estimation of the basic
reproduction number of novel coronavirus (2019-nCoV) in China, from 2019 to 2020: A datadriven analysis in the early phase of the outbreak”. bioRxiv (bằng tiếng Anh):
2020.01.23.916395. doi:10.1101/2020.01.23.916395. S2CID 213932613.
[16] Liu, Tao; Hu, Jianxiong; Kang, Min; Lin, Lifeng; Zhong, Haojie; Xiao, Jianpeng; He,
Guanhao; Song, Tie; Huang, Qiong; Rong, Zuhua; Deng, Aiping; Zeng, Weilin; Tan, Xiaohua;
Zeng, Siqing; Zhu, Zhihua; Li, Jiansen; Wan, Donghua; Lu, Jing; Deng, Huihong; He, Jianfeng;
Ma, Wenjun (ngày 25 tháng 1 năm 2020). “Transmission dynamics of 2019 novel coronavirus
(2019-nCoV)”. bioRxiv (bằng tiếng Anh):
2020.01.25.919787. doi:10.1101/2020.01.25.919787. S2CID 214096876.
[17] Saey, Tina Hesman (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “How the new coronavirus stacks up
against SARS and MERS”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng
1 năm 2020.
[18] Đỗ Hương (2021), ‘’ Biến thể - biến chủng virus là gì?’’, sở y tế Hà Nội,
xem 26/07/2021
[19] CDC Việt Nam (2021), ‘’COVID-19 lây lan như thế nào’’,
/>xem 26/07/2021

18


[20] Cục y tế dự phịng (2021), ’’ Vì sao tiêm vaccine phịng COVID-19 vẫn dương tính với
virus SARS-CoV-2?’’, xem 26/07/2021
[21] CDC Việt Nam (2021), ‘’Quý Vị Có Thể Làm Gì Nếu Q Vị Có Nguy Cơ Cao Mắc Bệnh
Nghiêm Trọng Do COVID-19’’, xem
26/07/2021
[22] Bộ y tế (2021), ‘’HƯỚNG DẪN Chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona
mới (SARS-CoV-2) ’’, Ban hành kèm theo Quyết định số 3416 /QĐ-BYT ngày 14 tháng 7 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế
[23] D.Hải (2020), ‘’9 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID-19 người dân cần biết’’, Bộ
y tế, xem 26/07/2021

[24] cục y tế dự phòng (2021), ‘’ Bản tin cập nhật COVID-19, 18h00 ngày 06/6/2021’’,
/>xem 26/07/2021
[25] Bộ y tế (2021), ‘’ Bản tin COVID-19 tối 22/7’’,
xem 26/07/2021
[26] cục y tế dự phòng (2021), ‘’ Bản tin cập nhật COVID-19, 18h00 ngày 23/7/2021’’,
/>xem 26/07/2021
[27] cục y tế dự phòng (2021), ‘’ Bản tin cập nhật COVID-19, 18h00 ngày 24/7/2021’’,
xem 26/07/2021
[28] cục y tế dự phòng (2021), ‘’ Bản tin cập nhật COVID-19, 18h00 ngày 25/7/2021’’,
xem 26/07/2021
[29] cục y tế dự phòng (2021), ‘’ Bản tin cập nhật COVID-19, 18h00 ngày 26/7/2021’’,
xem 26/07/2021

19


Nhóm 1B - Lớp Y5A-K47 – Trường Đại Học Y Dược Thái Bình

Bài truyền thơng phịng, chống Covid-19
Thưa bà con và các bạn!
COVID-19 là loại virus được xác định là nguyên nhân gây ra dịch bệnh
viêm đường hô hấp cấp đang diễn ra trên toàn thế giới. Hiện chúng ta đang đối mặt
với làn sóng dịch COVID-19 thứ 4, biến chủng Ấn Độ gây ra, có quy mơ và tính
phức tạp cao hơn các vụ dịch trước vì nó bùng phát cả ở trong những bệnh viện,
nơi có nhiều người bệnh nặng, nhiều bệnh lý nền, cả ở trong cộng đồng nhiều địa
phương, cả ở trong các khu công nghiệp lớn. Đợt dịch đang diễn ra, lây lan ở nhiều
tỉnh thành, với tốc độ mạnh hơn, phạm vi rộng hơn, đỉnh dịch có vẻ dài hơn và tấn
cơng nhiều BV hơn, chủng vi rút lây lan nhanh hơn. Điểm nóng của đại dịch hiện
tại đang ở thành phố Hồ Chí Minh, với biến chủng Delta Ấn Độ có tốc độ lây lan
nhanh, có hàng ngàn ca mắc mới mỗi ngày, số ca tử vong vẫn tiếp tục gia tăng.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong nước,
Ban Chỉ đạo phịng chống COVID-19 tỉnh Thái Bình đề nghị tất cả người dân
trong tỉnh:
1. Thực hiện khai báo y tế trung thực nếu tiếp xúc với các ca F0, F1, các địa
điểm có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh và các vùng có dịch; khi
có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, viêm phổi, đau họng, mệt mỏi…
2. Thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: (Khẩu trang, khử khuẩn,
khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế) và các quy định phòng dịch của ngành Y
tế và chính quyền địa phương.
20


3. Đối với các vùng cách ly, phong tỏa phải thực hiện nghiêm yêu cầu cách
ly: gia đình cách ly với gia đình; thơn/tổ dân phố cách ly với thơn/ tổ dân phố; xã/
thị trấn cách ly với xã/thị trấn. Yêu cầu tất cả người dân ở nguyên tại nhà, chỉ ra
ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách
tối thiểu 02m; không tập trung q 02 người ngồi phạm vi cơng sở, trường học,
bệnh viện và tại nơi công cộng.
4. Đối với những người cách ly y tế tại nhà phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định cách ly của ngành Y tế. Trường hợp lực lượng chức năng kiểm tra, phát
hiện vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 sẽ xử lý nghiêm theo
quy định của pháp luật.
5. Mọi người cần bình tĩnh, khơng hoang mang, nhưng tuyệt đối khơng được
chủ quan, lơ là; không đăng tin, chia sẻ các nguồn tin khơng đúng, khơng chính
thức về dịch bệnh COVID-19, gây hoang mang, lo lắng trong Nhân dân, gây khó
khăn cho cơng tác truy vết, kiểm sốt dịch trên địa bàn.
Hãy thực hiện 5K: “Khẩu trang- Khử khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung Khai báo y tế” để giữ an toàn cho Bạn và Chúng ta trước đại dịch COVID-19!

Cảm ơn bà con đã lắng nghe !


21



×