Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tl qlđmst quản lý đổi mới sáng tạo ở hợp tác xã mây tre đan xuất khẩu phú vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.15 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU1
1. Lý do chọn đề tài1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu2
5. Kết cấu của đề tài2
NỘI DUNG3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO VÀ HỢP TÁC XÃ3
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới sáng tạo3
1.2. Cơ sở lý luận về Hợp tác xã6
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở
HỢP TÁC XÃ MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU PHÚ VINH8
2.1. Giới thiệu chung về Hợp tác xã Mây tre đan Xuất khẩu Phú Vinh8
2.2. Thực trạng quản lý đổi mới sáng tạo ở Hợp tác xã Mây tre đan
Xuất khẩu Phú Vinh8
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI
MỚI SÁNG TẠO TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU
PHÚ VINH11
3.1. Giải pháp cho Hợp tác xã Mây tre đan Xuất khẩu Phú Vinh11
3.2. Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước12
KẾT LUẬN13
TÀI LIỆU THAM KHẢO14


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp tác xã là một hình thức tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều
quốc gia, có vị trí và vai trị quan trọng. Ở Việt Nam nó cũng đóng vai trò


quan trọng cả trước đổi mới và sau đổi mới. Sau đổi mới, hình thức hợp tác xã
ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi và luật hợp tác xã năm 1997 đã đánh dấu
mốc quan trọng trong bước chuyển đổi từ mơ hình hợp tác xã kiểu cũ sang
kiểu mới theo nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
Hợp tác xã Mây tre đan Xuất khẩu Phú Vinh là một hợp tác xã mới
thành lập theo hình thức mới vào năm 2016. Đây là mơ hình hợp tác xã tương
tự như một doanh nghiệp. Tuy có nhiều điều tích cực trong đổi mới phương
thức quản lý và kinh doanh, nhưng nhìn chung Hợp tác xã vẫn chưa tiếp cận
được Quản lý đổi mới sáng tạo trong cách quản lý và kinh doanh. Từ thực tiễn
đi khảo sát vào tháng 10 năm 2020, thấy được những khó khăn của những cán
bộ quản lý doanh nghiệp cũng như người dân. Đến nay khi tiếp cận được một
luồng kiến thức mới, em đã chọn đề tài: “Quản lý đổi mới sáng tạo ở Hợp
tác xã Mây tre đan Xuất khẩu Phú Vinh” nhằm nghiên cứu, phân tích và đề
xuất những giải pháp để Hợp tác xã có áp dụng nhằm giải quyết các khó khăn
gặp phải.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích và đề xuất những giải
pháp Quản lý đổi mới sáng tạo trong phương pháp quản lý và kinh doanh
nhằm tháo gỡ những khó khăn cho Hợp tác xã Mây tre đan Xuât khẩu Phú
Vinh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đưa ra cơ sở lý luận về Hợp tác xã và Quản lý đổi mới sáng tạo
- Chỉ ra thực tiễn quản lý đổi mới sáng tạo ở Hợp tác xã Mây tre đan
Xuất khẩu Phú Vinh. Từ đó chỉ ra những khó khăn mà Hợp tác xã gặp phải.

1


- Đề xuất giải pháp quản lý đổi mới sáng tạo nhằm tháo gỡ những khó
khăn mà Hợp tác xã Mây tre đan Xuất khẩu Phú Vinh gặp phải.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đổi mới sáng tạo ở Hợp Tác xã Mây
tre đan Xuất khẩu Phú Vinh
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Những kiến thức về Hợp tác xã và Quản lý đổi
mới sáng tạo
- Phạm vi về không gian và thời gian: Quản lý đổi mới sáng tạo ở Hợp
tác xã Mây tre đan Xuất khẩu Phú Vinh từ năm 2016 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Những kiến thức đã học trong môn học Quản lý đổi mới
sáng tạo và kiến thức về Hợp tác xã
Phương pháp nghiên cứu: đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hố
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 3 chương 6 Tiết

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
VÀ HỢP TÁC XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới sáng tạo
1.1.1. Định nghĩa đổi mới
Đổi mới là việc sử dụng các tri thức mới về thị trường và công nghệ
để cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà khách hàng mong muốn
(Hình 1.2). Sản phẩm mới ở chỗ nó có chi phí sản xuất thấp hơn, có các
thuộc tính được cải thiện, có các thuộc tính chưa từng có trước đó hoặc

chưa từng xuất hiện trên thị trường đó trước đó.
Đổi mới là việc sử dụng tri thức mới để tạo ra một dịch vụ hoặc sản
phẩm mới mà khách hàng mong muốn. Đó là phát minh + thương mại hóa.
Theo Porter thì đó là “một cách mới để thực hiện cơng việc” (một số tác giả
gọi là phát minh (invention)) được thương mại hóa (commercialiation).
Đổi mới cũng được định nghĩa là “tiếp nhận các ý tưởng mà những ý
tưởng này mới đối với tổ chức tiếp nhận”.
Giữa đổi mới kỹ thuật và đổi mới quản lý có sự khác biệt. Đổi mới kỹ
thuật là những sản phẩm, dịch vụ hoặc các quy trình được cải thiện hoặc được
làm mới hồn tồn. Ngược lại, đổi mới quản lý liên quan đến cơ cấu tổ chức
và các quy trình quản trị và có thể hoặc không ảnh hưởng đến đổi mới kỹ
thuật. Đổi mới kỹ thuật có thể hoặc khơng địi hỏi phải đổi mới quản trị. Một
đổi mới kỹ thuật có thể là một sản phẩm (product) hoặc một quy trình
(process). Theo Damanpour, các đổi mới sản phẩm “là sản phẩm hoặc dịch vụ
mới được đưa ra để đáp ứng một nhu cầu thị trường”, ngược lại, các đổi mới
quy trình là “các nhân tố mới được đưa vào trong hoạt động sản xuất hoặc
quy trình vận hành dịch vụ của một tổ chức – nguyên liệu đầu vào, chi tiết kỹ

3


thuật, cơ chế phân luồng thông tin và công việc, và các thiết bị được sử dụng
để tạo ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ mới.”

1.1.2. Định nghĩa sáng tạo
Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất cứ cái gì có đồng thời tính mới và tính
ích lợi
1.1.3. Quản lý đổi mới sáng tạo
Quản lý đổi mới sáng tạo (QLĐMST) là quá trình biến đổi ý tưởng hay
sáng chế ra một sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra giá trị mà khách hàng sẵn sàng

trả tiền cho nó.
Năng lực quản lý đổi mới sáng tạo của một tổ chức trước hết là khả
năng hiểu biết và đáp ứng với các điều kiện thay đổi bối cảnh, theo đuổi các
cơ hội đổi mới, tận dụng kiến thức, sự sáng tạo của mọi người trong tổ chức,
đồng thời phối hợp với các bên liên quan và đối tác bên ngoài. Quản lý đổi
mới sáng tạo đòi hỏi những năng lực mới như:
4


- Phát triển hiểu biết sâu sắc về khách hàng thay vì dựa vào các báo cáo
thị trường
- Đưa ra các quyết định tài trợ dựa trên các giả định thay vì các thử
nghiệm
- Xác minh các giả thuyết thay vì khởi chạy các dự án tốn kém
1.1.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống để quản lý đổi mới sáng tạo
Hoạt động quản lý đổi mới sáng tạo có thể được quản lý ở mức độ lớn
bằng cách tạo ra các điều kiện thích hợp, loại bỏ rào cản và thu hút mọi người
tham gia vào tổ chức
Khả năng đổi mới sáng tạo của một tổ chức phụ thuộc vào một số yếu
tố được kết nối với nhau như: khả năng lãnh đạo, nguồn lực, văn hố, cấu
trúc, quy trình. sự cần thiết tiếp cận hệ thống để quản lý hoạt động đổi mới
sáng tạo.
1.1.5. Các mơ hình áp dụng trong quản lý đổi mới sáng tạo
Trong môn quản lý đổi mới sáng tạo có rất nhiều mơ hình được trình
bày để phù hợp với nhiều tổ chức. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, em chỉ
sử dụng mô hình thay đổi cơng nghệ đột phá:
Theo mơ hình thay đổi công nghệ đột phá do Giáo sư Clayton
Christensen đề xuất, nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của các công ty lớn
trong việc khai thác công nghệ đột phá khơng phải vì họ khơng “nhận ra được
bản chất của đổi mới”, như mơ hình đổi mới cấu trúc đề xuất, cũng khơng

phải vì các cơng nghệ này mang tính triệt tiêu năng lực hoạt động đối với họ,
như mô hình tuần tự – đột phá đề xuất. Thay vào đó, các cơng ty này thất bại
vì họ dành q nhiều thời gian lắng nghe và cố gắng đáp ứng nhu cầu của các
khách hàng chính hiện tại của họ, những người mà ban đầu khơng hề được lợi
gì từ các sản phẩm làm ra từ công nghệ đột phá. Các cơng nghệ đột phá có
bốn đặc điểm sau:
- Chúng tạo ra các thị trường mới bằng cách đưa ra một loại sản phẩm
hoặc dịch vụ mới.
5


- Sản phẩm hoặc dịch vụ được làm ra từ cơng nghệ mới có chi phí thấp
hơn so với sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại được làm ra từ công nghệ cũ.
- Theo đánh giá của bộ phận khách hàng chính đang sử dụng sản phẩm
hiện tại, ban đầu, sản phẩm mới hoạt động kém hơn sản phẩm hiện tại. Tuy
nhiên, cuối cùng sản phẩm mới vẫn bắt kịp và đáp ứng được nhu cầu của họ.
- Các công ty vẫn khó có thể bảo vệ được cơng nghệ độc quyền của
mình dù đã có bằng sáng chế.
1.2. Cơ sở lý luận về Hợp tác xã
1.2.1. Khái niệm về hợp tác
Hợp tác là sự kết hợp của các cá nhân hoặc các đơn vị tạo nên sức
mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, mỗi đơn vị
hoạt dộng riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí khơng thể thực hiện được, hoặc
thực hiện kém hiệu quả.
Trong cuộc sống, có nhiều lĩnh vực cần có sự hợp tác như sự hợp tác
trong lao động sản xuất, kinh doanh; hợp tác trong nghiên cứu khoa học; hợp
tác quân sự, văn hoá, thể thao, đời sống... Tuy nhiên, hợp tác trong lao động
sản xuất là phổ biến nhất.
Trong đề tài này, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu về hợp tác trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Sự hợp tác có thể tiến hành từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ hẹp sáng
rộng, từ thấp đến cao... Tuy nhiên, trong xã hội luôn tồn tại các lĩnh vực hợp
tác khác nhau, trình độ hợp tác khác nhau. Khi nhu cầu hợp tác ngày càng cao
thì mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và mở rộng.
Ngày nay, trong xu thế mới của nền kinh tế tồn cầu, sự hợp tác khơng
cịn bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia, từng khu vực mà đã là sự hợp
tác của toàn thế giới. Nội dung của sự hợp tác cũng đa dạng, không chỉ là hợp
tác trong từng lĩnh vực riêng rẽ, trong một vài vùng nhỏ lẻ mà sự hợp tác diễn
ra trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều quốc gia.

6


1.2.2. Khái niệm về hợp tác xã
Hợp tác xã là một tổ chức kinh doanh thuộc sỡ hữu và điều hành bởi
một nhím các cá nhân cho lợi ích lẫn nhau của họ. Hợp tác xã được xác định
bởi tuyên bố về việc xác định hợp tác của Liên minh quốc tế hợp tác xã “một
hiệp định tự trị: của những người đoàn kết tự nguyện đáp ứng nhu cầu chung
của kinh tế, xã hội và văn hoá và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp
đồng sỡ hữu và kiểm sốt dân chủ”. Hợp tác xã cũng có thể được định nghĩa
là một doanh nghiệp thuộc sỡ hữu và kiểm sốt đều cho người sử dụng dịch
vụ của mình hoặc những người làm việc ở đó.
Mơ hình Hợp tác xã (HTX) của Hợp tác xã Mây tre đan Phú Vinh là
Hợp tác xã sản xuất kinh doanh ở mức độ tồn diện:
* Đặc điểm cơ bản của mơ hình HTX loại này là:
- Cơ cấu tổ chức nội dung hoạt động, bộ máy quản lý và chế độ hạch
toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc của HTX kiểu mới và
tương tự một “doanh nghiệp” tập thể.
- Sở hữu tài sản trong HTX gồm 2 phần: Sở hữu tập thể và sở hữu cổ
phần. Xã viên HTX tham gia hoạt động trong HTX được hưởng theo nguyên

tắc phân phối theo lao động và hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của
HTX).
- HTX hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát
triển kinh tế HTX và đem lại lợi ích cho xã viên.
- HTX loại này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng,
khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản, nghền làm muối,
đánh cá.

7


CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở HỢP TÁC
XÃ MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU PHÚ VINH
2.1. Giới thiệu chung về Hợp tác xã Mây tre đan Xuất khẩu Phú
Vinh
- Địa Chỉ Trụ Sở: Xóm Thượng, thơn Phú Vinh, Xã Phú Nghĩa, Huyện
Chương Mỹ, Hà Nội
- Người Đại Diện PL: Nguyễn Thị Thủy
- Ngày cấp giấy phép: 21/11/2016
- Tên Ngành Nghề Kinh Doanh Chính: Sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre,
nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế);; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết
bện
- Loại Hình Tổ Chức: Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hoá
- Lĩnh Vực Kinh Tế: Kinh tế tập thể
- Mã Số Thuế: 0107640595
2.2. Thực trạng quản lý đổi mới sáng tạo ở Hợp tác xã Mây tre đan
Xuất khẩu Phú Vinh
Hiện nay, toàn HTX Mây tre đan Xuất khẩu Phú Vinh có 80% hộ dân
trong làng tham gia sản xuất các mặt hàng mây tre đan truyền thống. Theo số

liệu thu thập được từ tháng 10/2020 thì tổng số lao động của HTX các năm
gần đây tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2016 là 137 người, năm 2017
tăng lên 142 người, năm 2018 là 154 người. năm 2019 là 157 người và đến
tháng 10/2020 là 159 người. Nhìn chung, số lượng lao động của HTX Mây tre
đan Xuất khẩu Phú Vinh đều qua các năm và số lao động tham gia sản xuất
chiếm hơn 72% số lao động qua các năm của HTX. Hơn nữa, lao động tham
gia chủ yếu là người già và những người có thâm niên nghề trên 10 năm, còn
các lao động trẻ hiện nay có xu hướng khác cho nghề nghiệp. Bởi vậy, HTX

8


cũng cần có giải pháp nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nhân lực, nhằm
giữ gìn và phát triển nghề Mây tre đan của làng Phú Vinh.
Về chủng loại sản phẩm, trước khi thành lập HTX dù cho tay nghề có
tinh sảo và các sản phẩm khá đẹp. Tuy nhiên, các sản phẩm cũng chỉ loanh
quanh bên gánh hàng rong và chợ làng. Từ ngày có hợp HTX thì các mẫu mã
sản phẩm đa dạng hơn, nhưng chủ yếu là các sản phẩm từ các doanh nghiệp
trong nước tìm đến và đặt hàng. Các sản phẩm của HTX có thể kể đến như:
giỏ mây, túi xách bằng mây, vali bằng mây, giỏ đựng cây cảnh... Tuy nhiên,
các sản phẩm này đều này đều phát triển từ các ý tưởng của khách hàng
doanh nghiệp. Các sản phẩm từ chính tay hợp tác xã nghiên cứu và phát triển
hiện nay rất ít và ít được xuất khẩu. Bởi vì HTX hiện nay chưa có phịng
nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).
Về công cụ khi thực hiện công việc sản xuất kinh doanh, HTX hiện nay
cũng đã ứng dụng các máy móc công nghiệp nhằm tăng năng xuất lao động
như: máy chẻ, máy tuốt sợi, máy khoan, máy ép thuỷ lực... Những máy này
về quy mơ HTX có thể thực hiện, cịn các gia đình trước đây thì khơng vì các
máy móc này đắt tiền. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện nay vẫn đang đối mặt
với một thực tế là các lao động trẻ ngày càng hiếm và các lao động lành nghề

thì ngày càng già đi. Bởi vậy, điều cần thiết là phải có đột phá về cơng nghệ
nhằm hạn chế đi phần nào sự thiếu hụt nhân lực này.
Quy trình trong sản xuất mây tre đan không thay đổi nhiều so với trước
kia, HTX vẫn chủ yếu là giao nguyên liệu và sau đó các lao động nhận sản
phẩm về nhà làm, sau đó thu gom lại; các sản phẩm sau khi hồn thiện xong
vẫn thường được xử lí bảo quản một cách thủ cơng bằng cách hun khói hoặc
treo trên gác bếp. Đây là những cách làm giúp sản phẩm có màu tự nhiên và
bền đẹp. Nhưng thực tế hiện nay với số lượng đặt hàng lớn, nhiều lúc không
thể đáp ứng kịp cho khách hàng. Hay nói cách khác là HTX vẫn đang loay
hoay tìm các máy móc nhằm lên màu cho sản phẩm một cách tự nhiên như
ngày xưa mà vẫn đảm bảo độ bền chắc.
9


Có thể thấy, quản lý đổi mới sáng tạo ở HTX Mây tre đan Xuất khẩu
Phú Vinh chắc cõ lẽ chưa ai tiếp cận và chưa có đề tài nghiên cứu. Chính vì
vậy, HTX cịn cần rất nhiều sự đổi mới và sáng tạo để có thể áp dụng thành
cơng và tháo gỡ các khó khăn mà HTX gặp phải. Nhằm tháo gỡ các khó khăn
đó, em sẽ nêu ra một số giải pháp nhằm hạn chế và tháo gỡ phần nào khó
khăn cho HTX.

10


CHƯƠNG 3.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU PHÚ VINH
3.1. Giải pháp cho Hợp tác xã Mây tre đan Xuất khẩu Phú Vinh
Thứ nhất, thay đổi quy trình quản lý của HTX. Trước đây, HTX quản
lý lao động và sản phẩm bằng cách giao nguyên liệu và sau đó thu về sản

phẩm dở dang rồi hồn thành lại. Nhưng hiện nay, nhu cầu về sản phẩm mây
tre đan để bảo vệ môi trường ngày càng lớn. HTX nên thuê lao động để sản
xuất tại chỗ nhằm nâng cao năng xuất lao động và chủ động hơn trong kế
hoạch kinh doanh. Điều này là một thay đổi nên làm sớm bởi người dân chủ
yếu làm tranh thủ khi nông nhàn, bởi vậy sản phẩm làm ra cũng được ít. Việc
thuê lao động tại chỗ giúp đảm bảo việc làm ổn định cho lao động, giúp các
lao động trong HTX yên tâm hơn.
Thứ hai, thay đổi phương thức kinh doanh. Hiện nay, doanh nghiệp chủ
yếu được các khách hàng tìm đến mà chưa chủ động đi tìm khách hàng.
Doanh nghiệp mới chỉ áp dụng các phương thức bán hàng truyền thống như:
tham gia hội chợ, tham gia triển lãm, tham gia các cuộc thi tay nghề... Tuy
nhiên, các hội chợ này lại chủ yếu là doanh nghiệp Việt Nam làm trong ngành
dịch vụ. Bởi vậy, doanh nghiệp nên nghĩ đến việc thành lập đội ngũ nhân viên
bán hàng chuyên nghiệp hơn để đi tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng trên
tồn thế giới.
Thứ ba, chủ động thành lập phịng nghiên cứu và phát triển sản phẩm
(R&D). Hiện nay, các sản phẩm mà HTX đang làm và thực hiện là các sản
phẩm do cách doanh nghiệp tìm đến và yêu cầu đặt mẫu. Bởi vậy, HTX
dường như ít có các sản phẩm được nghiên cứu và phát triển nhằm tạo sự mới
mẻ cho khách hàng. Việc thanh lập phòng R&D giúp doanh nghiệp thấy được
sự vận động và thị hiếu của khách hàng. Hơn nữa, việc kết hợp đội ngũ bán

11


hàng và phịng R&D có lẽ là sự phát triển hợp lý nhất cho bước phát triển mới
cho HTX hiện nay.
Thứ tư, đầu tư các máy móc hiện đại hơn. Việt Nam là một nước có khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Độ ẩm trong khơng khí ln ở mức cao. Chính vì điều
đó làm các sản phẩm mây tre đan dễ ẩm mốc. HTX hiện nay lại thực hiện tập

kết sản phẩm ở ngoài trời, làm cho sản phẩm khi xuất có chất lượng khơng
được cao. Từ đó, HTX nên trang bị các nhà kho có hệ thống điều hồ độ ẩm
trong khơng khí nhằm tránh ẩm mốc. Và để phát triển lâu dài, HTX nên kết
hợp với các doanh nghiệp phát triển máy móc nhằm chế tạo các máy đan lát
tự động để nâng cao năng suất lao động.
3.2. Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, có các chính sách truyền thơng và thơng tin đến các HTX về
quản lý đổi mới sáng tạo. Đây là một trong những kiến thức mới, chính vì vậy
cần có sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm triển khai nó một
cách sâu rộng, hiệu quả và đồng bộ hơn.
Thứ hai, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Mây tre đan nhằm nâng cao thu nhập cho
người lao động ở nông thôn. Nghiên cứu và cho các doanh nghiệp thuê đến
miễn thuế để phát triển và gìn giữ nghề Mây tre đan đang ngày càng mai một.
Thứ ba, nên tổ chức các hội chợ quốc tế ở trong nước. Hội chợ quốc tế
ở trong nước là một trong những dịp để HTX và các doanh nghiệp có thể
tham gia và tiếp cận được nhiều khách hàng quốc tế hơn, từ đó có thể quảng
bá văn hoá và sản phẩm đến với bạn bè quốc tế.

12


KẾT LUẬN
Qua việc học xong môn Quản lý đổi mới sáng tạo, cũng như thơng qua
việc tìm hiểu và nghiên cứu thêm các kiến thức liên quan đến đề tài.
Em đã đưa ra được cơ sở lý luận về quản lý đổi mới sáng tạo và hợp tác
xã nhằm là căn cứ để đi triển khai và giải quyết các khó khăn trong thực tiễn.
Từ cơ sở lý luận, em cũng thấy được các khó khăn mà HTX gặp phải.
Để từ đó đi đến xác định và đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và tháo gỡ
phần nào các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Cũng như cho sự phát triển

trong tương lai của HTX nói chung và nghề Mây tre đan nói riêng.
Vì tiểu luận có hạn và thời gian nghiên cứu ngắn không tránh nỗi
những thiếu sót mong giảng viên thơng cảm.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ALLAN AFUAH (2012), Quản trị quá trình đổi mới và sáng tạo,
Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. (Nguyễn Hồng dịch).
2. Nguyễn Khắc Hoàn & Cs (2017), “Thực trạng phát triển sản phẩm
mây tre đan tại Hợp tác xã Mây tre đan Bao La, Huyên Quảng Điền, Tỉnh
Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học – Đại học Huế, Tập số 126, số 5A, 2017,
Trang 137-144. Địa chỉ truy cập: />article/view/3968, ngày truy cập: 13/12/2021
3. Nguyễn Thị Thu Phương (2017), “Bảo tồn và phát huy giá trị văn
hoá làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Túc, Phú Xuyên - Hà Nội”, Luận
văn tốt nghiệp. Địa chỉ truy cập:
ngày truy
cập: 13/12/2021.

14



×