Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tiểu luận quản lý xã hội về giáo dục và đào tạo - vai trò của nhà nước trong công tác quản lý các hoạt động tôn giáo tỉnh hưng yên thời kì đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.02 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề tôn giáo từ lâu là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt
Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can
thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau, vì thế
ln cần có hiểu biết thấu đáo trước khi giải quyết về các vấn đề. Vấn đề tôn
giáo đã từng bị chủ nghĩa đế quốc tìm cách lợi dụng phục vụ cho âm mưu
xâm lược và chống phá cách mạng ở Việt Nam nói riêng và các nước xã hội
chủ nghĩa nói chung. Chúng sử dụng tơn giáo như một chiêu bài trong âm
mưu diễn biến hịa bình hòng chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam cũng như các nước khác. Việt Nam là một quốc gia tồn tại nhiều
tôn giáo khác nhau và đa dạng về chiều hướng phát triển trên phạm vi cả
nước. Vì vậy để tiến hành thắng lợi cơng cuộc đổi mới ở nước ta, trước hết
đòi hỏi Đảng và nhà nước ta cần phải có cái nhìn đúng đắn những vấn đề lí
luận và thực tiễn về vấn đề tơn giáo cũng như có những chính sách về tơn
giáo một cách phù hợp và linh hoạt trong tình hình hiện nay. Nhìn chung mọi
giáo lý của các tơn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Những chiết lý
ấy giúp cho con người sống với nhau gần gũi hơn, có trách nhiệm hơn với bản
thân, cộng đồng, với sự phát triển chung của tồn xã hội. Tơn giáo là sự tự do
tin ngưỡng của mỗi công dân. Vì vậy trong định hướng trên con đường xây
dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vai trị của các tơn
giáo. Mặt khác ở Việt Nam trong lịch sử, tôn giáo đã bị lợi dụng để phục vụ
cho mục đích chính trị, và ngày nay vẫn cịn tồn tại những kẻ lợi dụng tơn
giáo để chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa của ta.
Tỉnh Hưng n có 03 tơn giáo hoạt động hợp pháp là Phật giáo, Cơng
giáo và Tin lành, trong đó Phật giáo có 591 cơ sở thờ tự, 361 tăng ni và trên
21000 tín đồ; Cơng giáo có 89 xứ, họ đạo (26 giáo xứ, 63 họ đạo), 80 nhà thờ
và nhà nguyện, 19 linh mục chính xứ, quản xứ, 36 nữ tu, dự tu và khoảng
1



20.000 giáo dân thuộc sự quản lý của 04 Tòa giám mục (Thái Bình, Bắc Ninh,
Hải Phịng, Hà Nội); Tin lành có 16 điểm nhóm thuộc 06 hệ phái Tin Lành,
trong đó có 03 hệ phái được Ban Tơn giáo Chính phủ cấp giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động tơn giáo ở 9/10 huyện, thành phố; có 02 chức sắc (01 mục
sư, 01 mục sư nhiệm chức), 01 truyền đạo, 10 chức việc và trên 200 tín hữu.
Với số lượng lớn tín đồ với nhiều tơn giáo khác nhau đang hoạt động trên địa
bàn tỉnh thì nhà nước cần phải chú trọng cơng tác quản lý.
Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Vai trị của Nhà nước trong cơng tác
quản lý các hoạt động tôn giáo tỉnh Hưng Yên thời kì đổi mới.” Việc
nghiên cứu đề tài vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc
phát triển một cộng đồng tôn giáo lành mạnh, đẩy lùi những xuyên tạc của thế
lực thù địch,…
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài từ việc khái quát những nhận thức chung về tôn giáo, về quản lý
nhà nước đối với tơn giáo và phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo ở tỉnh Hưng Yên
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Hưng Yên
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp luận
biện chứng của Mác – Lê-nin, thu thập số liệu, thực nghiệm,…
5. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về tơn giáo

2



NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về tôn giáo
1.1.Các quan điểm về tôn giáo.
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch
sử, có tài liệu thống kê đến nay có hàng trăm khía niệm về tơn giáo tùy cách
tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau người ta đưa ra những khái niệm
khác nhau về tôn giáo.
Quan điểm trước Mác về tôn giáo:
Trước khi xuất hiện đạo Kito, bên cạnh những hình thức tơn giáo sơ
khai, việc các nhà nước độc lập rất sung bái các vị thần rất phổ biến, với
những nghi thức và niềm tin có quan hệ đến cái thiêng liêng.Con người vừa
kính trọng , vừa sợ hãi những lực lượng siêu nhiên nên họ đã thực hiện những
nghi lễ hiến tế nhằm tỏlịng tơn kính cầu xin sự giúp đỡ, sự che chở của đấng
siêu nhiên tối cao, để làmtăng sức mạnh của bản thân và cộng đồng, vượt qua
một cách thắng lợi nhữngthách thức khó khăn , hi vọng các thần linh giúp đỡ
để tránh những tai họa đang hoặc sẽ dẫn đến. Khi tư tưởng nhà thờ thống trị
những đêm trường trung cổ, ở Châu âu đã bắt con người tìm kiếm chỗ dựa
tinh thần ở niềm tin tơn giáo đó là sự phụ thuộc vào các bậc tiên tri và các
đấng siêu phàm.Trong tơn giáo con người thốt khỏi trần gian, vì tôn giáo là
lĩnh vực tri thức giải đáp mọi điều bí ẩn của thế giới quan, gạt bỏ mọi mâu
thuẫn thầm kín trong tư tưởng con người do vậy tơn giáo là lĩnh vực của chân
lí vĩnh cửu.Nhà triết học Đức Wil Helm Hegel cho rằng tôn giáo là tri thức
thần thánh, là tri thức của con người về thần thánh, vì vậy ơng đã kết luận:
trong tơn giáo con người tự do trước thần thánh , vì ý chí của con người hịa
đồng với ý chí của Thượng Đế.
L.Feuer Bach, một đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật trước Mác
đưa ra luận điểm: Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải là tôn giáo
sáng tạo ra con người. Ông cho rằng cái mà ý thức tôn giáo quan niệm là

Thượng đế không phải là cái gì khác hơn sự sang tạo của con người , con
3


người suy nghĩ ra sao, tâm tư thế nào thì thượng đế của họ đúng như vậy, con
người có bao nhiêu giá trị thì Thượng đế cũng có bấy nhiêu.Từ thượng đế có
thể suy ra con người và ngược lại. Thượng đế là cái tự thân được biểu hiện ở
con người, tôn giáo là sự vén mở trang trọng những kho tang ẩn giấu của con
người, là sự thừa nhận ý nghĩ thầm kín nhất, là sự thú nhận cơng khai những
bí mật tình u của con người.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác- lê nin về tôn giáo:
Các Mác, Ăngghen, Lê-nin là những vị lãnh tự lỗi lạc của phong trào
cơng sản và cơng nhân quốc tế.Trong suốt q trình hoạt động cách mạng, các
ông đã để lại những tư tưởng quí báu về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản, trong đó có những nhận định về vấn đề tôn giáo. Các mác đã chỉ ra rằng:
Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản
thân mình hoặc lại đánh mất bản thân mình một lần nữa. Con người chính là
thế giới những con người , là nhà nước, là xã hội.Nhà nước ấy, xã hội ấy sản
sinh ra tôn giáo, không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính là con
người sáng tạo ra tơn giáo. Tơn giáo biến bản chất con người thành tính hiện
thực, ảo tưởng, vì bản chất con người khơng có tính hiện thực thực sự.Tôn
giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng
có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội khơng
có tinh thần, tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Qua sự phản ánh của tôn
giáo, những lực lượng tự phát của tự nhiên và xã hội trở thành sức mạnh siêu
nhiên có quyền uy đối tối thượng và tác động đến một cộng đồng , một nhóm
xã hội có tổ chức.Tơn giáo chỉ ra đời khi xuất hiện giai cấp và có đấu tranh
giai cấp. Lênin đã định nghĩa: Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức
về tinh thần, ln luôn và bất cứ nơi đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân
dân khốn khổ vì phải lao động suốt đời cho người khác hưởng, vì phải chịu

cảnh bần cùng và cô độc.
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác lê nin về tơn giáo đã được Hồ chí
Minh,
4


Đảng và Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong điều kiện lịch sử của Việt nam.
Mặc dù hiện nay chưa có tài liệu nào giải thích cụ thể về tơn giáo , song nói
đến một tơn giáo hồn chỉnh thì có mấy dấu hiệu cơ bản sau:
Nói đến tơn giáo là nói đến cộng đồng người có chung niềm tin vào thế
lực siêu nhiên, huyền bí
Có hệ thống giáo lí, luật lệ, lễ nghi.
Có tổ chức hoạt động từ giáo hội xuống cơ sở khá chặt chẽ.
1.2.Nguồn gốc và bản chất của tôn giáo.
Nguồn gốc kinh tế xã hội của tôn giáo.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp
kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí
ẩn, vì vậy họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh quyền lực to lớn, thần
thánh hóa những sức mạnh đó. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo.
Khi xã hội bắt đầu xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu
đuối trước sức mạnh của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những
sức mạnh tự phát hoặc của thế lực nào đó trong xã hội.Khơng giải thích được
nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác, .. và của những
yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, họ hướng niềm tin ảo tưởng vào thế giới bên kia
dưới hình thức tơn các giáo.
Như vậy sự yếu kém của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự
bần cùng về kinh tế, áp bức chính trị , thất vọng bất lực trước những bất công
xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo.
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự

nhiên xã hộicó giới hạn. Do trình độ nhận thức yếu kém, con người khơng
giải thích được bản chất của các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và xã hội, từ
đó họ thần bí hóa và gán cho tự nhiên xã hội những lực lượng thần bí hình
thành nên các biểu tượng tôn giáo.

5


Do nhận thức của con người ngày càng phát triển, sự khái quát hóa,
trừu tượng hóa tự nhiên và xã hội ngày càng cao nên càng có khả năng xa vời
hiện thực , phản ánh sai lệch hiện thực để rơi vào ảo tưởng, thần thành hóa đối
tượng nhận thức.
Nguồn gốc tâm lý.
Tâm lý sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, những tình cảm
về lịng kính trọng , sự biết ơn.. đã làm hình thành những ý thức tình cảm của
tơn giáo đưa đến sự ra đời của tín ngưỡng tơn giáo. Tín ngưỡng, tơn giáo đã
đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp những
hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ vè xoa dịu
cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận.Vì thế dù là hạnh phúc hư ảo, nhưng nhiều
người vẫn tin, vẫn bíu vào. Đó cũng là một giá trị tích cực của tơn giáo.
Bản chất của tơn giáo.
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực ra đời và tồn tại trong một
điều kiện lịch sử nhất định. Hệ tư tưởng và thế giới quan tôn giáo là duy tâm,
hoàn toàn đối lập với hệ tư tưởng và thế giới qua Mác-lênin khoa học và cách
mạng. Tôn giáo khơng giải thích được đúng bản chất các hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội, cũng như nguyên nhân nỗi thống khổ của người lao động .
Tôn giáo hướng con người hạnh phúc hư ảo, hi vọng hão huyền, làm tiêu tan
nghị lực, nhụt chí đấu tranh, hạn chế quá trình vươn lên của con người mà chỉ
biết cam chịu.Tuy nhiên ở một mức nhất định tơn giáo có vai trị tích cực
trong văn hóa đạo đức xã hội như đoàn kết, hướng thiện , quan tâm đến con

người. Tôn giáo là niềm an ủi , chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động.
1.3. Vai trị của tơn giáo.
Mặt dù về hình thức, tơn giáo tách khỏi thế tục nhưng thực tế nó vẫn
can thiệp vào thế tục ở các mức độ khác nhau. “Với tư cách là một bộ phận
của kiến trúc thượng tầng xã hội, tôn giáo tác động trở lại đối với tồn tại xã
hội”. Các tác động này bao gồm cả tác động mang tính tích cực lẫn tiêu cực.
Mặt tích cực, tơn giáo có vai trị quan trọng trong việc liên kết tập hợp cộng
6


đồng. “Trong một chừng mực nhất định, tôn giáo là một trong những nhân tố
ổn
định những trật tự xã hội đang tồn tại dựa trên các hệ thống giá trị và chuẩn
mực chung mà nó hình thành”.Tơn giáo cũng tạo nên những thăng hoa cho
các sáng tạo nghệ thuật dân gian, có đóng góp lớn đối với các di sản văn hóa
của nhân loại. Tơn giáo có tác động hai mặt đối với xã hội. Một mặt nó phản
ánh khát vọng của con người về một xã hội mới tốt đẹp hơn, làm tăng sự liên
kết trong xã hội, hướng con người đến những giá trị cao cả, đạo đức, hướng
thiện. Thế nhưng đi kèm với nó ln có mặt tiêu cực. Mặt tiêu cực của tôn
giáo là nguy cơ gây rạn nứt trong xã hội do sự sùng tín hay tính cục bộ cố hữu
của nó. Sự xung đột giữa các tôn giáo cũng là một ngu cơ đối với hịa bình và
an ninh thế giới. Tơn giáo cũng đồng thời kìm hãm khoa học, kìm hãm sự
sáng tạo của con người. Tóm lại bên cạnh các mặt tích cực, thế giới quan tôn
giáo ẩn chứa nhiều mặt tiêu cực. Chính những mặt tiêu cực của tơn giáo ln
bị các lực lượng thù địch với chủ nghĩa xã hội lợi dụng nhằm thực hiện các
âm mưu chống phá các nhà nước chủ nghĩa xã hội. Mặc dù “chủ nghĩa Mác –
Lênin coi tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội duy tâm, thần bí, phản khoa
học, nhưng Chủ nghĩa Mác Lênin cũng thừa nhận tính chất, vai trị của tơn
giáo, thừa nhận tơn giáo cịn tồn tại lâu dài”.
Chính vì vậy trong giải quyết các vấn đề về tơn giáo cần phải có một

thời gian dài, “gắn liền với quá trình vận động cách mạng, cải biến xã hội và
nâng cao nhận thức của quần chúng.”
1.4 Tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Cùng với sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, Đảng ta đã
từng bước đổi mới về vấn đề tôn giáo và công tác tơn giáo. Trong q trình
đó, tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo ngày càng được
thể hiện một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ

7


rõ: "Tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo phù hợp
với quan điểm của Đảng".
Thật vậy, sau 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, quan điểm
đổi mới của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo ngày càng phát triển hồn
thiện và đi vào cuộc sống. Bước ngoặt trong sự đổi mới tư duy lý luận của
Đảng ta về vấn đề tôn giáo được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết số 24
của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990 "Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong
tình hình mới”. Về nhận thức lý luận,Đảng ta đã nêu lên "3 luận đề" có tính
đột phá về vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng: Một là, tơn giáo là vấn đề cịn tồn tại
lâu dài; Hai là, tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân và Ba là, đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây
dựng xã hội mới. Đồng thời nêu lên “3 quan điểm” đổi mới về công tác tôn
giáo: Một là, công tác tôn giáo vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín
ngưỡng của quần chúng, vừa cảnh giác kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng
tôn giáo phá hoại cách mạng; Hai là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là
công tác vận động quần chúng và Ba là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của
tồn bộ hệ thống chính trị. Để có được những tư tưởng đổi mới có tính "đột
phá” nêu trên, Đảng ta tìm tịi, trăn trở trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tơn giáo vào tình hình tơn giáo ở

nước ta. Trong quá trình đổi mới, tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tôn
giáo tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trong các chỉ thị, nghị quyết tiếp theo.
Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị (2/7/1998) chỉ rõ: "Những giá trị văn hoá, đạo đức
tốt đẹp của tơn giáo được tơn trọng và khuyến khích phát huy". Nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) về Xây dựng
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (16/7/1998), dành
quan điểm thứ 8 về “Chính sách văn hóa đối với tơn giáo", khẳng định:
"Khuyến khích ý tưởng cơng bằng, bác ái, hướng thiện ... trong tôn giáo”.

8


Chương 2:
Thực trạng quản lý xã hội về tôn giáo tỉnh Hưng Yên hiện nay
2.1 Khái quát chung về tỉnh Hưng Yên
2.1.1 Vị trí địa lí, dân số
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Việt
Nam.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng n cách thủ đơ Hà
Nội 54 km về phía đơng nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây
nam, có vị trí địa lý:
Phía đơng giáp tỉnh Hải Dương
Phía tây giáp thủ đơ Hà Nội và tỉnh Hà Nam
Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2020, Hưng Yên là đơn vị hành chính Việt Nam có dân số
1.269.090 người (xếp thứ 28 về dân số), mật độ trung bình 1.364 người/km2
(xếp thứ 4 cả nước), GRDP đạt 99.875 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người
đạt 78,7 triệu đồng tương ứng với 3.391 USD (xếp thứ 13 cả nước và thứ 7
khu vực Bắc Bộ), thu nhập bình quân đầu người đạt 48,48 triệu đồng/năm ,

tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,26%
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ giữa ba tỉnh, thành phố
lớn: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ, là một trong hai tỉnh Bắc bộ có địa hình hồn tồn đồng bằng, khơng có
rừng, núi. Hưng n khơng giáp biển. Độ cao đất đai gần như, ình rất thuận
lợi.
Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân),
xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.

9


Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ
rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng
năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
Diện tích: 930 km² (rộng hơn Hà Nam, Bắc Ninh).
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.652 mm
Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.550 - 1650 giờ (cao dần từ Nam lên Bắc)
Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%
2.1.3 Kinh tế
Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 9.72%. Giá trị
sản xuất công nghiệp tăng 12.25%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11.45%.
Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản tăng 2.62%. Giá trị sản xuất thương mại
dịch vụ tăng 6.77%.
Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp xây dựng 62.15%, nông nghiệp thủy sản
8.44%, thương mại dịch vụ 29.41%. GRDP đầu người đạt 79.06 triệu đồng.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,750 tỷ $, đạt 101% kế hoạch tăng 11.76%
so với năm 2018.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 38.097 tỷ đồng tăng 111% so với kế
hoạch và tăng 11.12% so với năm 2018.
Tổng thu ngân sách đạt 16.027 tỷ đồng đạt 124,6% kế hoạch tăng
21,2% so với năm 2018. Trong đó thu thuế XNK đạt 3.800 tỷ đồng đạt
112,5% kế hoạch tăng 13,7%. Thu nội địa 12.257 tỷ đồng tăng 127,8% kế
hoạch tăng 23,7% so với cùng kỳ 2018.
Tổng chi ngân sách 10.339 tỷ đạt 112,7% kế hoạch. Trong đó: chi đầu
tư phát triển 3.679 tỷ đồng đạt 91,8% kế hoạch, chi thường xuyên 6.300 tỷ
đồng đạt 100% kế hoạch. Tồn tỉnh đã có 145/145 xã đạt chuẩn nông thôn
mới đạt 100%.
Tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,63%. Tỷ lệ hộ nghèo 2,0%.

10


Tồn tỉnh hiện có 13 khu cơng nghiệp với quy mô hơn 3.000 ha, gồm
các khu công nghiệp: Phố Nối A, Dệt may Phố Nối (Phố nối B), Thăng Long
II, Yên Mỹ, Yên Mỹ II, Minh Đức, Tân Quang, Như Quỳnh, Quán Đỏ, Kim
Động, Trưng Trắc, Vĩnh Khúc, Minh Quang và một số cụm công nghiệp
khác. Theo quy hoạch, đến năm 2020 tồn tỉnh sẽ có 35 cụm cơng nghiệp,
tổng diện tích tăng thêm là 1.399 ha để tạo mặt bằng thuận lợi cho phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của miền
Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu cơng nghiệp lớn như Phố
Nối A, Phố Nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng Long
II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp
Minh Đức, khu công nghiệp Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ..... Sản
phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, điện tử, điện dân
dụng, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công
nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Tính đến hết năm 2019, tại các khu cơng

nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng n có hơn 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký thực hiện 465 dự án đầu tư còn hiệu lực
tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.730 triệu đơ la Mỹ, trong đó dự án đầu tư hạ
tầng Khu cơng nghiệp Thăng Long II có vốn đầu tư đăng ký là 123 triệu đô la
Mỹ, các dự án đầu tư thứ cấp có tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.607 triệu đô la
Mỹ. Nhật Bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư đăng ký lớn nhất tại các
KCN với 130 dự án và có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.000 triệu đô la Mỹ,
tiếp đến là Hàn Quốc với 41 dự án và có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 500
triệu đơ la Mỹ. Bên cạnh đó với 1.463 dự án đầu tư của doanh nghiệp nội địa
có tổng số vốn 133,4 nghìn tỷ đồng nâng tổng số vốn thu hút đầu tư đạt 10,5
tỷ USD.
Tổng số lao động sử dụng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài hiện nay khoảng 43,2 vạn người. Toàn tỉnh hiện có 12.000 doanh
nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký 109.500 tỷ đồng.
11


Nhưng phân hố kinh tế khơng đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh
đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng
như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Tình
hình đó sẽ được cải thiện khi quốc lộ 5B (Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc
nhất Việt Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phịng. Nó
chạy qua các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi với tổng chiều dài 29 km);
tỉnh lộ 200 (chạy song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên
Mỹ); quốc lộ 38B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương);
đường chạy theo đê sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới huyện Văn
Giang và đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh
Bình sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đơ thị mới xây dựng với
quy hoạch rất hiện đại và văn minh như Khu đô thị Ecopark, V-GreenCity

Phố Nối, Khu đô thị V-GreenCity, Khu đô thị Phố Nối B, Khu đô thị đại học
Phố Hiến thuộc thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ...
Khu Phố Nối (thị xã Mỹ Hào, huyện Yên Mỹ) là một khu vực kinh tế
phát triển, là trung tâm thương mại tài chính ngân hàng, cơng nghiệp của tỉnh
Hưng Yên. Tại đây, các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang
được xây dựng nhiều dần biến nơi đây thành trung tâm thương mại, giải trí
chính của vùng.
2.2 Tình hình quản lí xã hội của Nhà nước về vấn đề tôn giáo tỉnh
Hưng Yên thời gian gần đây.
2.2.1 Tỉnh Hưng Yên thực hiện công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn
giáo.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các địa phương, cơ quan, đơn vị lãnh
đạo, chỉ đạo cơng tác tun truyền nhằm làm rõ vai trị, tầm quan trọng, vị trí
chiến lược của vấn đề dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng của đất
nước; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta về công tác
dân tộc, tôn giáo. Khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng là bảo đảm các
12


dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùng phát triển; chống kỳ
thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm trị mọi âm mưu, hành
động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tơn trọng và bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân; bảo đảm các tơn giáo bình đẳng với
nhau và bình đẳng trước pháp luật; đồn kết tơn giáo gắn với đồn kết dân
tộc; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của tôn
giáo; kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng
tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, chia rẽ, phá
hoại đồn kết tơn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuyên truyền chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc,
tôn giáo.

Phản ánh sự chủ động, tinh thần tự lực cánh sinh, nỗ lực vươn lên vượt
khó của đồng bào có đạo; giá trị tốt đẹp, đóng góp của tôn giáo trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cổ vũ, khích lệ đồng bào có đạo tích cực
tham gia các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, đất nước…
Biểu dương các cấp ủy, chính quyền, đồn thể có tinh thần trách nhiệm
cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo; chủ động nắm tình
hình, kịp thời phát hiện, tham mưu chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức
năng xử lý tình huống phát sinh và giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tôn
giáo trên địa bàn. Đấu tranh, phê phán những biểu hiện vi phạm chủ trương,
chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo, như: hoạt động tôn giáo trái pháp
luật, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, gây
ảnh hưởng xấu đối với xã hội.
Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù
địch lợi dụng việc xử lý hoạt động dân tộc, tơn giáo vi phạm pháp luật để kích
động quần chúng; vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền;
bóp méo sự thật về tình hình dân chủ, bình đẳng dân tộc, tự do tín ngưỡng,
tơn giáo ở Việt Nam... nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
13


2.2.2 Những kết quả đạt được trong quản lí xã hội về tơn giáo của tỉnh.
Nhìn lại 15 năm thực hiện các cơng tác quản lí tơn giáo có thể thấy,
nhận thức của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân
dân về tơn giáo, cơng tác tơn giáo có những chuyển biến rõ rệt. Cấp ủy, chính
quyền các cấp đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động thuần túy, cơ bản tuân
thủ pháp luật. Đại đa số chức sắc, chức việc và tín đồ các tơn giáo chấp hành
tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham
gia các hoạt động xã hội, y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo, góp phần vào sự

phát triển chung của tỉnh. Số lượng chức sắc, tín đồ có sự phát triển mạnh về
số lượng, tính đến hết năm 2016, tỉnh Hưng n có 03 tơn giáo hoạt động hợp
pháp là Phật giáo, Công giáo và Tin lành, trong đó Phật giáo có 591 cơ sở thờ
tự, 361 tăng ni và trên 21000 tín đồ; Cơng giáo có 89 xứ, họ đạo (26 giáo xứ,
63 họ đạo), 80 nhà thờ và nhà nguyện, 19 linh mục chính xứ, quản xứ, 36 nữ
tu, dự tu và khoảng 20.000 giáo dân thuộc sự quản lý của 04 Tòa giám mục
(Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Phịng, Hà Nội); Tin lành có 16 điểm nhóm thuộc
06 hệ phái Tin Lành, trong đó có 03 hệ phái được Ban Tơn giáo Chính phủ
cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo ở 9/10 huyện, thành phố; có
02 chức sắc (01 mục sư, 01 mục sư nhiệm chức), 01 truyền đạo, 10 chức việc
và trên 200 tín hữu.
Bộ máy làm cơng tác tôn giáo được tăng cường ở cả 3 cấp về số
lượng và chất lượng. Năm 2003, tồn tỉnh có 223 cán bộ làm công tác tôn
giáo (cấp tỉnh 13 người, cấp huyện 50 người, cấp xã 160); đến năm 2017 tăng
lên là 740 người (cấp tỉnh 36 người, cấp huyện 60 người, cấp xã 644 người).
Nhiều ban, ngành đã thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác tôn giáo.
Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo các cấp được thành lập, kiện tồn và đi vào
hoạt động có hiệu quả; phối hợp với các ngành chức năng tham mưu giúp cấp
ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sinh hoạt
tôn giáo theo đúng pháp luật, hiến chương, điều lệ của giáo hội. Tích cực
14


tham gia các hoạt động, nhân đạo từ thiện; tổ chức thăm và tặng quà các chức
sắc tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhân các dịp lễ trọng như Tết Nguyên đán, Đại
lễ Phật đản, lễ Noel... Qua đó, góp phần ổn định tình hình tơn giáo trên địa
bàn tỉnh, động viên các chức sắc, tín đồ các tơn giáo tin tưởng vào đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sống ”tốt đời, đẹp đạo”.
Công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ làm công tác tôn giáo, đội ngũ tăng, ni từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm

thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh đã mở
được 06 lớp cho khoảng 1500 lượt cán bộ. Ban tơn giáo các cấp phối hợp với
trường chính trị Nguyễn Văn Linh và trung tâm chính trị các huyện, thành
phố mở trên 186 lớp cho khoảng 5500 lượt cán bộ cơ sở, cán bộ các hội, đoàn
thể, đội ngũ chức sắc tôn giáo. Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) đã cho ý kiến để
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức giới đàn truyền chức cho 202 giới
tử, tấm phong giáo phẩm cho 01 Thượng tọa, 09 Ni trưởng và 20 Ni sư; tiếp
nhận 45 hội viên; đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo 36 vị có trình độ cơ sở Phật
học, trung cấp 85 vị, cao đẳng 18 vị, Học viện 25 vị. Có ý kiến để các Tòa
Giám mục bổ nhiệm chánh xứ và quản xứ cho 09 linh mục, cử 02 công dân đi
học tại Chủng viện Mỹ Đức, tỉnh Thái Bình.
Cơng tác phối hợp giữa các cấp, các ngành được tăng cường và phát
huy hiệu quả, cụ thể như: Ban Tôn giáo tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân,
Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh xây
dựng chương trình phối hợp cơng tác, triển khai và tổ chức; định kỳ sơ kết,
tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về tôn giáo trên địa bàn. Sở Xây dựng, Ban Tôn giáo phối hợp với các
địa phương tiến hành thẩm định, cấp phép xây dựng, sửa chữa nhiều cơ sở thờ
tự, phần nào đáp ứng được nhu cầu tơn giáo của nhân dân.
Cơng tác phát triển đồn viên, hội viên, tăng cường xây dựng lực
lượng nòng cốt cho phong trào quần chúng ở địa phương được cấp ủy, chính
quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị đặc biệt quan tâm. Khuyến khích, tạo
15


điều kiện cho đồng bào tôn giáo tham gia tổ chức đảng, chính quyền, cùng với
quần chúng nhân dân xây dựng khối đại đồn kết tồn dân, qua đó hệ thống
chính trị vùng đồng bào có đạo được củng cố, tăng cường. Đến tháng
10/2016, trên địa bàn tỉnh có 71 chức sắc, tín đồ các tơn giáo tham gia đại
biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (Phật giáo 30 người, Công giáo

41 người); tham gia cấp ủy các cấp có 528 người (Phật giáo 510 người, Cơng
giáo 18 người); tham gia UBND các cấp có 21 người (Công giáo 21 người);
tham gia Ủy ban MTTQ và ban chấp hành đồn thể chính trị - xã hội các cấp
có 555 người (Phật giáo 332 người, Cơng giáo 223 người).
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên
truyền vận động đồng bào tôn giáo thực hiện các cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”, “Ngày vì người nghèo”,
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”..., tham gia các hoạt động
khuyến học, khuyến tài, từ thiện nhân đạo, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu ủng
hộ các quỹ do Trung ương và tỉnh phát động; tiêu biểu có Thượng tọa Thích
Thanh Hiện, Sư cơ Thích Đàm Thành, với số tiền quyên góp mỗi năm lên đến
hàng tỷ đồng. Nhiều chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương,
góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho đồng bào các tôn
giáo; xuất hiện nhiều gương điển hình trong phát triển kinh tế là đồng bào có
đạo, như giáo dân Bùi Văn Hà, thơn Đơng Khu, xã Đức Hợp trồng chuối tiêu
hồng xuất khẩu thu lãi khoảng 110 triệu đồng/năm; giáo dân Nguyễn Văn
Tiến xã Ngọc Thanh, Kim Động sản xuất gạch mỗi năm thu lãi 200 triệu
đồng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình tơn giáo trên địa bàn
tỉnh những năm qua cịn bộc lộ những mặt hạn chế như: Cơng tác lãnh đạo,
chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể cơ sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, xây dựng, sửa chữa công
16


trình tơn giáo, thun chuyển, cư trú của chức sắc tơn giáo… cịn bng lỏng.
Cơng tác tun truyền, vận động các chức sắc tham gia xây dựng đời sống
văn hóa mới và các phong trào văn hóa xã hội cịn hạn chế, tạo cớ để một số

chức sắc hoạt động lấn lướt, không tuân thủ theo quy định của giáo hội và
pháp luật. Tình hình tơn giáo ở một số địa bàn còn nảy sinh và tiềm ẩn những
vấn đề phức tạp

17


Chương 3:
Nâng cao hiệu quả quản lí xã hội về tôn giáo ở tỉnh Hưng Yên
3.1 Nhận thức mới về tôn giáo và phương pháp giải quyết các vấn
đề tôn giáo
Mỗi tơn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp lý, có giá trị nhân
văn sâu sắc, như đức "từ bi" của Phật giáo, lòng "nhân nghĩa" của đạo Cao
Đài và Phật giáo Hòa Hảo, tư tưởng "bác ái" của đạo Kitơ, truyền thống uống
nước nhớ nguồn, lịng tự hào, tự tơn dân tộc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Đó chính là chân giá trị mà nhân loại cũng như dân tộc ta luôn hướng tới. Hồ
Chủ tịch đã đúc kết một cách sâu sắc những giá trị đạo đức của các tôn giáo
lớn. Người viết: "Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo
đức là từ bi. Khổng tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”. Đại đa số đồng bào tôn
giáo ở nước ta đều có tinh thần yêu nước, đồng hành cùng dân tộc trong quá
trình chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, tham gia vào xây dựng và
giữ gìn bản sắc dân tộc, đó là chủ nghĩa yêu nước, dân tộc và quốc gia có chủ
quyền.
Để phát huy được những điểm tương đồng ấy đòi hỏi phải kết hợp một
cách biện chứng giữa lợi ích chung của sự phát triển đất nước với lợi ích cụ
thể của đồng bào có đạo trên cả hai mặt đời sống vật chất và đời sống tinh
thần, trong đó có nhu cầu về đời sống tâm linh tơn giáo. Đây chính là động
lực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các tôn giáo nhằm
thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội và phương châm, định hướng hành đạo gắn
bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật của các tôn giáo. Phát huy những điểm

tương đồng, hướng về mục tiêu chung của cơng cuộc đổi mới đất nước có tác
dụng huy động sức mạnh tiềm năng của đồng bào các tôn giáo, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp đồng bào các tôn giáo đấu tranh chống
các thế lực lợi dụng tơn giáo gây mất đồn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo.

18


Việc Đảng ta chỉ rõ đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng có nghĩa là đã khẳng định đồng bào các tôn
giáo là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đồn kết tồn dân tộc
trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước khi trở thành tín đồ của một
tơn giáo, họ là cơng dân của nước Việt Nam, cùng chung lo tới vận mệnh của
dân tộc. Đảng ta khẳng định thực hiện nhất quán chính sách tơn trọng quyền
tự do tín ngưỡng, tơn giáo, quyền được sinh hoạt tơn giáo bình thường theo
đúng pháp luật của đồng bào có đạo và sự bình đẳng giữa các tơn giáo. Tơn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo trước hết là tạo điều kiện, đảm bảo cho
quần chúng có đạo được tham gia sinh hoạt tơn giáo bình thường theo đúng
pháp luật. Mặt khác, phải chăm lo đến lợi ích thiết thân của bộ phận quần
chúng đặc thù này. Nghĩa là phải chủ động giải quyết kịp thời những nhu cầu
sinh hoạt tín ngưỡng chính đáng của đồng bào có đạo đúng với pháp luật.
Trong đó, quan trọng nhất là chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho họ.
Hai là, tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân. Quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi mới tư duy lý
luận của Đảng ta về vấn đề tôn giáo. Trước đây, tôn giáo thường tiếp cận từ
hai góc độ tư tưởng triết học và chính trị với hai định nghĩa mang tính kinh
điển: "tơn giáo là hình thái ý thức xã hội" và "tơn giáo là thuốc phiện của
nhân dân". Đó là hướng tiếp cận đúng, nhưng chưa đủ theo quan điểm mới
của Đảng ta về vấn đề tơn giáo. Bởi vì, tơn giáo khơng chỉ là triết học (một bộ

phận của thượng tầng kiến trúc, phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan),
không chỉ là vấn đề chính trị (bị các thế lực chính trị xấu lợi dụng), mà tơn
giáo cịn là lịch sử (phản ánh tiến trình lịch sử của nhân loại), là nhận thức
(giải thích về thế giới và con người), là văn hóa (góp phần hình thành nên
những nền văn minh và nếp sống văn hóa của lồi người), là đạo đức (góp
phần điều chỉnh hành vi của con người hướng tới những giá trị chân, thiện,
mỹ), là lối sống (góp phần hình thành lối sống của những người có đạo) và
19


tơn giáo là một thực thể xã hội (có lực lượng tín đồ hùng hậu, có tổ chức giáo
hội, tơn giáo chân chính góp phần vào củng cố cộng đồng và sự ổn định xã
hội) v.v.
Như vậy, với quan điểm nhìn nhận mới, Đảng ta khơng chỉ bó hẹp tơn
giáo trong khn khổ của tư tưởng triết học và chính trị mà đa diện hơn đúng
với sự tồn tại và phản ánh của nó. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc
biệt, thể hiện tầm sâu trong tư duy nhận thức lý luận của Đảng ta về vấn đề
tơn giáo. Điều đó đã khẳng định rõ thái độ của những người cộng sản Việt
Nam về sự tôn trọng nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân, một nhu cầu
đích thực, chính đáng của quần chúng có đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo
đảm cho những lợi ích thiết thân của đồng bào các tôn giáo. Việc tôn trọng,
bảo đảm và thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngưỡng lành mạnh, chính đáng của
họ cũng giống như việc bảo đảm các quyền lợi khác của con người như ăn, ở,
mặc, bảo vệ sức khoẻ, tự do, nhân quyền, dân chủ v.v.
Ba là, thừa nhận và khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức, văn
hóa, truyền thống tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
Luận điểm này là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong cách
mạng dân tộc, dân chủ, nhưng được bổ sung, phát triển làm sâu sắc hơn trong
thời kỳ đổi mới. Tôn giáo trong q trình tồn tại và phát triển ln bộc lộ hai
mặt tích cực và tiêu cực. Trước đây, do yêu cầu của cách mạng cần phải tập

trung cho nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều kiện các thế lực
thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nên chúng ta thường nhấn
mạnh đến mặt tiêu cực, hạn chế của tôn giáo, như tư tưởng yếm thế, ru ngủ
con người. Nhưng quan điểm đổi mới của Đảng, bên cạnh mặt hạn chế cần
khắc phục, phải trân trọng và phát huy những giá trị tích cực của tơn giáo,
trong đó có mặt tích cực về đạo đức, văn hóa tơn giáo. Tơn giáo có chức năng
điều chỉnh hành vi xã hội của con người, hướng con người đến cái chân,
thiện, mỹ. Tín đồ các tơn giáo với niềm tin vào đấng tối cao và cuộc sống
vĩnh hằng sau khi chết, lo sợ bị trừng phạt hoặc bị "quả báo" nếu phạm tội
20



×