Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tl tthcm hồ chí minh nhà văn hóa kiệt xuất việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.37 KB, 42 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ HỒ CHÍ MINH.......................8
1.Đảng ta cho rằng Hồ Chí Minh là “anh hùng dân tộc”..................................8
2. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc cho rằng, Hồ
Chí Minh là “Nhân vật kiệt xuất… đã để lại dấu ấn trong sự phát triển của
nhân loại”, “Anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt
Nam”.................................................................................................................9
3. Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam nhiều thế hệ gọi là “Bác Hồ”11
4. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của dân tộc và của Đảng, đồng thời là Nhà tư
tưởng................................................................................................................12
5. Mối quan hệ khăng khít, một chỉnh thể làm thành nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam...................................13
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH CHẤT,
CHỨC NĂNG VÀ CÁC LĨNH VỰC CHÍNH CỦA VĂN HĨA..............15
1.Quan điểm về tính chất và chức năng của nền văn hóa...............................15
2. Lĩnh vực chính của văn hóa.........................................................................16
2.3.Văn hố đời sống.......................................................................................17
CHƯƠNG 3: NHÀ VĂN HĨA KIỆT XUẤT CỦA VIỆT NAM..............19
1.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào đấu tranh.......................19
2.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn thấy vai trị và sức mạnh của văn hóa, đã

sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước......................................21


3.Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn................24
CHƯƠNG 4: Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.........................27


1.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hố................27

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân............................................................................................28
KẾT LUẬN....................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................31


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Lý do mà em muốn chọn đề tài này là vì em muốn tìm hiểu về Bác

là một nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại, tính văn hóa được thể hiện qua lối
sống, cử chỉ và những sinh hoạt đời thường, qua những gì Bác thể hiện, người
dân Việt Nam đều bày tỏ lịng thành kính, họ tơn thờ cái đẹp, cái đạo đức
trong văn hóa và ngay cả những gì đời thường nhất. Nó là sự gắn kết, là sợi
dây tàng hình kết nói con người với con người, tạo thành một cộng đồng đồn
kết. Từ những gì Bác nghiên cứu, học hỏi ở nước ngoài, Bác đã sáng tạo nên
một tinh thần mới, một giá trị văn hóa riêng biệt của tâm hồn Việt, là thứ tinh
hoa của cốt cách người Việt, rất đỗi đặc trưng.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


Mục đích của đề tài là tìm hiểu về Bác Hồ, cho thấy rằng Bác là nhà

văn hóa lỗi lạc, qua đó chứng minh tư tưởng của Bác thật sự giúp cho người

Việt học tập.


Nhiệm vụ nghiên cứu là đưa ra các dữ liệu, những luận điểm, luận

cứ để chứng minh Bác là nhà văn hóa kiệt xuất của cả Việt Nam và nhân loại,
tin tưởng rằng đó là quá trình cấu thành lên Tư tưởng của Người.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu tính văn hóa, giá trị văn hóa của Hồ Chí Minh



Phạm vi nghiên cứu là thời điểm hiện tại.

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở phương

pháp luận khoa học để nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh.

1




Cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta cần vận dụng chủ


nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong nghiên cứu khoa học, theo V.I. Lênin, chúng ta không được quên mối
liên hệ lịch sử căn bản, nghĩa là phải xem xét một hiện tượng nhất định đã
xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn
phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem
xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào? Nắm vững quan điểm này giúp
chúng ta hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn của q trình
phát triển lịch sử, quá trình phát triển sáng tạo, đổi mới.


Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu

sắc về cách mạng Việt Nam, có quan hệ thống nhất biện chứng nội tại của nó.
Một yêu cầu về phương pháp luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên
bình diện tổng thể hay từng bộ phận là phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ
qua lại của các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ
thống tư tưởng đó quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do. V.I. Lênin
cũng đã viết: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật
đó"


Hồ Chí Minh là một nhà lý luận - thực tiễn. Người xây dựng lý

luận, vạch cương lĩnh, đường lối, chủ trương cách mạng và trực tiếp tổ chức,
lãnh đạo thực hiện. Và từ thực tiễn Người tổng kết, bổ sung để hoàn chỉnh và
phát triển, cho nên tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh ln ln sáng tạo,
khơng lạc hậu, giáo điều. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ căn cứ
vào các tác phẩm, bài viết mà cần coi trọng hoạt động thực tiễn của Người,

thực tiễn cách mạng dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Đảng do Người đứng
đầu. Hơn nữa, Hồ Chí Minh có một phong cách nói và viết rất ngắn gọn
khơng theo lối viết kiểu hàn lâm. Vì vậy, chỉ căn cứ vào bài viết, bài nói, tác
phẩm của Người là chưa đầy đủ. Hành động thực tiễn, chủ nghĩa anh hùng

2


cách mạng trong chiến đấu và dựng xây của nhân dân Việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh cũng chính là lời giải thích rõ ràng giá trị khoa học của tư tưởng
Hồ Chí Minh. Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo. Sự sáng tạo cách
mạng của Hồ Chí Minh trước hết là sự sáng tạo về tư duy lý luận, về chiến
lược, về đường lối cách mạng. Điều đó giữ vai trị quyết định hàng đầu dẫn
đến thắng lợi cách mạng. Tư tưởng lý luận cách mạng Hồ Chí Minh đã góp
phần phát triển phong phú thêm lý luận cách mạng của thời đại, trước hết là
về cách mạng thuộc địa. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tỏa sáng vượt ra ngoài
biên giới Việt Nam, đến với những người nô lệ ở các nước phương Đông và
người lao động làm thuê ở phương Tây.
5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam

trên con đường xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội
cơng bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, phải nghiêm túc học tập tư tưởng Hồ
Chí Minh để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo
đức cách mạng, năng lực cơng tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng trọng
đại của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.



Đối với thế hệ trẻ nói chung, với học sinh, sinh viên trong các

trường cao đẳng và đại học nói riêng, cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị,
tư tưởng, đạo đức cách mạng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
nhằm nâng cao lý luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp phần đào tạo
sinh viên thành những chiến sĩ đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây
dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của
Người để lại: "ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc
đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

3




Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng

và rất cần thiết"
6. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN


Mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu



Nội dung chính: Bao gồm 2 phần chính là lý thuyết và vận dụng.

Trong các phần lại chia thành nhiều tiểu mục nhỏ.



Kết luận: Tóm lược nội dung chính

 Định nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam định nghĩa:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu văn hoá nhân loại... ”
Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng Cộng
sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên
cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là xác định
nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân tộc Việt
Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận trung tâm của chuyên ngành "Hồ Chí
Minh học" thuộc ngành Khoa học chính trị Việt Nam. Hồ Chí Minh đã xây
dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt Nam phù hợp với
thực tiễn của đất nước và dòng chảy thời đại. Hệ thống đó bao gồm một số
nội dung cơ bản sau:
 Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;

4


 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại;
 Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
 Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân,

do dân, vì dân;
 Quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
 Phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân;
 Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư;
 Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
 Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân...
 TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890 - 1969)
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho,
nguồn gốc nơng dân, ở làng Hồng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của
thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh
hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về
chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các
phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu
dân, cứu nước.
Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động,
Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu
Mỹ. Người hịa mình với những phong trào của cơng nhân và nhân dân các
dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng

5


và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy
nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong
phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người
Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản
yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các
quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .
Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại
thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và
tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt
quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu
nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân
tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc
địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ
thuyền”, ... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên
án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước
thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và
lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.
Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động,
học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa
ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân
(10/1923), Người được bầu vào Đồn Chủ tịch Quốc tế Nơng dân. Năm 1924,
Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban
phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn chủ tịch

6


Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào
cách mạng ở một số nước Châu Á .
Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập

Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt
Nam.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị
hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế
Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong
nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu
tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường
lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực
lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn
bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam
Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị
tồn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán
thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Thay mặt Chính phủ
lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước.

7


Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt
Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay

nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố
trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt
Nam.
Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực
lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một
lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước
kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất
Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng
chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tồn quốc kháng
chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp
định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc
Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với
Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng
Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo
vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội.

8



Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa
nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc
tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc,
cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp
bức, vì hịa bình và cơng lý trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa
học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là
“Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .

9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ HỒ CHÍ MINH

1. Đảng ta cho rằng Hồ Chí Minh là “anh hùng dân tộc”
Hồ Chí Minh qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 2–9–1969 tại nhà số 67
trong Phủ Chủ tịch (Hà Nội), không xa nhà sàn là mấy của những ngày mưa
dầm dề của tháng Ngâu(1). Đó cũng là ngày kỷ niệm lần thứ 24 Quốc khánh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước mới của Việt Nam do chính Hồ
Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ như
là lời khai sinh. Sau những ngày mưa âm u, trời hửng nắng, ngày 9–9–1969,
diễn ra Lễ truy điệu Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam có một Điếu văn do Bí thư
thứ nhất Lê Duẩn đọc. Điếu văn khoảng 3.500 chữ, có nhiều đoạn đánh giá về
Hồ Chí Minh rất cảm động và đã dùng cả những cụm từ cao q nhất để đánh
giá về Hồ Chí Minh. Đó là những từ "lãnh tụ thiên tài", "người thầy vĩ đại",
"nhà yêu nước vĩ đại", chiến sĩ quốc tế "lỗi lạc", "xuất sắc".... Có đoạn tơi cho

là đặc sắc hơn cả là: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra
Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại (tôi nhấn mạnh – MQT) và chính
Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”(2).
Vậy là, lần đầu tiên trong một văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, chúng ta thấy Trung ương Đảng đánh giá Hồ Chí Minh là “Anh hùng
dân tộc vĩ đại”.
Đây là sự tơn vinh chính thức, rất có ý nghĩa của một tổ chức là Ban
Chấp hành
Trung ương Đảng khi đánh giá cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí
Minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam
tháng 12 năm 1976 diễn ra sau khi cuộc chống Mỹ xâm lược kết thúc thắng
10


lợi, đất nước được thống nhất. Khi tổng kết lại giai đoạn chống Mỹ, cứu nước,
trong văn kiện của Đại hội có đoạn: “Thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống
Mỹ, cứu nước cũng như những trang sử chói lọi của cách mạng Việt Nam
ngót nửa thế kỷ nay mãi mãi gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, người khai sinh nền Cộng hoà Dân chủ
Việt Nam, người vun trồng khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng
vũ trang cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân ta,
người anh hùng dân tộc vĩ đại (Tôi nhấn mạnh – MQT), người chiến sĩ lỗi lạc
của phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế”(3).
Như vậy, khơng có gì khác trước trong đánh giá về Hồ Chí Minh. Cũng
đánh giá Hồ Chí Minh là “Người anh hùng dân tộc vĩ đại”, nhưng năm 1969
sự đánh giá nhƯ vậy là ở “tầm” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, còn
lần này, cuối năm 1976, sự đánh giá về Hồ Chí Minh là ở “tầm” Đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng – “cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng” như tất cả
Điều lệ Đảng được các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhất quán thông
qua, ghi rõ.

2. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc cho
rằng, Hồ Chí Minh là “Nhân vật kiệt xuất… đã để lại dấu ấn trong sự
phát triển của nhân loại”, “Anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn
hóa kiệt xuất của Việt Nam”
Khóa họp lần thứ 18 tại Pari (thủ đơ nước Cộng hịa Pháp) từ ngày 17–
10 đến ngày 23–11–1974, Đại Hội đồng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên hợp quốc (viết tắt tiếng Anh: United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization – UNESCO) đã ra Nghị quyết khung số
18C/4.351 trong đó nêu rõ "mong muốn thực hiện tổ chức lễ kỷ niệm các
nhân vật kiệt xuất và sự kiện lớn tại các quốc gia thành viên nhằm góp phần
làm cho mọi người biết đến tên của các nhân vật này và các sự kiện đã để lại
dấu ấn trong sự phát triển của nhân loại"(4). Do vậy, Đại Hội đồng UNESCO

11


cho phép ông Tổng Giám đốc yêu cầu các Ủy ban UNESCO quốc gia đệ trình
danh sách đã lựa chọn các ngày lễ kỷ niệm (một trăm năm chẵn hoặc nhiều
trăm năm) của các nhân vật kiệt xuất và các sự kiện lớn trong trong lĩnh vực
giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thơng mà các Ủy ban quốc gia sẽ tổ
chức kỷ niệm. Thực hiện Nghị quyết khung số 18C/4.351 trên đây, gần 13
năm sau, tức là ngày 14–4–1987, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã có văn bản đệ trình đề nghị Đại Hội đồng UNESCO trong Khóa họp lần
thứ 24 tại Pari thơng qua Nghị quyết Kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Hồ
Chí Minh. Trong Khóa họp 24 đó từ ngày 20–10 đến ngày 20–11–1987,
UNESCO đã thông qua Nghị quyết số 18.6 về các ngày lễ kỷ niệm, có thơng
qua 6 "nhân vật kiệt xuất" để các quốc gia thành viên tổ chức kỷ niệm theo
năm chẵn (chẵn trăm năm, hàng trăm năm). Một trong 6 nhân vật kiệt xuất đó
trong Nghị quyết số 18.6 được đặt ở Mục 18.6.5. là Kỷ niệm 100 Ngày sinh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thông qua với số phiếu tuyệt đối tán thành

(5). Nghị quyết có đoạn: "Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm Kỷ niệm
Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà
văn hóa kiệt xuất của Việt Nam… Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng kiệt
xuất về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh
chung của các dân tộc vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội… Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết
tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và
những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc
mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc"(6).
Ở đây cần nói rõ hơn, đính chính một số điều mà nhiều người hay viết
về Hồ Chí Minh liên quan đến sự kiện này. Một số người cho rằng, Hồ Chí
Minh được UNESCO phong là Anh hùng giải phóng dân tộc và là Danh nhân
12


văn hóa thế giới. Tơi cho rằng, Hồ Chí Minh khơng phải được “phong” gì cả
mà được ghi nhận trong một nghị quyết để kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của
Người với nhiều lời đánh giá rất tốt đẹp, trong đó có câu cho rằng, Hồ Chí
Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt
Nam”, chứ không phải là Danh nhân văn hóa thế giới. Nghị quyết về kỷ niệm
100 năm Ngày sinh của Hồ Chí Minh nằm trong Nghị quyết khung kỷ niệm
những nhân vật kiệt xuất đã để lại dấu ấn trong sự phát triển của nhân loại, do
vậy nếu nói ở tầm thế giới thì Hồ Chí Minh chính là nhân vật kiệt xuất đó.
Tồn bộ chi tiết của vấn đề này đã được phản ánh trong cuốn sách UNESCO
với sự kiện tơn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc,
Nhà văn hóa kiệt xuất do GS.TS. Mạch Quang Thắng, PG.TS. Bùi Đình
Phong, TS. Chu Đức Tính đồng chủ biên, NXB Chính trị quốc gia ấn hành

quý I năm 2014. Một trong những điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách này
là lần đầu tiên ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Bảo tàng Hồ Chí Minh, biên
bản gốc bằng 6 ngơn ngữ chính thức mà UNESCO sử dụng cho Tổ chức của
mình là Pháp, Anh, A Rập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga của Khóa họp lần
thứ 24 Đại Hội đồng UNESCO đã được cơng bố.
3. Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam nhiều thế
hệ gọi là “Bác Hồ”
Không thể đơn thuần xét về mặt văn bản. Có một điều đặc biệt nếu nhìn
ra thế giới thì có lẽ khơng một dân tộc – quốc gia nào có như ở Việt Nam có
hai người được nhân dân nhiều thế hệ gọi là "Bác": Đó là "Bác Hồ" và "Bác
Tơn" (Hồ Chí Minh và Tơn Đức Thắng). Lịng người quả là khó đo. Nhưng,
hai tiếng “Bác Hồ” là sự tôn vinh đặc biệt của lòng dân Việt Nam yêu nước
nhiều thế hệ đối với Hồ Chí Minh. Thực ra, người đầu tiên gọi Hồ Chí Minh
là "Bác" chính là Tổng Bí thư Trường Chinh khi Hồ Chí Minh mới về nước.
Lâu ngày, từ "Bác" trở thành phổ biến. Đã từ lâu, và ở nhiều thế hệ kế tiếp
nhau, những người Việt Nam yêu nước đều coi Hồ Chí Minh là bậc danh

13


nhân, là anh hùng dân tộc vĩ đại như những vị anh hùng dân tộc khác: Trần
Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, v.v. Và, giá trị tư tưởng, đạo
đức của Hồ Chí Minh đã trở thành giá trị văn hoá dân tộc, như là nguồn văn
hoá dân gian (folklore) tự nhiên truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, như
nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng cuộc sống, tâm hồn của người Việt Nam yêu nước,
như lớp lớp phù sa bồi đắp cho sự phì nhiêu của đời sống văn hố dân tộc.
Đây quyết khơng phải là kết quả từ sự sùng bái cá nhân như khơng ít người
nước ngồi viết về Hồ Chí Minh mà chính là sự tôn vinh từ tâm khảm một
cách tự giác của người Việt Nam yêu nước. Giá trị nhân văn trong cuộc đời
và sự nghiệp của Hồ Chí Minh mang tính đặc biệt tới mức là đã đi vào đời

sống tâm linh của người Việt Nam. Trên nhiều ban thờ của người Việt Nam
thờ tổ tiên và những người đã khuất của gia đình mình, cịn đặt cả ảnh thờ Hồ
Chí Minh. Nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhân dân đã tự động lập đền
thờ Hồ Chí Minh. Có đền thờ Hồ Chí Minh mới được xây dựng trong những
năm cuối thế kỷ XX ở ngoài bắc. Chẳng hạn như đền thờ Hồ Chí Minh trên
núi cao Tản Viên, cịn nhánh đường bên cạnh là nhánh đường lên đền thờ Sơn
Tinh (Thánh Tản Viên). Cịn vùng Nam Bộ thì đền thờ hoặc phủ thờ Hồ Chí
Minh khá nhiều. Lạ thay, một địa phương có nhiều đền thờ Hồ Chí Minh nhất
nước là tỉnh Cà Mau, tỉnh chóp mũi của dải đất cong cong hình chữ S Việt
Nam. Theo một thống kê chưa đầy đủ thì số phủ thờ Hồ Chí Minh ở đây đã
trên tới con số 20. Đó là một hiện tượng văn hoá thật đặc biệt ứng với văn hoá
tâm linh truyền thống của người Việt Nam: nhân dân tơn thờ những người có
cơng với nước, với làng, những người để lại những tấm gương tốt cho hậu thế
noi theo. Việc nhân dân lập đền thờ Hồ Chí Minh cũng là lẽ tự nhiên trong tín
ngưỡng đa thần, tựa như nhân dân Việt Nam đã lập đền thờ các vị thành
hồng và các vị tiền bối có cơng với nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đây là biểu hiện tự nhiên của lòng dân chứ nhất
quyết không từ một chỉ thị, nghị quyết nào cả.

14


4. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của dân tộc và của Đảng, đồng thời là
Nhà tư tưởng
Hồ Chí Minh là người khai lập hoặc là người tham gia sáng lập nhiều
tổ chức chính trị – xã hội. Người đã khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, Nhà nước do nhân dân làm chủ; là người khai sinh mặt trận dân tộc
thống nhất; là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân…; là
nguyên thủ quốc gia 24 năm (1945–1969). Hồ Chí Minh là đại biểu thuộc địa
dự Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp tháng 12–1920 bỏ phiếu tán thành gia

nhập Quốc tế Cộng sản và hơn 4 tiếng đồng hồ sau đó cùng những người vừa
bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của
Quốc tế Cộng sản – tức Đảng Cộng sản Pháp (Section Francaise de L'
Internationale Communiste, viết tắt là S.F.I.C.); là người thay mặt Quốc tế
Cộng sản tổ chức thành công Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
đầu năm 1930; là Chủ tịch Đảng từ năm 1951 đến khi qua đời năm 1969.
Không phải cứ sáng lập tổ chức chính trị, giữ nhiều chức vụ cao và quan
trọng thì cứ thế nghiễm nhiên được gọi là lãnh tụ. Nhưng, ở Hồ Chí Minh có
cả nhiều cái trong một: vừa là người sáng lập các tổ chức chính trị – xã hội,
vừa là người giữ các chức vụ cao nhất của dân tộc – quốc gia và của Đảng
Cộng sản, lại vừa là người trên thực tế chứng tỏ được tư chất lãnh tụ của mình
và thực sự được tồn dân u nước và tồn Đảng Cộng sản Việt Nam tơn vinh
là lãnh tụ.
Lãnh tụ là một chuyện, cịn người lãnh tụ đó có phải là nhà tư tưởng hay
không lại là một chuyện khác. Đã là một con người bình thường thì ai cũng có
tư tưởng, với nghĩa là ý tưởng, thậm chí cao hơn là quan điểm. Nhưng, để được
gọi là “Nhà tư tưởng” thì người đó phải đạt được một tổ hợp gồm những tiêu
chí sau đây: (i) Có được một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề chính trị – xã hội đối với một cộng đồng quốc gia – dân tộc hoặc đối với
cả cộng đồng quốc tế; (ii) Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những

15


vấn đề chính trị – xã hội đó mang tính khoa học và cách mạng, khả thi, có ý
nghĩa dẫn đường cho xã hội phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ; (iii)
Người đó phải dấn thân vào cuộc sống thực tế, trở thành một nhân vật cốt yếu
nhất thực thi một cách tích cực nhất, có hiệu quả nhất những quan điểm của
mình đã nêu ra; (iv) Hệ thống quan điểm của người đó trên thực tế được cộng
đồng thừa nhận và tổ chức thực hiện với tư cách là cơ sở tư tưởng và kim chỉ

nam cho hành động. Đối chiếu với những yêu cầu trên đây thì Hồ Chí Minh
xứng đáng được gọi là “Nhà tư tưởng”, và với ý nghĩa như vậy thì hồn tồn
đúng khi nhiều người đặt tên và Đảng Cộng sản Việt Nam ghi vào văn kiện của
mình cụm từ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và lấy tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với
chủ nghĩa Mác – Lênin, làm thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động. Như vậy, trên thực tế, có “Tư tưởng Hồ Chí Minh” chứ khơng phải là
khơng có, thậm chí một số người cho rằng, phải gọi là “Học thuyết Hồ Chí
Minh”, với nghĩa “học thuyết” thì lớn hơn “tư tưởng”.
5. Mối quan hệ khăng khít, một chỉnh thể làm thành nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở/nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Và như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin có quan hệ
cực kỳ khăng khít với nhau. Khơng có yếu tố “Chủ nghĩa Mác – Lênin” thì
khơng thể có “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nói một cách khác, nếu Hồ Chí Minh
khơng tiếp thu được chủ nghĩa Mác –Lênin thì khơng có tư tưởng Hồ Chí
Minh. Cần khẳng định một cách chắc chắn điều này bởi vì có một số người
muốn đem tư tưởng Hồ Chí Minh tách rời, thậm chí đối lập, với chủ nghĩa
Mác – Lênin. Nếu tách rời hoặc đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa
Mác – Lênin thì hồn tồn khơng đúng về mặt lý luận và cả về mặt thực tế.
Một số ý kiến cho rằng, ở Việt Nam, chỉ cần nêu tư tưởng Hồ Chí Minh
là đủ. Hay có một số người cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác
– Lênin ở Việt Nam. Đành rằng, Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo và

16


phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong
các thời kỳ cách mạng, nhưng như thế khơng có nghĩa là “Việt Nam hóa chủ
nghĩa Mác – Lênin”. Chỉnh thể làm nên hệ tư tưởng của cách mạng Việt Nam
chính xác phải là cả hai: Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa Mác – Lênin khơng thể là tất cả chủ thuyết của cách mạng Việt
Nam và chỉ riêng tư tưởng Hồ Chí Minh thơi cũng thế. Hai yếu tố/thành phần
này là không thể thiếu và quan hệ chặt chẽ với nhau. Cũng giống như chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khơng nên được vận dụng một
cách giáo điều, mà vẫn rất cần được vận dụng một cách sáng tạo và phát triển.
Cái còn lại vĩnh viễn của tư tưởng Hồ Chí Minh là ở phương pháp, ở bản chất
vấn đề chứ không nằm trong hành vi, bởi vì hành vi chỉ là cái cụ thể trong
một hồn cảnh cụ thể, nó có thể đúng lúc này mà không đúng ở lúc khác.
Cũng như bản thân C.Mác, Ph.Ăngghen nhiều lần tự cho rằng, những luận
điểm của các ông nêu ra không phải là học thuyết (với nghĩa là đừng giáo
điều) mà chính là nằm ở phương pháp biện chứng duy vật. Chỉ có trên cơ sở
nắm vững phép biện chứng duy vật này thì mới có những hành động đúng
ứng với mọi biến đổi nhanh chóng của thời gian. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác
– Lênin là lý luận mở, bởi vì ln ln nhận/nạp năng lượng mới từ cuộc
sống. Bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng giống như bản thân Hồ Chí
Minh quan niệm trong hành động là phải phù hợp với từng lúc, từng nơi, là Dĩ
bất biến ứng vạn biến. Đó cũng là biện chứng mácxít mà tơi thấy rất rõ trong
di sản mà Hồ Chí Minh để lại cho các thế hệ cách mạng Việt Nam về sau.
Con đường hình thành những quan điểm của Hồ Chí Minh (mà tập hợp một
cách có hệ thống những quan điểm đó lại với nhau hình thành nên tư tưởng
Hồ Chí Minh) là từ những hành vi. Thí dụ: Hồ Chí Minh đi dép lốp cao su,
mặc thì chỉ có hai bộ quần áo chính, ăn thì thanh đạm, đi thăm địa phương thì
có lúc lội ruộng, tát nước, cấy lúa, v.v. Những hành vi cụ thể đó hình thành
nên quan điểm/tư tưởng giản dị, tiết kiệm, gần dân (cần kiệm liêm chính).
Nhưng, bây giờ học tập đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh thì khơng thể trở lại
17


con đường theo hành vi; không phải trở lại học (thậm chí là làm theo một
cách máy móc) là cán bộ chủ chốt cấp cao nhất cũng đi dép lốp, chỉ có hai bộ

quần áo chính, đi thăm địa phương cũng mang cơm nắm đi, đến với bà con
cũng đi lội ruộng, tát nước, v.v. Nếu như thế thì khơng đúng tinh thần biện
chứng của Hồ Chí Minh là phải vận dụng vào cho phù hợp với từng lúc, từng
nơi. Cái chính là thể hiện được đạo đức, tác phong giản dị, cần kiệm liêm
chính, chí cơng vơ tư ứng với mọi lúc mọi nơi, ứng với muôn vàn cái thay đổi
cho phù hợp với hoàn cảnh.

18



×