Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tl tthcm tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ nội dung và phương hướng vận dụng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.8 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha
ta đã ý thức rõ việc dùng người là quốc sách. Nó khơng phải là ngun
nhân duy nhất nhưng có tác sụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự
trường tồn và phát triển của dân tộc. Phát huy truyền thống và phương sách
dùng người của ông cha ta để lại, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đặc biệt
quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
của cách mạng. Cán bộ và công tác cán bộ luôn là nhân tố quyết định việc
xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh và hoạt động có hiệu
quả . V.I.Lê nin – người lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vơ sản đã từng nói: “
Trong lịch sử chưa có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó
khơng đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những
đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳn định: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “
công việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”..., “vấn đề
cán bộ là một vấn đề trọng yếu, rất cần kíp”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác cán
bộ Đảng, cho đó là “cái gốc” của sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã dày cơng đào tạo, huấn luyện xây dựng được một đội
ngũ cán bộ trung thành với Tổ quốc và dân tộc, tận tụy kiên cương hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ vì
lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”. Tư tưởng của Người về cán bộ và sử dụng cán bộ là những di sản
vô giá.
Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong nhiều Văn kiện của Đảng
khẳng định công tác cán bộ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong
Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa 9 “ Một số vấn đề cấp


bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ: “ Đội ngũ cán bộ lãnh đạo,


quản lý các cấp đã cơ bản trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số can
bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng”. Tuy nhiên,
công tác cán bộ của Đảng vẫn còn nhiều khuyết điểm, yếu kém. Đặc biệt là
“ Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên
giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cấp cao suy thoái về chính
trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh
lợi, tiền tài, kèn cực, cục bộ, tham những, lãng phí, tùy tiện...”. Nghị quyết
cũng đã chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên. Vì vậy, Đảng ta luôn chú
trọng tới yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, toàn diện, đặc biệt tập
trung xây dựng đội ngũ can bộ ( chủ chốt) các cấp là “ công việc gốc của
Đảng”, coi đây là vấn đề mấu chốt, quyết đinh toàn bộ sự nghiệp cách
mạng và q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính vì lý do đó, em chọn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán
bộ: Nội dung và phương hướng vận dụng trong giai đoạn hiện nay” làm đề
tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
 Mục đích
Nghiên cứu, làm rõ những nội dung cơ bản, phương hướng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
 Nhiệm vụ
Nghiên cứu, làm rõ những nội dung và phương hướng về tư tưởng
Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ
trong giai đoạn hiện nay.

1



a. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ
Thực trạng cán bộ và công tác cán bộ hiện nay.
 Phạm vi nghiên cứu.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tiểu luận tập trung nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ, Nội dung những luận điểm
cơ bản của Chủ tích Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ sẽ làm cơ sở lý luận
cho việc đánh giá đúng thực trạng và đề ra những giải pháp cơ bản nhằm
xây dựng đội ngũ can bộ đáp ứng với yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
 Cơ sở lý luận.
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về cán bộ và cơng tác cán bộ, đồng thời kế thừa có chọn lọc một số
cơng trình nghiên cứu liên quan.
 Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp lịch sử, logic; phương pháp thu thập, phân tích tài liệu; phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu
tác phẩm, văn bản...
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
 Ý nghĩa lý luận.
Đề tài đi vào nghiên cứu nhưng nội dung cơ bản về công tác cán bộ
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đo tìm hiểu những thực trạng trong công
tác cán bộ hiện nay. Nên việc nghiên cứu các nội dung cơ bản trong vấn đề
2


công tác cán bộ sẽ cung cấp thêm tư liệu tham khảo hữu ích cho q trình

nghiên cứu các đề tài có liên quan đến vấn đề này.
 Ý nghĩa thực tiễn.
Tìm hiểu về các cơng tác cán bộ hiện nay ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay sẽ giúp ta rít ra được những ưu điểm và khuyết điểm và đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao các công tác cán bộ từ trung ương đến địa
phương.
5. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiêu luận gồm: 2
chương
Chương I: Nội dung cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán
bộ.
Chương II: Phương hướng vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CƠNG TÁC CÁN BỘ
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG
TÁC CÁN BỘ.
a. Bối cảnh xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác
cán bộ.
 Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX cho đến khi Pháp xâm lược vẫn là một
xã hội phong kiến, nơng nghiệp lạc hậu, trì trệ. Sau khi lật đổ triểu đại Tây
Sơn, chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành một chính sách đối nơi, đối
ngoại bảo thủ, phản động: tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân trong nước,
thực hiện bế quan tỏa cảng, cự tuyệt mọi đề án cải cách nên đã không mở

ra được cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp sự phát triển của thế giới
đặc biệt à các nước Tây Âu.
 Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỳ XX.
Trong khi xã hội Việt Nam cịn lạc hậu, trì trệ, con đường cách mạng
cịn bế tắc chưa tìm thấy hướng đi thích hợp thì tình hình thế giới có những
chuyển biến to lớn. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản
chuyển biến to lớn. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản
chuyển từ giai đoạn tự do cạnh trạnh sang giai đoạn độc quyền. Các nước
đế quốc đua nhau xâm lược các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Sự
xâm lược và bóc lột thực dân làm cho nhân dân các thuộc địa và mâu thuẩn
giữa các đế quốc với các dân tộc thuộc địa và mâu thuẫn giữa các đế quốc
với nhau rất gay gắt. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã dẫn đến chiến
tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918) đã để lại cho nhân dân thế giới

4


những hậu quả rất nặng nề. Thực dân Pháp rút gánh nặng, tặng cường bóc
lột, đàn áp cách mạng các nước thuộc địa.
b. Nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về cơng tác cán bộ.
 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán
bộ.
Truyền thống dân tộc, yếu tố quê hương và gia đình.
Trải qua hàng năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây
dựng nên một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trị
truyền thống tốt đẹp đã góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng
tác cán bộ. Trong các truyền thống đó phải kể đến: Truyền thống yêu nước,
truyền thống trọng dụng nhân tài, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương
ái, nhân nghĩa. Cùng với truyền thống dân tộc, yếu tố q hương và gia

đình cũng có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư
tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ nói riêng
Tinh hoa văn hóa nhân loại
Cùng với truyền thống dân tộc, yếu tố quê hương và gia đình, tư
tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác can bộ cịn chịu ảnh hưởng của các yếu tố
phụ thuộc tinh hoa văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh đã làm giàu tư tưởng,
trí tuệ của mình bằng sự thâu tóm, kế thừa những di sản tư tưởng quý báu
của nhân loại. Đó là sự kế thừa có chọn lọc, phê phán chứ khơng phải sự
sao chép máy móc, cũng khơng phải sự phủ định sạch trơn, mà luôn là sự
đánh giá một cách cơng bằng, khoa học.
Trí tuệ thiên tài, nhân cách, phẩm chất Hồ Chí Minh và hoạt động
thực tiễn của Người.
Chúng ta có thể khẳng định răng, Hồ Chí Minh là người đặc biệt
thông minh, sắc sảo, ham học hỏi, rất nhạy bén, có lối tư duy độc lập, óc
5


sáng tạo, với khối kiến thức sâu rộng, phong phú. Là người có hồi bão lớn,
có tinh thần u nước, thường dân, có đầu óc tổ cức thực tiễn, ln gắn lý
luận với thực tiễn, nói đi đơi với làm
 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Mih về
cơng tác cán bộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là bộ phận cấu thành, phát
triển và hoàn thiện được chia làm hai thời kỳ cơ bản, gắn liền với sự hình
thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là thời kỳ tìm tịi, khảo
nghiệm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và thời kỳ từ sau Cách
mạng Tháng Tám năm 1945.
 Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.
Trọng dụng nhân tài là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đã được
Hồ Chí Minh vận dụng một cách khơn khéo, triệt để góp phần xây dựng

đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Với tư tưởng không
phân biệt đẳng cấp, tơn giáo, nguồn gốc xuất thân, ai có tài, có đức, mong
muốn cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam đều được người trọng
dụng. Và nó đã trở thành nét độc đáo trong tư tưởng của Người về công tác
cán bộ.
II. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ, VAI TRỊ CƠNG TÁC
CÁN BỘ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Đảng Cộng Sản nói rieng, quan điểm vè cán bộ và công tác cán bộ
chiếm một vị trí quan trọng. Người đã đề ra một hệ thống các quan điểm về
cai trị, vị trí cán bộ, các phẩm chất cơ bản của người cán bộ, đảng viên; về
cơng tác cán bộ với các khâu liên hồn nhu tuyển chọn cán bộ, đào tạo, bồi
dưỡng, huấn luyện, đánh giá, sử dụng cán bộ, chính sach cán bộ...
1. Khái niệm cơng tác cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

6


Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ là hệ thống những quan
điểm lý luận toàn diện và sâu sắc về cán bộ và công tác cán bộ nước ta
được hình thành trên cơ sở tiếp thu, thừa kế tư tưởng, quan điểm chủ nghĩa
Mác – Lê nin về cán bộ cùng với truyền thống trọng dụng nhân tài gắn liền
với tiêu chuẩn đạo đức ở Việt Nam được nảy sinh và kiểm nghiệm qua thực
tiễn ở Việt Nam, là cơ sở tư tưởng chỉ đạo công tác cán bộ của Đảng và
Nhà nước ta.
a. Đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ.
Một là, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ là hệ thống những
tư tưởng hết sức sâu sắc, toàn diện đầy đủ các vấn đề cán bộ và công tác
cán bộ, đồng thời cũng rất cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ được xây dựng

thành hệ thống lý luận toàn diện và đầy đủ trên cơ sở thực tiễn, bám sát
thực tiễn.
Ba là, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ có tính dự báo.
b. Vị trị, vai trị của cơng tác cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhận thức một cách sâu sắc vị trí, vai trị của cơng tác cán bộ, Hồ
Chí Minh đac giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, tìm cách giải
quyết một cách linh hoạt và tồn diện vấn đề đó phù hợp với điều kiện thực
tế của cách mạng Việt nam. Hồ Chí Minh coi “ Cán bộ là cái gốc của mọi
việc” và “ Muôn việc thành công hoặc thất bạo, đều do cán bộ tốt hoặc
kém”. Vì thế, theo Người điều kiện tiên quyết để đưa ra sự nghiệp đi tới
thắng lợi phải có cán bộ tốt. Cán bộ chính là cầu nói giữa Đảng, Chính phủ
với nhân dân, làm cho mối liên hệ đó trở nên khăng khít, hiện thực, mà kết
quả là đường lối chính sách của Đảng, của Chính phỉ được thực thi bởi
chính đội ngũ cán bộ và bởi chính nhân dân như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “
Cán bộ là những người đem chính sach của Đảng, của Chính phủ giải thích

7


cho dân chung hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chung
báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”.
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ.
1. Tiêu chuẩn người cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Xuất phát từ vai trị hết sức quan trọng của người cán bộ trong sự
nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những tiêu chuẩn của người cán
bộ cách mạng, phải tự giác rèn luyện về mọi mặt, không ngừng nâng cao
phẩm chất và năng lực để “ xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân”. Người đưa ra tiêu chuẩn của người cán bộ
không phải từ ý muốn chủ quan mà do yêu cầu khách quan của sự nghiệp

cách mạng. Yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ của Người mang tính tồn diện
và đầy đủ, gồm các tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất năng lực, về trình độ
lý luận, về phong cách và phương pháp của người cán bộ.
Phát hiện, lựa chọn cán bộ.
Phát hiện và lựa chọn cán bộ là công đoạn đầu tiên của tồn bộ cơng
tác cán bộ. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh rất quan tâm và coi đó làm nguồn
gốc cho việc xây dựng, hình thành đội ngũ cán bộ.
Để phát hiện, lựa chọn cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu phải sâu sát với
thực hiện, kịp thời phát hiện cán bộ có đạo đức, có tài. Người cảnh báo căn
bệnh thường gặp ở người cán bộ là thói quan liêu, nó gây thiệt hại đến tiềm
năng con người, vốn quý nhất và lâu dài của cách mạng, đất nước. Khi đã
mắc căn bệnh đó thì khơng có khă năng phát hiện được nhưng người có
khả năng thích hợp với công việc cũng như cán bộ không đủ khả năng đảm
đương công việc.
Đánh giá cán bộ.

8


Đánh giá cán bộ la khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Theo
Người, đánh giá đúng cán bộ là tiền đề quan trọng nhất, giữ vai trò chi phối
tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ là cơ sở khách
quan, khoa học cho việc lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thức
hiện đúng chính sách cán bộ, phát huy được nguồn lực cán bộ, góp phần
giữ vững đồn kết nội bộ. Đồng thời việc đánh giá đúng cán bộ sẽ giúp cán
bộ đó phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, rèn luyện phẩm chất
chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực công tác để tiến bộ không ngừng.
Đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến lựa chọn nhầm những cán bộ
không đủ phẩm chất, năng lực dẫn đến hỏng việc, hỏng người, thui chột tài
năng, mất dần động lực phát triển , gây tổn thất cho tổ chức, địa phương và

sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
Huẩn luyện cán bộ.
Hồ Chí minh rất coi trọng việc huấn luyện cán bộ. Người coi: “Huấn
luyện cán bộ là cơng việc gốc của Đảng”, đây là khâu có ý nghĩa quyết
định đến trình độ và chất lượng của cán bộ. Vì vậy, trong di sản Người để
lại, tư tưởng về huấn luyện cán bộ giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Theo Hồ Chí Minh, huấn luyện cán bộ là một khái niệm rộng có nội
dung vừa giảng dạy, vừa hướng dẫn luyện tập. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí
Minh về huấn luyện cán bộ là hết sức phong phú: từ mục đích đến yêu cầu
huấn luyện, từ nội dung đến phương pháp huấn luyện, từ chủ thể đến đối
tượng huấn luyện.
Bố trí và sử dụng cán bộ.
Trong mọi cơng việc, việc thành bại phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề
cán bộ, vì vậy, Hồ Chi Minh rất quan tâm tới việc bố trí và sử dụng cán bộ
sao cho có hiệu quả. Hồ Chí Minh đưa ra phương châm “dụng nhân như
dụng mộc” với yêu cầu sử dụng cán bộ là “ Hiểu biết cán bộ. Khéo dùng
cán bộ. Cất nhắc cán bộ. Thương yêu cán bộ. Phê bình cán bộ”.
9


Kiểm tra cán bộ.
Theo Hồ Chí Minh, kiểm tra cán bộ là cơng đoạn quan trọng trong
q trình cơng tác cán bộ. “Kiểm tra - Không phải ngày nào cũng kiểm tra.
Nhưng thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa
khuyết điểm, phát triển ưu điểm” và “giao việc mà không kiểm tra, đến lúc
thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”. Về mục đích
của cơng tác kiểm tra, Bác viết: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần
tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết
điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ, “muôn việc thành công hay thất
bại là do cán bộ tốt hay kém”. Chính vì thế Hồ Chí Minh quan tâm tới vấn
đề công tác cán bộ một cách sâu sắc, tồn diện, trong đó khơng thể thiếu
việc quan tâm tới chế độ, chính sách đối với cán bộ. Như mọi người, cán bộ
cũng cần tới những nhu cầu vật chất và tinh thần nhất định, vì vậy cần phải
có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ. Đó khơng chỉ đơn thuần là sự bù đắp tiêu
hao năng lượng, mà cịn là sự đánh giá, tơn trọng đối với cán bộ.1
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CÁN
BỘ.
Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ nào, phong trào ấy”. Thực tế cách
mạng đã chứng minh: Khi nào, nơi nào làm tốt cơng tác cán bộ thì khi đó,
nơi đó cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được thắng lợi và ngược
lại. Thấu hiểu điều đó, Hồ Chí Minh ln chú trọng tới cơng tác cán bộ với
các khâu liên hoàn. Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn
ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ vai trị của cán bộ. Người chỉ rõ: “Cán
bộ là cái gốc của mọi công việc”1 “Mn việc thành cơng hoặc thất bại, đều

11

Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, T5, tr. 269

10


do cán bộ 2tốt hoặc kém”2. “Bất cứ chính sách, cơng tác gì nếu có cán bộ tốt
thì thành cơng, tức là có lãi. Khơng có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ
vốn3. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chí Minh đã quan
tâm đặc biệt đến việc đào tạo, đánh giá và sử dụng cán bộ, giao cho họ
những trọng trách và giúp đỡ họ hồn thành nhiệm vụ cách mạng giao phó.
Để có được những cán bộ ưu tú một lịng vì Đảng, vì dân, theo Hồ Chí

Minh trong sử dụng cán bộ phải chú ý các quan điểm sau:
Thứ nhất, phải hiểu và đánh giá đung cán bộ.
Đây là yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công tác cán
bộ. Nếu khơng đánh giá đúng cán bộ và tình hình cơng tác cán bộ thì khơng
thể đề bạt, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn được. Hồ Chí Minh cho rằng,
cứ mỗi lần xem xét lại cán bộ, một mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt
khác thì những người yếu kém sẽ bị lịi ra. Đánh giá đúng cán bộ không chỉ
nhằm phát hiện cái hay của họ để khuyến khích, phát huy, mà cịn nhằm
thấy cái dở của họ để tìm cách giúp đỡ, khắc phục. Người nói: “Ở đời, ai
cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa
chỗ xấu của họ”4.
Sau khi nêu tầm quan trọng của cơng tác hiểu và đánh giá cán bộ, Hồ
Chí Minh khẳng định: “Biết người, cố nhiên là khó”5 bởi mối chủ thể đánh
giá đều ít nhiều bị thiên kiến, tình cảm cá nhân bị chi phối nên sự đánh giá
khó mà hồn tồn khách quan. Đã vậy, “trong thế giới, cái gì cũng biến
hóa. Tư tưởng của con người
Cũng biến hóa.... Có người khi trước theo cách mạng mà nay lại
phản cách mạng. Có người khi trước khơng theo cách mạng mà nay lại
tham gia cách mạng. Thậm chí có người nay đang theo cách mạng, nhưng
22

Sđd, T5. Tr.240
3 Sđd, T6, tr. 46.
4 Sđd, T5, tr. 279
5 Sđd, T5, tr. 278

11


sau này có thể phản cách mạng... Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi

người không phải luôn giống nhau”.6
Để đánh giá đúng cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu phải có quan điểm
biện chứng. Quan điểm biện chứng nhằm khẳng định mọi sự vật, hiện
tượng đều không ngừng biến đổi. Cán bộ cũng như vậy, “có người khi
trước theo cách mạng mà nay phản cách mạng. Có người khi trước không
cách mạng mà nay lại tham gia cách mạng. Thậm chí có người nay đang
theo cách mạng, nhưng sau này có thể phản cách mạng”; “Quá khứ, hiện tại
và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau” 7. Vì thế, khi xem
xét, đánh giá cán bộ, “quyết khơng nên chấp nhất” mà phải có cái nhìn tồn
diện. Việc đánh giá cán bộ khơng thể chỉ căn cứ vào những biểu hiện bên
ngoài của họ, mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của họ; khơng thể chỉ dựa
vào một việc làm của họ, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực
hiện; không thể chỉ xem xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ
lịch sử của họ. Có cái nhìn tồn diện như vậy, ta mới có thể đánh giá cán
bộ một cách đúng đắn, khách quan. Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm: “Ai
mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo
mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay cơng kích người khác, hay tự
tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ là3m được việc, cũng không
phải cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói
ngay thẳng, khơng che giấu khuyết điểm của mình, khơng ham việc dễ,
tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của
Đảng, vơ luận hồn cảnh thế nào, lịng họ cũng khơng thay đổi,
những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”8
Hồ Chí Minh khẳng định, để biết người, để dánh giá đúng cán bộ.
Trước hết người có thẩm quyền đánh giá phải tự biết mình. Khơng chỉ
dừng lại ở sự biết mình, Hồ Chí Minh u cầu bản thân người lãnh đạo
3

6,7 Sđd, T5, tr. 278.
8 Sđd, T5, tr. 278 – 279.


12


phải biết “tự sửa mình” để “mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán
bộ càng đúng”9. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ có khơng ít tật bệnh đã xuất hiện
khi tiến hành đánh giá cán bộ, chẳng hạn “Bệnh tự cao tự đại, bệnh ưu
người ta nịnh, bệnh đem một cái khuôn khổ chaatjj hẹp, nhất định mà lắp
vào tất cả mọi người khác nhau...”. Đây đều là những căn bệnh mà để cho
người làm công tác cán bộ cũng như mắt đã mang kính có màu, khơng bao
giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trơng. Vì thế, để cơng tác đánh
giá cán bộ được đúng đắn và khách quan, trước hết những người làm công
tác cán bộ khi đánh giá, xem xét cán bộ cịn phải “tự biết mình”, tức là biết
được “sự phải trái của mình”. Vì theo Hồ Chí Minh “muốn biết đúng sự
phải trái ở người ta, thì trước phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu
khơng biết sự phải trái ở mình, thì chắc khơng thể nhận rõ người cán bộ tốt
hay xấu”10.
4

Phải biết, hiểu rõ cán bộ để nhìn thấy và khơi dậy những điểm tốt,

điểm mạnh cũng như nhận ra những điểm yếu của cán bộ, qua đó đưa ra
cách sử dụng cán bộ cho phù hợp với trình độ và khả năng của họ.
Thứ hai, phải làm tốt cơng tác huấn luyện cán bộ
Theo Hồ Chí Minh, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của
Đảng”11. “Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa
trong đầu óc”12. Tuy nhiên, “việc huấn luyện học tập không phải là một
việc đơn giản”13. Muốn cơng tác huấn luyện hiệu quả thì “người huấn luyện
của đồn thể phải làm kiểu mẫu hiểu quả thì “người huấn luyện của đoàn
thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt”; nội dung huấn luyện phải toàn diện:

Huấn luyện chuyên mơn – nghề nghiệp, huấn luyện văn hóa, huấn luyện lý
luận – chính trị; cách thức huấn luyện phải thiết thực, gắn lý luận với thực
tế, phải đúng nhu cầu cách mạng, phải chú trọng cải tạo tư tưởng; tài liệu
4

9 Sđd, T5, tr. 317
10 Sđd, T5, tr. 277
11,12,13 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.6, tr.359,355.

13


huấn luyện phải do cơ quan lãnh đạo xét kỹ. Đặc biệt, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh, người học “phải biết tự học”, “lấy tự học làm cốt”. Người nói rõ:
Huấn luyện cán bộ là công việc thường xuyên, công phu, lâu dài nên cần
phải kiên trì và bền bì, “khơng phải vài ba tháng, hoặc vài ba năm, mà đào
tạo được một người cán bộ tốt... phải công tác, tranh đấu, huấn luyện lâu
năm mới được”14.
Thứ ba, phải “khéo dùng cán bộ”, “dùng đúng người đúng chỗ,
đúng việc”.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “dùng người như dùng gỗ, người thợ khéo
thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được” 15. Trong công tác
cán bộ phải “khéo dùng” (hay còn gọi là nghệ thuật dùng người), là phải
dùng đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường, làm cho cán bộ vui
vẻ, thoải mái, yên tâm công tác và hăng hái thi đua cống hiến sức mình cho
sự nghiệp cách mạng. Biết tùy tài mà dùng người không những tránh lãng
phí người tài, mà cịn có tác dụng tích cực, làm cho người tài ngày càng
nhiều thêm. Hồ Chí Minh viết: “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa tài to.
Lãnh đạo khơng khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ”16. “Tài to ta dùng làm việc
to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào

việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ khơng lo gì thiếu cán bộ”17
5

Khéo dùng cán bộ là phải biết kết hợp các thế hệ cán bộ như già với

trẻ vì mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu của mình để bổ trợ cho nhau.
Cán bộ già là vốn quý của cách mạng, là những người hoạt động lâu năm
nên đã cống hiến nhiều, có king nghiệm nhiều những nếu khơng cẩn thận
lại dễ mắc các chứng bệnh công thần, bảo thủ, không tin tưởng vào lớp trẻ.
Những người trẻ tuy chưa có một số ưu điểm như người già những họ lại
hăng hái, nhạy cảm với cái mới, có khả năng học hỏi, nắm bắt nhanh. Do
5

14 Sđd, T5, tr. 322
15 Sđd, T5, tr. 243
16 Sđd, T5, tr. 280
17 Sđd, T5, tr. 39

14


đó, Hồ Chí Minh u cầu: “Cán bộ cũ phải hoan nghênh, dạy bảo, dìu dắt,
yêu mến cán bộ mới... Hai bên phải tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau, học lẫn
nhau, đoàn kết chặt chẽ với nhau... Cán bộ cũ thường giữ địa vị lãnh đạo.
Vì vậy, nếu từ nay, quan hệ giữa hai hạng cán bộ ấy không ổn thỏa, thì cán
bộ cũ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Như thế mới chữa khỏi bệnh hẹp
hòi”18
Khéo dùng cán bộ là biết tin cậy vào cán bộ. Đối vơi những “vấn đề
đã quyết định rồi, thả cho họ làm, khuyên gắng họ cứ cả gan mà làm”.
Người lãnh đạo mà “không tin vào cán bộ, sợ họ làm không được, rồi việc

gì mình cũng nhúng vào” thì “kết quả là thành thành chứng bao biện... cán
bộ thì vơ vấn cả ngày, buồn rầu, chán nản. “Phải đào tạo một mớ cán bộ
phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc...nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát
gan, dễ bảo “đập đi hị đứng”, khơng dám phụ trách” 19 là chưa khéo dùng
cán bộ.
Đi đôi với việc sử dụng đúng tài năng của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải biết trọng dụng nhân tài, nếu
không sẽ làm “thui chột” nhân tài. Người cho rằng phải biết chăm lo phát
hiện nhân tài, phải biết đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và phải biết sử dụng
nhân tài một cách hợp lý. Việc trọng dụng nhân tài theo quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là phải làm thường xuyên, liên tục như “người làm vườn
vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng
mỗi một người có ích cho cơng việc chung của chúng ta”20
Hồ Chí Minh phê phán những bệnh sau đây:
1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, vì cho họ tốt
hơn người bên ngồi;

6

6

18,19 Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. CTQG, H.2011, t.5, tr.277, 320
19,20,21,22 Sđd, T5, tr. 273, 279,320

15


2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những
người chính trực;
3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những

người tính tình khơng hợp với mình”21.
Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm dùng cán bộ đúng với 5 nội dung:
“Phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể có thái độ và tinh thần chí cơng vơ
tư đối với cán bộ, khơng có thành kiến, khiến cán bộ khơng bị bỏ rơi. Phải
có tinh thần rộng rãi mới có thể gần gũi với những người mà mình khơng
ưa. Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những cán bộ còn
kém, giúp cho họ tiến bộ. Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà
cách xa cán bộ tốt. Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, cán bộ mới vui lịng
gần gũi mình”22
Thứ tư, Phải có gan cất nhắc, đề bạt cán bộ.
“Có gan” cất nhắc cán bộ tức là phải mạnh dạn trong việc cất nhắc,
đề bạt cán bộ. Sở dĩ, Người nói nhu vậy vì chúng ta thường hay “rụt rè”
hoặc “quá khắt khe” trong việc đề bạt cán bộ.
Theo Hồ Chí Minh, phải có gan cất nhắc cán bộ vì con người khó
tồn vẹn, nếu đợi tìm hiểu được người “hồn tồn” mới cất nhắc thì khơng
bao giờ tìm thấy. Phải chấp nhận việc người cán bộ được cất nhắc có thể
cịn điểm yếu, song điểm mạnh vẫn là cơ bản. Biết rõ khuyết điểm của họ
để sau khi cất nhắc tiếp tục giúp đỡ họ khắc phục. Có gan cất nhắc cịn là
khơng sợ người được cất nhắc sẽ vượt mình.
Tuy nhiên, Người cũng lưu ý hai điều khi cất nhắc cán bộ.
 Thứ nhất, “có gan” khơng có nghĩa là làm nóng vội, làm ẩu, làm
liều.7

7

22 Sđd, T5, tr. 314., 282

16



 Thứ hai, khơng bao giờ vì danh lợi của mình mà cất nhắc cán bộ.
Hồ Chí Minh u cầu: “Cất nhắc cán bộ, phải vì cơng tác, tài năng, vì cổ
động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, cơng việc nhất định chạy.
Nếu vì lịng u ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định khoog ai phục,
mà gây lên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với
đồng bào”23
Thứ năm, phải yêu thương, giúp đỡ cán bộ
Đây là quan điểm thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về cơng tác cán bộ. Tính nhân văn ấy được hình thành từ chính
thực tế tiến hành cơng tác cán bộ trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng.
Người chỉ rõ: “Không phải vài ba tháng, hoặc vài ba năm, mà đào tạo được
một người cán bộ tốt. Nhưng cần phải công tác, tranh đấu, huấn luyện lâu
năm mới được. Trái lại, trong lúc tranh đấu, rất dễ mất một người cán bộ”24
Yêu thương cán bộ không phải là vỗ về, nng chiều, phó mặc.
Theo Hồ Chí Minh, thương yêu cán bộ “là giúp họ học tập thêm, tiến bộ
thêm. Là giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường
thì điều kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm sóc, gia đình họ khỏi khốn
quẫn,..25. Thương u cán bộ cịn là ln ln chú ý đến cơng tác của họ.
Hễ thấy có khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay. Hễ thấy ưu điểm thì
động viên, khuyến khích họ.8
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thương u cán bộ chính là ở thái độ
thưởng phạt cơng minh, có thành tích thì khen, có khuyết điểm phải
phạt,"Người đời ai cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm” 26. Vì
vậy, đối với cán bộ mắc sai lầm, ta quyết không nên nhận rằng họ muốn
như thế, mà cơng kích họ. Trái lại, khi họ sai lầm thì dùng cách thuyết phục
để giúp họ sửa chữa, phải có thái độ thân thiết, giúp đỡ và động viên họ
hăng hái tiến lên.
8

23,24Sđd, T5, tr. 314., 282

25,26Sđd, T5, tr. 283.

17


Thứ sáu, kiểm tra, giám sát cán bộ.9
Kiểm tra, giám sát là một phương thức lãnh đạo của Đảng và cũng là
một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ và công tác xây dựng Đảng.
Tầm quan trọng của cơng tác kiểm tra được Hồ Chí Minh luận giải
từ nhiều góc độ. Trước hết, kiểm tra để quyết định vấn đề cho đúng, đề ra
nghị quyết cho phù hợp với tình hình. Thứ hai, kiểm tra cịn để biết đường
lối, nghị quyết của Đảng được tổ chức thi hành như thế nào, có nghị quyết
một dàng, thi hành một nẻo hay khơng, có mang lại lợi ích và phù hợp với
nguyện vọng của dân chúng hay không, cần điều chỉnh nhu nào? Kiểm tra
cịn có tác dụng phân loại, đánh giá cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng
cơ sở vì “có kiểm tra ...mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ,
mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” 27. Nếu không làm tốt công tác kiểm tra
thì cơng tác đánh giá cán bộ, cất nhắc, sử dụng cán bộ sẽ thiếu căn cứ thực
thế và khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời những sai phạm của họ.
Thứ sáu, phải kỷ luật, khen thưởng cán bộ kịp thời.
Công tác kiểm tra đi liền với kỷ luật Đảng. Sau khi kiểm tra có kết
quả, cán bộ có sai lầm phả bị phê bình, khiển trách; cán bộ có thành tích
phải được động iện, khen thưởng kịp thời.
Đối với những cán bộ mắc sai lầm, quan điểm của Hồ Chí Minh như
sau:
- Thứ nhất, Người cho rằng: “trừ những người cố ý phá hoại, ngồi
ra khơng ai cố ý sai lầm, sai lầm và vì khơng hiểu, khơng biết” 28. Vì thế,
khơng nên cơng kích họ mà phải dùng thái độ thân thiết giúp họ tự nhận sai
lầm và có quyết tâm sửa chữa.
- Thứ hai, lầm lỗi cán bộ gây ra có nhiều dạng nên hình thức kỷ luật

phải cơng khai, minh bạch, đúng người đúng tội. Đối với những cán bộ có
9

27,28 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.5,tr.636,283

18


thành tích thì phải kịp động viện, khen thưởng kịp thời. Người nhấn mạnh,
người lãnh đạo khi khen chê cán bộ phải đúng và khéo. Khen quá lời, cán
bộ chủ quan, tự mãn kết quả là hỏng việc, Chê nghiệt ngã q thì cán bộ tự
ái hoặc đánh ất lịng tự tin vào chính mình, kết quả cũng hỏng việc.
Thứ bảy, phải kiên quyết chống những căn bênh “cố hữu” trong
công tác cán bộ như:
Một, Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là
chăc chắn hơn người ngồi.
Hai, ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những
người chính trực.
Ba là, ham dùng những người tính tình họp với minh, mà tránh
những người tính tình khơng hợp vơi mính.
Cơng tác cán bộ đó là cơng việc hết sức khó khăn vì liên quan đến số
phận con người. Nó là khoa học mà cũng là nghệ thuật mà chỉ những người
“có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí cơng vơ tư”
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh vè cán bộ và công tác cán bộ là một
hệ thóng quan điểm tồn diện và sâu sắc về công việc gốc của cách ạng.
Những quan điểm này không chỉ thể hiện tầm cao trí tuệ của một nhà chính
trị, một nhà tổ chức mà cón thể hiện chủ nghĩa nhân văn cao cả của một
con người luôn tin tưởng vào con người, biết khơi dậy, phát huy những
điều thiện, điều tốt ở con người để phục vụ cho lợi của Tổ quốc, của nhân
dân.


19



×