Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tl tthcm về vhđđcn quan điểm của hồ chí minh về phương pháp “nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức” và vận dụng vào việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.56 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
PHƯƠNG PHÁP NĨI ĐI ĐƠI VỚI LÀM, NÊU GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
TRONG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC......................................5
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh “Nói đi đơi với làm”..................................5
1.2. Nêu gương đạo đức...................................................................................9
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO
VIỆC TU DƯỠNG RÈN LUYỆN CÁ NHÂN............................................12
2.1. Một số vấn đề về thực trạng “Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức”
trong giai đoạn hiện nay và nguyên nhân........................................................12
2.2. Giải pháp khắc phục................................................................................16
2.3. Liên hệ bản thân......................................................................................18
KẾT LUẬN....................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................22


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Dân tộc ta có truyền thống trọng đạo đức. Trong khi đề cao các chuẩn
mực đạo đức cần có, nhân dân ta cũng địi hỏi nó phải được thể hiện trong
hành vi hằng ngày, tức là trong thực hành đạo đức. Ca dao, tục ngữ khi đưa ra
hình ảnh "nói như rồng leo, làm như mèo mửa" chính là để tỏ thái độ phê
phán đối với thói đạo đức giả: nói khơng đi đơi với làm, nói nhiều làm ít, nói
hay làm dở, nói một đàng, làm một nẻo,...
Chủ tịch Hồ Chí Minh – người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, từ
lâu người đã ln coi trọng văn hóa, đạo đức làm tiền đề phát triển đất nước.
Đạo đức Hồ Chí Minh khơng phải là đạo đức tu thân mà là đạo đức dấn thân,
tức là đạo đức gắn liền với hành động, nói để làm, nhất là nói về đạo đức phải
đi đôi với thực hành đạo đức, mà phải làm có hiệu quả, nếu một người làm


việc gì cũng khơng có hiệu quả thì theo Hồ Chí Minh khơng thể coi là một
người có đạo đức. Người nói: "Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao
nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình.
Hãy kiên quyết chống bệnh nói sng, thói phơ trương hình thức, lối làm việc
khơng nhằm mục đích nâng cao sản xuất.
Hiện nay, khi mà hiện tượng thương mại hóa tình người và các quan hệ
xã hội có chiều hướng gia tăng, ta cần phải hết sức cảnh giác với căn bệnh
"nói khơng đi đơi với làm" này. Trên thương trường, đó là lối quảng cáo "một
tấc đến trời", lạm phát ngôn từ đến mức chỉ nghe đã chóng mặt. Nơi cơng sở
cũng có một số người ln chơi trị "vũ hội hóa trang", sống với hai nhân
cách, trong cuộc họp họ thường nói rất hay về nhân ái, đạo đức, liêm chính,
lương tâm,... nhưng trong thực tế hành động lại làm ngược lại. Cũng còn một
số vị "thủ trưởng", như Bác Hồ thường phê phán "Chỉ biết nói là nói, nói giờ
này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng
không làm được; nghĩa là chỉ quen chỉ thị, quen đề xuất, nói rồi quên, nói cao
1


giọng mà khơng tính đến các điều kiện thực tế, đến khả năng hành động, thực
thi của chính mình. Hình như họ nói cốt để cho người khác làm, cịn chính
mình lại khơng quyết tâm theo đuổi, chỉ đạo thực hiện đến cùng một cơng
việc nào đó. Thành ra, có nhiều chủ trương không đi vào cuộc sống, không
đem lại chuyển biến đáng kể trong thực tế. Chính vì lẽ đó em quyết định chọn
đề tài “Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp “Nói đi đơi với làm,
nêu gương về đạo đức” và vận dụng vào việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
của bản thân.” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần “ Tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa, đạo đức, con người. Do năng lực cịn hạn chế nên đề tài
khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cơ giáo và các bạn đọc sẽ
có những góp ý sâu sắc giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm của Hồ
Chí Minh về phương pháp “Nói đi đơi với làm, nêu gương về đạo đức”. Từ đó
liên hệ thực tiễn với bài học rèn luyện bản thân.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để hồn thành mục đích nghiên cứu trên, cần hồn thiện một số những
nhiệm vụ sau:
+ Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp “Nói đi đơi với
làm, nêu gương về đạo đức”.
+ Một số vấn đề về thực trạng “Nói đi đơi với làm, nêu gương đạo đức”
trong giai đoạn hiện nay và nguyên nhân.
+ Đề ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên.
+ Liên hệ thực tiễn bản thân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Quan điểm Hồ Chí
Minh về phương pháp “Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức”.

2


- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng giới trẻ
trong những năm gần đây. (2020-2021)
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên những quan điểm của chủ
nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận biện chứng
+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử
+Phương pháp logic
+ Phương pháp phân tích

+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp thống kê…..
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa,
đọa đức, con người là tiếp thu những tư duy đạo đức cá nhân theo tư tưởng
Nho giáo, tình yêu thương con người, tiếp thu những giá trị lý luận của chủ
nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu những giá trị tư
tưởng xuất phát từ nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Nghiên cứu và học tập tư tưởng đạo đức, nhân văn Hồ Chí Minh và vận
dụng thực tiễn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta. Từ đó nhằm góp
phần vào việc củng cố và xây dựng nền đạo đức cách mạng và con người Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế.
6. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
bao gồm:

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ
PHƯƠNG PHÁP NĨI ĐI ĐƠI VỚI LÀM, NÊU GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
TRONG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO
VIỆC TU DƯỠNG RÈN LUYỆN CÁ NHÂN.

4



CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP
NĨI ĐI ĐƠI VỚI LÀM, NÊU GƯƠNG ĐẠO ĐỨC TRONG NGUYÊN
TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC.
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh “Nói đi đơi với làm”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Trước mặt quần chúng, khơng phải ta cứ
viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến
những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm
mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được
nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những
đồng chí đó. Hơ hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta
phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách
mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên”.
Nói đi đơi với làm là vấn đề đã được đặt ra trong đạo đức truyền thống
của dân tộc. Trong khi đề cao các chuẩn mực đạo đức cần phải có đối với mỗi
người trong xã hội, nhân dân ta cũng đòi hỏi những chuẩn mực đó phải được
thể hiện trong hành vi hàng ngày, tức là trong thực hành đạo đức. Thông qua
những câu ca dao, tục ngữ nhân dân ta đã phê phán thói đạo đức giả: nói
khơng đi đơi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói một đằng làm một
nẻo, Nói chín, thì nên làm mười, Nói mười làm chín, kẻ cười người chế.
Trên cơ sở phê phán, kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức
truyền thống và đạo đức nhân loại về sự thống nhất giữa nói với làm, Hồ Chí
Minh địi hỏi lời nói phải đi đơi với việc làm, lý luận phải gắn liền với thực
tiễn. Đạo đức Hồ Chí Minh không phải là đạo đức tu thân mà là đạo đức dấn
thân, tức là đạo đức gắn liền với hành động, nói để làm, nhất là nói về đạo
đức phải đi đơi với việc thực hành đạo đức.
Nói đi đơi với làm là một địi hỏi, u cầu của tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh. Lời nói thể hiện lương tâm, bản lĩnh, lý trí và tình cảm ở trong mỗi con
người. Việc làm là hành vi đạo đức cụ thể của mỗi con người.
5



Hồ Chí Minh cho rằng, đối với mỗi người, lời nói phải đi đơi với việc
làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác
dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều làm ít, nói mà khơng làm, nói một
đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng. “Hãy làm
theo những gì tơi nói, đừng làm theo tơi làm”, đó là thói đạo đức giả của giai
cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử xã hội loài người, hoàn toàn xa lạ với
đạo đức cách mạng, với đạo đức mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng trong
xã hội mới Việt Nam,
Những năm 1925-1927, khi giáo dục Tư cách một người cách mệnh cho
lớp cán bộ cách mạng tiền bối, trong 14 điều đối với tự mình, Hồ Chí Minh đã
khẳng định một điều: “Nói thì phải làm”. Đối với người cán bộ, đảng viên, lời
nói đi đôi với việc làm là điều rất cần thiết và quan trọng. Hồ Chí Minh
thường căn dặn cán bộ, đảng viên nói ít làm nhiều, chủ yếu là hành động. Khi
đất nước đang trong hồn cảnh khó khăn ngàn cân treo sợi tóc, địi hỏi mỗi
người dân Việt Nam nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng phải ln hết lịng
vì dân tộc, phải làm nhiều hơn nói, phải bằng những công việc thiết thực mới
đưa đất nước vượt qua khỏi khó khăn đó. Người khẳng định: “Lúc này, chúng
ta khơng cần nói nhiều, mà phải làm cho thật nhiều”. Nghĩa là, trong công tác,
cán bộ, đảng viên việc làm phải nhiều hơn lời nói và phải làm sao cho có hiệu
quả. Nếu làm việc gì cũng khơng có hiệu quả thì khơng thể coi là người có
đạo đức cách mạng. Muốn vậy, “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao
nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình.
Hãy kiên quyết chống bệnh nói sng, thói phổ trường hình thức, lối làm việc
khơng nhằm mục đích nâng cao sản xuất”.
Hồ Chí Minh đặc biệt phê phán kiều nói sng, chỉ nói mà khơng làm,
bởi: “Nói hay mà khơng làm thì vơ ích. Đó là một tật xấu). Người giải thích
thêm: “Trong kháng chiến, nếu có cán bộ chỉ huy du kích miệng hơ “tiến lên”
mà bản thân mình lại thụt lùi, thì các chú thấy thế nào? Làm sao mà anh em

tiến lên được”. Nếu như ta hô hào nhân dân tăng gia sản xuất, nhưng khi nhân
6


dân tăng gia cịn cán bộ thì ngủ, chơi; u cầu nhân dân nhịn ăn lập hũ gạo
cứu đói, nhưng cán bộ cứ ngày hai bữa thì khơng thể thuyết phục được nhân
dân, không thể làm gương cho nhân dân, công việc sẽ không đem lại hiệu
quả. Do vậy, cán bộ, đảng viên phải miệng nói tay làm, tiên phong gương
mẫu trong mọi hoàn cảnh, thực hiện phương châm: “đảng viên đi trước, làng
nước theo sau”.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lý luận phải gắn với thực
tiễn nhưng điều quan trọng nhất về mặt đạo đức là lấy hiệu quả làm thước
đo. Người chỉ rõ: Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ
"cộng sản" mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ q mến những người
có tư cách đạo đức. Chính vì vậy, phải nêu gương về đạo đức, nói đi đơi
với làm.
“Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư
tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Nói đi đơi với làm còn là biểu
hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công
chức, nêu gương trước nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, về bản chất, “nói đi đôi
với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động
mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư
tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.
Nói đi đơi với làm, nói phải đúng chủ trương, chính sách của Ðảng và
Nhà nước, khơng được xun tạc, nói sai. Cán bộ, đảng viên phải nắm vững
đường lối cách mạng của Ðảng trong tồn bộ tiến trình cách mạng và được cụ
thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện
cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm cho đúng. Ðể nói
đúng quan điểm, đường lối của Ðảng, cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc

nghiên cứu, học tập lý luận Mác-Lênin. Hồ Chí Minh coi lý luận như cái kim
chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Khơng
có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi.
7


Nói đi đơi với làm, khơng được “nói một đằng làm một nẻo”. Theo Hồ
Chí Minh, lời nói cần đi đơi với việc làm, nói được làm được, sẽ mang lại
những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Khơng được
nói nhiều làm ít hoặc nói mà khơng làm. Nếu chính mình tham ơ mà bảo
người khác liêm khiết thì khơng được.
Hồ Chí Minh cho rằng, để chống việc nói một đằng, làm một nẻo, mỗi
cán bộ đảng viên còn cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình. Mỗi người,
mỗi ngành, mỗi giới, mỗi tầng lớp nhân dân đều có những cơng việc, nhiệm
vụ cụ thể. Khi nói phải gắn với những cơng việc, nhiệm vụ cụ thể, khơng
chung chung, đại khái dẫn đến nói chung, ai nói cũng được, nghe thì hay,
nhưng khơng biết thực hiện thế nào. Nói đi đơi với làm u cầu phải đi sâu đi
sát, kiểm tra đôn đốc kết quả của việc thực hiện những công việc đã đề ra,
không thể làm theo lối quan liêu, như cách "tỉnh gửi giấy xuống huyện, huyện
gửi giấy về xã…".
Theo Hồ Chí Minh, khơng được hứa mà khơng làm. Lời hứa chỉ có giá
trị khi đi liền với việc làm cụ thể. "Làm" ở đây chính là hành động, là hoạt
động thực tiễn, là tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Ðảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Ðối với Ðảng ta, Người
yêu cầu Ðảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của
mình đã thi hành thế nào. Nếu khơng vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó
sẽ hóa ra lời nói sng mà cịn hại đến lịng tin cậy của nhân dân đối với
Ðảng. Ðối với cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân
đi, miệng nói, tay làm. Chứ khơng phải chỉ nói sng, chỉ ngồi viết mệnh
lệnh… phải thật thà nhúng tay vào việc”[1].

Làm gương ở nhiều môi trường và cấp độ khác nhau. Nhân dân ta
thường nói "đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Trong mọi biểu hiện làm
gương thì người đứng đầu, cán bộ chủ chốt giữ vai trò rất quan trọng. Muốn
hướng dẫn cấp dưới và nhân dân thì phải làm mực thước cho người ta bắt
chước.
8


Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, lời nói đi đơi với hành động, lý luận đi đơi với
thực tiễn, nói là để làm. Tấm gương đạo đức mẫu mực của Bác chính là biểu
hiện cho triết lý đó. Trong suốt cuộc đời mình, Người đã thực hiện một cách
nghiêm túc và đầy đủ nói đi đơi với làm. Năm 1945, trước nạn đói ở miền
Bắc, Người đề xuất tồn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói và Người
kêu gọi: "Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước:
Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa, đem gạo đó (mỗi bữa một
bơ) để cứu dân nghèo”.
Người từng nói: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta
dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền
bù xứng đáng cho Nhân dân. Muốn làm như vậy, chúng ta phải cố gắng thực
hiện: Cần, Kiệm, Liêm, Chính”[2]. Người khước từ ở ngơi nhà sang trọng của
Tồn quyền Ðơng Dương trước đây mà chỉ ở ngôi nhà của người công nhân
phục vụ; đi dép lốp, dùng chiếc quạt lá cọ, chiếc ô tô cũ…
1.2. Nêu gương đạo đức.
Làm gương ở nhiều môi trường và cấp độ khác nhau. Nhân dân ta
thường nói "đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Trong mọi biểu hiện làm
gương thì người đứng đầu, cán bộ chủ chốt giữ vai trò rất quan trọng. Muốn
hướng dẫn cấp dưới và nhân dân thì phải làm mực thước cho người ta bắt
chước.
Làm gương ở nhiều môi trường và cấp độ khác nhau. Nhân dân ta
thường nói "đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Trong mọi biểu hiện làm

gương thì người đứng đầu, cán bộ chủ chốt giữ vai trò rất quan trọng. Muốn
hướng dẫn cấp dưới và nhân dân thì phải làm mực thước cho người ta bắt
chước.
Phải nêu gương đạo đức, trước hết là một yêu cầu đối với cán bộ, đảng
viên và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đồn
thể xã hội. Theo Hồ Chí Minh, việc nêu gương đạo đức của cán bộ, đảng viên
có tác dụng giáo dục quần chúng rất cao và Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng
9


viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính”. Ngược
lại, sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, đặc biệt là sự thối hóa, biến chất đạo đức
của cán bộ, đảng viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi vi phạm đạo đức, lối
sống, kỷ luật, pháp luật của quần chúng. Hồ Chí Minh nhận thấy rằng người
Việt Nam cũng như các dân tộc phương Đông khác vốn “giàu tình cảm, và
đối với họ một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên
truyền”.
Người luôn căn dặn cán bộ, đảng viên là lời nói và việc làm phải ln
thống nhất với nhau, thậm chí làm phải nhiều hơn nói, nhưng Người cũng
thấy rằng, trong thực tế, nói thì dễ, làm mới khó, khun người khác thì dễ,
nhưng làm theo lời nói đó cịn khó hơn nhiều. Điều này đã được người xưa
tổng kết một cách sâu sắc về sự nhất quán giữa lời nói với việc làm: “Hành
nan, ngơn dị”. Nhưng sẽ là sai lầm khi tuyệt đối hóa việc làm đến mức chỉ có
làm mà khơng biết nói, khơng biết tun truyền tổ chức, giáo dục những việc
tốt, những điển hình tiên tiến thì sẽ khơng phát huy hết hiệu quả của việc làm,
Do đó, theo Hồ Chí Minh, sự thống nhất biện chứng giữa lời nói và việc làm
địi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải vừa nói hay, vừa làm giỏi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự thống nhất hiện chứng giữa lời
nói với việc làm. Người giáo dục mọi người và chính bản thân mình đã thực
hiện tuyệt vời sự thống nhất giữa lời nói và việc làm. Trong suốt cuộc đời

hoạt động cách mạng, dù ở cương vị nào, Người cũng nói và làm những điều
ích nước lợi dân. Sự thống nhất giữa lời nói với việc làm, giữa tư tưởng với
hành động là nét đặc sắc tạo nên bề rộng, chiều sâu và tầm cao nhân cách Hồ
Chí Minh. Đây chính là sức thuyết phục mạnh mẽ nhất trong tấm gương đạo
đức của Người.
Khi đất nước đang trong hồn cảnh khó khăn, với cương vị Chủ tịch
nước, Hồ Chí Minh phát động phong trào nhường cơm, sẻ áo và “xin thực
hành trước”. Chính Người đã thực hiện 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng
nhịn ăn 3 bữa, đem gạo đó để cứu đồng bào bị đói. Khi kêu gọi nhân dân
10


chống hạn hán, chống úng, chính Người cũng trực tiếp xuống đồng tham gia
cùng với bà con nông dân. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở, muốn thực sự
làm người lãnh đạo, người chỉ huy, người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải
hết sức giữ gìn nêu gương về mặt đạo đức, là những người tiên phong, những
người giữ vai trị lãnh đạo, cho nên lời nói, đặc biệt là việc làm của cán bộ,
đảng viên luôn được nhân dân theo dõi, coi là khuôn mẫu. Mỗi cán bộ, đảng
viên phải thật sự là tấm gương sáng về đạo đức cho quần chúng noi theo.
Văn phòng Chủ tịch nước gương mẫu thực hiện, trong đó có Bác. Một
buổi chiều, đúng vào ngày nhịn một bữa để cứu đói, gần cuối giờ làm việc,
Văn phịng báo Bác có khách. Khách đến thăm Bác là một tướng lĩnh cấp cao
trong quân đội của Tưởng Giới Thạch mới từ Trung Quốc qua. Người đã tổ
chức bữa tiệc để thết đãi viên tướng đó. Tiệc xong, Bác về. Người mời đồng
chí quản lý Văn phịng đến. Đồng chí quản lý hết sức ngạc nhiên, khơng hiểu
tại sao giờ này Bác cịn cho gọi tới. Khi đồng chí quản lý tới, Bác nói cho
Người xin một bơ gạo. Đồng chí quản lý hiểu ý là chiều nay cả cơ quan nhịn
ăn, trong đó có Bác. Nhưng Bác giải thích là Người đã đi dự tiệc.
Người chưa làm nghĩa vụ nhịn ăn như mọi người buổi chiều, nên bữa
sáng mai, Người thực hiện nghĩa vụ, bù cho buổi chiều nay. Bơ gạo này,

Người yêu cầu giao ngay cho cơ sở nấu cháo từ thiện (Lúc đó, đồng bào đói ở
nhiều nơi dồn về Hà Nội để mong kiếm được miếng ăn, dù ít ỏi. Nồi cháo từ
thiện được tổ chức ở một số giao lộ nhằm cứu đói). Một chuyện rất nhỏ,
nhưng cho thấy sự nghiêm túc thực hiện trong một con người, một nhân cách
lớn. Đúng là lời nói đi đơi với việc làm không hề sao nhãng. Nêu gương về
đạo đức là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa phương Đơng. Nêu gương
có vai trị quan trọng. Người nói: “Nói chung thì các dân tộc phương Đơng
đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm
bài diễn văn tuyên truyền” (3). Bởi lẽ, cách tốt nhất để tạo dựng được niềm tin
là sự thực ngay trước mắt. Và cách tốt nhất để khiến người ta làm theo, đó là
sự thực, đó phải là cái hay, cái tốt, cái đẹp và đem lại lợi ích cho mọi người.
11


CHƯƠNG 2:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC TU
DƯỠNG RÈN LUYỆN CÁ NHÂN.
2.1. Một số vấn đề về thực trạng “Nói đi đơi với làm, nêu gương đạo
đức” trong giai đoạn hiện nay và nguyên nhân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và được sự dìu dắt, giáo dục trực tiếp của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày thành lập Đảng tới nay, đội ngũ những người
Cộng sản Việt Nam ln kiên trì thực hành ngun tắc lời nói đi đơi với việc
làm. Hàng triệu chiến sĩ cách mạng, những người con ưu tú của dân tộc đã
dũng cảm hy sinh xương máu, tính mạng của mình để biến lý tưởng, mục tiêu
cao đẹp của Đảng thành hiện thực. Nhờ đó sự nghiệp cách mạng đất nước ta
liên tục phát triển, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, uy tín của Đảng
khơng ngừng được nâng cao. Đảng đã trở thành tấm gương, thành lương tri và
niềm tin của cả dân tộc.
Tuy nhiên từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển nền kinh tế
sang cơ chế thị trường, việc thực hiện nói đi đơi với làm đang có chiều hướng

ngày càng tách xa nhau. Hiện tượng nói nhiều làm ít, hoặc nói mà khơng làm,
thậm chí nói một đằng làm một nẻo đang trở thành căn bệnh trầm trọng ở
nhiều nơi, từ cấp trung ương cho tới cấp cơ sở.
Rất nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã bị
xâm phạm, giảm hiệu lực do hậu quả của tình trạng lời nói khơng đi đơi với
việc làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi toàn Đảng, toàn dân ta
đang đẩy mạnh đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… thì vẫn
cịn nhiều cán bộ, đảng viên, có cả những người giữ trọng trách cao, cậy
quyền, cậy thế để sách nhiễu, ức hiếp dân, tiếp tay, tham gia vào các đường
dây tham nhũng, buôn lậu, phá hoại môi trường; ganh đua nhau dùng tiền
công quỹ mua sắm ô tô đắt tiền, quá tiêu chuẩn, xây dựng trụ sở to trong khi

12


trường học, trạm y tế và nhiều cơng trình cơng cộng khác phục vụ trực tiếp
đời sống của dân còn chưa có, hoặc đã hư hỏng.
Qua 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử. Việc thực hiện dân chủ trong Đảng và trong xã hội, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân có nhiều tiến bộ... Đa số cán bộ, đảng viên
phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu, năng động, sáng tạo trong công
tác, rèn luyện phẩm chất, năng lực, đóng vai trị nịng cốt trong công cuộc đổi
mới.
Tuy nhiên, trong Đảng và trong xã hội ta hiện nay đã xuất hiện tình trạng
suy thối về đạo đức, lối sống. Nghị quyết Đại hội X đã nhận định: "Thối
hố, biến chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng
viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi..., làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đó là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống
còn của Đảng, của chế độ''.

Sự suy thoái về đạo đức, lối sống biểu hiện ở các dạng chủ yếu sau đây:
Một là, chủ nghĩa cá nhân, lối sống vị kỷ, vụ lợi, buông thả, hưởng thụ,
thiếu lý tưởng thiếu ý chí phấn đấu xuất hiện trong tất cả các tầng lớp xã hội.
Hai là, tệ tham nhũng, hối lộ, bịn rút của cơng, lãng phí diễn ra ở nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, đang "trở thành quốc nạn", gây bức xúc trong nhân
dân.
Ba là, hành động cơ hội, ''chạy chọt'' vì lợi ích cá nhân khá phổ biến.
Bốn là, lời nói khơng đi đơi với việc làm, nói và làm trái với nghị quyết
của Đảng; nói nhiều, làm ít; phát ngơn tuỳ tiện, vơ ngun tắc.
Năm là, tệ quan liêu, xa dân, lãnh đạm, vô cảm trước những khó khăn,
bức xúc và u cầu, địi hỏi chính đáng của nhân dân.
Sáu là, tình trạng suy thối về đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ
giữa cá nhân với xã hội, như: gia trưởng, vũ phu, bất hiếu...

13


Bảy là, đạo đức nghề nghiệp sa sút, ngay cả trong những lĩnh vực được
xã hội tôn vinh. Hiện tượng mê tín, dị đoan có chiều hướng lan rộng, ảnh
hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và trật tự, an tồn xã hội.
Tình trạng nói khơng đi đơi với làm, nghị quyết một đằng làm một nẻo
giờ đây đã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực, từ đạo đức lối sống; nguyên tắc
tổ chức cho tới nhận thức, tư tưởng chính trị. Tác hại của việc kéo dài tình
trạng này đang góp phần đẩy sâu một bộ phận cán bộ, đảng viên vào con
đường thoái hoá, biến chất, phai nhạt lý tưởng, làm nảy sinh trong xã hội tâm
lý xem thường kỷ cương phép nước, xem thường kỷ luật cũng như các nghị
quyết của Đảng, làm giảm sút nghiêm trọng niềm tin của nhân dân vào việc
thực hiện thắng lợi các nghị quyết cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Tiêu chuẩn tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trên thực tế
còn coi nhẹ, khiến cho việc phát huy vai trò đầu tàu, gương mẫu của những

đảng viên chân chính bi hạn chế, thậm chí có khi cịn bị chê bai.
Trong tình hình hiện nay, do tác động của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế
và mặt trái của kinh tế thị trường, còn một bộ phận thanh niên đang mải mê
theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách
nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc, với non sơng đất nước.
Thói quen đua địi, hưởng thụ, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn
xã hội và cả “những tấm gương xấu”; sa vào lối sống ảo, cuồng thần tượng;
sống thiếu lý tưởng, khơng có niềm tin, khơng có sự định hướng một cách
đúng đắn. Vì vậy, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là hết sức cần thiết và quan trọng, địi hỏi thanh niên ln phải đấu
tranh, rèn luyện đạo đức bền bỉ, hàng ngày.
Hiện nay trong Ðảng và xã hội ta, tình trạng "nói khơng đi đơi với làm",
"nói mà khơng làm", "nói một đằng, làm một nẻo", "nghĩ một đằng, nói một
đằng", “nói với cấp trên khác, nói với cấp dưới khác” đang diễn ra ở nhiều
nơi, ở khơng ít người. Bệnh nói dối, làm sai, dối cấp trên, dối dân để bớt xén
vì lịng tham, bao che khuyết điểm cho nhau, hình thành phe phái, cánh hẩu…
14


đang gây bức xúc trong xã hội, làm mất niềm tin trong nhân dân. Thực hiện
“nói đi đơi với làm” đối với mỗi cán bộ, đảng viên rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.

 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên:
Nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó có
mặt khách quan là do tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hoạt động
diễn biến hồ bình của các thế lực thù địch, nhưng về chủ quan, có thể nêu ra
một số nguyên nhân sau:
- Do một số cán bộ, đảng viên buông lỏng việc rèn luyện, tu dưỡng bản
thân và xem nhẹ việc học tập trau dồi kiến thức để không ngừng nâng cao

giác ngộ cách mạng.
- Do tình trạng bng lỏng kỷ luật Đảng và công tác quản lý đảng viên
của các cấp uỷ đảng.
- Việc đấu tranh chống lại tình trạng nói khơng đi đơi với làm cịn chưa
được các cấp uỷ Đảng quan tâm đúng mức, chưa đặt vấn đề đấu tranh để khắc
phục tình trạng này tương xứng với vị trí, vai trị, tầm quan trọng của nó như
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra.
- Tâm lý chung của nhiều cán bộ, đảng viên hiện nay mới chỉ dành nhiều
sự quan tâm tới tình trạng nói không đi đôi với làm ở một số lĩnh vực như
chính trị, tư tưởng, đường lối chính sách. Cịn biểu hiện nói khơng đi đơi với
làm thuộc các lĩnh vực lốì sống, sinh hoạt thường ngày dễ được bỏ qua, ít bị
phê phán.
Thực hiện “nói đi đơi với làm” là phát huy truyền thống đạo đức quý báu
của dân tộc, là thực hành đạo đức cách mạng. Thực hiện nói đi đôi với làm
hiện nay, trước hết phải từ trên xuống dưới, từ người lãnh đạo cấp cao đến
cán bộ, đảng viên, công chức ở cơ sở. Phải kiên quyết xóa bỏ các cơ chế quản
lý đã lỗi thời buộc mọi người gần như đồng tình với việc khai man, biến báo.
Phải thực hiện công khai minh bạch, trước hết là chức trách của mỗi người để
có sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, của nhân dân. Trong giải pháp để thực
15


hiện “nói đi đơi với làm”, rất cần sự giáo dục lòng tự trọng, tinh thần trách
nhiệm của mỗi người, chống chủ nghĩa cá nhân trong chính con người mình.
2.2. Giải pháp khắc phục.
Tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống nêu trên đã có tác động lớn đến
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nó đang làm thay đổi, lệch
lạc những chuẩn mực, thang bậc giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân
tộc và cách mạng, có tác hại đến sự trường tồn của dân tộc và sự phát triển
của đất nước. Sự suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm

cho nhân dân lo lắng, bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín và vai trị lãnh đạo
của tổ chức đảng, đến việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực trạng đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ,
cùng với các nguy cơ khác dẫn đến mất ổn định chính trị xã hội, liên quan đến
"sự sống cịn của Đảng, của chế độ".
Để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi
suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội,
Hội nghị Trung ương 3 khoá X của Đảng đã ban hành Nghị quyết "Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng
phí". Ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ
thị số 05-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh" trong tồn Đảng và tồn xã hội. Thực hiện tốt Cuộc
vận động này sẽ góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi
suy thoái về đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội. Cụ thể là:
Trước hết, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, cơ quan, đơn vị thường
xun làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên thấm
nhuần sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân thì hết
sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. "Nói đi đơi với làm" khơng
chỉ là nguyên tắc, đạo đức, lẽ sống mà còn là biểu hiện của sự gương mẫu,
trong sáng của mỗi con người.

16


Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sớm phát hiện những biểu hiện
sai lệch trong cách nói, cách làm trong công việc. Mở rộng và phát huy dân
chủ trong Đảng, thường xuyên tổ chức tự phê bình và phê bình, rút kinh
nghiệm sau mỗi hoạt động của cơ quan, đơn vị. Đây là một nguyên tắc và là
cơ sở xây dựng đức tính trung thực, thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Phát hiện và nhân rộng điển hình, gương

người tốt, việc tốt đi đôi với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”
trong nội bộ Đảng.
Thứ hai, nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện nêu gương đối với
cán bộ lãnh đạo quản lý, nhất là người đứng đầu đơn vị, địa phương. Cán bộ
cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân để
thực sự trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Người căn dặn
“Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn
nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Điều này càng
đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo quản lý phải nêu cao ý thức trách nhiệm thực
hiện nêu gương từ việc nhỏ đến lớn, từ việc riêng đến việc chung, từ trong
cuộc sống đến công việc thường ngày; hãy làm những việc gương mẫu trước,
dù đó là việc nhỏ, nhưng cũng gấp ngàn lần những lời nói sng.
Thứ ba, mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên
cứu, nâng cao trình độ về mọi mặt; khơng ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
cách mạng, thực sự là một tấm gương về phẩm chất, đạo đức, lối sống. Trên
cơ sở nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định rõ trách nhiệm
của mình, hồn thành tốt nhiệm vụ, đánh giá trên cơ sở kết quả công việc,
không chung chung, đại khái, phải đi sâu đi sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện công việc được giao.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự mình phấn đấu thực hiện tốt lời dặn của
Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đảng viên làm bất kỳ việc gì cũng phải gương mẫu”.
Thực hiện làm đúng những gì đã nói, làm tốt những việc cần làm, đáng làm vì
17


lợi ích của quê hương, đất nước, lợi ích chính đáng của nhân dân; đổi mới tác
phong, lề lối làm việc, dân chủ, khoa học và phải là hạt nhân hội tụ đoàn kết
trong cơ quan, đơn vị.
Đẩy mạnh thực hành “nói đi đơi với làm” theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh là biểu hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong
mọi hoạt động, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Với mỗi cán bộ,
đảng viên thì lời nói đi đơi với việc làm là rất quan trọng và cần thiết, vì cán
bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng nói theo,
“nói đi đơi với làm” cịn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong
sáng của cán bộ, đảng viên nêu gương trước nhân dân. Bởi “một tấm gương
sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” như lời Bác dạy.
2.3. Liên hệ bản thân.
Cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước 35 năm qua là kết quả hiện thực
hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới. Trải qua q trình trăn trở, tìm tịi,
Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng muốn đổi mới, trước hết phải nắm vững bản
chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, từ những bài học của thực tiễn cách mạng; tôn trọng quy luật khách
quan; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ giai đoạn mới.
Nói đi đơi với làm để hướng dẫn nhân dân làm theo, đặc biệt là với thế
hệ trẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Muốn hướng dẫn nhân dân,
mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Nói đi đơi với làm phải
gắn với nêu cao tinh thần trách nhiệm và chống chủ nghĩa cá nhân. Chỉ trên
cơ sở này, cán bộ, đảng viên mới thu phục được quần chúng, mới cảm hóa, lơi
kéo họ tạo thành phong trào thực tiễn rộng lớn để xây dựng, phát triển đất
nước, thực hiện nghị quyết của Ðảng.
Việc học tập và làm theo tư tưởng của Người và thực hiện khát vọng
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Đại hội XIII của
Đảng. Với tư cách là một sinh viên được học tập theo chuyên ngành Tư tưởng
18


Hồ Chí Minh, em vơ cùng vinh dự khi ln được tư tưởng của Người soi
sáng trong việc học tập, lề lối và tác phong làm việc linh hoạt. Trong bối cảnh

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay càng đề cao vai trò của thế hế trẻ cần
nâng cao tri thức, tích cực sáng tạo trên mọi phương diện, đáp ứng yêu cầu
của thời kì đổi mới và vươn tới tầm cao trên hành trình đóng góp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc. Được tiếp xúc với môi trường Đảng vững mạnh, được sự
truyền tải kiến thức vô cùng ý nghĩa từ các giảng viên tâm huyết, nhận thức
được vai trị và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt
Nam, bản thân em xin hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt bổn phận của một cơng
dân chân chính :
Một là, ln hình thành tư tưởng đạo đức gốc như lời Bác dạy. Xây dựng
đạo đức cá nhân là nền tảng cho sự thúc đẩy về tri thức. Bên cạnh đó rèn
luyện lối sống ơn hịa với xã hội, hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, biết ơn các
thầy cơ giáo đã dìu dắt trong sự nghiệp “trồng người”; giúp đỡ bạn bè và các
đồng bào dân tộc Việt Nam khi họ gặp khó khăn. Bởi lẽ, mỗi con người là
một tế bào của xã hội, một xã hội tốt đòi hỏi từng cá nhân phải có ý thức
trong việc xây dựng văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng.
Hai là, phát huy tối đa năng lực học tập để nâng cao tri thức, sự hiểu biết
của mình trong cách lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Tích cực học
hỏi những lề lối và phương pháp học tập có hiệu quả từ các nước phát triển,
góp phần thúc đẩy năng lực bản thân trong chun mơn nghiệp vụ và văn hóa
ứng xử.
Ba là, tích cực bồi dưỡng nền tảng lý luận chính trị, tăng cường học tập
chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phấn đấu xây dựng cho bản
thân năng lực biện chứng, lý luận chính trị là cốt lõi của việc giữ gìn và bảo
vệ tổ quốc, tránh bị ảnh hưởng bởi những quan điểm sai trái của các thế lực
thù địch trong diễn biến hịa bình.
Bốn là, tuyệt đối trung thành với mục tiêu và lý tưởng của Đảng. Kiên
quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, những bài viết xuyên tạc về chủ
19




×