Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tl tthcmvcbctcb cơ sở thực tiễn của việc hình thành tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và công tác cán bộ rút ra nhận xét, đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.95 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CÁN BỘ VÀ CƠNG TÁC CÁN BỘ...........................................5
1.1. Thực tiễn các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam....................5
1.2. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh................................................................7
CHƯƠNG 2:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ
CÔNG TÁC CÁN BỘ, ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT................................15
2.1. Thực trạng công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay.............................15
2.2. Nguyên nhân dẫn đến những ưu điểm và hạn chế trên...........................20
2.3. Giải pháp khắc phục những hạn chế trên................................................22
2.4. Đánh giá, nhận xét...................................................................................25
KẾT LUẬN....................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................28


LỜI MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong
suốt cuộc đời của Người, Người đã bôn ba khắp Năm Châu bốn bể, trải qua
không biết bao nhiêu những khó khăn, gian khổ để tìm ra được đường lối
đúng đắn cứu nước, cứu dân cho dân tộc Việt Nam. Năm 1911 Người đã ra đi
tìm đường cứu nước và trở về vào năm 1920 với con đường cứu nước cho dân
tộc theo chủ nghĩa Mác Lênin. Đây chính là sự quyết đốn, bản lĩnh chính trị
của Người đã đánh dấu sự khởi sắc thắng lợi cho dân tộc Việt Nam.Đối với
Hồ Chí Minh, cả một đời vì nước vì non, Người chỉ có một tâm nguyện “Tơi
chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho đất nước ta được


hịa bình, nhân dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành”. Bởi đối với Người, nhân dân luôn là những người làm
chủ đất nước, chính vì vậy Người đã từng căn dặn:“Dễ trăm lần khơng dân
cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Điều đó đã thể hiện rằng, ngay từ
lúc sinh thời, Hồ Chí Minh đã ln đề cao vấn đề dân tộc, ln đề cao lợi ích
của nhân dân, ln coi trọng, gần gũi và hiểu nhân dân để dân tộc ta được ấm
no, dân sinh hạnh phúc. Để đáp ứng được những nguyện vọng trên, Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhấn mạnh cần có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo ln thực sự vì
dân, chăm lo cho đời sống nhân dân, khơng ngại những khó khăn, gian khổ vì
lợi ích chính đáng của dân tộc. Người luôn cho rằng “Cán bộ là đầy tớ của
nhân dân”, là những người mang trong mình trọng trách lớn lao về quan tâm,
chăm sóc đời sống nhân dân, ln lắng nghe, thấu hiểu và gần gũi với nhân
dân, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân được khăng khít, bền chặt.
Chính vì vậy năm 1947, Người đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
với một hệ thống các quan điểm lý luận tồn diện, sâu sắc về vị trí, vai trị,
nhiệm vụ, tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng; về các khâu của quy trình
cơng tác cán bộ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức
1


cách mạng, có trình độ, năng lực và phương pháp làm việc khoa học vẫn giữ
nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với công cuộc đổi mới đất nước
ta hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ đã phản ánh
sự thống nhất giữa tính khoa học, tính nghệ thuật và vượt lên trên tất cả là tính
nhân văn sâu sắc. Công tác cán bộ là việc làm hệ trọng và tinh tế, vì thế phải
được suy tư và thực hiện trên cơ sở tôn trọng nhân cách con người và theo
hướng khơi dậy, phát huy mặt tích cực, mặt thiện để đẩy lùi mặt tiêu cực, mặt
ác trong mỗi con người. Chính những điều đó làm nên giá trị và sức sống của
tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Nhận thức việc tiếp thu
tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong

việc vận dụng thực tế công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay, em quyết định
chọn đề tài: “Cơ sở thực tiễn của việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
cán bộ và công tác cán bộ. Rút ra nhận xét, đánh giá.” làm đề tài tiểu luận
của mình. Do năng lực còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu đề tài lại khá rộng
nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cơ giáo và các
bạn đọc sẽ có những góp ý nhất định giúp cho đề tài được hồn thiện hơn. Em
xin chân thành cảm ơn!
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm nghiên cứu và hiểu rõ quan điểm
của Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ. Từ đó vận dụng nghiên cứu
thực trạng cán bộ của đất nước ta trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
rút ra nhận xét và đánh giá.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài cần tập trung giải quyết một số những nhiệm vụ sau:
-

Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và

cơng tác cán bộ.
+ Thực tiễn các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
+Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ.
2


+ Thực trạng cán bộ và công tác cán bộ của đất nước ta trong giai đoạn
hiện nay.

+ Nguyên nhân
+ Giải pháp nhằm khắc phục những ưu điểm và hạn chế
+ Đánh gia và nhận xét.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu : Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí minh về
cán bộ và cơng tác cán bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng cán bộ của đất nước ta
trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.( khoảng 3 năm gần đây)
4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

- Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác
cán bộ.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Dùng phương pháp chung của triết học Mác - Lênin, phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, trong đó chủ yếu dùng
phương pháp logic và lịch sử.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này giúp bản
thân tôi nắm vững cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...
- Phương pháp quan sát, trao đổi, trị chuyện, phân tích, tổng hợp dữ
liệu, số liệu so sánh, đánh giá nhằm phục vụ đề tài.áp nghiên cứu.
5.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn


- Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu cơ sở, quá trình hình thành và
những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán
bộ. Qua đó giúp người học nhận thức rõ vị trí, vai trò cũng như tầm quan
trọng của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đối với thực tiễn cách mạng Việt
Nam.
3


- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng
tác cán bộ, từ đó giúp cho người học vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh vào thực tiễn đời sống, rèn luyện bản thân để có cơ hội trở thành cán bộ
Đảng vừa “hồng” vừa “Chuyên” như Bác từng mong đợi.
6.

Kết cấu của tiểu luận.

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu
luận bao gồm hai chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH
VÀO THỰC TRẠNG CÁN BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

4


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CÁN BỘ VÀ CƠNG TÁC CÁN BỘ.

1.1. Thực tiễn các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác
cán bộ được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào
cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Những thành công
hay thất bại của phong trào ấy đều được Hồ Chí Minh nghiên cứu để rút ra
những bài học cần thiết cho việc hình thành tư tưởng về tiêu chuẩn cán bộ và
công tác cán bộ.
Thực tiễn các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Phong trào
yêu nước Việt Nam đã diễn ra rất sôi nổi trải dài từ Bắc đến Nam ngay từ khi
Pháp xâm lược. Từ phong trào Cần Vương, Văn thân, Yên Thế, cuối thế kỷ
XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX, các
thế hệ người Việt Nam yêu nước đã nối tiếp nhau vùng dậy chống ngoại xâm
nhưng đều thất bại. Thực tiễn hào hùng của dân tộc đã chứng tỏ rằng bước
vào thời đại mới, chỉ có tinh thần u nước thì khơng thể đánh bại được các
thế lực đế quốc xâm lược hùng mạnh. Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến sự yếu
kém trong hoạt động tổVận mệnh của đất nước địi hỏi phải có một lực lượng
lãnh đạo cách mạng mới, đề ra được một đường lối cách mạng đúng đắn, phù
hợp với quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại mới, đủ
sức quy tụ cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân. Lực lượng
lãnh đạo phải có những phẩm chất vượt lên các lãnh tụ tiền bối cả về nhận
thức, phẩm chất và năng lực. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái
Quốc đã nhận thấy được những hạn chế trong nhận thức về thế giới quan,
năng lực lãnh đạo và tập hợp lực lượng xã hội của các nhà yêu nước tiền bối,
không đáp ứng yêu cầu khách quan mới của lịch sử dân tộc. Cụ Phan Chu
5


Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương như vậy là sai lầm chẳng
khác nào “Xin giặc rủ lòng thương”. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ

để đánh Pháp, điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước
beo cửa sau”. Cụ Hoàng Hoa Thám thì thực tế hơn vì trực tiếp đấu tranh
chống Pháp nhưng còn “nặng cốt cách phong kiến”. Đây chính là điểm xuất
phát để Nguyễn Ái Quốc xác định: “Tơi muốn đi ra ngồi, xem nước Pháp và
các nước khác. Sau khi xem họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng
ta”' đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.
Đó cịn là thực tiễn thơng qua q trình Hồ Chí Minh khảo sát thế giới.
Trong q trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát
tình hình các nước tư bản và các nước thuộc địa ở khắp các châu lục trên thế
giới. Người đã nghiên cứu, khảo sát kỹ các cuộc cách mạng tư sản, đặc biệt là
cách mạng tư sản Pháp và cách mạng Mỹ, nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của
giai cấp tư sản cũng như các cuộc cách mạng dân chủ tư sản chỉ là các cuộc
cách mạng “không đến nơi”, nghĩa là các cuộc cách mạng tư sản đó chỉ đem
lại quyền lợi cho giai cấp tư sản, cịn tồn bộ nhân dân lao động vẫn bị bóc
lột, đàn áp, khơng có quyền dân chủ thật sự. “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” cho
giai cấp tư sản chứ đâu phải cho toàn thể nhân dân lao động. Tổng kết thực
tiễn đấu tranh của các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh tiềm
ẩn to lớn của họ và cũng thấy rõ những hạn chế: Các dân tộc thuộc địa chưa
có được một đội ngũ các nhà lãnh đạo cách mạng chân chính, hội đủ các
phẩm chất cần thiết để lãnh đạo sự nghiệp cứu nước, thoát khỏi ách thực dân
đế quốc, giải phóng dân tộc, lựa chọn con đường phù hợp để đưa đất nước đi
lên.
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi vang dội đã đưa Hồ Chí
Minh đến bước ngoặt quyết định mới trên con đường cứu nước. Từ chỗ chỉ
biết Cách mạng Tháng Mười một cách cảm tính, Người đã nghiên cứu để
hiểu một cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười, và những bài
học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã đem lại cho phong trào
6



cách mạng thế giới, đặc biệt là bài học xây dựng, tổ chức được một đội ngũ
cán bộ cách mạng làm nịng cốt trong Đảng, có trí tuệ, lương tâm, danh dự,
có phương pháp đúng để tập hợp lực lượng cách mạng của quần chúng công
nông đông đảo để giành và giữ chính quyền Xơ Viết, để đánh tan sự can
thiệp của 14 nước đế quốc muốn bóp chết Nhà nước xã hội chủ nghĩa non
trẻ, để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới cho lịch sử
nhân loại – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí
Minh nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười khơng chỉ qua sách báo, mà thực
tiễn Người sống và làm việc, học tập và chứng kiến công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên đất nước Nga rất sôi nổi. Điều này đã giúp Hồ Chí Minh
hiểu một cách sâu sắc thế nào là “một cuộc cách mạng đến nơi”, người cán
bộ kiểu mới phải có tư chất, năng lực, phẩm hạnh mới có thể lãnh đạo nhân
dân đánh đổ chế độ cũ, xây dựng một chế độ mới, để chuẩn bị hình thành
cho được một đội ngũ cán bộ của cách mạng Việt Nam đủ tiêu chuẩn, dẫn
dắt cả dân tộc đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười đã mở ra, một
cuộc cách mạng triệt để nhất trên thế giới.
Đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Hồ
Chí Minh đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước gần gũi có
thể đem lại cho Việt Nam nhiều bài học thiết thực, bổ ích về tập hợp, thu
hút, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nòng cốt với các tố chất chính trị, học vấn,
năng lực tổ chức quần chúng lao động đứng lên làm cách mạng. Hồ Chí
Minh rất chú ý học hỏi kinh nghiệm của Tôn Trung Sơn trong huy động đội
ngũ trí thức, giáo dục họ thành những người dẫn đường thực hiện chủ trương
“Liên Nga, Thân Cộng, ủng hộ công nông”, “hợp tác Quốc - Cộng” để làm
cách mạng thành công.
1.2. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ được hình thành
thơng qua những nhân tố phẩm chất, trí tuệ của Người.

7



Một là, thông minh sắc sảo, tiếp thu nhanh cải cái mới và luôn luôn
sáng tạo
Thông minh là một tư chất mang tính thiên bẩm nhưng nó phải được
bồi dưỡng trong thực tiễn thì mới đạt đến trình độ sắc sảo, Trong q trình
tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khám phá quy luật vận động xã hội, đời
sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hồn cảnh cụ thể, dùng
lăng kính chủ quan của mình để nhìn nhận, đánh giá và tìm cách giải quyết.
Bởi vậy, Hồ Chí Minh có những nhận xét vượt tầm thời đại và nhìn trước
được tương lai - điều này góp phần to lớn trong việc tuyển chọn, đào tạo, sử
dụng cán bộ và công tác cán bộ trong tiến trình cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh khơng ưa giáo điều, ln có xu hướng canh tân, sáng tạo.
Riêng việc không đi theo các con đường cứu nước của các vị tiền bối, không
đi sang phương Đông mà đi sang phương Tây đã chứng tỏ Hồ Chí Minh là
con người có đầu óc phân tích, phê phán rất nhạy bén, sắc sảo. Tư tưởng “Dĩ
bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo, ứng
xử đúng đắn, phù hợp của Người khi cách mạng có tình hình biến chuyển, có
nhiều điểm mới.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở
của hoàn cảnh cụ thể của nước ta nhưng từng lúc, từng nơi, từng thời kỳ vận
dụng, sáng tạo, thậm chí phát triển cho phù hợp. Đặc biệt tư tưởng của Người
về cán bộ và công tác cán bộ trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng
Người có cách đào tạo, huấn luyện, quan tâm và sử dụng cán bộ rất sáng tạo,
phù hợp. Đó chính là Hồ Chí Minh ln chú ý và tiếp nhận cái mới, cái tiến
bộ vì cách mạng và cuộc sống ln vận động khơng ngừng.
Sự nhạy bén của Hồ Chí Minh với cái mới khơng có nghĩa là cứ thay
đổi liên tục các quan điểm của mình mà sự thay đổi Người luôn đặt trên nền
tảng vững chắc chủ nghĩa Mác – Lênin, thay đổi có ngun tắc. Cái gì thấy
đúng thì trước sau vẫn đúng, mặc cho mọi sự việc đổi thay, Hồ Chí Minh vẫn

kiên trì giữ vững, trước sau vẫn vậy, không hề suy chuyển, nao núng. Đó là
8


biện chứng tư duy và hành động của Hồ Chí Minh, như: Người giáo dục đạo
đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên là Trung với nước, Hiếu với dân; Cần,
kiệm, liêm, chính trước sau nhất nhất qn khơng đổi, xuyên suốt mọi thời kỳ
| của cách mạng Việt Nam. Nhưng mỗi thời kỳ cách mạng Người lại có
phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ khác nhau.
Hai là, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và biết làm chủ
trong mọi tình huống
Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, và biết làm chủ trong mọi tình huống
cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt khiến Người luôn đúng giá
đúng bản chất đối tượng, tìm ra quy luật phát triển của sự vật, khơng để
những cái hào nhống bên ngồi đánh lừa. Làm chủ bản thân mình là điều
khơng đơn giản. Trong ba mối quan hệ cơ bản nhất của con người, theo tổng
kết của Hồ Chí Minh, tức là đối với người, đối với việc, đối với mình, thì tự
mình đối với bản thân là khó khăn nhất. Đối với người có chức, có quyền nói
chung, làm chủ bản thân mình cịn khó hơn nữa, bởi vì họ là những người bị
nhiều cám dỗ hơn ai hết.
Hồ Chí Minh là người làm chủ trong mọi hoàn cảnh. Trong lãnh đạo
cải cách ruộng đất, có lúc cũng bị giáo điều theo mơ hình Liên Xô trong
xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; trong một phần nào chủ quan của con
đường, tốc độ cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân, trong nhịp độ,
thời gian đi lên chủ nghĩa xã hội... Những điểm nổi trội nhất là Hồ Chí Minh
biết vượt qua chính mình, thấy sai thì kiên quyết sửa, sửa cho bằng được và
Người giữ được mình cho đến giây phút cuối đời, vẫn là một con người
trong sạch, vì nước, vì dân, khơng vụ lợi. Chính những tố chất này của
Người là tấm gương sáng trong việc đào tạo, giáo dục cán bộ cách mạng,
đặc biệt là cán bộ làm cơng tác lãnh đạo.

Hồ Chí Minh làm chủ những hành vi của bản thân, theo lý tưởng tốt
đẹp vì nhân dân, của một người giác ngộ chính trị trên cơ sở của nền văn hóa
dân tộc và nhân loại. Làm chủ được hành vi của bản thân, nên Hồ Chí Minh
9


sống một cuộc sống ung dung, thư thái, tự tại, lúc gặp mn vàn khó khăn, kể
cả đối mặt với cái chết, Người vẫn bình tĩnh. Vào những thời điểm cao trào
vui mừng nào đó của dân tộc và của cá nhân, Người không lạc quan tếu,
không chủ quan, không tự kiêu, tự mãn mà vẫn phóng tầm mắt xa hơn để biết
những sự việc sẽ diễn ra với dân tộc mình. Điều này đặc biệt rõ ở Hồ Chí
Minh giai đoạn 1945- 1946, khi chính quyền cách mạng Việt Nam đang non
trẻ, đứng trước muôn vàn thách thức của tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Hoặc vào thời điểm Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, khi mọi người trong
đại bản doanh Phủ Chủ tịch ở Việt Nam nhận được tin Quân đội nhân dân
Việt Nam đã bắt sống tướng Đờ Cátxtơri và Bộ Chỉ huy quân Pháp ở Điện
Biên Phủ, đêm ngày 7-5-1954, cán bộ của cơ quan đốt đuốc reo hò vang trời
kéo nhau đến nhà sản ở Việt Bắc chung vui thì Người nói rằng: Thắng lợi này
mới chỉ là bước đầu, trước mắt dân tộc Việt Nam còn phải đương đầu với đế
quốc Mỹ. Hồ Chí Minh là người chế ngự được cái tơi trong muốn sự biến
thiên của cuộc đời con người, biết cái đủ và biết điểm dừng. Đây là những
điều mà người cán bộ cách mạng cần phải học để nhìn thấy trước được xu
thếvận động của cách mạng, để chuẩn bị tinh thần và lực lượng, từ đó đề ra
đường lối, quyết sách và hành động cho phù hợp.
Ba là, biết chắt lọc, kế thừa và phát triển các giá trị tri thức của dân tộc
và nhân loại thành giá trị riêng của chính mình.
Mọi tri thức, mọi tư tưởng, mọi học thuyết được Hồ Chí Minh coi là
phương sách nhằm đạt mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Vậy nên, Người ln khao khát, chủ động tiếp nhận mọi tri
thức, tự học là chủ yếu, nên khơng có gì là lạ khi Hồ Chí Minh đưa ra những

lời nhận xét rất xác đáng về ưu điểm của Phật Thích ca, của Chúa Giêsu, của
Khổng Tử, của chủ nghĩa Mác, của chủ nghĩa Tôn Dật Tiên và Hồ Chí Minh
nguyện làm “người học trị nhỏ” của các vị đó.
Hồ Chí Minh là người biết chắt lọc, tiếp thu những gì tinh túy nhất
trong văn hóa của dân tộc. Đó cũng là nền tảng quan trọng để Người có thể
10


thâu thái những giá trị văn hóa của nhân loại. Là người đi nhiều nước trên thế
giới và sống ở nước ngồi khá lâu, Hồ Chí Minh có dịp nghiên cứu các giá trị
văn hóa của thế giới. Đi nhiều, Hồ Chí Minh đã học được nhiều để làm những
việc đại sự cho dân tộc, thế giới và thời đại. Hồ Chí Minh là người giỏi tim
trong các luồng tư tưởng, các lý luận, các nền văn hóa những viên ngọc quý
giá và đem chúng giúp ích cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam trên mọi lĩnh
vực. Đặc biệt, là trong việc đào tạo, giáo dục đạo đức cách mạng, trình độ, lý
luận, khoa học cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Rất khâm phục các con đường cứu nước của các vị tiền bối, nhưng Hồ
Chí Minh khơng tán thành những con đường cứu nước đó và Người đi hướng
khác sang phương Tây để tìm con đường mới phù hợp với yêu cầu xã hội Việt
Nam đặt ra và phù hợp với xu thế thời đại. Tư duy nhận xét các phong trào
yêu nước của Nguyễn Ái Quốc cho chúng ta thấy con mắt tinh tường về thời
cuộc của Người. Ở những năm đầu thế kỷ XX, Người đã thể hiện tầm nhìn
kiên định, sắc sảo, kiên quyết khơng đi theo các con đường cứu nước của
cácbậc cha chú, mà đi theo hướng mới để tìm con đường cứu nước mới. Cả
cuộc đời Hồ Chí Minh đã hy sinh vì nước, vì dân như Người đã từng nói: “Cả
đời tơi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc
của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội,
xơng pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đồn kết,
tranh được chính quyền, uỷ thác cho tơi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm
ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó”. Đó là một tấm gương đạo

đức để cán bộ, đảng viên ta học tập và noi theo. Đã là người cán bộ cách
mạng thì phải suốt đời phải tận trung với nước, tận hiếu với dân, phụng sự
nhân dân, đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết,
Bốn là, thương yêu con người, có đạo đức trong sáng
Ở Hồ Chí Minh, lịng u thương con người khơng bó hẹp trong
phạm vị biên giới, màu gia, tơn giáo, tuổi tác... Từ tiếng khóc của một đứa
bé trong nhà lao, cảnh phu làm đường vất vả, cảnh những người da đen bị
11


bọn chủ tàu đẩy xuống biển khi gió to sóng lớn, đến cái chết của người bạn
tù. Tất cả đều gây nên nỗi thương cảm lớn trong trái tim nhân đạo bao la
của Hồ Chí Minh.
Lịng thương u con người của Hồ Chí Minh là vơ hạn, rộng lớn.
Lịng thương người của Hồ Chí Minh khơng chỉ thuần túy là lịng trắc ẩn đối
với con người. Đó là tình thương yêu luôn hướng về giai cấp vô sản và nhân
dân lao động, những người bị áp bức, bóc lột trên tồn thế giới. Lịng thương
người mang tầm nhân loại của Hồ Chí Minh được minh chứng bằng cả cuộc
đời hoạt động vì độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của con người và nhân dân
lao động trên toàn thế giới.
Sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của Hồ Chí Minh luôn gắn với cái
tâm, tinh thần tự giác của Người, mà tinh thần tự giác đòi hỏi cái đạo làm
người phải thực hành liên tục. Trong lúc kêu gọi mọi cứ 10 ngày nhịn ăn một
bữa để cứu đói ngay sau Cách mạng Tháng Tám, thì Hồ Chí Minh đã mực
thước làm gương. Kêu gọi mọi người ra sức chống hạn để cứu lúa, kể cả huy
động mọi người ở nơng thơn bất kể ngày đêm tát nước, thì Hồ Chí Minh đi tát
nước, đi cấy lúa cùng bà con nơng dân... Nói chuyện Tại buổi lễ tốt nghiệp
khóa 5 trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người chỉ rõ: “mình phải làm
gương cho đồng bào, phải siêng năng, hăng hái. Tơi lấy thí dụ như trong việc
cứu nạn đói, minh bảo người ta 10 ngày nhịn ăn một bữa mà chính đến ngày

nhịn, mình lại cứ chén tỷ tỷ thì nghe sao được. Đáng lý dân nhận một bữa
mình nhịn hai bữa mới phải. Về việc khuyến nơng cũng vậy, bảo người ta đảo
đất trồng ngô, trồng khoai mà lúc người ta làm mình lại ngủ thì sao được?”.
Cả cuộc đời Hồ Chí Minh, từ lúc thiếu thời đến phút cuối đời, từ người dân
mất nước đến lúc ở đỉnh cao của quyền lực, Người không bị quyền lực cám
dỗ, ln ln một lịng vì nước, thương dân, thương nhân loại đang bị khổ
cực, áp bức. Đến khi phải từ biệt thế giới này, trong “Di chúc”, Người nói:
“Cuối cùng, tơi để lại mn vàn tình thân u cho toàn dân, toàn Đảng, cho
toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào
12


thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc
tế”.
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Khơng chỉ nêu những yêu cầu, những bài
học về đạo đức cho cán bộ cách mạng, cho đảng viên và nhân dân ta mà
Người còn mẫu mực thực hành, là một tấm gương sáng ngời về đạo đức để
cho cán bộ và nhân dân ta noi theo.
Năm là, Hồ Chí Minh ln đề cao vai trò của dân, lấy dân làm gốc
Một chân lý chung cho mọi thời đại là phải lấy dân làm gốc, “được
lịng dân thì cịn”. Xét đến cùng thì cả cuộc đời hoạt động cách mạng, phấn
đấu, hy sinh của Hồ Chí Minh là đều vì quyền lợi, ấm no, tự do, hạnh phúc
của dân. Bất kỳ quan điểm, tư tưởng nào của Hồ Chí Minh cũng lấy điểm
xuất phát và đích đến cuối cùng là nhân dân. Đánh đổ đế quốc và phong kiến
là để đem lại cuộc sống độc lập, tự do cho nhân dân. Xây dựng Nhà nước
trong sạch, vững mạnh, Nhà nước của dân, do dân và vì dân; xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh, là đạo đức, là văn minh; xây dựng đội ngũ cán bộ
cách mạng vừa “hồng” vừa “chuyên”, thật sự là người “đầy tớ trung thành”,
là “công bộc” của nhân dân là vì dân. Chính những phẩm chất này là sợi chỉ

đỏ xuyên suốt hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, Người cũng đã từng căn dặn:
“Gốc có vững cây mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Đối với Hồ
Chí Minh dân là tất cả, và tất cả đều phải vì dân, vì dân là quý nhất, sức mạnh
của dân là sức mạnh to lớn nhất khơng có thế lực nào có thể đánh đổ được và
quyền lợi của dân, của dân tộc là quyền lợi tối thượng. Cho nên, cán bộ đảng
viên làm việc gì cũng đều phải vì lợi ích của nhân dân, vì dân là chủ, là người
lựa chọn và bầu ra cán bộ để làm việc cho dân và phục vụ nhân dân. Do đó,
đội ngũ cán bộ, đảng viên phải trong sạch, liêm khiết không được tham ô, hối
lộ, quan liêu, sách nhiễu, đè đầu cưỡng cổ dân như trong chế độ cũ. Chính
đạo đức vì dân, cả cuộc đời hết lịng hết sức phục vụ nhân dân, cái khả năng
hịa mình vào nhân dân là cơ sở cho sự thành công của Hồ Chí Minh. Nhà
13


nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh đã nhận xét: “Những nghiên cứu của nhà cách
mạng, nhà lãnh tụ, vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh, có thể
cắt nghĩa bằng nhiều nguyên nhân những nguyên nhân quan trọng hơn cả, cốt
yếu hơn cả là Cụ Hồ rất được lòng dân... được lòng dân hơn bất cứ những
người nào trước ông và ngay cả bây giờ sau khi ông mất. Được lòng dân Việt
Nam và còn được lòng dân thế giới. Dân không bác bỏ ở ông một điều gì. Cái
gì ở ơng cũng được quần chúng chấp nhận, hoan nghênh và tơn vinho". Đây
chính là một trong những tiêu chuẩn quan trọng cần có đối với cán bộ đặc biệt
là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ được hình
thành trên những điều kiện khách quan và chủ quan, từ truyền thống văn hóa
dân tộc, đến tỉnh hoa văn hóa nhân loại và đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin,
Cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, thì tư tưởng Hồ Chí Minh về các
bộ và công tác cán bộ là tài sản tinh thần vơ giá cho tồn Đảng, tồn dân ta
trong thực tiễn cách mạng đã qua, trong đổi mới đất nước hiện nay và cả
trong tương lai.


14


CHƯƠNG 2:
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ CÔNG
TÁC CÁN BỘ, ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT.
2.1. Thực trạng công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ được Đảng ta
thấm nhuần trong quan điểm, đường lối, chính sách và thực tiễn hoạt động
của Đảng ta về cán bộ và công tác cán bộ. Các văn kiện của Đảng và Nhà
nước ln nói rõ vị trí, vai trị, nhiệm vụ của việc xây dựng đội ngũ cán bộ,
Trước những nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới, công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ có những nhận thức mới, có những bước chuyển và kết
quả quan trọng. Đó là những đổi mới trong nhận thức, trong chỉ đạo tổ chức
thực hiện được thể hiện trong các văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc, từ Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ ba Ban
chấp hành Trung ương khóa VIII (6-1997) đề ra Nghị quyết về chiến lược cán
bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là lần đầu
tiên Ban chấp hành Trung ương Đảng bàn sâu và tồn diện vấn đề cán bộ và
có nghị quyết chun đề về chiến lược cán bộ. Trên cơ sở đánh giá đúng thực
trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, phân tích sâu sắc nguyên nhân, rút ra
bài học, dự báo xu thế phát triển của tình hình, Nghị quyết khẳng định một hệ
thống quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đề ra các chính
sách giải pháp lớn thực hiện nhiệm vụ cơng tác cán bộ trong thời kỳ mới.
a)

Về ưu điểm.

Số đông cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, lối sống lành

mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Nhìn chung đội ngũ cán bộ đều có lập
trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu con đường xã hội
chủ nghĩa, trung thành với lý tưởng cộng sản và những mục tiêu cơ bản của
sự nghiệp cách mạng, tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ
đổi mới và quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách phấn đấu hồn
15


thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Đại đa số cán bộ giữ được
phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người cán bộ, đảng viên, lối sống lành mạnh,
giản dị phù hợp với những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, sống gần gũi
nhân dân, làm tấm gương về đạo đức và lối sống được cán bộ, đảng viên và
nhân dân tin yêu. Đa số đội ngũ cán bộ được rèn luyện, thử thách trong quá
trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ.
Tỷ lệ cán bộ có trình độ chun mơn tiến sỹ, thạc sỹ và đại học, cao
đẳng ngày càng nhiều; tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp trở xuống
ngày càng giảm đi; Tỷ lệ cán bộ có trình độ lý luận cử nhân, cao cấp ngày
càng tăng, trình độ trung cấp ngày một giảm, khơng có đồng chí nào trình độ
sơ cấp. Hầu hết đội ngũ cán bộ đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
xây dựng đảng, vận động quần chúng hoặc các lớp bồi dưỡng kiến thức quản
lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quốc phịng - an ninh. Một số đồng chí cán bộ
đã cố gắng tranh thủ thời gian học tập để có chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C
tiếng Anh, Nga, Trung Quốc... và tin học để sử dụng được thành thạo máy vi
tính trong chun mơn. Điều đó thể hiện rằng Đảng và Nhà nước rất quan tâm
đến đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về các mặt cho đội ngũ cán bộ. Mặt khác,
cũng thể hiện chính đội ngũ cán bộ đã không ngừng nỗ lực học tập rèn luyện,
nâng cao trình độ về mọi mặt; Trình độ kiến thức và năng lực quản lý xã hội,
quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao, năng động, sáng
tạo, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng
và Nhà nước.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt đã phát triển mạnh mẽ nhiều so với trước đây.
Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cấp
chiến lược có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, con đường mà
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân đã lựa chọn. Cơ cấu cũng
ngày cảng đồng bộ hơn, gồm nhiều thế hệ, được phân bố hợp lý trong các cơ
quan, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cấp Trung ương, tỉnh và cấp

16


huyện. Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ cũng được quan tâm hơn so
với trước.
Đội ngũ cán bộ đã trải qua thử thách trong chiến đấu, trong phong trào
của quần chúng, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, lãnh đạo.
Đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban thường vụ Huyện ủy, Tỉnh
ủy - đội ngũ cán bộ này đã kinh qua các chức vụ trưởng, phó phịng hoặc chức
vụ tương đương ở tỉnh và cấp huyện, một số người có nhiều năm làm cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở các chức vụ khác nhau, thường thì cũng lúc kiêm nhiệm
một số chức vụ. Điều đó đã làm cho đội ngũ cán bộ này khơng ngừng hồn
thiện về kiến thức và kỹ năng tổ chức lãnh đạo, nhất là trong việc tổ chức lãnh
đạo, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công
tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng, trong việc xây dựng và điều hành
bộ máy, công tác cán bộ, cơng tác chính trị tư tưởng ...
Như vậy, đội ngũ cán bộ ở nước ta có bước trưởng thành và tiến bộ về
nhiều mặt. Đại đa số đội ngũ cán bộ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế. Đội ngũ cán bộ là lực lượng nịng cốt cùng tồn Đảng, tồn dân, tồn
qn làm nên những thành tựu to lớn trong cơng cuộc đổi mới, xây dựng bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Số đông cán bộ giữ vững được bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân. Những ưu

điểm nổi bật trên là yếu tố quan trọng đảm bảo sự ổn định về chín trị, xã hộ và
thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của đất nước ta.
Công tác quy hoạch cán bộ với nội dung và cách làm mới được tiến
hành trong thời gian qua, được đông đảo cán bộ, đảng viên đồng tình ủng hộ.
Thực tiễn đã chỉ ra cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được triển khai trong
điều kiện, hoàn cảnh mới, nhận thức mới, cách làm mới, có sự kế thừa, phát
huy những thành tựu đã đạt được.

17


Ngồi những điểm chung nói trên, mỗi loại cán bộ có những mặt mạnh
cụ thể: Cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đồn thể có bản lĩnh và kinh
nghiệm lãnh đạo chính trị, vận động nhân dân, tích cực tiến hành đổi mới;
Cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang có lập trường chính trị kiên định, có ý
thức cảnh giác cao, chịu đựng gian khổ, vượt qua khó khăn bảo vệ Tổ quốc,
giữ vững an ninh chính trị và an tồn xã hội; Cán bộ khoa học: có tâm huyết,
có năng lực sáng tạo, tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới, say mê nghiên
cứu khoa học; Cán bộ quản lý kinh doanh: năng động, thích ứng nhanh với cơ
chế mới. Nhưng kinh nghiệm cịn ít, năng lực còn hạn chế, tổ chức kinh
doanh còn kém hiệu quả, quan hệ với nước ngồi cịn nhiều sơ hở, mất cảnh
giác.
b)

Hạn chế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cán bộ và công tác cán bước
vào đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vẫn cịn khơng ít những
hạn chế, yếu kém. Cụ thể trên các mặt sau:

+ Một số cán bộ còn dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về
chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội, hoài nghi đường lối của Đảng, có
người do dao động bất mãn cá nhân đi đến phản bội Đảng, phản bội dân tộc
và lợi ích của nhân dân.
+ Một số cán bộ có biểu hiện hoang mang, dao động, băn khoăn lo
lắng trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước; lo lắng
khi thấy tình hình tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
Họ không kiên quyết đấu tranh chống những tư tưởng và hành động sai trái,
bất mãn chế với chế độ. Có những cán bộ bằng lịng tự mãn với những gì đã
có, khơng tích cực học tập vươn lên dẫn đến tụt hậu về nhận thức, về cách
quản lý. Khơng ít cán bộ vẫn thường giữ những thói quen kiểu cũ, áp đặt ý
kiến cá nhân với tập thể, hạn chế dân chủ trong nội bộ, dẫn đến tập thể lãnh
đạo mất đoàn kết và trì trệ.

18


Bên cạnh những cán bộ trung thành với lý tưởng cộng sản, kiên định
với mục tiêu, con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân đã chọn, trước sau
vẫn một lịng vì dân, vì nước và vì sự tận tụy cơng việc, thì vẫn cịn:
+ Một bộ phận cán bộ thối hóa biến chất về đạo đức, lối sống. Họ lợi
dụng chức quyền để tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng
phí của cơng, quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh, hành chính. Một số
cán bộ ức hiếp dân, gia trưởng độc đoán, tham vọng cá nhân, cục bộ địa
phương, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm
việc tùy tiện, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng.
+ Nhiều cán bộ còn biểu hiện tư tưởng cục bộ, địa phương, gia trưởng,
bảo thủ, trì trệ, trơng chờ ỷ lại vào cấp trên, thiếu chủ động sáng tạo trong
cơng việc, ngại khó khăn, muốn ổn định cơng tác, không muốn công tác đi xa
nhà, ngại đến những vùng cao, vùng xa. Hoặc tư tưởng chọn việc không muốn

chuyển công tác từ lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế sang làm
chun trách cơng tác Đảng, đồn thể.
+ Một số cán bộ chưa chú trọng tốt những nguyên tắc trong tổ chức sinh
hoạt Đảng, quy chế dân chủ cơ sở. Thái độ tự phê bình và phê bình chưa cao,
chưa quyết tâm đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực; bản thân và gia đình
chưa gương mẫu chấp hành pháp luật. Đặc biệt một số cán bộ có biểu hiện lợi
dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý để vun vén cá nhân, tham ô, tiêu cực,
làm xói mịn lịng tin của nhân dân. Một số cán bộ có thái độ thờ ơ đối với
những tiêu cực xảy ra, vô cảm với những vấn đề mà người dân đang bức xúc,
có khi vì lợi ích cá nhân và gia đình, dịng họ mà họ đi đến buông lỏng quản lý,
thiếu trách nhiệm trong giải quyết các vụ việc, thậm chí vi phạm ngun tắc, kỷ
luật.
+ Nhìn chung mặt bằng về trình độ học vấn, trình độ chun mơn cũng
như lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước của đội ngũ cán bộ. Đặc
biệt là cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý hiện nay là cao hơn nhiều so với
những năm trước đây, đa số có trình độ chun mơn nghiệp vụ từ đại học trở
19



×