Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nguồn gốc hình thành tư tưởng hồ chí minh, trong đó nguồn gốc nào là quan trọng nhất quyết định bản chất tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.72 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh-một tấm gương tuyệt vời vế sự nhất quán từ trước đến sau, từ
lúc khởi đầu cuộc tìm đường cứu nước, với bao sức ép từ mọi phía cho đến khi Đảng ra đời
qua bao thăng trầm, thử thách liệt để có cách mạng Tháng Tám 1945, ra đời nước cộng hoà
non trẻ giữa vòng vây trùng điệp của kẻ thù, tiến hành hai cuộc kháng chiến với ý chí
"Không có gì quý hơn độc lập tự do". Thời gian đủ để kiểm nghiệm độ chính xác và sự tường
minh của một tư tưởng, trải qua những biến động dồn dập cả trong nước và trên thế giới vẫn
chứng minh được sức bền, độ “chín” của tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự kết tinh trí tuệ và khí
phách của một dân tộc, là sự tiếp nhận và hội tụ những tinh hoa của tư tưởng mà loài người
đã giữ lại qua quá trình tiếp biến, thanh lọc và kiểm nghiệm. Vì thế nó đủ tầm cao của sự
khái quát của lý luận và đường hướng phát triển, vừa gần gũi, đi thẳng vào lòng người Việt
Nam vì nó diễn đạt được chân lý của cuộc sống, chân lý thì luôn luôn đơn giản, song hiểu và
đến được với chân lý thì lại cực kỳ gian truân. Cuộc sống đang sải những bước đi táo bạo và
quyết đoán trong thời đại của những biến động dồn dập, thế giới ngày một thay đổi, kiểu tư
duy tuyến tính không còn thích hợp nữa, những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp
truyền thống không còn đủ cho hành trình của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng không
khép kín, tự đủ, không nhất thành bất biến mà luôn phát triển cùng dân tộc và thế giới nhưng
cần có “dẫn xuất” của sự sáng tạo, linh hoạt trong tư duy cũng như trong hành động-phẩm
chất hàng đầu của thế hệ trẻ ngày nay. Do đó nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung
cũng như về mặt nguồn gốc nói riêng là trách nhiệm cũng là lợi ích của mỗi cá nhân làm tiền
đề cơ bản cho tương lai bản thân và cả đất nước.
NỘI DUNG CHÍNH.
I/ Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tại Đại hội IX (4-2001), Đảng ta có bước phát triển trong nhận thức và tư duy lý luận
khi khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại... Tư
tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài



sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”. Phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa gồm nhiều quan điểm
liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện rõ tính liên tục, nhất quán bao quát nhiều lĩnh vực.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều kiện nước ta không giống các nước
khác, ít nhất trên hai điểm: Truyền thống lịch sử, văn hóa, con người và nước thuộc địa thời
cận đại. Hai điểm này không hoàn toàn tách bạch, mà có sự tiếp nối.Người đã khắc phục
những hạn chế của truyền thống và thiếu hụt trong chủ nghĩa Mác-Lênin. Hạn chế lớn nhất
của giá trị truyền thống là lý luận khoa học. Thiếu hụt lớn nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin là
những tư liệu lịch sử của các nước thuộc địa phương Đông. Hồ Chí Minh đã lấp đầy những
khoảng trống đó.
Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều cần nhấn mạnh là dưới ánh sáng cách mạng,
khoa học và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nâng cao các giá trị truyền
thống lên một chất mới, trình độ mới, tạo nên sức mạnh mới trong thời đại mới. Người đã
làm giàu trí tuệ của mình và trí tuệ dân tộc bằng những giá trị văn hóa phương Đông như đạo
đức, chủ nghĩa tập thể, lòng từ bi hỷ xả... và những giá trị văn hóa phương Tây như đề cao
vai trò cá nhân, truyền thống và phong cách dân chủ, những vấn đề nhân quyền, dân quyền
II/ Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.1 Từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Đất nước ta, trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc, tạo nên
một nền văn hoá phong phú, thống nhất và bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp,
cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước là nấc thang cao nhất của văn hoá Việt Nam, là tài sản
có giá trị nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát, là kim chỉ nam
cho cuộc đời hoạt động cách mạng của Người,là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan
thử thách, hiểm nguy là nguồn gốc cơ sở quan trọng hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh giữ nước và dựng nước.



Là một nước nhỏ bé nhưng giàu có về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi nên ngay
từ xa xưa nước ta đã trở thành muc tiêu xâm lược của nhiều nước lớn, đặc biệt là các triều
đại phương Bắc bởi vậy, nhân dân ta đã có truyền thống yêu nước lâu đời và đã được vun
đắp qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước,
có cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc – một vị khoa bảng ở một miền quê vốn có truyền thống đấu
tranh chống giặc ngoại xâm rất kiên cường. Quê hương Nghệ Tĩnh của Người – nơi sản sinh
ra những vị anh hùng nổi tiếng như Mai Thúc Loan, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, chính
là trường học cách mạng gần gũi nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới suy nghĩ và chí
hướng của Người.
Thứ hai, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. Đoàn kết,
đồng lòng trong chống giặc ngoại xâm, nhưng bên cạnh đó, nhân dân ta còn có tinh thần
nhân nghĩa cao cả. Khi đã đánh thắng giặc, bắt được giặc làm tù binh, ta lại sẵn sàng tha cho
giặc, nhằm giữ cho mối quan hệ bang giao được êm đềm. Bởi lẽ đó, ta luôn nhận được cái
nhìn nể phục của bè bạn chung quanh. Tinh thần nhân nghĩa, tương thân, tương ái cũng hiện
hữu trong con người Hồ Chí Minh, thể hiện qua cách cư xử, làm việc hàng ngày của Người.
Thứ ba, truyền thống lạc quan, yêu đời; cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo. Là
một dân tộc nghèo với truyền thống nông thôn làng xã, những giá trị văn hóa tinh thần là
nguồn cổ vũ tinh thần quan trọng của người dân. bởi vậy sự lạc quan, yêu đời chính là một
nét tâm hồn quan trọng của người dân ta. Hồ Chí Minh, cũng là một con người như vậy.
Người vẫn thể hiện niềm lạc quan, yêu đời bằng việc sáng tác nên tập thơ Nhật kí trong tù
bất hủ. Ngoài ra, phải sống và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nên con người
Việt Nam cũng phát huy được tối đa sự cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo của mình.
2.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại
*Về văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh không chỉ có những hiểu biết uyên thâm về Hán
học mà Người còn tiếp thu những giá trị tinh túy nhất trong Nho giáo, Phật giáo hay những
tư tưởng của Lão Lử, Mặc Tử... Ở đây, cách tiếp thu của Hồ Chí Minh chính là sự sàng lọc,
sẵn sàng phê phán, gạt bỏ những yếu tố cổ hủ, duy tâm và lạc hậu để đón nhận lấy những mặt
tích cực, những yếu tố duy vật phù hợp với điều kiện lịch sử để học tập, kế thừa và vận dụng
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.



Hồ Chí Minh ra đời trong một gia đình Nho giáo nên Người đã sớm được tiếp cận với
Nho học. Bác đánh giá rất cao Khổng Tử cũng như tiếp thu triệt để những mặt tích cực của
đạo Nho, từ triết lý hành động, tư tưởng nhân thế về hành đạo giúp đời, triết lý nhân sinh, tu
thân dưỡng tính đến việc đề cao lễ giáo, văn hóa, phát huy truyền thống hiếu học và có lý
tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng. Người dùng nhiều những khái niệm, phạm trù
Nho giáo như: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” (Thập niên
thụ mộc, bách niên thụ nhân).
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tích cực của Phật
giáo. Đó là những tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái mang tính dân chủ và bình đẳng hơn so với
Nho giáo. Thêm vào đó, Người cón tiếp thu cả nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều
thiện, coi trọng lao động của Phật giáo. Đối với Hồ Chí Minh, Phật giáo luôn hòa quyện hài
hòa với chủ nghĩa yêu nước, sống gắn bó, hòa vào cộng đồng cùng chống lại kẻ thù chung
của dân tộc là chủ nghĩa thực dân.
Ngoài ra, Bác luôn đề cao và tiếp thu những giá trị tích cực trong các tư tưởng, học
thuyết của những cá nhân kiệt xuất khác ở phương Đông như Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn
Trung Sơn, Người đã tìm thấy những điều thích hợp với hoàn cảnh của nước ta, đó là độc lập
dân tộc, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
*Về văn hóa phương Tây, những năm ở nước ngoài, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu
rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây, tiêu biểu là ở hai quốc gia Pháp và
Mỹ. Về tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng của các nhà
khai sáng như Vônte, Rútxô, Môngtexkiơ. Đặc biệt, Người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư
tưởng tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Đại cách
mạng Pháp. Ở Mỹ, Người đã tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập năm 1776. Đặc biệt, trong thời gian bôn ba ở phương Tây
Người đã kế thừa được tư tưởng dân chủ của phương Tây, và từ đó ở Người đã hình thành
phong cách làm việc dân chủ.
2.3 Chủ nghĩa Mác-Lênin (một trong những nguồn gốc quan trọng nhất)
Vào cuối năm 1917, Nguyễn ÁI Quốc từ Anh trở lại Pháp, vừa hoạt động chính trị vừa

kiếm sống một cách chật vật, nhưng Người vẫn lạc quan say sưa học tập, kiên trì mục đích


hoạt động và bằng nỗ lực của mình Người đã được tham gia Đảng Xã hội Pháp Người được
tiếp xúc với Chủ nghĩa Mac Lênin. Từ đó người tìm hiểu, nghiên cứu và học tập các tác
phẩm của Lênin và của Mac, và xem chủ nghĩa Mac Lênin là kim chỉ nam của con đường đi
lên giải phóng dân tộc. con đường đến với Chủ nghĩa Mac-Lênnin có những đặc điểm riêng
biệt mà ta cần tìm hiểu để hiểu hơn tầm vóc lớn lao trong tư tưởng của người.
Thứ nhất, người đến với chủ nghĩa Mac Lênnin không chỉ bằng mộ trái tim lớn, tinh
thần yêu nước thương nòi, tấm lòng nhân ái bao la mà còn với một học vấn chắc chắn, một
năng lực trí tuệ sắc sảo luôn luôn vượt tầm thời đại. Trong mười năm đầu ( 1911- 1921) của
quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã hoàn thiện cho mình một vốn văn hóa, vốn
chính trị và vốn sống thực tiễn phong phú tạo thành một bản lĩnh trí tuệ mà không nhà cách
mạng trẻ tuổi nào ở Việt Nam lúc ấy có thể so sánh được. Chính bản lĩnh trí tuệ ấy đã giúp
Người phân tích đánh giá chính xác về tình hình cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ; và vận
dụng chủ nghĩa Mac Lênin vào thực tiễn một cách độc lập tự chủ, sáng tạo phù hợp với hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể của cuộc cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, ở Người đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường
cứu nước, giải phong dân tộc. Khác với các nhà cách mạng tiền bối khác như Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh, tuy cũng có mục đích là đi tìm con đường giải phóng dân tộc nhưng
phương pháp lại dựa vào chính chủ nghĩa tư bản đang bóc lột dân tộc mình. Với Người thì
chủ nghĩa Tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo độc ác, bất công; người lao động ở đâu cũng
bị áo bức bóc lột chà đạp; dù màu da khác nhau nhưng trên đời này chỉ có hai giống người đó
là áp bức bóc lột và bị áp bức bóc lột.Và Người nhận ra rằng chỉ có một tình thân ái thật đó
là tình thân ái vô sản. Đây là những nhận thức quan trọng mà Người rút ra được từ chủ nghĩa
Mac Lênin bằng trí tuệ của mình; để từ đó con đường cách mạng của Người luôn gắn liền
với quần chúng nhân dân lao động.
Thứ ba, cũng khác với các nhà tư tưởng phương Tây đến với chủ nghĩa Mac Lênin
chủ yếu như đến một học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là hành động.
Còn với Nguyến Ái Quốc, người đến với chủ nghĩa Mac Lênin từ thực tiễn của cách mạng

Việt Nam lúc bấy giờ. Một đất nước đang bị xiềng xích, nô lệ, người dân bị áp bức bóc lột,
gông cùm. Là một người dân mất nước, đang khao khát đi tìm độc lập, tự do cho dân tộc


mình và cho các dân tộc bị áp bức khác thì Người bắt găp chủ nghĩa Mac Lênin Người nhận
ra rằng đó chính là kim chỉ nam cho con đường của Người, Người thấy rõ mối quan hệ thống
nhất giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa từ đó mà Người
nghiên cứu một cách sâu sắc hơn chủ nghiac Mac Lênin .
Cuối cùng, đặc điểm con đường mà Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mac Lênin
cũng khác so với các nhà vô sản khác trên thế giới, đó là người đã kết hợp được cả tinh hoa
của cả phương Đông và phương Tây. Đó là phương pháp nhận thức mácxít và theo cách cốt
nắm lấy cái tinh thần, cái cốt yếu, cái bản chất và vận dụng sáng tạo lập trường, quan điểm
phương pháp của chủ nghĩa Mac Lênin để hoạch định đường lối ch trương giải pháp và
những đối sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam. Đó đã trở thành đặc điểm đặc trưng riêng
của Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển nhận thức tư tưởng.
2.4 Những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
Thứ nhất là khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và luôn sáng suốt trong mọi
hoàn cảnh. Với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu các
cuộc cách mang tư sản hiện đại. Người đã đánh giá bản chất của các cuộc cách mạng đó,
không để bị đánh lừa bởi cái hào nhoáng bề ngoài của những khái niệm tự do, bình
đẳng, bác ái...
Thứ hai là sự khổ công học tập và rèn luyện để chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú
của thời đại, những kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào công nhân quốc tế và
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới để có thể từng bước tiếp cân với chủ nghĩa
Mác_Leenin.
Thứ ba là tâm hồn của một nhà yêu nước, lý tưởng của một ngượ cộng sản và
một trái tim nhân hậu, yêu nước, thương dân, yêu thương những người cùng khổ,...và
sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân
dân.
III/ Đánh giá.

Có thể nói tư tưởng hồ chí minh đựoc bắt nguồn, được kế thừa từ những giá trị, những
nền tảng phong phú, để từ đó được tiếp nhận,vận dụng sáng tạo và hiện thực hóa vào thưc
tiễn lịch sử văn hóa xã hội nước ta. Trong những nguồn gốc nêu trên thì chủ nghĩa mác lênin


là nguồn gốc quan trọng đóng vai trò là “kim chỉ nam” cho nền tảng tư tưởng hồ chí minh.
Bác đã đến với chủ nghĩa mác lê nin với một bản lĩnh vững vàng nâng cao khả năng sáng
tạo, tự chủ để từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Bác đã tiếp thu chủ nghĩa M-L như
một lẽ tự nhiên "tất yếu khách quan và hợp với quy luật". Bởi Chủ nghĩa M-L là bộ phận văn
hóa đặc sắc nhất của nhân loại: nó là tất cả những gì tinh túy nhất, cách mạng nhất, triệt để
nhất và khoa học nhất. Và trên thực tế, chủ nghĩa mác lênin đã trở thành cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận của tư tưởng hồ chí minh.
Tiếp nhận những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc việt nam, đồng thời học tập
những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại và những định hướng quan trọng trong chủ nghĩa
mác lê nin,kết hợp với những nhân tố chủ quan thuộc về những phẩm chất của hồ chí minh
đã tạo nên tính tất yêu khách quan trong sự thành công trong tư tưởng Người. Đồng thời lịch
sử cũng đã khẳng định bất kì nguồn gốc nào cũng có vai trò quan trọng, có sự liên kết chắt
chẽ tạo nên nền móng vững chắc cho sự phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Qua việc tìm tòi sáng tạo cũng như tiếp thu những nguồn gốc nêu trên để hình thành
nên tư tưởng riêng của bản thân mình chúng ta có thể thấy Bác là một con người vĩ đại, 1
học giả xuất chúng, bằng khả năng sáng tạo vô hạn, cùng với sự tư duy nhạy bén, không
ngừng tìm tòi học hỏi tiếp thu cái mới và quan trọng hơn là mang trong mình tình yêu quê
hương đất nước, Hồ Chí Minh cũng như tư tưởng tiến bộ của Người đã dẫn đường cho dân
tộc Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ và đem lại tự do cho dân tộc, cho nhân dân.
KẾT BÀI.
Tên tuổi và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã thực sự là ngọn cờ trong khối óc và trái tim
cửa người Việt Nam của dân tộc Việt Nam. Đương nhiên, cũng có một số rất ít người Việt
nào đỏ không thừa nhận điếu này. Nhưng không sao. Lịch sử và thời gian sẽ xoá đi những
nếp hằn được gây nên bởi nhiều nguyên nhân. Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh
để vẫy gọi và quy tụ mọi tấm lòng Việt Nam vốn nặng lòng vì quê hương, đất nước. Những

người đã trải qua sự thử thách trong gần nửa thế kỷ chiến đấu và chiến thắng. Những người
với những hoàn cảnh và điếu kiện khác nhau đã gửi gắm tình yêu nước thương nòi của mình
trong nhiều hành động và nghĩa cử không ai giống ai. Làm cho mọi giọt máu của mỗi người
Việt Nam cùng chảy về trái tim của dân tộc để rồi toả đi khắp bốn phương nuôi dưỡng hành


động vì nghĩa lớn đất nước. Làm được điều đó cũng là cách tao nên được sự đồng thuận xã
hội sâu sắc và rộng lớn, có sức vẫy gọi và hội được khối đại đoàn kết toàn dân tộc hường về
mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.



×