Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận cao học xã hội học ảnh hưởng của đại dịch covid 19 tới nhóm lao động dễ bị tổn thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.53 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Khách thể nghiên cứu
3.3. Phạm vi nghiên cứu
4. Câu hỏi nghiên cứu
5. Giả thiết nghiên cứu
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
6.2. Phương pháp Anket
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
6.4. Phương pháp xử lý thông tin
6.5. Q trình thu thập thơng tin
7. Khung lý thuyết
8. Bảng hỏi của đề tài nghiên cứu
A. THÔNG TIN CHUNG
B. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NHÓM LAO ĐỘNG DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG CÓ VIỆC
C. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN KINH TẾ CỦA NHÓM LAO
ĐỘNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỊ MẤT VIỆC

3


1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
5
5
5
6
6
7
9
11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
14
1.1. Tình hình nghiên cứu về bối cảnh đại dịch Covid - 19 và những tác động ở Việt Nam
14

1.1.1. Bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam
1.1.2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
1.1.3. Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế của người lao động tại Việt Nam

1.1.4. Tác động của đại dịch Covid-19 đến người lao động yếu thế tại Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

14
14
15
20
24


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động rất lớn tới doanh nghiệp và
người lao động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng
GDP quý I năm 2020 là 3,82%, mức thấp nhất trong thập kỷ vừa qua (GSO
2020). Các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất lại là các ngành sử dụng nhiều lao
động như du lịch và lưu trú, hàng không, bán lẻ, và các ngành chế tạo xuất khẩu
như dêt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử và chế biến thực phẩm. Các DNVVN
và hộ kinh doanh gia đình cũng là nhóm bị tác động đầu tiên của đại dịch. Theo
khảo sát của Ban tư vấn phát triển kinh tế tư nhân của Thủ tướng (Ban IV), 74%
doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nếu đại dịch kéo dài trên 6 tháng ở Việt Nam.3
Đến giữa tháng 4 năm 2020, Tổng cục thống kế (TCTK) dự đoán khoảng 5 triệu
NLĐ và 84,8% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Trên 80% doanh nghiệp đã chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó với tác
động của Covid-19. Biện pháp của DN có thể chia làm 02 nhóm: (1) các biện
pháp liên quan tới lao động và (2) tìm kiếm các thị trường/ng̀n thu thay thế.
Các biện pháp liên quan tới lao động bao gồm việc thay đổi cách làm việc như
làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt, giãn cách xã hội và các biện pháp
cắt giảm chi phí như giảm lương, tạm ngừng hợp đồng lao động và cắt giảm lao
động. Tất cả các biện pháp này, trong đó đặc biệt là các biện pháp cắt giảm chi

phí, có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của NLĐ trong đó NLĐ dễ bị tổn
thương nhất bởi các tác động kinh tế của đại dịch là NLĐ lớn tuổi, phụ nữ, NLĐ
trẻ, NLĐ phi chính thức, NLĐ làm các cơng việc không ổn định và NLĐ di cư.
Đã có khá nhiều khảo sát tác động của Covid-19 tới các ngành kinh tế ở
Việt Nam (Chương 1 sẽ tóm tắt các kết quả chính của các khảo sát này). Trọng
tâm của các nghiên cứu này chủ yếu là đánh giá tác động kinh tế của đại dịch và
cách thức ứng phó của DN và tác động của các biện pháp liên quan tới lao động
đối với NLĐ, khơng chỉ ở khía cạnh thu nhập và việc làm mà cả sức khỏe và
quan hệ trong gia đình. Đờng thời, cần tìm hiểu các nguồn hỗ trợ cho NLĐ, từ
1


chính phủ, cơng đồn, các tở chức xã hội và các nguồn khác. Đặc biệt, cần
nghiên cứu khả năng phục hồi, nếu có của DN và NLĐ bị tác động và đưa ra
khuyến nghị chính sách để hỡ trợ sự phục hồi của DN và NLĐ. Ở đây ‘khả năng
phục hồi’ (resilience) là nói tới năng lực của con người, thể chế, và hệ thống
trong việc kháng cự và chịu đựng các cú sốc, tái cơ cấu nhằm duy trì hoặc tăng
cường năng lực hoạt động và bản sắc của mình.
Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu quá trình điều chỉnh của
DN do tác động của Covid-19 và ảnh hưởng của các biện pháp điều chỉnh liên
quan tới lao động đối với việc làm, sức khỏe và cuộc sống của NLĐ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu q trình điều chỉnh của DN do tác động của Covid-19 và ảnh
hưởng của các biện pháp điều chỉnh liên quan tới lao động đối với việc làm, sức
khỏe và cuộc sống của NLĐ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích tác động của Đại dịch Covid-19 đối với kinh tế DN ở các
ngành được khảo sát và các biện pháp ứng phó của DN.
- Phân tích tác động của các biện pháp điều chỉnh của DN đối với sức

khỏe tinh thần, chất lượng và số lượng việc làm, thu nhập và mức sống của NLĐ
bị ảnh hưởng.
- Đưa ra dự đoán trước tác động của đại dịch, DN và NLĐ có khả năng
phục hồi đến đâu.
- Khuyến nghị về các giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn với chính
phủ, cơng đồn, hiệp hội DN, và các đối tác khác nhằm làm giảm tác động của
đại dịch và hỗ trợ cho sự hồi phục của DN và NLĐ.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của đại dịch Covid tới nhóm lao động dễ bị tổn thương

2


3.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm lao động dễ bị tổn thương gồm có: Lao động lớn tuổi (trên 40 tuổi),
Lao động nữ giới, Lao động di cư nội địa và Lao động làm các công việc bấp
bênh (Bán thời gian, thời vụ,…)
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Địa bàn Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Phạm vi thời gian: Tháng 01/01/2022 đến hết ngày 31/03/2022
4. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: Đại dịch Covid-19 đã có tác động kinh tế gì tới DN ở các
ngành được khảo sát và các biện pháp ứng phó của DN là gì?
Thứ hai: Tác động của các biện pháp điều chỉnh của DN đối với sức khỏe
tinh thần, chất lượng và số lượng việc làm, thu nhập và mức sống của NLĐ bị
ảnh hưởng như thế nào?
Thứ ba: Biện pháp ứng phó của NLĐ với các tác động trên và các nguồn
hỗ trợ mà họ được tiếp cận? Trước tác động của đại dịch, DN và NLĐ có khả
năng phục hồi đến đâu?

Thứ tư: Khuyến nghị về các giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn với
chính phủ, cơng đồn, hiệp hội DN, và các đối tác khác nhằm làm giảm tác động
của đại dịch và hỗ trợ cho sự hồi phục của DN và NLĐ?
5. Giả thiết nghiên cứu
Thứ nhất: Đại dịch Covid-19 đã có tác động gây sụt giảm kinh tế DN ở
các ngành được khảo sát và các biện pháp ứng phó của DN chủ yếu là tạm hoãn
sản xuất và cắt giảm nhân công.
Thứ hai: Tác động của các biện pháp điều chỉnh của DN đối với sức khỏe
tinh thần, chất lượng và số lượng việc làm, thu nhập và mức sống của NLĐ bị
ảnh hưởng nặng nề trong đó bị ảnh hưởng nhiều nhất là lao động nữ giới.
Thứ ba: Trước tác động của đại dịch, DN và NLĐ có khả năng phục hồi
lớn, nhất là chuyển dịch sang dần yếu tố cơng nghệ hoặc là tích hợp công nghệ
vào trong sản xuất, một phần, kết hợp hoặc toàn bộ.
3


Thứ tư: Khuyến nghị Chính phủ, cơng đồn và các tổ chức xã hội cần hỗ
trợ ngay cho nhóm LĐ yếu thế nhất là NLĐ di cư có con, đặc biệt là phụ nữ là
người kiếm tiền chính hoặc duy nhất trong gia đình; (2) Cơng đồn cần chủ
động hơn trong việc giải quyết và phòng ngừa khả năng một số NSDLĐ lợi
dụng đại dịch làm ảnh hưởng tới thu nhập và việc làm của NLĐ.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập và tởng quan các cơng trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học
của tập thể và cá nhân, các tài liệu, báo cáo về nhu cầu tìm kiếm thơng tin trên
các trang mạng xã hội; các yếu tố tác động đến nhu cầu tìm kiếm thơng tin để
làm cơ sở bổ sung cho đề tài.
Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu và kết quả sẵn có của các nghiên
cứu trước đó về bạo lực gia đình. Tham khảo và sử dụng số liệu của một số cơng
trình khoa học, văn bản quy phạm pháp luật, sản phẩm truyền thông và báo cáo

tổng kết, báo cáo thống kê, khảo sát của các cơ quan nhà nước. Việc phân tích
tài liệu có thể so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với những đề tài nghiên cứu
đã có nhằm khẳng định tính đúng đắn của những luận điểm được đưa ra trong đề
tài này.
6.2. Phương pháp Anket
Đây là phương pháp cơ bản thu thập thông tin bằng cách sử dụng bảng
hỏi, tiến hành trưng cầu ý kiến rộng rãi của người lao động về vấn đề nghiên
cứu. Bảng hỏi được tiến hành khảo sát online qua các trang mạng xã hội và sử
dụng công cụ hỗ trợ là Google Forms với tổng mẫu điều tra là 300 mẫu.
Khảo sát viên tìm kiếm NLĐ thơng qua mạng lưới các tổ chức xã hội và
sử dụng kĩ thuật quả cầu tuyết để tìm kiếm thêm những NLĐ khác phù hợp tiêu
chí của khảo sát. NLĐ được phỏng vấn qua điện thoại dựa trên phiếu khảo sát.
Tuy nhiên khảo sát viên có thể chủ động tìm hiểu sâu hơn những khía cạnh quan
trọng nằm ngồi phiếu khảo sát, dựa trên một bộ câu hỏi định hướng cho phỏng
vấn sâu.
4


Thu thập thông tin bằng bảng hỏi thực hiện trên Google Form với cách
thức chọn mẫu cụ thể: Mẫu khảo sát được kết cấu sao cho thể hiện được đặc
điểm của lực lượng lao động các ngành được chọn: NLĐ nữ chiếm 2/3 tổng
mẫu.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Khảo sát viên như đã đề cập sẽ chủ động tìm hiểu sâu hơn những khía
cạnh quan trọng nằm ngồi phiếu khảo sát, dựa trên một bộ câu hỏi định hướng
cho phỏng vấn sâu. Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu nhằm giải thích, bở sung và
khẳng định một số thơng tin có chiều sâu về những ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 đối với những lao động yếu thế. Tổng số mẫu phỏng vấn sâu là 12
mẫu.
6.4. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu định lượng
SPSS 20. Thông tin định tính được xử lý thủ cơng vì số lượng mẫu ít.
6.5. Q trình thu thập thơng tin
Với dữ liệu định lượng: các thành viên tự tìm kiếm kênh thơng tin có
khách thể phù hợp. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên
việc tiếp cận mẫu nghiên cứu gặp khó khăn nên đã chuyển sang hình thức gửi
bảng hỏi bằng Google Forms. Cá nhân gửi link bảng hỏi qua các nền tảng MXH
khác nhau và tin nhắn trực tiếp nhưng khơng phải ai cũng nhiệt tình trả lời.
Với dữ liệu định tính: Trong q trình thu thập thơng tin định lượng, lựa
chọn 1-2 người phù hợp để tiến hành phỏng vấn sâu và đáp ứng yêu cầu là ghi
âm lại phỏng vấn với sự chấp thuận của NTL, đảm bảo yếu tố khuyết danh, tập
trung vào các yếu tố được nêu trên, người phỏng vấn nắm rõ bảng hướng dẫn,
khai thác cả thông tin mà bảng hỏi chưa đề cập. Phỏng vấn sâu không thể thực
hiện phỏng vấn trực tiếp mà đã chuyển qua hình thức phỏng vấn online qua các
ứng dụng có thể video call và chỉ có thể vận dụng các mối quan hệ phù hợp với
khách thể nghiên cứu để tiến hành phỏng vấn sâu, bởi q trình thu thập thơng
tin định lượng cũng đã gặp sự từ chối của nhiều người lao động.
5


7. Khung lý thuyết

8. Bảng hỏi của đề tài nghiên cứu
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI NHĨM LAO ĐỘNG
DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Chào anh/chị,
Tơi là sinh viên lớp Xã hội học K38 thuộc khoa Xã hội học và Phát triển,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hiện nay tơi đang tham gia nghiên cứu và
tìm hiểu về “QUAN ĐIỂM VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO

CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH”. Để hồn
thành được đề tài nghiên cứu, tơi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn.
Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà anh/chị cho là phù hợp nhất
bằng cách khoanh tròn vào những đáp án tương ứng.
Tôi xin đảm bảo những thông tin bạn cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích
nghiên cứu của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thông tin từ bạn!
6


A. THƠNG TIN CHUNG
A1. Giới tính:
1. Nam

2. Nữ

A2. Bạn là người dân tộc:
1. Kinh

2. Dân tộc khác

A3. Bạn thuộc nhóm tuổi nào?
1. Từ 16 đến 30 tuổi
2. Từ 31 đến 45 tuổi
3. Từ 46 đến 60 tuổi
4. Trên 60 tuổi
A4. Gia đình bạn sống ở khu vực thuộc:
1. Đơ thị


2. Nông thôn

A4a. Địa bàn thuộc (ghi cụ thể): Tỉnh/Thành phố… Quận/huyện…
A5. Nghề nghiệp hiện tại của bạn là:
Nghề nghiệp của bạn
1. Nông, lâm, ngư nghiệp
2. Công nhân/ thợ thủ công
3. Cán bộ nhà nước
4. Nhân viên công ty tư nhân/ nước ngồi/ liên doanh
5. Tự kinh doanh, bn bán, dịch vụ
6. Nội trợ
7. Thất nghiệp/ bán thất nghiệp
8. Khác
A6. Trình độ học vấn của bạn là?

7


Trình độ học vấn của bạn
1. Khơng biết chữ
2. Tiểu học
3. Trung học cơ sở
4. Trung học phổ thông
5. Trung cấp/ Cao đẳng
6. Đại học/ Sau đại học
A7. Tự đánh giá điều kiện gia đình của bạn tại địa phương?
1. Giàu có

2. Khá giả


3. Đủ ăn

4. Khó khăn/ Rất khó khăn

A8. Đánh giá tình trạng sức khoẻ của bạn: điểm số từ 1 đến 10 (trong
đó 1 = rất không tốt và 10 = rất tốt) (Khoanh vào ô điểm phù hợp)
TT Tình trạng sức khoẻ Điểm số đánh giá (từ 1 đến điểm 10)
1.

Sức khỏe thể

1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10

Sức khỏe tinh

1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10

chất
2.
thần
A9. Bạn làm việc theo tổ chức nào?
1. Các DN tư nhân, công ty TNHH, công ty Cở phần
2. DN có vốn đầu tư nước ngồi
3. Doanh nghiệp nhà nước
4. Cơ quan nhà nước hưởng lương ngân sách
5. Cơ quan sự nghiệp tự hạch toán
6. Hộ kinh doanh
7. Tở chức khác
A10. Tình trạng việc làm hiện tại của bạn?
1. Mất việc


2. Có việc

8


B. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NHÓM LAO
ĐỘNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CÓ VIỆC
B1. Doanh nghiệp chỗ bạn để ứng phó với khó khăn trong đại dịch có
áp dụng cắt giảm lao động nhân công không?
1. Có

2. Không

B2. Hiện tại, doanh nghiệp chỗ bạn áp dụng chính sách như thế nào
đối với lao động?
1. Làm việc từ xa
2. Giảm thời gian làm việc
3. Giảm một phần thu nhập
4. Cho nghỉ việc hưởng lương tối thiểu
5. Nghỉ việc không lương
6. Cho thơi việc
B3. Theo bạn, nhóm lao động nào dễ bị áp dụng biện pháp cắt giảm
của doanh nghiệp nhất? (Chọn tối đa 3 đáp án)
1. Lao động có thai
2. Không thuộc nhóm nòng cốt
3. Năng lực yếu
4. Lao động ngoại tỉnh
5. Lao động nữ
6. Không được quản lý ưu ái

7. Lao động lớn tuổi
8. Lao động ngắn hạn hoặc không có hợp đồng lao động
B4. Trước khi áp dụng các biện pháp cắt giảm, doanh nghiệp nhận
tham vấn không?
1. Doanh nghiệp đơn phương quyết định
2. Tham vấn người lao động
3. Tham vấn quản lý bộ phận
B5. Tác động tới việc làm, thu nhập của bạn như thế nào?
9


1. Mất việc
2. Lương dưới mức tối thiểu
3. Như cũ, không có tăng ca
4. Giảm 20 - 50%
5. Nghỉ việc không lương
6. Lương bằng lương tối thiểu
7. Giảm trên 50%
8. Giảm dưới 20%
B6. Bạn có nhận được hỗ trợ từ NSDLĐ?
1. Không hỗ trợ
2. Hỗ trợ tiền
3. Hỗ trợ tiền mặt
4. Khác
B7. Bạn cảm thấy sức khỏe tinh thần như thế nào trước tác động của
đại dịch tới công việc?
1. Lo lắng, bi quan, bất an, thất thường
2. Bình thường
3. Khác
B8. Đại dịch ảnh hưởng thế nào tới quan hệ gia đình bạn?

1. Khơng tác động
2. Tác động tốt hơn
3. Tác động kém đi
B9. Đại dịch ảnh hưởng thế nào tới chi tiêu trong gia đình bạn? (Tích
vào một ơ duy nhất mỗi hàng)

10


Chi tiêu

Không tác

Mức cơ bản

Mức tối thiểu Dưới tối thiểu

động
Thực phẩm
(tất cả)
Thực phẩm
tối thiểu
Nhà ở (tất cả)
Nhà ở tối
thiểu
Chi tiêu khác
Chi tiêu tối
thiểu
B10. Dự đoán của NLĐ về khả năng phục hồi việc làm và thu nhập
sau dịch?

1. Phục hồi nhanh chóng
2. Phục hồi nhưng lương thấp
3. Phục hồi chậm
4. Bi quan về khả năng phục hồi
B11. Nhu cầu hỗ trợ của bạn để phục hồi sau dịch? (Được chọn nhiều
đáp án)
1. Giới thiệu việc làm
2. Đào tạo kỹ năng
3. Giảm giá các dịch vụ cơ bản
4. Hỗ trợ hiện vật
5. Hỗ trợ tiền mặt
B12. Đề xuất của bạn đối với doanh nghiệp:...

11


C. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN KINH TẾ CỦA
NHÓM LAO ĐỘNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỊ MẤT VIỆC
C1. Chi phí phát sinh mà bạn phải chi trả thêm trong bối cảnh dịch
Covid-19 bùng phát?
1. Cho việc giáo dục con cái online
2. Nuôi dưỡng người thân do cách ly giữa các vùng
3. Xét nghiệm Covid-19
4. Trả cho bạn/ người thân trong khu cách ly
5. Chi phí khác
6. Khơng phát sinh chi phí
C2. Thời gian mất việc của bạn tính đến thời điểm hiện tại là đã bao
lâu?
1. 1 tháng
2. Trên 6 tháng

3. Từ trên 1 tháng đến 3 tháng
4. Từ trên 3 - 6 tháng
C3. Số tháng mà nguồn tiền tích lũy của bạn sau khi đã mất việc có
thể đảm bảo cuộc sống?
1. Dưới 1 tháng
2. Dưới 3 tháng
3. Dưới 6 tháng
4. Trên 6 tháng
C5. Những nguồn hỗ trợ mà bạn nhận được trong thời gian mất việc?
1. Trợ giúp của người thân/ gia đình
2. Trợ giúp của làng xóm, tổ chức từ thiện hoặc mọi người xung quanh
3. Hỡ trợ tài chính của cơng ty nơi bạn làm trước đây
4. Hỗ trợ của nhà nước
5. Không nhận được sự trợ giúp
6. Khác
12


C6. Theo bạn, khả năng tìm kiếm việc làm trong thời gian tới của bạn
như thế nào?
1. Không thể kiếm được việc
2. Tìm kiếm cơng việc khác tại các cơng ty khác
3. Cố gắng thử với công việc online
4. Chạy xe công nghệ
5. Làm giúp việc
6. Chờ công ty quay trở lại hoạt động
7. Khác
C7. Hiện tại bạn đang hoạt động theo hình thức nào?
1. Làm 50% online, 50% tại nơi làm
2. Làm 100% tại nơi làm

3. Mơ hình 3 tại chỗ
4. Khác

13


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về bối cảnh đại dịch Covid - 19 và những
tác động ở Việt Nam
1.1.1. Bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam
Trong báo cáo Phân tích của Liên Hợp Quốc về tác động xã hội của đại
dịch Covid 19 đới với Việt Nam và các khún nghị chính sách chiến lược , bối
cảnh Việt Nam kể từ khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận tại Việt
Nam vào ngày 23/01/2020, Chính phủ Việt Nam đã gia tăng các nỗ lực khống
chế sự lây lan của vi-rút cũng như chữa trị cho những người nhiễm bệnh. Nhằm
ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, Chính phủ đã đưa ra các quy định hạn chế di
chuyển, đóng cửa trường học và tạm dừng các cơ sở dịch vụ không thiết yếu,
đồng thời thực hiện chế độ cách ly và giãn cách xã hội. Từ ngày 23/04, một số
biện pháp giãn cách xã hội đã dần dần được nới lỏng, nhiều ca mắc mới được
phát hiện và dự tính có thể sẽ có một làn sóng mới của dịch bệnh. Trong bối
cảnh này, rất nhiều người, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương, vẫn tiếp
tục bị ảnh hưởng bởi vô số các tác động dài hạn tiềm ẩn của đại dịch.
1.1.2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới tại VN, Tổng Quan về Việt Nam
nghiên cứu về thị trường kinh tế được nhận định: Những cải cách kinh tế từ
năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp
Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở
thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm
2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Cũng trong
giai đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32%

năm 2011 xuống còn dưới 2%. Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt
Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng,
mới đây là đại dịch COVID-19. Năm 2020 Việt Nam là một trong số ít các quốc
gia ghi nhận tăng trưởng GDP dương khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, biến thể
Delta đã gây ra một cú sốc cho Việt Nam, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021
14


của Việt Nam chỉ đạt 2-2,5%, thấp hơn 4 điểm phần trăm so với trung bình thế
giới.
Theo báo cáo nhanh của Tổ chức Lao động Quốc tế về COVID-19 và
Việc làm, Đại dịch COVID-19, với gần 170.000 người tại 148 quốc gia bị nhiễm
vi-rút, trong đó 6.500 người tử vong1, và có khả năng sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng
tới một phần lớn dân số toàn cầu. Một số ước tính cho thấy có thể có từ 40 tới
70% dân số thế giới bị nhiễm bệnh. Cuộc khủng hoảng đã biến thành một cú sốc
đối với thị trường kinh tế và lao động, không chỉ gây ảnh hưởng đến nguồn cung
(sản xuất hàng hóa và dịch vụ) mà còn tác động tới cả nhu cầu (tiêu dùng và đầu
tư).
1.1.3. Tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế của người lao động
tại Việt Nam
Trong báo cáo Phân tích của Liên Hợp Quốc về tác động xã hội của đại
dịch Covid 19 đới với Việt Nam và các khún nghị chính sách chiến lược , đại
dịch đã có những tác động đến sinh kế, an ninh lương thực trong đó giãn cách xã
hội là biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, tuy nhiên,
biện pháp này cũng tạo ra những tác động nghiêm trọng đến sinh kế của đa số
người dân, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương. Tiền công lao động
thời vụ hay tiền công đi làm xa gửi về nhà là nguồn thu nhập quan trọng thứ hai
của các hộ nông dân nghèo và cận nghèo. Nguồn thu nhập này thường giúp các
gia đình có thêm tiền để bở sung đạm trong bữa ăn, mua các vật dụng thiết yếu
và thanh toán hóa đơn dịch vụ cơng ích. Khơng chỉ vậy, từ Quý IV năm 2019,

tình trạng sinh kế và an ninh lương thực trở nên xấu đi tại khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long do ảnh hưởng nặng nề của hạn hán và xâm nhập mặn. Thu nhập
hàng ngày hạn chế có thể dẫn đến các cách giải quyết tiêu cực như bỏ bữa hoặc
cắt giảm bữa ăn, ưu tiên thực phẩm cho trẻ em hoặc bán tư liệu sản xuất. Tại
tỉnh Cà Mau, nhiều gia đình chỉ vừa mới thốt nghèo đã phải đối mặt với những
khó khăn trong việc tiếp cận đủ nguồn thực phẩm và khôi phục hoạt động sinh
kế. Các hộ khơng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội của Chính phủ do
15


khơng hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, ví dụ như công nhân xây dựng, lao
động lái phà/chèo thuyền, lao động sản xuất dụng cụ đánh bắt cá, thợ cắt tóc...
không có tên trong danh sách đối tượng được hưởng gói hỗ trợ tiền mặt ứng phó
với COVID-19. Họ đành phải phụ thuộc vào một vài công việc không ổn định
để có tiền mua thức ăn. Tác động dài hạn đến tình trạng nghèo đói và dễ bị tởn
thương, bất bình đẳng gia tăng vẫn là mối quan ngại lớn. COVID-19 làm gia
tăng căng thẳng kinh tế cho tất cả mọi người, bao gồm việc đáp ứng các nhu cầu
cơ bản cho trẻ em, chăm sóc y tế cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt cho người
khuyết tật và các đối tượng sống ở vùng sâu vùng xa. Theo một cuộc khảo sát,
57% người được phỏng vấn bị mất việc và 25% bị cắt giảm lương trong thời
gian giãn cách xã hội, trong đó, 44% số người được hỏi không có thu nhập và
40% bị cắt giảm thu nhập cũng trong giai đoạn này Một nửa số hộ gia đình nơng
thơn tham gia khảo sát cho biết thu nhập của họ giảm trung bình 38% và 78% hộ
cho biết thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp giảm trung bình 46%. Trên
tồn quốc, 71% trong số 38 triệu lao động đang làm việc trong khu vực phi
chính thức, phần lớn khơng được hưởng chính sách an sinh xã hội, cũng như các
chính sách trợ giúp xã hội từ nguồn thuế và bảo hiểm xã hội đóng góp. Điều này
có nghĩa người lao động trong khu vực này không có lựa chọn nào khác ngoài
tiếp tục làm việc hoặc không tự cách ly, do đó có nguy cơ gặp rủi ro sức khỏe và
rủi ro khác cao hơn. Giải pháp được đề xuất là Cung cấp trợ giúp về an ninh

lương thực và sinh kế, lựa chọn các gia đình mới thốt nghèo mà khơng được
hưởng trợ giúp xã hội của chính phủ. Do tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng nên
những gia đình này sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo lao động thường nhật để
chi trả cho lương thực và thực phẩm. Chương trình hỡ trợ tiền mặt sẽ rất cần
thiết và phù hợp để trợ giúp an ninh lương thực và sinh kế vì chương trình này
có thể linh hoạt thỏa mãn nhu cầu đa dạng của hộ gia đình và giúp họ làm chủ
ng̀n trợ giúp. Cũng rất cần thiết để theo dõi liên tục tình hình an ninh lượng
thực nhằm đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu của người dân trong bối cảnh
đang thay đổi nhanh chóng.
16


Trong báo cáo nhanh của Tổ chức Lao động Quốc tế về COVID-19 và
Việc làm: Tác động và Ứng phó , ảnh hưởng còn tiềm tàng đến thu nhập lao
động và lao động nghèo: Nguồn cung lao động đang giảm do các biện pháp
kiểm dịch và sự sụt giảm các hoạt động kinh tế. Tại thời điểm này, một ước tính
sơ bộ (tính đến 10 tháng 3) cho thấy rằng những người lao động bị nhiễm bệnh
đã mất gần 30.000 tháng làm việc, và hệ quả là họ mất thu nhập (đối với những
người lao động không được bảo vệ). Tổng thiệt hại của thu nhập lao động dự
kiến trong khoảng từ 860 đến 3.440 tỷ đô la Mỹ (USD). Lao động nghèo cũng
có khả năng tăng đáng kể. Tác động tiêu cực tới thu nhập do suy giảm các hoạt
động kinh tế sẽ khiến những người lao động gần hoặc dưới chuẩn nghèo bị ảnh
hưởng nặng nề. Các tác động của vi-rút lên sự tăng trưởng được sử dụng cho các
ước tính thất nghiệp ở trên cho thấy số lao động nghèo sẽ tăng thêm 8,8 triệu
người trên toàn thế giới so với ước tính ban đầu.
Dự báo về nguy cơ thay đổi của các doanh nghiệp ảnh hưởng tới công
việc của lực lượng lao động, trong Báo cáo đánh giá tác động của covid-19 đến
nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách dự báo quý 2, 3 - 2021 của Trường
đại học Kinh tế Quốc dân đã nghiên cứu thu được kết quả: Dịch bệnh đã làm
cho các doanh nghiệp cùng một lúc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, khảo

sát đã đề nghị các doanh nghiệp đưa ra 5 khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp
phải. Trong khi doanh thu bị sụt giảm nặng nề, các doanh nghiệp vẫn phải gánh
chịu nhiều khoản chi phí lớn, trong đó chi phí nhân cơng lao động đang là gánh
nặng lớn nhất của 34,5% doanh nghiệp dưới tác động của dịch Covid-19. Bên
cạnh đó số lượng, quy mô doanh nghiệp suy giảm kéo theo đó là lao động mất
việc làm và thất nghiệp gia tăng. Trong 2 tháng đầu năm có 16.151 doanh
nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ. 2.807
doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Đây là tháng đầu tiên hoạt động sản xuất
kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ghi nhận những tác động của dịch COVID19. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp cũng bị thu hẹp. Tính đến
20/03/2020, đã có trên 15% số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất
17


(tháng 02/2020 là 10%). Nếu ước tính số lao động bình quân 1 doanh nghiệp
khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400 nghìn lao động bị ảnh
hưởng do các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Ước tính số lao động bị
giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 440.000-880.000 người. Nếu dịch bùng
phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm khoảng 880.000-1,32
triệu người. Thống kê trong tháng 2/2020 đã cho thấy, số người thất nghiệp nộp
hồ sơ hưởng BHTN là trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 01/2020 và
tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (gần 28.000 người). Giải pháp được đề ra
đối với những người lao động: Nếu mất việc kéo dài, có thể tạm thời kéo dài
thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Các hộ gia đình mất thu nhập lâu dài
khơng có khả năng thích ứng cần được trợ cấp đủ để duy trì cuộc sống tối thiểu.
Cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng lao động tư do không thuộc diện bao phủ
của bảo hiểm.
Cũng cùng đề tài nghiên cứu ảnh hưởng đến người lao động, TS Đỗ
Quỳnh Chi, Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động (ERC) (2020), trong Đánh
giá nhanh tác động của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp và người lao động
trong một sớ ngành kinh tế chính, thực hiện theo hợp đờng với Tổ chức Lao

động Quốc tế (ILO) đã báo cáo những kết quả chính gờm có: NLĐ tạm thời và
trong ngắn hạn dễ bị tổn thương nhất trước các biện pháp cắt giảm chi phí của
DN. Tuy nhiên 36,2% NSDLĐ có dấu hiệu lấy cớ đại dịch để loại bỏ các lao
động mà họ cho là có năng lực kém. NLĐ lớn tuổi và LĐ nữ cũng là mục tiêu áp
dụng hình thức nghỉ việc tạm thời (có lương hoặc không lương) và chấm dứt
HĐLĐ: 6,9% NSDLĐ và 9,9% NLĐ cho rằng t̉i cao là tiêu chí để áp dụng các
biện pháp cắt giảm và 2,4% NLĐ cho rằng LĐ nữ có thai hoặc có con nhỏ
thường bị lựa chọn để cắt giảm. Tác động tới sức khỏe tinh thần của NLĐ khá
nghiêm trọng: 86,9% NLĐ trải qua cảm xúc lo âu, bi quan, bất an và tâm trạng
thay đổi thất thường. Cuộc khủng hoảng cũng ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ
gia đình của 34,2% NLĐ và gần 5% cho biết có tình trạng bạo lực gia đình. Để
ứng phó trước khủng hoảng, hầu hết NLĐ cắt giảm chi phí cơ bản, đặc biệt là
18


chi phí thực phẩm. Tác động mạnh nhất là nhóm EMP (NLĐ di cư, là người
kiếm tiền chính và có con cái) với trên 40% nhóm này bị thiếu ăn do giảm chi
tiêu thực phẩm xuống mức tối thiểu hoặc dưới tối thiểu. Nếu đại dịch tiếp diễn
thêm 2 tháng nữa , 86,3% NLĐ cho rằng mức sống của họ sẽ giảm sút và 18,8%
lo ngại mức sống của họ sẽ xuống dưới mức tối thiểu. Tuy nhiên NLĐ cũng thể
hiện sự kiên cường trong ứng phó đại dịch: 36,3% đã đi tìm việc làm mới và
55,8% đã tìm kiếm sự trợ giúp thông qua mạng lưới quan hệ xã hội, các chương
trình của nhà nước và các đối tác khác.
Hai phần ba DN đã sử dụng các biện pháp cắt giảm chi phí lao động. Kết
quả khảo sát DN cũng thể hiện xu hướng mà các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra:
đa số các DN (67,2%) bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã áp dụng các biện pháp
giảm chi phí lao động trong khi chỉ có 25,9% tìm kiếm các ng̀n doanh thu
thay thế hoặc tìm các thị trường, khách hàng mới hay tìm cách tạo ra các sản
phẩm mới. Khảo sát của VCCI cho thấy 75% DN đã cắt giảm lao động (VCCI
2020); theo khảo sát của ĐH Kinh tế quốc dân, 35% DN đã phải cắt giảm lao

động, 34% giảm lương (NEU 2020). Có hai lý do cho sự lựa chọn này của
NSDLĐ: thứ nhất, việc tìm khách hàng hoặc tạo sản phẩm mới không phải là
lựa chọn khả thi của tất cả các DN, nhất là trong một thời gian ngắn. Các DN hải
sản, dệt may và chế biến gỗ có thể điều chỉnh sản phẩm của mình phù hợp với
nhu cầu mới. Ví dụ: một nhà máy hải sản trong khảo sát của chúng tôi cho biết
do bị tồn kho hàu sơ chế không xuất khẩu được nên DN đã chế biến ruốc hàu để
bán cho thị trường nội địa; một số công ty chế biến gỗ tăng cường bán qua mạng
và một số công ty may chuyển sang may khẩu trang. Tuy nhiên với các nhà máy
điện tử hoặc du lịch thì rất khó thay đởi linh hoạt như trên. Thứ hai, chi phí lao
động chiếm tỉ lệ rất lớn trong tởng chi phí sản xuất trong ngành chế biến chế tạo
(30% với sản xuất theo mơ hình FOB và 80% với mơ hình gia công thuần túy).
Do đó, khi các đơn hàng bị trì hoãn hoặc hủy thì việc cắt giảm chi phí lao động
trở thành điều không thể tránh khỏi với các DN.

19



×