TỔN THƯƠNG CƠ BẢN
(Tổn thương sơ đẳng - .fundamental lesions)
(Kỳ 1)
BS. Bùi Khánh Duy
1. Định nghĩa:
+ Tổn thương cơ bản là tổn thương đơn giản nhất, phản ánh những biến
đổi bệnh lý cơ bản nhất của da. Người ta thường quen phân biệt tổn thương cơ
bản nguyên phát thường tương ứng với quá trình thương tổn đầu tiên và tổn
thương cơ bản thứ phát diễn tả tiến triển của quá trình ban đầu ( ví dụ sự cô dặc
chất huyết thanh, máu hoặc mủ của một bọng nước, một mụn nước hoặc một mụn
mủ dẫn đến sự hình thành một vẩy tiết).
+ Muốn chẩn đoán bệnh ngoài da phải biết phân biệt, phân tích tổn thương
cơ bản.
+ Có nhiều cách phân loại tổn thương cơ bản.
2. Phân loại: thường chia thành 2 loại :
tổn thương cơ bản nguyên phát và tổn thương cơ bản thứ phát
2.1.Dát(macule),dát là tổn thương thay đổi màu sắc da:
+ Nhìn thấy được do thay đổi màu sắc
+ Không sờ thấy được vì không gờ cao trên mức da.
2.1. 1. Dát viêm: do giãn mạch, xung huyết nhất thời ở trung bì, ấn kính
làm dồn máu sẽ mất dát , bỏ ra máu trở lại , lại xuất hiện dát , thường có màu
hồng , đỏ tươi, đỏ tím, sau khi khỏi, lặn không để lại di tích gì hoặc hơi róc vẩy da
mỏng, sẫm màu.
Nguyên nhân gây ra dát viêm, ban đỏ (erythema) rất khác nhau, ví dụ ban
đỏ trong dị ứng thuốc, đào ban (roseole) trong giang mai II cũng là một loại dát
viêm.
2.1.2. Dát không viêm:
Không do quá trình viêm, có thay đổi màu sắc da, ấn kính không mất dát.
Dát sẫm màu:như trong bệnh xạm da, tàn nhang.
Dát bạc màu:như trong bạch tạng (albinos) và bạch biến (vitiligo).
Dát xuất huyết (purpura) ấn kính không mất dát.
Giãn mao mạch dưới da (telangiectasie).
Dát do xăm trổ vào da (tattoo).
2.2- Tổn thương lỏng:
+ Gồ cao trên mức da, chứa thanh dịch, có khi cả mủ hoặc máu.
+ Hình tròn hoặc bán cầu.
+ Nông hoặc sâu, dễ vỡ hoặc khó vỡ, khi vỡ để lại vết trợt, đóng vẩy tiết,
lành thường không để lại sẹo.
2.2.1. Mụn nước (vesicule): kích thước bằng đầu ghim, hạt kê,1-2mm
đường kính, bên trong chứa dịch. Mụn nước trong bệnh eczema nhỏ bằng đầu
ghim, nông, tự vỡ, san sát bên nhau kín khắp bề mặt thương tổn, đùn từ dưới lên
hết lớp này đến lớp khác. Mụn nước trong bệnh tổ đỉa (dyshidrosis) là mụn nước
sâu kích thước1-2mm như khảm vào da.
2.2.2. Bọng nước (bulla): kích thước vài mm đến 1-2 cm như trong bệnh
zôna, bệnh duhring-brocq
2.2.3. Phỏng nước (phlyctena): kích thước vài cm đường kính, bằng quả
cau, quả trứng gà như trong bệnh pemphigus, dị ứng thuốc thể phỏng nước.
2.2.4. Mụn mủ (pustule): tổn thương lỏng, gồ cao, bên trong chứa mủ như
trong bệnh chốc lây (impetigo), thuỷ đậu (varicella), vẩy nến mụn mủ.
2.3- Tổn thương chắc:
Gồ cao trên mức da.
Nắn chắc, chọc ra không có dịch.
2.3.1- Sẩn (papule): là tổn thương chắc, gồ cao trên mặt da.
Chia thành:
+ Sẩn viêm: do thâm nhiễm tế bào ở chân bì, như sẩn giang mai II, sẩn
trứng cá.
+ Sẩn không viêm: do tăng sinh thượng bì (tăng gai như trong sẩn hạt
cơm) hoặc do trong trung bì có ứ đọng sản phẩm bệnh lý (bệnh u vàng).
+ Sẩn có nhiều loại hình thái khác nhau, như sẩn tròn, dẹt hơi bóng trong
bệnh viêm da thần kinh; sẩn hình chóp nón, khu trú ở chân lông trong bệnh dày
sừng nang lông; sẩn hình đa giác,màu tím hoa cà (bệnh liken phẳng), có loại sẩn to
dẹt thành đám mảng như trong bệnh vẩy nến.
2.3.2- Sẩn mày đay (urticaria, wheal):
Sẩn phù nề, gồ cao,do thoát dịch, giãn mạch tạo nên sẩn mày đay, có tính
chất nhất thời.giới hạn rõ,lỗ chân lông dãn rộng.
+ Xuất hiện đột ngột, biến đi nhanh chóng (một vài giờ, một vài ngày)
không để lại vết tích gì trên da.
+ Màu hồng hoặc màu da, trung tâm có khi nhạt màu hơn.
+ Kích thước vài mm, 1- 2 cm có khi liên kết thành mảng lớn vằn vèo như
hình bản đồ.
+ Thường kèm theo ngứa dữ dội.
+ Có khi kèm ỉa lỏng, khó thở .