Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận ngạch chuyên viên (lĩnh vực thanh tra)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.05 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI TỰA................................................................................................................2
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU.......................................................................................4
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHIẾU NẠI............................................................4
1. Nguồn gốc xuất hiện khiếu nại................................................................4
2. Một số khái niệm......................................................................................4
3. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính...........................................5
4. Quyền khiếu nại của cơng dân...................................................................5
5. Quan hệ giữa quyền khiếu nại với những quyền khác.........................6
6. Mục đích, ý nghĩa của cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính...............7
II. CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.........................................................7
1. Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại..........................................7
2. Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính...............8
3. Các phương châm chủ yếu chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính.........8
4. Trình tự, thủ tục các bước giải quyết khiếu nại..........................................9
Phần thứ 2: NỘI DUNG.......................................................................................10
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG..................................................................................10
1. Nhân thân người khiếu nại và các tình tiết dẫn đến việc khiếu nại.....10
2. Nội dung đơn khiếu nại và quá trình giải quyết của cơ quan hành
chính............................................................................................................10
3. Nguyên nhân và hậu quả tác động........................................................10
4. Mục tiêu cần đạt được...........................................................................11
II. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG...............................................................................11
1. Các phương pháp nghiệp vụ áp dụng.............................................11
2. Kết quả thẩm tra xác minh và phân tích nhận định vụ việc..............11
3. Kết luận và kiến nghị.............................................................................11
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.....................17
1. Giải pháp chung.....................................................................................17
2. Một số giải pháp cụ thể..........................................................................18
Phần thứ 3: KẾT LUẬN.......................................................................................21


TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................22

Lê Thị Hà Uyên

Thanh tra tỉnh Quảng Nam


LỜI TỰA
Trong đời sống xã hội hiện nay, khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức
đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành chính
nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có ý nghĩa
rất lớn. Trong q trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại, cơ quan, tổ chức và
cơng dân có quyền đưa ra các thơng tin tài liệu, chứng cứ chứng minh nội dung
khiếu nại của mình là đúng, là chính xác, khách quan phù hợp với chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước. Do vậy có thể nói khiếu nại có ý nghĩa rất
thiết thực để cơ quan, tổ chức hoặc công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình trước những tác động bởi các quyết định hoặc hành vi trái pháp luật
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.
Điều 2, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: " Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân….". Thể chế hóa quan điểm này, nhiều văn bản pháp luật
đã quy định những quyền năng cụ thể của công dân, trong đó có quyền khiếu nại
các quyết định, hành vi hành chính. Thơng qua việc khiếu nại cơng dân gián tiếp
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có hoạt động của các cán
bộ, cơng chức làm việc trong các cơ quan đó. Đồng thời thơng qua các khiếu nại,
các cơ quan nhà nước có được thơng tin làm căn cứ để sửa đổi, bổ sung kịp thời
các quyết định, hành vi hành chính sai phạm, cải tiến và đổi mới các hoạt động,
làm cho hoạt động quản lý nhà nước đúng chính sách, pháp luật, phù hợp với các
quyền, lợi ích của nhân dân. Như vậy, khiếu nại là một trong những hình thức
thức cơ bản thể hiện quyền làm chủ của công dân trong việc xây dựng nhà nước.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một hình thức biểu hiện trực tiếp về
mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nói “ Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và lắng tai nghe ý kiến của dân
chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi ”. Quán
triệt tư tưởng của Người, các cơ quan nhà nước luôn đề cao và vun đắp mối quan
hệ với nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện việc khiếu nại,
kiến nghị, phản ánh với Nhà nước về những vấn đề liên quan trong đời sống xã
hội. Thực tế cho thấy khiếu nại không chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích đã được
pháp luật quy định, mà thơng qua khiếu nại cơng dân đã góp phần củng cố mối
quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước bền vững hơn.
Nhận thức được điều đó, Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực này, từ
việc ban hành Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991, tiếp đến Luật
Khiếu nại, tố cáo năm 1998, sửa đổi bổ sung hai lần vào các năm 2004 và 2005.
Ngày 11/11/2011, Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thơng qua và có hiệu lực
từ ngày 01/7/2012 nhằm tiếp tục thể chế hóa quyền khiếu nại, tố cáo, một trong
những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận như thể chế hóa
Quảng Nam

2


quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì
dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Đối với tỉnh Quảng Nam, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, thời gian qua dưới sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, các
đơn vị, địa phương đã đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đây là
một trong những nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo cịn
những vấn đề phức tạp cần được quan tâm giải quyết kịp thời, nhất là giai đoạn
hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã và đang xây dựng nhiều khu công nghiệp và các

dự án kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh dẫn đến phải thực hiện thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại, tái định cư…đã phần nào làm ảnh hưởng
đến sản xuất, đời sống của nhân dân, làm phát sinh các vụ việc khiếu nại liên
quan đến giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư.
Thực tiễn cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong những năm qua của tỉnh
Quảng Nam có nhiều vụ việc khiếu nại có tính chất phức tạp. Mỗi vụ việc khiếu
nại là một tình huống quản lý về công tác giải quyết khiếu nại. Lãnh đạo và cán bộ
tham mưu giải quyết khiếu nại phải biết vận dụng linh hoạt việc áp dụng pháp luật
vào thực tiễn mới giải quyết khiếu nại thật thấu đáo, hợp lý, hợp tình để cơng dân
thực hiện đúng quy định việc khiếu nại.
Dưới đây, bản thân xin trình bày tình huống “Giải quyết khiếu nại của
hộ ơng Hồ Viết Kháng; trú tại khối 3, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam và một số giải pháp rút ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
Việc chọn tình huống cuối khố học nhằm mục đích đi vào phân tích vụ
việc cụ thể, qua đó làm rõ thực tế giải quyết khiếu nại của công dân trên địa
bàn, xác định phạm vi, tính chất, mức độ của vụ việc thơng qua việc đánh giá
một cách tồn diện q trình thụ lý, giải quyết vụ việc của các cấp có thẩm
quyền. Đồng thời, đề xuất hướng xử lý, tham mưu cho cấp có thẩm quyền ra
quyết định giải quyết theo đúng quy định Luật Khiếu nại; kiến nghị cấp có
thẩm quyền điều chỉnh những bất cập trong cơ chế chính sách nói chung và
cơng tác giải quyết khiếu kiện của cơng dân nói riêng.
sau:

Để giải quyết tình huống trên, người viết đã sử dụng các phương pháp
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp;
+ Phương pháp duy vật biện chứng;
+ Phương pháp đối thoại trực tiếp;

+ Các phương pháp nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra như: làm việc

với người khiếu nại, người bị khiếu nại; làm việc với các cơ quan, đối tượng
có liên quan; thu thập tài liệu, thơng tin từ nhiều nguồn; đi thực tế…
* Kết cấu nội dung của tình huống được hình thành các phần chính sau:
- Phần thứ nhất: Mở đầu
Quảng Nam

3


- Phần thứ hai: Nội dung
- Phần thứ ba: Kết luận
Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHIẾU NẠI
1. Nguồn gốc xuất hiện khiếu nại
Khiếu nại là phạm trù xuất hiện khi xã hội có giai cấp và sự ra đời của Nhà
nước. Trong mỗi thời đại ở mức độ khác nhau, công dân đều nhận thấy Nhà
nước là người có trách nhiệm và có khả năng bảo vệ lợi ích của họ trên cơ sở
những quy định pháp luật. Vì vậy, quyền và lợi ích của cơng dân được pháp luật
bảo vệ bị người khác hoặc cơ quan Nhà nước vi phạm công dân phải khiếu nại
hoặc tố cáo lên cấp trên có thẩm quyền. Có thể nói khiếu nại xuất hiện như một
hiện tượng tất yếu của xã hội có giai cấp, có Nhà nước, do các hành vi vi phạm
pháp luật gây ra.
Suy cho cùng, khiếu nại khơng có nội dung và xuất xứ cụ thể mà thường
xuất hiện từ những quyền khác và nội dung từ những quyền khác. Ví dụ: khiếu
nại khơi phục việc làm khi quyền lao động bị xâm phạm.
Hiến pháp và pháp luật đã ghi nhận, bảo vệ các quyền và lợi ích cơng dân
về kinh tế, xã hội, tự do cá nhân, … khi những quyền này bị xâm phạm thì xuất
hiện quyền khiếu nại. Do đó, từ những việc làm trái pháp luật đến các quyền và
lợi ích cơng dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ đã làm nảy sinh khiếu nại, tố

cáo.
2. Một số khái niệm
2.1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định
kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2.2. Người khiếu nại là cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực
hiện quyền khiếu nại.
2.3. Rút khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình.
2.4. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
Quảng Nam

4


2.5. Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành
vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết
định kỷ luật cán bộ, cơng chức bị khiếu nại.
2.6. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại.
2.7. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà
không phải là người khiếu nại, người bị khiếu nại nhưng việc giải quyết khiếu
nại có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.
2.8. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước

hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết
định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp
dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
2.9. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc khơng
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
2.10. Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công
chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức.
2.11. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết
định giải quyết khiếu nại.
3. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật mà chủ yếu là quản lý hành chính Nhà
nước. Các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình bằng
nhiều phương thức khác nhau, nhưng tác động cuối cùng đến các đối tượng của quản
lý được thể hiện thơng qua quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. Tính mệnh
lệnh, đơn phương của quyết định hành chính cùng những hạn chế, yếu kém của cán bộ,
công chức của nền hành chính đưa đến việc ban hành, thực thi các quyết định xâm hại
đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức. Từ đó phát sinh khiếu nại,
phản ứng của người bị hại đối với các quyết định hoặc hành vi trái pháp luật.
4. Quyền khiếu nại của công dân
Quyền khiếu nại là một trong những quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân được
quy định tại Điều 30, Hiến pháp 2013
" 1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh
thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
Quảng Nam


5


3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền
khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác."
Như vậy, công dân có quyền bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình được
pháp luật thừa nhận; có điều kiện thực hiện quyền làm chủ và giám sát các hoạt động
của các cơ quan nhà nước một cách chủ động, tích cực, góp phần hồn thiện cơ chế,
làm trong sạch bộ máy Nhà nước.
Người khiếu nại có các quyền sau:
- Tự mình khiếu nại, trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc
khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì
lý do khách quan khác mà khơng thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ,
vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
- Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của
pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình.
5. Quan hệ giữa quyền khiếu nại với những quyền khác
Quyền khiếu nại liên quan chặt chẽ với quyền và nghĩa vụ khác của cơng
dân, nó chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản này
trên tất cả các lĩnh vực đời sống chính trị xã hội và quản lý nhà nước. Cơng dân
thực hiện quyền khiếu nại là điều kiện để thực hiện các quyền khác được pháp
luật ghi nhận không bị xâm hại. Quyền khiếu nại là đảm bảo pháp lý cho các
quyền và nghĩa vụ của công dân.

5.1. Những đảm bảo cho việc thực hiện quyền khiếu nại
Sự bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân thể hiện trên
nhiều mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng và pháp lý. Nhà nước đảm bảo những điều
kiện thuận lợi nhất mà trong đó pháp luật xác định địa vị pháp lý của công dân
thành những chế định pháp luật. Những đảm bảo ấy còn đem lại khả năng quan
trọng và cần thiết, bảo đảm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống.
5.2 Về kinh tế
Nhà nước ngày càng bảo đảm những điều kiện cần thiết để mọi người được
hưởng quyền và nghĩa vụ công dân. Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và chính
sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng
tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta đặt con người vào vị trí trung tâm, giải
Quảng Nam

6


phóng và phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể…, tạo điều kiện mọi
tầng lớp, mọi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong đó có quyền
khiếu nại.
5.3. Về chính trị
Quyền khiếu nại cũng như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bảo đảm
hệ thống chính trị do Hiến pháp quy định. Đó là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Với một thiết chế chính trị
mang tính dân chủ thực sự, tất yếu quyền lực thuộc về nhân dân, Nhà nước của
dân, do dân và vì dân.
5.4. Về mặt pháp lý
Đó là điều kiện chặt chẽ và những phương thức hữu hiệu nhất để đảm bảo
thực hiện quyền khiếu nại của công dân trong đời sống xã hội. Phạm vi rộng lớn

của các đảm bảo pháp lý bao giờ cũng là những đặc trưng chế định pháp luật cho
cơng dân. Tồn bộ các Hiến pháp của Nhà nước, từ Hiến pháp năm 1946, 1959,
1980, 1992 (được sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/2001), 2013 và các văn bản pháp
quy khác như Luật, Pháp lệnh, Nghị định đều liên quan đến khiếu nại.
6. Mục đích, ý nghĩa của cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính
Giải quyết khiếu nại của cơng dân kịp thời, đúng đắn thể hiện bản chất của chế
độ xã hội dân chủ nhân dân, thể hiện quan điểm dân là gốc của Đảng và Nhà nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, qua đó Nhà nước điều chỉnh lại các hoạt động để tổ
chức bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị ngày càng hồn thiện hơn.
Giải quyết khiếu nại đúng đắn sẽ có tác dụng tích cực đối với việc ổn định tình
hình và phát triển xã hội. Ngược lại, nếu giải quyết không đúng thẩm quyền, không
làm rõ nguyên nhân, lột tả được bản chất sự việc, dễ dẫn đến giải quyết sai lệch sẽ làm
cho lịng tin của nhân dân vào chính quyền, chế độ bị suy giảm, kỷ cương phép nước
không được tôn trọng, cơng bằng xã hội khơng được bảo đảm. Đó là một trong những
nhân tố làm cho xã hội mất ổn định.
II. CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại
1.1. Đối với thủ trưởng cơ quan nhà nước
Theo quy định của Luật Khiếu nại thủ trưởng các cơ quan, tổ chức là người có
thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Nguyên tắc xác định thẩm quyền:
+ Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng cơ
quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
+ Khiếu nại hành vi hành chính của nhân viên thuộc quyền quản lý của cơ quan
nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Quảng Nam

7



- Trình tự về thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính: Thủ trưởng các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính của chính mình và của những người do mình trực tiếp quản lý;
+ Giải quyết khiếu nại lần hai các khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực
tiếp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, trừ khiếu nại mà quyết định giải quyết đã có
hiệu lực pháp luật hoặc khiếu nại đã được tòa án thụ lý giải quyết.
1.2. Đối với thủ trưởng các cơ quan thanh tra
- Chánh Thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh, kết luận,
kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan
quản lý Nhà nước cùng cấp.
- Tổng Thanh tra có thẩm quyền:
+ Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần
đầu nhưng cịn có khiếu nại.
+ Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đơn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để
chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
2. Các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính
- Nguyên tắc 1: Giải quyết khiếu nại hành chính phải thực hiện theo quy
định của pháp luật.
- Nguyên tắc 2: Giải quyết khiếu nại hành chính phải bảo đảm tính cơng
bằng, dân chủ.
- Ngun tắc 3: Giải quyết khiếu nại hành chính phải thể hiện bằng văn bản.
Các nguyên tắc này chỉ đạo quá trình giải quyết từ khâu bắt đầu tiếp nhận đơn
thư, thụ lý vụ việc đến khâu ra quyết định giải quyết và đôn đốc theo dõi thi hành.
3. Các phương châm chủ yếu chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính

- Phương châm 1: Kịp thời, khách quan, toàn diện.
- Phương châm 2: Quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể.
- Phương châm 3: Thận trọng, trách nhiệm, cầu thị.
- Phương châm 4: Khuyến khích hịa giải; cơng khai, đối thoại trong
q trình giải quyết.

Quảng Nam

8


4. Trình tự, thủ tục các bước giải quyết khiếu nại
Bất kỳ một cấp thẩm quyền nào khi giải quyết khiếu nại đều phải thực hiện theo
quy trình, thủ tục được quy định trong Luật Khiếu nại gồm các bước:
- Tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại.
- Chuẩn bị giải quyết khiếu nại.
- Thẩm tra, xác minh khiếu nại.
- Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại.
- Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ khiếu nại.
***

Quảng Nam

9


Phần thứ hai
NỘI DUNG
I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
1. Nhân thân người khiếu nại và các tình tiết dẫn đến việc khiếu nại

1.1. Về nhân thân
Người khiếu nại là ông Hồ Viết Kháng, trú tại khối phố 3, phường An
Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
1.2. Tình tiết dẫn đến việc khiếu nại
Tháng 7/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận được đơn khiếu nại
của ông Hồ Viết Kháng. Ngày 04/8/2017, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết
định số2835/UBND-TD v/v giao Thanh tra tỉnh tiến hành thẩm tra, xác minh
tham mưu UBND tỉnh giải quyết đơn khiếu nại của công dân. Ngày 10/8/2017,
Chánh Thanh tra tỉnh ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTT thành lập Đoàn
Thanh tra xác minh nội dung đơn khiếu nại của ông Hồ Viết Kháng, trú khối phố
3, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
2. Nội dung đơn khiếu nại và quá trình giải quyết của cơ quan hành chính
2.1. Nội dung khiếu nại
Theo Đơn khiếu nại ngày 27/7/2017 và nội dung trình bày của ông Hồ
Viết Kháng tại Biên bản làm việc với Thanh tra tỉnh ngày 11/9/2017, ông Hồ
Viết Kháng khiếu nại UBND thành phố Tam Kỳ thực hiện dự án đường Điện
Biên Phủ nhưng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ Ơng khơng đúng quy
định, cụ thể:
- Đề nghị xác định lại nguồn gốc đất của hộ gia đình Ơng là đất ở đối với
tồn bộ diện tích đất 2.747,5m2 theo khoản 2 Điều 87 Luật đất đai 2003 và khoản 2
điều 45 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
- Bồi thường đối với phần diện tích giáp đường Nguyễn Thái Học (hiện đang
được cho là lối đi chung).
- Đơn giá đất áp dụng bồi thường phải theo vị trí đường Nguyễn Thái Học đối
với phần diện tích đất liền kề đường Nguyễn Thái Học và 70% đối với phần diện
tích đất bị che khuất (chữ L,T).
- Về tái định cư: Đề nghị bố trí cho hộ Ơng 400m2 đất tái định cư (bằng 02
lần hạn mức đất ở theo quy định của UBND tỉnh và không vượt diện tích đất ở thu
hồi của gia đình là 1.251,5m2 theo cơ chế đất đổi đất). Trong đó, bố trí tái định cư là
01 lô tại đường N10, phần diện tích cịn lại u cầu bố trí tại khu dân cư phường An

Mỹ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật đất đai 2013, khoản 2 Điều 5 của
Quyết định 43/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh và Điều 11 của
Quyết định 43/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh,
Quảng Nam

10


Trên thửa đất của ơng Hồ Viết Kháng có 03 hộ gia đình các con của ơng đang
sinh sống (Hồ Thị Mỹ Lộc, Hồ Thị Mỹ Thọ, Hồ Viết Thắng) và Ơng đã cho mỗi
người 01 ngơi nhà và đất ở riêng từ năm 2001 nên yêu cầu tính riêng cho các con
Ông.
3. Nguyên nhân và hậu quả tác động
Căn cứ hồ sơ tài liệu, chứng cứ thu thập được, sau khi phân tích các tình
tiết của vụ việc nhận thấy: Nguyên nhân xảy ra khiếu nại là do công tác thực
hiện bồi thường ở đơn vị cơ sở chưa được công khai rộng rãi và nhận thức của
người khiếu nại chưa nắm rõ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc
bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư đối với gia đình mình. UBND thành phố
Tam Kỳ trong quá trình xem xét giải quyết vụ việc chưa thực hiện tốt cơng tác
trun truyền, giải thích các quy định có liên quan, chưa cơng khai cụ thể các
trường hợp bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cũng như các quy định có liên
quan về tái định cư nên công dân chưa nắm cụ thể các quy định đối với trường
hợp của mình dẫn đến khiếu nại.
4. Mục tiêu cần đạt được
Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết vụ việc này là đối chiếu các quy định
của pháp luật để có được kết luận chính xác, khách quan, hợp tình, hợp lý, bảo
đảm quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, đồng thời giải quyết dứt điểm vụ
việc. Qua đó, phát hiện những sơ hở trong giải quyết khiếu nại ở cơ sở để có biện
pháp chấn chỉnh, kiến nghị những giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật
và thực tiễn đang diễn ra tại địa phương, nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh mâu

thuẫn, dẫn đến khiếu nại của công dân.
II. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Các phương pháp nghiệp vụ áp dụng
Để tiến hành giải quyết vụ việc, Đoàn Thanh tra đã sử dụng các biện pháp
nghiệp vụ như:
- Thu thập, nghiên cứu các hồ sơ tài liệu có liên quan của vụ việc và tiến
hành xử lý thông tin, đối chiếu các quy định của pháp luật.
- Tiến hành đối thoại với cá nhân người khiếu nại, làm việc trực tiếp với
các đơn vị có liên quan...
2. Kết quả thẩm tra xác minh và phân tích nhận định vụ việc
2.1. Hồ sơ đăng ký kê khai
a) Theo hồ sơ 299/TTg:
Diện tích đất ơng Hồ Viết Kháng đang có Đơn khiếu nại thuộc thửa số
573, tờ bản đồ số 01 có diện tích 1.186m2, do ơng Hồ Viết Kháng đứng tên kê
khai đăng ký. Trong đó: 500m2 đất T, 434m2 ĐM và 252m2 đất NĐ.
b) Theo hồ sơ 60/CP:

Quảng Nam

11


Tại thời điểm thực hiện theo Nghị định số 60/CP thì giữa các hộ: Hộ ơng
Hồ Viết Kháng, hộ ơng Hồ Tấn Ba, hộ ông Hồ Viết Quảng và hộ ông Phan Trắc
đang có tranh chấp ranh giới sử dụng đất nên các hộ này khơng có kê khai đăng ký
cụ thể diện tích đất đang thực tế quản lý, sử dụng. Do đó, phần diện tích đất mà
hiện nay ông Hồ Viết Kháng khiếu nại được đo bao thuộc chung vào thửa đất số
102, tờ bản đồ số 22, diện tích 4.448,6m2, loại đất T.
c) Tại Giấy CNQSD đất số AQ 093968 do UBND thành phố Tam Kỳ cấp
ngày 09/12/2009 cho hộ ông Hồ Viết Kháng thể hiện: thửa đất số 102, tờ bản đồ

số 22, diện tích 3.505,8m2. Trong đó: Đất ở đơ thị 500m2, thời hạn sử dụng lâu
dài; Đất trồng cây lâu năm: 3.005,8m2, thời hạn sử dụng đến tháng 12/2059.
d) Theo hồ sơ trích đo để thực hiện dự án:
- Diện tích đất mà ơng Hồ Viết Kháng đang có đơn khiếu nại thuộc thửa
đất số 04, tờ bản đồ số 32, diện tích 2.747,5m2, loại đất ODT, do ông Hồ Viết
Kháng đứng tên kê khai, đăng ký chủ sử dụng. Trong đó, diện tích nằm trong vệt
thu hồi đất để thực hiện dự án là 1.251,5m2.
- Diện tích trích đo giải thửa nhỏ hơn so với Giấy CNQSD đất đã cấp năm
2009 là do: Tại thời điểm đo giải thửa để thực hiện bồi thường thì đã trích đo
phần diện tích đất có nhà ở của ông Hồ Viết Khương (con trai ông Hồ Viết
Kháng) ra thành thửa riêng; thuộc thửa số 113, tờ bản đồ số 24, diện tích
1.020,5m2; trong đó 200m2 đất ở và 820,5m2 đất vườn, do hộ ông Hồ Viết
Khương đứng tên kê khai chủ sử dụng đất.
Ngoài việc kê khai đăng ký sử dụng đất và Giấy CNQSD đất đã cấp như
nêu trên thì hộ ơng Hồ Viết Kháng khơng cịn cung cấp thêm được giấy tờ nào
khác theo quy định về quyền sử dụng diện tích đất nêu trên.
2.2 Về q trình quản lý, sử dụng đất
Hộ ơng Hồ Viết Kháng sử dụng đất có nhà ở từ năm 1975, có kê khai đăng
ký theo quy định và đã được cấp Giấy CNQSD đất vào năm 2009. Trên diện tích
đất thu hồi của hộ ơng Hồ Viết Kháng thì có các hộ: Hộ bà Hồ Thị Mỹ Lộc, hộ ông
Hồ Viết Thắng và hộ bà Hồ Thị Mỹ Thọ cùng chung sống.
- Hộ bà Hồ Thị Mỹ Lộc đã được hộ ơng Hồ Viết Kháng cho căn phịng để
ở vào năm 2011 và hộ bà Hồ Thị Mỹ Lộc đã tách hộ riêng. Khi thực hiện bồi
thường thì hộ bà Lộc được bồi thường về tài sản, vật kiến trúc riêng; hộ bà Lộc
không được bồi thường về đất, phần diện tích đất bồi thường cho hộ ơng Hồ Viết
Kháng.
- Hộ ông Hồ Viết Thắng và hộ bà Hồ Thị Mỹ Thọ đã tách khẩu riêng
nhưng chung sống cùng nhà với hộ ông Hồ Viết Kháng.
- Đối với hộ ơng Hồ Viết Khương: Ơng Hồ Viết Khương (con ông Kháng)
được ông Kháng cho đất và xây dựng nhà ở trong khoảng thời gian từ sau ngày

15/10/1993 và trước ngày 01/7/2004. Khi triển khai thực hiện dự án thì phần

Quảng Nam

12


diện tích đất và nhà ở của hộ ơng Khương được trích đo, tách thành thửa riêng và
thực hiện bồi thường riêng.
* Đối với phần lối đi chung được ghi trên Giấy CNQSD đất:
Phần lối đi này trên thực tế có 04 hộ sử dụng, gồm: Hộ ơng Hồ Viết
Kháng, hộ ông Hồ Viết Khương, hộ bà Hồ Thị Mỹ Nữ, hộ ông Hồ Viết Quảng
sử dụng làm lối đi chung từ trước đến nay.
2.3. Quá trình triển khai thực hiện bồi thường
Thực hiện Thông báo số 627/TB-UBND ngày 14/10/2013 của UBND
thành phố Tam Kỳ về chủ trương thu hồi đất để thực hiện đầu tư xây dựng
đường chiến lược (đường Điện Biên Phủ) thuộc dự án phát triển các thành phố
loại 2 - Tiểu dự án thành phố Tam Kỳ; Trung tâm PTQĐ thành phố Tam Kỳ (nay
là Chi nhánh Trung tâm PTQĐ Tam Kỳ) phối hợp với UBND phường An Mỹ và
các phòng, ban liên quan tổ chức họp dân để công bố chủ trương thu hồi đất và
tiến hành xác lập các thủ tục theo quy định, xây dựng phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngày 05/9/2016, UBND thành phố Tam Kỳ ban hành Quyết định số
6638/QĐ-UBND về việc thu hồi đất để thực hiện Dự án phát triển các thành phố
loại 2, tại Quảng Nam, Hà Tỉnh, Đắk Lắk, tiểu dự án phát triển thành phố Tam Kỳ;
Hạng mục: bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đường Điện Biên Phủ (đoạn từ đường
Hùng Vương - Phan Châu Trinh). Theo đó, hộ ơng Hồ Viết Kháng bị thu hồi diện
tích 1.251,5m2 đất gồm: 500m2 đất ở tại đô thị và 751,5m2 đất trồng cây lâu năm
(đất vườn) thuộc một phần thửa số 04, tờ bản đồ số 33, tại phường An Mỹ.
Ngày 05/9/2016, UBND thành phố Tam Kỳ ban hành Quyết định số

6671/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư dự án phát triển các thành phố loại 2 - Tiểu dự án thành phố Tam Kỳ
(đường Điện Biên Phủ - Đoạn từ đường Hùng Vương đến Phan Châu trinh) địa
điểm phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trên cơ sở hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, Giấy CNQSD đất đã
cấp, hồ sơ trích đo giải thửa được Sở TN&MT phê duyệt, xác nhận nguồn gốc sử
dụng đất của UBND phường An Mỹ, Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê
duyệt phương án bồi thường; Chi nhánh Trung tâm PTQĐ Tam Kỳ tham mưu
UBND thành phố Tam Kỳ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cụ thể như sau:
* Về bồi thường, hỗ trợ:
- Đối với hộ ông Hồ Viết Kháng: Ngày 19/9/2016, UBND thành phố Tam
Kỳ ban hành Quyết định số 6979/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ cho hộ
ông Hồ Viết Kháng với tổng số tiền là 2.222.665.027 đồng. Trong đó:
+ Bồi thường về đất với số tiền: 1.667.227.500 đồng. Bao gồm: 500m 2 đất
ở x 1.854.000 đồng/m2 = 927.000.000 đồng và 751,5m2 đất vườn x 985.000
đồng/m2 = 740.227.500 đồng (đất kiệt đường bê tơng Nguyễn Thái Học có bề
rộng từ 2,5-4m).
+ Bồi thường về nhà ở, vật kiến trúc, cây trồng với số tiền: 525.237.527 đồng.
Quảng Nam

13


+ Các chính sách hỗ trợ tổng cộng 30.200.000 đồng. Bao gồm: Hỗ trợ ổn
định đời sống 7.200.000 đồng (400.000đồng x 6 tháng x 3 khẩu); hỗ trợ di chuyển
5.000.000 đồng (5.000.000 đồng x 01 hộ); hỗ trợ thuê nhà 18.000.000 đồng
(1.500.000 đồng x 12 tháng x 01 hộ); thưởng chấp hành tốt 10.000.000 đồng.
- Đối với hộ bà Hồ Thị Mỹ Lộc: Ngày 19/9/2016, UBND thành phố Tam
Kỳ ban hành Quyết định số 6988/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ cho hộ
bà Hồ Thị Mỹ Lộc với tổng số tiền là 97.159.615 đồng. Trong đó:

+ Bồi thường về nhà ở, vật kiến trúc với số tiền: 65.559.615 đồng.
+ Các chính sách hỗ trợ tổng cộng 31.600.000 đồng. Bao gồm: Hỗ trợ ổn
định đời sống 9.600.000 đồng (400.000đồng x 6 tháng x 5 khẩu); hỗ trợ di chuyển
4.000.000 đồng (5.000.000 đồng x 01 hộ x 80%); hỗ trợ thuê nhà 18.000.000 đồng
(1.500.000 đồng x 12 tháng x 01 hộ).
+ Đất không được bồi thường, đất đã bồi thường cho hộ ông Hồ Viết Kháng.
- Đối với hộ ông Hồ Viết Thắng: Ngày 19/9/2016, UBND thành phố Tam
Kỳ ban hành Quyết định số 6980/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ cho hộ
ông Hồ Viết Thắng với tổng số tiền là 177.420.871 đồng. Trong đó:
+ Bồi thường về nhà ở, vật kiến trúc với số tiền: 147.220.871 đồng.
+ Các chính sách hỗ trợ tổng cộng 30.200.000 đồng. Bao gồm: Hỗ trợ ổn
định đời sống 7.200.000 đồng (400.000đồng x 6 tháng x 3 khẩu); hỗ trợ di chuyển
5.000.000 đồng (5.000.000 đồng x 01 hộ); hỗ trợ thuê nhà 18.000.000 đồng
(1.500.000 đồng x 12 tháng x 01 hộ).
+ Đất không được bồi thường, đất đã bồi thường cho hộ ông Hồ Viết Kháng.
* Về bố trí tái định cư và giao đất ở:
- Đối với hộ ơng Hồ Viết Kháng: UBND thành phố có chủ trương thống
nhất bố trí tái định cư cho hộ ông 01 lô, tại KDC Đông Tân Thạnh theo cơ chế
đất đổi đất. Nếu hộ ơng Kháng có nguyện vọng về Khu dân cư - tái định cư phục
vụ dự án đường Điện Biên Phủ tại phường An Mỹ thì hộ ông Kháng phải nộp
tiền chênh lệch giữa giá đất tái định cư tại KDC Đông Tân Thạnh với giá đất tại
Khu dân cư - tái định cư phục vụ dự án đường Điện Biên Phủ (theo Công văn số
418/UBND-VP ngày 14/3/2017 của UBND thành phố Tam Kỳ).
- Đối với các hộ: Bà Hồ Thị Mỹ Lộc, bà Hồ Thị Mỹ Thọ và hộ ông Hồ
Viết Thắng: Do các hộ này không thuộc đối tượng bị thu hồi đất ở nên theo quy
định thì khơng đủ điều kiện được bố trí đất tái định cư theo cơ chế đất đổi đất.
Tuy nhiên, xét trường hợp hộ bà Hồ Thị Mỹ Lộc, hộ bà Hồ Thị Mỹ Thọ và hộ
ông Hồ Viết Thắng thật sự có nhu cầu về đất ở; đồng thời, diện tích đất ở và
vườn của hộ ơng Kháng bị thu hồi lớn nên UBND thành phố thống nhất giao cho
mỗi hộ 01 lô đất ở theo đơn giá đất tái định cư, các hộ phải nộp 100% tiền sử

dụng đất và không được nợ tiền sử dụng đất (02 lô tại khu dân cư - tái định cư
phục vụ dự án đường Điện Biên Phủ thuộc phường An Mỹ và 01 lô tại KDC
Đông Tân Thạnh hoặc KDC - TĐC và đường dẫn vào cầu Kỳ Phú 1, 2 tại
phường An Phú hoặc KDC - TĐC và khu ở cho người có thu nhập thấp tại
Quảng Nam

14


phường Trường Xuân).
* Đối với phần diện tích đất lối đi
Theo Báo cáo số 975/BC-PTQĐ ngày 25/9/2017 của Chi nhánh Trung tâm
PTQĐ Tam Kỳ như sau:
Qua kiểm tra thực tế sử dụng đất, Giấy CNQSD đất đã cấp cho hộ ông Hồ
Viết Kháng năm 2009 và theo xác nhận của UBND phường An Mỹ thì phần
đường đi mà ơng Kháng đề nghị kiểm tra bổ sung, bồi thường cho hộ Ông là lối
đi chung vào nhà của hộ ông Hồ Viết Kháng, hộ ông Hồ Viết Khương, hộ bà Hồ
Thị Mỹ Nữ, hộ ông Hồ Viết Quảng.
Về giá đất để tính bồi thường thiệt hại: UBND thành phố Tam Kỳ căn cứ
Quyết định số 1902/QĐ-UBND ngày 01/6/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam
"Bổ sung đơn giá thay thế về đất để áp dụng thực hiện cơng tác bồi thường giải
phóng mặt bằng, dự án phát triển các thành phố loại 2 - Tiểu dự án thành phố
Tam Kỳ" để tính áp giá bồi thường là đảm bảo đúng quy định.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua kết quả xác minh nêu trên, Thanh tra tỉnh kết luận:
1. Ông Hồ Viết Kháng khiếu nại, yêu cầu công nhận và bồi thường tồn
bộ diện tích đất 2.747,5m2 theo loại đất ở là khơng có cơ sở để xem xét, giải
quyết. Bởi vì: Theo hồ sơ pháp lý về quản lý, sử dụng đất và xác nhận của
UBND phường An Mỹ, hộ ông Hồ Viết Kháng ngoài việc kê khai đăng ký theo

chỉ thị 299/TTg 500m2 đất ở và Giấy CNQSD đất cấp năm 2009 với diện tích
đất ở 500m2. Do đó, việc UBND thành phố Tam Kỳ xác định hộ ông Kháng
được công nhận 500m2 đất ở trong trường hợp này là đảm bảo đúng quy định tại
Điều 11 Luật Đất đai năm 2013.
Đối với phần diện tích đất lối đi: Qua kiểm tra thực tế sử dụng đất, Giấy
CNQSD đất đã cấp cho hộ ông Hồ Viết Kháng năm 2009 và theo xác nhận của
UBND phường An Mỹ thì phần đường đi mà ông Hồ Viết Kháng đề nghị kiểm
tra bổ sung, bồi thường cho hộ ông Hồ Viết Kháng là lối đi chung vào nhà của
hộ ông Hồ Viết Kháng, hộ ông Hồ Viết Khương, hộ bà Hồ Thị Mỹ Nữ và hộ ông
Hồ Viết Quảng.
2. Đối với nội dung áp dụng đơn giá đường Nguyễn Thái Học để tính bồi
thường đối với phần diện tích đất liền kề đường Nguyễn Thái Học và 70% đối
với phần diện tích đất bị che khuất (chữ L, T):
Trên thực tế sử dụng đất và theo Giấy CNQSD đất đã cấp cho hộ ơng Hồ
Viết Kháng năm 2009 thì vị trí thửa đất của ông Kháng nằm trong kiệt hẽm của
đường Nguyễn Thái Học, cách đường Nguyễn Thái Học 21,7m. Đường đi vào
nhà ông Hồ Viết Kháng là đường bê tông có chiều rộng từ 2,5m - 4m và là
Quảng Nam

15


đường đi chung của hộ ông Hồ Viết Kháng, hộ ông Hồ Viết Khương, hộ bà Hồ
Thị Mỹ Nữ và hộ ông Hồ Viết Quảng.
Do vậy, việc ông Hồ Viết Kháng cho rằng thửa đất của hộ ơng có mặt tiền
tiếp giáp với đường Nguyễn Thái Học và yêu cầu áp dụng đơn giá đường
Nguyễn Thái Học để tính bồi thường đối với phần diện tích đất liền kề đường
Nguyễn Thái Học và 70% đối với phần diện tích đất bị che khuất (chữ L, T) là
không đúng thực tế sử dụng đất nên khơng có cơ sở để giải quyết.
3. Đối với nội dung bố trí đất tái định cư:

- Đối với hộ ơng Hồ Viết Kháng: Ơng Kháng yêu cầu bố trí 400m2 đất tái
định cư theo cơ chế đất đổi đất là không đúng quy định. Bởi vì: Đất tái định cư
tại khu tái định cư theo diện tích phân lơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp của hộ ơng Kháng chỉ được bố trí 01 lô đất tái định cư theo phương
án tái định cư đã được phê duyệt.
- Đối với hộ bà Hồ Thị Mỹ Lộc, hộ ông Hồ Viết Thắng và hộ bà Hồ Thị
Mỹ Thọ: Do các hộ này không thuộc đối tượng bị thu hồi đất ở nên không đủ
điều kiện để được bố trí đất tái định cư theo chế đất đổi đất. Tuy nhiên, xét
trường hợp hộ bà Hồ Thị Mỹ Lộc, hộ ông Hồ Viết Thắng và hộ bà Hồ Thị Mỹ
Thọ thật sự có nhu cầu về đất ở nên UBND thành phố thống nhất giao cho mỗi
hộ 01 lô đất ở theo đơn giá đất tái định cư, các hộ phải nộp 100% tiền sử dụng
đất và không được nợ tiền sử dụng đất là đảm bảo đúng quy định.
4. Đối với nội dung khiếu nại, đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu xem xét
điều chỉnh giá đất hiện nay đang áp dụng đối với đường Nguyễn Thái Học vì
thấp so với giá đất phổ biến trên thị trường hiện nay (<50% so với giá bình quân
các giao dịch đã thực hiện đối với các thửa đất tương tự được biết thông qua
internet):
Ban QLDA tỉnh Quảng Nam đã thuê một đơn vị điều tra giá thay thế độc
lập (Công ty Cổ phần Thẩm định giá và DVTC Đà Nẵng) để thực hiện việc điều
tra giá thay thế phục vụ xây dựng đơn giá thay thế cho dự án. Chứng thư thẩm
định giá và đơn giá thay thế đã được phát hành, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê
duyệt đơn giá thay thế tại Quyết định số 3496/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 và
Quyết định số 1902/QĐ-UBND ngày 01/06/2016 (Quyết định bổ sung) cho dự
án phát triển các thành phố loại 2. Đây là đơn giá thay thế được ban hành để thực
hiện công tác bồi thường tái định cư cho dự án theo đúng quy định.
3.2. Kiến nghị
Thanh tra tỉnh kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết vụ việc với nội
dung như sau:
- Không công nhận nội dung đơn khiếu nại của ông Hồ Viết Kháng và các
con của ông gồm: bà Hồ Thị Mỹ Lộc, ông Hồ Viết Thắng và bà Hồ Thị Mỹ Thọ,

trú tại khối phố 3, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ.
- Yêu cầu UBND thành phố Tam Kỳ thực hiện Quyết định số 8354/QĐUBND ngày 30/6/2017 về việc giải quyết khiếu nại của ông Hồ Viết Kháng và
Quảng Nam

16


các con của ông gồm: bà Hồ Thị Lộc, ông Hồ Viết Thắng và bà Hồ Thị Mỹ Thọ,
trú tại khối phố 3, phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ.
- Tổ chức đối thoại với công dân trước khi ban hành quyết định giải quyết
khiếu nại.
Trên cơ sở Công văn số 3604/UBND-TD ngày 27/9/2012 của UBND tỉnh
về việc ủy quyền tổ chức đối thoại với công dân; ngày 14 tháng 11 năm 2017,
Thanh tra tỉnh tổ chức đối thoại với ông Hồ Viết Kháng (trú tại khối phố 3,
phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ) liên quan đến đơn khiếu nại của Ông. Qua
kết quả đối thoại, ngày 04/12/2017, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định
giải quyết khiếu nại số 4240/QĐ-UBND với nội dung không chấp nhận đơn
khiếu nại của hộ ông Hồ Viết Kháng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Từ vụ việc minh họa trên và tình hình giải quyết khiếu nại trong những
năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Giải pháp chung
1.1. Đối với công dân
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật
khiếu nại nói riêng bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền qua phương
tiện thông tin đại chúng; xây dựng chuyên mục và phát sóng các hoạt cảnh liên quan
đến công tác giải quyết khiếu nại; phát tờ rơi những nội dung liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực khiếu nại; xây dựng tủ sách pháp luật tại các

cụm dân cư, thôn, bản, ấp... để quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật và thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực
khiếu nại.
- Kịp thời có biện pháp khuyến khích, động viên đối với những cơng dân
có ý thức chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Đồng thời, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc và chế tài cụ thể đối
với những đối tượng cố tình lợi dụng quyền khiếu nại để kích động, lơi kéo, gây
rối, làm mất ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội.
- Cần có biện pháp giáo dục và phát huy truyền thống tốt đẹp, giá trị văn
hoá tinh thần của mỗi một địa phương để tăng cường tình đồn kết, sự đồng
thuận trong nhân dân để giải quyết tốt những vấn đề đang còn ý kiến trái ngược
nhau trong từng địa phương, đơn vị. Góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội ở mỗi địa phương, đơn vị.
1.2. Đối với cán bộ, công chức, thủ trưởng các cấp, các ngành
- Từ thực tiễn giải quyết khiếu nại cho thấy nơi nào chính quyền địa
phương thật sự quan tâm đến cơng tác giải quyết khiếu nại thì nơi đó tình hình
Quảng Nam

17


khiếu kiện của cơng dân sẽ được hạn chế, ít xảy ra hiện tượng khiếu kiện kéo
dài, vượt cấp, trở thành “điểm nóng”.
- Trong q trình giải quyết các vụ việc khiếu nại phức tạp cần phải quán
triệt sâu sắc rằng đây là công việc chung của cả hệ thống chính trị chứ khơng nên
xem việc giải quyết các vụ việc này là việc riêng cho một ngành, một đơn vị, có
như vậy mới giải quyết dứt điểm, thấu tình đạt lý vụ việc.
- Quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại cần phải tập trung giải quyết
dứt điểm ngay từ cơ sở. Vì nếu giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở sẽ giữ được
hồ khí, tăng cường tình đồn kết trong cộng đồng dân cư, hạn chế tình trạng

khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện đơng người, góp phần bảo đảm an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội, tiết kiệm được công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân
dân.
- Xây dựng, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại; quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao đạo đức cách
mạng, có kỷ luật, ý thức, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, áp dụng kết quả
của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tiễn.
- Thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, đây là giai đoạn
đầu tiên trong giải quyết khiếu nại. Nếu giải quyết tốt công tác này sẽ hạn chế
đến mức tối đa tình hình khiếu kiện và tránh sai sót trong việc chuyển đơn, thụ lý
đơn của cấp có thẩm quyền.
- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm đối với Thủ trưởng các cơ
quan Nhà nước các cấp trong thực hiện chính sách, pháp luật nói chung và việc
thực hiện Luật Khiếu nại nói riêng nhằm chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót,
hạn chế trong cơng tác quản lý nhà nước. Xử lý nghiêm minh những cán bộ thiếu
trách nhiệm, vi phạm pháp luật.
- Thực hiện tốt quy định về chế độ công khai theo quy định của Luật
Phịng, chống tham nhũng nói chung và cơng khai trong cơng tác giải quyết
khiếu nại nói riêng.
2. Một số giải pháp cụ thể
2.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam
- Ban hành các quy trình cụ thể hố các quy định của pháp luật về khiếu nại
cho phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, chỉ đạo sâu sát các ban, ngành trong công tác giải quyết khiếu
kiện, đặc biệt là các vụ việc phức tạp; có biện pháp xử lý và chỉ đạo xử lý dứt
điểm đối với các vụ việc tồn đọng lâu ngày, cũng như các vụ mới phát sinh nhằm
hạn chế tối đa tình hình phát sinh khiếu kiện.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành cần xây dựng quy chế phối hợp trong giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong đó xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và nghĩa vụ
của từng cơ quan đơn vị để có cơ chế phối hợp trong cơng tác giải quyết khiếu

kiện của công dân, tránh xảy ra khiếu kiện phức tạp khơng đáng có và hạn chế
Quảng Nam

18


việc lách luật của công dân cũng như các cơ quan thiếu tinh thần trách nhiệm
làm cho tình hình trở nên phức tạp.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc quy định công khai,
minh bạch trong các lĩnh vực mà Luật Phòng, chống tham nhũng đã đề cập, nhất
là những thủ tục hành chính liên quan trực tiếp trong giao dịch dân sự giữa cơ
quan Nhà nước với công dân.
2.2. Đối với các cơ quan thanh tra
- Cần thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo nhất là nghiệp vụ về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư
và trình tự, thủ tục về giải quyết khiếu nại, tranh chấp.
- Tăng cường kiểm tra trách nhiệm về công tác giải quyết khiếu nại của thủ
trưởng các cấp, các ngành để xác định rõ trách nhiệm và nâng cao nhận thức của
thủ trưởng các cấp, các ngành đối với công tác này.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho cán
bộ, cơng chức ngành thanh tra nói chung và cán bộ, cơng chức làm cơng tác giải
quyết khiếu nại nói riêng để nâng cao vai trò, ý thức, trách nhiệm của mỗi người
trước công việc được giao.
2.3. Đối với các cơ quan, ban ngành thuộc tỉnh
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại đến cán bộ
công chức, viên chức và quần chúng nhân dân. Thực hiện nghiêm túc việc công
khai, minh bạch trong các lĩnh vực (trừ những lĩnh vực thuộc danh mục bí mật
Nhà nước) nhất là những nội dung giao dịch liên quan trực tiếp đến công dân.
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu
nại của công dân.

- Cần có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành
trong việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp, kiện tụng.
- Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ trong công tác giải
quyết đơn thư khiếu nại của công dân.
2.4. Đối với các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội
- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và chỉ đạo đối với
các cơ quan có thẩm quyền trong công tác giải quyết khiếu nại; thực hiện một
cách có hiệu quả cơ chế phản biện để xác định tính hiệu lực, hiệu quả, đồng thời
chỉ ra những hạn chế, bất cập của văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành để có
những kiến nghị, yêu cầu cấp có thẩm quyền điều chỉnh kịp thời, nhằm từng
bước hoàn thiện pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Giải quyết tốt và kịp thời các khiếu nại trong phạm vi, lĩnh vực quản lý
của cơ quan, đơn vị mình.

Quảng Nam

19


Phần thứ ba
KẾT LUẬN
Cơng tác giải quyết khiếu nại có một vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại trước hết góp
phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, củng cố mối quan hệ chặc
chẽ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, khiếu nại cũng là hình thức biểu
hiện quyền dân chủ trực tiếp và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám
sát của công dân đối với các cơ quan Nhà nước.
Trong những năm gần đây, công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được

triển khai tích cực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nhu cầu phát triển kinh tế của người
dân ngày càng lớn, việc mở rộng giao lưu, quan hệ thương mại với các nước trong khu
vực và trên thế giới ngày càng mở rộng... chắc chắn sẽ làm phát sinh nhiều mối quan
hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức dẫn đến phát sinh mâu thuẫn là khó
tránh khỏi. Mặt khác, cơ chế quản lý của Nhà nước ta vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa
hồn thiện… là một trong những nguyên nhân làm phát sinh khiếu kiện của công dân.
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh, đồng
thuận chỉ có thể đạt được nếu chúng ta giải quyết tốt các vấn đề bức xúc đang diễn
ra trong xã hội mà điển hình là việc làm thế nào để giải quyết tốt những khiếu nại
của người dân như đã trình bày ở trên.
Từ tình huống trên chúng ta đã thấy được một số vấn đề và đã đưa ra một số
giải pháp để thực hiện. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng bắt tay vào việc thì xuất hiện
những tình tiết gây khó khăn, lúng túng cho người tham mưu giải quyết. Theo tôi,
quan trọng nhất vẫn là ý thức và nhận thức của mỗi một cơng dân cho dù người đó
đứng ở vị trí nào. Muốn đạt được điều đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ
biến kiến thức pháp luật cho người dân, kể cả cán bộ chuyên trách, công khai chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng trong đó nói rõ người dân sẽ hưởng được
những lợi ích gì từ những chính sách trên. Đồng thời, rà sốt lại các văn bản quy
phạm pháp luật, xem cái gì phù hợp, cái gì khơng cịn phù hợp thì phải sửa đổi. Đồng
thời, bổ sung các quy định của pháp luật ở những lĩnh vực cịn thiếu hoặc chưa đầy
đủ.
Tình huống chỉ nghiên cứu xung quanh đánh giá những việc làm được và chưa
làm được của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương đối với một vụ việc cụ
thể và đề xuất hướng giải quyết nhằm chấm dứt việc khiếu nại, mà nguyên nhân chính
là do sự phối hợp thiếu chặt chẽ, thiếu công khai giữa các cơ quan Nhà nước trong việc
quản lý đất đai, công tác bồi thường và tái định cư.

Quảng Nam

20




×