TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
Lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Xử lý tình huống: Khi doanh nghiệp cổ phần hoá bất hợp
tác và không thống nhất với ý kiến thẩm định
của Cơ quan chuyên môn.
Họ tên học viên: Nguyễn Ngọc Diệp
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng Nông nghiệp - Giao thông - Nhà đất
Chi cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính Hà Nội
Hà Nội, tháng 11 - 2015
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc
chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số
189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ;
- Công văn số 2252/TTg-ĐMDN ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015;
- Thông báo số 218/TB-VPCP ngày 09/7/2015 của Văn phòng Chính phủ
về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại hội nghị giao ban công tác tái cơ
cấu doanh nghiệp nhà nước 6 tháng đầu năm 2015;
- Báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 8 tháng
đầu năm 2015 ngày 27/8/2015 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh
nghiệp.
1. LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới với ba mục
tiêu: chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường;
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò
ngày càng quan trọng; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Cùng với việc xây dựng và ban hành luật như Luật đầu tư nước ngoài năm
1987, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty năm 1991, Hiến pháp sửa đổi
năm 1992, Luật Đất đai, Luật thuế, Luật lao động...., các thể chế thị trường cũng
dần được hình thành. Chính phủ xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh
quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập
hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như
thị trường: tiền tệ, lao động, hàng hóa, đất đai… Cải cách hành chính được thúc
đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và
đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng
kinh tế.
Tuy nhiên, cơ chế kinh tế thị trường cũng là thách thức lớn với các doanh
nghiệp nhà nước (DNNN). Từ năm 2000, công cuộc tái cơ cấu DNNN đã được
chú trọng, đẩy mạnh hơn và được gọi dưới tên khác là sắp xếp, đổi mới DNNN.
Các hình thức sắp xếp, đổi mới DNNN bao gồm sáp nhập, hợp nhất, chuyển
giao doanh nghiệp, cổ phần hoá, giao, bán doanh nghiệp...trong đó cổ phần hoá
rất được coi trọng. Mục tiêu cổ phần hoá là chuyển đổi những công ty 100% vốn
nhà nước sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, huy động các nguồn
vốn của cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước để tăng cường năng lực tài
chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả và
sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Tái cơ cấu DNNN hiện nay được tiến hành trong phạm vi rộng hơn, yêu
cầu tái cơ cấu sâu hơn, giải quyết các vấn đề có tính cơ cấu đối với toàn bộ khu
vực DNNN, hướng tới thay đổi về chất, tạo môi trường và điều kiện để DNNN
phát triển, khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực và chuyển đổi mô hình tăng
trưởng đối với nền kinh tế.
Theo báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu DNNN 8 tháng đầu năm 2015
ngày 27/8/2015 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trên cả
nước có 289 doanh nghiệp được cổ phần hoá năm 2015 đều đã thành lập Ban
Chỉ đạo, dự kiến hết năm 2015 cổ phần hoá được 200/289 doanh nghiệp. Trong
đó, 95 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hoá, 65 doanh
nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, 129 doanh nghiệp đang
tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp. Thành phố Hà Nội được đánh giá là đơn
vị đạt kết quả cổ phần hoá tốt nhất.
Để đạt được mục tiêu theo kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 2252/TTg-ĐMDN ngày 29/12/2012,
tiến độ cổ phần hoá DNNN đã được đẩy nhanh nhưng thực tế vẫn gặp nhiều khó
khăn. Một trong những nguyên nhân là do lãnh đạo doanh nghiệp chưa hiểu rõ
chính sách, thể chế, dẫn đến chỉ đạo, triển khai thực hiện chưa sát sao, quyết liệt.
Là một công chức đang công tác tại Chi cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài
chính Hà Nội, đơn vị giúp UBND thành phố Hà Nội trong việc sắp xếp, đổi mới
DNNN trên địa bàn thành phố, em đang được tiếp xúc, tham gia vào quá trình
cổ phần hoá một số doanh nghiệp, vì vậy, em chọn đề tài tiểu luận xử lý tình
huống: khi doanh nghiệp cổ phần hoá không hợp tác, không đồng ý với kiến của
Cơ quan chuyên môn. Trên cơ sở phân tích tình huống, nguyên nhân, hậu quả,
các phương án giải quyết, từ đó so sánh các phương án để chọn ra phương án
phù hợp, xây dựng kế hoạch tổ chức phương án đó, và đề xuất một số kiến nghị
nhằm giảm các trường hợp gây ảnh hưởng và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá
DNNN. Với trình độ còn hạn chế, đề tài hoàn thành còn nhiều thiếu sót nhất
định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Cuối cùng em
xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Bồi dưỡng cán bộ Lê Hồng
Phong đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
2. NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống:
Xí nghiệp môi trường đô thị huyện A là đơn vị sự nghiệp công lập, được
thành lập tháng 1/1998 trên cơ sở Đội cây xanh môi trường huyện A, thuộc quản
lý của UBND huyện, thực hiện nhiệm vụ công ích, phục vụ vệ sinh môi trường
theo đơn đặt hàng của huyện và một số khu vực ngoài huỵện khác. Trong bối
cảnh nền kinh tế thị trường, bên cạnh các đơn đặt hàng từ trước, Xí nghiệp A
gặp phải rất nhiều thách thức trong việc đấu thầu các đơn hàng công ích do phải
cạnh tranh với các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân có nguồn vốn lớn, khả
năng tài chính cao, phương thức sản xuất kinh doanh hiện đại. Do đó, thực hiện
kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND thành
phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
văn bản số 2252/TTg-ĐMDN ngày 29/12/2012, tháng 5/2013 UBND Thành phố
ra quyết định chỉ đạo UBND huyện A, Sở Nội vụ, Công ty TNHH một thành
viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) sáp nhập Xí nghiệp Môi trường đô
thị huyện A và Xí nghiệp Môi trường đô thị của 4 huyện khác vào Công ty
URENCO và thực hiện cổ phần hoá sau sáp nhập. Tuy nhiên, do cả 5 Xí nghiệp
đều bày tỏ lo lắng sau khi chuyển sang Công ty cổ phần (CTCP) sẽ gặp khó
khăn trong việc đấu thầu và gây hoang mang cho người lao động, tháng 5/2014,
UBND TP tiếp tục ra văn bản yêu cầu 5 Xí nghiệp khẩn trương sáp nhập, tiến
hành cổ phần hoá và yêu cầu các UBND huyện tiếp tục đặt hàng với các CTCP
trong một đến hai năm để ổn định trước khi tự tham gia đấu thầu. Sau đó, lần
lượt các Xí nghiệp đều thực hiện theo chỉ đạo ngoại trừ Xí nghiệp huyện A với
lý do người lao động mong muốn được cổ phần hoá độc lập vì lo lắng khi sáp
nhập, Xí nghiệp sẽ mất tính tự chủ, lợi ích của người lao động sẽ không được
quan tâm, đảm bảo. Để giải quyết vấn đề này, UBND TP và Sở Tài chính đã có
rất nhiều văn bản đôn đốc và giải thích Công ty mẹ là đại diện quản lý phần vốn
nhà nước tại Xí nghiệp A, có trách nhiệm bảo toàn, sử dụng có hiệu quả phần
vốn nhà nước, không can thiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí
nghiệp cũng như Xí nghiệp A hoàn toàn hạch toán độc lập, lợi ích của người lao
động không bị ảnh hưởng. UBND huyện A cũng đã tổ chức cuộc họp liên ngành
các Sở Tài chính, Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài nguyên Môi
trường để giải đáp thắc mắc, khó khăn của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện
A. Tháng 5/2015, UBND TP ra văn bản yêu cầu Xí nghiệp huyện A nghiêm túc
thực hiện sáp nhập và cổ phần hoá, không gây ảnh hưởng đến kế hoạch sắp xếp,
đổi mới của toàn thành phố. Thời gian hoàn thành phê duyệt giá trị doanh
nghiệp và phương án cổ phần hoá trước 30/9/2015. Nếu gây chậm trễ, lãnh đạo
của Xí nghiệp sẽ bị đình chỉ, thay thế và chịu toàn bộ trách nhiệm. Đến cuối
tháng 6/2015, gần hai năm kể từ khi UBND TP chỉ đạo, Xí nghiệp huyện A mới
chấp hành thực hiện và trở thành Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị A
thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội. Mặc dù thời gian đến
30/9 chỉ còn hai tháng, Chi nhánh A vẫn có thể hoàn thành kịp tiến độ nếu chủ
động, quyết tâm nhưng thực tế tốc độ thực hiện quá chậm trễ, bị động. Bị động
từ việc phối hợp Công ty mẹ kiểm kê, bàn giao tài sản, giao vốn và đăng ký
thành lập Chi nhánh đến việc phối hợp với công ty tư vấn khi thực hiện xác định
giá trị doanh nghiệp. Sở Tài chính liên tục nhận được báo cáo về thái độ không
hợp tác của Chi nhánh A từ Công ty mẹ, đơn vị tư vấn và Sở đã phải tiếp tục ra
văn bản đôn đốc, nhắc nhở trách nhiệm của lãnh đạo Chi nhánh.
Theo quy trình cổ phần hoá, các cuộc họp liên ngành phải tổ chức bao
gồm: phê duyệt điều lệ của CTCP; phương án cổ phần hoá về sử dụng đất, sử
dụng lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá; thẩm định giá trị
doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá (gồm: họp Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cổ
phần hoá, họp Ban Chỉ đạo cổ phần hoá, họp Ban Đổi mới và Phát triển doanh
nghiệp Thành phố). Khối lượng công việc là rất lớn nhưng do thái độ không hợp
tác của lãnh đạo Chi nhánh A dẫn đến thời gian thực hiện toàn bộ các công việc
và các cuộc họp liên ngành chỉ còn hai tuần. Các Sở ngành đều cố gắng tối đa
tạo điều kiện và chủ động liên hệ với Chi nhánh A nhưng đều phản hồi về thái
độ không hợp tác của Giám đốc Chi nhánh. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo để thống
nhất giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá trước khi báo cáo Ban Đổi
mới xem xét, phê duyệt, Giám đốc Chi nhánh không tham dự với lý do không đủ
sức khoẻ sau khi thực hiện quá nhiều công việc của quy trình cổ phần hoá, uỷ
quyền cho Phó Giám đốc họp và gửi công văn đề nghị Ban Đổi mới cho lùi lại
cuộc họp sắp tới đến tháng 10. Không những vậy, trong cuộc họp, Chi nhánh A
báo cáo không đồng ý với ý kiến của Ban Chỉ đạo và Sở Xây dựng khi đánh giá
tỷ lệ chất lượng còn lại đối với trụ sở làm việc là 69%. Chi nhánh A cho rằng tỷ
lệ 69% là quá cao, không đúng so với hiện trạng thực tế nên đề nghị giảm xuống
còn 50%. Vấn đề cần giải quyết là việc lựa chọn tỷ lệ chất lượng còn lại nào để
hoàn thiện hồ sơ báo cáo tại cuộc họp Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Thành phố ngày hôm sau.
2.2. Mục tiêu xử lý tình huống:
- Xử lý tình huống để giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra, cụ thể là giải
quyết bất đồng quan điểm giữa Chi nhánh Xí nghiệp Môi trường đô thị A và
Ban Chỉ đạo, Sở Xây dựng về tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản là trụ sở làm
việc. Từ đó, thống nhất và hoàn thiện được hồ sơ trình Ban Đổi mới và Phát
triển doanh nghiệp Thành phố. Phương án giải quyết phải phù hợp và đúng quy
định hiện hành.
- Việc xử lý thành công tình huống là xử lý khách quan, hợp lý và theo
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Tại tình huống này là theo quy
định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Do đó, xử lý thành
công còn làm tăng pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, xã hội và công dân. Đồng thời,
giải quyết hài hoà giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả:
* Nguyên nhân:
- Trước khi sáp nhập, Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện A là đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc quản lý của UBND huyện. Giám đốc hiện tại là người
thân của một cán bộ lãnh đạo đang công tác tại UBND huyện. Khi UBND TP có
ý kiến chỉ đạo UBND huyện tổ chức bàn giao Xí nghiệp Môi trường đô thị
huyện A về Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, UBND huyện chưa
sát sao, chủ động trong việc thực hiện, phối hợp và hướng dẫn Xí nghiệp. Trong
quá trình kéo dài gần hai năm thực hiện, mặc dù UBND TP và Sở Tài chính đã
ban hành nhiều văn bản đôn đốc Xí nghiệp huyện A, UBND huyện hầu như
không có động thái, tác động mạnh mẽ nào đến Xí nghiệp A mà mình trực tiếp
quản lý. Có thể thấy, mối quan hệ cá nhân giữa Giám đốc Xí nghiệp và cán bộ
lãnh đạo của UBND huyện có tác động đến sự trì hoãn thực hiện bàn giao. Như
vậy, nguyên nhân đầu tiên là sự thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức
khi thi hành công vụ của một số cán bộ và công chức.
- Do trong Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ
về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần không đề
cập đến các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trong phần đối tượng cổ phần hoá, dẫn đến việc bắt buộc
sáp nhập Xí nghiệp môi trường đô thị huyện A vào Công ty TNHH MTV Môi
trường đô thị Hà Nội để chuyển thành Chi nhánh thuộc công ty 100% vốn nhà
nước để được cổ phần hoá. Cổ phần hoá độc lập đơn vị sự nghiệp công lập được
hướng dẫn và quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty
cổ phần còn chưa kịp thời. Thời điểm Quyết định này có hiệu lực là 10/8/2015.
- Trong Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ
chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của lãnh đạo các doanh nghiệp cổ phần
hoá cũng như chưa có các biện pháp xử lý đối với trường hợp cá nhân thiếu
trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hoá.
- Do đội ngũ lãnh đạo Chi nhánh A chưa hoàn toàn hiểu được chủ trương
và kế hoạch sắp xếp, đổi mới của UBND TP; chưa nắm bắt được mục tiêu, quy
định và quy trình cổ phần hoá; hiểu sai về mục đích thực hiện sáp nhập. Vì sự
thiếu sót của lãnh đạo mà gây ra hiểu nhầm và lo lắng không đáng có của người
lao động. Không những vậy, nguyên nhân còn do việc thiếu tiếng nói, thiếu
trách nhiệm của các Phó giám đốc khi không tự tìm hiểu, nghiên cứu để tham
mưu, giải thích mà chỉ thụ động nghe chỉ đạo của Giám đốc.
- Thái độ không thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND TP và không
hợp tác với các Sở ngành của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện A còn là biểu
hiện của sự thiếu tôn trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa.
* Hậu quả:
- Sự thiếu trách nhiệm và thái độ thực hiện cổ phần hoá của Xí nghiệp
môi trường đô thị huyện A (sau sáp nhập đổi thành Chi nhánh Xí nghiệp Môi
trường đô thị A) gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch tái cơ cấu đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội. Trường
hợp không đạt được mục tiêu đề ra thì sẽ làm mất uy tín của UBND TP nói riêng
và Thủ đô nói chung.
- Nếu giải quyết tình huống không thoả đáng, phù hợp và đúng quy định
sẽ ảnh hưởng đến giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có thể gây thất
thoát vốn nhà nước. Do đó ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các Sở ngành tham
mưu cho UBND TP, giảm sút lòng tin của nhân dân với các cơ quan nhà nước,
gây ảnh hưởng xấu trong xã hội.
- Khi chưa có các chế tài xử lý các trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi
không hợp tác và cố tình gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cổ phần hoá sẽ
làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa; không ngăn chặn được các trường hợp tương tự tiếp diễn trong
tương lai.
2.4. Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
Nhằm tìm được phương án tối ưu xử lý tình huống này, ba phương án sẽ
được xây dựng, phân tích theo các ưu điểm và hạn chế, sau đó so sánh để chọn
ra phương án phù hợp nhất.
* Phương án 1: Áp dụng giá trị tỷ lệ chất lượng còn lại theo đánh giá của
Sở Xây dựng là 69%. Theo đó, giá trị tại thời điểm 30/6/2015 của trụ sở làm
việc được xây dựng từ năm 2004 như sau:
Đơn vị: đồng
Giá trị sổ sách
Giá trị đánh giá lại
%
Nguyên giá
GT
%
Nguyên giá
GTCL
CL
1.866.042.511
77
GT
%
GTCL
CL
1.436.852.734
4.022.730.475
69
Chênh lệch
GT
GTCL
CL
2.775.684.028
8
1.338.831.294
Giá trị thực tế doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn nhà nước như sau:
Đơn vị: đồng
Theo sổ sách tại
TT
1
2
Chỉ tiêu
Tổng giá trị thực tế
doanh nghiệp
Giá trị thực tế phần
vốn Nhà nước
thời điểm
30/6/2015
Phương án 1
Chênh lệch
29.090.213.247
31.326.779.776
2.236.566.529
9.632.926.534
11.869.493.063
2.236.566.529
- Ưu điểm:
+ Đây là tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc đã
được cơ quan chuyên môn là Sở Xây dựng thẩm định, khảo sát hiện trạng theo
đúng quy trình và quy định. Giá trị đánh giá căn cứ trên cơ sở pháp lý là Thông
tư số 13/LB-TT ngày 18/8/1994 của Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá Chính
phủ hướng dẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở trong bán nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; Công văn số 1326/BXD-QLN ngày
08/8/2011 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản
cố định là nhà, vật kiến trúc; Quyết định số 95/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014
của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm,
vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Tỷ lệ chất lượng còn lại đánh giá lại của trụ sở làm việc Chi nhánh A là
69% đã thấp hơn so với tỷ lệ chất lượng còn lại ghi trên sổ sách kế toán là 77%.
Điều này có nghĩa là giá trị của tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc này không những
không bị đánh giá cao mà còn thấp hơn giá trị ghi nhận trên sổ sách.
+ Theo ý kiến của đại diện Chi nhánh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo cho rằng tỷ
lệ 69% là đánh giá quá cao so với thực tế do Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực
công ích, phục vụ vệ sinh môi trường nên nhà cửa, máy móc, phương tiện hao mòn
nhanh hơn so với thông thường. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này, việc tài sản sử dụng trực tiếp, tiếp xúc với rác thải, hoá chất xử lý như xe chở
rác, xe đẩy rác, nhà kho chứa dụng cụ, hoá chất, nhà rửa xe thì khả năng và tốc độ
hao mòn nhanh hơn là đúng. Tuy nhiên, đối với tài sản là trụ sở làm việc, được xây
dựng từ năm 2004, không nằm trong khu vực xử lý rác thải, dụng cụ và phương
tiện không để gần trụ sở thì lý do Chi nhánh đề ra là không hợp lý.
+ Tỷ lệ chất lượng còn lại là 69% theo ý kiến của Sở Xây dựng vừa đảm bảo
không gây thất thoát vốn nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi của Chi nhánh.
- Hạn chế: Hạn chế duy nhất của phương án này là bất đồng quan điểm với
Chi nhánh, vì vậy gặp khó khăn trong việc phối hợp với Chi nhánh ký, đóng dấu
hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị cho cuộc họp Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
Thành phố ngày hôm sau.
* Phương án 2: Áp dụng tỷ lệ chất lượng còn lại theo đề nghị của Chi
nhánh A là 50%. Theo đó, giá trị tại thời điểm 30/6/2015 của trụ sở làm việc
được xây dựng từ năm 2004 như sau:
Đơn vị: đồng
Giá trị sổ sách
Giá trị đánh giá lại
%
Nguyên giá
%
GT
GTCL
Nguyên giá
CL
1.866.042.511
77
GT
%
GTCL
CL
1.436.852.734
4.022.730.475
50
Chênh lệch
GT
GTCL
CL
2.011.365.238
27
574.512.504
Giá trị thực tế doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp như sau:
Đơn vị: đồng
T
T
1
2
Chỉ tiêu
Tổng giá trị thực tế
doanh nghiệp
Giá trị phần vốn Nhà
nước
Theo sổ sách tại
thời điểm
30/6/2015
Phương án 2
29.090.213.247
30.562.460.986
1.472.247.739
9.632.926.534
11.105.174.273
1.472.247.739
Chênh lệch
- Ưu điểm: phương án này giải quyết được đề nghị của Chi nhánh A, do đó
mà thuận lợi trong việc hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ban Đổi mới và Phát triển doanh
nghiệp Thành phố.
- Hạn chế:
+ Tỷ lệ này được tính toán theo ý chí chủ quan của Chi nhánh A, không dựa
trên căn cứ pháp lý, không do cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định.
+ Do tỷ lệ 50% thấp hơn 27% so với tỷ lệ ghi nhận trên sổ sách là 77%.
Trong khi đó, tỷ lệ 69% do Sở Xây dựng thẩm định theo quy định thấp hơn 8% so
với giá trị trên sổ sách. Do đó, khi áp dụng tỷ lệ theo đề nghị của Chi nhánh, sẽ làm
tăng nguy cơ gây thất thoát phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
+ Theo lập luận của Chi nhánh về môi trường làm việc trong lĩnh vực vệ
sinh môi trường dẫn đến hao mòn nhanh nên tỷ lệ chất lượng còn lại của trụ sở làm
việc chỉ còn 50% là không đúng thực tế.
+ Cần thời gian điều chỉnh lại hồ sơ do Công ty tư vấn đã lập hồ sơ trên cơ
sở ý kiến tham gia của Sở ngành, phát sinh thêm chi phí điều chỉnh hồ sơ.
* Phương án 3: Tính và áp dụng tỷ lệ trung bình của hai ý kiến là 58.5%.
Theo đó, giá trị tại thời điểm 30/6/2015 của trụ sở làm việc được xây dựng từ
năm 2004 như sau:
Đơn vị: đồng
Giá trị sổ sách
Giá trị đánh giá lại
%
%
Nguyên giá
GT
GTCL
Nguyên giá
GT
CL
1.866.042.511
77
%
GTCL
CL
1.436.852.734
4.022.730.475
58,5
Chênh lệch
GT
GTCL
CL
2.353.297.328
18,5
916.444.594
Giá trị thực tế doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp như sau:
Đơn vị: đồng
T
T
1
2
Chỉ tiêu
Theo sổ sách tại
thời điểm
Phương án 3
Chênh lệch
30/6/2015
Tổng giá trị thực tế
doanh nghiệp
Giá trị phần vốn Nhà
nước
29.090.213.247
30.904.393.076
1.814.179.829
9.632.926.534
11.447.106.363
1.814.179.829
- Ưu điểm: do phương pháp tính tỷ lệ chất lượng còn lại 58,5% bằng trung
bình cộng hai phương pháp của Sở Xây dựng và Chi nhánh A nên đây là phương
án trung lập, không bị tác động bởi yếu tố chủ quan nào.
- Hạn chế:
+ Tỷ lệ 58,5% được tính không theo căn cứ pháp lý, không do cơ quan
chuyên môn có thẩm quyền thẩm định.
+ Tỷ lệ 58,5% thấp hơn 18,5% so với tỷ lệ trên sổ sách của Chi nhánh, nghĩa
là vẫn không đảm bảo được việc bảo toàn phần vốn nhà nước.
+ Cần thời gian điều chỉnh lại hồ sơ do Công ty tư vấn đã lập hồ sơ trên cơ
sở ý kiến tham gia của Sở ngành, phát sinh thêm chi phí điều chỉnh hồ sơ.
Để lựa chọn phương án xử lý tình huống thích hợp nhất, dưới đây là bảng
tổng hợp kết quả tính giá trị thực tế của doanh nghiệp và giá trị phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp theo ba phương án:
Đơn vị: đồng
T
T
1
2
Theo sổ sách
tại thời điểm
30/6/2015
Chỉ tiêu
Tổng giá trị
doanh nghiệp
Giá trị phần vốn
Nhà nước
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3
29.090.213.247 31.326.779.776
30.562.460.986 30.904.393.076
9.632.926.534 11.869.493.063
11.105.174.273 11.447.106.363
Từ bảng tổng hợp trên, có thể thấy khi so sánh kết quả của ba phương án,
các giá trị không quá chênh lệch nhau. Do đó, dựa vào các ưu điểm và hạn chế đã
được phân tích theo từng phương án thì phương án 1 là phương án tối ưu nhất bởi
nó đáp ứng được mục tiêu xử lý tình huống, có nhiều điểm mạnh và có duy nhất
một hạn chế. Thêm vào đó, phương án 1 là phương án đã được cơ quan chuyên
môn tính toán theo các quy định hiện hành, đảm bảo yếu tố quan trọng nhất là bảo
toàn được phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2.5. Kế hoạch tổ chức phương án được chọn:
Theo mô tả tình huống, hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp của Chi nhánh
Xí nghiệp MTĐT A được lập bởi công ty tư vấn trên cơ sở ý kiến tham gia của
Sở ngành nên công ty tư vấn đã lập hồ sơ theo phương án thứ nhất là 69%. Tuy
nhiên, Chi nhánh A không thống nhất với hồ sơ được lập. Do đó, kế hoạch tổ
chức tiến hành phương án 1 là Ban Chỉ đạo cổ phần hoá giải thích cho lãnh đạo
Chi nhánh, sau đó thống nhất, hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị cho cuộc họp Ban
Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Thành phố.
STT
1
Điều kiện
Chủ thể
Thời gian
thực hiện
thực hiện
Giải thích, lập luận
Sở Tài chính
Trong cuộc họp
Phối hợp với các
trên căn cứ pháp lý để
(Trưởng Ban Chỉ
Ban Chỉ đạo
cơ quan chuyên
Nội dung
cần thiết để thực
hiện
Chi nhánh hiểu lý do
đạo cổ phần hoá
môn, đặc biệt là
lựa chọn tỷ lệ thẩm
Chi nhánh)
Sở Xây dựng
định của Sở Xây dựng.
Đồng thời, khiển trách,
cảnh cáo đội ngũ Lãnh
đạo Chi nhánh về thái
độ bất hợp tác, gây
ảnh hưởng đến tiến độ
-Thời gian rà
soát, kiểm tra hồ
sơ.
- Chi phí hoàn
Sau khi kết thúc
2
Hoàn thiện hồ sơ
Chi nhánh và
Công ty tư vấn
thiện hồ sơ, di
họp Ban Chỉ đạo chuyển giữa
(một ngày trước
Công ty tư vấn và
khi họp Ban Đổi
Chi nhánh.
mới)
- Phối hợp giữa
Công ty mẹ
URENCO, Chi
nhánh và Công ty
tư vấn.
3
Dự thảo Tờ trình của
Sau khi kết thúc
Sở Tài chính - Trưởng
họp Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo, tổng hợp
Sở Tài chính
(một ngày trước
ý kiến tham gia của
khi họp Ban Đổi
các Sở ngành
mới)
-Thời gian chờ hồ
sơ hoàn thiện
được chuyển đến.
- Văn bản tham
gia ý kiến vào hồ
sơ của các Sở
3. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ:
Song hành cùng với tiến trình xây dựng, thúc đẩy nền kinh tế thị trường, hội
nhập quốc tế, không thể phủ định vai trò quan trọng của quá trình sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp nhà nước. Đây có thể được ví như bước "thay máu" cho khu vực
doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, để có thể hoàn thành được mục tiêu kế hoạch
năm 2015 thực hiện cổ phần hoá 289 doanh nghiệp trong những tháng cuối năm và
chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo 2016-2020, không những chỉ chú trọng vào việc
tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ; hoàn thiện cơ chế, chính sách sắp xếp, đổi
mới doanh nghiệp mà cũng cần chú trọng vào việc bổ sung các quy định, chế tài để
đối phó, răn đe với trường hợp các cán bộ, công chức liên quan gây tác động tiêu
cực, ảnh hưởng đến mục tiêu chung và quá trình thực hiện. Điều này đồng thời hỗ
trợ tăng tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thông qua việc xử lý tình huống trên, em xin được đưa ra một số kiến nghị
nhằm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu cổ phần hoá năm 2015 và chuẩn bị tiếp
cho các năm tiếp theo.
- Đối với các Cơ quan Trung ương: tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết,
kết luận của Đảng và Quốc hội về sắp xếp, đổi mới DNNN; đồng thời, tập trung
chỉ đạo triển khai cơ chế, chính sách và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà
nước. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về đổi mới quản lý và tái cơ cấu
DNNN giải quyết những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện. Tăng cường kiểm tra,
thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các DNNN, gắn trách nhiệm của người
đứng đầu DNNN với kết quả và tiến độ thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp. Hỗ trợ
thu hút và khuyến khích nhà đầu tư tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp bằng
các cơ chế chính sách cụ thể.
- Đối với Cơ quan địa phương: thực hiện tốt chế độ báo cáo về tình hình
triển khai cổ phần hóa DNNN; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những
khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng
kế hoạch đề ra. Đẩy mạnh truyền thông và công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát
trong tái cơ cấu doanh nghiệp cùng với thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
được giao. Đặc biệt, coi trọng vai trò của dư luận, người lao động và báo chí trong
công tác giám sát quá trình tái cấu trúc DNNN, góp phần làm mạnh hóa và ngăn
chặn sai phạm trong quá trình thực hiện tái cấu trúc DNNN.
Trong khuôn khổ tình huống cũng như thời gian hạn hẹp, hạn chế trong tài
liệu tham khảo và kinh nghiệm thực tiễn, nên bài tiểu luận chỉ mới nêu lên được
một yếu tố trong các nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình triển khai cổ phần
hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các đánh giá, nhận xét và phương án cùng với
kiến nghị đều dựa trên ý kiến của bản thân người viết. Trong quá trình đề xuất còn
nhiều thiếu sót mong thầy cô giáo giúp đỡ, bổ sung thêm để bài tình huống hoàn
chỉnh và chặt chẽ hơn./.