Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận cao học xhh thực trạng bạo lực gia đình trong đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.15 KB, 13 trang )

Câu 1: Nêu đối tượng nghiên cứu Xã hội học? Mối quan hệ giữa xã hội
học với các ngành khoa học khác?
Đối tượng nghiên cứu:
“Xã hội học nghiên cứu đời sống xã hội, các nhóm và các tổ chức của
con người một cách đầy thú vị. Phạm vi nghiên cứu xã hội học là rất rộng, từ
việc phân tích sự gặp gỡ giữa con người với nhau trên đường phố đến các quá
trình xã hội trên thế giới”. – Anthony Giddens (“Sociology”, 1989).
Có nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng của Xã hội học. Tuy
nhiên, xem xét toàn bộ lịch sử phát triển của Xã hội học thế giới, có ba
khuynh hướng chính trong cách tiếp cận Xã hội học như sau:
- Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà Xã hội học theo khuynh
hướng này cho rằng hành vi hay hành động xã hội của con người là đối tượng
nghiên cứu của xã hội học.
- Khuynh hướng tiếp cận vĩ mô: Hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội là đối
tượng nghiên cứu của xã hội học.
Cấu trúc xã hội thường được Xã hội học nghiên cứu dưới hai nhóm vấn
đề:
+ Một là, những nhóm, cộng đồng xã hội cấu thành hệ thống cấu trúc
ấy với tất cả những phân hệ cấu trúc của nó.
+ Hai là, những mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa những cấu thành xã
hội được định hình dưới dạng những thiết chế xã hội, những chuẩn mực giá trị
quy định cơ chế hoạt động đặc thù của từng hệ thống xã hội riêng.
- Khuynh hướng tiếp cận tổng hợp: Xã hội loài người và hành vi xã hội
của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.

0


Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các cộng đồng xã hội, các hình
thức xã hội của sự tồn tại và phát triển của con người, đó là tính chất xã hội
của sự hoạt động của đời sống con người, nó bao gồm các hình thức tổ chức


gia đình,dân cư, cộng đồng giai cấp và xã hội, thành phần dân tộc, nghề
nghiệp, xã hội, nhân khẩu xã hội. Như vậy đối tượng nghiên cứu của xã hội
học là tất cả các quá trình và hiện tượng xã hội. Trong các q trình ấy, dù ở
cấp độ vi mơ hay vĩ mô xã hội học cũng cần tập trung nghiên cứu về mức độ
biểu hiện, nguyên nhân, động lực và xu hướng phát triển của chúng.
Ví dụ: nghiên cứu một tơn giáo đó là xã hội học, vì tơn giáo là vấn đề,
tổ chức của xã hội
* Mối quan hệ giữa xã hội học với các ngành khoa học khác:
- Xã hội học với triết học:
Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận
động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vậy mối quan hệ giữa triết học và xã hội học là mối quan hệ giữa thế
giới quan và khoa học cụ thể. Triết học là thế giới quan, phương pháp luận
của việc nghiên cứu, phân tích các sự kiện xã hội trong xã hội học. Ngược lại,
các nghiên cứu xã hội đã cung cấp thông tin, dự kiến, các bằng chứng và phát
hiện các vấn đề mới giúp cho q trình khái qt hố lý luận ngày càng phong
phú và chính xác hơn.
- Xã hội học với Tâm lý học:
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về hành vi của các cá thể, về các
quy luật hình thành tâm lý. Trong mối quan hệ này, Xã hội học cũng nghiên
cứu con người nhưng là những con người xã hội, những thành tố xã hội của
con người, nghiên cứu xem tại sao con người ta lại kết bạn, lại tham gia vào
các nhóm, các tổ chức xã hội...

1


Xã hội học và tâm lý học có mối quan hệ mật thiết và khá gần gũi với
nhau. Vì vậy trong lịch sử phát triển của Xã hội học đã có lúc Tâm lý học bị
cự tuỵệt (Durkhem), hoặc được sử dụng nhiều trong nghiên cứu xã hội

(Mead). Sự giằng co giữa Xã hội học và Tâm lý học đã đưa đến kết quả là sự
ra đời của chuyên nghành Tâm lý học xã hội. Trong thực tế ở một số lĩnh vực
tâm lý học và xã hội học đều sử dụng các khái niệm, lý thuyết của nhau
-Xã hội học với lịch sử học
Xã hội học và lịch sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau
Xã hội học thì quan tâm đến việc nghiên cứu lịch sử phát triển của các
xã hội. Nó nghiên cứu các giai đoạn khác nhau của đời sống, các phương thức
sống, các phong tục, các cách ứng xử và các biểu hiện dưới hình thức các
thiết chế xã hội. Do vậy, xã hội học phụ thuộc vào các tài liệu của lịch sử học.
Lịch sử học cung cấp sự kiện để các nhà xã hội học giải thích và kết
hợp. Tương tự như thế, xã hội học cung cấp các nền tảng xã hội cho nghiên
cứu lịch sử học. Hiện nay, lịch sử được nghiên cứu trên quan điểm xã hội học.
Ta có thể nói rằng nghiên cứu lịch sử sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiếu sự quan
tâm đến ý nghĩa xã hội.
Để lịch sử có thể giúp chúng ta hiểu hiện tại và đóng vai trị định hướng
tương lai, thì việc giải thích các sự kiện về mặc xã hội học cực kỳ cần thiết.
Do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai ngành mà G. E. Howard đã phát biểu rằng
Lịch sử học là xã hội học về quá khứ, Xã hội học là lịch sử học của hiện tại
(History is past Sociology, and Sociology is present History)
- Xã hội học với Kinh tế học:
Kinh tế học là khoa học nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối, tiêu
dung các sản phẩm hành hoá, dịch vụ xã hội. Ngược lại, Xã hội học nghiên
cứu bối cảnh văn hoá, cách thức tổ chức xã hội, quan hệ xã hội của các hiện
tượng và quá trình kinh tế.
2


- Xã hội học và Kinh tế học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kinh tế
học cũng nghiên cứu những vấn đề như việc làm, thất nghiệp, lạm phát,
marketing.... Còn trong lĩnh vực này Xã hội học chủ yếu nghiên cứu các mối

quan hệ giữa con người trong kinh tế (trong sản xuất, phân phối, lưu thông),
nghiên cứu những mơ hình tương tác trong quan hệ kinh tế.
- Xã hội học với Chính trị học:
Chính trị học thường tập trung nghiên cứu về quyền lực và sự phân chia
quyền lực trong xã hội, thái độ, hành vi của các cá nhân tới hoạt động chính
trị của các nhóm, các tổ chức và lực lượng xã hội. Nếu thiếu các tri thức cũng
như các kết quả nghiên cứu xã hội học thì chính trị học sẽ gặp nhiều khó khăn
để ra được kết luận khách quan, khoa học, chính xác. Cịn đối với chính trị
học, việc khai thác các kết quả nghiên cứu của xã hội học cũng rất cần thiết
cho công tác điều tiết xã hội và điều chỉnh quyền lực.
- Xã hội học và nhân chủng học.
- Như đã nói, Xã hội học và Nhân chủng học có nhiều mối tương đồng
về đối tượng nghiên cứu, nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau để phân chia
chúng thành hai môn khoa học độc lập. Nhân chủng học thường có đối tượng
nghiên cứu là các xã hội, dân tộc phát triển chậm. Còn xã hội học thường định
hướng vào các xã hội hiện đại, các xã hội phát triển, các xã hội công nghiệp.
Nhiều khái niệm và phương pháp nghiên cứu của xã hội học bắt nguồn từ
nhân chủng học. Chẳng hạn khái niệm "văn hóa" được sử dụng lần đầu tiên
trong cơng trình nghiên cứu của nhà nhân chủng học Tylor người Anh. • Xã
hội học cũng có tác động trở lại với nhân chủng học về mặt phương pháp
nghiên cứu. Ví dụ: việc vận dụng lý thuyết của Durkheim về vai trò của cơ
cấu xã hội, chức năng của các thiết chế xã hội, nhà nhân chủng học người
Anh Radcliffe Brown đã lý giải sự sống và khác nhau giữa các xã hội cụ thể
đặc thù.
- Xã hội học với luật học.
3


Pháp luật là hệ thống các chuẩn mực và quy tắc hành động do cơ quan
có thẩm quyền chính thức ban hành, có tác dụng quy định và kiểm sốt xã hội

đối với hành động và các quan hệ xã hội nên từ lâu các nhà xã hội học rất
quan tâm nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu có thế vận dụng lý thuyết xã hội
học để phân tích sự phát triển của hệ thống pháp luật cũng như mối liên hệ
giữa pháp luật với cơ cấu, hệ thống xã hội. Từ đó hình thành một lĩnh vực
giáp ranh giữa luật và xã hội học. Các nhà xã hội học trước đây như K.Marx,
Durkheim, Weber điều chú ý phân tích xã hội học về tổ chức và thiết chế
pháp luật. • Các nhà nghiên cứu có thể vận dụng lý thuyết xã hội học để phân
tích sự phát triển của hệ thống pháp luật, cũng như mối liên hệ giữa pháp luật
và cơ cấu xã hội. Khi nghiên cứu vẽ nhà nước và pháp luật, K.Marx đã đua ra
nhiều ý tưởng khái quát rất quan trọng đối với xã hội học về luật.
- Xã hội học với Công tác xã hội:
Công tác xã hội là lĩnh vực vận dụng các nguyên lý, lý thuyết của các
ngành khoa học xã hội, nhất là của xã hội học để giải quyết các vấn đề thực tế
như: người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, phụ nữ,
người già,... nhằm phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm
bảo nền an sinh xã hội. Công tác xã hội đã vận dụng kết quả nghiên cứu từ
các ngành khoa học khác để triển khai nghiên cứu và phát triển các kỹ năng
thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề cá nhân, nhóm, tăng năng lực
và giải phóng cho người dân giúp cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ
chịu. Như vậy, xã hội học và cơng tác xã hội có những mối quan tâm chung,
nhưng xã hội học không đồng nhất với công tác xã hội ở chỗ: nếu đối tượng
nghiên cứu của công tác xã hội là cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng người
đang trong hồn cảnh có vấn đề có thể là về vật chất, hoặc về tình thần mà họ
khơng tự mình giải quyết được họ mong muốn được trợ giúp, thì đối tượng
nghiên cúu của xã hội học là con người - xã hội.

4


Đề tài: Thực trạng bạo lực gia đình trong đại dịch covid-19

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Điều 8 “Luật hơn nhân và gia đình” của Quốc hội nước Cộng hồ
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI (ký họp thứ 7, ngày 09/06/2000: “Gia
đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa
họ với nhau”.Nhưng đối với những người khác, gia đình là "địa ngục", là nỗi
đau do bạo lực liên tục gây ra. Bạo lực trong gia đình khơng chỉ gây tổn hại
về sức khỏe, thể xác của nạn nhân mà còn làm tổn hại đến tâm hồn của nạn
nhân. Thần ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh và để lại
nhiều hệ lụy cho xã hội.
Dưới sự bùng nổ và tốc độ lan truyền mạnh mẽ đã gây ra tổn thất nặng
nề cho nền kinh tế trong nước và thế giới dưới sức ép và áp lực nặng nề đó
dẫn đến bạo lực gia đình gia tăng , do đó cơng tác phịng chống bạo lực gia
định trong đại dịch covid có tầm quan trọng vô cùng to lớn không chỉ đối với
mỗi gia đình mà cịn có cả tồn xã hội
Trước thực trạng gia tăng đáng báo động này tôi chọn đề tài : Thực
trạng bạo lực gia đình trong đại dịch covid -19 làm đề tài nghiên cứu nhằm
đưa ra nhưng lý giải, căn cứ và giải pháp nhằm giảm thiểu mâu thuẫn và tình
trạng bạo lực gia đình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích :
- Phân tích thực trạng bạo lực gia đình, những vấn đề làm gia tăng
căng thẳng , mâu thuẫn của gia đình Việt Nam trong đại dịch covid-19.
- Trên cơ sở nghiên cứu đưa ra các giải pháp để ngăn chặn bạo lực gia
đình giảm thiểu mâu thuẫn trong gia đình Việt Nam
5


Nhiệm vụ nghiên cứu :

Một, làm rõ được khái niệm và nội dung cơ bản về bạo lực gia đình và
khái niệm về gia đình
Hai , nêu nguyên nhân , thực trạng dẫn đến sự gia tăng bạo lực gia đình
trong đại dịch covid-19
Ba , đưa ra được thêm giải pháp nhằm xoa dịu dũng như giảm bớt tình
trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam
3. Đối tượng , khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng : nạn bạo lực gia đình
khách thể : vợ chồng , con
Phạm vi nghiên cứu : tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp được sử dụng khi nghiên cứu :
Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu là việc xem xét các thơng tin có sẵn trong các tài liệu
để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề
tài
Phương pháp định tính trong phân tích tài liệu (phân tích nội dung văn
bản) Đây là phương pháp thu thập thơng tin bằng cách bóc tách nội dung tư
tưởng cơ bản của văn bản để tìm ra những ý nghĩa xác đáng hoặc phù hợp với
đề tài nghiên cứu.
Nội dung
I khái niệm

6


Theo quan điểm xã hội học, gia đình là tế bào của xã hội. Khơng giống
như bất kỳ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự hịa trộn của các yếu tố sinh
học, kinh tế, tâm lý và văn hóa. Mối quan hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ
chồng , cha mẹ và con cái, ông bà và cháu, các mối quan hệ khác: cô, chú,

bác và cháu , cha với con dâu, cha. Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các
khía cạnh như: đời sống tình dục, sinh con và ni dạy Con cái, lao động để
tạo ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống gia đình và đóng góp cho xã hội,
mối quan hệ này có thể là tự phát và tự nhiên vì lý do pháp lý hoặc lý do thực
tế.
trong Luật Hơn nhân và gia đình Điều 8. Giải thích từ ngữ “Gia đình là
tập hợp những người gắn bó với nhau theo hơn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với
nhau theo quy định của Luật này”.
Bạo lực được hiểu là “sức mạnh cưỡng bức, đàn áp hoặc lật đổ”. Khái
niệm này dễ hình dung trong các hoạt động chính trị, nhưng thực tế bạo lực
được xem như một hành vi trong các mối quan hệ xã hội nói chung. Các mối
quan hệ xã hội vốn dĩ rất đa dạng và phức tạp nên các hành vi bạo lực cũng
rất đa dạng và được chia thành nhiều cách khác nhau tùy theo góc nhìn của
từng cá nhân: bạo lực hữu hình và bạo lực vơ hình; Bạo lực đối với phụ nữ,
đối với trẻ em …
Bạo lực gia đình có hai dạng chính. Trước hết, đó là bạo lực có thể
nhìn thấy, cịn được gọi là bạo lực thể xác, chẳng hạn như: xô đẩy, đánh, đánh
địn, thậm chí là hành vi bạo lực, tấn cơng và gây thương tích cho nạn nhân.
Thứ hai, đó là bạo lực vơ hình được bộc phát một cách âm thầm, chủ yếu
bằng ngơn ngữ thơ bạo dày vị tâm trí.

7


khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2008 thì: Bạo
lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong
gia đình.
Bạo lực gia đình là sự phản ánh những khủng hoảng trong gia đình,

những bất đồng, những xáo trộn về tình cảm, thậm chí là sự suy thối về
chuẩn mực đạo đức.
II Thực trạng và hậu quả của bạo lực gia đình Việt Nam trong đại dịch
covid-19
2.1 Thực trạng
Bùng nổ đại dịch covid-19 khiến bạo lực gia đình tại Việt Nam gia tăng
mạnh mẽ lan rộng và trở nên phổ biến . Sự tù túng về tinh thần và lo lắng về
bệnh tật, tai họa Đại dịch Covid19 đã làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày,
những nguồn tin sai sự thật và mức độ nguy hiểm của đại dịch gây ra căng
thẳng, lo lắng bị rơi vào hoảng loạn sợ hãi và tuyệt vọng ảnh hưởng đến cả về
thể chất lẫn tinh thần. Cô đơn, hoang mang, nghi ngờ về mọi thứ. Thứ hai là
vấn đề tâm lý cá nhân xảy ra ngay khi con người gặp áp lực từ công việc. Tạo
nên xung đột giữa các mối quan hệ gia đình hay xã hội nói chung.
về tài chính Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân có
dẫn tới bạo lực gia đình trong đại dịch covid-19 nhiều người việc làm khó
khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên
gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách
xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình

8


Ngay cả khi khơng có vấn đề gì về tài chính, vợ chồng vẫn có thể gặp
căng thẳng và xung đột trong việc chia sẻ công việc ,trách nhiệm gia đình,
thậm chí chấp nhận thói quen của nhau. Cha mẹ có thể cảm thấy mất cân
bằng giữa việc chăm sóc bản thân và con cái. Nhiều bậc cha mẹ cũng gặp khó
khăn trong việc đối phó với cảm xúc của chính họ và của con cái họ. Làm
việc tại nhà mang cha mẹ đến gần con cái hơn và có thể có những kỳ vọng và
yêu cầu học tập mà con bạn khó đáp ứng . Những vấn đề tưởng chừng như
đơn giản này là tác động trực tiếp đến các mối quan hệ xã hội, gia đình và

cơng việc.
thực trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em do tác động của đại dịch
COVID-19 đã cho thấy: cứ 3 phụ nữ thì có hơn 1 phụ nữ (37,8%) từng chịu ít
nhất một hình thức bạo lực (thể xác, tình dục, tinh thần hay kiểm sốt hành vi,
kinh tế) do chồng/bạn tình gây ra. Hơn một nửa phụ nữ bị chồng/bạn tình bạo
lực trong thời gian COVID-19 khơng chia sẻ với ai (51,8%); 27,3% báo cáo
rằng có kể với anh/chị ruột, theo đó là bạn bè (24,5%) và bố mẹ đẻ (20,9%).
Tỷ lệ thấp nhất là nói với lãnh đạo địa phương (4,3%), tổ hoà giải (3,6%) và
lãnh đạo về tơn giáo (1,4%). Trong khi đó, các dịch vụ dành cho phụ nữ bị
bạo lực còn thiếu thốn và cũng khó tiếp cận đối với phụ nữ.
2.2 Hậu quả
Phụ nữ bị bạo lực bị xúc phạm , xâm phạm quyền con người , danh dự,
nhân phẩm , bị bạo hành về thể xác. Sức khỏe của họ bị tổn hại bởi thương
tích từ vụ bạo hành gây ra . Phụ nữ Phụ nữ bị bạo lực thường bị ảnh hưởng
tâm lý, thường có tâm trạng bi quan, chán nản, thất vọng hoặc xáo trộn cuộc
sống, bất ổn đến tâm sinh lý có thể dẫn đến trầm cảm, thậm chí nghĩ đến cái
chết để giải thoát cho bản thân.
bạo lực gia đình khơng chỉ làm lung lay hạnh phúc gia đình mà cịn ảnh
hưởng xấu đến tâm lý của những người trong gia đình, đặc biệt là những đứa
trẻ tạo ra nhiều hệ lụy xã hội
9


Chương III Một số giải pháp để giảm nạn bạo lực gia đình
-Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của
xã hội về vấn đề gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới
trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Góp phần thay đổi hành vi
và kỹ năng ứng xử trong gia đình, tăng cường phịng ngừa và chấm dứt các
bất bình trong xã hội. Vào gia đình, đặc biệt là giữ gìn các giá trị đạo đức, lối
sống, phát huy hành vi tốt trong gia đình.

-Thiết lập đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, đường dây nóng miễn phí
trong đại dịch , có quy mơ rộng ở nhiều. Tư vấn viên cần có sự hiểu biết, kinh
nghiệm, kiến thức và sự nhiệt tình để đáp ứng nhu cầu tư vấn.
-Tuyên truyền sâu rộng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các sản
phẩm truyền thơng về phịng, chống bạo lực gia đình.
- tơi sẽ làm một buổi triển lãm ảnh thể hiện về bạo hành gia đình sau đó
tuyên truyền bằng khẩu hiệu
Vợ chồng cần phải biết nhường nhịn, tơn trọng, giúp đỡ nhau. Nếu có
mâu thuẫn vợ chồng nên thảo luận cởi mở để tìm ra gốc rễ của vấn đề, tạo
khơng khí hịa thuận và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống .
Đề cao sự quản lý của chính quyền địa phương nhằm hịa giải kịp thời
mâu thuẫn giữa các thành viên, ngăn chặn bạo lực gia đình, bảo vệ nạn nhân
bạo lực gia đình, hỗ trợ kịp thời.
Gia đình mỗi người cần xây dựng ,phát triển một thái độ tích cực đối
với vợ chồng và con cái, vợ chồng chấp nhận sự khác biệt của nhau, đồng
hành và chia sẻ với nhau thay vì cố gắng thay đổi, để tha thứ.

10


Kết Luận
Trong thời covid chúng ta cần đặc biệt đến vấn đề bình đẳng giới trong
gia đình , cần giám sát chặt chẽ người có hành vi bạo lực gia đình, tăng cường
các biện pháp bảo vệ nạn nhân, nâng cao chất lượng cơng tác hịa giải, thơng
tin tun truyền, đẩy mạnh xã hội hóa trong cơng tác phịng, chống bạo lực
gia đình, góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Chúng ta phải sớm xây dựng các giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả để ngăn
chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong đại dịch. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho gia đình và tồn xã hội. Cần có sự phối hợp của các
cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và quốc gia trong cơng tác

phịng, chống bạo lực gia đình nhằm mục tiêu xây dựng gia đình giàu có,
hạnh phúc, bình đẳng và bền vững.

11


Tài liệu tham khảo
1. Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình (2008). NXB Lao động.
2. Bạo lực gia đình 'nở rộ' mùa COVID-19 - báo Tiền Phong

12



×