Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở Trung Kính Trung Hòa Cầu Giấy Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.74 KB, 33 trang )

Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
LỜI MỞ ĐẦU.
Mỗi gia đình là môt tế bào của xã hội, gia đình có ấm no hạnh phúc thì
xã hội đó mới phát triễn. Do đó gia đình chịu sự phản ánh tác động của xã
hội, đồng thời cũng có những phản ánh tác động ngược lại từ phía gia đình
đến xã hội. Có thể nói gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và
tâm hồn của mỗi con người. Là nơi con người cảm thấy thực sự bình yên và
an toàn khi mình sống trong đó.
Vậy mà bây giờ, gia đình đang là “địa ngục trên mặt đất” bởi nạn bạo
hành gia đình đang diễn ra . Chúng ta đều biết bạo hành gia đình không chỉ
là một sự giày vò với nạn nhân về tâm hồn mà cả về thể xác mà còn là hiễm
họa bởi phá hoại nòi giống tương lai của xã hội đó là trẻ em. Do vây ta cần
có những hành động ngăn ngừa và can thiệp sớm, đó là một hoạt động cần
thiết cho sự phát triển của gia đình và xã hội.
Bạo hành có thể xảy ra mọi nơi, mọi lúc Nó không chỉ xuất hiện ở
những gia đình nghèo mà ngay cả những gia đình giàu có, tri thức cả nông
thôn lẫn thành thị. Bạo lực gia đình ngày càng gia tăng nhất là trong xã hội
hiện đại, ngày càng phức tạp hơn, đa dạng hơn về các hình thức cũng như
đối tượng (trong đó ta đặc biệt chú ý đến những đối tượng yếu thế phụ nữ,
trẻ em, người già, người tàn tật )
Tuy nhiên, theo nhận định chủ quan của em về thực trạng này thì
dường hệ thống hổ trợ cho nạn nhân bị bạo hành chưa đến được hết mọi nơi
và nó chỉ ở một nơi nào đó.
Vậy làm thế nào để hỗ trợ hiệu quả những nạn nhân bị bạo hành hiện
nay ở Việt Nam, đây là câu hỏi chung được đặt ra cho tất cả những ai quan
tâm đến vấn đề này.
Là sinh viên ngành công tác xã hội, em thực sự cảm thấy có trách
nhiệm trong việc giúp đỡ những nạn nhân bị bạo hành này bởi sự phát triển
chung của xã hội (đặc biệt là phụ nữ và trẻ em). Đó cũng chính là lý do cho
em viết chuyên đề này.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3


1
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Chuyên đề gồm 2 phần:
Phần A: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Phần B: Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em ở
Trung Kính_Trung Hòa_Cầu Giấy_Hà Nội.
Kiến nghị và kết luận chung.
Do lần đầu tiên nghiên cứu về chuyên đề này, cũng như kiến thức điều
tra nghiên cứu còn hạn chế, nên không thể tránh được những thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn trong khoa, để chuyên đề em
dược hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên.
Đinh thị Vân.
PHẦN A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm bạo lực gia đình và một số khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm gia đình:
Gia đình là một nhóm người có quan hệ hôn nhân hay huyết thống với
nhau, thường chung sống và hợp tác kinh tế với nhau để thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ. (Theo sách xã hội học chuyên biệt –
Nhà xuất bản lao động)
1.2. Khái niệm bạo lực gia đình:
Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc: “ Bạo lực gia đình được xem là
việc cố ý sử dụng vũ lực hay quyền lực để đe dọa hay tước đoạt gây ra hoặc
có thể gây ra những chấn thương về thể xác hay tinh thần, tổn hại về tâm lý
thậm chí tử vong đối với một nhóm người hay một người trong cộng đồng –
1995”
1.3. Bạo lực trẻ em:
Là tất cả những hành vi gây thương tổn về thể xác hoặc tinh thần cho

những người có trách nhiệm với sự phát triển của trẻ gây ra một cách không
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
2
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
ngẫu nhiên tác động đến tâm lý, đe dọa sự phát triển thể lực, tinh thần và
tình cảm của trẻ em “ phương pháp phát hiện các trường hợp ngược đãi trẻ
em - RADDA BARNEN & HỘI ĐỒNG ĐỘI TRUNG ƯƠNG NĂM 1999”.
1.4 Khái niệm xao nhãng trẻ em:
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Sự sao nhãng hoặc đối xử cẩu thả
có khả năng rất cao dẫn đến việc gây ra, làm hại sức khỏe hoặc thay đổi về
mặt tâm lý, tinh thần, đạo đức hay xã hội của trẻ. Điều này bao gồm việc
không giám sát hay bảo vệ trẻ khỏi những tổn hại ở mức tốt nhất có thể.
1.5 Khái niệm và biểu hiện của bạo lực thể chất.
* Khái niệm: Gồm những hành vi bạo lực mà người gây ra bạo lực
thường sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay, chân) hoặc công cụ (thậm chí cả vũ
khí) gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhận.
* Biếu hiện:
Mức độ nhẹ như: ngắt véo gây đau, đánh đau, gây thương tích ở khu
vực khó phát hiện, xô đẩy, kiềm xiết, giật kéo lắc mạnh, rứt tóc cho đến hình
thức tát đấm đá, bóp cổ, ném đồ vật vào nạn nhân.
Đến mức độ nặng là: Đánh đập nặng gây thương tích ( gãy xương, chấn
thương nội tạng), quăng ném nạn nhân, đánh đá vùng bụng gây sảy thai hoặc
sinh non, sử dụng hung khí có sẵn trong nhà để tấn công nạn nhân. Gây
thương tích nặng không cho nạn nhân chữa trị. Dùng phương tiện có dự định
như dao súng hoặc huỷ hoại làm biến dạng hình thể ( dùng acid, cắt xẻo ).
Hình thức nặng nhất có thể giết chết nạn nhân.
Đối với trẻ em: Thay đổi đột ngột về hành vi hoặc học lực giảm sút
Thái độ cảnh giác, dò xét, lo sợ điều gì đó
Vẻ phục tùng, thụ động, thu rút
1.6. Khía niệm và biểu hiện của bạo lực tinh thần:

* Khái niêm: Là nạn nhân bị nghe những lời đe doạ, khủng bố dẫn đến
bị áp lực tâm lý hoặc hoảng loạn tâm thần (Wikipedia)
* Biểu hiện:
Bỏ rơi, không quan tâm, thiên lệch tình cảm: Một trong những thiên
chức của người làm cha mẹ đó là chăm sóc và dạy dỗ con cái, tuy nhiên
trong cuộc sống kinh tế thị trường ngày nay, không phải ai cũng có thời gian
để chăm sóc cho con cái của mình, họ phó mặc cho người giúp việc, cho ông
bà, cho thầy cô giáo, nhà trường và xã hội; có những gia đình lại quá khó
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
3
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
khăn, không có điều kiện kinh tế để nuôi con, để chăm sóc con, họ không
quan tâm đến chúng, bỏ rơi chúng. Điều đó vô hình chung làm cho mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình xa cách. Người con không được quan
tâm, thậm chí bị cha mẹ bỏ rơi sẽ có tâm lý hụt hẫng, thiếu thốn tình cảm,
chán nản, trầm cảm, không thích giao tiếp, … có khi sẽ sa vào những tệ nạn
trong xã hội.
Cũng phải nói đến một mặt nữa, đó là mặt thiên lệch tình cảm: khi
người ông, người bà, người cha, người mẹ hay anh chị, họ hàng có thái độ
phân biệt đối xử với những người con, người cháu, ghét con này, quý con
kia… sẽ khiến cho trẻ em sẽ hụt hẫng tình cảm, trở nên bướng bỉnh, khó
gần, khó bảo… dẫn đến tự ti, mặc cảm và có xu hướng tâm lý tiêu cực.
Nhục mạ, xúc phạm nhân phẩm, đe doạ, dằn vặt: Đây là hiện tượng phổ
biến trong bạo lực tâm lý trẻ em. Nhiều người lớn cho rằng đây là cách dạy
con phù hợp nhất. “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, và
không tiếc những lời mắng chửi con cái, khiến con cái bị xúc phạm nhân
phẩm, xấu hổ, tự ti, chán nản khi con cái mắc lỗi lầm thì nhắc đi nhắc lại để
dằn vặt con cái, có khi tức giận điều gì đó ở bên ngoài, khi trở về nhà thì
mắng chửi, trút lên đầu của đứa trẻ….
Đòi hỏi quá cao so với lứa tuổi: đặc biệt trong thời đại ngày nay, rất

nhiều gia đình bắt con cái phải học hành quá sức, không phân bố đồng đều
giữa chơi và học, khiến cho con cái mệt mỏi, chán nản, càng học thiếu hiệu
quả hơn. Việc người làm cha mẹ đòi hỏi con quá nhiều, bắt con phải giỏi,
phải trở thành hình tượng nào đó cũng là bạo lực tâm lý, hành hạ tâm lý trẻ.
Liên quan và là hệ quả của những bạo lực khác: Khi nạn nhân bị bạo
lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế… sau khi bị bạo lực họ luôn
có trạng thái tâm lý vô cùng hoảng loạn, họ đau đớn, xót xa, buồn phiền, suy
nghĩ tiêu cực, xa lánh mọi người, tự ti, mặc cảm, xấu hổ… bạo lực thường
không chỉ xảy ra một lần, mà là nhiều lần hay một chuỗi dài những tháng
năm, người bị bạo lực dù bị bạo lực về thể chất, tình dục, hay kinh tế cũng sẽ
thường xuyên bị doạ nạt, bị dằn vặt, họ sẽ rất sợ hãi và suy nghĩ tiêu cực. Đó
chính là hệ quả của những bạo lực khác.
1.7. Khái niệm và biểu hiện của bạo lực tình dục.
* Khái niệm:Gồm các hành vi sau như cưỡng ép quan hệ tình dục, ngăn
chặn sử dụng các biện pháp tránh thai hay bắt ép mang hoặc phá thai theo ý
muốn của chồng
* Biểu hiện:
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
4
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Phân chia theo kiểu bạo lực tình dục:
Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn
Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị
em cũng được xếp vào loại này.
Không cho người bạn tình biết mình làm gì trong khi quan hệ tình dục
Đánh đập trong khi quan hệ tình dục
Buộc vợ sinh con hoặc phá thai
Xao nhãng.
Quấy rối tình dục: có hành vi vuốt ve, sò mó, phơi bày bộ phận sinh dục
Khiêu dâm, kích dục: bắt xem tranh ảnh, đọc những ấn phẩm đồi truỵ

Ép tham gia đóng phim có cảnh sex, chụp ảnh khoả thân.
Phân chia theo nạn nhân:
Bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng: Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) cho thấy, ở Việt Nam cứ 4 phụ nữ có một người phải chịu bạo
lực tình dục ít nhất một lần trong đời, do chính chồng hay bạn tình của mình
gây ra.
Bạo lực tình dục với trẻ em, thường là trẻ em nữ: Theo UNICEF, cứ
100 trẻ em được hỏi thì có 3 em đã bị hiếp dâm hoặc chịu hình thức xâm hại
khác khi còn nhỏ và 2 trong số đó bị ép buộc 1 lần hoặc vài lần.
1.8. Khái niệm và biểu hiện của bạo lực kinh tế:
* Khái niêm: Gồm các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành
động để phụ nữ thuộc về tài chính.
* Biểu hiện:
Ngừng hỗ trợ về tài chính và ngăn cản nạn nhân có một nghề nghiệp,
công việc hợp pháp.
Tước đoạt hay đe doạ tước đoạt các nguồn tài chính về quyền sử dụng,
thừa hưởng của vợ, chồng, cộng đồng và quyền sở hữu tài sản nói chung.
Phá huỷ tài sản trong gia đình…
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Quan điểm về vấn đề bạo lực gia đình.
Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về
bạo lực gia đình như sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới
nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
5
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những
hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do,
dù nó xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”.
Ở Việt Nam, 21/11/2007, trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá XII đã

thông qua bản dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa
ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý
của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,
tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.
2. Các dịch vụ trợ giúp về bạo lực gia đình.
Trước thực trạng diễn ra hết sức rộng và ngày càng phức tạp. Đã có
hàng loạt những chương trình tổ chức hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo hành.
Cấp nhà Nước thì luật phòng chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực
tháng 07/2008 đây được xem như là một công cụ bảo vệ quyền lợi chính
đáng của phụ nữ: tôn trọng quyền sống, nhân phẩm, danh dự,….
Hàng loạt các chương trình của các NGOs đã hình thành tại một số tỉnh
thành trong cả nước.
Đặc biệt trong từng địa phương quy mô là huyện, xã cũng có những mô
hình hỗ trợ các nạn nhân bị bạo hành.
Gọi ngay cho những dịch vụ hỗ trợ khủng hoảng và có chức năng đặc
trách chống bạo hành
Nhà tạm lánh như một giải pháp tức thời
Dự án “Ngôi nhà bình yên”
3. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình.
3.1 Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em.
* Ảnh hưởng về mặt thể chất:
Theo quan niệm của nho giáo, hệ tư tưởng đã hằn sâu trong ý thức của
người dân Việt Nam nói riêng và người phương đông nói chung là cha mẹ
có quyền dạy con cái “dạy con từ thủa còn thơ” bằng mọi hình thức kể cả roi
vọt. Dân gian cũng có câu “yêu cho roi cho vọt” và cho rằng đó cũng chính
là cách giáo dục hữu hiệu nhất để con cái phục tùng mọi ý kiến của bố mẹ và
có thể sửa chữa được sai lầm.
Cho đến nay nhiều cha mẹ vẫn cho rằng việc đánh đập, hành hạ con
mình hoặc sử dụng nhiều hình phạt dã man vẫn là quyền của họ. Khi trẻ có
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3

6
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
lỗi họ đánh, khi họ có những chuyện không vui ngoài xã hội về họ cũng
đánh, khi họ đang có những buồn bực, mâu thuận với những người khác
trong gia đình hay cơ quan họ cũng đánh.
Khi đánh con nhiều người tỉnh táo thường nhắc nhau: có đánh thì đừng
đánh vào chỗ “phạm” để cho chúng không bị nguy hiểm đến tính mạng.
Thường cha mẹ hay đánh con vào Mông hoặc chân tay nơi trẻ mà họ cho là
an toàn. Nhiểu kẻ mù quáng khi lên cơn họ đã đánh con mình vào bất cứ chỗ
nào, bằng bất cứ thứ gì họ có trong tay.
Nhiều các ông bố bà mẹ đã đánh con mình rất dã man như: cắt chân tay
con, cắt gân con, đổ nước sôi lên người con, cởi hêt quần áo bắt con nhịn đói
cho đến khi cơ quan cụ thể về tình trạng trẻ em bị đánh đập, hành hạ dã man.
Khi vợ, chồng mâu thẫn, người mẹ đã vô tình trút giận với chồng lên
những đứa trẻ vô tội.
Theo Báo cáo của các trung tâm y tế, các bệnh viện thì hàng năm có rất
nhiều trẻ em phải đến bệnh viện cấp cứu, khám, điều trị vì các tổn thương do
bạo lực gia đình. Đặc biệt có một số trường hợp bị thương rất nặng, tử vong.
* Ảnh hưởng của bạo lực gia đình về mặt tâm lý của trẻ em.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì trẻ em cũng có những sợ
hãi như người lớn, nhưng không phải lúc nào các em cũng mô tả được sự sợ
hãi đó. Các em có cảm giác sợ hãi, stress, lo lắng, buồn, tủi thân, có em sống
khép mình và thiếu tự tin về bản thân.
Nỗi khổ sở đó đeo đẳng theo suốt các em cho tới khi các em lớn, nếu
em đó sống trong một gia đình ít tình thương yêu nhiều bạo lực.
Những trường hợp sử dụng bạo lực đối với với con cái đang xảy ra
ngày một nhiều ở nước ta. Nó không chỉ gây thương tích nặng nề cho trẻ mà
còn ảnh hưởng đến tinh thần, khiến chúng khiếp nhược và bị các bệnh tâm
thần.
* Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến hành vi của trẻ.

Khi các em là nạn nhân của bạo lực gia đình các em có các rối nhiễu
như: thoát li, không muốn đến trường, tỏ ra hoặc là rất hung hãn hay thụ
động, đái dầm hoặc gặp ác mộng, thể hiện những hành vi không kiểm sóat
được, học hành thì sa sút…
Nhiều em trong hoàn cảnh phải chứng kiến bạo lực trong hoàn cảnh ấy
các em cảm thấy buồn và thất vọng , sa vào con đường tội lỗi, nhiều em đã
tìm đến cái chết, coi đó là một sự giải thoát.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
7
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
*Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tình cảm của trẻ.
Trẻ em cảm thấy tội lỗi, thương tiếc cho gia đình và sự mất mát, có
những cảm xúc không tốt về cha mẹ, bị trầm cảm, cảm thấy vô vọng và xấu
hổ về gia đình mình.
*Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến quan điểm của trẻ.
Trẻ em tin là các em không phải chịu trách nhiệm về hành vi bạo hành;
đổ lỗi cho ngời khác về những hành vi của mình, tin là việc đánh ai đó có
thể chấp nhận được; tỏ sự tức giận của mình; tỏ ra mình có quyền lực; không
tin vào ngời khác.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển nhân cách.
Nhân cách của con người được được hình thành cùng với sự phát triển
và hình thành của cơ thể. Trong môi trường gia đình hòa thuận, êm ái, đầm
ấm một môi trường xã hội trong sáng, văn minh con người sẽ phát triển tốt,
khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Như vậy chúng ta thây rẳng những đứa
trẻ sống trong môi trường bạo lực chắc chán không thể không tránh khỏi
những tập nhiễm bạo lực.
Thực tế cho thấy hiện nay vẫn có những ông bố, bà mẹ không hiểu
được hành vi bạo lực của mình với con cái sẽ dạy cho các em bạo lực với
người khác. Bạo lực đã biến nhiều đứa trẻ ngoan ngoãn, hiền lành thành
những đứa trẻ trở nên hung dữ và trong nhiều trường hợp chúng dùng cả

những hình thức tàn bạo, dã man để đối xủ với người khác
Những giai đoạn sau các em đã bắt đầu có sự nhìn nhận, đánh giá các
vấn đề các em đã nhìn nhận được những hành vi của bố mẹ nhất là trong
những trường hợp bạo lực gia đình các em không còn coi cha mẹ và những
người lớn tuổi là chỗ dựa tinh thần cho các em. Nhiều em vì thế đã rất
hoang mang, mất niềm tin vào cuộc sồng, vào con người nên có những bước
đi sa ngã.
*Ảnh hưởng của bạo lực gia đình về mặt xã hội đối với trẻ em.
Đối với trẻ em nhu cầu giao tiếp với nhóm bạn bè ở cùng lứa tuổi rất
lớn, trẻ ham thích những những điều mới lạ nhưng lại chưa biết phân biệt
đúng sai, tốt xấu một cách chính xác rõ ràng, chưa có nhiều kinh nghiệm
nhưng lại muốn khắng định mình là người lớn, nên sự quan tâm, quản lí
đúng mực của bố mẹ là rất cần thiết.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
8
Chuyờn bo lc gia ỡnh. TH S: Bựi Xuõn Mai
Trong nhiu trng hp ngi ta thy rng trong gia ỡnh xy ra bo
lc gia ỡnh thỡ con cỏi thng hay cú tõm lý bun chỏn, i theo cỏc bn bố
xu nhiu cỏc ụng b b m khi bit con mỡnh nghin mi bit rừ v trỏch
nhim ca mỡnh
Bo lc gia ỡnh ó khin cho nhiu tr em th ng, khụng mun
quan tõm n tham gia khộp mỡnh, bị cụ lập khỏi bạn bè, họ hàng, có mối
quan hệ thất thờng, nhút nhát hơn với trẻ cùng lứa, đối xử thô bạo với bạn.
Cuc iu tra v tr em lang thang ca H Ni ó cho thy trong s cỏc
tr em b i lang thang nguyờn nhõn ch yu t phớa gia ỡnh. Hu hờt
chỳng cm thy au kh v bun chỏn khi b m b nhau v c mun cú
cuc sng hũa thun bờn nhau.
3.2 nh hng ca bo lc gia ỡnh i vi ph n.
3.2.1 nh hng ca BL th cht.
* i vi cỏ nhõn.

nh hng ca bo hnh gia ỡnh tri rng t tõm lý cho n th cht
ca nn nhõn. nh hng nghiờm trong n sc khe, nhiu trng hp
hnh vi bo lc dn n thng tt sut i thm chớ t vong i vi cỏ
nhõn.

Bo lc v th cht cng l nguyờn nhõn dn n nh hng v tõm lý
nh: trm cm v ri lon stress sau sang chn, c bit l tr em-i
tng nhy cm hn. Nhng tr em gỏi sng trong mụi trng bo lc, khi
trng thnh khú t nim tin vo nhng ngi n ụng khỏc v thng gp
trc tr trong tỡnh yờu. H cú nim hoi nghi quỏ mc vi i tng khỏc
gii, lý do bt ngun t vic chng kin hnh vi bo lc ca cha i vi m
hoc vi bn thõn mỡnh. Cỏc bộ trai v sau ny cú th bt chc cỏc hnh vi
bo lc vi ngi v trong tng lai.
*i vi gia ỡnh.
Rn nt tỡnh cm ca cỏc thnh viờn trong gia ỡnh
Sinh viờn: inh Th Võn_LC2CT3
9
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Ảnh hưởng tới kinh tế gia đình như: Chi phí cho việc khám và chữa trị
những vết thương, nguồn thu nhập của gia đình bị giảm
Thiếu sự quan tâm, giáo dục và chăm sóc con cái
*Đối với xã hội:
Ảnh hưởng tới hệ thống an sinh xã hội.
Gia tăng tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, mại dâm…
Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
3.2.2 Ảnh hưởng của bạo lực tinh thần.
* Đối với cá nhân.
Giảm tự chủ.
Giảm tính sáng tạo.
Tổn thương về mặt thể chất.

Rối nhiễu tâm lý và trầm cảm, sự gây hấn, sự sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự
tin, thất vọng.
Làm giảm lao động.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
10
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Về mặt sức khỏe, người bị bạo hành thường ốm yếu, sức khỏe kém vì
ăn uống
*Đối với gia đình.
Nó ảnh hưởng đến đời sống hạnh phúc của gia đình nếu như “chiến
tranh lạnh” diễn ra trong gia đình, các thành viên không còn quan tâm đến
nhau nữa mà còn hành hạ nhau về mặt tâm lý thì ngôi nhà đó trở thành “
bong ma” mà ai cũng trốn chạy nó. Biểu hiện rõ nhất của ảnh hưởng đó là:
Mối quan hệ giữa các thành viên bị rạn nứt
Con cái phải chứng kiến cuộc sống gia đình không hạnh phúc ảnh
hưởng đến phát triển của trẻ, đặc biệt về mặt nhân cách.
Các mối quan hệ xã hội giữa gia đình và xã hội bị thu hẹp lại .
Kinh tế gia đình bị giảm sút vì không ai muốn kiến thiết gia đình
không hạnh phúc và sự hứng thú lao động bị gảm sút.
* Đối với xã hội.
Tệ nạn xã hội gia tăng
Nạn nhân trở thành gánh nặng cho xã hội
Chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ của luật pháp, công an, toà án và xã
hội…
Chi phí cho việc thực thi Luật phòng chống bạo lực gia đình
Giảm thu nhập xã hội
Vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm,
sức khoẻ, tính mạng của mỗi cá nhân.
Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh
hưởng đến thế hệ tương lai

3.3.3. Ảnh hưởng của bạo lực tình dục.
*Đối với cá nhân.
Bạo lực gia đình trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất
của mỗi cá nhân. Nguy hại hơn , bạo hành còn có thể gây nguy hiểm đến
tính mạng của nạn nhân. Bạo lực tình dục là một trong những hình thức của
bạo lực gia đình.
Trong quan niệm của nhiều người, chỉ những trường hợp bị thương tích
nặng, bị đánh đập, bị ép quan hệ cho đến khi kiệt sức mà chết mới được
xem là hành vi bạo lực. Thực tế là có nhiều phụ nữ khi được hỏi cho biết
mình không hề có khoái cảm khi quan hệ mà việc ân ái chỉ là "phục vụ"
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
11
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
chồng. Họ không hề biết rằng đây cũng được xem là hành vi bạo lực tình
dục.
Bạo lực tình dục thường khiến cho nạn nhân ( chủ yếu là phụ nữ ) cảm
thấy rất bị tổn thương về tinh thần, họ thường cảm thấy sợ hãi sau mỗi lần
quan hệ. Tuy nhiên do đây là một vấn đề nhạy cảm, bên cạnh đó lại do
phong tục tập quán của người phương đông chúng ta nên nhiều chị em
không dám thổ lộ, và chia sẻ để được giúp đỡ. Vấn đề này nếu kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến tinh thần, sự tự tin, sự hưng phấn của người phụ nữa. Ở
nhiều người còn xảy ra tình trạng hoảng loạn, sợ hãi.
Có nhiều chị em là nạn nhân của hành vi cưỡng hiếp, vì vậy nó trở
thành những sang chấn tinh thần khó có thể quên trong cuộc đời. Nhiều em
rơi vào trạng thái hoảng loạn về tinh thần, trầm cảm,
Bạo lực tình dục còn gây những tổn hại về thể chất cho nạn nhân.
Ngoài việc gây ra những lo lắng, sợ hãi thì bạo lực tình dục còn khiến
cho các chị em mất tự tin vào cuộc sống, gây tổn hại về mặt thể chất, ảnh
hưởng đến tính mạng của các chị em.
Bạo lực tình dục còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc của các chị em.

* Đối với gia đình.
Cũng như ảnh hưởng của bạo lực gia đình nói chung, bạo lực tình dục
gây ra những ảnh hưởng to lớn đến đời sống của mỗi gia đình. Bạo lực tình
dục là một trong những nguyên nhân ảnh gây ra những đổ vỡ trong cuộc
sống gia đình. Một gia đình không thể có hạnh phúc khi mà gia đình đó còn
tồn tại vấn đề về bạo lực.
Bạo lực tình dục khiến cho cuộc sống vợ chồng không được như ý, ảnh
hưởng đến sự chăm sóc, giáo dục con cái.
* Đối với xã hội.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Gây cản trở trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước như luật
bình đẳng giới, luật phòng chống BLGD.
ảnh hưởng đến năng suất lao động của toàn xã hội, bởi phụ nữ là một
nửa thế giới.
Kìm hãm sự phát triển, tiến bộ của một đất nước văn minh
3.3.4. Ảnh hưởng của bạo lực kinh tế.
*Đối với cá nhân :
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
12
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Bạo lực kinh tế có ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tâm sinh lý của
mỗi cá nhân.Khi gia đình có hiện tượng bạo lực kinh tế thì tinh thần của các
thành viên trong gia đình sa sút.Họ cảm thấy chán nản, thất vọng về bản
thân khônglàm được gì cho gia đình. Thấy mình trở thành gánh nặng cuả gia
đình sống phụ thuộc vào người khác và không có quyền tự chủ trong chi
tiêu.
Bạo lực kinh tế còn ảnh hưởng tới sức khoẻ của mỗi cá nhân trong gia
đình.
Khi tâm sinh lý của cá nhân trong gia đình bị suy sụp thì họ sẽ rất dễ rơi
vào tình trạng chán nản bi quan, ít ăn, ăn không ngon, mất ngủthường xuyên

do suy nghĩ nhiều.Đây cũng chính là những nguyên nhân gây nên những căn
bệnh nghiêm trọng làm suy giảm sức khoẻ.
Bạo lực gia đình có ảnh hưởng tới mối quan hệ của mỗi cá nhân.Khi cá
nhân bị gò bó về kinh tế thì các mối quan hệ xã hội của họ cũng bị hạn chế.
Họ không có đủ điều kiện về tài chính để tham gia vào những buổi sinh hoạt
cùng với mọi người.
Bạo lực kinh tế cũng ảnh hưởng tới việc nâng cao trình độ, kiến thức
của mỗi cá nhân.Khi cá nhân bị bạo lực về kinh tế họ không có đủ điều kiện
để trau dồi nâng cao kiến thức của bản thân, không đựơc tự do làm những
công việc mình ưa thích.
* Đối với gia đình.
Bạo lực kinh tế có ảnh hưởng tới hạnh phúc của mỗi gia đình.Ông bà ,
vợ chồng trong gia đình bị gò bó về kinh tế họ sẽ cảm thấy không thoải
mái ,mối quan hệ trong gia đinh vợ hoạch chồng, cha mẹ với con cái luôn
có những khoảng cách, mà sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình là
nền tảng để phát triển một gia đình bền vững.
Trong gia đình có bạo lực về kinh tế , người nắm giữ tài chính luôn có
tiếng nói quyết định trong mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình. Như vậy sẽ
tạo ra sự bất bình đẳng trong cuộc sống gia đình mà một gia đình hành phúc
không bao giờ tồn tại sự bất bình đẳng.
Bạo lực gia đình con gây nên những mâu thuẫn trong mối quan hệ gia
đình
Trong nhiều gia đình cha mẹ già yếu không làm ra kinh tế phải sống
phụ thuộc vào con cháu, họ bị coi thường, sống trong trong sự bi quan chán
nản
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
13
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Vấn đề này cũng xảy ra tương tự đối với mối quan hệ vợ chồng.
* Đối với xã hội.

Bạo lực kinh tế tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội .Nam giới thường
kiếm ra nhiều tiền hơn, được tự do lựa chọn những ngành nghề ưa thích phù
hợp với khả năng của mình, các mối quan hệ xã hội cũng thoải mái hơn. Còn
nữ giới do đặc điểm phẳi chăm sóc gia đình chồng còn không có thời gian
làm những công việc đòi hỏi nhiều thời gian và nay đây mai đó, cũng không
được thoải mái trong các mối quan hệ. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng về
giới trong xã hội – chưa tạo điều kiện cho một xã hội phát triển bền vững.
Bạo lực kinh tế làm cho các cá nhân yếu thế không được phát triển một
cách toàn diện cả về thể lực lẫn trí lực. Vì vậy chưa tạo được lực lượng lao
động hùng hậu đáp ứng sự phát triển kinh tế như vũ bão hiện nay.
Gia đình là tế bào của xã hội nếu như gia đình không hạnh phúc thì sẽ
làm cho xã hội không thể phát triển một cách bền vững được.Mà bạo lực
kinh tế là một trong nhưng yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hạnh phúc của
mỗi gia đình.
Bạo lực gia đình còn ảnh hưởng tới trình độ văn minh của một đất
nước, Đất nước ta luôn có chính sách quan tâm đến người gia người cao tuổi
. Khi cha mẹ về già bị gò bó về kinh tế họ sẽ cảm thấy bi quan thất vọng
về cuộc sống.
PHẦN B.THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA
ĐÌNH.
I.THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN
THẾ GIỚI.
1.THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TRẾN THẾ GIỚI
Bạo hành đối với phụ nữ là một vấn đề toàn cầu nó xảy ra trong mọi
tầng lớp xã hội: giàu, nghèo, có hay không có học thức.
Ở Mỹ, như ở Tân Ghi-nê 67% gia đình trải qua bạo hành.
Bạo hành đối với phụ nữ xảy ra tại nhà ở Santiago, Chilee 80% PN là
nạn nhân của bạo hành trong nhà họ.
Cũng như ở nơi làm việc theo một báo cáo của một công đoàn PN 95%
nữ nhân viên ở Mê-Hi-Cô là nạn nhân của quấy nhiễu tình dục.

Bạo hành xảy ra liên tục:
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
14
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Ở Mỹ, cứ 15 giây thì có một phụ nữ bị đánh đập, 6 phút xảy ra một vụ
hiếp âm, mỗi ngày 4 PN bị kẻ bạo hành giết chết.
Ở Ấn Độ, mỗi ngày có 4 PN bị thiêu đốt vì vấn đề của hồi môn
Ở Nam Phi, mỗi 90 giây có một PN bị hãm hiếp, tổng cộng là 320.000
đơt/năm.
Kẻ bạo hành PN thường là những đàn ông mà họ thường yêu thương và
tin tưởng, hoặc mỗi người có một vị trí quyền lực hay trách nhiệm.
Ấn Độ đứng đầu trong trường hợp hiếp dâm do những kẻ có quyền lực
như cảnh sát, nhân viên nhà trọ, cai ngục, bác sỹ…
Một trong hai PN bị quân lực Philippin bắt đã bị ép buộc phải cỡi quần
áo. 14% người bị bắt bị đánh đập. 14% khác bị quấy nhiễu, hăm dọa, hãm
hiếp và giết chết
2. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM.
Về tình hình bạo lực gia đình, tuy chưa có số liệu chính xác cấp quốc
gia nhưng theo kết quả khảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh thành của Ủy ban các vấn
đề xã hội của Quốc hội, có tới 23% gia đình có hành vi bạo lực về thể chất,
25% gia đình có hành vi bạo lực về tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hiện
tượng ép buộc quan hệ tình dục. Những thực trạng này đã trở thành vấn nạn
gây mất ổn định về mặt xã hội, cản trở quá trình thực hiện xóa đói giảm
nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam 1999 cho thấy từ
1995 đến 2000, có 106 vụ án bạo lực gia đình dẫn đến chết người, trong đó
phụ nữ là nạn nhân chiếm đến 80%. Năm 2001 có 1.100 vụ giết người trên
toàn quốc thì có 16% số vụ do người thân giết nhau. Các vụ ly hôn do Tòa
án xét xử có tỷ lệ do bạo lực gia đình khá cao: 1978 có 17.834 vụ ly hôn, thì
15.570 (87,5%) vì bạo lực gia đình. 1991 có 22.634 vụ ly hôn, thì - - - -

(70,1%) vì bạo lực gia đình. 1992 có 29.225 vụ ly hôn, thì - - - - (65,2%) vì
bạo lực gia đình. 2000 có 30.000 vụ ly hôn, thì - - - - (70,0%) vì bạo lực gia
đình. (nguồn: Phòng ngừa tội phạm thanh thiếu niên, Bộ Công An 10/2004,
tr. 232 và 378).( )
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ
tịch thường trực Hội LHPNVN cho biết, phụ nữ hiện chiếm 50,8% dân số và
50,6% lực lượng lao động của cả nước, họ đã có những đóng góp rất lớn cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Tuy nhiên, một thực tế
mà không chỉ có phụ nữ Việt Nam phải đối mặt chính là thực trạng bạo lực
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
15
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
trong gia đình. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, làm tổn hại cả về thể chất
và tinh thần của rất nhiều phụ nữ và làm mất ổn định cuộc sống, hạnh phúc
gia đình.
Bạo lực xảy ra thường xuyên với tầng số cao thường làm giảm sự tự
chủ, tính sáng tạo, gây ra những tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn về thể
chất và tinh thần người bị hại. Những năm gần đây, bạo lực gia đình diễn ra
với tính chất ngày càng nghiêm trọng, có gia tăng nhanh chóng đối tượng vi
phạm cũng như nạn nhân ở khắp các vùng, miền trong cả nước.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ khoảng 2-3 ngày có 1
người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. Liên quan đến tình hình này,
Toà án nhân dân tối cao thống kê từ năm 2000-2005, toà án các cấp xử lý
186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, trong đó đánh đập ngược đãi chiếm
tới 53,1% trong các nguyên nhân.
Các nghiên cứu mới nhất cũng đã chứng minh bạo lực gia đình tồn tại ở
khắp mọi miền đất nước, đối tượng gây ra bất cứ nhóm tuổi nào, thuộc mọi
tầng lớp, nhưng nạn nhân thường là các thành viên yếu thế trong gia đình
như phụ nữ, trẻ em, bố mẹ già phải phụ thuộc vào con cái
Tuy nhiên, đa số những người được hỏi đều cho rằng, chỉ có sự hành hạ

về thể xác mới cấu thành bạo lực do tính chất nghiêm trọng của nó, còn
những hình thức bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục mặc dù khá phổ biến
song ít được nhìn nhận, vì đó là “bạo lực không nhìn thấy được”.
Điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của người dân về luật pháp của
Nhà nước liên quan đến đời sống và mối quan hệ bình đẳng. Mọi người chỉ
nắm được vấn đề thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng hoạt
động này chưa có tầm bao quát rộng khắp đến mọi đối tượng, mọi nơi.
Tuy nhiên, đa số những người được hỏi, vụ việc cho thấy, rào cản trong
công tác phòng chống bao lực gia đình là nhận thức và phản ứng của những
người trong cuộc còn thấp; nhận thức và phản ứng của cộng đồng chưa cao;
thiếu cơ chế xử lý mạnh về pháp luật; can thiệp chậm; thiếu kỹ năng tư vấn,
hoà giải; thiếu phong trào tích cực của các đoàn thể xã hội tại địa phương;
khó khăn về tài chính; rào cản về văn hoá, phong tục, tập quán
2.1 Nguyên nhân bạo lực gia đình ở Việt Nam tăng nhanh.
1. Tình trạng bạo hành gia đình có thể bắt đầu từ sự thiếu thời gian bên
nhau, sự ít gắn bó và nghèo cảm thông.
- Phụ nữ dồn hết thời gian vào việc chăm sóc sắc đẹp cho riêng mình.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
16
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
- Thỉnh thoảng, một số người trải hết thời gian vào các trò chơi thể
thao, những thú vui giải trí, cờ bạc.
2. Uống rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành gia
đình. Con người có thể trở nên hung dữ sau khi uống rượu. Một số nam giới
sau giờ làm việc lân la nơi quán xá đến say mèm mới về nhà.
3. Quen biết với một phụ nữ khác cũng là lý do khiến người chồng trở
thành vũ phu.
4. Sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới khởi sinh từ tư tưởng
trọng nam, khinh nữ cũng là một nguyên nhân. Những người phụ nữ bị hành
hạ chủ yếu là sống phụ thuộc vào người chồng. Cũng có trường hợp phụ nữ

kiếm được nhiều tiền hơn vẫn bị chồng đánh. Nguyên nhân tình trạng này
được cho rằng vì người nam ỷ vào thể lực mạnh hơn.
5. Chứng kiến hoặc là nạn nhân của bạo lực khiến các trẻ em có thể đi
đến niềm tin rằng, bạo lực là phương thức hữu lý để giải quyết xung đột giữa
con người với nhau. Các cậu bé trai học hỏi rằng, phụ nữ không có giá trị
đáng tôn trọng và chúng thấy bạo lực hướng trực tiếp vào phụ nữ thì càng dễ
lạm dụng phụ nữ khi lớn lên. Các bé gái diện kiến bạo lực gia đình ở trong
chính nhà mình thì về sau dễ trở thành nạn nhân của chồng.
6. Hôn nhân cưỡng ép từ việc cha mẹ gả bán con gái còn nhỏ cũng là
nguyên nhân đưa đến bạo hành gia đình. Những gia đình nghèo xem con gái
như một gánh nặng kinh tế và cho rằng, gả bán con gái là phương sách sinh
tồn cho gia đình.
7. Không đủ khả năng tự bảo vệ : Sống phụ thuộc; thiểu hiểu biết, thiếu
kiến thức đặc biệt là kiến thức về pháp luật
8. Tâm lý cam chịu, nhẫn nhịn, thương con, xấu hổ…( 43%). Tỷ lệ phụ
nữ cam chịu bị chồng bạo hành tình là . Số trẻ em nữ bị bạo hành tình dục
thì càng có nhiều lí do hơn để im lặng: 87% do xấu hổ, không muốn bất kì ai
biết chuyện; 13 % các em bị đe doạ nên không thể nói với ai.
2.2 Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Sự gia tăng vấn đề bạo lực gia đình ở nhiều nơi và ở các đối tượng đã
trở thành vấn nạn của toàn cầu chứ không riêng ở một quốc gia nào. Ðó là
điều không bình thường trong xã hội hiên đại vốn có truyền thống bảo vệ
nhân quyền và đề cao bình đẳng.
Để giải quyết bạo hành gia đình, vấn đề đạo đức cần được đặt ra như
một trọng trách đối với các thành viên của mỗi gia đình. Đầu tiên là cha mẹ,
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
17
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
những người phải có trách nhiệm đạo đức và dạy dỗ con cái sống theo trách
nhiệm này. Đạo đức và hạnh phúc luôn luôn song hành. Ai cũng mong muốn

hạnh phúc thì vấn đề nuôi dưỡng đạo đức vô cùng quan trọng.
Phương pháp giải quyết cần phải thực thi những bước như sau:
1. Khuyến khích sự lên tiếng của nạn nhân. Có những việc không giải
quyết được trong nội bộ gia đình, nạn nhân cần phải công bố cho cộng đồng
chính quyền, đoàn thể biết để bảo vệ giúp đỡ.
2. Thiết lập nhiều trung tâm tư vấn để các chị em phụ nữ bị ngược đãi
có thể đến tìm lời khuyên giải, an ủi, góp ý giải quyết.
3. Thiết chế luật phòng chống bạo lực gia đình. Vận động nhân dân
thực hiện nội dung của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Nêu cao vai
trò gương mẫu, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng những điển hình tiêu biểu
trong phong trào với nội dung và hình thức phù hợp.
4. Triển khai giáo lý Phật giáo: Theo Phật giáo, phương cách giải quyết
những bất ổn trong gia đình là con người cải tiến nhận thức để tự chuyển
hóa thành những thành viên tốt thông qua sự thực hành những quy luật đạo
đức nhất định.
a. Ý thức được gia đình là tổ ấm của chính mình. Dành trọn thời gian
cho sự họp mặt gia đình ít nhất một lần trong ngày.
b. Học hỏi cách thức tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng trong cư xử, xoá chủ
nghĩa trọng nam khinh nữ . Trong xã hội, sự hiện diện của người nam và
người nữ như một người và phải đều có vị trí ngang tầm, trách nhiệm như
nhau.
c. Thương yêu nhau cũng là nền tảng để thành lập hạnh phúc gia đình.
Yêu thương được biểu lộ qua những cử chỉ hành động lời nói, cách cư xử và
lòng hy sinh, chấp nhận thiệt thòi. Những bất hòa trong gia đình là vì thiếu
sự yêu thương nhau. Nếu không có yêu thương thì không thể hy sinh cho
nhau, không thể chịu đựng những tánh xấu lẫn nhau. Thiếu yêu thương dù
có giàu sang, học thức, chức phận, sức khỏe vẫn bực bội nhau, con cái bất
hòa, đổ nát cho gia đình. Trái lại, gia đình đơn sơ nghèo thiếu nhưng biết
yêu thương, hy sinh, chia sẻ thì vẫn có hạnh phúc. Câu chuyện sau đây là
một điển hình.

d. Năm quy tắc đạo đức của người Phật tử để tự hoàn thiện chính mình
cũng là nền tảng cho nguồn hạnh phúc gia đình và bình an xã hội.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
18
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
5. Chúng ta nên chú trọng vào giới yếu đuối tức là phụ nữ, ta không chỉ
tăng quyền, hướng dẫn các kỹ năng ứng xử, cách đối phó với tình trạng bị
bạo lực.
6. Đối với những người chồng chúng ta có thể nêu ra những chương
trình tập huấn, mang tính giáo dục, nâng cao nhận thức. Vì vậy vấn đề này
đem tuyên truyền cho những ông chồng và thuyết phục họ không khó nhưng
đòi hỏi phải có thời gian, phương pháp
7. Để việc phòng chống bạo lực gia đình mang lại hiệu quả lâu dài, đòi
hỏi sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương trong công tác tuyên
tuyền, phòng chống và thực thi có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bạo
lực gia đình.
II. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ
TRẺ EM Ở TRUNG KÍNH_TRUNG HÒA_CẦU GIẤY_ HÀ NỘI.
1.Thực trạng bạo lực gia đình ở Trung Kính, Trung Hòa, Cầu
Giấy, Hà Nội.
1.1 Thực trạng bạo hành gia đình đối với phụ nữ ở Trung Kính,
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Để giúp việc thu thập những thông tin cần thiết cho việc điều tra thực
trạng bạo lực gia đình ở địa bàn, em tiến hành điều tra theo 2 hình thức đó là
phỏng vấn sâu và điều tra bằng phiếu hỏi.
* Tiến hành điều tra phiếu hỏi: Qua cuộc điều tra tại Trung Kính_
Trung Hòa_ Cầu Giấy _ Hà Nội em đã tiến hành 8 phiếu hỏi đối với phụ nữ
thì có 6/8 phụ nữ trả lời là họ bị bạo lực gia đình chiếm 75% phiếu hỏi(6/8)
và đã thu thập được những kết quả như sau:
45% phụ nữ ở đây là bị chồng đánh đập bằng các hình thức: tát, ném

đồ vật vào người chiếm .
80% phụ nữ bị sỉ nhục, đe dọa, nói lặng lời chiếm số phiếu.
70% phụ nữ bị bỏ mặc, không quan tâm chiếm số phiếu.
Gần 20% phụ nữ ép mang thai và phá thai theo ý muốn chiếm số
phiếu.
5% phụ nữ bị chồng kiếm soát về mặt kinh tế, chi tiêu của người vợ
phải báo cáo cho chồng quyết định trước chiếm số phiếu.
Khi em tổng hợp phiếu hỏi, em thấy thắc mắc rất nhiều: tại sao bạo lực
thể chất đối với phụ nữ lại cao như vậy ở thành thị? Tại sao bạo lực tinh thần
cũng chiếm con số đáng sợ như vậy?
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
19
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Em tiến hành phỏng vấn sâu 3 người trong đó ( 2 cụ bà ở độ tuổi trên
60, cụ ông 68 tuổi) em đã tìm được lời giải đáp như sau.
3/3 cụ đều trả lời do 2 nguyên nhân chủ yếu là nô đề và không có việc
làm dẫn đến tụ tập nhau uống rượu do nơi đây mới lên đô thị hóa, đó là
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình và thể chất chiếm tỷ
lệ cao ở đây.
* Kết quả điều tra phân theo độ tuổi phụ nữ bị bạo hành gia đình.
Từ 15 đến 25 tuổi 2/6 phiếu chiếm 33,3 % tổng số phiếu.
Từ 26 đến 35 tuổi có 2/6 phiếu chiếm33,3 % tổng số phiếu.
Từ 36 đến 45 tuổi có 2/6 phiếu chiếm 33,3 % tổng số phiếu.
* Kết quả điều tra phân theo trình độ phụ nữ bị bạo hành.
Trung học cơ sở. có 3/6 phiếu bị bạo hành gia đình chiếm 50% tổng
số phiếu, hình thức chủ yếu là mắng, tát, đập phá đồ đạc
Trung học phổ thông. Có 2/6 phiếu phụ nữ bị bạo hành gia đình
chiếm 33,3% tổng số phiếu với các hình thức chủ yếu mắng, nói bong gió,
phá đồ đạc trong nhà.
Đại học. Có 1/6 phiếu ở trình độ này phụ nữ bị bạo hành gia đình

chiếm 16.7% tổng số phiếu với hình thức bạo lực chủ yếu là nói bong gió.
Trên đại học. 0% số phiếu.
1.2 Thực trạng bạo hành gia đình đối với trẻ em ở Trung Kính,
Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Để giúp cho việc thu thập thông tin đem lại hiệu quả cao, đối với trẻ
em, em cũng tiến hành theo 2 hình thức là phỏng vấn sâu và điều tra bằng
phiếu hỏi.
Em tiến hành điều tra 8 phiếu thì có 7/8 em trả lời là các em đã bị bạo
hành chiếm 87,5% tổng số phiếu, trong đó:
Biểu hiện của bạo lực thể chất đánh bằng roi, vọt, tát…có 2/7 em trả
lời, chiếm 25,8%.
Bạo lực tinh thần theo hình thức quát, mắng, ép học quá nhiều có 4/7
em trả lời, chiếm 51,14%
Có 1/7 em trả lời là bị sờ vào chỗ kín, bắt cởi quần áo chỗ đông người
chiếm 14.28% tổng số phiếu.
* Đối tượng thực hiện bạo lực gia đình đối với các em:
Hàng xóm, bạn bè, người lạ có 1/7 em trả lời chiếm 14.28%.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
20
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Bố mẹ có hành vi bạo lực gia đình như đánh, quát mắng, bắt học, tụt
quần áo…có 6/7 em trả lời chiếm 85.72% tổng số phiếu.
* Phản ứng của các em khi bị bạo hành gia đình:
Im lặng. có 5/7 em trả lời chiếm 71.42% sô phiếu.
Nói với người khác( họ hàng, bè bạn ) có 2/7 em làm được như vậy
chiếm 28.58% tổng số phiếu.
Hầu hết trẻ bị bạo lực biết về quyền trẻ em nhưng chưa biết về luật
phòng chống bạo lực gia đình và chưa biết đến những cơ quan, những dịch
vụ hỗ trợ trẻ khi bị bạo hành. Vậy nên, trẻ thường âm thầm chịu đựng hoặc
chỉ tâm sự với người thân.

2. Thực trạng nguyên nhân bạo lực gia đình tại địa bàn.
2.1 Thực trạng nguyên nhân bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Do chồng đi uống bia rượu về sau đó đánh, tát và mắng vợ có 2/6 phụ
nữ trả lời chiếm 33.3%.
Do kinh tế suy sụp vì chồng cờ bạc, rượu chè sau đó day nghiến vợ, bắt
vợ đi chạy tiền có 1/6 phiếu chiếm 16.6%.
Do thiếu việc làm, phụ thuộc vào kinh tế có1/6 người trả lời chiếm
16.6%.
Do bất đồng quan điểm giữa vợ và chồng đó cũng là nguyên nhân dẫn
đến bạo lực gia đinh đối với phụ nữ có 2/6 người trả lời chiếm 33.3%
2.2 Nguyên nhân bạo lực gia đình đối với trẻ em
Sau khi điều tra 8 em thì có 7/8 em đã nói mình bị bạo lực gia đình vì
những lý do chính sau đây:
Bố, mẹ đi làm cả ngày, áp lực công việc mệt mỏi nên khi về các em là
nơi để cho bố và mẹ trút giận 1/7 em trả lời chiếm 14.28%.
Trẻ không nghe lời bố mẹ, gọi không thưa, trốn học, không làm bài tập,
bị điểm kém cho nên bị bố mẹ mắng, đánh, phạt quỳ úp mặt vào tường 4/7
em trả lời chiếm 57.14%.
Tính cách gia trưởng của người bố đã tạo lên bạo lực gia đình cho con
1/7 em trả lời chiếm 14.28%.
Mỗi khi bố đi nhậu, hết tiền cũng là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực
gia đình cho các em có 1/7 em trả lời chiếm 14.28%.
3. Thực trạng ảnh hưởng của bạo lực gia đình tại địa bàn.
3.1 Thực trạng ảnh hưởng bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
21
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Về mặt sức khỏe: Người bị bạo hành thường ốm yếu, sức khỏe kém vì
ăn uống, những nốt thâm, bầm tím 1/6 phiếu chiếm 16.6%.
Ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này.

1 trường hợp nặng đã phải mang đến bệnh viện.
Xét về mặt xã hội: Người bị bạo hành thường có những hành vi phản
ứng tiêu cực. Trong lúc cùng quẫn, họ có thể có những hành vi gây hại cho
xã hội hay những người xung quanh, như chúng ta đã thấy có nhiều người
vợ không chịu nổi hoàn cảnh đã bức tử con cái và bản thân họ 1/6 phiếu
chiếm 16.6%.
Không thiết tha chăm sóc con cái và gia đình.
Về mặt tâm lý: 100% phụ nữ bị bạo hành gia đình gây nên những hậu
quả xấu như: lo lắng, sợ hãi, stress (6/6).
3.2 Thực trạng ảnh hưởng bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Về mặt sức khỏe: các em ốm yếu, sức khỏe kém vì không thiết tha ăn
chiến 14.28% (1/7 phiếu)
Thể chất: 100% các em bị ảnh hưởng đến thể chất trong đó có tới 1/7
em chiếm 14.28% bị các vết bầm tím, xây xước chân tay.
Hành vi.
Tâm lý: 100% các em sau khi bị bạo hành gia đình lo lắng, sợ hãi, căng
thẳng, trong đó:
Ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, dẫn đến trẻ hung hãm, hay thụ động,
rỗi nhiễu tâm lý.
Ảnh hưởng đến tình cảm của trẻ đối với cha mẹ, trẻ em có cảm xúc
không tốt về bố mẹ sau khi em bị mắng hoặc bị đánh, thậm chí em có thể bị
trầm cảm.
Ảnh hưởng đến quan điểm của trẻ: Tỏ ra là mình có quyền lực, tự
dung hung hãm lấy cớ đánh bạn cùng trang lứa.
Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Ảnh hưởng về mặt xã hội: những đứa trẻ bị bạo hành gia đình thường
thụ động, im lặng chịu đựng 4/7 chiếm 57.14% , các em sống khép mình,
chơi với bạn bè xấu chiếm14.28% (1/ 7phiếu).
3.3 Thực trạng ảnh hưởng bạo lực gia đình đối với xã hội.
Bạo lực gia đình đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước

hết là vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm,
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
22
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
sức khoẻ, tính mạng của mỗi cá nhân. Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo
đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất
nước.
4. Thực trạng giải pháp phòng chống bạo lực gia đình.
4.1. Thực trạng giải pháp bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Tăng cường sự chặt chẽ của hệ thống pháp luật, nâng cao vị thế của
người phụ nữ.
Tăng cường sự hỗ trợ của pháp luật, cộng đồng, người thân, bạn bè.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức không chỉ cho phụ nữ mà cho cả
người gây ra bạo lực _ đó là những ông chồng.
Xóa đói, giảm nghèo cũng là một trong những giải pháp xóa bỏ bạo lực
gia đình đối với phu nữ.
Khuyến khích sự lên tiếng của những phụ nữ bị bạo hành gia đình.
Mở lớp tập huấn cho phụ nữ tại phố Trung Kính để học các kỹ năng đối
phó với tình huống bị bạo lực gia đình.
Mở lớp tập huấn cho những ông chồng mang tính giáo dục, nâng cao
nhận thức.
Vận động gia đình trong Phố Trung Kính xây dựng gia đình văn hóa và
có các hình thức nhân rộng, tôn vinh gia đình văn hóa.
4.2 Thực trạng giải pháp phòng chống BLGĐ đối với trẻ em.
* Đối với gia đình.
Nhận thức rõ trẻ em cũng có những quyền cần được tôn trọng
Nâng cao nhận thức với các bậc làm cha làm mẹ, yêu thương chăm
sóc, giáo dục con cái bằng những phương pháp nhẹ nhàng, phù hợp. Đồng
thời tôn trọng quyền trẻ em
Lắng nghe tâm tư, tình cảm cảm xúc và những tâm sự của trẻ, tạo niềm

tin cho trẻ.
*Đối với nhà trường:
Cung cấp các kiến thức về quyền trẻ em và luật phòng chống bạo lực
gia đình.
Cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nguồn lực hỗ trợ.
Nghiêm khắc xử lý các trường hợp bạo hành học sinh
* Đối với xã hội.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
23
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Đưa quyền trẻ em, luật phòng chống bạo lực gia đình vào trường học để
trẻ hiểu biết, hướng dẫn trẻ tìm đến các nguồn lực
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của luật pháp đối với những hành vi bạo
lực đối với trẻ em, đưa ra những hình phạt đối với các hình thức bạo lực
5. Luật pháp và chính sách về PCBLGĐ tại địa bàn.
Các công ước quốc tế được áp dụng ở VN:
Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ(CEDAW)
Công ước quốc tế về quyền trẻ em:
Luật pháp Việt Nam
Hiến pháp nước CHXHCN VN 1992:
Bộ luật hình sự
Luật hôn nhân và gia đình
Luật chăm sóc bảo vệ trẻ em
Luật bình đăng giới
Luật phòng chống bạo lực gia đình
6. Trung tâm hỗ trợ, tư vấn, câu lạc bộ các chương trình hợp tác
nước ngoài tại Hà Nội.
Mạng lưới hỗ trợ từ phía các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương
và cộng đồng như: Hội Phụ nữ, Hội người cao tuổi, gia đình, bạn bè, hàng

xóm Hiện nay, mạng lưới này đang có những đóng góp và phát triển tích
cực, quan trọng đối với việc trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ
và vị thành niên (CSAGA) đang duy trì 2 hình thức hỗ trợ nạn nhân của nạn
bạo lực gia đình rất hiệu quả là tư vấn qua điện thoại và xây dựng câu lạc bộ
nạn nhân.
Trong Chương trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006-
2010 vừa được xây dựng, UNICEF cam kết tiếp tục cung cấp hỗ trợ các dịch
vụ cơ bản
7.Thực hiện luật pháp: Đánh giá thực trạng chính sách, pháp luật,
dịch vụ ….Tại Trung Kính.
7.1. Ưu điểm:
Khá đầy đủ và hoàn thiện, bổ sung hợp lý.
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
24
Chuyên đề bạo lực gia đình. TH Sỹ: Bùi Xuân Mai
Thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều của nhà nước nói chung và của
cơ quan trong phố Trung Kính nói riêng đối với vấn đề bạo lực trong gia
đình nói chung và đối với phụ nữ, trẻ em nói riêng.
“…Đặc biệt Luật phòng chống bạo lực gia đình đã gửi đi một thông
điệp rõ ràng rằng: Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật và không
phải là việc riêng của từng gia đình đã được triển khai tới tận từng các tổ
trong phố.
Vì đây là khu việc thành thị nên các chính sách của chính phủ khi ban
hành đã được cán bộ trong phố nắm bắt kịp thời và triển khai một cách
nhanh chóng.
Các trung tâm, mạng lưới dịch vũ hỗ trợ nhiều
7.2 Hạn chế.
Tuy rằng luật PCBLGĐ có hiệu lực từ ngày 1/7/2008 nhưng cho đến
nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể chưa phát huy được hiệu

quả. Việc tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn gặp rất nhiều khó
khăn trở ngại. Người dân được tuyên truyền chưa nhiều, chưa rộng. Người
dân ít tìm đến các dịch vụ hỗ trợ, ít được tiếp cận hoặc là chưa biết đến.
MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH.
* Trường hợp về bạo lực tình dục:
Như trường hợp của chị Hà (26 tuổi, Hà Nội), là một điển hình. Chồng
chị vốn bị bệnh tim và hen, quanh năm phải uống thuốc nên rất yếu, vì vậy
việc quan hệ với vợ cũng không mấy khi thành công. Mỗi lần như thế, chị
lại là người hứng chịu mọi sự tức giận của chồng: Đánh vào mặt thậm chí cả
vào bộ phận sinh dục, có lần còn đá văng chị ra khoải giường. Mỗi lần “ bại
trận” anh ta lại đổ tất cả mọi tội lỗi lên đầu vợ vì không khích thích được
mình.
Hay là trường hợp của chị L, chỉ khi bị đau rát và ra máu ở vùng âm
đạo thì chị mới đi khám, bác sỹ đã lôi ra trông âm đạo của chị rất nhiều dây
chun. Được hỏi thì chị trả lời do mỗi lần quan hệ chồng chị có sở thích buộc
dây chun vào cậu nhỏ để tăng khoái cảm Như vậy bạo lực tình dục còn gây
ra những tổn thương về thể chất, sức khoẻ cho các chị em. Và có rất nhiều
trường hợp người chồng có những hành động và những sở thích kỳ quặc
trong khi quan hệ như để dao bên cạnh, bắt vợ phải xem cảnh mình quan hệ
với người khác
* Trường hợp bị bạo lực về thể chất:
Sinh viên: Đinh Thị Vân_LCĐ2CT3
25

×