Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nguyên nhân và thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.27 KB, 26 trang )

Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
I. Lý do chọn đề tài: Nguyên nhân và thực trạng bạo lực gia đình đối với
phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang.
Gia đình, nơi bình yên “hầm trú ẩn” an toàn và là điểm tựa vững
vàng nhất của mọi người đã không còn bình lặng, ấm áp và an toàn. Bạo
lực diễn ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ nhóm dân cư nào. Những năm gần đây,
bạo lực gia đình đang là một trong ba vấn đề của toàn cầu (nghèo đói, môi
trường suy thoái, bạo lực). Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới văn hoá,
giai cấp xã hội, trình độ, tuổi tác và thu thập, tác động đến mọi thành viên
trong gia đìn đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già. Ở nước ta tình hình bạo
lực gia đình cũng là một hiện tượng phổ biến và diễn ra phức tạp từ trước
đến nay với rất nhiều hình thức đang làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ
và đời sống người phụ nữ.
Để phòng ngừa và ngăn chặn BLGĐ, bảo vệ cho những nạn nhân của
BLGĐ, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã được ban hành và có hiệu lực
hơn một năm qua. Tuy nhiên, thực tế thực hiện vẫn còn nhiều bất cập. Gần
đây, tình trạng bạo lực gia đình đang ở mức "báo động đỏ", khi mà báo chí
liên tục thông tin về các vụ bạo hành gia đình gây bức xúc dư luận. Trên các
tỉnh thành trong toàn quốc, trung bình cứ ba ngày có một phụ nữ chết vì
BLGĐ. Số vụ án ly hôn có nguyên nhân từ nạn BLGĐ chiếm 61 phần trăm
tổng số án ly hôn hiện nay.
Trong đó Bắc Giang là một tỉnh có số lượng các vụ bạo hành lớn và
nghiêm trọng nhất cả nước. Bạo lực gia đình ở Bắc Giang không còn đơn
thuần là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành
trong tình dục… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng như con giết bố,
chồng giết vợ… Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà
còn có ở các gia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
1
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt


và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ
chồng sống cùng nhau hàng chục năm.
Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và thực trạng của vấn đề
bạo lực gia đình đối với phụ nữ để có những biện pháp hiệu quả khắc phục
tình trạng này đang là một vấn đề cấp thiết đòi hỏi sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội. Do vậy, em chọn đề tài “Nguyên nhân và thực
trạng bạo lực gia đình với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang” làm đề tài tiểu luận.
Vì còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình tìm tài liệu và viết bài nên
em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn để bài viết của em
hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
II. Nguyên nhân và thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh
Bắc Giang.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
2
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
1.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
1.1 Cơ sở lý luận .
1.1.1. Các khái niệm .
_ Khái niệm bạo lực trong gia đình: là sự ngược đãi về tinh thần, thể xác
hay tình dục đối với một thành viên trong gia đình bởi một thành viên khác
trong gia đình gây nên. Mục đích của kẻ dùng bạo lực gia đình là nhằm kiểm
soát và khống chế nạn nhân. Như vậy, bạo lực gia đình là hiện tượng không
bình thường trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với
nhau.
_ Khái niệm bạo lực gia đình đối với người phụ nữ: là tất cả các hành động
bạo lực , kể cả sự đe doạ, dẫn đến hoặc có khả năng gây ra những tổn hại về
tinh thần, thân thể và tình dục, hay sự ép buộc, xâm phạm quyền tự do của
phụ nữ, dù xảy ra trong cuộc sống riêng tư hay ở nơi công cộng .
( Dựa trên tuyên bố của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ , 1993 )

1.1.2 Các hình thức bạo lực gia đình .
Trong bộ luật của Liên Hợp Quốc về bạo lực gia đình đã xác định:
+ Bạo lực về thể chất: đây là hình thức bạo lực bao gồm bất cứ hành vi bạo
lực thể chất gây ra thương tích về thể chất hoặc tổn thương thân thể ở bất kỳ
mức độ nào.
+ Bạo lực tình cảm / tâm lý (tinh thần): là việc thường xuyên đe dọa nạn
nhân hoặc có hành vi lăng nhục, hạ thấp nhân phẩm đối với nạn nhân.
Thường xuyên ghen tuông có hành vi cưỡng bức hoặc kiểm soát nạn nhân,
cách ly nạn nhân với gia đình, bạn bè và các thành viên khác trong cộng
đồng.
+ Bạo lực về kinh tế: là hành vi làm cho hoặc có ý đồ làm cho nạn nhân
phải phụ thuộc vào thủ phạm về mặt kinh tế, bao gồm cả việc ngăn cản nạn
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
3
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
nhân có nghề nghiệp hợp pháp, kiểm soát tiền và tài sản trong gia đinh, cố ý
phá hoại hoặc hủy hoại tài sản.
+ Bạo lực tình dục nhìn chung là việc cưỡng bức giao cấu hoặc bất kỳ hành
vi nào xâm phạm tình dục đối với nạn nhân, bao gồm cả hiếp dâm và các
hành vi tình dục khác trái vơi ý muốn của nạn nhân.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1 Tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên thế giới hiện nay.
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân
loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ
nữ. Có thể nói, bạo lực gia đình là hình ảnh đáng xấu hổ của nhân loại và
là nỗi đau cần phải loại bỏ khỏi đời sống xã hội. Đã có cảnh báo về vấn
nạn này trên phạm vi toàn thế giới, theo kết quả nghiên cứu quốc tế có từ
20%-50% số phụ nữ đang là nạn nhân của bạo lực gia đình dưới nhiều hình
thức và mức độ khác nhau.
Mặc dù Liên hợp quốc và các nước trên thế giới đã có nhiều cố gắng

trong việc phòng chống bạo lực gia đình và ban hành nhiều văn kiện pháp lý
liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình và hiện đã có 89 nước trên thế
giới có các quy định pháp luật riêng về chống bạo lực gia đình, trong đó có
60 nước nước có luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình; 7 nước có luật
riêng về bạo lực chống lại phụ nữ…nhưng ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ
vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Ước tính có tới 1/3 số phụ nữ trên
khắp thế giới đã bị đánh, hiếp dâm hay lạm dụng trong cuộc đời của họ.
Tình trạng bạo lực phổ biến nhất lại đến từ chính gia đình họ và hình thức
nghiem trong nhất là “giết chết vì danh dự”. Với lý do bảo vệ "danh dự" của
gia đình, mỗi năm có gần 5.000 phụ nữ và bé gái bị bắn, ném đá, thiêu, chôn
sống, treo cổ hay đâm cho đến chết.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
4
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
Châu á hiện đang được đánh giá là khu vực đứng đầu trên thế giới về tỷ
lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Theo số liệu đưa ra tại Hội thảo
khu vực ASEAN về nhạy cảm giới và các dịch vụ hỗ trợ ngăn ngừa bạo lực
đối với phụ nữ vào tháng 11/2006 tại Thái Lan, riêng khu vực ASEAN có
56% phụ nữ là nạn nhân của các vụ đánh đập gây thương tích hay các vụ án
mạng và 33% phụ nữ thường xuyên bị hãm hiếp hoặc bị đe doạ tình dục.
1.2.2 Tình hình bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thường trực TW Hội LHPN VN
cho biết, hiện nay nước ta chưa có số liệu chính xác, nhưng theo kết quả
khảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh, thành cho thấy có 23% gia đình có hành vi bạo
lực về thể chất, 25% có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hiện
tượng ép buộc quan hệ tình dục. Theo thống kê trong năm 2005, có gần
2.000 người đã tự tử vì nạn bạo lực trong gia đình.
Theo “điều tra Gia đình ở Việt Nam 2006” cho thấy khoảng 21,2% các
cặp vợ chồng đã kết hôn cho biết họ đã trải qua một trong các hành vi bạo
lực gia đình bao gồm bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục;

khoảng 26,2% người vợ thường “im lặng, giận dỗi” vài ngày so với tỷ lệ này
ở người chồng so với 16,7% trong 12 tháng qua.
Ngoài ra, số liệu của Bộ Công an cho thấy, toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1
người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình.
Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao trong 5 năm qua các Toà án
địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm trên 352.000 vụ việc về hôn nhân
và gia đình, trong đó có khoảng 186.000 vụ có hành vi đánh đập ngược đãi
chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Những thực trạng này đã trở
thành vấn nạn gây mất ổn định về mặt xã hội, cản trở quá trình xóa đói giảm
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
5
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển. Quan trọng hơn, những nạn nhân
của bạo lực gia đình đặc biệt là người phụ nữ đã trực tiếp bị xâm phạm một
cách nghiêm trọng về mặt thể chất, tinh thần và nhân phẩm.
2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang.
2.1 Những đặc điểm có liên quan.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ với 26
thành phần dân tộc sinh sống, trong đó có 25 thành phần dân tộc thiểu số với
số dân là 199.090 người, chiếm 12,3% tổng số dân toàn tỉnh,
Hơn 20 năm đổi mới, nhất là từ khi được tái lập năm 1997, tình hình kinh
tế xã hội của tỉnh Bắc Giang đã có những bước phát triển vượt bậc
_ Cơ cấu kinh tế:
Hết năm 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang là 9,3 % (cao nhất
trong 5 năm qua). Về cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích
cực. Trong đó tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 45 % năm 2004
xuống còn 43, 5 % năm 2005. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 20,5
% năm 2004 lên 22% năm 2005. Dịch vụ chiếm 34,5 %.
_ Đời sống dân cư: GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệu
đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 30,67%. Thu nhập nông dân ở

nông thôn ước đạt trên 26 triệu đồng/ha đất canh tác. Điện, thông tin liên lạc,
y tế, giáo dục đã đến hầu hết 229 xã, phường, thị trấn.
_ Dân số và lao động:
Năm 2005, dân số toàn tỉnh khoảng 1,58 triệu người. Số người trong độ tuổi
lao động là 980.000 người (chiếm 62 % dân số). Số lao động tham gia hoạt
động kinh tế khoảng 830.000 người. Trong đó tham gia trong ngành công
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
6
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
nghiệp xây dựng là 8,86 %; dịch vụ là 14,57 %; Nông, lâm nghiệp, thủy sản
là 76,58 % tổng số lao động.
Tuy vậy, hiện nay Bắc Giang vẫn còn là một tỉnh chậm phát triển Bắc
Giang là tỉnh nghèo, dân số đông, tỷ lệ người nghèo còn cao so với bình
quân toàn quốc. Trong những tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh có
14.068 hộ (73.342 khẩu) bị thiếu đói, tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn
Động, Lục Nam, Lục Ngạn
2.2 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc Giang.
Thực trạng bạo lực gia đinh đối với phụ nữ ở Bắc Giang đang là một
vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội và gây ra những hậu quả nghiêm
trọng cả về thể chất cũng tinh thần của nạn nhân và đặc biệt là người
phụ nữ . Năm 2009, tình hình bạo lực xảy ra trong gia đình ở Bắc
Giang đã và đang có chiều hướng gia tăng. Theo tổng hợp từ cơ sở:
năm 2008 toàn tỉnh đã xảy ra 1490 vụ bạo lực gia đình bao gồm: bạo
lực về thân thể, về tinh thần, về kinh tế, tình dục… Đặc biệt có một số
vụ bạo lực gia đình, dẫn đến trọng án ở các huyện (Tân Yên, Lục
Nam,Yên Dũng, Lạng Giang, Việt Yên) … khiến dư luận nhân dân hết
sức lo lắng, bất bình.
Theo báo cáo của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch – cơ quan thường trực
của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
tỉnh Bắc Giang, tình hình bạo lực còn xảy ra ở 1.749 hộ/379.469 hộ gia đình.

Đó là còn chưa kể đến ở các gia đình mà vợ chồng đang ly thân, các hộ gia
đình có vợ hoặc chồng đi nước ngoài trở về đang phát sinh mâu thuẫn và các
gia đình có người mắc tệ nạn xã hội.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
7
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
Bên cạnh đó theo báo cáo của Sở y tế tỉnh về các bệnh nhân là nạn nhân
của bạo lực gia đình đã được điều trị trong năm 2005 thì ở Bắc Giang có 464
bệnh nhân, trong đó có 174 người tự tử với 3 người bị chết…
Theo báo cáo thống kê của TAND tỉnh Bắc Giang, năm 2008, TAND 10
huyện, thành phố đã thụ lý 1.185 vụ án ly hôn, trong đó ly hôn do mâu thuẫn
gia đình là 537 vụ, bị đánh đập ngược đãi là 83 vụ, ngoại tình là 37 vụ,
nghiện ma tuý, rượu chè 63 vụ. Quý I/2009 TAND 10 huyện, thành phố thụ
lý 565 vụ, trong đó do mâu thuẫn gia đình 248 vụ, bị đánh đập ngược đãi 56
vụ, ngoại tình 20 vụ, nghiện ma tuý, rượu chè 25 vụ…
Khảo sát của Hội Phụ nữ tỉnh năm 2006 đối với 500 phụ nữ bị bạo lực ở
các huyện: Tân Yên, Việt Yên, Lục Nam và TP.Bắc Giang, có 338 chị
(chiếm 67,6%) bị chồng đánh từ 1 đến hơn 6 lần, có 256 chị (chiếm 51,2%)
thường bị chồng sỉ nhục. Thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh
cũng cho thấy, mỗi năm Bắc Giang có 25 - 30 vụ án bạo lực trong gia đình
được khởi tố, xét xử mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ.
Như vậy ta thấy rằng thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Bắc
Giang đang là một vấn đề bức xúc cần phải có những giải pháp cấp bách để
giải quyết vấn đề này.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
tỉnh Bắc Giang.
3.1 Nguyên nhân từ phía xã hội .
Một là, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa thực sự sâu rộng
vào quần chúng nhân dân. Mặt khác thiếu sự hợp tác đồng bộ giữa các cấp
các ngành trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực gia

đình.
Hai là, pháp luật chưa phải là chỗ dựa tin cậy của các nạn nhân bị
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
8
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
BLGĐ, chưa có được các quy định bảo vệ, tư vấn, giúp đỡ người bị BLGĐ
nên họ không dám tố cáo, không dám đấu tranh. Cụ thể là qua nghiên cứu
của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2000 cho thấy: Khi có các hành vi
BLGĐ thì tỷ lệ can thiệp của chính quyền là rất ít chiếm 2.4%, sự can thiệp
của hàng xóm là 62%, Hội phụ nữ là 36%, công an là 4%. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng chủ yếu là dư luận xã hội vẫn coi đây là
việc nội bộ của gia đình, các cơ quan chứ năng ở địa phương, các hội, đoàn
thể chưa quan tâm thấu đáo đến vấn đề bạo lực gia đình. Chỉ khi nào người
bị hại phải đi cấp cứu hoặc điều trị tại các trung tâm y tế thì các cơ quan
chức năng mới vào cuộc. Ngay cả nhiều trí thức, lãnh đạo chính quyền địa
phương vẫn còn nhận thức sai lệch về bạo lực với phụ nữ. Qua 670 phiếu
điều tra, khảo sát của Hội Phụ nữ tỉnh với đa phần nam giới là trí thức, có
hơn 90% số ý kiến cho rằng việc xúc phạm, thờ ơ với phụ nữ không phải là
bạo lực. Từ nhận thức sai lệch, chính quyền, đoàn thể nhiều nơi vẫn chưa
quan tâm đúng mức đến việc phòng, chống bạo lực với phụ nữ, bởi cho rằng
mâu thuẫn gia đình là việc nội bộ nên để gia đình, họ tộc tự giải quyết
Ba là, chưa có một chế tài đủ sức răn đe: Theo quy định nếu giám định
kết quả thương tích trên 11% mới truy cứu trách nhiệm, còn nếu nhẹ thì chỉ
lập biên bản, cảnh cáo và bắt người chồng làm cam kết, phạt hành chính.
Hình phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng không có ý nghĩa gì đối
với những người giàu có. Ngay cả những trường hợp hạ nhục nhân phẩm
đến mức chồng lột hết quần áo vợ, nhốt vào cũi xảy ra ở tỉnh thì hình thức
xử lý cũng mới chỉ dừng ở mức cảnh cáo, khuyên răn, giáo dục. Chỉ khi nào
nạn nhân được chứng minh là thương tích 11% trở lên mới truy cứu.
Nhưng biện pháp này xem ra chưa đủ sức răn đe, bởi không phải lúc nào

nạn nhân cũng được đi giám định, cơ sở y tế địa phương thì không đủ khả
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
9
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
năng làm điều này do vậy mà mức độ phạm pháp ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn. Đồng thời đối với những kẻ vũ phu, gia trưởng, nát rượu, đánh vợ
thì hậu quả là người vợ bị đánh là người phải mang tiền đi nộp, hoặc vừa
phải mang tiền đi nộp vừa bị đánh tội báo cáo với chính quyền,do vậy mà
nhiều phụ nữ không dám lên tiếng kêu cứu.
Bốn là, quan niệm của người dân: Nhiều người dân còn quan niện “đèn
nhà ai nhà ấy rạng”, vợ chồng đánh nhau là chuyện bình thường trong lúc
nóng giận hay đơn giản họ đang “dạy vợ” người ngoài không nên can thiệp.
Tai hại hơn họ sợ đụng chạm, sợ liên lụy, sợ dây vào rắc rối “không phải
đầu cũng phải tai”.Cả nạn nhân và người bị hại đều không muốn “vạch áo
cho người xem lưng”, xã phường không muốn công nhận vì sợ ảnh hưởng
đến thành tích văn hóa. Chính nhận thức sai lầm này là hành vi dung dưỡng
nạn bao lực gia đình đặc biệt là bạo lực đối với người phụ nữ và trẻ em, làm
tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống người phụ nữ.
3.2 Nguyên nhân tùa phía gia đình
Trong quá trình điều tra về tình hình bạo lực gia đình, những người
được phân công điều tra đã tìm hiểu một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
bạo lực gia đình, gồm 4 nguyên nhân chính: Do mâu thuẫn trong làm ăn,
mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình, do say rượu nghiện ngập cờ bạc, do nghi
ngờ vợ hoặc chồng ngoại tình…Để làm rõ 4 nguyên nhân trên, những người
điều tra đã phỏng vấn thông qua phiếu hỏi nhiều thành viên gia đình ở các
huyện, thành phố. Kết quả:
- Có 25% số người được hỏi trả lời do mâu thuẫn trong làm ăn kinh tế.
- Có gần 30% số người trả lời do mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình
(trong đó có đến 65% gia đình có nhiều thế hệ chung sống).
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3

10
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
- 35% do say rượu, nghiện ngập, cờ bạc.
- 10% do nghi ngờ vợ, chồng ngoại tình.
Thông qua kết quả trên cho thấy: số vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân
từ nghiện rượu, cờ bạc chiếm tỷ lệ cao nhất (35%); số vụ bạo lực gia đình
chiếm tỷ lệ thứ hai là do mâu thuẫn trong sinh hoạt gia đình (khác biệt về ý
kiến, về lối sống của các thành viên, về đời sống vợ chồng, đặc biệt là những
gia đình có nhiều thế hệ chung sống), thứ ba là do mâu thuẫn trong làm ăn
kinh tế, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn…; và nguyên nhân thứ tư là do
nghi ngờ vợ hoặc chồng ngoại tình.
Mâu thuẫn và xung đột gia đình là giai đoạn đầu trước khi xảy ra bạo lực.
Nó thể hiện sự khác biệt về quan điểm, lối sống, thái đọ ứng xử giữa các
thành viên gia đình, vợ chồng chưa thực sự hiểu và thông cảm cho nhau, hay
mâu thuẫn giữa mẹ chồng_nàng dâu. Và đặc biệt có một nguyên nhân quan
trong nữa đó là quan hệ tình dục của vợ và chồng không phù hợp.
3.3 Nguyên nhân từ phía người phụ nữ.
_ Do nhận thức của nhiều người còn thấp, họ không nhận thức được
nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đưởng tình dục cũng như những quyền
lợi mà mình được hưởng
_ Xưa nay những người phụ nữ Việt Nam vẫn quen thói chịu đựng. Hầu
hết phụ nữ đều nhẫn nhục chịu đựng vì thể diện. Nếu đi báo công an, mọi
người sẽ biết và cười chê, bất hạnh hơn nữa, nếu biết thì chồng sẽ đánh
nhiều hơn. Thêm vào đó, họ cho xung đột gia đình nên tự giải quyết, nhẫn
nhịn để trong ấm ngoài êm, họ sợ vỡ lở mọi chuyên ra ngoài thì sẽ bị mọi
người chê cười, sợ họ hàng nhà chồng dè bỉu, con cái xấu hổ với bạn bè đặc
biệt là gia đình trí thức họ lại càng con trong danh dự ,vẻ bề ngoài.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
11
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh

_ Những người phụ nữ bị bạo hành luôn muốn che dấu , họ luôn mong
đợi vào sự thay đổi của người chồng. họ chỉ tìm đến chính quyền và cơ sở y
tế khi đã bị hành hạ dã man.
_ Một bộ phận người bị bạo hành lệ thuộc kinh tế vào chồng, họ không
có khả năng kiếm tiền hoặc số tiền kiếm được quá ít ỏi không đủ để nuôi
chính bản thaanminhf và lo cho con cái của họ. Bên cạnh đó, do nhiều người
phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc conm cái thường không biết làm mới
mình, quan niện ở nhà không cần làm đẹp gây nên sự ức chế cho người
chồng.
Có nhiều vụ việc chỉ đến khi phơi bày ra trước ánh sáng pháp luật thì
gia đình, người thân mới biết, song cũng có những hoàn cảnh đã được chia
sẻ, thậm chí cảnh báo hoặc vận động ly hôn nhưng người phụ nữ vẫn không
dám đứng lên mà chỉ biết tự an ủi rằng tại số phận đã sắp đặt như vậy, có
tránh cũng chẳng được, lại có những người sợ vì lời đe dọa, nếu nói ra hoặc
ly hôn sẽ giết chết cả vợ lẫn con, thậm chí là cả cha mẹ và người thân của
vợ. Tâm lý e ngại cùng những tư tưởng đạo lý truyền thống khiến bạo lực
gia đình trở thành một mối ẩn họa nghiêm trọng, đe dọa hạnh phúc của nhiều
phụ nữ và trẻ em.
Qua khảo sát của những người làm công tác tư vấn ở trung tâm thì trước
khi xảy ra bạo lực, số người hy vọng sẽ được ứng cứu là 42,05%; tìm cách
thoát thân là 25,61%; 15,92% sẽ có hành động tự vệ; 16,43% chấp nhận
sống chung với bạo lực gia đình. Nhưng khi bạo lực xảy ra, những người
phụ nữ muốn kêu cứu là 50%; muốn bỏ chạy là 19.08%; có hành động tự vệ
chỉ có 6,94%, đáng ngạc nhiên là những người cam chịu bạo lực lại ở mức
23,98%.
3.4 Nguyên nhân từ sự bất bình đẳng giới.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
12
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tư

tưởng trọng nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam
giới.
_ Quan niệm trọng nam, khinh nữ đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nên nhiều
người chồng ở nông thôn chỉ thích rượu chè, không chịu lao động, công việc
nặng nhọc trong nhà lại dồn lên vai người vợ, kinh tế của những gia đình
như vậy rất khó khăn, eo hẹp, vợ chồng thường xuyên xảy ra đánh cãi nhau.
Vợ _chồng là bình đẳng nhưng nhiều người quan niệm rằng kết hôn vợ về
nhà chồng phải tuân thủ các nguyên tắc mà chồng đặt ra, vợ thấp hơn chồng
và không có quyền được dạy bảo.
_ Tình trạng bất bình đẳng giới trong phân công lao động ,trong thực tế
người phụ nữ phải đảm đương quá nhiều công việc. Họ vừa phải làm tròn
vai trò xã hội trong khi vẫn phải hoàn thành tốt thiên chức làm vợ, làm mẹ
trong gia đình. Nhiều phụ nữ than thở rằng “ tôi chẳng khác gì đứa ôsin
trong gia đình”, và gánh nặng này không phải người đàn ông nào cũng sẵn
sàng chia sẻ với vợ.
4. Hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Bắc
Giang.
4.1 Tác động đến người phụ nữ.
_ Bạo lực gia đình đã gây ra biết bao hậu quả bất hạnh cho người phụ
nữ về thể lực như bị thương, tàn tật vĩnh viễn, nặng nhất là tử vong. Đặc biệt
bạo lực gia đình gây những ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe sinh sản của
người phụ nữ như: các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS, rối
loạn phụ khoa, nạo phá thai không an toàn, các biến chứng do nạo phá thai,
sảy thai, trẻ sơ sinh thiếu cân….
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
13
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
_ Kết quả điều tra cũng cho thấy, bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nặng
nề đến tâm lý của nạn nhân. Những người phụ nữ thường xuyên bị bạo hành
luôn trong tâm trạng hốt hoảng, trầm cảm, stress sau chấn thương,mất trí

nhớ .
+ Không ít phụ nữ sau đó đã phải điều trị lâu dài tại các bệnh viện tâm
thần, tốn kém thời gian, tiền bạc mà khả năng hoàn toàn bình phục là rất
khó, khả năng tái phát bệnh là rất cao. Nhưng có lẽ nặng nề nhất và phổ biến
hiện nay là bạo hành toàn diện, tức là người phụ nữ vừa bị tổn thương về
mặt thể chất, vừa bị tổn thương về mặt tinh thần. Theo thống kê của Trung
tâm Tư vấn và Chăm sóc sức khỏe phụ nữ Gia Lâm (Trung Tâm Tư Vấn và
Chăm sóc sức khỏe nhù nữ Gia Lâm) thì bạo hành toàn diện chiếm tới
70,92%, tiếp theo là bạo hành về thể chất 13,06%, bạo hành tình dục 8,88%,
bạo hành tinh thần là 7,14%.
+ Dù bạo hành ở mức độ nào cũng gây nên những đe dọa ghê gớm đối
với xúc cảm của người phụ nữ. Mức độ tác động của bạo lực gia đình lớn
hơn tất cả những nguyên nhân khác gây tổn thương cho người phụ nữ: 28%
phụ nữ bị ngược đãi đã cấp cứu tại thành phố lớn yêu cầu nhập viện vì các
tổn thương, 13% đề nghị điều trị y khoa nghiêm trọng.
4.2 Tác động đến con cái.
Nạn nhân không chỉ có bản thân người phụ nữ trong gia đình mà còn
cả trẻ em, nó ảnh hưởng tới việc giáo dục trẻ, hình thành nhân cách nơi trẻ.
_ Khi trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực dẫn đến cảm giác lo sợ. Thực tế đã
có không ít trẻ bỏ học, sa vào tệ nạn xã hội, sống với thái độ bất cần do
thường xuyên chứng kiến cảnh bạo lực giữa cha mẹ.
+ Trẻ em gái thường mặc cảm , tự ti trước mọi người, không thích giao
tiếp, không tự tin trong cuộc sống, luôn có tư tưởng bỏ học, không muốn kết
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
14
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
thân với người khác, tình trang này nếu kéo dài sẽ khiến các em rơi vào tình
trạng lãnh cảm.
+ Trẻ em trai thường trở lên ương bướng,khó bảo, thích gây gổ với người
khác, rất nhiều trong số đó xa vào các tệ nạn xã hội và trở nên hư hỏng.

_ Trẻ em là nhân chứng hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình sẽ có thể có
niềm tin là chỉ có bạo lực là phương thức hiệu quả để giải quyết xung đột
giữa mọi người với nhau.
+ Các bé trai học hỏi rằng phụ nữ không có giá trị hoặc không đáng được
tôn trọng gì, chúng thấy bạo lực hướng tới phụ nữ thì càng dễ lạm dụng phụ
nữ.
+ Các bé gái làm nhân chứng kéo dài của bạo lực gia đình thì về sau sẽ dễ
trở thành nạn nhân của gia đình, lớn lên trẻ dễ có những suy nghĩ không tích
cực về hôn nhân, tình yêu, hạnh phúc gia đình…
_ Ngoài việc phải chịu những tổn thương về tinh thần, các em cũng phải
chịu thêm sự suy giảm về kinh tế của gia đình, bố mẹ không quan tâm nhiều
đến việc chăm lo ăn uống, sinh hoạt cho các em. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe, làm giảm năng lực nhận thức và thành tích của trẻ.
4.3 Tác động đến gia đinh và xã hội.
_ Phá hoại các mối quan hệ gia đình, làm hạnh phúc gia đình bị đe dọa,
dễ dẫn tới tan vỡ gia đình. Nghiêm trọng hơn, bạo lực gia đình đã vi phạm
đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân,
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Thậm chí, nó còn làm xói mòn đạo đức, mất
tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Đây cũng là
nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
15
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
_ Bạo lực gia đình đã gây ra tác hại vô cùng lớn ảnh hưởng đến tình hình
kinh tế xã hội của đất nước.Bạo lực gia đình gây tốn kém tiền của của Nhà
nước do phải chi phí khám chữa bệnh cho các nạn nhân. Có những quốc gia
ước tính, hậu quả do bạo lực gia đình gây ra tương đương với 7% GDP. Mặt
khác họ phải nghỉ đề điều trị tổn thương nên ảnh hưởng đến sản xuất kinh
doanh và làm rối loạn vai trò cá nhân trong mọi hoạt động.
_ Gây mất trật tự, an toàn xã hội, là tiền đề hủy hoại nèn văn hóa tốt đẹp

bởi lẽ khi xảy ra xung đột, to tiếng ảnh hưởng đối mọi người xung quanh.
Hơn nữa người Á Đông luôn coi trọng mối quan hệ vợ chồng “tu nghìn năm
mới có thể cùng chăn gối”, vợ chồng là duyên là nợ,
Gần đây báo trí đưa nhiều tin về những vụ bạo hành thương tâm, một
trong số đó là vụ ở Song Khê, Bắc Giang: Chồng là Đào Văn Nam ép vợ là
Lý Thị Hoa cởi quần áo, nhốt vào chuồng chó và gọi mẹ vợ sang chứng
kiến. Đây là biểu hiện của sự suy đồi đạo đức. Cách đối xử đó như đối với
súc vật. Những cảnh bạo hành trên đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền con
người, nhân phẩm và tính mạng của nạn nhân, đồng thời ảnh hưởng xấu đến
những thế hệ tương lai. Cháu con sẽ lặp lại hành vi bạo hành gia đình mà khi
còn nhỏ được chứng kiến. Bạo hành gia đình đang là nguy cơ làm yếu đi sự
tiến bộ và bền vững của xã hội.
5. Những hoạt động nhằm giải quyết thực trạng bạo hành đối với phụ
nữ ở tỉnh Bắc Giang, những thành tựu và hạn chế còn tồn tại.
5.1 Những hoạt động để giải quyết.
Ý thức được nguy cơ đó của sự bất bình đẳng giới và hành vi bạo lực
gia đình, nhiều năm qua, cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đã coi việc phòng chống bạo lực trong gia đình là một nhiệm vụ trong
tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
16
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
_ Và trước thực trạng bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng, từ năm
2009 đến nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Tư pháp,
Hội Phụ nữ tỉnh triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình. Theo đó, trong năm 2009, toàn tỉnh đã tổ chức 123
buổi tuyên truyền kiến thức về bình đẳng giới; kinh nghiệm xây dựng gia
đình văn hoá, tiến bộ, hạnh phúc…
_ Mới đây, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tài trợ 547 triệu đồng
để Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Dự án "Xây dựng

năng lực địa phương trong phòng, chống bạo lực gia đình" tại huyện Lạng
Giang, giai đoạn 2010-2011. Vụ Xây dựng nếp sống văn hoá gia đình (Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hỗ trợ xây dựng điểm mô hình tuyên truyền
phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Tư Mại (Yên Dũng). Với sự vào cuộc
tích cực của ngành văn hoá, các huyện, thành phố đã tổ chức điều tra, tổng
hợp thông tin về tình hình gia đình, tập trung vào nhóm đối tượng: gia đình
nhiều thế hệ, hộ nghèo, gia đình có vợ (hoặc chồng) đi xuất khẩu lao động,
có con em mắc tệ nạn xã hội… Các địa phương đã thành lập 230 câu lạc bộ
phòng, chống bạo lực gia đình, đi sâu vào tuyên truyền cho các nhóm đối
tượng có nguy cơ cao. Thông qua các hoạt động này đã góp phần nâng cao
nhận thức giữ gìn, xây.dựng tổ ấm gia đình hạnh phúc.
_Ngày 26/11/2008, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số
2677/KH-UBND xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các địa phương của
hệ thống chính trị và từng gia đình trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi
bạo lực trong gia đình, trong việc củng cố, xây dựng gia đình đạt các tiêu
chí: No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
17
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
+ Ngay sau đó, 10/10 huyện, thành phố đã xây dựng Kế hoạch tổ chức
công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Thống
kê cho thấy, các huyện, thành phố đã tổ chức 23 đợt tuyên truyền lưu động
trên các tuyến đường giao thông, tuyên truyền trên 1.000 buổi trên các hệ
thống truyền thanh cơ sở; cấp phát 1.200 cuốn Luật Phòng chống bạo lực gia
đình và Luật Bình đẳng giới, 1.327 cuốn sách về giáo dục đời sống gia đình
cho cơ sở và các câu lạc bộ gia đình.
+ Thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình tỉnh,
7/10 huyện, thành phố đã thành lập được 129 Câu lạc bộ Phòng chống bạo
lực gia đình và xây dựng gia đình phát triển bền vững điểm với 2.527 hội
viên tham gia. Các huyện, thành phố có câu lạc bộ điểm hoạt động hiệu quả

là Yên Dũng, Lạng Giang và Bắc Giang
+ Cùng với việc chỉ đạo công tác tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực
gia đình ở các địa phương, Ban chỉ đạo của tỉnh đã tổ chức thành công Hội
thảo từ ngày 22 đến 25/9/2008 về công tác phòng chống bạo lực gia đình với
sự tham gia của lãnh đạo 5 ngành ở 26 tỉnh phía Bắc và ngày 16/11/2008 đã
tổ chức tốt lễ phát động chiến dịch truyền thông về Luật Phòng chống bạo
lực gia đình với sự tham gia của trên 700 đại biểu đến từ các địa phương và
các ngành, đơn vị trong tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương lấy
19.350 chữ ký hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bạo lực đối với phụ
nữ. Các cơ quan thông tin đại chúng: Đài PTTH tỉnh, Báo Bắc Giang đã có
nhiều tin, bài, phóng sự phục vụ kịp thời chiến dịch truyền thông Luật Phòng
chống bạo lực gia đình.
+ Cùng với hoạt động của các ngành, đoàn thể, địa phương, Ban vì sự tiến
bộ của phụ nữ tỉnh đã tổ chức 02 lớp tập huấn kiến thức về giới và phòng
chống bạo lực gia đình cho thành viên Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
18
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
cũng như Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cơ quan, ban, ngành, địa phương
trong tỉnh.
+ Hoạt động tuyên truyền của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo
dục pháp luật tỉnh cũng như Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục
pháp luật các cấp đã tập trung hướng việc tuyên truyền trong năm 2008 phục
vụ cho chiến dịch truyền thông Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Các
ngành thành viên của Hội đồng như Sở Tư pháp, Hội Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn
thanh niên, Công an tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo,
Uỷ ban MTTQ tỉnh, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ… đã có
nhiều hình thức truyền thông về Luật phòng chống bạo lực gia đình như xuất
bản Bản tin số chuyên đề về phòng chống bạo lực gia đình, phát hành các
tập tài liệu nghiệp vụ, tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, nghiên cứu các đề tài

khoa học, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý
lưu động, tổ chức các hoạt động hoà giải, thành lập trung tâm tư vấn pháp
luật của các tổ chức hội, đoàn thể…
5.2 Những thành tựu và hạn chế còn tồn tại.
_ Với những nỗ lực của các cấp các ngành, công tác phòng chống nạn
bạo lực gia đình ở Bắc Giang đang có tín hiệu đáng mừng. Số vụ vi phạm
Luật Phòng chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới giảm rõ rệt. Nhận
thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về phòng chống bạo
lực gia đình đã có chuyển biến tích cực, đã có nhiều tiếng nói cất lên khi có
tình trạng bạo lực xảy ra trong cộng đồng
Từ thực tế này ở tỉnh đã cho thấy, việc thực hiện phòng chống bạo lực gia
đình trước hết là phải Tiếp đến phải coi việc phòng chống bạo lực gia đình là
trách nhiệm của các cấp chính quyền Thực tế cho thấy, ở nơi nào, địa
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
19
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
phương nào cấp ủy chính quyền quan tâm đến công tác phòng chống bạo lực
gia đình thì nơi đó, tình trạng bạo lực gia đình sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi.
_ Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
+ Nhận thức của cộng đồng còn nhiều hạn chế và phản ứng chưa cao, đa
số những người được hỏi đều cho rằng, chỉ có sự hành hạ về thể xác mới cấu
thành bạo lực do tính chất nghiêm trong của nó, còn những hình thức bạo
lực tinh thần, bạo lực tình dục mặc dù khá phổ biến song ít được nhìn nhận,
vì đó là “bạo lực không nhìn thấy được”. Điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu
biết của người dân về luật pháp của Nhà nước liên quan đến đời sống và mối
quan hệ bình đẳng. Mọi người chỉ nắm được vấn đề thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, nhưng hoạt động này chưa có tầm bao quát rộng
khắp đến mọi đối tượng, mọi nơi.
+ Một rào cản quan trọng nữa trong công tác phòng chống bao lực gia
đình là nhận thức và phản ứng của những người trong cuộc còn thấp, nhiều

chị vẫn còn cam chịu để cửa nhà yên ấm, họ vẫn chưa nhận thức được quyền
lợi của mình, còn ngại khi báo chính quyền địa phương…
+ Thiếu cơ chế xử lý mạnh về pháp luật, can thiệp chậm, nhiều nơi chỉ
khi có nạn nhân phải đi cấp cứu thì chính quyền mới vào cuộc.
+ Tuy đã có các trung tâm tư vấn nhưng năng lực của nhân viên còn nhiều
hạn chê, chưa được đào tạo chuyên nghiệp, còn thiếu kỹ năng cơ bản như: tư
vấn, tham vấn và hoà giải, thiếu các công cụ can thiệp và giúp dỡ có hiệu
quả.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
20
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
+ Ngoài ra, còn thiếu các phong trào tích cực của các đoàn thể xã hội tại
địa phương; khó khăn về tài chính; rào cản về văn hoá, phong tục, tập quán
6. Những giải pháp và kiến nghị để xóa bỏ bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ở tỉnh Bắc Giang.
_ Giải pháp hữu hiệu nhất để kiềm chế hành vi bạo hành là đẩy mạnh
tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức trong cách ứng xử giữa những
người thân trong gia đình. Qua đó làm cho mọi thành viên hiểu và nhận thức
đúng đắn về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hơn nữa, cần nâng cao vị
thế cho phụ nữ, khuyến khích nam giới chia sẻ trách nhiệm chăm sóc sức
khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, việc nhà và nuôi dạy con cái. Bản thân
người phụ nữ cũng cần trang bị tri thức, học hỏi, nâng cao hiểu biết, tự làm
chủ cuộc sống và có biện pháp phản ứng hợp lý để bảo vệ mình". làm tốt
công tác truyền thông về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình,
giúp cho mọi người đăc biệt là cán bộ chính quyền hiểu rằng xóa bỏ bạo lực
gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi có sự phối hợp
của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị xã hội và cả cộng đồng vì sự phát
triển bền vững của gia đình.
_ Nâng cao nhân thức của phụ nữ về bạo lực gia đình; giải thích cho họ hiểu
phụ nữ cũng có quyền bình đẳng như nam giới trong mọi lĩnh vực, giải thích

cho họ hiểu bạo hành gia đình là một vấn nạn của xã hội, là một hành động
cần lên án, chứ không đơn thuần là chuyện trong nhà. Nhẫn nhịn không phải
là cách để gia đình hạnh phúc, để có được hạnh phúc phải là sự chia sẻ, động
viên và giúp đỡ của cả hai người.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
21
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
_ Khuyến khích sự lên tiếng của nạn nhân. Có những việc không giải quyết
được trong nội bộ gia đình, nạn nhân cần phải công bố cho cộng đồng chính
quyền, đoàn thể biết để có biện pháp can thiệp kịp thời.
_ Xây dựng mô hình Trung tâm Hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực giới trong
gia đình. Trung tâm có chức năng điều trị, tư vấn về luật pháp và tâm lý cho
các nạn nhân này. Phát triển và mở rộng quy mô các Trung tâm tư vấn tâm
lý, Giáo dục Tình yêu-Hôn nhân-Gia đình, Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và
gia đình (RaFH) Ngoài ra, thành lập thí điểm các Trung tâm tư vấn chăm
sóc sức khoẻ phụ nữ, các câu lạc bộ vì hạnh phúc gia đình (gồm các nạn
nhân bị bạo hành tham gia chia sẻ kinh nghiệm), câu lạc bộ tình nguyện vì
hạnh phúc gia đình (gồm các cán bộ chính quyền, y tế, phụ nữ, nông dân,
đoàn thanh niên, cán bộ hoà giải tham gia). Tuy nhiên, thực tế phần lớn
những người bị bạo hành gia đình chỉ đến nhờ tư vấn một lần, chỉ có 5 -
10% quay lại lần hai, trong số những người quay lại thì có đến 70 - 80% yêu
cầu thay đổi địa điểm tư vấn vì nhiều lý do khách nhau. Do vậy cần nâng
cao chất lượng của hoạt động dịch vụ này, đặc biệt là tập huấn và nâng cao
năng lực và kiến thức về giới cho cán bộ làm công tác hoà giải.
_ Tổ chức các lớp tập huấn cho các chị phụ nữ bị bạo hành để họ chia sẻ,
học các bảo vệ mình trước những hành vi bạo lực của chồng. Bên cạnh đó
cũng tổ chức các buổi tham vấn cho chính những thủ phạm nhằm chấm dứt
vòng tuần hoàn của bạo lực gia đình và ngăn ngừa tái phạm.
_ Đem đến cho những phụ nữ bị bạo hành thông điệp: “Phòng chống bạo lực
giới, họ không đơn độc” để tạo dựng niềm tin cho họ - những nạn nhân của

bạo hành gia đình đang rất cần sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
22
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
_ Các cơ quan chính quyền cần có những biện pháp mạnh hơn để phòng
chống bọa lực gia đình, đánh mạnh vào tâm lý người Việt coi trọng danh dự,
xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để cảnh cáo, răn đe. Ai có hành
vi bạo lực thì đưa lên phương tiện truyền thông để mọi người cùng biết
_ Luật bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình dần đi vào thực tiễn
tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất ngăn ngừa bạo lực gia đình. Tuy nhiên,
chế tài xử phạt còn chưa đủ sức răn đe, và cần phải có thêm các văn bản
hướng dẫn một cách cụ thể hơn nữa.
_ Vận động nhân dân thực hiện nội dung của phong trào xây dựng gia đình
văn hóa. Nêu cao vai trò gương mẫu, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng những
điển hình tiêu biểu trong phong trào với nội dung và hình thức phù hợp.
Tuyên dương những cá nhân tố cáo các hành vi bạo lực.
III. Kết luận
Phụ nữ là một nửa của bầu trời, nhưng trên thực tế, một nửa bầu trời của
thế giới đã và đang tồn tại không phẳng lặng do những ám ảnh và nỗi đau
mà bạo hành gia đình mang lại. Bạo lực gia đình ở Việt Nam nói chung và
ở Bắc Giang nói riêng đã gây ra những tổn thương nặng nề cả về thể
xác và tinh thần của các nạn nhân, đặc biệt là đối với người phụ nữ và
nó còn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã hội của quốc gia. Do
vậy, xóa bỏ bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà đòi
hỏi có sự phối hợp của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị xã hội và cả
cộng đồng vì sự phát triển bền vững của gia đình.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
23
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3

24
Tiểu luận Gia đình học Th.s Đặng Thị Lan Anh
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
25

×