BÀI 8:
HÌNH PHẠT VÀ CÁC
BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
PGS.TS.GVCC TRỊNH QUỐC TOẢN
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA
HÌNH PHẠT
1. Khái niệm và đặc điểm
A. HÌNH PHẠT
Trong tất cả các biện pháp đấu tranh
phịng và chống tội phạm thì hình phạt là
một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước có
tính chất đặc biệt. Sự đặc biệt của hình
phạt được thể hiện qua những đặc điểm
sau:
a) Hình phạt là biện pháp cưỡng chế Nhà
nước nghiêm khắc nhất trong hệ thống các
biện pháp cưỡng chế Nhà nước
A. HÌNH PHẠT
Điều 32 và 33 BLHS đã quy định các
hệ thống nhiều hình phạt với nội dung
cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục,
nặng, nhẹ khác nhau. Đối với cá nhân
phạm tội hình phạt nhẹ nhất là cảnh
cáo, nặng nhất là tử hình. Đối với pháp
nhân phạm tội, hình phạt nhẹ là phạt
tiền, hình phạt nặng nất là đình chỉ
hoạt động vĩnh viễn.
A. HÌNH PHẠT
Tuy khác nhau về mức độ cưỡng chế
nghiêm khắc, nhưng các hình phạt
trong hệ thống hình phạt của Nhà
nước ta có cùng tính chất là một loại
biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm
khắc nhất trong hệ thống các biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước.
b) Hình phạt được quy định trong BLHS
A. HÌNH PHẠT
Cũng như tội phạm, hình phạt phải
được quy định trong văn bản luật hình
sự. Chỉ những văn bản luật mới được
quy định các loại hình phạt hình sự, nội
dung, điều kiện cho phép áp dụng cũng
như khung hình phạt của từng tội phạm
cụ thể. Hiện nay văn bản luật duy nhất
quy định các loại hình phạt là BLHS
năm 1999. Trong BLHS, hình phạt được
quy định ở cả Phần chung và Phần các
tội phạm.
c) Hình phạt do Tịa án áp dụng đối với
chính cá nhân người hoặc pháp nhân đã
thực hiện một tội phạm và theo một trình
tự riêng biệt
A. HÌNH PHẠT
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định
TAND dân là cơ quan xét xử của nước cộng
hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp. Khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức TAND
2014 xác định chỉ có TAND mới có thẩm
quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự,
hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động, hành chính. Và theo Điều 30
BLHS, thì cơ quan duy nhất có quyền áp
dụng hình phạt đối với NPT là Tịa án.
A. HÌNH PHẠT
d) Hình phạt là cơng cụ đảm bảo cho
LHS có thể thực hiện được nhiệm vụ
bảo vệ cũng như nhiệm vụ đấu tranh
phịng và chống tội phạm
Hình phạt là biện pháp đặc thù của
PLHS, cho nên nhiệm vụ của PLHS
cũng đương nhiên là nhiệm vụ của
hình phạt.
Hình phạt bảo đảm cho LHS có thể
thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ,
chống tội phạm và giáo dục.
A. HÌNH PHẠT
Định nghĩa: Hình phạt là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước được quy định trong luật hình sự
do TAND nhân danh Nhà nước áp dụng
đối với người hoặc pháp nhân đã thực
hiện tội phạm, tước bỏ hoặc hạn chế
những quyền và lợi ích nhất định của
người bị kết án nhằm cải tạo, giáo dục
người , pháp nhân phạm tội và ngăn
ngừa tội phạm.
2. Mục đích của hình phạt
A. HÌNH PHẠT
Hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị
người, pháp nhân thương mại phạm tội
mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của
cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới;
giáo dục người, pháp nhân thương mại
khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa
và đấu tranh chống tội phạm (Đ.31
BLHS).
A. HÌNH PHẠT
a) Hình phạt có mục đích trừng trị và
mục đích cải tạo, giáo dục người phạm
tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới
Theo luật hình sự Việt Nam trước hết
thể hiện ở chỗ hình phạt tác động trực
tiếp đến người phạm tội, khơng chỉ
trừng trị mà cịn nhằm cải tạo, giáo dục
họ không phạm tội mới. Với nội dung là
sự tước bỏ, hạn chế nhất định về quyền
và lợi ích của người bị kết án theo quy
định của pháp luật, hình phạt bản thân
là sự cưỡng chế, trừng phạt của Nhà
nước đối với người phạm tội.
PHẦN I:
HÌNH PHẠT
Trừng trị là mục đích nhưng đồng thời
cũng là cơng cụ để đạt được mục đích
chủ yếu là giáo dục, cải tạo người
phạm tội để họ từ một người phạm tội
trở thành người lương thiện trong xã
hội, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật
và các quy tắc xử sự chung trong xã
hội, không phạm tội mới.
A. HÌNH PHẠT
Trừng trị và cải tạo, giáo dục là hai
mặt của phòng ngừa riêng hay phòng
ngừa đặc biệt của hình phạt. Giữa
trừng trị và cải tạo, giáo dục người
phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới
có mối quan hệ mật thiết, không tách
rời nhau.
PHẦN I:
HÌNH PHẠT
b) Hình phạt có mục đích ngăn ngừa
những người "khơng vững vàng" trong
xã hội phạm tội
Hình phạt khi được áp dụng không chỉ
tác động trực tiếp đến NPT mà nó cịn
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những
thành viên khác trong xã hội. Đối với
những thành viên "không vững vàng"
trong xã hội khi gặp hoàn cảnh khách
quan thuận tiện của xã hội dễ bị lôi
kéo vào con đường phạm tội thì việc
áp dụng hình phạt với NPT có tác dụng
răn đe, kiềm chế, giáo dục, ngăn ngừa
họ không phạm tội.
A. HÌNH PHẠT
c) Hình phạt có mục đích giáo dục các
thành viên khác trong xã hội nâng cao
ý thức pháp luật, tích cực tham gia vào
cuộc đấu tranh phịng ngừa và chống
tội phạm.
Áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội khơng chỉ tác động lên chính bản
thân những người này, tác động đến
những người "không vững vàng" trong
xã hội mà còn tác động đến mọi thành
viên khác trong xã hội.
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG HÌNH
PHẠT
B. HỆ THỐNG
HÌNH PHẠT
1. Khái niệm
Hệ thống hình phạt là tổng thể các loại hình
phạt do Nhà nước quy định trong luật hình
sự có sự liên kết chặt chẽ với nhau theo
một trật tự nhất định do tính chất nghiêm
khắc của từng loại hình phạt quy định.
Điều 32 BLHS quy định hệ thống hình phạt
đối với người phạm tội. Điều 34 đến Điều
45 BLHS quy định lần lượt nội dung và điều
kiện áp dụng của từng loại hình phạt cụ thể
trong HTHP.
B. HỆ THỐNG
HÌNH PHẠT
2. Đặc điểm
Từ quy định của BLHS sự cho thấy các
hình phạt trong hệ thống hình phạt đối
với người phạm tội là rất đa dạng và cân
đối, gồm có hình phạt chính và hình phạt
bổ sung, hình phạt khơng tước quyền tự
do và hình phạt hạn chế hoặc tước
quyền tự do, hình phạt tước bỏ quyền
sống của người bị kết án (Đ.32 BLHS).
Hình phạt đối với pháp nhân phạm tội
cũng đa dạng, vừa có hình phạt chính,
vừa có hình phạt bổ sung (Đ.33 BLHS).
B. HỆ THỐNG
HÌNH PHẠT
Việc nhà làm luật xây dựng một hệ
thống nhiều hình phạt với nội dung
cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục
nặng, nhẹ khác nhau áp dụng riêng
cho từng loại chủ thể (người phạm tội
và pháp nhân phạm tội) là cần thiết
bởi vì việc đa dạng hóa hệ thống hình
phạt phù hợp với quan điểm tiến bộ
trong chính sách hình sự của Nhà nước
ta, thể hiện các nguyên tắc cơ bản luật
hình sự và phù hợp với xu thế phát
triển chung, phù hợp với sự phong phú,
đa dạng các loại tội phạm trong xã hội.
B. HỆ THỐNG
HÌNH PHẠT
Sự đa dạng các hình phạt trong hệ thống
hình phạt là điều kiện bảo đảm tính thống
nhất trong thực tiễn xét xử của các Tòa án,
đảm bảo cho việc phân hóa TNHS và cá
thể hóa hình phạt chính xác, đảm bảo cho
việc xét xử được cơng bằng, bình đẳng.
Trên cơ sở những quy định chung về hình
phạt trong Phần chung BLHS và căn cứ
vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội
phạm cũng như yêu cầu đấu tranh phòng
và chống từng loại tội phạm, nhà làm luật
đã quy định hình phạt chính (và có thể cả
hình phạt bổ sung) cho từng loại tội phạm
cụ thể ở Phần các tội phạm BLHS.
B. HỆ THỐNG
HÌNH PHẠT
Các hình phạt trong hệ thống hình
phạt của Nhà nước ta khơng chỉ đa
dạng, cân đối mà nó cịn được sắp xếp
theo một trình tự từ hình phạt nhẹ
nhất đến hình phạt nặng nhất giúp
cho Tịa án vận dụng đúng đắn các
nguyên tắc quyết định hình phạt cũng
như chính sách hình sự của Nhà nước
ta. Ví dụ như vận dụng Điều 47 BLHS
để quyết định một hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn.
B.HỆ THỐNG
HÌNH PHẠT
II. Các loại hình phạt chính
Hình phạt chính là hình phạt được tun
độc lập. Đối với mỗi tội phạm Tịa án chỉ có
thể áp dụng một hình phạt chính. Trong
Phần các tội phạm của BLHS, hình phạt
chính được quy định trong tất cả các chế
tài hình sự.
Tịa án chỉ áp dụng những hình phạt chính
mà điều luật về tội phạm có quy định, trừ
trường hợp áp dụng Điều 47 BLHS để
chuyển sang hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn mặc dù hình phạt này khơng được
quy định trong điều luật về tội phạm ấy.