Tải bản đầy đủ (.docx) (477 trang)

giáo trình chủ nghĩa mác lênin 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 477 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


Bài 1
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
A. MỤCTIÊU
1. Về kiếnthức
Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về triết học nói chung, triết học
Mác-Lênin nói riêng, cũng như vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã
hội, qua đó thấy được vai trị của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội
hiệnnay.
2. Vềkỹnăng
Biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ
nghĩa duy tâm, biết vận dụng những kiến thức chung nhất của triết học MácLênin vào nhận thức và hoạt động thực tiễn.
3. Về tưtưởng
Củng cố niềm tin khoa học vào triết học Mác-Lênin, biết đấu tranh chống
lại những quan điểm sai trái phủ nhận vai trò của triết học Mác-Lênin.
B. NỘI DUNG
1. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾTHỌC
1.1. Triết học làgì
Triết học ra đời khoảng thế kỷ VIII-VI Tr.CN, ở cả Trung Quốc, Ấn Độ và
Hy Lạp cổ đại. Theo gốc từ trong tiếng Hán, triết học là sự truy tìm bản chất của
đối tượng, là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến chân lý của sự vật. Theo


người Ấn Độ, triết học là Dárshana, nghĩa là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là
con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Theo tiếng Hy Lạp cổ,
thuật ngữ triết học được kết hợp từ hai từ: “philos - tình yêu” và“ s o p h i a
- sự thông thái”. Theo nghĩa đen, triết học là tình u đối với sự thơng thái. Như
vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, ngaytừkhi mới ra đời, thì triết học đều
được coi là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, đi sâu nắm
bắt được chân lý, quy luật, bản chất của sự vật. Khác với thần thoại chủ yếu
lànhữngquanniệmtưởngtượnghoangđườngvềthếgiới;khácvớitôngiáolà
1


sự phản ánh thế giới một cách hư ảo, triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh
thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luật chung nhất của thế
giới như một chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ thống dưới dạng lý
luận. Do vậy, có thể hiểutriết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung
nhấtvề thế giới như một chỉnh thể, về con người, tư duy của con người cũng như
vị trí của con người trong thế giớiđó.
1.2. Nguồn gốc ra đời của triếthọc
Triết học ra đời do hai nguồn gốc là nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã
hội.
Nguồn gốc nhận thức
Triết học ra đời khi bộ óc con người phát triển, đạt đến trình độ có thể khái
q hóa, trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh bằng các
khái niệm, phạm trù, nguyên lý. Bởi lẽ, tư duy triết học là tư duy bằng khái niệm,
phạm trù, nguyên lý. Khi con người chưa thể khái quát hóa, trừu tượng hóa sự
vật, hiện tượng bằng các khái niệm, phạm trù, nguyên lý thì chưa thể có triết học.
Q trình nhận thức thế giới bên ngồi, quá trình thâm nhập vào bản chất các sự
vật được thể hiện trong việc con người nhờ tư duy trừu tượng mà hình thành các
khái niệm, các phạm trù triếthọc.
Nguồn gốc xã hội

Triết học chỉ ra đời khi trong xã hội có sự phân cơng lao động xã hội, đã có
sự tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay. Trên cơ sở đó hình thành tầng
lớp trí thức, trong đó có các nhà triết học, những người chun lao động trí óc,
làm cơng việc sáng tạo tri thức, khái quát quá trình nhận thức của mình về
thếgiới.
1.3. Vấn đề cơ bản của triếthọc
Trong tác phẩmLút-vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổđiển
Đức,Ph.Ăngghen đã nêu: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của
triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” 1. Mối quan hệ
giữatưduyvớitồntạiđượcbiểuhiệncụthểrathànhmốiquanhệgiữavậtchất
1

C.Mác và Ph.Ăngghen (1995),Tồn tập,Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t.21, tr.403.


với ý thức. Mối quan hệ này được coi là vấn đề cơ bản của triết học bởi
lẽ:Thứnhất,nó ra đời cùng sự ra đời của triết học và tồn tại cùng sự tồn tại của
triết học suốt từ khi ra đời cho đến nay.Thứ hai,trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ
bản này như thế nào sẽ quy định lập trường của các trường phái triết học và việc
giải quyết những vấn đề triết học còn lại. Điều này đã được lịch sử phát triển của
triết học chứngminh.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:Mặt thứ nhất,trả lời cho câu hỏi
giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái
nào? Đây là câu hỏi về mặt bản thể - nguồn gốc ban đầu của thế giới và được gọi
là vấn đề bản thể. Lý luận về vấn đề này được gọi là bản thể luận.
Mặt thứ hai,trả lời cho câu hỏi tư duy của con người có phản ánh được tồn
tại hay khơng? Ý thức có phản ánh được vật chất hay khơng? Con người có khả
năng nhận thức được thế giới hay không? Đây là câu hỏi về mặt nhận thức và lý
luận về vấn đề này được gọi là nhận thứcluận.
1.4. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duytâm

Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà
triết học thành các trường phái triết học khác nhau. Trong lịch sử triết học, dựa
trên việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã hình thành hai
trường phái triết học lớn là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duytâm.
Chủ nghĩa duy vật và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật
tronglịch sử.
Các nhà triết học cho rằng, tồn tại (vật chất) có trước tư duy (ý thức) và
quyết định tư duy (ý thức) của con người được gọi là các nhà duy vật. Học thuyết
của họ hợp thành chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật xuất hiện ngay từ thời cổ
đại, từ khi triết học mới bắt đầu xuất hiện. Từ đó đến nay, nó đã trải qua ba hình
thức cơ bảnsau:
Thứ nhất,chủ nghĩa duy cổ đại. Đây là hình thức đầu tiên của chủ nghĩa
duy vật và cịn mang tính chấttự phát, chất phác, ngây thơ. Quan điểm của chủ
nghĩa duy vật thời kỳ này nhìn chung là đúng đắn nhưng do khoa học thời kỳ này
chưa phát triển nên chủ yếu dựa vào quan sát trựctiếp.


Thứ hai,chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII. Thời kỳ này cơ
học phát triển mạnh mẽ và đã ảnh hưởng nhiều đến các nhà duy vật khiến cho
quan điểm duy vật của họ cịn siêu hình, máy móc. Các nhà duy vật siêu hình
xem xét giới tự nhiên và con người chỉ như những cỗ máy cơ học khác nhau mà
thôi. Hơn nữa, họ không thấy giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới có mối
quan hệ tác động, ảnh hưởng, chuyển hóa lẫn nhau.
Thứ ba,chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập vào
những năm 40 của thế kỷ XIX và V.I.Lênin bổ sung, phát triển xuất sắc vào cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mác,
Ph.Ăngghen có sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp
biện chứng. Nó khơng chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiênmàcịn duy vật
trong giải thích cả đời sống xãhội.
Ngồi các hình thức cơ bản trên đây, trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa

duy vật cịn có chủ nghĩa duy vật tầm thường như Buykhơnơ, Mơlétsốt… khơng
thấy vai trị của ý thức đối với vật chất và chủ nghĩa duy vật kinh tế xuất hiện vào
cuối thế kỷ XIX, coi kinh tế là cái duy nhất quyết định sự phát triển xã hội, như
Bécgten người Đức, Pecơrốpxki ngườiNga,v.v..
Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm
tronglịch sử.
Những nhà triết học cho tư duy (ý thức) có trước tồn tại (vật chất) và quyết
định tồn tại (vật chất) thuộc chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm cũng xuất
hiện ngay từ thời cổ đại và tồn tại dưới hai dạng chủ yếu: chủ nghĩa duy tâm chủ
quan và chủ nghĩa duy tâm kháchquan.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng ý thức chủ quan ở trong đầu óc con
người là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng. Đại biểu tiêu biểu là Bécơcli,
Hium, Phíchtơ, Makhơ,v.v.. Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng ý thức của
các lực lượng siêu nhiên như tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối, v.v.. ở ngoài
con người là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng, tiêu biểu như Platôn, Hê
ghen,v.v..


Tuy có sự khác nhau trong quan niệm cụ thể về tư duy (ý thức), nhưng cả
hai hình thức của chủ nghĩa duy tâm đều thống nhất với nhau ở chỗ coi ý thức,
tinh thần là cái có trước tồn tại, vật chất, là cải sản sinh ra tồn tại, vật chất và
quyết định tồn tại, vật chất.
Trong lịch sử triết học luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm với tính cách là hai đảng phái chính trong triết học.
Cuộc đấu tranh đó tạo nên động lực bên trong cho sự phát triển của tư duy triết
học, đồng thời, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm cũng
biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh hệ tư tưởng của các giai
cấp đối địch trong xãhội.
1.5. Thuyếtkhảtri và bấtkhảtri
Cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học phân chia các

học thuyết triết học thành học thuyết khả tri (có thể biết) và học thuyết bất khả tri
(không thể biết). Thuyết khả tri, khẳng định con người có thể nhận thức được thế
giới. Ph.Ăngghen cho rằng, đối với câu hỏi “Con người có nhận thức được thế
giới khơng?” phần lớn các nhà triết học thừa nhận con người có thể nhận thức
được thế giới. Tuy nhiên trong lịch sử triết học cũng có một số nhà triết học cho
rằng con người khơng thể hiểu biết được thế giới hay ít ra cũng khơng thể nhận
thức được bản chất của nó. Học thuyết của họ được gọi là thuyết không thể biết.
Đại biểu tiêu biểu: Hium (nhà triết học Anh), Cantơ (nhà triết học Đức). Theo
Hium, con người không thể biết được sự vật là như thế nào và không thể biết
được nó tồn tại ra sao. Cịn Cantơ cho rằng, có tồn tại “vật tự nó” - thừa nhận có
một thế giới sự vật tồn tại nhưng con người không thể nhận thức được bản chất
của “vật tự nó”màchỉ nhận thức được những hiện tượng bên ngồi của nómàthơi.
Thuyết khơng thể biết đã bị Ph.Ăngghen phê phán: “Sự bác bỏmộtcách hết sức
đanh thép những sự vặn vẹo triết học ấy, cũng như tất cả những triết học khác, là
thực tiễn, chính là thực nghiệm và cơng nghiệp. Nếu chúng ta có thể chứng minh
được tính chính xác của quan điểm của chúng ta về một hiện tượng tự nhiên nào
đó,

bằng

cách

tự

chúng

ta

làm


ra

hiện

tượng

ấy,

bằng

tạoranótừnhữngđiềukiệncủanó,vàhơnnữa,cịnbắtnóphảiphụcvụmục

cách


đích của chúng ta, thì sẽ khơng cịn có cái “vật tự nó” khơng thể nắm được của
Cantơ nữa”2. Nhận thức của con người bị hạn chế bởi thực tiễn, bởi những điều
kiện lịch sử - xã hội cụ thể, nên không thể nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự vật
trong thời gian nhất định. Hơn nữa, mỗi sự vật, hiện tượng có vơ vàn thuộc tính
nên nhận thức phải đi từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai, từ bản chất cấp
hai đến bản chất cấp ba … đến cấp n. Nhưng nếu từ đó đi tới phủ nhận khả năng
nhận thức thế giới của con người là sai lầm.
1.6. Biện chứng và siêuhình
Trong triết học có hai phương pháp nhận thức đối lập nhau là phương pháp
biện chứng và phương pháp siêuhình.
Phương pháp siêu hìnhxem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập,
tĩnh tại, bất biến, đứng im, nghĩa là, “chỉ nhìn thấy những vật riêng biệt mà khơng
nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của
những vật ấy mà khơng nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật
ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động

của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà khơng thấy rừng”3.
Ngược lại,phương pháp biện chứngxem xét sự vật, hiện tượng trong mối
liên hệ, vận động, biến đổi, phát triển, tức không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà
còn thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật, không chỉ nhìn thấy trạng thái
tĩnh của sự vật mà cịn thấy cả trạng thái động của sự vật. Như vậy, phương pháp
biện chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau,
trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng với một tư duy mềm dẻo, linh
hoạt, "khơng chỉ nhìn thấy những sự vật cá biệtmàcịn thấy cả mối liên hệ giữa
chúng, khơng chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vậtmàcịn thấy cả sự sinh thành và
tiêu vong của sự vật, không chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh…màcịn thấy cả trạng
thái động của sự vật, khơng chỉ thấy câymàcịn thấy cả rừng". Do đó, phương
pháp biện chứng là phương pháp khoa học, mềm dẻo, linh hoạt, cho phép con
người phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiệntượng.

2
3

C.Mác và Ph.Ăngghen:Tồn tập, Nxb Chính trịquốc gia, H. 1995, t. 21, tr. 406.
C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb Chính trịquốc gia, H. 1994, t.20, tr. 37.


Các hình thức cơ bản của phép biện chứng trong lịch sử
Thứ nhất,phép biện chứng tự phát thời cổ đạilà hình thức đầu tiên của
phép biện chứng trong lịch sử triết học. Tiêu biểu cho tư tưởng biện chứng của
triết học Trung Quốc là thuyết âm - dương và “ngũ hành luận” (học thuyết về
những nguyên tắc tương tác, biến đổi của các yếu tố bản thể trong vũ trụ). Trong
triết học Ấn Độ, tư tưởng biện chứng biểu hiện rõ nét nhất là ở triết học Phật
Giáo với các phạm trù “vô ngã”, “vô thường”, “nhân duyên tương lục”. Đặc biệt,
trong nhiều học thuyết của triết học Hy Lạp cổ đại, các nhà tư tưởng đã thấy
rằng, các sự vật của thế giới xung quanh ta có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn

nhau, làm cho mọi sự vật, hiện tượng ln trong q trình vận động, biến hóa,
sinh thành và tiêu vong. Nhìn chung, do chưa đạt đến trình độ đi sâu phân tích
thế giới nên các nhà biện chứng cổ đại nói chung chưa chỉ ra được nguồn gốc,
bản chất của mối liên hệ, sự vận động và biến đổi của mọi sự vật, hiện tượng.
Cách xem xét thế giới như vậy, theo Ph.Ăngghen còn mang tính ngây thơ, chất
phác. Vì vậy, phép biện chứng thời cổ đại còn hạnchế.
Thứ hai, phép biện chứng duy tâm của Hêghen.Hêghen cho rằng, có tồn
tại“ýniệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới” ln trong q trình vận động, biến
đổi, phát triển. Trong quá trình phát triển ấy, ý niệm tuyệt đối “tự tha hóa”,
chuyển hóa thành giới tự nhiên và sau đó lại “tha hóa” trở về với bản thân mình
dưới dạng tinh thần. Hêghen đã xây dựng phép biện chứng của thế giới bên
ngoài, nhưng thế giới này là do“ýniệm tuyệt đối” tha hóamàthành. Vì vậy, ở
Hêghen sự phát triển biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là sự sao chép lại quá
trình vận động của“ýniệm tuyệt đối”màthôi và phép biện chứng của ông là phép
biện chứng duytâm.
Thứ ba, phép biện chứng duy vậtdo C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập và
V.I.Lênin bổ sung, phát triển. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác –
Lênin được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật biện chứng và có sự
thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp
luận (biện chứng duy vật), vì vậy nó khơng chỉ giải thích thế giới mà cịn là cơng
cụ để cải tạo thế giới. Nói khác đi, phép biện chứng duy vật có sự thống nhất


giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, giữa lý luận khoa
học và thực tiễn.
2. TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃHỘI
2.1. Khái lược sự ra đời và phát triển của triết họcMác-Lênin
2.1.1. Những điều kiện kinh tế, chính trị, xãhội
Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng ra đời vào những năm
40 của thế kỷ XIX. Lúc bấy giờ, chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đang trên đà phát

triển mạnh mẽ. Anh và Pháp cơ bản đã hồn thành cách mạng cơng nghiệp. Nước
Đức, mặc dù cịn là nước qn chủ phong kiến nhưng có bước phát triển vượt bậc
về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực cơng nghiệp. Chính sự phát triển mạnh mẽ về
kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã làm bộc lộ những mâu thuẫn vốn có của nó, đặt
ra những vấn đề đòi hỏi các nhà tư tưởng của thời đại phải trả lời. Trong đó, có
cách trả lời, tiếp cận của C.Mác vàPh.Ăngghen.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra
những điều kiện vật chất, kỹ thuật cho việc thực hiện những lý tưởng của chủ
nghĩa xã hội, làm cơ sở khắc phục tính khơng tưởng của những tư tưởng xã hội
chủ nghĩa khơng tưởng trước đó, thúc đẩy sự ra đời của triết học Mác.
Sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm
cho giai cấp vô sản phát triển không chỉ về số lượngmàcả về chất lượng. Trong
những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX, ở Anh, Pháp, Đức đã nổ ra nhiều cuộc đấu
tranh quymơlớn, có tính chất giai cấp như phong trào Hiến chương ở Anh (vào
những năm 30); khởi nghĩa của công nhân ở thành phố Lyông của Pháp (1831,
1834); khởi nghĩa của công nhân ở thành phố Xilêdi của Đức 91844),v.v.. Những
cuộc đấu tranh này của giai cấp cơng nhân địi hỏi phải có một lý luận khoa học,
cách mạng dẫn đường. Trong khi ấy, nhiều trào lưu tư tưởng phi khoa học như
chủ nghĩa xã hội “chân chính” lại tìm cách len lỏi vào phong trào cơng nhân. Đã
vậy, vào thời điểm này giai cấp tư sản đã bộc lộ tính chất phản động về
mặtlịchsử,khơngcịnlàđạidiệnchosựtiếnbộcủalịchsửnữa.Chínhnhững


điều này thúc đẩy cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói
riêng.
2.1.2. Tiền đề khoahọc
Cuối thế kỷ XIX khoa học tự nhiên đã có bước phát triển vượt bậc về chất,
chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận. Nhiều phát minh khoa học
mang tính vạch thời đại xuất hiện, đặc biệt làĐịnh luật bảo tồn và chuyểnhóa
năng lượngcủa G.R.Mayơ (1814-1878);Thuyết tiến hóacủa S.R.Đácuyn (18091882);Thuyết tế bàocủa M.G.Sleđen (1804-1892) và T.Svanơ (1810- 1882).

Những phát minh khoa học này không chỉ làm bộc lộ rõ tính hạn chế của phương
pháp tư duy siêu hình trong nhận thức thế giới,màcịn tạo ra cơ sở khoa học để
khắc phục phương pháp tư duy siêu hình. Đồng thời, chúng cũng cung cấp những
cơ sở khoa học cho phương pháp tư duy biện chứng và quan niệm duy vật biện
chứng về tự nhiên, xã hội ra đời, pháttriển.
Đánh giá về vai trò, ý nghĩa của những phát minh khoa học thời kỳ này đối
với sự hình thành phương pháp tư duy biện chứng, Ph.Ăngghen viết: “Quan niệm
mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: tất cả cái gì cứng
nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì là cố định đều biến thành mây khói;... và người ta
đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dịng và một
tuần hồn vĩnh cửu”4. Những phát minh khoa học tự nhiên này đã là những cơ sở,
tiền đề khoa học trực tiếp cho sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung, thế giới quan
duy vật và phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác nói riêng.
2.1.3. Tiền đề lýluận
Học thuyết của C.Mác “ra đời là sựthừa kếthẳng và trực tiếp những học
thuyết của những đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học
và trong chủ nghĩa xã hội”5. Trong đó, triết học Mác ra đời là sự kế thừa toàn bộ
thành tựu lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, nhưng trực tiếp nhất là triết học cổ
điểnĐức.
4

C.Mác và Ph.Ăngghen:Tồn tập,Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.20, tr.471.
V.I.Lênin:Toàn tập,Nxb.Tiến bộ, M.1980, t.23, tr.49-50.

5


Với triết học của Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đãkếthừa tư tưởng biện
chứng, đồng thời gạt bỏ cái vỏ duy tâm, thần bí của phép biện chứng ấy và đặt
phép biện chứng ấy trên nền thế giới quan duy vật. Còn thế giới quan duy vật

được ông và Ph.Ăngghen làm giàu bằng phương pháp biện chứng. Chính C.Mác
đã khẳng định: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương
pháp của Hêghen về cơ bản,màcòn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa”6.
C.Mác và Ph.Ăngghen cũng kế thừa những giá trị trong triết học duy vật
nhân bản của Phoiơbắc, vận dụng chủ nghĩa duy vật này để khắc phục chủ nghĩa
duy tâm của Hêghen. Đồng thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cải tạo chủ nghĩa duy
vật của Phoiơbắc, khắc phục tính chất siêu hình, máy móc, trực quan, khơng triệt
để của nó. Trên cơ sở đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm giàu chủ nghĩa duy vật
bằng phép biện chứng, còn phép biện chứng được hai ông đặt trên nền thế giới
quan duy vật. Cả chủ nghĩa duy vật, cả phép biện chứng đều được C.Mác và
Ph.Ăngghen phát triển lên một trình độ mới về chất so với trước đó. Trong triết
học Mác, chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng, còn phép biện
chứng là phép biện chứng duy vật. Không những vậy, chủ nghĩa duy vật của
C.Mác và Ph.Ăngghen còn là chủ nghĩa duy vật triệt để so với chủ nghĩa duy vật
không triệt để của Phoiơbắc. Chủ nghĩa duy vật của C.Mác và Ph.Ăngghen đã
giải thích một cách duy vật không chỉ thế giới tự nhiênmàcả xã hội, lịch sử lồi
người.
Ngồi ra, C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa có chọn lọc tư tưởng kinh tế
chính trị hợp lý của A.Xmít và Đ.Ricácđơ; tư tưởng chủ nghĩa xã hội khơng
tưởng của XanhXimơng, S.Phuriê và R.Ơoen để xây dựng nên những tư tưởng
triết học duy vật biện chứng của mình.
2.1.4. Nhân tố chủ quan của C.Mác vàPh.Ăngghen
Triết học Mác ra đời ngồi những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tiền
đề khoa học và tiền đề lý luận cịn có những điều kiện chủ quan. Đó là những
nhân tố thuộc về cá nhân của C.Mác và Ph.Ăngghen.
6

C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.23, tr.35.



Các Mác (5.5.1818 - 14.3.1883), tên đầy đủ Karl Henrich Marx sinh tại
Triơ (Trier), tỉnh Ranh nước Đức trong một gia đình lao động. Ngay từ nhỏ
C.Mác đã nhận được sự giáo dục tốt từ gia đình và chịu ảnh hưởng sâu sắc tinh
thần nhân đạo, yêu thương con người, yêu tự do, niềm say mê nghiên cứu khoa
học. Lớn lên ông chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ cách mạng của cuộc cách
mạng tư sản Pháp 1789 và sớm có ước mơ giải phóng con người khỏi mọi hình
thức nơ dịch, áp bức, bất cơng. Ơng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Béclin ngành
triết học và được công nhận tiến sĩ triết học năm 1841 bằng cơng trình tự nghiên
cứu của mình. Những đức tính, phẩm chất, tố chất ấy đã góp phần quan trọng
trong việc hình thành nên học thuyết triết học duy vật, biện chứng, nhân đạo vĩ
đại mang tên C.Mác.
Phridrich Ăngghen (Fridric Engels), sinh 28.11.1820tạiBácmen nước Đức,
mất ngày 5 tháng 8 năm 1895tạiLuân Đôn nước Anh. Ph.Ăngghen sinh ra trong
một gia đình chủ xưởng dệt. Ơng khơng có cơ hội tốt nghiệp trung học vì gia
đình bắt phải học nghề kinh doanh từ rất sớm và phải tham gia thực hiện nghĩa vụ
quân sự. Tuy nhiên, ông là người thông minh, chăm chỉ, cần cù tự học và tích cực
nghe dự thính các bài giảng của các giáo sư triết học đương thời. Cũng giống
C.Mác ông có tố chất thơng minh và rất u thương người lao động, từ nhỏ ông
đã căm ghét sự chuyên chế, độc đốn nhà nước phong kiến Phổ.Ơngcó cơ hội
tham gia phong trào Hiến chương, làm việc, tiếp xúc với đời sống giai cấp công
nhân Anh. Điều này đã giúp Ph.Ăngghen sớm nhận ra tính chất thần bí của triết
học Hêghen; hiểu, thông cảm với cuộc sống vất vả của những người cơng nhân.
Cũng chính sự tham gia vào đời sống công nhân đã làm nảy sinh tinh thần dân
chủ cách mạng, tư tưởng vơ thần, tình u thương, sự đồng cảm với người cơng
nhân và mong muốn giải phóng cơng nhân khỏi nơ dịch, áp bức, bóc lột.
Chính tình u thương những người công nhân, những người lao động,
tinh thần hy sinh khơng mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng những người lao động,
niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân, cùng sự thông
minh, trí tuệ uyên bác của C.Mác và Ph.Ăngghen là những nhân tố chủ quan



đóng vai trị quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác
nói chung, triết học Mác nói riêng.
2.2. V.I.Lênin phát triển triết họcMác
2.2.1. Hồn cảnh V.I.Lênin phát triển triết họcMác
Về điều kiện chính trị-xã hội,vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, chủ nghĩa tư bản phát triển, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng
bản chất bóc lột, ăn bám của chúng không đổi. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và
vô sản càng gay gắt. Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Nga nổ ra nhiều
hơn, đặc biệt là cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907); cách mạng tư sản tháng
Hai 1917 và đỉnh cao là cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917. Lúc bấy
giờ, chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi ở Nga, nhưng xuất hiện đủ các loại
trào lưu tư tưởng phản động như chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán; chủ nghĩa
thực dụng, chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa dân túy... muốn thay thế chủ nghĩaMác.
Về khoa học tự nhiên,cuối XIX đầu XX đạt được những thành tựu mới,
đặc biệt là vật lý học, đi sâu nghiên cứu thế giới vi mô, phát hiện ra các dạng vật
chất mới như các tia, các hạt, trường, sóng,v.v.. Những phát minh của vật lý này
đã làm cho quan niệm siêu hình đồng nhất vật chất với ngun tử khơng cịn căn
cứ khoa học nữa.Trong bối cảnh ấy, một số nhà khoa học tự nhiên đã cho rằng
“vật chất biến mất, vật chát tiêu tan”, rơi vào duy tâm, tạo ra cuộc khủng hoảng
trong vật lý học. Tất cả những điều kiện này đã thôi thúc V.I.Lênin bổ sung và
phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nóiriêng.
2.2.2. NhữngnộidungchủyếuV.I.Lêninbổsung,pháttriểntriếthọc
Mác
V.I.Lênin đóng góp vào triêt học Mác, có thể chia làm ba thời kỳ, đáp ứng
ba nhu cầu cơ bản của thực tiễn: thời kỳ từ 1893 - 1907; thời kỳ từ 1907 - 1917;
thời kỳ sau cách mạng Tháng Mười.
Thời kỳ đầu 1893- 1907 là những năm V.I.Lênin tập trung chống phái dân
túy Nga, vạch trần bản chất tư sản, phản động của phái dân túy Nga, bảo vệ lý
luận hình thái kinh tế-xã hội của Mác.



Thời kỳ những năm 1907 - 1917, V.I.Lênin đấu tranh chống chủ nghĩa duy
tâm chủ quan của phái Makhơ, đưa ra định nghĩa nổi tiếng về vật chất cùng các
nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng, đồng thời kiên quyết đấu
tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, xétlại.
Thời kỳ sau cách mạng Tháng Mười (1917), V.I.Lênin tiếp tục đấu tranh
chống bệnh ấu trĩ “tả khuynh” cùng các trào lưu tư tưởng sai lầm khác; bàn về
những vấn đề biện chứng của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực; thực
hiện chính sách kinh tế mới; về bản chất chủ nghĩa đế quốc; về nhà nước và cách
mạng; v.v.. Chính những đóng góp to lớn của V.I.Lênin vào sự phát triển lý luận
của triết học Mác mà một giai đoạn mới trong sự phát triển của triết học Mác
được gắn với tên tuổi của Người, đó là triết học Mác-Lênin.
3. VAITRỊCỦATRIẾTHỌCMÁC-LÊNINTRONGĐỜISỐNGXÃ
HỘI
3.1. Vai trị thế giới quan và phương phápluận
Vai trò thế giới quan
Thế giới quan,theo nghĩa hẹp, là quan niệm hay hệ thống quan niệm của
con người về thế giới. Quan niệm hay hệ thống quan niệm này cũng không phải
nhất thành bất biến mà nó thay đổi theo điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể, phụ
thuộc vào trình độ nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới của con người. Nhưng
thế giới quan không tách rời con người. Bởi vậy, theo nghĩa rộng, thế giới quan là
hệ thống những quan niệm của con người về thế giới; về vị trí của con người
trong thế giới đó, về chính bản thân cuộc sống của con người và loài người trong
mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Thế giới quan đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người
và xã hội loài người. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, nghĩa là triết
học quan niệm về thế giới bằng hệ thống lý luận của mình. Thế giới quan triết
học Mác-Lênin có quan niệm duy vật, biện chứng, khoa học về thế giới, về lịch
sử, xã hội và về tư duy của con người. Do vậy, thế giới quan triết học Mác- Lênin

có vai trịđịnh hướng đúng đắn cho hoạt động nhận thức và hoạt


độngthựctiễncủaconngười.Nghĩalà,trêncơsởquanniệmcủathếgiớiquantriế
t


học Mác-Lênin về thế giới này mà con người sẽ định hướng đúng đắn cho hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình. Chẳng hạn, nếu một người có
quan niệm duy vật biện chứng về thế giới thì trong nhận thức cũng như hoạt động
thực tiễn, anh ta sẽ hành động theo tinh thần duy vật, biện chứng. Ngược lại, nếu
anh ta có thế giới quan duy tâm về thế giới thì trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn, anh ta sẽ thực hiện theo tinh thần duy tâm. Trong triết học có hai thế giới
quan cơ bản đối lập nhau là thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Thế
giới quan triết học Mác-Lênin là đỉnh cao của thế giới quan duy vật và tiền đề để
xác lập nhân sinh quan tích cực, đúng đắn.
Vai trị phương pháp luận
Phương pháp có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của con người, làm
tăng hiệu quả hoạt động của con người, làm cho hoạt động của con người mang
tính sáng tạo, tích cực, tự giác và hiệu quả.
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng phương pháp là những nguyên tắc do lý trí
con người tự ý đặt ra để tiện cho nhận thức và hoạt động thực tiễn. Theo quan
niệm này, phương pháp là phạm trù thuần tuý chủ quan, không phụ thuộc vào đối
tượng nhận thức và đối tượng tác động của conngười.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định phương pháp dù là những
nguyên tắc do con người đặt ra và dùng để điều chỉnh hoạt động của mình nhằm
đạt mục đích nhất định, nhưng khơng phải đặt ra một cách hồn tồn chủ quan,
tuỳ tiện, cũng khơng phải là những ngun tắc có sẵn bất biến. Phương pháp phụ
thuộc vào đối tượng nghiên cứu và đối tượng tác động, phụ thuộc vào mục đích
đặt ra của chủ thể. Đối tượng tác động và mục đích của con người khơng phải do

con người tạo ra theo ý muốn chủ quan thuần tuý của mình. Muốn tiếp cận đối
tượng và giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chủ thể phải nghiên cứu đối tượng và mục
đích cần đạt tới một cách khách quan. Nghĩa là phải vạch rõ đối tượng có tính
chất gì, các yếu tố cấu thành nên đối tượng, giới hạn tồn tại của đối tượng là gì,
v.v.. Từ đó chủ thể nhận thức rõ những quy luật tồn tại và biến đổi của đối tượng.
Chỉ trên cơ sở đó chủ thể mới xác định được phải nghiên cứu và hành động như
thế nào và cần phải sử dụng những phương tiện, công cụ và biệnp h á p


gì cho thích hợp, cũng như cần phải kết hợp các yếu tố đã cho theo một trình tự
như thế nào cho hợp lý để đạt được mục đích tối ưu.
Theo triết học Mác-Lênin,phương pháp là những cách thức, con
đườngthực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt mục đích
đã đặt ra một cách tối ưu nhất.Phương pháp là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công hay thất bại đối với hoạt động của con người. Nếu với những
điều kiện khách quan nhất định như nhau, phương pháp phù hợp thì kết quả đạt
được càng cao và ngược lại phương pháp không phù hợp có thể khơng đưa đến
kết quả như mong muốn, hoặc hiệu quả công việc khôngcao.
Phương pháp luận.Trên thực tế, để giải quyết một cơng việc đã định
người ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau. Trong các phương pháp đó
có phương pháp thích hợp đưa lại hiệu quả cao, cũng có phương pháp khơng
thích hợp, đưa lại hiệu quả thấp. Làm thế nào để chọn được một phương pháp
thích hợp nhất trong số rất nhiều phương pháp có thể sử dụng? Trả lời cho vấn
đề này làm nảy sinh nhu cầu tri thức về phương pháp. Từ nhu cầu tri thức về
phương pháp đưa đến sự ra đời khoa học và lý luận về phương pháp. Đó chính
là phương pháp luận. Theo triết học Mác-Lênin,phương pháp luận là lý luận
vềphương pháp, là hệ thống quan điểm, nguyên tắc xác định phương pháp,
phạm vi ứng dụng phương pháp, lựa chọn phương pháp, v.v.. cho hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người một cách tối ưu nhất.Triết học
Mác-Lênin với các nguyên tắc phương pháp luận của mình như nguyên tắc

khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, thực tiễn có vai trị phương
pháp luận rất to lớn đối với hoạt động nhận thức và hoạt động hực tiễn của
conngười.
3.2. Triết học Mác-Lênin với việc nhận thức chủ nghĩa tưbản
Triết học Mác-Lênin chỉ ra rằng, trong điều kiện cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, chủ nghĩa tư bản với những lợi thế về vốn, khoa học, công
nghệ và thị trường đã tạo cho nó một bộ mặt mới so với thế kỷ XX. Ở những khía
cạnh nào đó, chủ nghĩa tư bản đã đạt được những thành tựu nhất định về một số


lĩnh vực: kinh tế, khoa học, công nghệ, v.v.. Nhưng chính chủ nghĩa tư bản cũng
là kẻ đã gây ra khơng ít tai họa cho con người như chiến tranh, nghèo


đói, bất cơng xã hội, sự nơ dịch áp bức. Chủ nghĩa tư bản vẫn lấy lợi nhuận tối đa
làm phương châm sống và hành động. Do vậy, nó khơng chỉ gây ra mâu thuẫn
giữa con người với con ngườimàcòn gây ra mâu thuẫn giữa con người với tự
nhiên, môi trường, v.v.. Cho nên chủ nghĩa tư bản tự nó không thể giải quyết
được những vấn đề nội tại, vốn có của nó. Những tai họa mà nó gây ra chỉ có thể
được giải quyết triệt để trong một xã hội không dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất và khơng cịn người bóc lột người. Chính vì vậymàĐảng Cộng sản Việt
Nam đã nhận định: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng
về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất cơng. Những mâu thuẫn cơ
bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa
ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa, chẳng những không được giải quyết mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng
hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra” 7. Về bối cảnh quốc tế đương
đại, với phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học MácLênin nói riêng, Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Trong những năm tới dự báo tình
hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó
lường. Hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song cũng đứng trước

nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức. Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục
tiến triển, nhưng cũng đangbịđe dọa bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại diễn ra
gay gắt. Do tác động của đại dịch Covid-19, thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm
trọng nhiều mặt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo
đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc
gia. Các nước điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển nhằm thích ứng
với tình hình mới. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục có vị trí chiến
lược ngày càng quan trọng. Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp
chủ quyền trên biển Đơng cịn diễn biến phức tạp. Biến đổi khí hậu, thiên tai,
dịch

bệnh



acsc

vấn

đề

an

ninh

phi

truyền


thốngkhác,nhấtlàanninhmạng,ngàycàngtácđộngmạnhmẽ,nhiềumặt,đe
7

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG,H.2011; tr. 68.


dọa nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và
đất nước ta”8.
3.3. Triết học Mác-Lênin với việc nhận thức chủ nghĩa xãhội
Triết học Mác-Lênin đã luận chứng tính tất yếu của sự thay thế chủ nghĩa
tư bản bằng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản đang tạo ra cho chủ nghĩa xã hội
khơng chỉ có tiền đề khoa học, kỹ thuật mà còn cả tiền đề kinh tế, vật chất nữa.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện cách mạng khoa học và công
nghệ làm cho những tiền đề của chủ nghĩa xã hội càng thêm chín muồi.
Triết học Mác-Lênin cho chúng ta cơ sở lý luận để khẳng định mặc dù chủ
nghĩa xã hội hiện thực có khủng hoảng, chủ nghĩa tư bản có những điều chỉnh,
thích nghi và có những thành tựu nhất định về kinh tế, khoa học, v.v.. nhưng thời
đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới. Đúng như Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng
đinh: “Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có
những bước tiến mới.Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài ngườinhất định sẽ
tiến tới chủ nghĩa xã hội”9.Rõ ràng, triển vọng của chủ nghĩa xã hội thể hiện rất
rõ ở cả chủ nghĩa xã hội hiện thực đang đổi mới, phát triển; ở cả chủ nghĩa tưbản.
C.Mác và Ph.Ăng-ghen ngay từ năm 1845-1846 đã từng lưu ý rằng "...
chủ nghĩa cộng sản không phải là mộttrạng tháicần phải sáng tạo ra, không phải
làlý tưởngmàhiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là
mộtphong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của
phong trào ấy là do những tiền đề hiện đang tồn tại đẻ ra" 10. Điều này cho chúng
ta cơ sở lý luận để thấy rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên xơ,

Đơng Âu chỉ là sự sụp đổ của mộtmơhình chủ nghĩa xã hội giáo điều, cứng nhắc,
rập khuôn, không đổi mới chứ không phải sự dụp đổ của chủ nghĩa xã hội
nóichung,càngkhơngphảisựsụpđổcủalýluậnMác-Lêninvềchủnghĩaxã
8

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NxbCTQGST, H.2021,
tr.30-31.
9
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG,H.2011; tr.69.
10
C. Mác và Ph. Ăng-ghen,Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, tr.51.



×