Trường THCS Võ Trường Toản
Năm học 2016 - 2017
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DUY TRÌ SĨ SỐ LỚP CHỦ NHIỆM
I.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết bỏ học là một trong những hiện tượng xảy ra không chỉ riêng ở
cấp học THCS mà nó tồn tại ở tất cả các cấp học, ngành học và nó đã trở thành nỗi lo lắng
của cả một hệ thống chính trị mà những người làm công tác giáo dục đang phải đối mặt
trong thời gian qua. Chúng ta cũng biết rằng bỏ học ở độ tuổi THCS sẽ làm thất bại công
tác phổ cập giáo dục mà ngành giáo dục đã cố gắng đạt được trong thời gian qua, không
những thế bỏ học ở độ tuổi này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sau này, rất có thể nó sẽ trở thành
“đội quân trù bị của các tệ nạn xã hội”. Chúng ta thường kêu gọi phòng chống tệ nạn xã
hội, phịng chống ma túy nhưng đó chỉ là giải quyết “phần ngọn” còn việc chống học sinh
bỏ học mới là phần “gốc, rễ”. Để mang lại hiệu quả lâu dài thì địi hỏi người giáo viên chủ
nhiệm phải có một tầm nhìn bao qt và biết xử lí tình huống thực tế một cách khoa học
đến từng em học sinh cũng như gia đình của các em.
Đối với bất kì người giáo viên chủ nhiệm nào thì mong muốn duy nhất của họ là lớp
mình phụ trách đảm bảo duy trì sĩ số từ đầu năm đến cuối năm học, cũng như chất lượng
hai mặt giáo dục được đảm bảo. Nhưng điều đó là vơ cùng khó khăn và phức tạp vì đối
tượng học sinh rất đa dạng, mỗi em có một hồn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu
như người giáo viên chủ nhiệm khơng khéo thì khó mà duy trì sĩ số được như mong muốn.
Trong thời gian qua, việc bỏ học đã có những chuyển biến đáng kể ở tất cả các cấp học
nhưng trong thực tế việc duy trì sĩ số học sinh cịn rất nhiều khó khăn, phức tạp trước nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của đất nước. Chính vì vậy việc duy trì và đảm bảo sĩ
số học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà nhà trường luôn đặt ra trong mỗi
năm học. Từ những thực tế đó nên tơi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp duy
trì sĩ số lớp chủ nhiệm” làm đề tài nghiên cứu thực hiện trong năm học này.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.
Cơ sở lí luận:
Cơng tác duy trì, đảm bảo sĩ số trong trường THCS có ý nghĩa rất quan trọng , đây là
một giải pháp tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã hội về xây dựng nguồn nhân lực mới đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì hội nhập quốc tế. Đối với Đảng ta thì
có quan điểm là “Coi trọng việc bồ dưỡng nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh phổ cập giáo
dục các cấp nhằm phục vụ kịp thời việc đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
đất nước”.
Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề duy trì sĩ số hiện nay,
khơng chỉ là trách nhiệm của thầy cô giáo trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của mọi
người, các cấp các ngành và của tồn xã hội. Để từ đó tranh thủ sự giúp đỡ của các ban
ngành đoàn thể ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, giúp các em có điều kiện tiếp tục theo
học để hồn thành cấp THCS.
GV: Nguyễn Hữu Văn
Trang 1
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Võ Trường Toản
Năm học 2016 - 2017
Việc phổ cập giáo dục là chủ trương lớn của ngành đặt ra trong những năm qua, nhưng
để đạt chuẩn và duy trì được chuẩn thì vơ cùng khó khăn. Do vậy để phổ cập giáo dục đúng
độ tuổi trước hết phải thực hiện tốt khâu duy trì sĩ số để từng bước nâng cao chất lượng
giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược xây dựng con người trong thời kì cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
2.
Thực tiễn:
- Đơn vị trường THCS Võ Trường Toản, đóng trên địa bàn thuộc phường Tân Hịa,
vùng ven của Biên Hịa, nên một bộ phân gia đình lao động nghèo (làm cơng nhân, làm
hồ,...), bên cạnh đó một số em thuộc diện gia đình hộ nghèo có hồn cảnh khó khăn nên
khơng có điều kiện quan tâm đến việc học của con cái, một số thì cha mẹ ly hôn, sống với
ông bà hoặc chú bác,. nên thiếu sự quan tâm hoặc một số khác thì gia đình có điều kiện
những mải làm ăn, bn bán nên cũng bỏ bê con em mình, phó mặc hồn tồn cho nhà
trường.
- Các em ham chơi, trốn học, học yếu, kiến thức cơ bản bị mất không theo kịp được
kiến thức mới nên các em chán nản, mất hứng thú trong việc học, mặc cảm với bạn bè về
việc học tập của mình.
- Đối với GVCN đơi lúc cịn chưa quan tâm đúng mức đến học sinh lớp mình chủ
nhiệm như: Hoàn cảnh sống, điều kiện học tập,. GVCN chưa thật sự thân thiện và gần gũi
với các em để hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em học sinh có hồn cảnh khó khăn
cũng như những học sinh yếu.
- Trong giảng dạy đôi khi giáo viên chưa phát huy được tính tích cực học tập của học
sinh, chưa kích thích tính tự học, tự tìm tịi và tính sáng tạo của các em, việc phân hóa đối
tượng học sinh trong giảng dạy còn chưa tốt. Thiếu sự thu hút các em trong học tập. Đặc
biệt ở những em bị mất kiến thức cơ bản. Đôi lúc chỉ biết chê trách mà thiếu đi sự động
viên khuyến khích, làm khoảng cách giữa thầy và trò càng trở nên xa cách.
- Chính từ những thực tế đó là GVCN tơi ln tìm mọi biện pháp kết hợp gia đình và
ban tự quản nắm bắt kịp thời những nguyên nhân bỏ học để vận động các em trở lại lớp học
kịp thời nhằm hồn thành thốt cơng tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Qua thực tiễn chủ nhiệm, bản thân tôi đã rút ra được một số biện pháp, mà tôi cho là rấ
hiêu quả để duy trì và đảm bảo sĩ số lớp chủ nhiệm, đó là:
1.
Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm:
- Ngay từ đầu năm học khi nhận lớp chủ nhiệm, tơi cho học sinh làm lí lịch ghi rõ họ
tên cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh gia đình, địa chỉ, bao nhiêu em có hồn
cảnh khó khăn, bao nhiêu em thuộc diện hộ nghèo được cấp sổ và không được cấp sổ, công
việc của các em hằng ngày ở nhà, ... Liên hệ trực tiếp với GVCN năm học trước, xem em
nào thường xuyên trốn học, nghỉ học khơng lí do, học sinh nào học yếu và những học sinh
GV: Nguyễn Hữu Văn
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Võ Trường Toản
Năm học 2016 - 2017
có nguy cơ bỏ bọc,. từ đó tơi phân luồng học sinh theo những nhóm cụ thể như: nhóm học
sinh yếu hay trốn học, nhóm học sinh có gia đình khó khăn, nhóm học sinh ham chơi,.
2. Nắm chất lượng hai mặt học sinh của năm học trước:
- Vào đầu năm học tôi thường lập danh sách học sinh giỏi, khá, trung bình và học
sinh thuộc diện thi lại của năm học trước để có biện pháp cụ thể. Từ đó tơi chia lớp thành
các tổ trong đó có sự phân chia số lượng học sinh khá giỏi và học sinh yếu đồng đều về các
tổ, từ đó phân cơng học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh có học lực yếu dưới hình thức “ đơi
bạn cùng tiến”.
- Nắm bắt kịp thời tình hình đạo đức của từng em lớp chủ nhiệm trong năm học trước
qua đó theo dõi các hành vi, vi phạm của em để động viên, uốn nắn kịp thời khi các em vi
phạm.
- Kiên quyết không để xảy ra tình trạng học sinh vi phạm nội qui ở mức độ nghiêm
trọng, đưa đến xử lí kỉ luật dẫn đến tình trạng học sinh chán và muốn bỏ học.
3. Giải pháp kiềm chế học sinh bỏ học:
3.1.
Đối với các em học sinh yếu:
- Tăng cường công tác kiểm diện nắm bắt hồn cảnh gia đình, năng lực học tập của
của những học sinh này.
- Giáo viên đầu tư đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học
sinh, quan tân giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Động viên các em tham gia các lớp học phụ đạo do nhà trường tổ chức.
- Kết hợp cùng giáo viên bộ mơn có biện pháp kịp thời nắm bắt tình hình học tập của
những đối tượng học sinh này.
- Hàng tuần giáo viên nên tuyên dương nhưng em học sinh yếu có cố gắng vươn lên
trong học tập.
- Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh để phụ huynh học sinh nắm bắt và tạo
điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia học phụ đạo.
3.2.
Đối với học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn:
- GVCN kết hợp cùng với ban chấp hành chi hội phụ huynh lớp đến nhà những học
sinh đó, động viên thăm hỏi và giúp đỡ kịp thời nhằm thuyết phục gia đình dành thời gian
học tập cho các em. Thông báo đến gia đình về chế độ miễn giảm (nếu có). Vận động các
mạnh thường quân trong lớp để giúp đỡ các em kịp thời.
- Liên hệ bộ phận thư viện nhà trường và xin ý kiến của ban giám hiệu nhà trường tạo
điều kiện cho những học sinh đó được mượn sách giáo khoa,.
3.3.
Đối với những học sinh ham chơi:
- Tăng cường phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Đồn thanh
niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trong nhà trường để tổ chức các chương trình ngoại khóa
nhằm giúp các em học sinh “học mà chơi, chơi mà học”, giúp các em có cảm giác mỗi ngày
đến trường là một niềm vui và khơng cịn tư tưởng bỏ học giữa chừng.
GV: Nguyễn Hữu Văn
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Võ Trường Toản
Năm học 2016 - 2017
- Nhà trường tổ chức nhiều phong trào thể thao, thi đấu các trò chơi dân gian, các
phong trào chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn của Đất nước tạo ra sự thi đua giữa các lớp
trong khối, trong trường với nhau.
- Phân công trực nhật làm vệ sinh sạch sẽ trường lớp, chăm sóc hoa cây cảnh, vườn
thuốc nam,... tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp để thu hút các em học sinh đến trường.
3.4.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Phát huy tốt vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
Kết hợp cùng Ban đại diện đến nhà những học sinh có nguy cơ bỏ học để thăm hỏi và tìm
hiểu hồn cảnh gia đình sống của những em đó, đồng thời tìm biện pháp để giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho các em đến trường.
- Đối với học sinh nghỉ học không lí do, GVCN phân cơng học sinh gần nhà em đó
nắm tình hình tìm hiểu lí do để báo cáo cho GVCN, GVCN đến gia đình kịp thời để vận
động các em trở lại lớp, nếu các em vẫn chưa đi học lại thì GVCN kết hợp với Ban đại diện
cha mẹ học sinh đến vận động và tìm hiểu ngun nhân vì sao các em nghỉ học, để có giải
pháp giúp đỡ các em quay trở lại lớp học.
- Đây là vấn đề tâm lí vì phần lớn học sinh nghĩ nghỉ học hay đi học là do quyết định
của cha mẹ. Do đó khi tiếp xúc vơi những phụ huynh của học sinh này cần hết sức tế nhị và
thận trọng để phụ huynh thấy được sự nhiệt tâm của GVCN và Ban đại diện cha mẹ học
sinh với con em của họ, mỗi lần tiếp xúc với phụ huynh thì cần chuẩn bị tốt nội dung trao
đổi tạo tâm lí gần gũi thân thiện.
4.
Cơng tác quản lí lớp chủ nhiệm:
- Trong cơng tác quản lí lớp chủ nhiệm GVCN phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở,
động viên những học sinh có hồn cảnh khó khăn và quan tâm đến sự phát triển tâm lí của
học sinh lớp mình chủ nhiệm. Qua đó xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, nắm bắt và
phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học.
- Thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của ngành, thường xuyên kiểm tra sĩ số học
sinh ở các buổi học. Kết hợp cùng giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời những học sinh
thường xuyên không làm bài tập, không chuẩn bị bài và không học bài khi đến lớp để có
biện pháp giúp đỡ và chấn chỉnh kịp thời, nhằm tránh tình trạng các em ham chơi, bỏ bê
học hành.
- Thường xuyên thông báo kết quả học tập cũng như rèn luyện của các em trong từng
tuần, từng tháng về cho phụ huynh học sinh để họ nắm bắt kịp thời tình hình học tập của
con em mình qua đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa GVCN và phụ huynh học sinh.
5.
Phổ biến kĩ nội qui trường lớp:
- Ở tuần đầu tiên khi nhận lớp chủ nhiệm, GVCN sinh hoạt với học sinh trong lớp rất
kĩ về nội qui nhà trường, trong đó có phần qui định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ,
nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép. Và ở lần họp phụ huynh học sinh đầu năm,
GVCN cũng thông báo kĩ cho phụ huynh biết về quy định này và nhờ phụ huynh hàng ngày
theo dõi, nhắc nhở.
GV: Nguyễn Hữu Văn
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Võ Trường Toản
Năm học 2016 - 2017
- Đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học (vì cha mẹ đi làm khơng có ở nhà),
hết giờ dạy, GVCN lập tức đến ngay nhà những em này gặp phụ huynh hay điện thoại trực
tiếp gặp phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục.
6.
Thành lập đôi bạn cùng tiến:
- Qua nắm được sức học của từng em, GVCN lưu ý nhiều đến những em thuộc diện
trung bình, yếu. GVCN phân cơng một em học sinh giỏi hoặc học sinh khá kèm một em
học sinh trung bình hoặc học sinh yếu và sắp xếp cho 2 em ngồi cùng một bàn. GVCN
hướng dẫn cho em học sinh giỏi, khá cách kèm bạn học: Nhắc nhở bạn học bài, xem lại bài;
trao đổi kinh nghiệm học tập; cách học bài dễ thuộc; cách vận dụng kiến thức đã học vào
làm bài tập; hướng dẫn bạn làm bài tập hoặc củng cố kiến thức mà bạn chưa hiểu,.
- Bản thân GVCN thường xuyên lên lớp 15 phút đầu giờ, để kiểm tra tập vở, bài làm
ở nhà của những học sinh trung bình, yếu; xem cách thực hiện của đôi bạn học tập như thế
nào để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.
- Qua việc làm trên, GVCN thấy được tình cảm giữa thầy trị đã gắn bó nhau hơn.
Những em học trung bình, yếu thường hay nhút nhát, rụt rè nay khơng cịn nữa mà trở nên
mạnh dạn, tự tin hơn. Từ đó các em càng ham thích đến lớp để hịa nhập với bạn bè, việc
học của các em ngày càng tiến bộ hơn.
7.
Công tác vãng gia:
- Đây là một trong những công tác vơ cùng quan trọng có quyết định tới sự thành bại
của việc vận động học sinh ra lớp.
- Ngay từ đầu năm học GVCN nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng em học s inh sau
đó phân loại theo nhóm và dành ưu tiên cho những học sinh có hồn cảnh khó khăn và
những học sinh ham chơi, học yếu để đến nhà thăm hỏi trước.
- GVCN lên kế hoạch từng tháng xem nên đi đến nhà những phụ huynh học sinh nào,
cần có những biện pháp phối hợp kịp thời nhằm giúp đỡ những học sinh đó, qua đó phụ
huynh học sinh sẽ thấy được thiện chí, sự quan tâm của GVCN tới con em mình, từ đó
cũng sẽ ngăn chặn được tình trạng bỏ học của cá em.
8.
Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
- Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, GVCN cho lớp
tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho những tổ khác và
khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy được mình là một phần của tập
thể cũng như được tôn trọng như nhau trong lớp học. Thay vì những tiết sinh hoạt
lớp các em thấy áp lực vì những lỗi trong tuần thì GVCN tạo bầu khơng khí vui vẻ và tinh
thần thoải mái trong lớp học qua buổi sinh hoạt lớp. Chúng ta nên khuyến khích động viên
thay vì những trách phạt.
- Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, GVCN nên nhắc nhở nhẹ nhàng lấy
những ưu điểm của các em ra khen trước lớp, kèm theo hướng dẫn, uốn nắn cho các em để
tuần sau các em thực hiện tốt hơn.
GV: Nguyễn Hữu Văn
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Võ Trường Toản
Năm học 2016 - 2017
- Ngoài ra GVCN còn nêu gương các anh, chị học sinh những năm trước dù đầu
năm còn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã đạt kết quả tốt
trong học tập và được xét công nhận tốt nghiệp, để củng cố lòng tin nơi các em.
9. Biện pháp tinh thần:
- Mỗi ngày bước vào lớp GVCN nên quan sát cả lớp sau đó cho lớp trưởng báo cáo
sĩ số lớp, nếu thấy các em có mặt đầy đủ, GVCN cho lớp hoan nghênh bằng một tràng
pháo tay để động viên khích lệ tinh thần các em. Trong giờ dạy, GVCN đầu tư soạn giảng
phân hóa theo đối tượng học sinh sao cho phù hợp với trình độ mọi học sinh trong lớp nhất là những em trung bình, yếu nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài
nhanh hơn.
- GVCN cũng phải hịa nhập cùng các em trong giờ dạy bộ mơn của mình hay trị
chơi của lớp, của trường tổ chức. Đơi khi GVCN nên đóng vai là một người bạn, người
anh, người chị để các em thoải mái hoạt động tốt không tạo áp lực.
- Nắm bắt ngày sinh nhật của các em học sinh lớp chủ nhiệm theo từng tháng và cứ
mỗi buổi sinh hoạt lớp của tuần thứ hai trong tháng đó thì tổ chức sinh nhật cho các em
một lần bằng những món quà nhỏ và những bài hát chúc mừng sinh nhật. Qua đó các em
thấy được sự quan tâm lẫn nhau của các bạn trong lớp, củng cố tình đồn kết trong lớp và
sẽ khơng có em nào cịn tư tưởng nghỉ học giữa chừng.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết quả đạt được:
- Với những biện pháp trên qua những năm tôi là chủ nhiệm lớp thì tỉ lệ duy trì sĩ số lớp
ln đạt là 100% qua các năm học.
Sĩ số cuối năm (Cuối Số lượng HS bỏ
Năm học
Lớp
Sĩ số đầu năm
học
kì I)
2014 - 2015
93
42
42
0
2015 - 2016
96
36
36
0
2016 - 2017
91
44
44
0
- Đồng thời tỉ lệ được xét cơng nhận tốt ng ìiệp của năm học 2014 - 2015 và năm
học 2015 - 2016 luôn là 100%.
2. Kết luận:
- Để đạt được những kết quả như mong muốn bản thân GVCN cần phải:
+ Phải quán triệt tốt tinh thần văn bản chỉ đạo hướng dẫn của ngành, hiểu rõ ý nghĩa và
tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số lớp trong tập thể học sinh và phụ huynh học sinh.
+ GVCN cần phải nắm được hồn cảnh những học sinh có nguy cơ bỏ học để có hướng
vận động hỗ trợ giúp đỡ phù hợp.
+ GVCN thường xuyên trao đổi với phụ huynh, để thông báo kịp thời kết quả học tập
và rèn luyện của các em qua từng tháng, từng tuần.
+ Tiếp xúc với giáo viên bộ môn để nắm được năng lực và thái độ học tập của từng em
đối với từng môn học.
GV: Nguyễn Hữu Văn
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Võ Trường Toản
Năm học 2016 - 2017
+ Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết cao và
lịng kiên trì bền bỉ, nắm tâm sinh lí, hồn cảnh, năng lực học tập của học sinh , trao đổi với
giáo viên bộ môn cần phải đầu tư nghiên cứu phân hóa đối tượng học sinh vận dụng tốt các
phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, dùng tình thương để dạy học, qua đó góp
phần thu hút học sinh trong giờ học.
+ GVCN cần trao đổi thường xuyên với các ban ngành trong nhà trường, nhất là tổ
chức Đoàn, Đội cần tổ chức tốt và hiệu quả các hoạt động ngoại khóa bằng nhiều hình thức
phong phú, từng bước tạo cảnh quan sư phạm nhằm thu hút học sinh bám trường bám lớp,
yêu mến thầy cô, bạn bè. Thực hiện đúng theo tiêu chí: Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực.
- Để thực hiện tốt cơng tác duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên phải thực
sự yêu quí học sinh, phải biết sự tiến bộ của học sinh là niềm vui và hành phúc trong quá
trình dạy học của mình, phải đặt cái tâm vào cơng việc của bản thân trong q trình giáo
dục học sinh.
- Trong cơng tác chủ nhiệm lớp ngồi sự nhiệt tình của người giáo viên cịn phải địi
hỏi một phương pháp vận động phù hợp với từng đối tượng học sinh, ln bám sát theo dõi
kịp thời tình hình sĩ số lớp để ngăn chặn kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học,
GVCN phải khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ trong học tập và rèn luyện,
trong q trình xử lí học sinh vi phạm phải hết sức bình tĩnh và tùy từng tình huống cụ thể,
tránh những suy nghĩ chủ quan nóng vội, gây cho các em cả giác bị bỏ rơi, bị mặc cảm với
bạn bè, để rồi có tư tưởng chán học và bỏ học.
- Thực hiện tốt cơng tác duy trì sĩ số được xem là nền tảng cơ sở vững chắc, lâu dài
quyết định sự phát triển bền vững cho việc phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập THCS
nói riêng, địi hỏi những người làm cơng tác giáo dục phải ln đổi mới, năng động, sáng
tạo tìm nhiều biện pháp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú để thu hút, lơi cuốn học
sinh tích cực học tập. Điều quan trọng để đạt được kết quả như mong muốn chúng ta phải
thật sự thương yêu, gần gũi và quan tâm giúp đơc học sinh. Có vậy mục tiêu giáo dục mới
đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, chuẩn bị
tốt nguồn nhân lực có chất lượng cho thời kì hội nhập của đất nước.
Cám ơn q Thầy, Cơ đã bỏ thời gian để đọc qua đề tài này. Trong q trình nghiên
cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng gốp ý kiến của các quí đồng
nghiệp và Ban Giám Hiệu nhà trường để việc giáo dục đạo đức học sinh mang lại kết quả
tốt hơn.
V. TÀI LIỆU THAM
KHẢO
•
1. Một số suy nghĩ về giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta trong bối
cảnh cơ chế thị trường định hướng XHCN.
2. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995
GV: Nguyễn Hữu Văn
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Võ Trường Toản
Năm học 2016 - 2017
3. Giáo dục học đại cương - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
4. Thông tư 58/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 về việc ban hành quy chế đánh giá,
xếp loại học sinh THCS và THPT.
5. Kim chỉ nam nhân cách học trò- Phạm Khắc Chương
6. Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - ThS Bùi Ngọc Diệp
7. Sổ tay công tác GVCN- Nguyễn Thanh Minh.
8. Luật Giáo Dục sửa đổi năm 2005.
Trường THCS Võ Trường Toản________________________________Năm học 2016 -2017
VI. PHỤ LỤC
PHẦN NỘI DUNG
Trang
I................................................................................................... LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
........................................................................................................................................ 1
II.............................................................................. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
........................................................................................................................................ 1
1................................................................................................................... Cơ sở lí luận
........................................................................................................................................ 1
2...................................................................................................................... Thực trạng
........................................................................................................................................ 2
III......................................................................... TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
........................................................................................................................................ 2
1...................................................................................................................................... 2
2..................................................................................................................................... 3
3..................................................................................................................................... 3
4..................................................................................................................................... 4
5..................................................................................................................................... 5
6..................................................................................................................................... 5
7..................................................................................................................................... 5
8..................................................................................................................................... 5
9..................................................................................................................................... 6
IV........................................................................................... HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
........................................................................................................................................ 6
GV: Nguyễn Hữu Văn
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Võ Trường Toản
Năm học 2016 - 2017
1..................................................................................................................................... 7
2..................................................................................................................................... 7
V............................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO
........................................................................................................................................ 9
VI................................................................................................................... PHỤ LỤC
...................................................................................................................................... 10
Xác nhận của Ban Giám Hiệu
Tân Hịa, ngày16 tháng
01
năm
2017
Hiệu Trưởng
Người thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)
NGUYỄN VĂN CƯƠNG
GV: Nguyễn Hữu Văn
NGUYỄN HỮU VĂN
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm