Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

(Skkn 2023) một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao môn địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.44 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
LỚP 12 ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM
ĐẠT ĐIỂM CAO MÔN ĐỊA LÝ TRONG KỲ THI
TỐT NGHIỆP THPT

Người thực hiện: Đỗ Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
Sáng kiến kinh nghiệm mơn: Địa lí

THANH HĨA, 2023


MỤC LỤC
MỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1.Cơ Sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.Thực trạng ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm mơn Địa lí trong kỳ thi
tốt nghiệp THPT quốc gia ở trường THPT Chu Văn An

Trang


1
1
1
2
2
2
2
3

2.2.1.Thuận lợi

3

2.2.2.Khó khăn, hạn chế

3

2.2.3. Đánh giá chung về công tác ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm mơn
Địa lí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường THPT Chu Văn An – Tỉnh
Thanh Hóa

3

2.3.Các giải pháp thực hiện

4

2.3.1.Thay đổi cách thức quản lý

4


2.3.2.Thay đổi tư duy người dạy - người học
2.3.3.Thay đổi cách học, cách ơn tập

4

2.3.3.1.Tránh “học tủ”
2.3.3.2.Ơn tập theo chủ đề
2.3.3.3.Rèn luyện kỹ năng khai thác, sử dụng Atlat, bảng số liệu, biểu đồ.
2.3.4.Thay đổi cách làm bài thi

5
7
11

2.3.4.1.Phải tìm được “từ chìa khóa” trong câu hỏi
2.3.4.2.Dùng phương pháp loại trừ
2.3.4.3.Phương pháp phỏng đoán
2.3.4.4.Tuyên dương, khen thưởng kịp thời

11
12
15

2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3 . KẾT LUẬN
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

5

11

16
16
18
18
19


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung

CNTT

Công nghệ thông tin

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

SGK

Sách giáo khoa


GV, HS

Giáo viên, học sinh

BGH

Ban giám hiệu

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

KSCL

Khảo sát chất lượng

SGD&ĐT

Sở giáo dục và đào tạo

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông


1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Theo Nghị Quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng ban hành ngày 4
tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu rõ
nhiệm vụ, giải pháp: “ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ
yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng…”
Luật giáo dục sửa đổi năm 2019, tại Điều 29, yêu cầu về phương pháp
giáo dục phổ thơng có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phát huy tính tích
cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng với từng môn
học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học,
hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện
phẩm chất năng lực của người học; tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin
(CNTT) và truyền thơng vào q trình giáo dục”.
Để đáp ứng được mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực,
ngành giáo dục nước nhà trong những năm qua đã thực hiện rất nhiều phương
pháp đổi mới trong quản lí, đổi mới SGK, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
pháp, kỹ thuật dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá. Từ năm học 2016-2017
đến nay Bộ GD&ĐT ra quyết định thi trắc nghiệm tồn bộ các mơn (trừ mơn
Ngữ văn) trong kì thi tốt nghiệp THPT.
Từ khi có quyết định thay đổi hình thức thi đến nay HS đã làm quen với
phương pháp thi trắc nghiệm mới, giáo viên cũng tiếp cận được phương pháp
dạy học, ôn thi theo hình thức trắc nghiệm nhưng kết quả chưa cao

Thi theo hình thức trắc nghiệm các em HS cảm thấy việc học trở nên nhẹ
nhàng hơn, bớt căng thẳng hơn, đồng thời cũng rèn luyện cho các em khả năng
tư duy nhanh, phản ứng linh hoạt trước những vấn đề Địa lí đặt ra. Mặt
khác, bài kiểm tra hay bài thi trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi khác nhau nên có
thể kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức, kỹ năng của HS,
tránh được tình trạng “dạy tủ”, “học tủ”. Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá
kết quả học tập của mình một cách chính xác, từ đó điều chỉnh lại phương pháp
học tập của mình sao cho phù hợp hơn.
Để giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản và biết cách làm bài thi trắc
nghiệm đạt điểm cao, những năm qua tơi đã tìm tịi nghiên cứu, xây dựng kế
hoạch dạy học và nội dung ôn tập phù hợp với xu hướng đổi mới trong các kì
thi.
Từ những lí do trên tơi nhận thấy vai trị giáo viên trong
q trình ôn tập là hướng dẫn, tổ chức học tập và luyện đề để học
sinh vận dụng kiến thức theo phát triển năng lực là rất cần thiết
.Vì vậy, tơi đã lựa chọn và thực hiện đề
tài“Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập và
1


làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao môn Địa lí trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giảng dạy mơn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao
chất lượng dạy học mơn Địa lí 12 - THPT là một việc làm thiết thực và cần thiết.
Đề xuất một số phương pháp ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao
mơn Địa lí trong kỳ thi tốt nghiệpTHPT.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi áp dụng trong dạy học và ôn thi cho học sinh lớp 12 trường THPT
Chu Văn An

1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1.Phương pháp thu thập tài liệu
Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của đề tài, tơi đã tiến hành thu thập,phân
tích tài liệu từ các nguồn khác nhau: Sách báo, tạp chí chun ngành, luận văn,
các cơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các phần mềm nghiên cứu ứng dụng
vào học tập có nội dung liên quan.
1.4.2.Phương pháp điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm
-Tìm hiểu thực tế việc dạy học địa lí nói và TKBG địa lí THPT, đặc biệt là
những chương trình có sử dụng CNTT trong dạy học.
- Dự giờ một số tiết dạy có sử dụng CNTT, từ đó rút ra kinh nghiệm và bổ
sung những vấn đề có liên quan vào đề tài nghiên cứu.
1.4.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành một số biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập và luyện đề trắc nghiệm
trong các giờ dạy ở trường THPT Chu Văn An. Sử dụng sổ theo dõi kết quả ôn
tập để thấy sự thay đổi kết quả luyện đề của học sinh.
1.4.4.Phương pháp toán thống kê
Được dùng trong việc xử lý kết quả số liệu thống kê sau khi tiến hành
điều tra, thực nghiệm sư phạm.
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
“Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI)
thơng qua ngày 04/11/2013 chỉ rõ ở phần nhiệm vụ và giải pháp
(mục 3)”.
Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.
Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm
áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá

đúng năng lực HS, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo
2


dục đại học.
Việc ôn tập là giúp học sinh củng cố kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo; giáo viên
có thể giúp học sinh sữa chữa những lệch lạc trong nhận thức. Ơn tập cịn giúp
học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa những
kiến thức đã
học, làm vững chắc những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành.
Nhờ ôn tập được tổ chức tốt mà những kiến thức đã được học khơng chỉ
được ghi lại trong trí nhớ mà còn được cấu trúc lại, khắc sâu một cách sáng tạo
hơn, cái thứ yếu sẽ được loại bỏ ra, cái chủ yếu sẽ được gắn lại với nhau và có
một chất lượng mới .
Có nhiều hình thức, biện pháp ôn tập khác nhau như : ôn tập thông qua sơ
đồ kiến thức,ơn tập bằng trị chơi, ơn tập bằng câu hỏi ngắn, câu hỏi điền
khuyết… mỗi hình thức ôn tập đều có những ưu điểm và hạn chế của nó. Vì vậy
trong q trình ơn tập giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng phương
pháp tối ưu nhất cho kiểu bài và trình độ nhận thức của từng lớp, từng đối
tượng học sinh.
2.2.Thực trạng ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm mơn Địa lí trong kỳ thi
tốt nghiệp THPT quốc gia ở trường THPT Chu Văn An
2.2.1.Thuận lợi
Những năm qua đội ngũ giáo viên luôn được tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn theo kế hoạch chung của Sở GD&ĐT Thanh Hóa và Trường THPT Chu
Văn An. Nội dung bồi dưỡng được triển khai dễ hiểu, có tính thiết thực và phục
vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học của người thầy.
Chương trình và sách giáo khoa có sự đổi mới cơ bản. Nội dung được
tinh lọc hơn, mỗi bài học có nhiều kênh hình, bảng số liệu, biểu đồ…giúp học
sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức hơn.

Có nhiều sách tham khảo, tài liệu của các nhà biên soạn, tổ bộ môn
cũng như đề thi những năm học trước tạo nên một kho tư liệu tham khảo để giáo
viên và học sinh lựa chọn phù hợp trong quá trình ơn tập.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học Địa lí đã được tăng
cường.Từ bản đồ, tranh ảnh đến máy tính, máy chiếu, ti vi có kết nối mạng
Internet... giúp q trình ơn tập tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.2.Khó khăn, hạn chế
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã đem lại kho tài liệu khổng lồ
cho hoc sinh trong quá triǹ h học tập, tuy nhiên phần lơń cać em mơí dừ ng lại ở
mức nhận biết , có nhiều học sinh lên mạng Internet lấy đề khơng chính thống
về ơn luyện, nhiều câu chưa được kiểm duyệt kỹ dẫn đến những sai lệch trong
ghi nhớ kiến thức.
Một số học sinh chưa ý thức được vai trị của việc ơn tập khoa học, chưa
có hứng thú học tập nên cịn qua loa,đại khái . Đa số các em mới ghi nhớ , tái
hiện những nội dung đã được học ,chưa biết cách xâu chuỗi được kiến thức cũng
như lọc ra các kiến thức cơ bản,trọng tâm của chương trình.Chương tình mơn
Địa lí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây gồm các kiến thức , kỹ
năng của môn Địa lí 11 và 12, chủ yếu là chương trình Địa lý 12. Ở lớp 12 thì
các chương (chuyên đề) học tập có mối quan hệ mật thiết với nhau . Nếu học
3


sinh bỏ qua những chuyên chủ đề trước (tự nhiên, dân cư, ngành kinh tế ) thì
phần vùng kinh tế các em sẽ gặp khó khăn trong ơn tập. Vì vậy nếu học sinh
không thực sự hứng thú, không ôn tập thường xuyên thì kết quả học tập, thi cử
sẽ không cao.
2.2.3. Đánh giá chung về công tác ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm mơn
Địa lí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường THPT Chu Văn An – Tỉnh
Thanh Hóa
Nhìn chung hiện nay cơng tác ơn tập và làm bài thi trắc nghiệm mơn Địa lí

trong kì thi tốt nghiệp THPT ở trường THPT Chu Văn An – Thanh Hóa có chất
lượng ngày càng được nâng cao. Để đạt được điều đó, tơi đã dành rất nhiều tâm
huyết, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất trong dạy học, ôn tập và luyện thi cho
học sinh. Hàng năm,tôi cùng tổ chuyên môn đã tiến hành thảo luận, rút kinh
nghiệm trong dạy học, phân tích ma trận đề thi minh hoạ và đề thi tốt nghiệp
chính thức mơn Địa lí. Trên cơ sở đó, chúng tơi đã xây dựng, điều chỉnh kế
hoạch có nội dung ơn tập rõ ràng và biên soạn ngân hàng đề thi phù hợp với ma
trận đề của Bộ GD&ĐT đã ban hành.
2.3.Các giải pháp thực hiện
2.3.1.Thay đổi cách thức quản lý
2.3.1.1. Đối với Ban giám hiệu
- Ban giám hiệu đã có kế hoạch phổ biến tới các giáo viên trong nhà trường, tổ
chức họp bàn, kịp thời nắm bắt những khó khăn của giáo viên, học sinh, từ đó
xây dựng chương trình ơn tập phù hợp với từng giai đoạn, thời điểm và tùy từng
năm học để tất cả học sinh đều được ôn tập theo môn, tổ hợp môn.
- Cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức,
đồng thời chủ động đào tạo cho giáo viên các kỹ năng cơ bản liên quan đến việc
dạy và soạn câu hỏi trắc nghiệm để ngay từ ban đầu.
- Ban giám hiệu đã liên hệ với các trường phổ thông trong tỉnh trao đổi đề thi,
học hỏi lẫn nhau.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường trao đổi về cách thức ra đề mới
của Bộ cũng như yêu cầu các tổ chuyên môn soạn thảo “ngân hàng” câu hỏi trắc
nghiệm .
-Tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực để giáo viên học tập, phát huy
năng lực, tránh gây áp lực.
2.3.1.2. Đối với tổ chun mơn
- Tích cực trao đổi chuyên môn, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành
viên trong tổ. Tập hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thành bộ đề cương cho học
sinh ôn tập. Tất cả các giáo viên trong tổ đều được tạo điều kiện tham gia
soạn thảo câu hỏi sau đó đem ra thảo luận, phát hiện và tiến hành sửa những

thiếu sót về mặt nội dung cũng như kỹ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm.

4


- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh bằng hình thức trắc nghiệm,
thống nhất % trắc nghiệm trong các đề kiểm tra thường xuyên, đề kiểm tra giữa
kỳ, đề kiểm tra cuối kỳ, các đề thi thử.
2.3.2.Thay đổi tư duy người dạy - người học
2.3.2.1. Đối với người dạy
- Cần nhanh chóng tiếp thu, phân tích những điểm mạnh và hạn chế của xu thế
mới để tự đưa ra được phương thức ôn tập cho phù hợp. Đồng thời cũng cần
khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ hay có suy nghĩ cho rằng thi theo hình
thức nào cũng giống nhau.
- Người dạy cần nhận thức rõ rằng thi theo hình thức trắc nghiệm có nhiều
điểm khác biệt so với thi theo hình thức tự luận trước kia, ngồi phổ kiến thức
rộng hơn thì cịn địi hỏi người học cần tư duy nhanh hơn, phản ứng linh hoạt
hơn. Nếu người dạy chỉ chăm chăm dạy theo lối cũ, cố gắng nhồi nhét những
kiến thức mà mình cho là trọng tâm trong chương trình, bỏ qua việc rèn luyện
các kỹ năng về biểu đồ, Atlat, kỹ năng làm bài thì học sinh sẽ vơ cùng lúng
túng .
- Ngồi ra GV nên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tài liệu với bạn bè,
đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân, tránh tư tưởng “dấu dốt” hay “giữ làm của
riêng”.
2.3.2.2. Đối với người học
- Cũng như người dạy, người học cần phải cập nhật xu thế mới, cần tránh tư
tưởng thi trắc nghiệm dễ hơn thi tự luận, không cần học nhiều, khơng cần tư duy
nhiều chỉ cần chọn ¼ đáp án là được.
- Nếu chỉ dựa vào những suy diễn đơn giản, thí sinh sẽ khơng thể trả lời đúng
câu trắc nghiệm đã đặt ra hoặc mất rất nhiều thời gian mới tìm ra được phương

án trả lời đúng.Vì vậy, người học cần xác định không thể lơ là, chủ quan hay
có tư tưởng “khoanh bừa”, cũng như khơng “học tủ”.
2.3.3.Thay đổi cách học, cách ôn tập
2.3.3.1.Tránh “học tủ”
Nếu như với hình thức thi tự luận trước đây, học sinh cần nắm thật chắc
kiến thức và học cách trình bày theo các bước cho đúng trình tự thì bây giờ thi
trắc nghiệm yêu cầu thêm nữa đó là phải học kiến thức rộng hơn. Đề thi theo lối
trắc nghiệm có khả năng bao quát chương trình hơn, phổ kiểm tra rộng hơn so
với thi tự luận, vì thế “học tủ” là điều cấm kị. Địi hỏi học sinh phải ơn tập kỹ
càng hơn, khơng được bỏ qua bất kì phần nào trong sách giáo khoa, từ kênh chữ
đến kênh
hình . Học sinh cũng cần tăng cường rèn luyện những kỹ năng
Địa lí mà trước kia ít được chú trọng như kỹ năng khai thác Atlat, so sánh, nhận
dạng biểu đồ hay một số kỹ năng giải thích… Đối với giáo viên giảng dạy cần
phải nghiên cứu kỹ và phân tích rõ cho học sinh về cấu trúc, nội dung kiến thức,
kỹ năng của đề tốt nghiệp THPT. Một khi đã có cái nhìn khái qt về đề thi,
5


giáo viên và học sinh có thể vạch ra cho riêng mình những cách tiếp cận kiến
thức hiệu quả nhất.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT hàng năm có sự thay đổi. Tuy sự thay đổi
này không đáng kể nhưng nếu giáo viên và học sinh khơng tìm hiểu kỹ thì sẽ
lúng túng, mơ hồ trong việc ơn thi dẫn đến kết quả khơng cao.Vì vậy, việc
tìm hiểu cấu trúc đề thi là bước quan trọng, giúp giáo viên cũng như học sinh có
kế hoạch giảng dạy và học tập đúng đắn.
Từ khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, Bộ GD&ĐT đã ban hành đề thi
minh họa hàng năm. Qua đó, tơi đã phân tích cấu trúc, nội dung của đề thi để
có định hướng ơn tập phù hợp cho từng năm học, cụ thể như sau :
Đề thi tốt nghiệp THPT 2022 mơn Địa lí tơi nhận thấy đề ra hay, phân hóa đối

tượng học sinh, nội dung bám sát kiến thức trọng tâm và chuẩn kiến thức kỹ
năng mơn Địa lí lớp 12 . Đề thi có 40 câu trắc nghiệm, 38 câu thuộc khối kiến
thức Địa lí 12 và 2 câu kỹ năng thuộc kiến thức lớp 11 (Khu vực Đơng Nam
Á). Kiến thức Địa lí có 21 câu, gồm các chun đề: Địa lí tự nhiên (4 câu), Địa
lí dân cư (2 câu), Địa lí các ngành kinh tế (7 câu), Địa lí vùng kinh tế (8 câu). Kỹ
năng Địa lí có 19 câu trong đó: 15 câu Atlat, 2 câu bảng số liệu và 2 câu biểu
đồ. Câu hỏi được sắp xếp với mức độ khó tăng dần, đảm bảo 2 mức độ phù
hợp với mục tiêu của kì thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học: 75% cơ bản
(nhận biết, thông hiểu) và 25% nâng cao (vận dụng và vận dụng cao).Phần nâng
cao tập trung vào 2 chuyên đề Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế
gắn với các câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, tác động.
Bảng 2.1. Ma trận đề thi minh hoạ năm 2022
Khối Chuyên đề

Nhậ

Th
dụng

Tổng
ận
dụ
ng
ca
o
4

Địa lí tự nhiên

2


1

0

1

Địa lí dân cư

0

2

0

0

2

Địa lí các ngành kinh tế

2

5

1

0

8


Địa lí các vùng kinh tế

1

0

3

3

7

Kỹ năng Atlat

15

0

0

0

15

11&12 Biểu đồ, bảng SL

2

0


0

2

4

Tổng ( câu)

22

8

6

4

40

55%

20%

15%

10%

100%

12


Tỉ lệ (%)

Tiếp tục phân tích đề minh hoạ mơn Địa lí năm học 2022-2023 được Bộ
GD& ĐT đã công bố vào sáng ngày 1/3/2023, tơi nhận thấy đề ra hay, phân hóa
6


đối tượng học sinh, nội dung bám sát kiến thức trọng tâm và chuẩn kiến thức kỹ
năng mơn Địa lí lớp 12,cụ thể như sau: Đề thi có 40 câu trắc nghiệm,38 câu
thuộc khối kiến thức Địa lí 12 và 2 câu kỹ năng thuộc kiến thức lớp 11. Kiến
thức Địa lí có 21 câu, gồm các chun đề: Địa lí tự nhiên (4 câu), Địa lí dân cư
(2 câu), Địa lí các ngành kinh tế (7 câu), Địa lí vùng kinh tế (7 câu), Biển,đảo (1
câu). Kỹ năng Địa lí có 19 câu trong đó: 15 câu Atlat,2 câu bảng số liệu và 2
câu biểu đồ. Câu hỏi được sắp xếp với mức độ khó tăng dần, đảm bảo 2 mức
độ phù hợp với mục tiêu của kì thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học:75%
cơ bản (nhận biết, thông hiểu) và 25% nâng cao (vận dụng và vận dụng
cao).Phần nâng cao tập trung vào 2 chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế và biểu
đồ, từ câu số 71 trở đi, mức độ khó có tăng lên gắn với các câu hỏi tìm hiểu về ý
nghĩa chủ yếu, giải pháp chủ yếu.
Bảng 2.2 Ma trận đề thi minh hoạ năm 2023
Khối Chun đề

12

Nhận
biết

Thơng
hiểu


Vận
dụng

Tổng
ận
dụ
ng
ca
o
4

Địa lí tự nhiên

2

1

0

1

Địa lí dân cư

0

2

0


0

2

Địa lí các ngành kinh tế

2

4

1

0

7

Địa lí các vùng kinh tế

1

0

4

2

7

Biển ,đảo


0

1

0

0

1

Kỹ năng Atlat

15

0

0

0

15

11&12 Biểu đồ, bảng SL

0

2

1


1

4

Tổng ( câu)

20

10

6

4

40

50%

25%

15%

10%

100%

Tỉ lệ (%)

Với những thay đổi về cấu trúc đề thi như trên thì trong q trình dạy học
và ơn tập cả giáo viên cũng như học sinh đều phải định hướng lại phương pháp,

cách thức dạy học sao cho phù hợp; xây dựng lại kế hoạch ôn tập để đạt được
hiệu quả cao nhất. Tuyệt đối tránh “học tủ” để có thể bao quát kiến thức theo ma
trận đề thi, nhằm nâng cao kết quả thi tốt nghiệp đại trà, đặc biệt là có nhiều em
đạt điểm cao từ 9 trở lên để xét
Đại học trong năm 2023 này.
2.3.3.2.Ôn tập theo chủ đề
Để chuẩn
bị tốt cho kì thi trắc nghiệm, học sinh cần có phương pháp
ơn tập cho phù hợp, ôn tập một cách bao quát để nắm chắc tồn bộ nội dung kiến
thức, kỹ năng của chương trình.
7


Chương trình Địa lí 12 có thể chia thành các chủ đề: Chủ đề Địa lí tự
nhiên; Địa lí dân cư; Địa lí ngành kinh tế; Địa lí các vùng kinh tế; Biển đảo Việt
Nam.
Mỗi chủ đề có nhiều phương pháp ơn tập khác nhau nhưng tơi thường
thảo luận nhóm chun mơn nhằm tìm ra phương pháp ơn tập phù hợp nhất giúp
học sinh dễ hiểu, nắm bắt được kiến thức nhanh để làm bài thi hiệu quả cao. Sau
đây tôi xin đưa ra một số phương pháp ôn tập cho một vài chủ đề .
Đối với chủ đề : ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Trong khi học và ơn tập rất nhiều học sinh đánh giá khó và sợ học phần
Địa lí tự nhiên Việt Nam vì cho rằng đây là kiến thức tư duy trừu tượng, phải
học thuộc lòng. Thực chất, khơng hồn tồn như vậy. Các thành phần tự nhiên
có mối quan hệ biện chứng với nhau, một đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn
tới những đặc điểm của các thành phần khác. Vì vậy, để ơn tập phần tự nhiên
hiệu quả, chúng tôi chọn phương án ôn tập bằng bảng kiến thức. Ví dụ: Khi ơn
tập về nội dung “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa”, chúng tơi hướng dẫn học
sinh hồn thành các bảng sau:
Bảng 2.3. Tính chất nhiệt đới và tính chất ẩm

Tính chất

Nhiệt đới

Ẩm

Biểu hiện
+ Nhiệt độ TB năm cao: 22-27°C, từ
Quảng Ngãi trở vào phía Nam
nhiệt độ > 25°C.
+ Tổng nhiệt từ 8000-9500°C.
+ Số giờ nắng nhiều:
1400- 3000giờ/năm.
+ Tổng lượng bức xạ cao: > 130
Kcal/cm2/năm.
+
Cán cân bức xạ luôn dương:
75Kcal/cm2/năm.
+ Lượng mưa trung bình năm cao:
1500 - 2000mm. Mưa phân bố khơng
đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm.
+ Độ ẩm khơng khí cao trên 80%.
+ Cân bằng ẩm luôn dương

Nguyên nhân
Do nước ta nằm hồn tồn
trong khu vực nội chí
tuyến: góc nhập xạ lớn, tất
cả các địa điểm đều có 2
lần Mặt trời lên thiên đỉnh/

năm.

Nằm trong khu vực nhiệt
đới nên nhiệt độ cao, lượng
bốc hơi lớn, giáp biển
Đơng.

Bảng 2.4. Tính chất gió mùa
Gió
mùa

Mùa

Thời Nguồn Hướng
gian
gốc
gió
Từ
Khối khí Đơng
tháng lạnh
Bắc
11 đến phương
tháng Bắc từ
4 năm cao áp

Tính
chất
Lạnh
khơ


Phạm vi
hoạt động
Miền Bắc
(Từ
dãy
Bạch Mã
trở
ra
Bắc)

Kiểu thờ tiết
đặc trưng
- Nửa đầu mùa
đông lạnh khô
- Nửa sau mùa
đông lạnh ẩm,
mưa phùn ở ven
8


đơng

sau

Xibia
Tín
Đơng
phong
Bắc
bán cầu

Bắc

Khơ
nóng

Đầu
Mùa hạ, từ mùa hạ
tháng 5
vào
đến tháng tháng
10
5,6

Khối khí Tây
nhiệt đới Nam
ẩm
bắc
AĐD

Nóng
ẩm

Giữa

cuối
mùa hạ
tháng
11 đến
tháng
10


Tín
Tây
phong
Nam
bán cầu
Nam
vượt
xích đạo
lên

Nóng
ẩm

biển và ĐB Bắc
Bộ, Bắc trung
Bộ
Miền
- Mưa ở
Nam(từ Đà
ven biển
Nẵng Trung Bộ
trở vào)
- Khô ở Nam
Bộ và Tây
Nguyên
Cả nước
- Mưa lớn ở
Nam Bộ và Tây
Ngun

- Khơ nóng ở
phần nam của
khu vực Tây
Bắc và ven biển
Trung Bộ
Cả nước
- Mưa lớn kéo
dài ở Nam Bộ
và Tây Nguyên
- Khô ở Duyên
hải Nam Trung
Bộ
- Mưa tháng 9 ở
Trung Bộ (Kết
hợp dải hội tụ
nhiệt đới)
- Mưa ở Bắc
Bộ (gió chuyển
hướng thành
Đơng Nam vào)

- Sự phân mùa khí hậu:
+ Miền Bắc: Mùa đơng lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Miền Nam: Mùa khô và mùa mưa rõ rệt
+ Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa khô và mùa
- Nguyên nhân sinh ra gió mùa là do sự chênh lệch nhiệt độ của lục địa
Á-Âu rộng lớn với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đã hình thành nên
các
trung tâm khí áp thay đổi theo mùa, lấn át ảnh hưởng của gió mậu dịch,
hình thành chế độ gió mùa đặc biệt của nước ta.

Bảng 2.5. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác
Thành
phần

Biểu hiện

Nguyên nhân
9


Địa hình - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ (q trình phong hóa, xâm
lưu sơng
thực, vận chuyển mạnh)
Sơng
ngịi

-Mạng lưới sơng ngịi dày đặc
- Nhiều nước, giàu phù sa
-Chế độ nước theo mùa

Đất

- Lớp đất dày
- Đất feralit là loại đất chính ở
vùng đồi núi

- Phong hóa mạnh, lượng mưa
lớn
- Lượng mưa lớn, vật liệu của

xâm thực nhiều
-Gió mùa, mưa theo mùa

- Nhiệt ẩm cao nên phong hóa
mạnh
- Mưa nhiều, rửa trơi mạnh
trên đá mẹ axit ở vùng đồi núi
thấp
Sinh vật Đa dạng, phong phú
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió có đường biển dài, địa hình và
mùa với các thành phần loài đất đa dạng
nguồn gốc nhiệt đới chiếm
ưu thế.
Trong q trình ơn luyện theo hình thức thi trắc nghiệm, chúng tơi nhận
thấy nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi vận dụng và
vận dụng cao trong phần Địa lí tự nhiên, đặc biệt là ở nội dung “Thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió mùa”. Vì vậy, ngồi việc tập trung cho học sinh ôn tập kỹ về
kiến thức ở lớp 12; chúng tôi cịn hướng dẫn và ơn lại kiến thức về Địa lí tự
nhiên đại cương ở lớp 10 để vận dụng vào giải thích, chứng minh cho các hiện
tượng tự nhiên ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, các em có thể trả lời chính xác
các dạng câu hỏi vận dụng minh họa như sau:
Câu 1. Từ tháng 11 - 4, hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc đã ảnh hưởng
như thế nào đến thời tiết, khí hậu nước ta?
A.Kiểu thời tiết lạnh khô ở miền Bắc, ổn định không mưa cho Nam Bộ.
B. Kiểu thời tiết nắng ấm ở miền Bắc, mùa khô cho Nam Bộ và Tây
Nguyên.
C. Kiểu thời tiết lạnh ẩm ở miền Bắc, mùa mưa kéo dài cho Nam Trung Bộ
D.Mùa khô sâu sắc cho vùng ven biển Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ nước ta là

A.Gió mùa Đơng Bắc, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới.
B.Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đơng bắc và bão.
C. Gió tín phong Bắc bán cầu, gió Tây, dải hội tụ nhiệt đới và bão.
D.Gió phơn Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới.
10


Đối với chủ đề : ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Kế thừa những ưu điểm phương pháp cũ, để bao quát kiến thức thì
việc ơn tập theo chủ đề bằng hệ thống các sơ đồ tư duy vẫn đạt hiệu quả cao.
Chúng tôi đã sử dụng hệ thống các sơ đồ tư duy để giúp học sinh hệ thống
hóa kiến thức qua 3 bài học 16, 17, 18.
Khi ôn tập chúng tôi yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học để
nêu các kiến thức đã được nghiên cứu trong chủ đề. Sau đó các học sinh
lần lượt nêu ghi nhớ của bản thân về dân cư nước tatương ứng với 3 bài trong
chương trình: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư; Lao động và việc làm; Đơ
thị hóa.
Giáo viên triển khai 3 nhánh cấp 1 của chủ đề Địa lí dân cư, sau đó
u cầu học sinh vẽ các nộidung cơ bản của từng bài để hình thành các
nhánh cấp 2, cấp 3 trong sơ đồ. Qua cách làm này học sinh được bày tỏ suy
nghĩ và sự ghi nhớ của bản thân với kiến thức đã học một cách thoải mái. Sơ đồ
tư duy được tạo nên khơng chỉ đảm bảo tính đầy đủ về kiến thức mà còn thể
hiện rõ ràng mạch kiến thức trong mỗi bài học. Dưới đây là một số hình
ảnh sơ đồ tư duy được học sinh xây dựng và giáo viên sử dụng trong hoạt
động ôn tập của chủ đề.

Ảnh.2.1. Một số sản phẩm của học sinh vẽ sơ đồ tư duy- chủ đề Địa lí dân cư
Phần Địa lí dân cư qua sơ đồ kiến thức được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu nên học
sinh sẽ thuận lợi hơn khi làm các câu hỏi trắc nghiệm, đặc biệt các dạng câu hỏi
vận dụng. Cụ thể các câu hỏi minh họa như sau:

Câu 1. Vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm đến đồng bào
các dân tộc là
A. các dân tộc ít người sống tập trung ở miền núi.
B. mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng.
C. sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.
D. phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi.
Câu 2. Ở nước ta, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du và
miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm
11


A. khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
B. nâng cao tỉ lệ dân thành thị.
C. phân bố lại dân cư.
D. giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội
2.3.3.3.Rèn luyện kỹ năng khai thác, sử dụng Atlat, bảng số liệu, biểu đồ.
* Đối với At lat
Kỹ năng sử dụng Atlat là phần kỹ năng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đề thi
(15 câu hỏi tương ứng 37,5%).
Trong cấu trúc đề thi 2 năm gần đây và qua phân tích cấu trúc đề minh
họa năm 2023 này, số câu hỏi át lát luôn chiếm số lượng rất lớn với 15 câu. Do
vậy trong q trình học cũng như ơn tập, tơi ln ln hướng dẫn học sinh khai
thác Atlat một cách triệt để nhất bởi “Atlat là cuốn sách thứ 2 của Địa lí”, cũng
là tài liệu quan trọng mà học sinh được sử dụng trong phòng thi. Việc sử
dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn
củng cố kỹ năng sử dụng Atlat, huy động kiến thức làm bài thi đạt kết quả cao.
Có thường xuyên sử dụng Atlat thì các em mới nhận biết được nhanh chóng các
đối tượng, các phương pháp thể hiện đối tượng đó trên bản đồ, từ đó việc trả
lời các câu hỏi trắc nghiệm cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, để học sinh có tiến bộ trong phần rèn luyện và trả lời câu hỏi

trắc nghiệm phần kỹ năng Atlat của đề thi đòi hỏi giáo viên cần có sự kiên trì,
lắng nghe, giúp đỡ học sinh, cùng các em tìm tịi giải đáp các câu hỏi. Hơn nữa,
giáo viên cần quan tâm tới mọi đối tượng học sinh, tạo khơng khí học tập tích
cực, sơi nổi, không để học sinh nhàm chán, ỷ lại, lười rèn luyện.

Ảnh 2.11.Học sinh lắng nghe giáo
viê

n hướng dẫn khai thác Atlat Việt
Na

Ảnh 2.11.Học sinh lắng nghe giáo n hướng dẫn khai thác Atlat Việt
viê
Na
Ảnh 2.2a.HS cùng nhau ôn luyện ,khai thác Atlat Địa lí
Việt Nam
Ảnh 2.2b.HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn khai thác
Atlat Địa lí Việt Nam
Trên cơ sở đó, HS sẽ thực hiện trả lời chính xác các câu hỏi trắc nghiệm
về khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. Ví dụ như sau :
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết khi đi từ Bắc
vào Nam lần lượt qua các đô thị nào sau đây?
A.Sầm Sơn - Tam Kì - Tuy Hịa - Phan Thiết.
B. Cửa Lị - Thái Bình - Đông Hà - Cam Ranh.
C. Quy Nhơn - Hà Tĩnh - Phan Thiết - Bà Rịa.
D. Bắc Kạn - Lào Cai - Quảng Ngãi - Tuy Hòa.
12


Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành nào sau

đây có ở trung tâm cơng nghiệp Quảng Ngãi?
A.Sản xuất giấy, xenlulơ.
B. Cơ khí.
C. Luyện kim.
D. Đóng tàu.
* Đối với bảng số liệu, biểu đồ
Ngoài kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat, đề thi cũng sẽ có 4 câu thuộc
phần trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng phân tích bảng số liệu, nhận dạng biểu đồ
nên chúng tôi cũng rất chú trọng nội dung này trong q trình ơn tập.
Ở hình thức thi trắc nghiệm học sinh không phải mất thời gian để vẽ biểu
đồ, nhưng ngược lại các em phải nhận dạng thật chính xác các dạng biểu đồ. Để
học sinh trả lời tốt các câu hỏi liên quan đến nội dung này, trong q trình ơn tập
tơi đã tăng cường hướng dẫn các em nhận dạng biểu đồ thông qua những dấu
hiệu đặc trưng nhất, cụ thể như sau:
+ Với yêu cầu thể hiện quy mô, cơ cấu, hay sự chuyển dịch cơ cấu của các
đối tượng Địa lí thì dạng biểu đồ thích hợp là trịn hoặc miền. Nếu u cầu thể
hiện sự biến động của các đối tượng từ 3 năm trở xuống sẽ chọn dạng biểu đồ
tròn, từ 4 năm trở lên sẽ chọn dạng biểu đồ miền.
+ Với yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của các đối tượng Địa lí thì
biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường.
+ Với yêu cầu thể hiện tình hình phát triển của các đối tượng Địa lí thì
dạng biểu đồ thường chọn là biểu đồ cột. Nếu chỉ thể hiện một đối tượng Địa lí
thì chọn biểu đồ cột đơn, 2 đối tượng Địa lí trở lên thì chọn biểu đồ cột kép hoặc
biểu đồ dạng kết hợp cột - đường…
Đi kèm với biểu đồ, bảng số liệu cũng có những dạng câu hỏi nhận xét, so
sánh. Đây là dạng câu hỏi khơng q khó nhưng lại hay gây ra sự nhầm lẫn nếu
học sinh không tập trung. Để làm được học sinh cần đọc đáp án và quan sát thật
kỹ bảng số liệu để trả lời, có những bài cần phải tính tốn cụ thể mới có thể chọn
được đáp án đúng.
Ngoài ra trong phần rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh cịn nội dung

tính tốn, xử lí số liệu liên quan đến một số cơng thức tính tốn trong Địa lí. Để
làm tốt các câu hỏi này, điều đầu tiên là phải cung cấp cho học sinh một số cơng
thức tính tốn trong Địa lí, như sau:
+ Năng suất = Sản lượng/ Diện tích(tạ/ha)
+ GDP bình quân theo đầu người = Tổng GDP/ Số dân ( đô la/ người)
+ Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu- Nhập khẩu( USD hoặc VNĐ)
+ Độ che phủ rừng = Diện tích rừng/ Diện tích đất tự nhiên x 100(%)
+ Cự li vận chuyển trung bình = Khối lượng luân chuyển/ Khối lượng vận
chuyển ( km)
+ Tốc độ tăng trưởng (%) = Giá trị năm sau/Giá trị năm gốc x 100% (chọn
năm gốc = 100%)
+ Cơ cấu thành phần (%) = Giá trị thành phần/Tổng x100% (Tổng = 100%)…
Có được cơng thức tính thì việc tính tốn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Thế nhưng, điều đặc biệt cần lưu ý khi làm dạng câu hỏi này đó là học sinh
13


phải lưu ý đơn vị của các đối tượng Địa lí đã cho trước và đơn vị mà yêu cầu đề
bài cần đưa ra để quy đổi sao cho phù hợp nhất. Chính vì vậy việc hướng dẫn
học sinh cách nhận xét bảng số liệu và tính tốn là điều rất cần thiết. Công việc
này cần phải được làm thường xuyên để hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học
sinh. Ví dụ như:
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Sản lượng sắn của Cam-Pu- Chia và Việt Nam, giai đoạn 2015-2020
Năm
Cam-pu-chia
Việt Nam

2015
11944,5

10673,7

2017
13386,7
11263,2

(Đơn vị: nghìn tấn)
2019
2020
12684,0
13064,5
9397,7
10688,2

(Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN 2021, )
Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi sản
lượng sắn năm 2020 so với năm 2015 của Cam-pu-chia và Việt Nam?
A.Việt Nam tăng nhanh hơn Cam-pu-chia.
B. Việt Nam tăng nhiều hơn Cam-pu-chia.
C.Cam-pu-chia tăng nhanh hơn Việt Nam.
D.Cam-pu-chia tăng, Việt Nam giảm.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và nông thôn nước ta, giai đoạn 2015-2020
Năm
Thành thị
Nông thôn

2015
30,88
61,35


(Đơn vị: Triệu người)
2018
2020
32,64
35,93
62,75
61,65

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB
Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân thành thị và nông thôn của nước ta
giai đoạn 2015 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Trịn.
B. Kết hợp.
C. Đường.
D.Cột.
Câu 3: Cho biểu đồ về số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta,
giai đoạn 2015 - 2020:

(Số liệu theo niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
14


Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu dân số và tỉ lệ gia tăng dân số.
B. Sự thay đổi cơ cấu dân số và tỉ lệ gia tăng dân số.
C.Tốc độ tăng trưởng dân số và tỉ lệ gia tăng dân số.
D. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số.
2.3.4.Thay đổi cách làm bài thi

Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài giải nhanh và không quá rườm
rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Như vậy, nếu trước đây phương
pháp làm bài cần “chậm và chắc” thì giờ phải đổi ngay từ “chậm” thành
“nhanh”. Giải nhanh chính là chìa khóa để có được điểm cao ở mơn trắc
nghiệm. Để học sinh trả lời chính xác và nhanh các câu hỏi trắc nghiệm, chúng
tôi đã hướng dẫn học sinh một số phương pháp sau:
2.3.4.1.Phải tìm được “từ chìa khóa” trong câu hỏi
Đây được xem là cách để giải quyết câu hỏi mộtcách nhanh
nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.(HS sẽ dùng bút
gạch chân từ chìa khố trong câu hỏi khi làm bài). Ví dụ:
Câu 1: Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của
ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là:
A. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được hội nhập
B. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng
C. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
D. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo tốt hơn
Đáp án: D (từ chìa khóa: “Nhân tố hàng đầu - ngành chăn nuôi”)
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Diện tích các loại cây lâu năm của nƣớc ta năm 2018 và 2020
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm Tổng số
2018 3496,8
2020 3616,3

Cây công nghiệp Cây ăn quả
lâu năm
2212,5
993,2
2185,8
1135,2


Cây
khác
291,1
295,3

lâu

năm

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây lâu
năm của nước ta năm 2018 và năm 2020, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp
nhất?
A. Kết hợp.

B.Trịn.

C. Đường.

D. Miền.

Đáp án: B (từ chìa khóa: “quy mơ và cơ cấu”)
2.3.4.2.Dùng phương pháp loại trừ
15


Đây là phương pháp hữu hiệu khi chưa tìm được câu trả lời
chính xác cho câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm
thường có 4 đáp án, các đáp án lại thường không khác nhau nhiều

lắm về mặt nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để có thể dùng
phương pháp loại trừ. Thay vì tìm phương án đúng thì hãy tìm
phương án sai, loại trừ được càng nhiều phương án sai thì đáp
án lựa chọn sẽ càng cókhả năng chính xác cao hơn.
Câu 1: Cho biểu đồ về cây công nghiệp nước ta, năm 2010 và 2018

(Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mơ và cơ cấu diện tích một số cây cơng nghiệp.
B. Tốc độ tăng trưởng diện tích một số cây cơng nghiệp.
C. Quy mơ diện tích một số cây cơng nghiệp.
Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích một số cây công ngh
Đáp án: C (Loại trừ bằng cách: Ở đáp án A thể hiện “quy mơ và cơ cấu”thì
phải là biểu đồ tròn, ở đáp án B thể hiện “ tốc độ tăng trưởng”thì phải là biểu
đồ đường, ở đáp án D thể hiện “ sự chuyển dịch cơ cấu” thì phải là biểu đồ
miền => Đáp án C đúng)
Câu 2: Biện pháp nào sau đây được sử dụng để bảo vệ đất ở miền núi nước ta?
A. Chống nhiễm mặn.
B. Rửa phèn.
C.Làm ruộng bậc thang.
D. Trồng rừng ven biển.
Đáp án: C ( Các đáp án A, B, D đều là biện pháp sử dụng
và bảo vệ đất ở đồng bằng nên loại trừ => C đúng .)
2.3.4.3.Phương pháp phỏng đốn
Có thể nói đây khơng phải là phương pháp hay để làm các câu hỏi trắc
nghiệm. Tuy nhiên khi khơng chắc chắn về câu trả lời của mình thì việc
phỏng đoán một cách logic và khoa học cũng là một giải pháp cho học sinh.
Nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu
trả lời. Việc sử dụng phương án này sẽ khó có thể mang lại kết quả cao cho học
sinh mà nó mang yếu tố may mắn nhiều hơn.

16


Trong q trình ơn tập và làm bài thi, số lượng các câu hỏi để học sinh áp
dụng phương pháp này khơng nhiều.
Ví dụ:
Câu 1: Ngành cơng nghiệp khơng thể thiếu đối với sự phát triển của các
ngành côngnghiệp khác ở nước ta là
A.công nghiệp năng lượng
phẩm

B.công nghiệp chế biến lương thực thực

C.công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng D.công nghiệp cơ khí chính xác
Đáp án: A
Câu 2: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến năng suất lúa nước ta tăng
nhanh là do
A. sử dụng nhiều máy móc nên cơng nghiệp chế biến phát triển nhanh chóng
B. sử dụng nhiều giống mới, năng suất cao
C. sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp
D. phát triển thủy lợi
Đáp án: B
Trên đây là một số phương pháp mà tôi cho là khá hiệu quả trong q trình
ơn tập và làm bài thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, học sinh cần phải biết vận dụng
một cách linh hoạt và phối hợp giữa các phương pháp với nhau thì mới có
thể mang lại kết quả cao nhất. Có được các phương pháp giải rồi, trong q trình
làm bài thi trắc nghiệm,chúng tôi cũng luôn lưu ý với học sinh một số yếu tố
thuộc về kỹ năng như:
- Phân bố thời gian hợp lí: Theo quy định của Bộ GD&ĐT thì bài thi Địa
lí gồm có 40 câu, thời gian làm bài là 50 phút. Như vậy, học sinh có khoảng hơn

1 phút (1’15”) để trả lời một câu hỏi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà
vẫn chưa tìm ra được đáp án thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác và có
thể quay trở lại câu hỏi này sau.
- Tận dụng tối đa thời gian làm bài: Đề thi gồm 40 câu hỏi trong thời gian
50 phút. Học sinh cố gắng hoàn thành trong vịng 40 phút ,thời gian cịn lại rà
sốt ,kiểm tra lại bài làm 1 cách cẩn thận.
- Không được bỏ trống phương án trả lời
2.3.4.4.Tuyên dương, khen thưởng kịp thời
Để bảo đảm sự thành công trong kết quả giảng dạy và học tập, tôi thường
xuyên theo dõi, động viên, nhắc nhở các em trong học tập và ôn luyện.
Tôi đã tiến hành phân luồng học sinh theo từng trình độ khác nhau và phát
động nhiều hình thức thi đua học tập, cùng nhau tiến bộ giữa các học sinh như :
đơi bạn cùng tiến; học nhóm với sự giám sát của giáo viên… Khen thưởng kịp
thời đối với các em có kết quả cao hoặc có sự tiến bộ vượt bậc trong các kỳ
thi cũng như nhắc nhở những em có kết quả cịn thấp và chậm tiến bộ.Động
viên các em có thành tích học tốt ln phát huy phong độ hơn nữa.
17



×