Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

(Skkn 2023) tích hợp hóa học môi trường trong giảng dạy bộ môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

THANH HỐ NĂM 2020

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP HỐ HỌC MÔI TRƯỜNG TRONG
GIẢNG DẠY BỘ MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
HƯỚNG NGHIỆP LỚP 10

Người thực hiện: Nguyễn Như Quỳnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Trải nghiệm hướng nghiệp

THANH HOÁ NĂM 2023


MỤC LỤC
Trang

Phần 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................1
Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM........................................1
2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................1
2.1.1. Hố học và vấn đề mơi trường....................................................................2
2.1.2. Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp..........................................................3


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................6
2.2.1. Thuận lợi.....................................................................................................6
2.2.2. Khó khăn.....................................................................................................7
2.2.3. Thực trạng vấn đề........................................................................................7
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề...........................................................................................................................9
2.3.1. Giải pháp chung...........................................................................................9
2.3.2. Các chủ đề hoá học và vấn đề môi trường..................................................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................18
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................19
3.1. Kết luận........................................................................................................19
3.2. Kiến nghị......................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Sở GD & ĐT...........22


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục hiện nay hướng con người phát triển một cách toàn diện, hiểu về
bản chất không học lệch học tủ. Do đó việc thay đổi về phương pháp giảng dạy
để phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại mới là nhiệm vụ
cấp thiết hiện nay.
Chương trình giáo dục phổ thông lớp 10 mới năm nay cho phép học
sinh được lựa chọn môn học theo năng lực, sở thích của mình và theo xu hướng
nghề nghiệp dự định chọn trong tương lai. Trong đó mơn học hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 giúp học sinh phát triển năng lực thích ứng với
cuộc sống, năng lực định hướng nghề nghiệp đồng thời hình thành và phát triển
các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung được quy định trong chương trình giáo
dục phổ thơng mới. Tuy nhiên cũng là mơn học mới nên giáo viên và học sinh

có rất nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với bộ môn này.
Hiện nay quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ những bất cập và tạo
áp lực lớn đối với mơi trường sinh thái. Tình trạng ơ nhiễm môi trường tiếp tục
diễn biến phức tạp, chất lượng mơi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, khơng cịn
khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động
công nghiệp; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động,
biến đổi khí hậu khó lường và xâm nhập mặn gia tăng;..., gây hậu quả nghiêm
trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa.
Nhằm tăng hứng thú học tập, phát triển kỹ năng và nâng cao kiến thức thực
tiễn về môi trường cho học sinh trong cả hai bộ mơn Hố học và Hoạt động trải
nghiệm hướng nghiệp tôi chọn đề tài: “Tích hợp hố học mơi trường trong bộ
mơn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lựa chọn đề tài “Tích hợp hố học mơi trường trong bộ môn
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10” và các biện pháp bảo vệ môi
trường lồng ghép trong các bài học theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển
năng lực nhận thức tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, góp phần đổi mới
phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề về hố học mơi trường được lồng ghép vào các chủ đề của bộ
môn Hoạt động giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp khối 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình dạy học, dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
thực hiện các hoạt động chủ yếu theo một quy trình.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: dựa vào các vấn đề môi
trường hiện nay
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố ngày 12/10/2020 cho thấy từ

năm 2000 tới năm 2019, thế giới đã ghi nhận 7.348 thảm họa thiên nhiên lớn
khiến hơn 1,2 triệu người thiệt mạng và ảnh hưởng tới 4,2 tỷ người. Bão và lũ
1


lụt chiếm tới 72% các thảm họa thiên nhiên lớn và số lượng các trận lũ lớn tăng
gấp đôi trong vịng 2 thập kỷ qua.
Trước những con số biết nói về thiệt hại do thiên tai gây ra, các tổ chức
quốc tế cảnh báo, nếu thế giới không thực hiện những hành động khẩn cấp để
giảm khí thải, nhiệt độ tồn cầu sẽ tăng thêm ít nhất 0,5oC trong 20 năm tới và
tiếp tục tăng 2oC đến 3oC vào cuối thế kỷ 21. Khí hậu tồn cầu trở nên cực đoan
hơn sẽ khiến con người tiếp tục phải trả giá bằng những thiệt hại nặng nề.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven
bờ và đất liền khác. Thực trạng và xu hướng diễn biến môi trường sinh thái của
Việt Nam trong những năm qua cho thấy, môi trường Việt Nam đang đứng
trước những thách thức rất lớn trong những năm tiếp theo, do đó cần có những
giải pháp khắc phục kịp thời. Bộ mơn Hố học và Hoạt động trải nghiệm hướng
nghiệp cũng đóng góp một phần vào hai giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu
bảo vệ môi trường.
Một là, thay đổi tư duy bảo vệ mơi trường, giải quyết tận gốc các vấn đề
suy thối tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay.
Hai là, đẩy mạnh công tác truyên truyền và giáo dục môi trường. Xây dựng
và hồn thiện chương trình đào tạo và giáo dục môi trường trong hệ thống giáo dục
phổ thông các cấp phù hợp với điều kiện và chương trình giáo dục của Việt Nam.
2.1.1. Hoá học và vấn đề môi trường
* Khái niệm: ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của mơi
trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Chất gây ô nhiễm môi trường là nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại

* Phân loại:
- Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
+ Nguồn gốc tự nhiên
+ Nguồn gốc nhân tạo: Khí thải cơng nghiệp, khí thải do hoạt động giao
thơng vận tải, khí thải sinh hoạt...
- Ơ nhiễm mơi trường nước
+ Nguồn gốc tự nhiên: mưa, gió bão, lũ lụt...
+ Nguồn gốc nhân tạo: nước thải sinh hoạt, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ...
- Ô nhiễm môi trường đất:
+ Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, ngập mặn...
+ Nguồn gốc nhân tạo: chất thải nơng nghiệp, phân bón hố học, chất kích
thích sinh trưởng, chất thải sinh hoạt.
* Các hố chất gây ơ nhiễm mơi trường phổ biến
- Ơ nhiễm mơi trường khí: CO, CO2, SO2, H2S, NOx, CFC
- Ơ nhiễm mơi trường đất và nước:
+ Ion kim loại, nồng độ các nguyên tố kim loại nặng như Hg, Pb, Sb, Cu,
Mn... được quan tâm hàng đầu.
+ Một số nguyên tố như Hg, As...kể cả nồng độ rất thấp
+ Anion: NO3-; PO43-; SO42-... nồng độ cao
2


+ Thuốc bảo vệ và phân bón hố học.
* Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sự biến đổi khí hậu
- Ơ nhiễm khơng khí
+ Hiệu ứng nhà kính: nguyên nhân do sự tăng nồng độ CO 2 làm Trái Đất.
Mặt trái của Hiệu ứng nhà kính gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán,
lũ lụt ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người.
+ Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người: gây ra bệnh tật đặc biệt là

bệnh tim phổi..
+ Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật: khí SO 2,
khí Cl2
+ Phá huỷ tầng ozon: CFC... khiến tia cực tím chiếu thẳng xuống Trái Đất
gây nhiều tác hại chho sinh vật và sức khoẻ con người
+ Gây mưa axit: SO2; NOx...gây hại cho cây trồng, sinh vật sống trong ao,
sơng ngịi, cơng trình...
- Ơ nhiễm môi trường nước
Tuỳ vào mức độ ô nhiễm khác nhau, các chất gây ơ nhiễm có tác hại khác
nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật, ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người
- Ơ nhiễm mơi trường đất
Các hoá chất làm thay đổi thành phần và tính chất của đất làm đất chai
cứng, làm chua đất. Các chất trừ sâu, diệt cỏ phân huỷ trong nước rất chậm tạo
ra lượng dư đáng kể trong đất và lơi cuốn vào chu trình: đất – cây – động vật –
người gây ra những tác hại khó lường.
2.1.2. Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
* Chủ đề 6: Tham gia xây dựng cộng đồng
- Chia sẻ hoạt động cộng đồng có thể tham gia về mơi trường
+ Bảo vệ, gìn giữ di tích lịch sử văn hố và mơi trường tự nhiên
+ Tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, biến đổi khí hậu...
- Các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt động
bảo vệ môi trường
+ Thuyết phục bằng tình cảm
+ Làm gương
+ Chủ động làm quen, thái độ chân thành và cầu thị...
+ Lập hội, nhóm... tham gia các hoạt động bảo vệ mơi trường.
- Lập kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về bảo vệ môi trường
+ Mục tiêu: Bảo vệ môi trường
+ Nội dung: Tuyên truyền và dọn vệ sinh khu vực ven biển

+ Hình thức và phương tiện: Tập thể lớp, tự túc phương tiện đi lại và dụng
cụ dọn vệ sinh (bao tay, cuốc, liềm, bì, khẩu trang…)
+ Phân cơng trách nhiệm: Bí thư, lớp trưởng, tổ nhóm…
+ Đối tượng tham gia: học sinh khối 10 trường THPT Chu Văn An
+ Thời gian: buổi sáng ngày 02/04/2023.
+ Địa điểm: bờ biển phường Quảng Vinh – TP Sầm Sơn
+ Kết quả mong đợi: dọn sạch rác thải ven bờ biển phường Quảng Vinh.
- Tham gia kết nối cộng đồng:
3


+ Tham gia giữ gìn vệ sinh trường lớp, đường làng, ngõ xóm.
+ Tham gia các phong trào làm sạch đường phố do Đoàn thanh niên địa
phương tổ chức…
* Chủ đề 7: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
- Tìm hiểu về hành vi, việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của tổ chức,
cá nhân
+ Thu gom rác, không vứt rác xuống sông, hồ và nơi công cộng.
+ Tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi ở những nơi cơng cộng.
+ Khơng sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm.
+ Tham gia trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây.
+ Sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên như: đất, nước, động vật, thực vật,...
+ Thả cá không thả bao nilon đựng cá xuống sông, hồ vào ngày 23 tháng
Chạp…
- Những hoạt động tuyên truyền, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên mà em biết:
+ Ngăn chặn việc săn bắn các động vật hoang dã.
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật sống trong các khu rừng.
+ Xử lí nước thải.
+ Khơng chặt phá rừng bừa bãi, không vứt rác bừa bãi ở nơi cơng cộng.
- Hình thức tun truyền nào để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên: pano áp

phích, thuyết trình.
- Những hành vi, việc làm mà các tổ chức, cá nhân đã thực hiện là phù hợp
để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em:
Cảnh quan
thiên nhiên

Những việc nên làm

Những việc không nên
làm

Biển và bãi
biển.

- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Khơng dùng kem chống nắng có
chất gây ơ nhiễm biển.
- Không tự ý săn bắt, động
chạm động vật biển quý hiếm.
- Tuyên truyền bảo vệ cảnh quan
biển, bãi biển.

- Vứt rác bừa bãi.
- Dùng kem chống nắng
có hại cho môi trường.
- Săn bắt động vật quý
hiểm, bẻ san hô,...

Sông, hồ,
suối.


- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Không giặt quần áo nơi sông,
hồ, suối.
- Tuyên truyền bảo vệ cảnh quan
sông, hồ, suối.

- Vứt rác bừa bãi.
- Giặt đồ, rửa bát,... nơi
sông, hồ, suối.

- Không đốt rừng làm nương rẫy.
- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Không chặt phá rừng bừa bãi.
- Trồng cây, gây rừng.
- Không săn bắt thú rừng bừa bãi.

- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Vứt rác bừa bãi.
- Chặt phá rừng.
- Săn bắt thú rừng quý
hiếm.

Núi, rừng.

4


- Tuyên truyền bảo vệ cảnh quan
núi rừng.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên:
+ Nhóm thực hiện: lớp 10A5
+ Địa điểm thực hiện: Nhà văn hóa thơn Chiến Thắng.
+ Thời gian thực hiện: chủ nhật tuần thứ 2 ngày 6 tháng 3.
+ Mục tiêu tuyên truyền: kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên.
+ Đối tượng tuyên truyền: người dân thôn Chiến Thắng.
+ Nội dung tuyên truyền: vai trò cảnh quan thiên nhiên và trách nhiệm của
người dân trong biệc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
+ Hình thức tuyên truyền: thuyết trình.
+ Cơ quan, tổ chức/cá nhân phối hợp, hỗ trợ: chính quyền xã, trưởng thơn,
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Kế hoạch triển khai cụ thể:
Hoạt động/nhiệm vụ

Thời gian
thực hiện

Sản phẩm cần đạt

Xây dựng chương
trình/kịch bản buổi
tuyên truyền

Tuần đầu
tháng 3

Chương trình buổi tuyên
truyền chi tiết, cụ thể


Mời người dân đến dự

Tuần đầu
tháng 3

Thông báo qua loa phát thanh
của thơn, xóm.

Tuần đầu
tháng 3

Nội dung bài thuyết trình làm
rõ:
+Những giá trị tinh thần và
vật chất của cảnh quan thiên
nhiên với người dân.
+Trách nhiệm bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên của người
dân.

Viết nội dung bài
thuyết trình

Chủ nhật
Thuyết trình bài tuyên
tuần thứ 2
truyền
tháng 3

Thuyết trình tự nhiên, thuyết

phục

Chuẩn bị các tiết mục
văn nghệ và chủ đề
Tuần đầu
bảo vệ cảnh quan
tháng 3
thiên nhiên

Có hai tiết mục đơn ca và một
tiếp mục tốp ca bài hát ca
ngợi vẻ đẹp cảnh quan thiên
nhiên

Liên hệ và trang trí

Địa điểm tổ chức được trang

Trước ngày

Người
chịu trách
nhiệm

5


địa điểm tổ chức
tun truyền


thuyết trình
một ngày

trí đẹp và trang trọng

Chuẩn bị các phương
tiện nghe nhìn cần
thiết.

Tuần đầu
tháng 3

Có đủ loa, đài, tranh ảnh minh
họa

* Chủ đề 8: Bảo vệ mơi trường tự nhiên
- Thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường tự nhiên.
+ Vai trị của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người.
+ Thực trạng môi trường tự nhiên địa phương.
+ Nêu được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- HS thảo luận theo tổ nhóm về kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ
môi trường tự nhiên ở địa phương.
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Xử lí khí thải và nước thải trước khi thải ra môi trường. Thu gom rác thải
đúng nơi quy định để môi trường thêm sạch đẹp.
+ Giữ gìn vệ sinh nơi ở, khu dân cư.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới không sinh ra khí thải.
+ Xây dựng hệ thống xử lí chất thải trong các nhà máy khu công nghiệp,
xây dựng các nhà máy xử lí và chế tái rác.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương

Giải pháp Công việc cần thực Thời gian Kết quả mong đợi Người
hiện
thực hiện
phụ trách
1. Giảm
thiểu việc
sử dụng
bao nilon

Tuyên truyền, vận 1 tháng
động mọi người hạn
chế sử dụng bao
nilon mà thay thế
bằng việc sử dụng
hộp sử dụng nhiều
lần, túi giấy, ...

2. Trồng Lập các đội thi và tổ 1 tuần
nhiều cây chức cuộc thi trồng
xanh
cây, bình chọn đội
thi thắng cuộc và có
phẩn thưởng, những
đội thi tham gia đều
có giấy khen, giấy
chứng nhận.

Mọi người có ý Tổ 1,2
thức bảo vệ mơi
trường hơn và

chuyển dần hạn chế
sử dụng bao nilon

Mọi người nhiệt Tổ 3,4
tình tham gia hưởng
ứng, nhiều đội thi
tham gia trồng được
nhiều cây xanh.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường.
6


- Đội ngũ giáo viên bộ mơn Hố học nhiệt tình trong cơng việc, hỗ trợ đồng
nghiệp trong cơng tác.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Trải nghiệm hướng nghiệp và giáo
viên chủ nhiệm khối 10 luôn hỗ trợ nhiệt tình.
- Đa số học sinh năng động, nhiệt tình và có ý thức học tập tốt.
2.2.2. Khó khăn
- Mơn Hố học trong trường phổ thơng là một trong mơn học khó đối với
học sinh vì nhiều kiến thức liên quan đến nhau.
- Môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là môn học mới, cần nhiều thời
gian đầu tư và nghiên cứu để tìm được biện pháp giảng dạy phù hợp.
- Bản thân kinh nghiệm giảng dạy cũng như quản lý học sinh còn hạn chế.
- Học sinh còn thụ động chưa chủ động trong học tập và chưa có định
hướng để tham gia hoạt động cộng đồng.
2.2.3. Thực trạng vấn đề
Trong q trình giảng dạy tơi đã phát hiện ra học sinh ít quan tâm đến các

vấn đề môi trường, hoạt động cộng đồng và chưa phát hiện được mối liên hệ
giữa các môn học với nhau, giữa mơn học và thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ:
Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây gây hiệu ứng nhà kính khi
nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. CO2 và O2 B. CH4 và H2O
C. N2 và CO
D. CO2 và CH4
Phân tích:
+ Nếu lượng CO2 tăng cao gây hiệu ứng nhà kính.
+ CH4 trong khơng khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên.
+ CO là khí độc có thể khiến con người tử vong vì ngộ độc.
+ Các khí O2, H2O, N2 khơng độc.
→ Nhóm khí CO2, CH4 gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong
khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Đáp án D.
Vấn đề đặt ra: học sinh chỉ nhớ được CO là khí độc, CH4 và CO2 gây hiệu
ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Nếu biết được nguyên nhân, ảnh hưởng tới
môi trường và các biện pháp giảm thiểu, sử dụng hợp lý, đưa ra bài thuyết trình
trong chủ đề tham gia xây dựng cộng đồng: biến đổi khí hậu sẽ giúp học sinh có
sự hiểu biết rộng về ảnh hưởng của các loại khí thải gây biến đổi khí hậu.
Giải pháp:
- Nội dung chủ đề: Khí thải với biến đổi khí hậu
- Lập kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về bảo vệ môi trường
+ Mục tiêu: Bảo vệ môi trường
+ Nội dung: Tuyên truyền và dọn vệ sinh khu vực ven biển
+ Hình thức và phương tiện: Tập thể lớp, tự túc phương tiện đi lại và dụng
cụ dọn vệ sinh (bao tay, cuốc, liềm, bì, khẩu trang…)
+ Phân công trách nhiệm:
Lớp trưởng Vũ Quang Huy: Quản lý chung lớp

Bí thư Ngơ Thị Thuỳ Dung: Chuẩn bị nội dung thuyết trình
Lớp phó lao động Lê Ngọc Hiếu: phân cơng lao động cụ thể
7


Lớp phó văn nghệ Nguyễn Huyền Trang: phân cơng 2 tiết mục văn nghệ về
chủ đề môi trường.
+ Đối tượng tham gia: học sinh khối 10 trường THPT Chu Văn An
+ Thời gian: buổi sáng ngày 02/04/2023.
+ Địa điểm: bờ biển phường Quảng Vinh – TP Sầm Sơn
+ Kết quả mong đợi:
Tuyên truyền về ảnh hưởng của các loại khí thải gây biến đổi khí hậu.
Dọn sạch rác thải ven bờ biển phường Quảng Vinh.

Hiệu quả: Sau khi lắng nghe bài thuyết trình trên lớp và tham gia buổi lao
động tập thể hầu hết học sinh sẽ hiểu được ảnh hưởng của các loại khí thải đến
mơi trường và có thể vận dụng làm những bài tập hố học mơi trường liên quan
đến khí thải.
Từ đó tơi suy nghĩ, cần đưa ra nhiệm vụ để học sinh tìm hiểu, thảo luận,
nghiên cứu làm thành bài thuyết trình đồng thời kết hợp với hoạt động lao động tập
thể sẽ tích hợp được hố mơi trường và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho
học sinh. Kết quả đã đem lại thành công khi tôi trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng
8


học sinh lớp 10A5. Vì vậy tơi xin nêu sáng kiến nhỏ của mình nhằm giúp giáo viên
có thêm phương pháp giảng dạy, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, chủ
động, sáng tạo. Phạm vi sáng kiến tôi áp dụng với các vấn đề hố học với mơi
trường vào chủ đề 6,7,8 môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp khối 10.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải

quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp chung
- Giáo viên đặt ra các vấn đề môi trường và hoá học, lựa chọn một số chủ
đề phù hợp để học sinh nghiên cứu.
- Học sinh tìm hiểu, thảo luận và đưa ra bài thuyết trình hoặc sơ đồ tư duy.
- Học sinh trình bày bài thuyết trình hoặc đưa ra sơ đồ tư duy phù hợp
- Giáo viên nhận xét, học sinh hoàn thiện bài.
2.3.2. Các chủ đề hố học và vấn đề mơi trường
2.3.2.1. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập
kỷ hay hàng triệu năm.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách mơi trường,
biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung
bằng hiện tượng nóng lên tồn cầu.
Ngun nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể
hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven
bờ và đất liền khác.
Các chủ đề có thể nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của khí thải đến biến đổi khí hậu:
+ Hiệu ứng nhà kính
+ Khí thải cơng nghiệp
- Khai thác rừng
- Mưa axit…

9



Kinh nghiệm: đây là chủ đề được quan tâm hiện nay, bản thân học sinh
cũng cảm nhận được sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sau khi tìm hiểu về chủ
đề này học sinh sẽ có sự hiểu biết nhất định về biến đổi khí hậu và góp phần vào
phịng chống các ngun nhân của biến đổi khí hậu. Từ những việc đơn giản
như: trồng cây xanh, giảm sử dụng các nguồn năng lượng nhiệt như đi xe điện
thay xe xăng, sử dụng điện tiết kiệm ....
Bài tập áp dụng sau chủ đề:
Câu 1: Khơng khí sẽ bị ơ nhiễm khi tăng cao nồng độ của chất sau đây?
A. Khí N2
B. Khí O2
C. Khí CO2
D. hơi nước
Đáp án C
Con người phát thải khí CO2 từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá,
dầu mỏ) được sử dụng trong giao thông vận tải, phát điện, xây dựng, chặt phá

10


rừng, làm nơng nghiệp... Khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cản bức xạ nhiệt từ Trái
đất vào vũ trụ, do vậy góp phần làm cho Trái đất nóng lên.
Câu 2: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây gây hiệu ứng nhà
kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. CO2 và O2
B. CH4 và H2O
C. N2 và CO
D. CO2 và CH4
Đáp án D
+ Nếu lượng CO2 tăng quá nhiều sẽ phá vỡ cân bằng tự nhiên, gây hiệu ứng
nhà kính.

+ Nồng độ CH4 trong khơng khí đạt 1,3 ppm thì khơng khí bị coi là ơ nhiễm.
CH4 trong khơng khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên.
+ CO là khí độc. Nếu trong khơng khí có CO nồng độ khoảng 250 ppm sẽ
khiến con người tử vong vì ngộ độc.
+ Các khí O2, H2O, N2 khơng độc.
→ Nhóm khí CO2, CH4 gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong
khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Câu 3: Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn
nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là:
A. Phát triển chăn ni
B. Đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
C. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn
D. Giảm giá thành sản xuất dầu khí
Đáp án B
Biogas thành phần chính là CH4 (dễ cháy, tỏa nhiều nhiệt)
Câu 4: Hiện nay, các hợp chất CFC (cloflocacbon) đang được hạn chế sử
dụng và bị cấm sản xuất trên phạm vi tồn thế giới vì ngồi gây hiệu ứng nhà
kính chúng cịn gây ra hiện tượng
A. ơ nhiễm mơi trường đất
B. ô nhiễm môi trường nước
C. thủng tầng ozon
D. mưa axit
Đáp án C
Khí CFC là một loại khí trước đây được dùng phổ biến trong các thiết bị
làm lạnh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng CFC gây ảnh hưởng đến con người,
môi trường đặc biệt ảnh hưởng đến tầng ozon. Do đó khí này đã bị cấm sản xuất
trên phạm vi tồn thế giới.
Câu 5: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường
sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thốt ra gây ô nhiễm môi trường,
người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn
B. Cồn
C. Xút
D. Nước cất.
Đáp án C
Sử dụng xút (NaOH) để hấp thụ NO2: 4NO2 + 4NaOH + O2 → 4NaNO3 +
2H2O
Câu 6: Trong các chất dưới đây, chất góp phần nhiều nhất vào sự hình
thành mưa axit là
A. Teflon (CFC)
B. CO2
C. SO2
D. ozon
Đáp án C
SO2 góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit
11


Ngồi ra cịn có NO2 cũng là ngun nhân gây mưa axit
Câu 7: Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào q trình
quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là
A. H2
B. CO2
C. N2
D. O2
Đáp án B
Gia tăng nồng độ khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Trong q trình quang hợp cây xanh hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2
xt, t
 C6H12O6 + 6O2

6CO2 + 6H2O   
Câu 8: Trong cơng nghệ xử lí khí thải do q trình hơ hấp của các nhà du hành
vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây?
A. Na2O2 rắn.
B. NaOH rắn.
C. KClO3 rắn.
D. Than hoạt tính.
Đáp án A
Khi thủy thủ thở ra CO 2 bị Na2O2 hấp thụ sinh ra O2 tiếp tục cung cấp cho
q trình hơ hấp: 2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2
Câu 9: CO2 khơng cháy và khơng duy trì sự cháy của nhiều chất nên được
dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO 2 không dùng để dập tắt đám cháy
nào dưới đây?
A. Đám cháy khí gas
B. Đám cháy do xăng, dầu
C. Đám cháy nhà cửa, quần áo
D. Đám cháy do magie hoặc nhôm
Đáp án D
Không dùng CO2 để dập tắt đám cháy do magie hoặc nhơm vì các kim loại
này có thể cháy trong khí CO2.
Cụ thể, xảy ra phản ứng:
t
2Mg + CO2   2MgO + C
t
4Al + 3CO2   2Al2O3 + 3C
C sinh ra tiếp tục cháy khiến cho đám cháy to hơn.
Câu 10: Cho các chất khí sau: NO 2, SO2, O2, CO. Số chất khí gây ơ nhiễm
mơi trường là
A. 4
B. 1

C. 2
D. 3
Đáp án D
Khí NO2 và SO2 là nguyên nhân gây mưa axit.
Khí CO là khí độc. Khi con người hít phải, khí này sẽ kết hợp với
hemoglonin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của
hemoglobin có thể gây tử vong.
Khí O2 khơng gây ơ nhiễm mơi trường, đóng vai trị quan trọng duy trì sự
sống và sự cháy.
2.3.2.2. Ô nhiễm trắng
“Ô nhiễm trắng” là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô
nhiễm do túi nilon gây ra cho mơi trường. Ơ nhiễm trắng xảy ra khi con người
xử lý túi nilon đã qua sử dụng không đúng cách, với hàng loạt hệ lụy khôn
lường…
Túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường
ngày gắn với thói quen cố hữu của khơng ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc,
12


tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt
ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị trung tâm thương mại lớn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... Như vậy
hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày.
Trước thách thức về tình trạng rác thải nhựa và túi nilon, thời gian qua,
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài ngun và Mơi trường phối hợp với các Bộ, ngành,
đồn thể và địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ
mơi trường nói chung, trong đó có rác thải nhựa nói riêng. Cùng với đó, công tác
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về những tác hại của thói quen
sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa và túi nilon được đẩy mạnh. Một số địa
phương, doanh nghiệp, cộng đồng đã có những mơ hình, sáng kiến, hành động

thiết thực để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng,
tái chế chất thải. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tăng cường
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt
đến năm 2020. Luật bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2022)
quy định phân loại rác từ hộ gia đình, cá nhân tại các địa phương thực hiện chậm
nhất đến ngày 31/12/2024 hay EPR - trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất
trong tái chế bao bì sản phẩm.
Các chủ đề có thể nghiên cứu:
- Cách phân loại xử lý túi nilon đã sử dụng
- Ô nhiễm trắng
- Sử dụng đồ dùng tái chế

13


Kinh nghiệm: túi bóng, vỏ chai nhựa... là những vật dụng sử dụng hằng
ngày và chiếm lượng rác thải rất lớn. Do việc tiêu huỷ đúng cách chưa được
quan tâm đúng mức, chủ yếu là đốt nên ảnh hưởng cả mơi trường khơng khí,
ngồi ra việc chơn lấp chưa có sự quy hoạch lâu dài nên ảnh hưởng nhiều đến
môi trường đất ở khu vực chôn lấp. Khi học sinh đi sâu tìm hiểu thì sẽ có được
cái nhìn tổng quát hơn nhiều về mối quan hệ giữa các loại ô nhiễm, đồng thời sẽ
tìm hiểu được nhiều phương pháp tái chế và chống ô nhiễm trắng qua các hoạt
động thu gom rác, trồng cây xanh...
Bài tập áp dụng sau chủ đề:
Câu 1: Các polime là rác thải gây ô nhiễm mơi trường là do chúng có tính
chất:
A. khơng bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có
polime khơng tan trong bất kì dung mơi nào.
B. nhẹ dễ cháy, khi cháy tạo ra khi cacbonic, nước và nitơ đioxit.
C. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện.

D. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, khi cháy
tạo ra khí cacbonic, nước và nitơ đioxit.
Đáp án A
Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng khơng bay hơi,
khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime khơng tan trong bất
kì dung mơi nào.
Câu 2: PVC có tính linh hoạt và khá cứng, chắc chắn nên được dùng nhiều
trong xây dựng như ống dẫn nước, chế tạo dây điện … Trong y tế, nhựa PVC
được sử dụng làm các dụng cụ như túi đựng máu, ống thơng...Có thể điều chế
chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2=CHCH2Cl B. CH3CH=CH2 C. CH2=CHCl
D. CH2=CH2
Đáp án C.
Monome tạo thành là CH2=CHCl
Câu 3: Stiren có thể gây ra các hiệu ứng hệ thần kinh nhẹ và có thể tiến
triển nặng hơn nếu phơi nhiễm nơi làm việc không được kiểm soát. Sự xuất hiện
của stiren trong thực phẩm chế biến có liên quan đến việc sử dụng bao bì, hộp
14


đựng hoặc vật liệu chuẩn bị được sản xuất từ stiren. Công thức phân tử của
stiren là
A. C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C8H10
Đáp án C.
Câu 4. Túi ni lông được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu
được sản xuất từ nhựa PE (Polyetilen) và nhựa PP (Polypropilen) có nguồn gốc
từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Có thể điều chế chất dẻo PE

bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau
A. CH2=CHCH2Cl B. CH3CH=CH2 C. CH2=CHCl
D. CH2=CH2
Đáp án D
Monome tạo thành là CH2=CH2
Câu 5. Túi ni lông được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu
được sản xuất từ nhựa PE (Polyetilen) và nhựa PP (Polypropilen) có nguồn gốc
từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Có thể điều chế chất dẻo PP
bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau
A. CH2=CHCH2Cl B. CH3CH=CH2 C. CH2=CHCl
D. CH2=CH2
Đáp án B
Monome tạo thành là CH3CH=CH2
2.3.2.3. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng
được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có
ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống,
nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong khơng khí. Nước bị ơ nhiễm nghĩa là
thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con
người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó
khắc phục mà phải phịng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay
con người vơ tình làm ơ nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các
nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức
khoan giếng, sau khi ngưng khơng sử dụng khơng bịt kín các lỗ khoan lại làm
cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí
nghiệp xả khói bụi cơng nghiệp vào khơng khí làm ơ nhiễm khơng khí, khi
trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ơ
nhiễm nguồn nước.

Các chủ đề có thể nghiên cứu:
- Cách sử dụng phân bón hố học đúng cách
- Tiêu huỷ vỏ thuốc trừ sâu đúng cách
- Bảo vệ biển và động vật biển

15


Kinh nghiệm: vỏ thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng sau khi phun
bị vút bừa bãi, túi bóng chơn lấp ở bãi biễn hoặc vứt xuống sông trôi về biển,
phân bón hố học bị sử dụng tràn lan q mức cần thiết... gây ảnh hưởng rất lớn
đến nguồ nước và các loài động vật sống trong nước. Đây là những vấn đề lâu
nay ít được quan tâm và sự ảnh hưởng đến cuộc sống âm thầm diễn ra trong một
thời gian dài nên có nhiều người chưa hiểu được bản chất nguồn gốc. Sau khi
học sinh tìm hiểu sẽ giúp các em có cách nhìn nhận đúng bản chất, thay đổi lối
sống và thói quen sinh hoạt và tuyên truyền với gia đình, bạn bè và người thân.
Điều này sẽ góp phần lớn thay đổi tư duy của những gia đình nơng nghiệp và
ngư nghiệp đời sống gắn liền với đồng ruộng và biển cả.
Bài tập áp dụng sau chủ đề
Câu 1: Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm
A. Nước ruộng chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón
16


B. Nước thải của nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như
Pb , Cd2+, Hg2+, Ni2+
C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh
D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc
tố như asen, sắt … quá mức cho phép.
Hướng dẫn giải

Đáp án D
Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố
như asen, sắt,… quá mức cho phép được coi là nước không bị ô nhiễm.
Câu 2: Tại những bãi đào vàng, nước sông và đất ven sơng thường bị
nhiễm một loại hóa chất độc X do thợ vàng sử dụng để tách vàng khỏi cát và tạp
chất. Chất X là một loại muối natri của axit nào sau đây?
A. HNO3
B. HCN
C. H2CO3
D. HCl
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Muối Xianua (CN-) được sử dụng để tách vàng và tạp chất, và có mặt trong
vỏ sắn.
→ Chất X là muối của axit HCN
Câu 3: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư,
thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy
có chứa khí nào sau đây?
A. H2S.
B. CO2.
C. NH3.
D. SO2.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Hiện tượng xuất hiện màu đen là do trong khí thải của nhà máy có H2S
H2S + Pb(NO3)2 → 2HNO3 + PbS↓(kết tủa đen không tan trong HNO3)
Câu 4: Chất độc hexacloran (tên đầy đủ là 1,2,3,4,5,6-hexaxiclohexan) có
hiệu lực trừ sâu mạnh, bị cấm sử dụng do khó phân hủy. Cơng thức của
hexacloran là
A. C6H12O6

B. CH3Cl
C. C6H6Cl6
D. C6H5Cl
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Chất độc hexacloran (tên đầy đủ là 1,2,3,4,5,6-hexaxiclohexan) thành phần
của “thuốc trừ sâu 666” có cơng thức phân tử là C6H6Cl6
Câu 5: Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm
lượng chất hữu cơ cao ở trạng thái lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải
này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi
nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng
A. Muối ăn
B. Phèn chua
C. amoniac
D. giấm ăn
Đáp án B
Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al 3+. Chính ion Al3+ này bị
thủy phân theo phương trình: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
2+

17


Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua
vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to
hơn, nặng và chìm xuống, làm trong nước.
2.3.3. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Khơng khí trong phịng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để
khử độc, có thể xịt vào khơng khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch NH3
C. Dung dịch H2SO4
D. Dung dịch NaCl
Đáp án B
Để loại bỏ khí clo ơ nhiểm trong phịng thí nghiệm, người ta có thể xịt
dung dịch NH3 vào khơng khí
2NH3 + 3Cl2 → 3N2 + 6HCl
NH3 + HCl → NH4Cl
Câu 2: Sau bài thực hành hoá học, trong một số dung dịch chất thải có
chứa các ion như: Cu2+, Cr3+ , Fe3+ , Pb2+ , Mn2+ ... Dùng chất nào sau đây để xử
lí sơ bộ dung dịch các chất thải trên ?
A. axit sunfuric
B. ancol etylic C. nước vôi trong dư D. axit axetic
Đáp án C
- Sử dụng dung dịch nước vôi trong dư làm kết tủa hết các ion kim loại
nặng dưới dạng hiđroxit kim loại, từ đó ta lọc bỏ kết tủa đi.
Mn+ + nOH- → M(OH)n 
- Sử dụng dung dịch nước vơi trong Ca(OH) 2 thay vì NaOH hoặc KOH do
Ca(OH)2 giá thành rẻ, dễ kiếm và dễ sử dụng.
Câu 3: Kim loại có trong nước thải (sản xuất pin, acquy,...), khí thải của xe
thường là:
A. Kẽm
B. crom
C. asen
D. chì
Đáp án D
Kim loại chì có trong nước thải (sản xuất pin, acquy,...) gây nguy hiểm cho
não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người.
Câu 4: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
không khí như sau:

(1) Do hoạt động của núi lửa.
(2) Do khí thải cơng nghiệp, khí thải sinh hoạt.
(3) Do khí thải từ các phương tiện giao thơng.
(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
(5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các
nguồn nước.
Trong những nhận định trên, các nhận định đúng là
A. (2), (3), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Đáp án B
(4) Trong quá trình quang hợp, cây xanh lấy CO 2 và sinh ra O2 → Khơng
làm ơ nhiễm khơng khí.
18



×