Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn một vài giải pháp tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy địa lý lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.72 KB, 11 trang )


PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua giảng dạy môn địa lý ở Trường phổ
thông cơ sở một vài năm, bản thân Tôi luôn tự
nhận thấy kiến thức Địa lý có tác dụng giúp các
em học tập tốt về kiến thức kinh tế - xã hội ở
những lớp trên, đồng thời đó là hiểu biết cần
thiết cho các em trong quá trình học tập và công
tác cuộc sống sau này. Vì vậy bản thân Tôi thấy
rằng: giúp các em có phương pháp và ý thức
nghiên cứu, tạo hứng thú đối với bộ môn là rất
cần thiết. Tôi mạnh dạn đưa ra một số sáng kiến
nhỏ, bởi vì hiểu biết về tự nhiên cũng chính là
nhằm phát triển bền vững, không những đảm
bảo về đời sống ngày càng cao của thế hệ ngày
nay. Mà còn giữ gìn, bảo vệ các nguồn tài
nguyên tài nguyên môi trường tự nhiên để trao
lại một cách tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Hơn
nữa chúng ta đang sống trong môi trường cả thế
1

giới đang phát triển và hội nhập, mặc dù đã hết
sức cố gắng, song do thời gian, tuổi nghề còn
non nớt, tư liệu còn thiếu nên sáng kiến của Tôi
không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
thế Tôi chân trọng những góp ý đến sự nâng cao
chất lượng của sáng kiến này.
2

PHẦN THỨ HAI


NỘI DUNG
a. Cơ sở khoa học.
Xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu của nhà
trường là đào tạo con người mới XHCN phục vụ
cho sự nghiệp cách mạng, xuất phát từ yêu cầu
giáo dục tư tưởng chính trị của môn học. Đặc
biệt là tạo được sự hứng thú trong môn học và
học sinh yêu tự nhiên đất nước và vấn đề chung
nóng bỏng của toàn cầu là " Bảo vệ môi trường
". Vậy những kiến thức Địa lý là một phần
không thể thiếu đối với tất cả các học sinh còn
đang ngồi trên ghế nhà trường và giúp cho các
em nhận định đúng về Địa lý tự nhiên là cơ sở
thực tế không thể thiếu của một công dân chân
chính.
b. Nội dung cụ thể.
Con người cần đào tạo là con người xã hội
chủ nghĩa. Qua nội dung các bài học Địa lý từ
3

lớp 6 đến lớp 9, học sinh sẽ nhận thức được
rằng: Tự nhiên trên thế giới không hoàn toàn
giống nhau, nếu các em không yêu thích môn
học các em sẽ bỏ qua… Vậy làm thế nào để yêu
môn Địa lý hơn ? Với những hứng thú của thiên
nhiên rất đa dạng nhưng trong đó hứng thú yêu
thích môn học, đây là một hoạt động trạng thái
đặc trưng, bởi khát vọng học tập cố gắng bằng
trí tuệ nghị lực trong quá trình lĩnh hội kiến
thức. Học sinh luôn sáng tạo ở mọi lĩnh vực, các

em sẽ thấy hứng thú qua điều Thầy Cô dạy. Đây
chính là nghệ thuật giảng dạy… các em không
chỉ dừng lại ở việc nhận thức bề ngoài của sự
vật hiện tượng mà còn hành động thông qua các
môn học khác. Qua bộ môn các em sẽ tìm ra
mối liên hệ có tính quy luật của bộ môn tự nhiên
và xã hội, qua đó các em sẽ ham học hơn, có
thái độ tích cực, tự giác học tập bộ môn, tự
4

nguyện khắc phục những khó khăn để biết vận
dụng vào thực tế.
Ví dụ: Qua chương trình Địa lý TN lớp 6 cơ
bản các em còn bỡ ngỡ vì vừa bước vào THCS,
các khái niệm về Địa lý rất trìu tượng đối với
các em nhưng đây là kiến thức đại cương để các
em vận dụng vào kiến thức sau này. Vậy ngoài
kênh hình, kênh chữ và thiết bị được cấp phát.
Giáo viên giảng dạy còn phải liên hệ thực tế.
Nhưng có những khái niệm lại xa vời với học
sinh nông thôn rất khó hiểu, có những khái niệm
lại không thực tế với học sinh thành thị. Vậy
Thầy Cô phải là người "Chèo đò" để học sinh
thấy được thực tế đó yêu thích môn học, rất và
rất nhiều học sinh hỏi "Tại sao ?" để trả lời được
Giáo viên phải mềm mại giải thích, đưa ra ví dụ
cụ thể.
* Đối với địa lý tự nhiên lớp 7: các em sẽ
được "Du lịch toàn cầu", khi đã nắm được
5


những khái niệm về: Diện tích, Vị trí địa lý, Địa
hình, Khí hậu, Sông ngòi và Động thực vật,…
các em sẽ so sánh được châu lục này với châu
lục khác, khu vực nào tài nguyên phức tạp hơn
và khu vực nào điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn,
các em sẽ cảm nhận được nhân dân lao động ở
những nước trên thế giới ngày nay cũng còn
nhiều khó khăn, họ đều mong muốn có được
cuộc sống ấm no hạnh phúc, … không bị quyền
áp bức bóc lột… Thông cảm với mọi nguyện
vọng đó các em sẽ đồng tình với cuộc sống đấu
tranh gian khổ của nhân dân trên Thế giới. Để
có được quyền dân chủ, tự do đoàn kết không
phân biệt màu da, chủng tộc…
Chương trình Địa lý tự nhiên còn đề cập đến
nhiều vấn đề.
VD: Địa lý TN lớp 8 :
* Giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH.
6

+. Học sinh nhận thức được " Việt Nam
rừng vàng , biển bạc", nói như vậy ta hình dung
được tiềm năng để phát triển kinh tế đất nước ta
phần lớn là tự nhiên.
+. Từ xa xưa nhân dân Việt Nam có truyền
thống yêu nước nồng nàn gắn liền với lòng căm
thù giặc sâu sắc… trải qua một thời kỳ dài trong
lịch sử biết bao con người Việt Nam đã hy sinh
anh dũng cho sự trường tồn của vận mệnh dân

tộc. Điều đó đã ẩn sâu và mãi mãi đọng lại trong
mỗi trái tim con người Việt Nam.
+. Tự nhiên ban tặng cho ta những gì ta phải
quý trọng, gìn giữ xứng danh là của dân và do
dân.
* Giáo dục ý thức trách nhiệm, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
- Luôn khắc sâu trong tâm trí các em lời Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: "Hãy cố gắng học
7

tập và lao động một cách tích cực và cải tạo tự
nhiên một cách đúng đắn".
- Giáo dục ý thức xây dựng đất nước, xây
dựng CNXH xứng đáng và tự hào con cháu Lạc
hồng.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, một nguồn
tài nguyên giàu có nhưng không phải là vô
tận…
- Chính vì vậy phải có ý thức bảo vệ, khai
thác một cách hợp lý, đúng mục đích tài nguyên
thiên nhiên.
c. Hiệu quả của kinh nghiệm.
Kết quả qua việc "Vận dụng tạo sự hứng thú
giúp học sinh yêu thích môn học Địa lý tự
nhiên". được áp dụng ở khối lớp 6 và khối lớp 7.
Trường THCS Nhân Nghĩa qua chương trình đã
thu dược kết quả như sau:
Tổng số: Khối 6 = 66 học sinh.
+. Giỏi : 20%.

8

+. Khá : 38%.
+. TB : 38%.
+. Yếu : 4%.
+. Kém: không có.
- Tổng số: Khối 7 = 61 học sinh.
+. Giỏi : 25%.
+. Khá : 43%.
+. TB : 32%.
+. Yếu: không có.
9

PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Bằng những biện pháp và giải pháp trong
việc giảng dạy và giáo dục ý thức học sinh trong
việc gây hứng thú đối với môn học, luôn tồn tại
trong mỗi con người và tương lai sau này. Bằng
phương pháp quan sát gợi mở sáng tạo của bộ
môn, đây là vấn đề vô cùng quan trọng và cần
thiết. Chắc chắn rằng kinh nghiệm của Tôi cũng
còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý
kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để
kinh nghiệm của Tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
ngày 20 tháng 5 năm 2008.
10



Người viết



11

×